You are on page 1of 35

Xuất khẩu sang Mỹ: phát triển nhanh và liên tục

16:30' 20/06/2005 (GMT+7)

Kim ngạch xuất khẩu của VN vào Mỹ liên tục tăng nhanh trong những năm qua, đặc b
sau Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ vào cuối năm 2001.

Nếu như trước năm 2001, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ chưa đến 1 tỷ USD thì đến năm
con số này đã lên đến 5,2 tỷ USD, và trong năm nay dự kiến sẽ đạt khoảng 5,7-5,9 tỷ USD.

Gần đây, tình hình xuất khẩu gặp khá nhiều khó khăn, nhất là những rào cản thương mại nh
vụ kiện bán phá giá. Tuy nhiên, những ngành xuất khẩu chủ lực của VN vẫn không ngừ
kiếm cơ hội mở rộng con đường vào thị trường này.
Vẫn nhiều triển vọng

Nổi lên như một ngành xuất khẩu đầy tiềm năng là ngành chế
biến gỗ với kim ngạch xuất khẩu năm ngoái đã vượt qua
ngưỡng 1 tỷ USD, trong đó thị trường Mỹ đạt hơn 370 triệu
USD và đang trở thành thị trường mục tiêu lớn nhất của đồ gỗ
xuất khẩu VN. Theo Thương vụ VN tại Mỹ, dự báo kim ngạch
xuất khẩu đồ gỗ của VN vào Mỹ còn tiếp tục tăng mạnh, ước
đạt từ 500-550 triệu USD Mỹ trong năm nay.
Đồ gỗ xuất khẩu
Theo cơ quan thương vụ, đồ gỗ xuất khẩu của VN vào Mỹ đã có điều kiện tăng nhanh do thuế
suất nhập khẩu của Mỹ chỉ còn từ 0-3%. Mặt khác, các nhà nhập khẩu Mỹ đang tìm đến VN như
một địa chỉ cung cấp đồ gỗ ở châu Á để không quá tập trung vào nguồn cung cấp từ Trung Quốc
dẫn đến việc bị áp thuế chống bán phá giá. Tuy xuất khẩu đồ gỗ của VN tăng nhanh nhưng vẫn
chiếm chưa đến 2% tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Mỹ.

Theo Hiệp hội Chế biến gỗ, bên cạnh việc sử dụng đồ gỗ thuần túy thì một xu hướng đang gia
tăng là sử dụng đồ gỗ có thêm những chi tiết bằng vật liệu khác như kim loại, nhựa, da, vải…

Mặt khác, thị trường tiêu thụ đồ gỗ ở Mỹ cũng có xu hướng gia tăng dòng sản phẩm trung bình và
cao cấp. Các doanh nghiệp tập trung khai thác dòng sản phẩm này sẽ tránh phải cạnh tranh với
hàng cấp thấp của Trung Quốc, đồng thời giảm nguy cơ bị xem xét về bán phá giá.

Tương tự như đồ gỗ, mặt hàng giày dép VN cũng đang có nhiều cơ hội do các nhà nhập khẩu Mỹ
tìm thêm các nguồn cung cấp khác để không bị phụ thuộc vào Trung Quốc vốn đang chiếm thị
phần quá lớn về giày dép nhập khẩu của nước này. Lâu nay, thị trường xuất khẩu chính của giày
dép VN vẫn là các nước Liên hiệp châu Âu (EU).

Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng khá nhanh của xuất khẩu giày dép VN vào Mỹ trong một hai năm gần
đây cho thấy cơ hội khá lớn cho các doanh nghiệp đối với thị trường này. Dù chỉ mới chiếm 2% thị
phần nhập khẩu trên thị trường Mỹ nhưng xét về tốc độ, mức tăng trưởng bình quân của giày
dép VN là 40-50%/năm; kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ trong năm ngoái đã đạt đến 500 triệu USD
Mỹ, chỉ đứng sau dệt may và thủy sản.

Phần lớn giày dép xuất khẩu của VN vào Mỹ hiện vẫn là hàng
gia công cho các nhãn hiệu nổi tiếng nước ngoài. Theo các
chuyên gia trong ngành, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của VN
cần hình thành các chuỗi liên kết để có thể nhận được các
đơn hàng lớn của Mỹ, đồng thời cần hướng đến sản xuất các
mặt hàng cao cấp và tận dụng lợi thế về tay nghề, giá nhân
công rẻ để có giá bán cạnh tranh.

Ở các ngành hàng chủ lực khác như dệt may, thủy sản… hiện
đang gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu vào thị trường
Giày xuất khẩu. Mỹ. Ở mặt hàng dệt may, VN vẫn đang còn chịu hạn ngạch
nên cạnh tranh vất vả hơn với các nước thành viên Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) đã thoát khỏi sự áp đặt này. Đặc biệt là Trung Quốc, từ sau ngày 1-
1-2005 - thời điểm bãi bỏ chế độ hạn ngạch - với thị phần gia tăng nhanh chóng, đã hầu như
khống chế thị trường.

Chú ý luật lệ
Không chỉ đối phó với vấn đề cạnh tranh thị trường, theo các chuyên gia kinh tế, các doanh
nghiệp VN cần hết sức quan tâm về luật lệ, các quy tắc thương mại khi làm ăn với Mỹ.

Luật pháp chi phối môi trường kinh doanh ở Mỹ, và các doanh nghiệp thường có thói quen kiện
tụng, đưa nhau ra tòa để giải quyết các tranh chấp thương mại. Tại một hội thảo gần đây về quan
hệ thương mại doanh nghiệp Việt-Mỹ, luật sư Ross Meador, Chủ tịch Công ty Rogers & Meador,
cho rằng các doanh nghiệp cần lưu ý đến việc soạn thảo các hợp đồng và nên nhờ đến các luật
sư tư vấn để hạn chế những tranh chấp cũng như tránh bị thiệt hại từ những quan hệ thương mại
được điều chỉnh bởi hợp đồng.

Theo bà Lee Baker, cố vấn pháp luật Hội đồng Thương mại Việt-Mỹ, khi ký hợp đồng với đối tác
Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam nên ký hợp đồng ngắn hạn, đảm bảo hợp đồng có thể tái tục và
được sửa đổi điều khoản; xác định chọn luật nào, trọng tài nào để xử lý trong trường hợp có tranh
chấp; nên chọn các quy định phán quyết của tòa án Mỹ vì các quy định phán quyết của tòa án
Việt Nam có thể gặp khó khăn khi buộc các doanh nghiệp Mỹ thi hành.

Cũng theo các chuyên gia về pháp luật, một vướng mắc khác mà doanh nghiệp hay gặp là thủ tục
hải quan khi xuất hàng vào thị trường Mỹ. Phần lớn những trục trặc về thủ tục này rơi vào trường
hợp doanh nghiệp chưa biết cách điền vào tờ khai, khai không đúng số lượng, chi tiết về hàng
hóa trong bảng kê… Theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần tìm nhà môi giới hải quan chuyên
nghiệp thông qua sự giới thiệu của các doanh nghiệp có kinh nghiệm.

Đối với tranh chấp thương mại, các chuyên gia pháp luật cũng cho rằng đó là điều bình thường
trong thương mại quốc tế.

Trước các tình huống dẫn đến kiện tụng bán phá giá, các chuyên gia pháp luật khuyên rằng các
doanh nghiệp cần bình tĩnh và nên tích cực hợp tác khi bị điều tra. Mọi việc đều phải căn cứ vào
các quy định pháp lý. Hơn nữa, chính phủ ở nước tiến hành điều tra cũng còn cân nhắc lợi ích
của người tiêu dùng nước họ bởi những người này gián tiếp bị thiệt hại một khi các mặt hàng
nhập khẩu bị đánh thêm thuế chống bán phá giá.

Kim ngạch thương mại hai chiều

(Đvt: triệu USD)

Năm Việt Nam xuất sang Mỹ Việt Nam nhập từ Mỹ Tổng kim ngạch
2004 5.275,8 1.163,4 6.439,2
2003 4.554,9 1.324,4 5.879,3
2002 2.394,8 580,0 2.974,8
2001 1.053,2 460,4 1.513,6
2000 821,3 367,5 1.188,8
1999 608,4 291,5 899,9
1998 554,1 273,9 828,0
1997 388,4 286,7 675,1
1996 331,8 616,6 948,4
1995 199,0 252,3 451,3
1994 50,5 172,9 223,4
Nhà xuất khẩu nói về thị trường Mỹ
Ông Trần Quốc Mạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), Tổng giám
đốc Công ty Saigon - Daklak (Sadaco)

Nên tính đến việc hợp tác với doanh nghiệp Mỹ


Các sản phẩm đồ gỗ do Việt Nam cung cấp hiện khá phù hợp với sở thích của người tiêu dùng
Mỹ. Đó là các mặt hàng trung và cao cấp được làm từ loại gỗ cứng với nguồn nguyên liệu của
chính nước Mỹ và khu vực Bắc Mỹ, được chứng nhận về an toàn cho rừng (SFC), nên rất được
người tiêu dùng nước họ ưa chuộng.

Quy mô của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhỏ bé, vì vậy theo tôi, nên liên kết với
nhau để có khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn của Mỹ. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần
chú ý việc đảm bảo chất lượng, giá cả tương xứng với chất lượng, kèm theo đó là xây dựng
thương hiệu. Bởi vì, dù sao ngành gỗ Việt Nam chỉ mới thâm nhập thị trường Mỹ gần đây, do đó
các yếu tố nói trên rất cần thiết để tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu vào thị trường này lâu dài.

Về việc làm ăn lâu dài ở thị trường Mỹ, tôi nghĩ nên tính đến khả năng hợp tác với họ. Trước hết,
các nhà sản xuất đồ gỗ của Việt Nam có thể nhờ tư vấn từ các chuyên gia của Mỹ để đi đúng
hướng. Họ có thể tư vấn về lựa chọn khách hàng, về kỹ thuật, về quản lý… Không ai am hiểu
bằng chính người nước sở tại.

Kế đến là hợp tác với ngay cả nhà sản xuất của Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận gia
công cho họ, từ gia công chi tiết, bộ phận, tiến đến gia công toàn bộ. Phần còn lại là các nhà sản
xuất của Mỹ sẽ tổ chức việc phân phối.

Thứ ba là hợp tác với các nhà cung cấp nguyên liệu của Mỹ để sử dụng nguyên liệu của chính
nước họ, phù hợp với yêu cầu của thị trường này. Và cuối cùng là hợp tác với nhà mua hàng, kể
cả nhà phân phối sỉ lẫn hệ thống bán lẻ.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Intimex - Bộ Thương mạI

Nông sản gặp thuận lợi ở thị trường Mỹ

Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam như tiêu, cà phê… có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu vào
các thị trường như Mỹ hay EU. Sở dĩ như vậy vì đây không phải là các mặt hàng truyền thống của
họ, không bị gây khó khăn bởi nhà sản xuất nước sở tại. Về cạnh tranh, các mặt hàng nông sản
của Việt Nam có nhiều lợi thế do giá rẻ hơn so với các nước xuất khẩu khác cùng đi vào thị
trường này.

