You are on page 1of 1

Cây Đào

Không biết từ bao giờ đối với người Việt, hoa đào đã trở thành loại hoa báo hiệu mùa
xuân về. Còn đối với các gia đình miền Bắc, hoa đào là biểu tượng của ngày Tết, của
sự sum vầy. Ngoài là cây cảnh, theo Đông y tất cả các bộ phận của cây đào đều có tác
dụng chữa bệnh.

- Hoa đào: Có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, chống co thắt. Hoa đào nấu với gạo tẻ,
mật ong, đường thành cháo có tác dụng hoạt huyết, chữa đại tiện bí kết.

- Nụ đào: Lấy 250gr nụ đào gần nở, phơi khô trong bóng râm, ngâm với 1 lít rượu
trắng và 30gr bạch chỉ trong vòng 1 tháng, mỗi tối uống khoảng 30ml và xoa một ít
rượu trong lòng bàn tay và trà sát khắp mặt. Khoảng 1 tháng sau, những nốt sạm đen
trên mặt sẽ biến mất, da mặt sẽ mịn màng và trắng hồng.

- Trái đào: Trái đào gọt vỏ, hấp cách thủy với đường phèn có tác dụng chữa mệt mỏi,
ho hen.

- Nhân hạt đào: Có tác dụng ức chế đông máu, chống dị ứng, ho hen, chống viêm, bế
kinh, ứ huyết sau khi sinh, bí đại tiểu tiện, điều trị cho phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố
trong thời kì mãn kinh.

Lấy 100gr nấu cháo cùng 30gr nhân hạt đào giã nhỏ, có tác dụng chữa chứng khó thở,
hen xuyễn.

- Lá đào: Nấu nước lá đào tắm sẽ chữa được ghẻ lở, ngứa.

- Rễ: Sắc rễ đào uống có tác dụng chống chảy máu cam, bế kinh, trĩ.

You might also like