You are on page 1of 18

'Chậm gia nhập WTO không phải lỗi của VN'

Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã khẳng định như vậy khi trao đổi với báo giới về tiến trình
đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của VN. Theo đó, VN cố gắng tối
đa, nhưng không trả mọi giá và không thể chấp nhận những việc có khả năng làm đổ vỡ nền
kinh tế.

- Xin Phó thủ tướng cho biết, việc chậm gia nhập WTO gây ra những
khó khăn gì cho các ngành kinh tế của ta trong thời gian tới?

- Khó khăn lớn nhất là càng muộn thì yêu cầu càng cao. Nếu vòng
đàm phán Doha đạt được thỏa thuận thì tiêu chuẩn gia nhập sẽ ngày
càng căng hơn đối với mình. Điều đó nghĩa là sẽ có những điều kiện
đòi hỏi mình mở cửa rộng hơn, sâu hơn. Khó khăn thứ hai, các đối tác
nước ngoài đang hào hứng làm ăn với một nước VN trước ngưỡng
cửa gia nhập WTO có thể sẽ phải cân nhắc thêm. Nhưng tôi không
Phó thủ tướng Vũ nghĩ cái đó là quyết định. Dù sao chăng nữa, vào hay không vào
Khoan. Ảnh: Anh Tuấn
WTO thì chúng ta cũng đang cải thiện môi trường đầu tư. Việc Quốc
hội đang thảo luận đã cho thấy hướng đó. Còn bảo thị trường bị ảnh hưởng ngay thì
không phải. Thị trường có mở rộng được hay không, vào WTO chỉ là một nhân tố chứ
không phải là tất cả.

- Nếu xét từng ngành, cụ thể ví dụ như ngành dệt may sẽ bị ảnh hưởng lớn?

- Tất nhiên chưa vào WTO vẫn phải chịu hạn ngạch thì đó là trở ngại nhất định cho ngành
dệt may. Nhưng thí điểm vừa rồi, EU đã bỏ quota rồi mà ta không tăng xuất khẩu được
bao nhiêu. Qua đấy cho thấy quota có hay không chỉ là một nhân tố chứ không phải quyết
định hết. Nhân tố chủ yếu là khả năng cạnh tranh, chất lượng hàng hóa của mình.

- Thưa Phó thủ tướng, vướng mắc của ta trong việc gia nhập WTO là gì và Chính phủ sẽ
chỉ đạo các bộ, ngành chuẩn bị thế nào để giải quyết các vướng mắc còn lại?

- Vướng mắc chính là với một số đối tác còn lại. Với Australia, tuần vừa rồi chúng ta đã
tiến đến một bước rất thực chất, cơ bản. Tôi nghĩ giữa ta với Australia chắc chỉ còn một
khoảng cách rất nhỏ. Chúng tôi đang cố gắng phấn đấu để sớm kết thúc được. Còn tuần
này sẽ đàm phán với New Zealand. Vừa rồi với New Zealand có vấn đề là họ thay đổi
Chính phủ, thành ra lại phải đàm phán thêm. Tuần này, bạn đã nhận đàm phán, có tín hiệu
bạn cũng muốn kết thúc sớm.

Với Mỹ là khó hơn cả, vì họ đặt ra những yêu cầu khá cao. Nhưng cũng có những tín
hiệu là họ muốn tiến hành vòng đàm phán mới và thúc đẩy đàm phán. Như thế là tín hiệu
tốt. Chính phủ đang chỉ đạo có bản chào cải thiện hơn nữa để tiến gần hơn tới những đòi
hỏi của Mỹ. Dĩ nhiên quá trình đàm phán còn phụ thuộc vào phía đối tác, nhưng chúng ta
quyết tâm thúc đẩy tiếp. Cho nên dù có vào WTO hay không vào cuối năm nay cũng phải
thúc đẩy lên để hoàn tất với những đối tác còn lại.
- Nhà đầu tư và tổ chức nước ngoài đều cho rằng năm nay mình chưa vào được WTO.
Quan điểm của Phó thủ tướng như thế nào ?

- Năm nay, giả dụ chưa vào được, không phải lỗi tại ta. Không phải vì tôi là người VN
nên nói thế. Chúng ta cố gắng tối đa nhưng không phải bằng mọi giá. Chúng ta không thể
chấp nhận những cái chúng ta không làm được. Chúng ta không thể chấp nhận những
điều có khả năng làm đổ vỡ nền kinh tế của ta. Chúng ta chỉ chấp nhận những cam kết mà
chúng ta có thể thực thi được. Cho nên, nếu chỉ vì thời hạn tháng này, tháng nọ thì chúng
ta không làm.

- Nếu không năm nay thì VN hướng tới mục tiêu bao giờ mới gia nhập WTO?

- Bây giờ chúng tôi nghĩ là không đặt ra mục tiêu ngày, tháng nữa. Bao giờ đáp ứng được
điều kiện của ta thì ta vào, càng sớm càng hay.

- Có phải chiến thuật đàm phán của ta sai lầm, ví dụ các nước thường đàm phán với Mỹ
xong trước, còn các nước sau sẽ ngả theo. Còn chúng ta làm ngược lại ?

- Cái đó không phải do mình quyết định. Đàm phán với một nước đã mỏi mệt, với 28
nước càng không dễ. Khi mình muốn đàm phán thì anh này lại bận, anh kia lại bảo tôi
không có thì giờ. Làm sao ta chủ động được chuyện đó. Chúng ta phải lựa theo tình
huống mà xử lý chứ không phải chúng ta không biết vị trí của Mỹ trong nền kinh tế thế
giới thế nào.

(Theo Thanh Niên)

EC chuẩn bị áp thuế phá giá với giày dép Trung Quốc


Thời báo Tài chính vừa đăng tải thông tin cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị
áp thuế chống bán phá giá với giày da và giày bảo hộ lao động nhập khẩu từ Trung Quốc
sau hơn 5 tháng điều tra.

Một quan chức của EU tại Brussels, Bỉ, cho biết, sau
khi chuyên gia của EU điều tra tại các xưởng sản xuất
giày dép của châu Á và khảo sát nhiều khu vực bán
giày dép tại EU, họ đã có bằng chứng về việc bán phá
giá của Trung Quốc. Dự kiến trong tháng 12, Cao ủy
Thuơng mại EU Peter Mandelson sẽ tuyên bố các biện
pháp trừng phạt đối với giày dép của nước này.

Dự kiến tháng 12, EC sẽ quyết định biện Việc làm trên của EU, theo giới phân tích, có thể sẽ tác
pháp trừng phạt với giày dép Trung
Quốc. động đến cả ngành công nghiệp giày da của VN và giày
bảo hộ lao động của Ấn Độ - loại giày chủ yếu được
dùng trong ngành xây dựng.
Tháng 5 vừa qua, các quốc gia sản xuất dày dép của EU bao gồm Italy, Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu Uỷ ban châu Âu (EC) phải hạn chế số lượng
nhập khẩu giày dép - đặc biệt là giày da và giày bảo hộ lao động từ Trung Quốc. Hiệp hội
giày dép của Italy cho biết, nhập khẩu giày da từ Trung Quốc đã tăng tới 900% trong
vòng 5 tháng đầu năm nay.

Các số liệu của EU cho biết, kim ngạch nhập khẩu giày da từ Trung Quốc đã tăng khoảng
700% trong năm nay. Trong khi đó, giá của 6 chủng loại giày da và giày vải xuất khẩu
của Trung Quốc sang thị trường này lại giảm 28%.