Mặt khác, việc xuất các mặt hàng dưới dạng nguyên liệu thường dễ dàng hơn. Thị trường chỉ trở
nên khó tính đối với các sản phẩm đã qua chế biến. Dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam hiện
cũng đang nâng dần tỷ trọng loại mặt hàng đã qua tinh chế, chẳng hạn tiêu sạch, cà phê chất
lượng cao… để gia tăng giá trị xuất khẩu. Tất nhiên, các mặt hàng này phải chịu sự kiểm tra khá
gắt gao. Ví dụ ở Mỹ có tiêu chuẩn ASTA là tiêu chuẩn để kiểm tra về vi sinh đối với các mặt hàng
nông sản, thực phẩm chế biến.

Điều đáng lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam là việc tôn trọng các luật lệ buôn bán quốc tế khi
tham gia xuất khẩu. Một số doanh nghiệp buôn bán chưa thực sự chuyên nghiệp. Chẳng hạn, khi
có biến động về nguồn thu mua hàng trong nước, các doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng không
giao hàng đúng hạn, chất lượng hàng không đảm bảo như cam kết dẫn đến ảnh hưởng uy tín
chung.

(Theo Thời báo Kinh tế SG)

08/26/2004 - Việt Nam đổi mới


Một tin có thể nói là rất vui khi vào giữa tháng tám, xuất khẩu của nước ta tiếp tục đạt được kỷ
lục mới.

Không vui sao được, khi chỉ trong một tháng tổng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 2,3 tỉ USD và tính
chung 8 tháng đã đạt gần 16,8 tỉ USD, không những cao nhất so với cùng kỳ từ trước tới nay, mà
còn lớn hơn mức xuất khẩu của cả năm từ năm 2002 trở về trước.

Không vui sao được, trong khi Mỹ hết đưa ra kiện bán phá giá cá ba sa, đưa ra hạn ngạch hàng
dệt may lại đến kiện bán phá giá tôm của Việt Nam, tuy có làm giảm kim ngạch những mặt hàng
này vào Mỹ, nhưng lại có nhiều mặt hàng khác được xuất khẩu vào Mỹ để bù vào như đồ gỗ,
giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ và ngay những mặt hàng bị sút giảm khi xuất khẩu vào Mỹ đã
được chuyển hướng sang các thị trường khác không kém hấp dẫn. Rồi EU lại kiện về bán phá
giá xe đạp, nhưng kim ngạch xuất khẩu xe đạp vẫn tiếp tục đạt được tốc độ tăng kỷ lục.

Không vui sao được, khi mà ai cũng tưởng với chi phí đầu vào tăng lên gấp bội, lại thêm do giá
dầu tăng cao làm chi phí vận chuyển đội lên, nhưng xuất khẩu vẫn liên tục đạt được kỷ lục mới,
chứng tỏ sức cạnh tranh của hàng hóa cũng đã khá lên.

Không vui sao được, khi các nhà hoạch định chính sách vĩ mô đang lo lắng về tốc độ tăng
trưởng kinh tế khó đạt được mục tiêu đề ra, thì xuất khẩu vốn đã là lối ra, nay lại là một yếu tố rất
quan trọng để bù vào sự sút giảm tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp do gặp rét, hạn, dịch cúm
gà, để khắc phục một xu hướng không bình thường là tỷ trọng dịch vụ đã giảm trong nhiều năm,
nay có thể sẽ không giảm nữa và sẽ có đà tăng lên trong những năm tới, góp phần vào việc thực
hiện mục tiêu tăng trưởng chung.

Xuất khẩu đạt được kỷ lục mới không chỉ là tin vui mà còn cho ta những bài học kinh nghiệm quý
báu để có những niềm vui lớn hơn trong thời gian tới. Khi xuất khẩu còn ít thì chưa có vấn đề gì,
nhưng khi đã tăng cao và nhiều lên đến một mức độ nhất định thì gần như chắc chắn các đối tác
sẽ dựng lên những rào cản kỹ thuật để hạn chế; chúng ta cần tránh những rào cản mang tính kỹ
thuật này, đặc biệt quan tâm đến vấn đề luật pháp có liên quan. Để tránh những hàng rào này và
tránh những rủi ro về giá cả, không nên "bỏ trứng vào một giỏ", cần rải ra ở nhiều mặt hàng, ở
nhiều thị trường, nhất là những thị trường đầy tiềm năng như châu Phi chẳng hạn...

Tuy đạt được kỷ lục mới, nhưng chúng ta cũng không quên nhập siêu vẫn còn lớn. Đáng lưu ý,
nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước đã gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (từ 3.988 triệu
USD lên 5.083 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu (từ 59,6% lên 65,7%). Điều đó chứng tỏ khu vực
kinh tế trong nước chưa tận dụng được tối đa cơ hội các nước cắt giảm thuế suất thuế nhập
khẩu, trái lại thách thức còn tăng lên khi nước ta cũng phải cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu
theo hiệp định đã ký kết. Cần nhớ rằng nhập siêu là kẻ thù của doanh nghiệp.

Theo báo Thanh Niên, 27/8/200

Mỹ - Thị trường tiềm năng của ngành chế biến gỗ Việt


Nam
Ngay phat tin: 28/06/05
- Một ngành xuất khẩu đầy tiềm năng vào thị trường Mỹ đó là ngành chế biến gỗ
(Vinanet-28/06/2005)
với kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đã vượt qua ngưỡng 1 tỉ USD, trong đó thị trường Mỹ đạt
hơn 370 triệu USD và đang trở thành thị trường mục tiêu lớn nhất của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, dự báo kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào Mỹ còn
tiếp tục tăng mạnh, ước đạt từ 500-550 triệu USD Mỹ trong năm 2005.

Đặc biệt từ sau Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ vào cuối năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam vào Mỹ liên tục tăng nhanh trong những năm qua.

Nếu như trước năm 2001, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ chưa đến 1 tỉ USD thì đến năm 2004 con
số này đã lên đến 5,2 tỉ USD, và trong năm 2005 dự kiến sẽ đạt khoảng 5,7-5,9 tỉ USD.

Tuy vậy, gần đây tình hình xuất khẩu gặp khá nhiều khó khăn, nhất là những rào cản thương mại
như các vụ kiện bán phá giá. Tuy nhiên, những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn
không ngừng tìm kiếm cơ hội mở rộng con đường vào thị trường này và nổi lên như một ngành
xuất khẩu đầy tiềm năng là ngành chế biến gỗ.

Theo cơ quan thương vụ, đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đã có điều kiện tăng nhanh do
thuế suất nhập khẩu của Mỹ chỉ còn từ 0-3%. Mặt khác, các nhà nhập khẩu Mỹ đang tìm đến Việt
Nam như một địa chỉ cung cấp đồ gỗ ở châu Á để không quá tập trung vào nguồn cung cấp từ
Trung Quốc dẫn đến việc bị áp thuế chống bán phá giá. Tuy xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam tăng
nhanh nhưng vẫn chiếm chưa đến 2% tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Mỹ.

Theo Hiệp hội Chế biến gỗ, bên cạnh việc sử dụng đồ gỗ thuần túy thì một xu hướng đang gia
tăng là sử dụng đồ gỗ có thêm những chi tiết bằng vật liệu khác như kim loại, nhựa, da, vải…
Mặt khác, thị trường tiêu thụ đồ gỗ ở Mỹ cũng có xu hướng gia tăng dòng sản phẩm trung bình
và cao cấp. Các doanh nghiệp tập trung khai thác dòng sản phẩm này sẽ tránh phải cạnh tranh
với hàng cấp thấp của Trung Quốc, đồng thời giảm nguy cơ bị xem xét về bán phá giá.

Để có thể kinh doanh tốt trên thị trường Mỹ các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức quan tâm về
luật lệ, các quy tắc thương mại khi làm ăn với Mỹ. Luật pháp chi phối môi trường kinh doanh ở
Mỹ, và các doanh nghiệp thường có thói quen kiện tụng, đưa nhau ra tòa để giải quyết các tranh
chấp thương mại. Các doanh nghiệp cần lưu ý đến việc soạn thảo các hợp đồng và nên nhờ
đến các luật sư tư vấn để hạn chế những tranh chấp cũng như tránh bị thiệt hại từ những quan
hệ thương mại được điều chỉnh bởi hợp đồng.

Cố vấn pháp luật Hội đồng Thương mại Việt-Mỹ cho biết, khi ký hợp đồng với đối tác Mỹ, các
doanh nghiệp Việt Nam nên ký hợp đồng ngắn hạn, đảm bảo hợp đồng có thể tái tục và được
sửa đổi điều khoản; xác định chọn luật nào, trọng tài nào để xử lý trong trường hợp có tranh
chấp; nên chọn các quy định phán quyết của tòa án Mỹ vì các quy định phán quyết của tòa
án Việt Nam có thể gặp khó khăn khi buộc các doanh nghiệp Mỹ thi hành.

Theo các chuyên gia về pháp luật, một vướng mắc khác mà doanh nghiệp hay gặp là thủ tục hải
quan khi xuất hàng vào thị trường Mỹ. Phần lớn những trục trặc về thủ tục này rơi vào trường
hợp doanh nghiệp chưa biết cách điền vào tờ khai, khai không đúng số lượng, chi tiết về hàng
hóa trong bảng kê… Theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần tìm nhà môi giới hải quan chuyên
nghiệp thông qua sự giới thiệu của các doanh nghiệp có kinh nghiệm.

(Nguon tin: Vinanet)

Quy định mới của Mỹ về nhãn hàng thực phẩm


Ngay phat tin: 31/08/05
- Tin từ Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết, từ 1/1/2006, trên nhãn cung cấp
(Vinanet-31/08/2005)
các thông tin về dinh dưỡng thực phẩm nhà sản xuất phải ghi thêm hàm lượng axít béo chuyển
hóa (TFA) ngay sau dòng về hàm lượng axít béo no (saturated) và cholesterol.

Đối với rau quả và cá tươi, yêu cầu này không phải là bắt buộc mà chỉ là tự nguyện. Trong giai
đoạn từ nay đến 1/1/2006, các nhà sản xuất có thể vẫn dùng nhãn cũ. Tuy nhiên, sau thời hạn
trên, các sản phẩm trên nhãn không ghi hàm lượng axít béo chuyển hóa sẽ không được phép
lưu thông trên hoặc nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Các quy định hiện hành về thông tin dinh dưỡng trên nhãn hàng thực phẩm tiêu thụ tại Hoa Kỳ,
bao gồm: liều lượng dùng và số lần dùng của mỗi hộp; tổng lượng calo và lượng calo từ chất
béo mỗi lần dùng; tổng lượng chất béo và lượng chất béo no (saturated) tính theo gram; tổng
lượng choresrol và sodium (miligram), tổng lượng Carbohydrate, dietary fiber, đường và protein
tính bằng gam mỗi lần dùng.

