You are on page 1of 1

Cam, quýt

Lá, hoa, quả, hạt của cam quýt đều có thể dùng làm thuốc. Quả có
công dụng kiện tỳ hòa vị, ấm phổi trị ho, ấm bổ cơ thể, bổ mà
không ngấy, ăn vào sẽ tiết ra nước bọt, phù hợp với người bệnh cơ
thể yếu, khó thở, bị nhiễm lạnh, ngực và bụng chướng, kém ăn.

Lá quýt, hoa quýt và hạt có tác dụng hoạt huyết kết tán, giảm
sưng đau. Vỏ quýt còn gọi là trần bì, có giá trị làm thuốc như kiện
tỳ, thông khí, hóa trung, tiêu đờm, chống nôn mửa, hút ấm.

Giảm đau bụng khi mang thai do khí uất: Trần bì 3g, mộc hương
3g, thịt lơn nạc 200g. Trước tiên nghiền nhỏ trần bì và mộc hương
để sẵn. Làm nóng nồi, cho ít đầu ăn vào, cho thịt lợn vào đảo qua,
đổ nước vừa phải để đun. Khi nước sôi, cho trần bì và mộc hương
đã nghiền nhỏ, muối vào đảo đều, ăn thịt và nước canh.

Trị chứng nôn mửa: Vỏ quýt phơi khô 3-5g, nghiền nhỏ thành
bột, Cho gạo tẻ lượng vừa đủ vào nồi đất nấu thành cháo. Sau đó,
cho vỏ quýt đun một lát, đợi cháo chín tắt bếp. Hằng ngày, vào lúc
sáng và tối hâm nóng lên uống trong 5 ngày.

Ngoài ra, trần bì phơi khô có công dụng hạ khí, hòa trung, tiêu
đờm, giã rượu. Trần bì tươi pha uống cùng với đường hoặc ngâm
uống với trà có tác dụng thông khí giảm trương, tạo nước bọt,
nhuận họng, thanh nhiệt, giảm ho. Ngâm trần bì một tháng trong
rượu, rượu không những đậm ngon mà còn thanh phế tiêu đờm.

You might also like