K.G. (theo AFP)

WTO bật đèn xanh cho việc kết nạp Ảrập Xêút
Tuần qua, quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới đã nhận được sự đồng thuận của
hầu hết các đối tác thương mại chủ chốt liên quan tới việc trở thành thành viên chính thức
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào giữa tháng 12 năm nay.

Ban Công tác về vấn đề Ảrập Xêút đã gặp nhau trong phiên họp
không chính thức vào thứ sáu tuần trước và nhất trí thông qua bộ tài
liệu mà nước này mới đệ trình. Dự kiến phiên họp của đại hội đồng
sẽ diễn ra vào 11/11 nhằm biểu quyết thông qua việc chính thức kết
nạp Ảrập Xêút là thành viên thứ 149 của WTO.

Tân Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy đã đánh giá cao kết luận cuối
cùng của Ban Công tác và coi đây như một thời khắc lịch sử. Còn
Bộ trưởng Thương mại Ảrập Xêút Hashim A.Yamani xem đó là
thắng lợi quan trọng mà nước mình đã giành được sau hơn một thập
kỷ đàm phán gia nhập sân chơi thương mại toàn cầu.
Vào WTO, thương mại
của Ảrập Xêút sẽ mở Trong phiên họp tới đây, nếu đại hội đồng bỏ phiếu chấp thuận, Ảrập
rộng hơn. Ảnh:
Washington Post. Xêút có thể tham gia Hội nghị Bộ trưởng WTO ở Hong Kong tháng
12 năm nay với tư cách một thành viên đầy đủ. Sự kiện này cũng mở
ra cơ hội để một nền kinh tế bảo hộ lâu đời song cũng rất phát triển hội nhập với thế giới
bên ngoài, một điều mà không phải ai trong thế giới những người Hồi giáo có thể dễ dàng
chấp nhận.

Theo các chuyên gia, gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho Ảrập Xêút thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, giúp đa dạng hóa nền kinh tế lâu nay vẫn lệ thuộc vào dầu lửa và mang lại cơ
hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong ngành công nghiệp
hóa dầu.

Tuy nhiên, ngay trong lòng Ả rập Xê út vẫn còn hai luồng quan điểm trái ngược nhau về
việc gia nhập WTO. Những người phản đối thì cho rằng các nguyên tắc tự do thương mại
trong WTO sẽ hạn chế quyền cấm nhập khẩu hàng hóa thuộc dạng cấm kỵ theo luật Hồi
giáo, trong đó có cả thịt lợn, rượu và các loại sách báo khiêu dâm.
Tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Ảrập Xêút:

- Nộp đơn gia nhập: 13/6/1993

- Ban Công tác về vấn đề Ả rập Xê út gia nhập WTO được thành lập
vào 21/7/1993

- Từ khi nộp đơn gia nhập, đã trải qua 12 phiên họp đa phương với
Ban Công tác. Phiên cuối cùng diễn ra vào 16/6/2004

- Dự thảo báo cáo của Ban Công tác được xem xét lần đầu vào
tháng 1/2000 và lần thứ hai (cũng là lần cuối) vào 2/6/2004.

Theo thông lệ, một đất nước muốn gia nhập WTO, trước hết phải
cung cấp các bản chào về mở cửa thị trường cho những đối tác
thương mại chính có yêu cầu đàm phán, trong đó bao gồm những
cam kết cắt giảm thuế quan. Những cam kết song phương với từng
thành viên, sau này, sẽ được áp dụng rộng rãi cho tất cả các nước
thành viên trong WTO. Ứng cử viên cũng phải thể hiện những cam
kết đó trong luật pháp nước mình và cam kết hệ thống luật pháp về
thương mại của mình phải phù hợp với các nguyên tắc trong WTO.
Đây được xem như bước cuối cùng để trở thành thành viên chính
thức.

Song Linh tổng hợp

EU đề xuất mức cắt giảm thuế quan mới


Ngày 29/10, liên minh châu Âu (EU) tuyên bố giảm 35-60% thuế quan trung bình đối với
hàng nông sản. Đây sẽ là mức cắt giảm mạnh nhất từ trước đến nay, nhằm thực hiện cam
kết phá vỡ thế bế tắc trong các vòng đàm phán thương mại tự do của Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO).

EU cũng cho biết sẽ dỡ bỏ tất cả những trợ cấp đối với nông sản xuất
khẩu nếu các đối tác thương mại cũng có hành động tương tự tại cuộc
họp Bộ trưởng WTO giữa tháng 12 tới tại Hong Kong. Tuy nhiên, EU
không đưa ra thời điểm cụ thể sẽ thực hiện các cam kết này.

Đề xuất của EU là một bước để minh chứng cho cam kết trước đó của
khối này trước đây về việc cắt giảm 50% thuế đánh vào những mặt
hàng được bảo hộ nhiều nhất. EU cũng sẽ cắt giảm thuế đối với
những sản phẩm nhạy cảm bao gồm thịt bò, thịt gà và đường, song
Cao uỷ Thương mại EU EU không nói rõ sẽ cắt giảm bao nhiêu phần trăm.
Peter Mandelson.

Tuy nhiên, đề xuất mới của EU vẫn không làm Mỹ hài lòng bởi Mỹ cho rằng mức giảm
này vẫn thấp hơn rất nhiều so với mong muốn của các quốc gia khác và có thể tạo ra
những "kẽ hở".
Đại diện Thương mại Mỹ Rob Portman cho rằng, ông hiểu Cao uỷ Thương mại EU Peter
Mandelson đã phải chịu nhiều áp lực từ một số nước thành viên. Tuy nhiên, ông cũng cho
biết, phía Mỹ cũng phải chịu những áp lực tương tự.

Sau động thái trên của EU, Pháp phản ứng rất dè dặt. Trước đó, ngày 27/10, Tổng thống
Pháp Jacques Chirac tuyên bố sẽ phủ quyết bất kỳ thoả thuận thương mại nào mà phải
nhượng bộ quá nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp. Tổng thống cho rằng, nông nghiệp là
một lĩnh vực nhạy cảm, có liên quan đến hàng triệu nông dân nước này và Pháp không
muốn nhượng bộ thêm nữa.

K.G. (theo AP

Các vụ điều tra bán phá giá trong WTO đang ít đi


Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vừa công bố báo cáo cho biết, 6 tháng đầu năm nay, số
lượng các vụ điều tra bán phá giá mới đã giảm đáng kể. Việc phải sử dụng tới các biện pháp
chống bán phá giá cuối cùng cũng ngày càng ít đi.

Trong báo cáo của mình, các chuyên gia phụ trách lĩnh vực này của WTO cho biết, trong
thời gian từ tháng 1 đến tháng 6, chỉ có 96 vụ điều tra bán phá giá mới tại 15 nước thành
viên - thấp hơn nhiều so với con số 106 vụ của cùng kỳ năm ngoái.

Trong số này, Hàn Quốc là quốc gia có nhiều vụ điều tra bán phá giá nhất, 17 vụ. Tiếp
sau đó là Liên minh châu Âu (EU), 15 vụ và Ấn Độ 13 vụ.

Cũng trong khoảng thời gian này, tổng cộng chỉ có 12 thành viên WTO phải áp dụng 53
biện pháp chống bán phá giá cuối cùng so với con số 58 của thời kỳ tháng 1 đến tháng 6
năm 2004. Trong đó, Mỹ là nước áp dụng biện pháp này nhiều nhất.