Bên cạnh đó, nhãn hàng hóa cũng cần có phần trăm của tất cả các thành phần liệt kê tính theo tỷ
lệ cần cho cơ thể trong một ngày trên cơ sở lượng calo cần thiết hàng ngày là 2.000 calo; tỷ lệ %
trong mức khuyến cáo tiêu thụ hàng ngày (recommended daily allowances - RDA) của Mỹ của
một số loại vitamin và chất khoáng của một lần dùng; ghi các trị giá cần hàng ngày, các trị giá
kiến nghị tính bằng gram hoặc miligram - tuỳ theo từng thành phần - đối với chất béo, chất béo
no, cholesterol, sodium, carbohydrate, dietary fiber, cùng với lượng calo trên gram đối với chất
béo, carbohydrate, và protein.

Các chất dinh dưỡng khác được coi là thành phần cơ bản trong thức ăn của người có thể được
liệt kê, nếu những chất này chiếm ít nhất 2% RDA của Mỹ.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, FDA chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về nhập khẩu thực
phẩm vào Hoa Kỳ. Các quy định của FDA về nhập khẩu thực phẩm rất nhiều và chặt chẽ. Ngoài
các quy định của FDA, có thể có các quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và/hoặc
Cục Nghề cá Hoa Kỳ (NMFS) đối với một số mặt hàng nông thủy sản cụ thể

(Nguon tin: Vinanet)

Kinh doanh với thị trường Hoa Kỳ (16/11)

Chiến lược kinh doanh và phương thức đàm phán với các đối tác Hoa Kỳ: khó khăn khi
tiếp cận thị trường; cách thức thiết lập và duy trì mối quan hệ làm ăn cũng như các bước
chuẩn bị tiếp cận thị trường Hoa Kỳ có hiệu quả nhất là những chủ đề sẽ được đề cập tại
buổi Hội thảo "Kinh doanh với thị trường Hoa Kỳ" do VCCI phối hợp với Phòng Thương
mại Mỹ tại Hà Nội (Amcham Hanoi) tổ chức ngày 16/11.

Theo Thương vụ VN tại Hoa kỳ thì năng lực cung và tiếp thị XK của các DN VN nhìn chung còn
yếu. điểm yếu nổi bật của các DN VN tại thị trường Hoa Kỳ là quy mô sản xuất nhỏ và khả năng
liên kết giữa các DN trong sản xuất và XK yếu, nên gặp khó khăn trong việc đáp ứng các đơn
hàng lớn và có yêu cầu thời gian giao hàng nhanh. Hơn nữa, đại bộ phận các DN, đặc biệt trong
lĩnh vực may mặc và giày dép là hai mặt hàng chủ lực của VN XK sang Hoa Kỳ còn hoạt động
theo hình thức gia công.

Rào cản hàng XK VN vào Hoa Kỳ

Các chuyên gia của Thương vụ VN tại Hoa Kỳ phân tích,một trong những vấn đề khiến cho hàng
hóa VN gặp khó khăn khi xâm nhập thị trường Hoa Kỳ là cước phí vận tải hàng từ VN sang Hoa
Kỳ thường cao hơn và lâu hơn so với từ các nước khác đến Hoa Kỳ (kể cả từ các nước xung
quanh VN). Ngoài ra, việc VN chưa phải là thành viên WTO nên một số mặt hàng của VN phải
chịu mức thuế cao hơn so với hàng cùng loại nhập từ những nước được hưởng ưu đãi thương
mại của Hoa Kỳ. Môi trường đầu tư tại VN chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư Hoa Kỳâ. Các
vấn đề khác như:Hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm cao, hệ thống pháp luật thương mại
của Hoa Kỳ rất phức tạp và chồng chéo, khó khăn trong thanh toán,... cũng là những rào cản
khiến hàng hóa VN khó xâm nhập thị trường rộng lớn này.

Sử dụng luật sư Mỹ

Đó là lời khuyên của bà Elizabeth Rose Daly- Đại diện Văn phòng Thị trưởng thành phố New
York với các DN VN. Bà cho biết: muốn tránh những thất bại khi làm ăn với thị trường này không
cách nào khác là các DN VN phải thuê luật sư Mỹ tư vấn cho hoạt động kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, để tìm được đối tác tốt. Các DN VN cần phải có lý lịch rõ ràng, phải chứng minh
được năng lực tài chính của mình. Phí tư vấn khá cao, song "đắt xắt ra miếng" vì nó giúp cho DN
lường trước được những khó khăn, rắc rối có thể gặp phải.

Ngoài ra, việc tích cực tham gia các hội chợ thương mại cũng là một cách tốt để tiếp cận thị
trường. DN VN khi tham gia hội chợ tại Mỹ nên chuẩn bị 2 bảng giá hàng, một bảng giá dành cho
khách nhập khẩu và một bảng giá bán buôn tại kho, trong đó đã tính đủ chi phí hải quan, thuế
nhập khẩu, vận chuyển và lưu thông tại Mỹ... Trước khi tham gia hội chợ, DN phải nghiên cứu
xác định hội chợ phù hợp với ngành hàng sản xuất của mình và liên hệ với nhà tổ chức làm các
thủ tục đăng ký, thuê gian hàng, chuẩn bị chu đáo hàng hóa và tài liệu quảng cáo về sản phẩm...
Tại các hội chợ, người ta tối kỵ việc bán lẻ trao tay trực tiếp hàng hóa cho khách tham quan.

Nguồn: DDDN

Thị trường tôm châu Á năm 2005 và dự đoán năm 2006 (7/4)

Năm 2005-khó khăn đối với các nhà xuất khẩu tôm Châu Á

Cuối năm 2005, các nhà xuất khẩu tôm Châu Á đã phải đương đầu với hàng loạt những vấn đề gây ảnh
hướng tới hoạt động xuất khẩu như cuộc điều tra của Hải quan Hoa Kỳ về việc xuất khẩu tôm he chân trắng
(vannamei) của Indonesia được cho là có xuất xứ từ Trung Quốc. Hoa Kỳ đe doạ sẽ không chấp nhận tôm
nhập khẩu từ Indonesia hoặc áp thuế nhập khẩu rất cao, lên tới 112% do nghi ngờ rằng tôm Indonesia xuất
khẩu sang Hoa Kỳ có xuất xứ từ Trung Quốc. Hoa Kỳ đã áp thuế chống phá giá đối với tôm nhập khẩu từ
Trung Quốc và nghi ngờ các nhà xuất khẩu Indonesia có liên quan tới việc chuyển tải và sử dụng chứng
nhận xuất xứ giả mạo.

Trên thực tế, nhập khẩu tôm vào Hoa Kỳ rất khả quan: tổng lượng nhập khẩu tăng 3,8%. Mặc dù bị ảnh
hưởng của thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ nhưng xuất khẩu tôm của Thái Lan sang nước này lại đạt
mức tăng đáng ngạc nhiên là 32,5%, lên tới 111.000 tấn trong 9 tháng đầu năm 2005. Ngược lại, Trung
Quốc, nước xuất khẩu tôm lớn thứ hai của Hoa Kỳ, giảm xuất khẩu 29%. Trong khi đó, Indonesia và
Malaysia là những nước gặt hái được thành công về xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ với mức tăng tương ứng
là 21% và 40%.

Đối với các nhà xuất khẩu tôm Indonesia, tình hình đã trở nên vô cùng nghiêm trọng. Tuy nhiên, Chính phủ
Hoa Kỳ phủ nhận các nguồn tin cho rằng Hoa Kỳ sẽ đánh thuế chống phá giá đối với tôm nhập khẩu từ
Indonesia. Ông Martani Huseini, Tổng giám đốc Công ty Chế biến và Marketing hàng thuỷ sản Indonesia
cho biết, một phái đoàn thương mại Indonesia đã tới Washington và được thông báo rằng những nguồn tin
nói trên là sai lệch. Trước đó đã có tin rằng Chính phủ Hoa Kỳ sẽ đánh thuế nhập khẩu 112% đối với tôm
Indonesia vì cho rằng Indonesia đã chuyển tải tôm Trung Quốc và sử dụng chứng nhận xuất xứ Indonesia.
Xuất khẩu tôm của Indonesia sang Hoa Kỳ đã tăng đáng kể sau khi Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối
với 6 nước sản xuất tôm hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Braxin và Ecuador.
Nhật Bản vẫn là nước nhập khẩu tôm lớn nhất từ Indonesia.
Tuy nhiên, xuất khẩu tôm Indonesia sang thị trường Nhật Bản, đặc biệt là tôm đông lạnh chưa chế biến,
đang có xu hướng giảm kể từ năm 2003. Xuất khẩu tôm đông lạnh chưa chế biến của Indonesia sang Nhật
Bản đã giảm từ 55.617 tấn năm 2001 xuống 48.623 tấn năm 2004. Trong khi đó, xuất khẩu tôm sang Hoa
Kỳ trong cùng kỳ tăng từ 15.848 tấn lên 40.966 tấn nhờ được giá trên thị trường này, đặc biệt là giá tôm
đông lạnh chưa chế biến.

Nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ


Đơn vị tính: 1000 tấn
Nước xuất khẩu Thời kỳ tháng 1- tháng 9/2004 Thời kỳ tháng 1-tháng 9/2005 Tăng/giảm (%)
Thái Lan 83,7 111,0 32,5
Indonesia 31,8 38,6 21,4
Ecuador 29,6 38,1 28,8
Trung Quốc 40,5 28,7 -29.6
Việt Nam 26,7 28,0 4,9
Ấn Độ 30,1 26,7 -11,5
Bangladesh 12,8 11,6 -8,9
Venezuela 13,6 9,5 - 30,1
Malaysia 6,4 9,0 40,3
Mêhicô 10,6 8,9 -15,3
Tổng cộng 346,4 359,4 3,8

Khách mua Nhật Bản trở lại thị trường

Sự suy thoái kinh tế kéo dài trong thập kỷ qua của Nhật Bản đã tác động xấu tới hoạt động nhập khẩu thuỷ
sản của nước này và kim ngạch nhập khẩu dao động ở mức 14-16 tỷ USD trong thời kỳ 2000-2004. Do đó,
nhập khẩu tôm, mặt hàng thuỷ sản có giá trị cao, cũng bị ảnh hưởng trong thời kỳ này.

Một tin tốt lành cho thấy Nhật Bản đang quay trở lại là thị trường tiêu thụ các sản phẩm tôm của các nước
Châu Á. Thị trường Nhật Bản sau những năm sụt giảm đã bắt đầu có có dấu hiệu tăng trưởng với tổng
lượng nhập khẩu tôm năm 2005 ước tính vượt trên 310.000 tấn.

Nhập khẩu tôm của Nhật Bản theo mặt hàng


Đơn vị tính: tấn
Mặt hàng 2000 2001 2004 Tháng 1-9/2005
Tôm sống 406 293 383 207
Tôm tươi/ướp lạnh 36 19 33 19
Tôm đông lạnh, chưa chế biến 248.868 233.195 241.445 166.151
Tôm sấy khô/tẩm muối/ướp muối 1.875 1.977 2.351 1.521
Tôm chín, đông lạnh 13.936 13.927 16.745 11.813
Tôm đã chế biến & hun khói 468 453 618 341
Tôm đã chế biến/đã được bảo quản (bao gồm tôm đóng hộp và đã sốt –tempura)
27.678 33.361 39.692 28.883
Tôm sushi (với cơm) 194 92 341 197
Tổng 293.461 283.318 301.608 209.132

Trong 9 tháng đầu năm 2005, Nhật Bản nhập khẩu 216.133 tấn tôm và các sản phẩm tôm. Trong số đó có
khoảng gần 50.000 tấn là những sản phẩm có giá trị cao như các sản phẩm đã chế biến và số còn lại
166.151 tấn là các sản phẩm tôm đông lạnh chưa chế biến (tôm còn nguyên vỏ và bóc vỏ). Nhập khẩu thủy
sản đã chế biến của Nhật Bản tăng đáng kể trong 6 năm qua, đạt mức trên 400.000 tấn/năm và số lượng
nhập khẩu tăng hàng năm. Trong đó tôm đã chế biến là mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản. Trung
Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia là những nước cung cấp chính các sản phẩm tôm có giá trị cao tới
thị trường Nhật Bản.

Nhập khẩu tôm đông lạnh chưa chế biến vào Nhật Bản theo khu vực thị trường
Đơn vị tính: nghìn tấn
Nước/lãnh thổ 1-9/2000 1-9/2001 1-9/2002 1-9/2003 1-9/2004 1-9/2005
Việt Nam 25,4 25,7 29,4 32,8 39,0 38,6
Indonesia 36,2 40,8 25,2 39,3 39,6 35,6
Ấn Độ 36,7 32,4 40,0 19,8 24,5 18,5
Trung Quốc 11,1 9,4 12,6 13,9 14,6 15,0
Thái Lan 12,5 14,7 12,7 12,1 12,0 13,1
Greenland 7,9 5,4 6,6 7,0 5,8 5,6
Philippin 5,9 5,8 5,2 4,2 4,2 4,1
Đài Loan 0,2 0,1 0,1 0,2 0,1 0,0
Các nước khác 43,1 41,0 113,2 35,3 36,1 35,7
Tổng 179,0 175,3 245,0 164,6 173,2 166,2

Nhập khẩu tôm chưa chế biến của Nhật Bản đạt mức tăng 6% trong tháng 9/2005, nhưng trong thời kỳ từ
tháng 1-9/2005 lại giảm 4% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu Nhật Bản giảm nhập khẩu từ Việt Nam
(nước cung cấp hàng đầu), Indonesia và Ấn Độ nhưng lại tăng nhẹ từ Trung Quốc và Thái Lan. Những
nước cung cấp tôm hàng đầu như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc xuất khẩu số lượng lớn
tôm nobashi (kéo dãn) còn đuôi, chưa chế biến sang thị trường Nhật Bản. Gần đây Thái Lan và Trung Quốc
xuất khẩu với số lượng ngày càng tăng loại tôm he chân trắng nobashi sang Nhật, trong khi tôm sú vẫn là
nguyên liệu chủ yếu để chế biến tôm nobashi ở Việt Nam và Indonesia. Nhập khẩu tôm he chân trắng loại
nhỏ, đã bóc vỏ từ 4 nước trên cũng tăng. Ở những nước này, tôm he chân trắng được nuôi trồng để xuất
khẩu và tiêu thụ nội địa. Khoảng 70% tôm nuôi trồng của Trung Quốc được tiêu thụ tại các thị trường nội
địa. Tiêu thụ tôm tại thị trường trong nước cũng tăng tại Việt Nam.

Trong thời kỳ tháng 1-tháng 10/2005, nhập khẩu tôm đông lạnh chưa chế biến của Nhật Bản đạt tổng cộng
22.865 tấn, tăng nhẹ so với 3 quý đầu năm. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn so với năm 2004. Trong
thời kỳ này, Việt Nam duy trì là nước cung cấp tôm hàng đầu sang Nhật Bản với lượng xuất lên tới 44. 832
tấn, so với 44. 393 tấn cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, nhập khẩu từ Indonesia và Ấn Độ vẫn tiếp tục
giảm.

Dự đoán nguồn cung giảm, giá tăng trong năm 2006

Mùa lễ hội của Nhật Bản khởi đầu tín hiệu tích cực cho nhu cầu các mặt hàng thuỷ sản vào cuối năm 2005.
Trong khi đó nguồn cung tiếp tục giảm, đặc biệt đối với loại tôm cỡ lớn. Trong thời gian này thị trường dự
đoán sẽ vẫn vững mạnh. Tuy nhiên, những nhà nuôi trồng tôm ở những nước sản xuất chính có thể sẽ
giảm thu hoạch vào mùa tới do những rào cản nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ (như thuế chống bán phá
giá và ký quỹ). Điều này sẽ ảnh hưởng tới các thị trường khác, trong đó có thị trường Nhật Bản. Dự đoán
loại tôm có giá trị gia tăng sẽ được nuôi trồng và xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường Nhật Bản đầy hấp
dẫn.

Dự đoán năm 2006 sẽ là năm bấp bênh đối với các nhà nuôi trồng thuỷ sản Châu Á do ảnh hưởng của thuế
chống bán phá giá. Quyết định của ITC không loại trừ Thái Lan và Ấn Độ, những nước bị ảnh hưởng của
sóng thần, trong danh sách các nước phải chịu thuế chống bán phá giá đã không có gì đáng ngạc nhiên.
Những đợt lũ lụt hiện đang gây ảnh hưởng tới ngành tôm, đặc biệt ở Bangladesh và Ấn Độ, sẽ làm giảm
hơn nữa nguồn cung trên thị trường. Nhìn chung, giá tôm dự đoán sẽ tăng trong năm 2006.

Nguồn: Infofish-Vietrade

Trang chủ > Vấn đề hôm nay > Tin VCCI

Kinh doanh với thị trường Hoa Kỳ


09:48' AM - Thứ năm, 10/11/2005

Chiến lược kinh doanh và phương thức đàm phán với các đối tác Hoa Kỳ: khó khăn khi
tiếp cận thị trường; cách thức thiết lập và duy trì mối quan hệ làm ăn cũng như các bước
chuẩn bị tiếp cận thị trường Hoa Kỳ có hiệu quả nhất là những chủ đề sẽ được đề cập tại
buổi Hội thảo "Kinh doanh với thị trường Hoa Kỳ" do VCCI phối hợp với Phòng Thương
mại Mỹ tại Hà Nội (Amcham Hanoi) tổ chức ngày 16/11 tới đây.

Theo Thương vụ VN tại Hoa kỳ thì năng lực cung và tiếp thị XK của các DN VN nhìn chung còn
yếu. điểm yếu nổi bật của các DN VN tại thị trường Hoa Kỳ là quy mô sản xuất nhỏ và khả năng
liên kết giữa các DN trong sản xuất và XK yếu, nên gặp khó khăn trong việc đáp ứng các đơn
hàng lớn và có yêu cầu thời gian giao hàng nhanh. Hơn nữa, đại bộ phận các DN, đặc biệt trong
lĩnh vực may mặc và giày dép là hai mặt hàng chủ lực của VN XK sang Hoa Kỳ còn hoạt động
theo hình thức gia công.

Rào cản hàng XK VN vào Hoa Kỳ

Các chuyên gia của Thương vụ VN tại Hoa Kỳ phân tích,một trong những vấn đề khiến cho hàng
hóa VN gặp khó khăn khi xâm nhập thị trường Hoa Kỳ là cước phí vận tải hàng từ VN sang Hoa
Kỳ thường cao hơn và lâu hơn so với từ các nước khác đến Hoa Kỳ (kể cả từ các nước xung
quanh VN). Ngoài ra, việc VN chưa phải là thành viên WTO nên một số mặt hàng của VN phải
chịu mức thuế cao hơn so với hàng cùng loại nhập từ những nước được hưởng ưu đãi thương
mại của Hoa Kỳ. Môi trường đầu tư tại VN chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư Hoa Kỳâ. Các
vấn đề khác như:Hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm cao, hệ thống pháp luật thương mại
của Hoa Kỳ rất phức tạp và chồng chéo, khó khăn trong thanh toán,... cũng là những rào cản
khiến hàng hóa VN khó xâm nhập thị trường rộng lớn này.

Sử dụng luật sư Mỹ

Đó là lời khuyên của bà Elizabeth Rose Daly- Đại diện Văn phòng Thị trưởng thành phố New
York với các DN VN. Bà cho biết: muốn tránh những thất bại khi làm ăn với thị trường này không
cách nào khác là các DN VN phải thuê luật sư Mỹ tư vấn cho hoạt động kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, để tìm được đối tác tốt. Các DN VN cần phải có lý lịch rõ ràng, phải chứng minh
được năng lực tài chính của mình. Phí tư vấn khá cao, song "đắt xắt ra miếng" vì nó giúp cho DN
lường trước được những khó khăn, rắc rối có thể gặp phải.

Ngoài ra, việc tích cựctham gia các hội chợ thương mại cũng là một cách tốt để tiếp cận thị
trường. DN VN khi tham gia hội chợ tại Mỹ nên chuẩn bị 2 bảng giá hàng, một bảng giá dành cho
khách nhập khẩu và một bảng giá bán buôn tại kho, trong đó đã tính đủ chi phí hải quan, thuế
nhập khẩu, vận chuyển và lưu thông tại Mỹ... Trước khi tham gia hội chợ, DN phải nghiên cứu
xác định hội chợ phù hợp với ngành hàng sản xuất của mình và liên hệ với nhà tổ chức làm các
thủ tục đăng ký, thuê gian hàng, chuẩn bị chu đáo hàng hóa và tài liệu quảng cáo về sản phẩm...
Tại các hội chợ, người ta tối kỵ việc bán lẻ trao tay trực tiếp hàng hóa cho khách tham quan.