K.G. (theo People Daily Online)

Ký thoả thuận WTO với Paragoay


VN vừa ký thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương với Paraguay về gia nhập WTO.
Sau Paragoay, Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán song phương với 4 đối tác châu Mỹ còn lại
gồm Cộng hòa Dominica, Hondurat, Mexico và Mỹ.

Lễ ký kết giữa Đại sứ Ngô Quang Xuân, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên
Hợp Quốc và Đại sứ Rigôbéctô Guatô Viênman, Trưởng Phái đoàn đại diện Paragoay tại
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) diễn ra ngày 27/9, tại Geneva, Thụy Sỹ.

(Theo TTXVN)

EC hỗ trợ VN thực hiện các cam kết WTO


Ngày 26/9, dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên giai đoạn II (MUTRAP II) của Uỷ ban châu
Âu (EC) dành cho VN đã chính thức ra mắt tại Hà Nội. Dự án có trị giá 5.350.000 euro với
mục tiêu hỗ trợ các bộ, ngành VN thực hiện các cam kết WTO, thích ứng với sự cạnh tranh
mới.

Trước đó, vào tháng 10/2004, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM 5), EC và
Chính phủ VN đã ký hiệp định tài chính cho MUTRAP II này.

MUTRAP II tập trung hỗ trợ VN với các vấn đề "hậu WTO", bao gồm: Triển khai các
cam kết WTO; giúp VN khai thác một cách đầy đủ các lợi ích từ việc gia nhập WTO; đối
phó với những tác động hội nhập đối với nền kinh tế trong nước, đặc biệt là các tác động
đối với sản xuất nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo và chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp.
MUTRAP II sẽ được triển khai từ năm 2005 đến 2008.

Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP) là một trong những chương trình hỗ trợ kỹ
thuật thương mại đầu tiên của EC ở VN. Khởi động từ năm 1998, chương trình đã hỗ trợ
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của VN trong suốt 7 năm qua với các giai đoạn: Chuẩn
bị (1998-1999), MUTRAP I (1001-2003), Giai đoạn kéo dài và bắc cầu (2003-2004) và
hiện nay là MUTRAP II.

K.G.

Thứ sáu, 23/9/2005, 10:16 GMT+7

Đàm phán WTO Việt - Mỹ còn gian nan


Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Marine cho biết, Mỹ vẫn đang nỗ lực thúc đẩy các vòng
đàm phán song phương về việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của VN. Tuy
nhiên, ông cũng thừa nhận, hai bên còn một khối lượng công việc rất lớn phải giải quyết để
có thể kết thúc đàm phán.

Đại sứ cho biết, về vấn đề thuế quan, Mỹ và Việt Nam đã hoàn tất
đàm phán đối với hàng nghìn dòng thuế. Trong lĩnh vực dịch vụ, hai
bên cũng đã thu hẹp được khoảng cách trong dịch vụ viễn thông, tài
chính, năng lượng; các lĩnh vực đàm phán đa phương như việc cấp
giấy phép nhập khẩu, giấy phép mậu dịch, các doanh nghiệp nhà
nước, vấn đề trợ giá và nền kinh tế phi thị trường. Hiện nay, hai bên
đang thảo luận những vấn đề khó khăn nhất nhằm thu hẹp khoảng
cách còn lại.

Tại phiên đa phương 10 vừa qua ở Geneva, Thuỵ Sỹ, Mỹ vẫn tỏ ra là


Đại sứ Michael Marine.
đối tác đàm phán khó khăn nhất của Việt Nam và đưa ra nhiều yêu
cầu mới. Trước vấn đề này, Đại sứ Michael Marine cho rằng, Mỹ luôn ủng hộ VN sớm
gia nhập WTO, song hiện còn một khối lượng rất lớn công việc phải giải quyết. Thêm
vào đó, ông cho biết, đàm phán song phương giữa Mỹ và Việt Nam có kết thúc sớm hay
không cũng còn phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của Quốc hội Việt Nam trong việc thông
qua các văn bản pháp luật phù hợp với luật pháp WTO.
Ngoài ra, khi các bước cơ bản đã hoàn tất, phía Mỹ cũng phải đệ trình cả gói vấn đề gồm
kết quả đàm phán đa phương, song phương, báo cáo của nhóm chuyên viên, ý kiến của
các ngành công nghiệp Mỹ lên Quốc hội Mỹ để bỏ phiếu thông qua việc cho Việt Nam
được hưởng tư cách quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Mỹ. Mà công việc
này, theo Đại sứ Michael Marine, chưa có dấu hiệu sẽ đạt được trong năm 2005 vì Quốc
hội Mỹ cũng có nhiều việc khác phải giải quyết.

Khác với những phiên trước, phiên đa phương 10 vừa qua, phía Việt Nam không
nhắc lại mục tiêu trước đây liên quan tới việc gia nhập WTO ngay tại thời điểm diễn
ra hội nghị Bộ trưởng Hong Kong tháng 12 năm nay,
mà chỉ đơn giản cho biết mong muốn sớm kết thúc quá Tại phiên đa phương 10, Thứ
trình đàm phán. Trong diễn văn của mình tại buổi làm trưởng Lương Văn Tự cho biết:
"Chúng tôi đã kết thúc đàm phán
việc, trưởng đoàn đàm phán Việt Nam, Thứ trưởng
song phương với Argentina,
Thương mại Lương Văn Tự tỏ ý thúc giục một số thành Brazil, Bulgaria, Canada, Chile,
viên WTO linh động hơn nữa để có thể đi đến kết thúc Trung Quốc, Đài Loan, Colombia,
đàm phán song phương. Cuba, EU, El Salvador, Iceland,
Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Nauy, Paraguay, Singapore, Thụy
Thứ trưởng nêu rõ: “Chúng tôi nhấn mạnh mong muốn
Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Uruguay.
các nước thành viên không nên gây thêm áp lực đối với Chúng tôi cũng đã đạt được
Việt Nam trong việc chấp nhận các điều kiện WTO + những bước tiến đáng kể trong
hoặc nâng cao các tiêu chuẩn vốn đã quá cao đối với đàm phán với các đối tác
điều kiện nền kinh tế Việt Nam. Nhân dịp này, tôi thiết Australia, Honduras, Cộng hòa
Dominica, Mexico, New Zealand
tha đề nghị các thành viên còn lại (Mỹ, Australia, New
và Mỹ. Một số đối tác trong những
Zealand, Mexico, Honduras và Cộng hòa Dominican) nước còn lại chúng tôi cũng đã
xem xét tới khó khăn của Việt Nam, từ đó có những yêu đàm phán đến giai đoạn cuối
cầu linh hoạt hơn nhằm có thể sớm kết thúc các cuộc cùng”.
thương lượng song phương”.

Các nước ASEAN, Cuba và Ấn Độ cũng yêu cầu các nước thành viên không nên có
những đòi hỏi thái quá với Việt Nam. Tuy nhiên, một số đối tác song phương cho rằng
vẫn còn một khoảng cách nhất định và họ phải cân nhắc những lợi ích quan trọng của
mình mà cho đến nay vẫn chưa được phía Việt Nam đáp ứng.