Tuấn Anh

Ngành Công nghiệp Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế

I-Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành công nghiệp và các kết quả đạt
được Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm tự
do hoá các hoạt động kinh tế: Chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa thị trường, đẩy mạnh thu
hút đầu tư, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với nhiều nước
trên thế giới…, tạo điều kiện để nền kinh tế tham gia vào các cấp độ hội nhập song
phương, tiểu khu vực và toàn cầu.
Để thực hiện thành công hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là công tác chuyển
dịch cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh, trên cơ sở các chiến lược, quy hoạch tổng thể
phát triển từng ngành công nghiệp đã được phê duyệt, Bộ Công nghiệp đã chỉ đạo các
tổng công ty, các doanh nghiệp chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Sau 4 năm thực hiện,
nhiều mặt hoạt động đã đạt được kết quả đáng kể:
- Tập trung đầu tư các sản phẩm đang có trên thị trường và có khả năng cạnh
tranh. Hướng dẫn các doanh nghiệp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, có các biện pháp sẵn
sàng đối phó với thị trường khi có biến động bất lợi. Triển khai xuất khẩu các sản phẩm
mới vào các thị trường mới, tăng kim ngạch xuất khẩu và chủng loại hàng xuất khẩu;
Chủ động thực hiện lộ trình hội nhập AFTA/CEPT, thực hiện Hiệp định thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ và chuẩn bị gia nhập WTO, đặc biệt là đối với các ngành đang được bảo
hộ cao qua thuế nhập khẩu như các ngành thép, giấy, xi măng..., phải có kế hoạch nâng
cao khả năng cạnh tranh khi thuế nhập khẩu giảm xuống còn 0 - 5%; Nghiên cứu rào
cản kỹ thuật đối với một số mặt hàng như dệt may, các sản phẩm điện, điện tử. Đồng
thời, xây dựng các tiêu chuẩn ngành, TCVN hài hoà với các tiêu chuẩn quốc tế. Năm
2004, Bộ Công nghiệp đã tổ chức nghiệm thu 47 tiêu chuẩn ngành và triển khai xây
dựng 68 tiêu chuẩn ngành khác.
Theo những định hướng chỉ đạo trên của Bộ, các doanh nghiệp ngành công
nghiệp đã và đang triển khai thực hiện những công tác sau đây:
- Rà soát, xây dựng mới chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Trên cơ sở lựa
chọn các sản phẩm có lợi thế, có thị trường và có khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp
đang tiến hành điều chỉnh, bổ sung chiến lược sản xuất kinh doanh của mình, trong đó
xác định rõ cơ cấu sản phẩm, dịch vụ, thị trường, phương thức kinh doanh, ứng dụng
khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng và giá trị sử dụng của hàng hoá, dịch
vụ, xây dựng thương hiệu. Trong quá trình thực hiện, hàng quý, các doanh nghiệp sẽ
định kỳ báo cáo Bộ để tổng hợp, rút kinh nghiệm, kịp thời có những điều chỉnh phù hợp;
- Cắt giảm chi phí sản xuất: Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp toàn ngành có kế
hoạch và giải pháp cụ thể thực hành tiết kiệm và cắt giảm các chi phí về nguyên vật liệu
trong sản xuất; Điều chỉnh, bổ sung định mức lao động, bảo đảm tăng năng suất lao
động và tiết kiệm chi phí lao động; Tổ chức lại sản xuất nhằm giảm chi phí trong từng
khâu; Đổi mới tổ chức quản lý, nhất là quản lý năng suất và chất lượng để hạ giá thành,
nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp;
- Đổi mới công nghệ: Bộ Công nghiệp luôn xác định vấn đề đầu tư đổi mới, phát
triển công nghệ là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển
của Ngành. Bộ đã tổ chức và hiện đang tiếp tục đánh giá trình độ công nghệ sản xuất
của một số sản phẩm ngành Công nghiệp có khả năng cạnh tranh cao để có kế hoạch
tăng cường đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ mới phù hợp với Chiến lược KHCN
đến năm 2010 gắn liền với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, các công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sở hữu công nghiệp, hỗ trợ tư vấn các doanh nghiệp
trong việc đăng ký, bảo vệ thương hiệu cho hàng hoá dịch vụ, bảo hộ sở hữu công
nghiệp, phát triển công nghệ thông tin... cũng đã được đưa vào triển khai thực hiện;
- Đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước: Một trong các giải pháp quan
trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngành là tập trung đổi
mới, sắp xếp lại các DNNN. Bộ Công nghiệp đã tích cực chỉ đạo triển khai và giải quyết
các khó khăn vướng mắc của các tổng công ty và doanh nghiệp. Do đó, năm 2005, trong
công tác đổi mới sắp xếp lại DNNN (tính đến hết tháng 9/2005), Bộ đã tổ chức xét
duyệt và chuyển sang công ty cổ phần cho 58 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp.
Tổng giá trị vốn nhà nước của các doanh nghiệp cổ phần hoá là 1.314 tỷ đồng (bình
quân 22,6 tỷ đồng/doanh nghiệp) tăng 16% so với 9 tháng đầu năm 2004.
- Đào tạo nguồn nhân lực: Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phục vụ cho
hội nhập kinh tế quốc tế được coi là công tác quan trọng trong hoạt động của ngành
Công nghiệp. Bộ Công nghiệp chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
công chức về nghiệp vụ, chuyên môn, ngoại ngữ, quản lý hành chính nhà nước, quản lý
kinh tế kỹ thuật, sử dụng internet... để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt
đối với các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Năm 2005, Bộ Công nghiệp đã tổ chức các lớp đào tạo tiếng Anh, tin học cho
các cán bộ trong cơ quan Bộ. Ngoài ra, Bộ cũng đã cấp tốc bồi dưỡng kiến thức về
thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế cho các cán bộ làm công tác hội nhập,
trang bị những kiến thức, khái niệm cơ bản về luật pháp kinh tế quốc tế để các cán bộ tự
nghiên cứu và ứng dụng vào việc xây dựng các chính sách, cam kết hội nhập kinh tế
đang hình thành và theo dõi thực hiện những cam kết đã ký.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển mặt hàng mới: Năm 2005, Bộ Công
nghiệp đã tổ chức các đoàn cán bộ xúc tiến thương mại và hợp tác đầu tư trong lĩnh vực
công nghiệp tại các nước: Nam Phi, Bungari, Rumani, Thái Lan, Trung Quốc. Sau
những chuyến đi này, các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam đã tìm hiểu, thu thập
được nhiều thông tin về thị trường, thiết lập được các mối quan hệ mới với đối tác tại
các nước sở tại, trên cơ sở đó có hướng phát triển và xuất khẩu sản phẩm sang các thị
trường này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong Ngành đang nỗ lực tìm giải pháp đẩy
mạnh các hình thức xuất khẩu (bao gồm cả xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ, xuất khẩu
qua đường biên mậu, xuất khẩu tại chỗ... ). Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang
thị trường Mỹ, nhưng không buông lỏng các thị trường truyền thống và chú trọng đẩy
mạnh tiêu thụ nội địa. Đặc biệt quan tâm tới chiến lược phát triển thị trường miền Tây
của Trung Quốc để đẩy mạnh xuất khẩu biên mậu.
Cho đến nay, hầu hết các doanh nghiệp ngành Công nghiệp đã sẵn sằng đón
nhận sự hội nhập, nhận thức hội nhập không chỉ là thách thức lớn mà còn là cơ hội phát
triển; chấp nhận và chuẩn bị - dù ở mức độ khác nhau, đón nhận sự cạnh tranh với hàng
hoá nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm cách vươn ra thị trường nước
ngoài; Quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu nội bộ ngành
Công nghiệp diễn ra trong những năm qua cũng góp phần tích cực cho việc hội nhập.
Theo cơ cấu các ngành kinh tế quốc dân, tỷ trọng công nghiệp (và xây dựng) trong GDP
tăng liên tục từ 38,1% năm 2001 lên 40,1% năm 2004 và đạt khoảng 41% năm 2005;
Khả năng cạnh tranh của hàng công nghiệp tuy vẫn còn một số hạn chế, nhưng nhìn
chung hầu hết các sản phẩm công nghiệp đã có thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường
nội địa. Những sản phẩm trước đây có hiện tượng dư thừa như xi măng, thép xây dựng,
than, sản phẩm cơ khí, thì nay lưu thông và tiêu thụ tốt hơn. Ngoài việc xuất khẩu
nguyên liệu thô như khoáng sản, dầu thô, than..., một số mặt hàng đã dần chiếm lĩnh thị
trường trong nước và xuất khẩu như dệt may, da giầy, một số sản phẩm cơ khí, điện tử,
điện gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ với mức tăng trưởng cao; Xuất khẩu sản phẩm
công nghiệp liên tục tăng trưởng ở mức độ cao với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2004
đạt 19,4 tỷ USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp thời kỳ 2001 - 2004 đạt
khoảng 55,6 tỷ USD, chiếm khoảng 71% giá trị xuất khẩu của cả nước. Cơ cấu sản
phẩm xuất khẩu phong phú hơn, đặc biệt một số sản phẩm cơ khí đòi hỏi công nghệ cao
như điện tử, xe máy, động cơ diesel đã có chỗ đứng tại các thị trường một số nước trên
thế giới. Xuất khẩu các mặt hàng như dầu thô, than đã đều vượt kế hoạch đề ra.
Các hoạt động trong ASEAN, đàm phán WTO và một số hoạt động khác.
Năm 2005, Bộ Công nghiệp đã phối hợp với các Bộ: Thương mại, Tài chính và
các bộ, ngành hữu quan thực hiện một số công việc cụ thể như sau:
- Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA): Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện
lộ trình cắt giảm thuế CEPT/AFTA theo cam kết, giảm thuế linh kiện đối với một số sản
phẩm điện tử, tủ lạnh, máy giặt để các doanh nghiệp trong nước không gặp khó khăn khi
thuế suất các sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan giảm. Biện pháp đền bù đã
được các nước ASEAN và Việt Nam thống nhất áp dụng mức thuế ưu đãi này không chỉ
riêng cho Thái Lan mà còn cho toàn bộ các nước thành viên;
- ASEAN - Trung Quốc (ACFTA): Tham gia cùng Bộ Tài chính, Bộ Thương mại
đàm phán về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc, đàm phán Hiệp định thương
mại hàng hoá trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN-Trung Quốc;
- ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA): Tiếp tục tham gia góp ý với Bộ Tài chính về
phương án đàm phán thuế quan trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Hàn Quốc;
- ASEAN – úc & New Zealand (AANZFTA): Phối hợp cùng Bộ Thương mại,
cung cấp các thông tin để phục vụ công tác đàm phán trong khuôn khổ AANZFTA.
- Tham gia cùng Nhóm công tác liên ngành do Tổng cục Hải quan chủ trì đàm
phán và xây dựng mô hình cơ chế thủ tục hải quan một cửa (ASEAN Single Window)
nằm trong sáng kiến tạo thuận lợi cho tự do hoá thương mại trong ASEAN. Hiệp định
khung về hình thành và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN đã được Hội nghị Bộ trưởng
Kinh tế ASEAN thông qua nội dung vào tháng 10/2005 tại Lào và được ký kết vào
tháng 12/2005 tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Malaysia;
- Tham gia với Bộ Thương mại xây dựng bộ các phương pháp xác định tiêu
chuẩn xuất xứ trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch của ASEAN với các nước đối tác;
- Tham gia với Bộ Khoa học Công nghệ đàm phán Hiệp định hài hoà hoá tiêu
chuẩn điện, điện tử trong khuôn khổ ASEAN;
- Hàng năm, Bộ Công nghiệp đều tham gia các phiên họp của Tổ công tác về
Hợp tác công nghiệp ASEAN (WGIC) nhằm tăng cường quan hệ hợp tác, bổ trợ công
nghiệp giữa các nước thành viên, với mục tiêu tăng cường liên kết sản xuất khu vực,
phát triển thương mại nội khối, và tăng khả năng của ngành công nghiệp ASEAN trước
sức ép cạnh trang ngày càng tăng từ các nền kinh tế lớn đang phát triển mạnh như Trung
Quốc, ấn Độ. Là thành viên tích cực tham gia Chương trình AICO, hiện nay, Việt Nam
đã có 3 cơ cấu AICO được phê duyệt và đang thực hiện có hiệu quả: AICO Sony- Công
ty Điện tử Tân Bình; AICO Samsung; AICO giữa Công ty Hadara Việt Nam và Công ty
Austrans Thái Lan. Nhằm khuyến khích hơn nữa các công ty Việt Nam tham gia vào
chương trình AICO, tận dụng được những ưu đãi mà chương trình này đem lại, các nước
ASEAN đã thống nhất ký kết Hiệp định thư sửa đổi Hiệp định gốc AICO, theo đó mức
thuế ưu đãi AICO giảm xuống 0% đối với các nước ASEAN 6 từ năm 2005 và Việt Nam
từ năm 2006.
Việc thực hiện Chương trình AICO đã thu được một số kết quả tích cực, bước
đầu kích thích được các doanh nghiệp điện tử Việt Nam và một số ngành khác chấp
nhận môi trường cạnh tranh khu vực ASEAN. Thông qua cơ cấu AICO, đã có doanh
nghiệp trong khu chế xuất tranh thủ được các cơ hội đem lại từ chương trình này để xuất
khẩu các sản phẩm tiềm năng sang thị trường ASEAN. Các công ty đa quốc gia hiện đã
có những phản ứng tích cực nhất định quan tâm đến Chương trình AICO do sự thay đổi
về chính sách thuế (chủ yếu trong công nghiệp ô tô). Một số doanh nghiệp trong nước
đã tranh thủ cơ hội, trở thành các nhà cung cấp linh kiện vệ tinh cho các công ty đa quốc
gia trong phạm vi khu vực và thế giới.
Tham gia đàm phán gia nhập WTO
- Bộ Công nghiệp đã tích cực phối hợp với các cơ quan chủ trì nội dung chuẩn bị
cho các phiên 6,7,8,9,10 và 11 đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Nghiên cứu, góp
ý Bản tóm tắt hiện trạng kinh tế thương mại Việt Nam; chuẩn bị và rà soát các phương
án đàm phán về thuế, phi thuế, dịch vụ, trợ cấp công nghiệp, đầu tư...
- Phối hợp cùng Bộ Tài chính, Bộ Thương mại chuẩn bị các phương án đàm
phán về thuế và dịch vụ trong lĩnh vực công nghiệp;
- Nghiên cứu, trả lời các câu hỏi của các thành viên Ban công tác về việc Việt
Nam gia nhập WTO về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực công nghiệp.
- Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện việc rà soát các văn bản quy phạm pháp
luật về trợ cấp đang được áp dụng, nhằm phát hiện những văn bản còn có nội dung chưa
phù hợp với quy định của WTO để điều chỉnh cho phù hợp.
- Nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý thương mại nhà nước đối với thuốc lá
điếu và xì gà nhập khẩu để chuẩn bị cho việc thực hiện cam kết bãi bỏ việc cấm nhập
khẩu thuốc lá điếu và xì gà kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO.
Để có thể tận dụng mọi cơ hội mang lại khi gia nhập WTO, tham gia một cách
chủ động, tích cực vào quá trình hội nhập và phân công lao động quốc tế nhằm phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế, ngành Công nghiệp đang và sẽ
phát triển theo hướng lựa chọn, tập trung phát triển những ngành hàng, những nhóm sản
phẩm có khả năng cạnh tranh, huy động mạnh mẽ những năng lực còn tiềm ẩn, đẩy
mạnh đầu tư và đầu tư có trọng điểm, kết hợp đầu tư mới và đầu tư chiều sâu đổi mới
công nghệ, áp dụng rộng rãi những phương pháp quản lý tiên tiến và mọi giải pháp cần
thiết để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm...
Tất cả đều nhằm tới đích cuối cùng là thoả mãn ở mức cao nhất những nhu cầu cơ bản
của nền kinh tế và đưa ngành Công nghiệp trở thành ngành có sức mạnh cạnh tranh.
II- Một số kiến nghị
Để đạt được mục tiêu hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới, Bộ Công
nghiệp kiến nghị với Chính phủ một số vấn đề sau:
- Chỉ đạo việc nhanh chóng ban hành mới, sửa đổi và bổ sung các văn bản quy
phạm pháp luật (gồm 24 Luật và 2 Pháp lệnh) để phù hợp với WTO; Quyết tâm gia nhập
WTO vào năm 2006;
- Chỉ đạo chặt chẽ việc phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc giải quyết nhất
quán và dứt điểm những vấn đề đang đặt ra trong các đàm phán đa phương và song
phương;
- Chỉ đạo các Bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu xây dựng các rào cản kỹ thuật trong
hội nhập;
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho công nghiệp trong nước phù hợp
với những nguyên tắc, thông lệ của WTO;
- Tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ công chức và doanh nghiệp trong hội
nhập để nâng cao năng lực về kinh doanh quốc tế.
TS. Trần Hữu Bưu
Giảm thuế nhập khẩu: Nhiều doanh nghiệp
chưa tận dụng lợi thế
VNECONOMY cập nhật: 27/12/2005

Việt Nam đã và sẽ được hưởng Để triển khai các cam kết của Việt Nam
những ưu tiên nhất định về lộ trình dỡ
bỏ những rào cản thương mại. thực hiện Hiệp định Ưu đãi thuế quan có
hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực mậu
dịch tự do ASEAN (AFTA), Bộ Tài chính cho biết từ ngày 1/1/2006, toàn
bộ các mặt hàng trong danh mục giảm thuế sẽ có thuế suất thuế nhập khẩu
CEPT/AFTA trong khoảng 0%-5%.

Riêng đối với các mặt hàng xi măng, giấy, kính xây dựng, đồ điện, điện tử, một
số phương tiện vận tải là những mặt hàng còn được bảo hộ ở mức thuế 20% thì
đến năm 2006 cũng phải giảm xuống còn 5%.

Theo Bộ Tài chính, lộ trình giảm thuế bắt đầu từ 1/1/2006 đúng như cam kết
đối với 27 mặt hàng “nhạy cảm” còn lại như đường, trứng thương phẩm, trứng
gia cầm làm giống, gạo lức và thóc, một số loại hoa quả... cũng đã được thống
nhất.

Người tiêu dùng chờ đợi...

Từ năm 2006, các mặt hàng nông sản nhạy cảm tiếp tục được đưa vào thực hiện
giảm thuế, đến năm 2013, mức thuế suất đối với các mặt hàng này chỉ còn 0%-
5% (riêng đường sẽ giảm vào năm 2020). Nhiều người tiêu dùng cũng đang
trong tâm trạng háo hức chờ đón cơ hội mua sắm nhiều mặt hàng giá rẻ khi
thuế suất thuế nhập khẩu hàng điện tử nguyên chiếc từ các nước ASEAN giảm
xuống chỉ còn từ 0%-5% vào 1/1/2006.

Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) cho biết, trong lộ trình giảm thuế của các
nước ASEAN, lộ trình giảm thuế một số mặt hàng quan trọng, nhạy cảm và có
tính thương mại rất cao như ô tô nguyên chiếc các loại, xe máy, thuốc lá, xăng
dầu... là vấn đề được quan tâm và tranh luận nhiều nhất.

Đặc biệt, ô tô, xe máy và thuốc lá là những mặt hàng nhạy cảm nhất trong thảo
luận hiện nay.

Tuy nhiên, Chính phủ đã định hướng lấy năm 2007 làm cơ sở để đàm phán
trong ASEAN và bắt đầu thực hiện giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng này. Như
vậy có nghĩa là mức giảm thuế CEPT đối với các mặt hàng này hằng năm chắc
chắn sẽ rất cao.

Chưa chú ý xâm nhập thị trường khu vực

Việc đưa các mặt hàng như rượu mạnh, xe máy, ô tô,... vào thực hiện tự do hóa
mậu dịch trong ASEAN sẽ làm tăng lượng nhập khẩu vào Việt Nam, người tiêu
dùng trong nước sẽ được hưởng lợi nhưng sẽ có tác động hai mặt đối với sản
xuất trong nước. Áp lực cạnh tranh cả về giá và chất lượng có gây “sốc” cho
các doanh nghiệp? Bộ Tài chính cho rằng, không “sốc” vì lộ trình này đã được
báo trước.

Thậm chí, theo ông Rodolfo Severino, nguyên Tổng Thư ký ASEAN, thực tế
các quốc gia và doanh nghiệp đều mong muốn được tham gia một thị trường
lớn có môi trường kinh doanh, có những đặc thù thương mại gần tương đương
nhau như AFTA.

Đặc biệt, đối với 4 thành viên gia nhập muộn, trong đó có Việt Nam, đã và sẽ
được hưởng những ưu tiên nhất định về lộ trình dỡ bỏ những rào cản thương
mại.

Tuy nhiên, theo bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng,
mặc dù khoảng cách về trình độ phát triển, về môi trường đầu tư giữa các nước
trong khối không cách biệt nhiều, song trên thực tế sự so sánh vẫn dễ nhận thấy
giữa các thành viên cũ với 4 thành viên mới. Mặt bằng chung về kinh tế và môi
trường kinh doanh còn khá chênh lệch đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào
một vị thế có nhiều khó khăn.

Theo bà Lan, khu vực doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ nhất
chính là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nhưng đa số các doanh
nghiệp này vẫn còn đang ở trạng thái nhỏ và yếu, đặc biệt là về khả năng tài
chính.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Thị Băng Tâm cũng nhận định: Hầu hết các doanh
nghiệp, tổng công ty lớn đã có sự nghiên cứu, chuẩn bị những bước đi thích
hợp với tiến trình hội nhập nói chung và lộ trình giảm thuế nói riêng. “Nhưng
nhiều doanh nghiệp mới chỉ lo cạnh tranh trên sân nhà mà ít để ý đến xâm nhập
và chiếm lĩnh thị trường khu vực”, bà Tâm nhận định.