Tại phiên đa phương này, phía Việt Nam cũng đã đệ trình một số tài liệu để ban công tác
xem xét, trong đó có bản trả lời các câu hỏi bổ sung liên quan tới nhiều lĩnh vực mà các
thành viên quan tâm, cập nhật thông tin về việc thực thi Hiệp định Trị giá Hải quan, trình
bày chi tiết về những luật mới ban hành hoặc mới sửa đổi. Những vấn đề như cấp phép
nhập khẩu, hỗ trợ nội địa với nông sản cũng được đề cập tại buổi làm việc này.

Thời điểm diễn ra phiên họp đa phương tiếp theo vẫn chưa được ấn định chính thức. Tuy
nhiên riêng đối với Mỹ, trong hai tuần tới, hai bên sẽ xác định thời điểm tiến hành phiên
họp song phương tiếp theo.

Nguyên văn phát biểu của Thứ trưởng Lương Văn Tự.
Song Linh - Hà Vy
Thứ hai, 19/9/2005, 18:02 GMT+7

Mỹ vẫn là đối tác đàm phán WTO khó khăn của VN


Tại phiên đàm phán đa phương chính thức thứ 10 của VN vừa qua ở Thuỵ Sỹ, các nước
ASEAN, Ấn Độ và nhiều quốc gia đang phát triển khác đánh giá cao sự chuẩn bị của VN
trong việc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Mỹ tiếp tục đưa ra
nhiều câu hỏi và vẫn là đối tác khó nhất của VN.

Mở đầu phiên đàm phán, Thứ trưởng Lương Văn Tự cho biết, VN đã hoàn tất đàm phán
song phương với 21 đối tác, trong đó đối tác thứ 21 là Paragoay mới chỉ vừa kết thúc đàm
phán với VN một ngày trước phiên đa phương này.

Các đối tác tham dự phiên đa phương lần này, đặc biệt là các nước ASEAN, Ấn Độ và
các nước đang phát triển đánh giá rất cao sự chuẩn bị của VN. Chỉ riêng nước Mỹ tiếp tục
đặt ra nhiều câu hỏi và vẫn chứng tỏ là đối tác khó khăn nhất của VN tính đến thời điểm
này. Phía Mỹ cho rằng, tuy chưa phải là thành viên của WTO nhưng VN giờ đây đã là
nước xuất khẩu đứng thứ 28 trên thế giới. Điều này đã thể hiện việc Mỹ coi trọng đàm
phán với VN.

Đến cuối phiên đàm phán, ông Eirich Glenne, Chủ tịch Ban công tác gia nhập WTO của
VN kết luận, VN đã có những nỗ lực lớn trong cải tổ hệ thống pháp luật trong nước cho
phù hợp với các quy định của WTO, đặc biệt là những nỗ lực của VN trong đàm phán
song phương. Chỉ tính riêng trong năm 2005, VN đã kết thúc đàm phán với 16 đối tác,
trong đó có những đối tác rất quan trọng như Trung Quốc và Nhật Bản.

Ông Eirich Glenne cho biết, ông chưa biết chắc được là phiên đa phương lần thứ 11 sẽ
được tổ chức vào thời điểm nào bởi phụ thuộc phần lớn vào đàm phán song phương của
VN với Mỹ.

Theo thông tin từ đoàn đàm phán VN, phiên đàm phán thứ 11 sẽ được tổ chức trong 6
tuần tới và có thể sẽ là phiên đa phương cuối cùng trong suốt 11 năm đàm phán gia nhập
WTO của VN.

(Theo Thương Mại)


Thứ năm, 15/9/2005, 11:36 GMT+7

Sáng nay bắt đầu phiên đa phương 10


Tại Geneva Thuỵ Sỹ, hôm nay đoàn đàm phán Việt Nam đang
tiến hành phiên đàm phán đa phương chính thức thứ 10 về việc
gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây được xem
là phiên có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ tiến trình gia
nhập của Việt Nam.

Bên lề phiên đa phương này, Việt Nam cũng dự kiến tiến hành
các phiên song phương với các đối tác có yêu cầu.

Tính đến nay VN đã kết thúc


đàm phán song phương với gần
20 đối tác.
Phiên thứ 10 lần này sẽ tiếp tục tập trung vào một số vấn đề về chính sách thương mại,
quyền thương mại, chính sách về thuế quan, hạn ngạch của Việt Nam sau khi gia nhập
WTO trên cơ sở trả lời các câu hỏi của bản dự thảo báo cáo của Ban công tác WTO.

Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam mới đây, quan chức phụ trách Kinh tế Đài
Loan Ho Mei-yueh và đại diện của phía Việt Nam đã ký thoả thuận về việc kết thúc đàm
phán WTO giữa Việt Nam và Đài Loan.

Như vậy, đến nay Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phương với gần 20 đối tác, trong
đó đã hoàn tất quá trình thương thuyết với tất cả các đối tác ở châu Á và hầu hết các đối
tác ở châu Âu.

H.V
Mỹ, EU cam kết thúc đẩy đàm phán thương mại tự do
Đại diện Thương mại Mỹ Rob Portman và Cao uỷ Thương mại Liên minh châu Âu (EU)
hôm qua đã cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc dỡ bỏ dần những rào cản cho nông sản,
phá vỡ sự bế tắc của các vòng đàm phán về tự do thương mại của Tổ chức thương mại thế
giới (WTO).

Ông Mandelson và Portman cho rằng, nông nghiêp là lĩnh vực quan
trọng nhất mà Mỹ, EU và các nước thành viên WTO còn lại khác phải
quan tâm. Hai ông đã thảo luận về một đề xuất được nhóm các quốc
gia đang phát triển đưa ra tại cuộc họp ở Dalian của Trung Quốc
tháng 7 vừa qua.

Nội dung của bản đề nghị này tập trung chủ yếu vào vấn đề nông
nghiệp và chia các nước thành 5 nhóm. Mỗi nhóm sẽ có một mục tiêu
là phải giảm thuế đối với nông sản nhập khẩu. Đây là một trong
Tổng thống Mỹ George những biện pháp để đạt được thoả thuận về dỡ bỏ các rào cản thương
W. Bush.
mại đối với hàng nông sản - mục tiêu quan trọng nhất của vòng đàm
phán thương mại tự do Doha.

Trong cuộc họp thượng đỉnh của Liên hợp quốc mới đây, Tổng thống Mỹ George W.
Bush đã cam kết sẽ xoá bỏ tất cả những rào cản thương mại nếu các quốc gia khác cũng
hành động tương tự.

Portman cho biết, ông và Cao uỷ thương mại EU Mandelson đã nhất trí sẽ tiến hành các
cuộc thảo luận ở mức sâu rộng hơn về vấn đề này để kịp Hội nghị Bộ trưởng WTO tại
Hong Kong tháng 12 tới.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, Mỹ và EU đang ở trong tình trạng dò xét, chờ đợi lẫn
nhau. Mỹ ra sức kêu gọi EU ra tay trước trong việc dỡ bỏ trợ cấp nông sản, hạ thuế công
nghiệp hay tạo thuận lợi cho tiếp cận thị trường - những vấn đề vốn gây tranh cãi nhiều
nhất trong WTO từ nhiều năm qua. Trong khi đó, phía EU cũng trông chờ một động thái
tương tự từ Mỹ, và cả hai không ai chịu hành động trước.

Mỹ và EU bị giới phân tích chỉ trích vì cả hai đều đã đồng ý sẽ xoá bỏ trợ cấp nông sản
xuất khẩu đối với nông dân nước mình, song không nói rõ khi nào sẽ thực hiện và sẽ thực
hiện như thế nào.

hứ ba, 13/9/2005, 16:25 GMT+7

EU bắt đầu giải phóng hàng dệt may Trung QuốcT


Bắt đầu từ ngày mai (14/9), những container hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc bị ách nhiều ngày qua ở các cảng
EU sẽ được thông quan khi thoả thuận đạt được mới đây giữa hai bên chính thức có hiệu lực.