Mỗi doanh nghiệp nên xem xét điều kiện của mình

Mặc dù các nước ASEAN đã giảm thuế nhập khẩu để thực hiện khu vực mậu
dịch tự do, tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này lại không
tăng so với cách đây 3 năm.

Tại hội thảo giữa các chuyên gia kinh tế của ASEAN với các doanh nghiệp Việt
Nam về lợi ích của AFTA mới diễn ra tại Hà Nội, Giáo sư kinh tế Jose Tongzon
đến từ Trường Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng các doanh nghiệp Việt
Nam chưa tận dụng được những lợi thế từ việc cắt giảm thuế nhập khẩu mà khu
vực mậu dịch tự do ASEAN đã đem lại để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường
này.

Thực tế là năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang các nước ASEAN
chỉ được 3 tỉ USD, tăng chút ít so với năm 2001. Ngay như với Hà Nội, sau 3
năm, xuất khẩu sang thị trường này chỉ tăng thêm được 5 triệu USD, trong khi
đó nhập khẩu lại tăng mạnh.

Ông Rodolfo Severino cho rằng để tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng
hóa Việt Nam, mỗi một công ty cần xem xét điều kiện của chính mình, tận dụng
những thuận lợi để có thể đưa hàng hóa vào thị trường ASEAN và nhập khẩu
nguyên liệu sản xuất từ ASEAN vì buôn bán trong ASEAN không phải chịu
thuế nhập khẩu.

“Tận dụng cơ hội từ AFTA chính là cách hay nhất các doanh nghiệp Việt Nam
đảo ngược được tình thế này”, ông Rodolfo Severino nói.

Doanh nghiệp phải biết nâng cao khả năng cạnh tranh

(TS. Lê Đăng Doanh - Chuyên gia kinh tế cao cấp)

Một trở ngại rất lớn cho những viễn cảnh của khu vực mậu dịch tự do ASEAN
đang ngày càng hiện rõ chính là xu hướng mở rộng và chuyển hướng thương
mại sang các khối và các nước ngoài ASEAN, nhất là Trung Quốc. Chưa kể
đến việc một số thành viên ASEAN đã ký kết những hiệp định thương mại với
EU, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ...

Chỉ cần nhìn vào quốc gia láng giềng là Trung Quốc thì sẽ thấy một trở ngại
không nhỏ. Để biến AFTA thành một đòn bẩy cho sự phát triển của các nước
ASEAN, đòi hỏi mỗi quốc gia thành viên phải có những nỗ lực nhằm cải thiện
môi trường đầu tư, kinh doanh xuất phát từ những cơ chế, chính sách và điều
quan trọng hơn cả vẫn là doanh nghiệp- họ phải biết tự nâng cao khả năng
cạnh tranh của chính mình.

Cần chuyên gia giỏi

(Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Thị Băng Tâm)

Doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu lộ trình giảm thuế của Việt Nam lẫn
của các nước khác để tính toán lợi thế cạnh tranh của những mặt hàng của
mình, cũng như các cơ hội để hàng hóa có thể xuất khẩu ra thị trường khu
vực.

Đồng thời cần có đội ngũ cán bộ (hoặc thuê dịch vụ tư vấn) hiểu thấu đáo các
điều kiện áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của cả Việt
Nam và các nước khác, ví dụ điều kiện về xuất xứ hàng hóa... để tận dụng,
chủ động khai thác có hiệu quả. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tăng cường
tư vấn cho Chính phủ những chính sách để phát triển ngành phù hợp với lộ
trình và xu thế hội nhập.

Các luật khác quản lý hàng nhập khẩu

Quyền hạn chế nhập khẩu nông sản và hàng dệt

Các hiệp định trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay và luật triển khai hiệp định
buộc Mỹ phải đưa ra những hạn chế đối với nông sản và hàng dệt. Trước đây, điều
204 của Luật Nông nghiệp Mỹ năm 1956 ủy quyền cho tổng thống tham gia đàm
phán các hiệp định với với các chính phủ nước ngoài để hạn chế xuất khẩu nông sản
và hàng dệt sang Mỹ. Quyền này được sử dụng rộng rãi trước khi Vòng đàm phán
Urugoay kết thúc năm 1994.

Hiệp định Ða sợi/Hiệp định Hàng dệt may: Hiệp định đa sợi (Multifiber
agreement-MFA), một hiệp định quốc tế đã có hiệu lực tháng 1 năm 1994, cho phép
các thành viên ký kết GATT đàm phán các hiệp định song phương nhằm thiết lập
những hạn chế về số lượng đối với hàng dệt và quần áo nhập khẩu. Hiệp định MFA,
được thương lượng căn cứ điều 204 của luật năm 1956, nhằm giúp các nước nhập
khẩu hàng dệt đối phó với những sự can thiệp thị trường như làn sóng nhập khẩu khi
dành cho các nhà xuất khẩu của các nước đang phát triển thị phần hàng dệt may lớn
hơn. Ðược gia hạn thêm 6 lần, hiệp định MFA đã hết hạn ngày 32/12/1994 và ngay
lập tức được thay thế bằng Hiệp định hàng dệt may (ATC) trong khuôn khổ Vòng
đàm phán Urugoay.

Trong khuôn khổ của ATC, các hạn ngạch và hạn chế đối với việc buôn bán hàng dệt
may được dỡ bỏ dần trong 3 giai đoạn và hết hạn vào ngày 1 tháng 1 năm 2005. Tất
cả các thành viên của WTO là đối tượng áp dụng của hiệp định ATC, cho dù họ chưa
hoặc đã ký vào MFA hay không, và chỉ các nước thành viên của WTO mới đủ tiêu
chuẩn để tự do hoá các lợi ích của hiệp định.

Hiệp định hàng dệt may song phương được đàm phán giữa các nước xuất khẩu và
các nước cung cấp theo MFA vẫn còn hiệu lực trong thời gian chuyển đổi đến năm
2005. Hiện nay Mỹ có hạn ngạch hàng dệt may với 47 nước. Trong số đó 38 nước
không phải là thành viên WTO và do đó sẽ không được hưởng lợi ích từ việc dỡ bỏ
những hạn ngạch và những hạn chế được cụ thể hoá trong ATC. Các nước không phải
là thành viên như Trung Quốc, Nga, và các nước khác sẽ tiếp tục là đối tượng của
hiệp định dệt may song phương. Việc nhập khẩu hàng dệt từ Canada và Mehico sẽ
được điều chỉnh trong NAFTA.

Nông nghiệp và Luật Hiệp định trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay:
Ðiều 401 của Luật hiệp định trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay đã làm thay
đổi luật của Mỹ để cấm các hình thức hạn chế số lượng hoặc lệ phí đối với việc nhập
khẩu nông sản được soạn thảo giữa các thành viên của WTO. Từ khi thoả thuận
thành lập WTO có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, mới chỉ có lúa mì được chấp
nhận lệnh cấm này.

Các hiệp định trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay về nông nghiệp yêu cầu các
thành viên của WTO cam kết giảm trợ giá xuất khẩu và trợ giá trong nước, và cải
thiện việc tiếp cận thị trường. Hiệp định thiết lập các quy chế và cam kết cắt giảm sẽ
được thực hiện trong vòng 6 năm đối với các nước phát triển và 10 năm đối với các
nước đang phát triển. Mỹ đã đồng ý trong khuôn khổ của WTO để chuyển việc áp
dụng hạn ngạch và lệ phí đối với nông sản sang thuế định ngạch, và giảm dần thuế
quan.
Thuế định ngạch đối với Sản phẩm Ðường: Trong khi Mỹ luôn luôn là nước nhập
khẩu ròng sản phẩm đường, kể từ năm 1934 đã có những hạn chế đối với đường
nhập khẩu để thúc đẩy ngành mía đường và củ cải đường trong nước. Hệ thống bảo
hộ nhập khẩu đã duy trì được giá đường cao hơn giá thế giới.

Ðể chương trình đường của Mỹ phù hợp với GATT, và sau đó là Hiệp định trong khuôn
khổ Vòng đàm phán Urugoay, hạn ngạch tuyệt đối áp dụng đối với đường nhập khẩu
đã chuyển sang hiệp định thuế định ngạch năm 1990. Do kết quả của các Vòng đàm
phán Thương mại Ða phương Urugoay, hai loại thuế định ngạch đã được đưa vào áp
dụng, một loại áp dụng đối với đường chế biến từ mía, và một loại áp dụng đối với
các loại đường khác và mật đường.

Theo quy định của hệ thống thuế định ngạch, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp sẽ xác định
lượng đường có thể nhập khẩu với thuế suất nhập khẩu thấp hơn, và Ðại diện
Thương mại Mỹ sẽ phân bổ số lượng này cho 40 nước xuất khẩu đường đủ tiêu
chuẩn. Lượng nhập khẩu phân bổ cho các nước trong chương trình GSP, CBI, và ATPA
được miễn thuế. Chứng nhận đủ tiêu chuẩn hạn ngạch (Certificates of Quota
Eligibility-CQE) phát cho các nước xuất khẩu phải được thực hiện và hoàn lại trong
từng đợt nhập khẩu đường để nhận đãi ngộ hạn ngạch.

Lượng nhập khẩu đường vượt quá mức cho phép sẽ phải chịu mức thuế cao hơn. Mỹ
đã thoả thuận trong Vòng đàm phán Urugoay không giảm lượng đường nhập khẩu và
giảm 15% mức chênh lệch thuế đường nhập khẩu trong 6 năm. Ðường nhập khẩu từ
Mêhico và Canada được điều chỉnh theo các điều khoản của NAFTA.

Thuế định ngạch cũng được áp dụng đối với thịt nhập khẩu, trước đây là đối tượng bị
hạn chế theo Luật Nhập khẩu Thịt. Thuế định ngạch thay thế hạn ngạch nhập khẩu
được luật này quy định khi mức nhập khẩu thịt vượt quá một mức nhất định. Luật
Nhập khẩu Thịt đã bị bãi bỏ do đó luật của Mỹ trở nên phù hợp với Hiệp định Nông
sản trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay.

Quyền Hạn chế Nhập khẩu theo các Luật Môi trường

Dưới đây là tình hình của một số luật nổi tiếng nhất của Mỹ có sử dụng những hạn
chế nhập khẩu để khuyến khích các chính phủ nước ngoài áp dụng những thông lệ
bảo vệ cá heo, hải sản, chim rừng, và các loài bị nguy hiểm khác.