Trước đó, cả 25 nước thành viên đã bật đèn xanh để Uỷ ban châu Âu (EC) thông
qua bản thoả thuận trên. Người phát ngôn của EU Francoise Le Bail cho biết, thoả
thuận dệt may Trung Quốc - EU sẽ chính thức được ban hành trong ngày hôm nay
và có hiệu lực kể từ ngày 14/9.

Cao uỷ Thương mại EU Peter Mandelson cho rằng, các nhà xuất khẩu dệt may
Trung Quốc và các nhà nhập khẩu hàng may mặc của EU phải thận trọng để tránh
trường hợp hàng lại bị giữ do quá giới hạn cho phép như vừa qua.
Những container hàng dệt may nhập từ
Trung Quốc sẽ có thể vào EU từ ngày
mai. Sau khi EU áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với một số mã hàng dệt
may của Trung Quốc từ tháng 6, nhiều lô hàng áo len dài tay, quần dài và áo sơ mi
nữ nhập khẩu từ quốc gia này đã phải chất đống tại các cảng của EU mà không thể thông quan do vượt quá giới hạn
hạn ngạch cho phép.

Số hàng này gồm khoảng 48 triệu áo len dài tay, hơn 17 triệu quần dài, khoảng 500.000 áo choàng, 1,6 triệu áo sơ mi,
3,4 triệu áo lót phụ nữ và 1.470 tấn vải sợi lanh.

K.G. (theo AFP)


Thứ ba, 23/8/2005, 13:51 GMT+7

Vào WTO hiệp hội khó giúp doanh nghiệp


Tuổi đời rất trẻ, thiếu kinh nghiệm, các hiệp hội của VN vẫn còn lúng túng khi đối mặt với các sự vụ như bán phá giá,
tranh chấp thương hiệu... Điều này, khiến nhiều người lo ngại về vai trò của hiệp hội trước ngưỡng cửa gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO).

Hiệp hội cao su VN sau hơn 1 năm hình thành đã có những bước phát triển đáng kể
khi thu hút 55 thành viên với tống sản lượng cao su chiếm tới 76% cả nước. Ngoài
việc lắng nghe ý kiến của các hội viên, hiệp hội này còn có vai trò làm cầu nối giữa
doanh nghiệp tiếp nhận thông tin thị trường, giá cả, danh bạ đối tác chuyên ngành
cao su... Tuy nhiên, những kết quả đó hẳn chưa thể đảm bảo cho các doanh nghiệp
tham gia hiệp hội có thể vững bước hội nhập.

Bà Trần Thị Thúy Hòa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su VN, cho rằng, kỳ vọng của
Ngành trái cây trước yêu cầu hội nhập.
doanh nghiệp vào hiệp hội là rất lớn. Hiện các doanh nghiệp luôn mong muốn có ngay được chiến lược phối hợp với
các tổ chức quốc tế để ổn định thị trường cao su theo hướng có lợi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng nhưng vẫn
đảm bảo được môi trường sinh thái. Đòi hỏi này bắt buộc phải có thời gian trong khi đó, hiệp hội lại mới hình thành
nên đương nhiên chưa thể đáp ứng ngay được.

"Sắp tới, chúng tôi xây dựng website giao dịch, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cao su đẩy
mạnh xúc tiến thương mại. Đặc biệt hiệp hội vừa được kết nạp thành viên chính thức của Hiệp hội Cao su quốc tế
(IRA) sẽ là điều kiện giúp cho doanh nghiệp cao su VN có một sân chơi bình đẳng và thuận lợi hơn", bà nói.

Điều này cũng đúng với Hiệp hội Trái cây VN. Sau 4 năm hoạt động, hiệp hội này đã làm được rất nhiều việc cho các
doanh nghiệp mang tính "đón đầu" hội nhập như sản xuất sản phẩm trái cây an toàn chất lượng, khối lượng lớn tiến
tới được chứng nhận và dán tem an toàn của quốc tế...

Theo bà Võ Mai, Chủ tịch hiệp hội, trong tổng số trên 60 thành viên tham gia hiệp hội, đa phần là những doanh
nghiệp xuất khẩu. Số còn lại gồm nhà sản xuất, nhà chế biến và các doanh nghiệp kinh doanh trong nước do chưa
tiếp xúc với thị trường thế giới nên họ không mấy bận tâm tham gia. "Tuy nhiên cần phải hiểu rằng, khi VN tham gia
WTO thì không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu "nhập cuộc" mà tất cả mọi người đều phải chịu tác động từ sự kiện này.
Đây cũng là trăn trở của các hiệp hội hiện nay", bà nói.

Đề cập đến vấn đề này, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch hiệp hội Hồ tiêu VN cho rằng, trước hết muốn doanh nghiệp và
hiệp hội gắn bó với nhau thì quyền lợi của hai bên dứt khoát phải được đảm bảo. Ông cũng thẳng thắn thừa nhận,
thời gian qua, đa phần các hiệp hội đáp ứng nhu cầu của các thành viên chỉ ở mức độ vừa phải. Hiện hoạt động của
hiệp hội chủ yếu đi theo mong muốn đặt ra của từng thành viên, đồng thời hoạt động mang tính định hướng cũng chủ
yếu do lãnh đạo tổ chức đó đặt ra, may chăng có thêm ý kiến của các thành viên tham gia đóng góp nên không thật sự
vững chắc.

Hiện số lượng doanh nghiệp tham gia hiệp hội ngành hàng mới chỉ chiếm khoảng phân nửa số còn lại dường như
không biết về hiệp hội hay không thiếu thông tin về các hoạt động của hiệp hội. Từ đó đã tạo ra bức tường ngăn cản
hiệp hội và doanh nghiệp tìm đến với nhau. Điều này cũng xuất phát từ một thực trạng: nguồn thông tin của hiệp hội
như các ấn phẩm, website... đang còn quá nghèo nàn trước bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay.

Giới chuyên môn cho rằng, để phát huy được vai trò của mình trong quá trình xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp trong nước, thời gian tới, các hiệp hội phải thực sự đáp ứng được nhu cầu hiện tại và kỳ vọng trong tương lai
của các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng phát triển và hội nhập của mỗi ngành hàng.

(Theo Nông Nghiệp VN)


Thứ ba, 26/7/2005, 15:23 GMT+7

Nhân nhượng và thỏa hiệp để vào WTO


Theo ông Supachai Panitchpakdi, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều quan
trọng nhất đối với Việt Nam lúc này là phải vượt qua cuộc đàm phán song phương với các đối tác;
nếu kết thúc được với Mỹ, công việc sẽ thuận lợi hơn.

- Vừa qua Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phương với hơn 10 nước. Theo ông, liệu Việt
Nam có thể trở thành thành viên đầy đủ của WTO vào cuối năm nay?

- Chúng tôi muốn kết nạp một số thành viên và Việt Nam có cơ hội trở thành thành viên của
WTO như một số nước khác. Để làm được điều đó, các nước đang xúc tiến gia nhập cần phải
Ông Supachai sẽ mãn tạo được lòng tin đối với WTO cũng như các nước thành viên, kể cả tại các cuộc đàm phán song
nhiệm vào tháng 9. phương.

Hiện tại, còn một số vấn đề cần phải giải quyết trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức WTO. Chúng tôi
nghĩ rằng Việt Nam phải vạch ra lịch trình cho việc giảm thuế và phải phê chuẩn một số điều luật. Sau đó, Việt Nam
phải trình những vấn đề này cho các nước đối tác đàm phán song phương để chứng tỏ Việt Nam đang đi đúng hướng.

- Hiện nay, những vấn đề khúc mắc nhất trong đàm phán gia nhập WTO của nhiều nước là các vấn đề về nông
nghiệp và đây cũng là vấn đề Việt Nam hiện gặp khó khăn?

- Tôi hiểu là đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam thì làm sao vừa đạt được các thỏa thuận song phương vừa
mở cửa có lộ trình lĩnh vực nông nghiệp là một khó khăn lớn. Nhưng tôi cũng biết là Việt Nam có thế mạnh về một
số mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, thủy sản... Dù có mở cửa thêm nữa thì không nước nào bán gạo rẻ hơn được
Việt Nam.

Trong đàm phán về nông nghiệp, hầu hết những quy định mà chúng tôi đạt được đều diễn ra phút chót. Do đó, tại hội
nghị cấp bộ trưởng ở Hồng Kông cuối năm nay, mọi người sẽ phải dành nhiều thời gian để giải quyết vấn đề này mới
có thể đúng hẹn vào năm 2008.

Tôi cũng không hài lòng lắm khi chúng ta đôi khi tốn quá nhiều thời gian để giải quyết một số vấn đề suốt nhiều năm
qua. Tôi không nghĩ một nước nào đó có thể đạt được tất cả mục tiêu mà họ đề ra khi gia nhập WTO, vì sẽ phải có
những nhượng bộ hoặc thỏa hiệp, ngay cả Mỹ cũng vậy.

- Theo ông, Việt Nam còn phải chú ý những vấn đề gì để nguyện vọng sớm gia nhập WTO vào cuối năm nay thực
hiện được?

- Để gia nhập WTO, tôi nghĩ Việt Nam phải thay đổi các luật về thuế, thương mại vì hiện nay, những cái này còn
chưa đầy đủ. Nhiều nước đang phát triển chưa có khả năng xây dựng những bộ luật hiện đại. Việt Nam là một nước
đang phát triển nhanh, hy vọng là Việt Nam sẽ gia nhập đúng thời hạn.

Kể từ khi tôi giữ chức vụ ở WTO, tôi chưa có điều kiện đến Việt Nam, song tôi đã cử trợ lý cao cấp của mình đến
Việt Nam quan sát, tìm hiểu, giúp Việt Nam làm những gì để sớm gia nhập WTO. Khi từ Việt Nam về, ông ta nói
rằng, Việt Nam đã giải quyết được các vấn đề cơ bản.

Theo tôi hiểu, Việt Nam đã ký được hiệp định thương mại song phương với Mỹ. Nếu Việt Nam kết thúc đàm phán
Báo chí Pháp tin VN có nhiều cơ hội trong WTO
Tờ "Diễn đàn" và "Tiếng vang" của Pháp cho rằng việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết
hiệp định mở cửa thị trường đã mở ra một cơ hội lớn cho Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO).

Tờ Tiếng vang nhận xét, hiệp định đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc 4 ngày của
Chủ tịch nước Trần Đức Lương sẽ góp phần phát triển quan hệ thương mại và kinh tế
giữa hai bên. Năm 2004, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc
đã đạt mức kỷ lục 7,2 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm 2007.

Tờ Diễn đàn nêu bật những thành tựu kinh tế của Việt Nam trong những năm qua như có
đà tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao, bình quân 7% năm; kim ngạch ngoại thương
đã vượt hơn 100% GDP, đạt 41 tỷ euro.

Hai báo trên nhận định, việc Việt Nam gia nhập WTO không những có lợi cho hoạt động
ngoại thương của Việt Nam trong thời gian dài, mà còn cho phép thúc đẩy quá trình cải
cách trong nước, góp phần tăng cường sự giao lưu và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

(Theo TTXVN

Khó chống bán phá giá trên sân nhà


Một chiếc áo sơmi có xuất xứ từ Trung Quốc bán tràn lan trên hè phố
VN chỉ có giá 17.000 đồng, trong khi theo tính toán của doanh nghiệp
trong nước, trừ các khoản chi phí thì giá bán thấp nhất phải trên
30.000 đồng. Dù vậy, tìm chứng cứ để chứng minh các doanh nghiệp
Trung Quốc bán phá giá lại là điều không hề đơn giản.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 90/2005/NĐ-CP quy định chi
Một chiếc áo Trung Quốc
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa
được bán với giá 15.000
đồng, trong khi theo tính
nhập khẩu vào VN. Theo đó, thuế chống bán phá giá được phán
toán chi phí, giá là 30.000
đồng quyết trên cơ sở xác định rõ biên độ bán phá giá cùng mối quan hệ
và những thiệt hại mà việc bán phá giá gây ra hoặc đe dọa gây ra
thiệt hại cho các ngành sản xuất trong nước. Nghị định cũng quy định cụ thể các bước
điều tra, giải quyết vụ việc chống bán phá giá, mối quan hệ trực tiếp giữa nhà sản xuất
hàng hóa tương tự trong nước với các tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu hàng hóa bị yêu
cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Với mặt hàng dệt may, dù biết doanh nghiệp Trung Quốc bán phá giá tại VN, nhưng tìm
được bằng chứng thuyết phục để khởi kiện lại là việc làm khó khăn. Đến tên các nhà sản
xuất Trung Quốc còn chưa biết, doanh nghiệp VN làm sao biết được chi phí sản xuất của
họ. Một bằng chứng khác có thể giúp doanh nghiệp VN kiện bán phá giá là việc Chính
phủ trợ cấp cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó
tìm được bằng chứng này, và dù việc trợ giá là có thật thì người ta cũng đủ khéo léo để
giấu dưới những hình thức khác nhau.
Theo giới chuyên môn, giả sử doanh nghiệp VN có tìm được đủ chứng cứ đi chăng nữa
thì họ vẫn gặp phải một vấn đề khó khăn nữa, là chi phí khởi kiện.

Để khởi kiện và xét xử một vụ bán phá giá, như vụ kiện cá ba sa, phía Mỹ đã huy động
một lực lượng hùng hậu các luật sư kinh nghiệm đầy mình, cũng như mọi lý lẽ từ kinh tế
đến chính trị. Bộ Thương mại Mỹ cũng phải cử các đoàn điều tra sang VN nhiều lần để
"xem" quy trình sản xuất của từng doanh nghiệp cụ thể. Vụ kiện bán phá giá đó đã phải
kéo dài 14 tháng và kết quả cũng mang tính áp đặt hơn là thuyết phục.

Đó là chưa kể, nếu một nước không công nhận kết quả vụ kiện vì cho là bất hợp lý, họ có
thể tuyên bố trả đũa thương mại bằng việc tăng thuế nhập khẩu với nước kia, kết quả là
các nước nhỏ sẽ bị thiệt nhiều hơn. Và như vậy các doanh nghiệp VN vẫn thiệt đơn, thiệt
kép.

Giới chuyên môn cho rằng, để đối phó với việc bán phá giá, trước hết các Hiệp hội ngành
hàng của VN phải thực sự phát huy được tác động tích cực. Các doanh nghiệp đơn lẻ
không đủ nguồn lực để tìm hiểu thị trường và thông tin về đối thủ, không đủ khả năng tài
chính để tham gia vụ kiện. Bên cạnh đó, WTO cũng là một "cái chợ" lớn với những luật
lệ tương đối công bằng. Tham gia vào WTO có nghĩa VN sẽ được hưởng những quy chế
như các nước thành viên và tạo cho các doanh nghiệp VN cơ hội nâng cao khả năng cạnh
tranh.

Ngoài ra, nếu khai thác được thị trường thế giới một cách đầy đủ, doanh nghiệp trong
nước hoàn toàn có thể đối phó với hành vi bán phá giá.

(Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Chủ động trước rào cản thương mại quốc tế


Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Khoan tại cuộc họp bàn
kế hoạch chuẩn bị hội nhập của ngành công nghiệp trước và sau khi VN gia nhập Tổ chức
Thương mại quốc tế (WTO).

Theo đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh, Bộ Công nghiệp cần chủ động nghiên cứu và
xây dựng các tiêu chuẩn và biện pháp kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế, chú trọng
công tác dự báo thị trường; nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong việc xúc
tiến tìm thị trường mới cho sản phẩm công nghiệp, chủ động phòng chống các vụ kiện
thương mại trên thị trường nước ngoài.

(Theo Tuổi Trẻ)

Chính sách thuế của VN đang chịu sức ép lớn


Trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), các đối tác gây sức ép đòi hỏi VN
phải giảm thuế và mở cửa thị trường. Nhiều doanh

Phó thủ tướng Vũ Khoan tại hội nghị.


nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại yêu cầu Chính phủ nâng thuế và có biện pháp bảo hộ
lợi ích của họ.

Phó thủ tướng Vũ Khoan đã nêu ra trăn trở như vậy trong phần phát biểu kết luận cuộc
đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với Chính phủ hôm qua.

"Chúng tôi muốn các doanh nghiệp hiểu, bảo hộ quá nhiều, quá lâu sẽ làm cho nền kinh
tế bị trì trệ và thiệt hại cho người tiêu dùng. Nhưng mở cửa quá nhanh, giảm thuế quá
nhanh cũng gây thiệt hại cho sản xuất", Phó thủ tướng nói. Vì vậy, VN sẽ bảo hộ có mức
độ, có thời hạn. Đây cũng là câu trả lời cho những ý kiến yêu cầu Chính phủ kéo dài thời
gian bảo hộ trong cam kết CEPT/ AFTA.

Cuối buổi gặp gỡ, Bộ Kế hoạch Đầu tư đã nhận được 45 ý kiến thắc mắc bằng văn bản
tập trung trong 3 lĩnh vực là thuế, thủ tục hành chính, đất đai... Phó Thủ tướng cho biết sẽ
các thắc mắc sẽ được trả lời đầy đủ bằng văn bản, việc nào trong khả năng của các cơ
quan quản lý có thể sẽ được giải quyết sớm.

Cục Đầu tư nước ngoài sẽ là nơi tiếp nhận những ý kiến khúc mắc của các nhà đầu tư và
tìm cách giải quyết. Từ nay cứ 3 tháng một lần, Văn phòng Chính phủ sẽ có một cuộc
họp với các bộ ngành để giải quyết những vấn đề ngoài tầm của Bộ Kế hoạch Đầu tư.
"VN sẽ làm hết sức mình để đề ra các giải pháp tích cực hữu hiệu làm cho môi trường
đầu tư có sức hấp dẫn hơn", Phó thủ tướng Vũ Khoan khẳng định.

V.P. - H.V

WTO là đấu trường nông sản mới với nước nghèo


Theo một báo cáo được Oxfam công bố hôm nay, các nước giàu đang ép các nước nghèo mở
cửa thị trường rồi bán phá giá nông sản thừa, phá hoại sinh kế của nông dân nghèo.

Oxfam cho rằng, tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là đấu
trường mới, nơi các nước nghèo bị ép buộc phải giảm thuế nhập
khẩu. Họ được hứa hẹn là các loại lương thực có tầm quan
trọng sống còn sẽ được WTO miễn không phải cắt giảm thuế,
nhưng nay các nước giàu đang tìm cách phủi sạch lời cam kết.
Chẳng hạn như Mỹ mới đây tuyên bố chỉ có thể chấp nhận “một
số rất ít” trường hợp được miễn.
Xuất khẩu gạo của nước
nghèo bị ảnh hưởng khi vào Mỗi năm Mỹ chi 1,3 tỷ USD trợ cấp cho một vụ canh tác lúa trị
WTO.
giá 1,8 tỷ USD. Những trợ cấp đó cho phép bán phá giá 4,7
triệu tấn gạo trên thị trường thế giới với giá thấp hơn đến 34% chi phí sản xuất, gây
phương hại cho các nước nghèo như Haiti, Gana và Honduras.

Phil Bloomer, người đứng đầu cuộc vận động Hãy làm cho thương mại được công bằng
(Make Trade Fair) của Oxfam Quốc tế cho rằng, “Đây là một ví dụ về những luật lệ được
dàn xếp. Các nước giàu đòi các nước nghèo phải hạ thấp rào cản đối với thương mại,
nhưng đồng thời họ lại trợ cấp ồ ạt sản xuất thừa và bán phá giá".

Ông cũng chỉ ra rằng, thóc gạo của Mỹ sẽ không thể cạnh tranh nổi nếu không có trợ cấp
ồ ạt của nhà nước. Các nước nghèo buộc phải cạnh tranh với Mỹ, tệ hại hơn, họ còn
không có cơ hội tự bảo vệ trước tình trạng bán phá giá. Nếu các nước giàu ở vào thế
thượng phong tại WTO thì các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nicaragua và Ai Cập nằm
trong số 13 nước đang phát triển buộc phải cắt thuế đánh vào mặt hàng gạo và sẽ trở nên
dễ tổn thương trước hàng nhập khẩu rẻ tiền. Trong lúc đó, ngành sản xuất thóc gạo Mỹ lại
được lợi nhờ tiếp cận nhiều hơn thị trường của các nước nghèo.

Bằng chứng là lợi nhuận của Riceland Foods, Arkansas, Mỹ - nhà máy xay xát lớn nhất
thế giới - đã tăng 123 triệu USD từ năm 2002 đến 2003, phần lớn là nhờ tăng được 50%
xuất khẩu, đa phần là sang Haiti, nơi từ năm 1995 đã bị buộc phải giảm thuế nhập khẩu
gạo từ 35% xuống chỉ còn 5% dưới sức ép của IMF. Kết quả là nhập khẩu gạo đã tăng
150% trong vòng 9 năm. Ngày nay cứ ba trong số bốn bát cơm người Haiti ăn là từ Mỹ.
Sinh kế của nông dân nước này bị tàn phá và những vùng trồng lúa hiện nay trở nên
những vùng thiếu dinh dưỡng và nghèo đói nhất đất nước.

Gạo không phải là mặt hàng duy nhất bị đe dọa bởi những đề xuất của WTO. Oxfam ước
tính rằng các nước đang phát triển có nguy cơ phải cắt giảm thuế nhập khẩu nhiều mặt
hàng khác, như gia cầm (18 nước), sữa bột (14 nước), đường (13 nước), đậu nành (13
nước), ngô (7 nước) và bột mì (6 nước), với hậu quả tàn phá tiềm tàng ở tất cả các lĩnh
vực đó.

Vượt ra ngoài WTO, các nước giàu còn tiếp tục sử dụng Ngân hàng Thế giới, IMF và các
hiệp định thương mại khu vực để ép các nước đang phát triển mở cửa thị trường sớm
hơn. Tình hình càng xấu hơn khi các nước giàu đã cắt giảm hơn hai phần ba viện trợ nông
nghiệp cho các nước nghèo trong 18 năm qua. “Các nước nghèo đã buộc phải tự do hóa
thương mại nhanh hơn và sâu hơn bất cứ cường quốc công nghiệp nào trong lịch sử”,
Bloomer nói.

Oxfarm kiến nghị, trên đường đến hội nghị bộ trưởng WTO ở Hong Kong, điều có ý
nghĩa sống còn là các nước giàu chứng minh thiện chí thương thảo các chính sách thương
mại thực sự góp phần giảm nghèo thay vì tiếp tục những nghị trình mang nặng tính chất
vị kỷ hẹp hòi và chỉ nhằm lợi nhuận cho công ty.

Việt Phong

Đẩy nhanh tiến độ sửa đổi luật để gia nhập WTO


Ngày 4/4, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có ý kiến chỉ đạo về việc đẩy nhanh tiến độ và nâng
cao chất lượng xây dựng các dự án luật, pháp lệnh trong năm 2005 để phục vụ đàm phán
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được phân công chủ trì
soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh phải trực tiếp chỉ đạo việc soạn thảo; tập trung cán bộ
có năng lực, trình độ, dành kinh phí, thời gian và các điều kiện cần thiết khác để đảm bảo
hoàn thành đúng tiến độ và có chất lượng các dự án luật, pháp lệnh.

Đối với dự án Luật Đầu tư và dự án Luật Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải bảo
đảm chất lượng soạn thảo và trình Chính phủ xem xét trong tháng 6/2005. Chính phủ sẽ
trình Quốc hội hai dự luật này ngay đầu kỳ họp thứ 8 (cuối năm 2005) để xem xét, thông
qua vào cuối kỳ họp.

Về các dự án luật khác như Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án Luật sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo, Thủ tướng đề nghị tổ chức ngay việc nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung, bảo đảm sự thống nhất với các cam kết khi gia nhập WTO. Các dự luật này
phải trình Chính phủ xem xét trong tháng 7/2005 để Chính phủ trình Quốc hội xem xét,
thông qua tại kỳ họp thứ 8.

Trong năm nay, Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ thông qua 22 dự án luật và
pháp lệnh.

(Theo Thanh Niên)

'Đã có nhiều linh hoạt trong đàm phán gia nhập WTO'
Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự, tuy còn một số vấn đề tồn
tại, song có thể khẳng định VN và nhiều đối tác đã có sự nhất trí trong việc
thu hẹp khoảng cách để có sự linh hoạt trong đàm phán về việc VN gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) theo hướng tích cực nhất.

- Thưa Thứ trưởng, các phiên đàm phán gần đây được cho là đã có nhiều
Thứ trưởng bước tiến góp phần thu hẹp đáng kể khoảng cách giữa VN và các đối tác.
Lương Văn Tự Thứ trưởng đánh giá thế nào về kết quả này?

- Có thể nói rằng đây là kết quả tương đối khả quan. Đặc biệt, các cuộc đàm phán tại
vòng đàm phán đa phương lần này đã có nhiều tiến bộ quan trọng, góp phần rút ngắn hơn
nữa khoảng cách nhượng bộ lẫn nhau giữa VN và các đối tác. Trong đó, nhiều đối tác đã
nhất trí đánh giá khoảng cách giữa hai bên không còn xa và tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa
đàm phán song phương, nhằm hỗ trợ VN gia nhập WTO trong thời gian sớm nhất có thể.

- Điều này liệu có đồng nghĩa với việc các bên đã tiến gần hơn tới việc đạt được thỏa
thuận trong các vấn đề vốn vẫn còn “giằng co” từ lâu nay?

- Cho đến các cuộc đàm phán ở thời điểm này, tuy vẫn còn một số vấn đề tồn tại, song có
thể khẳng định rằng, VN và nhiều đối tác đã có sự nhất trí trong việc thu hẹp khoảng cách
để có sự linh hoạt trong đàm phán theo hướng tích cực nhất. Tinh thần đó đã được cụ thể
hóa tại vòng đàm phán đa phương diễn ra tại Geneve gần đây.
- Thứ trưởng có thể cho biết cụ thể hơn về sự linh hoạt này?

- Với một số đối tác, sự linh hoạt thể hiện ở chỗ họ đã giảm một cách đáng kể những yêu
cầu đưa ra về mức độ tự do hóa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà VN phải thực hiện khi
gia nhập WTO. Động thái này là hết sức quan trọng, bởi nó không chỉ thể hiện thiện chí,
cũng như sự ủng hộ của các đối tác đối với VN, mà quan trọng hơn, đó còn là cơ sở vững
chắc để tiếp tục đẩy nhanh tiến tới kết thúc đàm phán song phương. Về phần mình, VN
cũng đã linh hoạt đề xuất một số nhượng bộ mới trong lĩnh vực mở cửa thị trường hàng
hóa và dịch vụ để bày tỏ quyết tâm trong việc gia nhập WTO.

- Còn ở những lĩnh vực được coi là nhạy cảm thì sao, thưa Thứ trưởng?

- Đối với các lĩnh vực nhạy cảm thì quan điểm của chúng ta là vừa đàm phán, vừa kết
hợp thuyết phục và giải thích cho các nước hiểu thực tế khó khăn của VN. Khi hiểu được
thực tế này thì không ít đối tác đàm phán đã ủng hộ chúng ta. Tôi lấy ví dụ, trong lĩnh
vực nông nghiệp, khi được biết hiện nay có tới 70% dân số VN sống dựa vào ngành này
thì đa số các nước đều bày tỏ sự đồng tình với việc trợ cấp trong nước 10% mà VN đề
xuất. Ở một số lĩnh vực khác cũng vậy, phần lớn các nước đều ủng hộ việc VN được
hưởng những trợ cấp dành cho các nước đang phát triển, có trình độ tương tự VN.

- Không ít đối tác đã đưa ra những đòi hỏi cao hơn nhiều so với mức cam kết mà VN đưa
ra, cũng như khả năng thực hiện của VN. Vậy, cách xử trí trong trường hợp này là như
thế nào, thưa Thứ trưởng?

- Về vấn đề này, hiện chúng ta đang đấu tranh nhằm thuyết phục các nước để đạt được lộ
trình phù hợp với trình độ phát triển của VN và cũng tương thích với các quy định của
WTO.

- Xin Thứ trưởng cho biết một số kết quả nổi bật của phiên đàm phán với đối tác Nhật
Bản vừa qua?

- Do trước đó hai bên đã có dịp bàn sâu về thương mại và dịch vụ tại Geneve nên trong
phiên đàm phán song phương lần này, chủ yếu chỉ tập trung vào một số vấn đề đa phương
mà Nhật Bản quan tâm, như quyền kinh doanh, hàng rào phi thuế quan, sở hữu trí tuệ...
Hai bên cũng đạt được một số tiến triển trong việc thu hẹp khoảng cách về thuế, cũng
như có sự tiến bộ trong yêu cầu đàm phán để thu hẹp khoảng cách, tìm tiếng nói chung và
tiến tới ký thỏa thuận trong thời gian sớm nhất.

(Theo Đầu Tư)

You might also like