Luật Bảo vệ Ðộng vật biển có vú 1972 (MMPA): Kể từ năm 1990 Mỹ đã cấm
nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ cá ngừ vây vàng được đánh bắt ở phía đông
Thái bình dương nhiệt đới, trừ những nước đã cấm thuyền đánh cá của họ sử dụng
các loại lưới túi khi đánh bắt, một hành động có trách nhiệm đối với tình trạng tàn
sát hàng trăm ngàn con cá voi mỗi năm. Tàu đánh cá của Mỹ cũng bị cấm tương tự
kể từ năm 1972. Các hội đồng của GATT đã hai lần đã phán quyết luật này đã vi
phạm những giao ước của GATT, nhưng chưa có quyết định nào được thừa nhận chính
thức.

Chính phủ Clinton ủng hộ Tuyên bố Panama 1995, đã đưa các biện pháp bảo tồn tự
nguyện do 12 quốc gia ký kết vào thực hiện ở khu vực đông Thái bình dương nhiệt
đới, nơi mà số lượng cá voi bị giết đã giảm xuống dưới 3000 vào năm 1996. Nhưng
tuyên bố này có thể sẽ yêu cầu thay đổi MMPA, bao gồm việc gỡ bỏ cấm vận, và điều
gây tranh cãi nhất, định nghĩa lại nhãn "cá voi an toàn" gắn trên các hộp cá ngừ.
Luật triển khai Tuyên bố Panama đã được Hạ nghị viện thông qua nhưng lại gặp trở
ngại tại Thượng nghị viện.

Ðiều 609 của Luật Chung của Mỹ 101-162: Khi Bộ Ngoại giao gần đây giải thích luật
này, Mỹ đã cấm nhập khẩu tôm tự nhiên từ các khu vực trên thế giới, nếu việc đánh
bắt có thể gây nguy hiểm hoặc đe doạ đến loài rùa biển, trừ những nước được chứng
nhận đã yêu cầu thuyền đánh bắt tôm của họ sử dụng các thiết bị ngăn rùa biển. Các
thuyền đánh bắt tôm của Mỹ cũng phải đáp ứng yêu cầu tương tự. Bộ Ngoại giao
thông báo danh sách các nước được chứng nhận hàng năm vào ngày 1 tháng 5. Một
số nước đã không thừa nhận lệnh cấm này tại WTO, tại đây Hội đồng Giải quyết
Tranh chấp sẽ giải quyết vụ này trước tháng 12 năm 1997.

Ðạo luật về các Loài Ðộng vật bị nguy hiểm năm 1973: Luật này cho phép Bộ
Nội vụ được quyền cấm nhập khẩu một số loài hoặc họ động vật được coi là bị nguy
hiểm hoặc bị đe doạ.

Ðiều 8 của Luật bảo vệ của Fishermen năm 1976, được sửa đổi, "Luật sửa
đổi bổ sung Pelly": Theo luật này, Tổng thống có quyền cấm nhập khẩu bất kỳ sản
phẩm nào từ bất kỳ một nước nào tiến hành những hoạt động đánh bắt hoặc tham
gia vào buôn bán hải sản làm giảm hiệu quả của các chương trình quốc tế về bảo tồn
hải sản hoặc các chương trình quốc tế về các loài động vật bị nguy hiểm hoặc bị đe
doạ. Dựa trên Luật sửa đổi bổ sung Pelly, tổng thống Clinton đã cấm một số hàng
nhập khẩu từ Ðài loan sau khi chính phủ của ông xác định rằng đảo quốc này đang
buôn bán sừng tê giác và xương hổ, vi phạm Công ước Thương mại quốc tế về buôn
bán động vật bị nguy hiểm. Những lệnh trừng phạt theo Luật sửa đổi bổ sung Pelly
cũng được đe doạ áp dụng đối với một số nước đánh bắt cá voi.

Luật Cưỡng chế Ðánh bắt Cá bằng Lưới nổi Ngoài khơi: Theo luật này, tổng
thống có quyền cấm nhập khẩu sò biển, cá và các sản phẩm từ cá, và các thiết bị
câu cá thể thao từ bất cứ nước nào mà chính phủ của ông xác định là đã vi phạm
lệnh cấm của Liên Hợp Quốc về đánh bắt cá bằng lưới nổi.

Luật bảo tồn chim rừng năm 1992: Bộ trưởng Nội vụ được ủy quyền cấm nhập
khẩu các loài chim hiếm đã được đưa vào bất kỳ một phụ lục nào theo Công ước
Thương mại Quốc tế về buôn bán động vật bị nguy hiểm.
Hạn chế Nhập khẩu liên quan đến An ninh Quốc gia

Ðiều 232 của Luật Mở rộng Thương mại năm 1962 cho phép tổng thống áp đặt
những hạn chế đối với hàng nhập khẩu đe dọa đến an ninh quốc gia. Luật này thỉnh
thoảng được sử dụng, đáng chú ý nhất là nhằm ấn định hạn ngạch và lệ phí đối với
dầu mỏ nhập khẩu và để cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu lọc từ Libya.

Quyền liên quan đến Cán cân Thanh toán

Ðiều 122 của Luật Thương mại năm 1974 cho phép tổng thống có quyền tăng hoặc
giảm nhập khẩu để đối phó với sức ép cán cân thanh toán. Tổng thống có thể thắt
chặt những hạn chế nhập khẩu thông qua hạn ngạch hoặc thuế phụ thu nhập khẩu
15% trên giá trị, hoặc kết hợp cả hai. Luật này chưa bao giờ được sử dụng.

Các Tiêu chuẩn Sản phẩm

Những khác biệt về tiêu chuẩn sản phẩm, danh sách và các thủ tục phê chuẩn, và hệ
thống chứng nhận sản phẩm có thể cản trở hoạt động thương mại và có thể được sử
dụng để đối xử phân biệt đối với hàng nhập khẩu. Hiệp định về Các hàng rào kỹ
thuật, còn được gọi là Bộ luật Tiêu chuẩn, được thương lượng trong các vòng đàm
phán Tokyo của GATT kết thúc năm 1979, thiết lập những quy tắc quốc tế đầu tiên
để các chính phủ chuẩn bị, chấp nhận, và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn và chứng
nhận.

Các Vòng đàm phán Urugoay dựa trên Bộ luật Tiêu chuẩn, thiết lập Hiệp định về
Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay.
Hiệp định mới này yêu cầu loại bỏ các hàng rào dưới hình thức tiêu chuẩn hoá sản
phẩm quốc gia và hoạt động kiểm định, và các thủ tục đánh giá mức độ phù hợp.

Luật của Mỹ liên quan đến việc áp dụng các tiêu chuẩn sản phẩm trong thương mại
trên cớ sở các hiệp định của GATT và WTO. NAFTA có những điều khoản riêng liên
quan đến các tiêu chuẩn sản phẩm.

Mua sắm của Chính phủ

Các chính phủ là những người mua hàng lớn nhất trên thế giới -- kể cả khi không
tính đến việc mua hàng quân sự. Hầu hết thị trường khổng lồ này trước đây bi đóng
kín đối với các nhà cung cấp nước ngoài bằng những biện pháp khác nhau để ưu đãi
các nhà sản xuất trong nước.

Hiệp định về Mua sắm của Chính phủ trong khuôn khổ GATT năm 1979 là một nỗ lực
lớn nhằm mở cửa việc mua sắm của chính phủ. Hiệp định này tìm cách hạn chế sự
đối xử phân biệt đối với các nhà cung cấp nước ngoài trong tất cả các giai đoạn của
quá trình mua sắm. Bộ luật Mua sắm của Chính phủ được thiết lập bởi hiệp định qui
định các nước tham gia ký kết phải thực hiện hàng loạt các bước để mở cửa quy trình
mua sắm của chính phủ của các nước đó.

Hiệp định về Mua sắm của Chính phủ của WTO (GPA) năm 1994, dựa trên bộ luật
năm 1979, đã có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 1996. Hiệp định này quy định các cơ
quan chính phủ trung ương của các nước thành viên phải tuân theo những thủ tục
không phân biệt đối xử, công bằng và minh bạch trong mua sắm hàng hoá, dịch vụ
bao gồm cả dịch vụ xây dựng. Hiệp định này còn áp dụng đối với chính quyền địa
phương và các doanh nghiệp nhà nước.

Hiệp định GPA yêu cầu thiết lập một hệ thống khuyến khích đấu thầu trong nước và
đưa ra một sự linh hoạt bổ sung để cung cấp những cải tiến trong các kỹ thuật mua
sắm. Hiệp định này còn cho phép từng nước đã ký kết được đàm phán các vấn đề
trên cơ sở tương hỗ, song phương với các nước thành viên khác. Mỹ đã ký kết hiệp
định trọn gói toàn diện với một số nước.

GPA là một "hiệp định đa phương", có nghĩa là các thành viên của hiệp định này là
những nước đã ký cụ thể. Hiệp định GPA hiện nay có 26 thành viên, bao gồm Mỹ và
hầu hết các nước công nghiệp khác.

NAFTA có riêng các điều khoản để loại trừ sự phân biệt đối xử trong mua sắm của
chính phủ.

Quốc hội Mỹ đã thông qua một luật vào năm 1988 yêu cầu tổng thống phải đệ trình
một báo cáo hàng năm lên Quốc hội nêu đích danh các nước đã ký hiệp định mua
sắm của chính phủ vi phạm các nghĩa vụ của họ, và các nước chưa ký đang phân biệt
đối xử đối với hàng hoá và dịch vụ của Mỹ. Tổng thống được ủy quyền quy định các
thủ tục giải quyết tranh chấp của với các nước thành viên WTO đã ký kết và đưa ra
những hình phạt đối với các nước chưa ký kết hiệp định vi phạm. Luật này đã hết
hạn năm 1996. Chính phủ Clinton đang xem xét lại xem có nên gia hạn hiệu lực bằng
quyền hành pháp của tổng thống hay không.

“Gia nhập WTO cũng là để bảo vệ mình”


15:06' 13/04/2005 (GMT+7)

Vấn đề chính của cuộc trao đổi giữa ông Mike Moore - cựu Tổng giám đốc Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) - với báo giới chiều qua (11/4) là tiến độ đàm phán gia nhập
WTO của Việt Nam và những rào cản trong đàm phán song phương.
“Đàm phán gia nhập WTO ngày càng khó vì các thành viên
ngày càng đưa ra những yêu cầu khắt khe hơn. Chúng ta
không thể so sánh thời điểm của Việt Nam với New Zealand
hay các thành viên khác. Trung Quốc chẳng hạn, họ phải đàm
phán 15 năm với những vòng đàm phán rất khó khăn. Việt
Nam gia nhập WTO không thể dễ dàng hơn Trung Quốc”, ông
Moore cho biết.

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc tiến độ đàm phán với New
Zealand không thuận lợi như dự kiến, ông Moore khẳng định
tất cả các nước tham gia đàm phán song phương đều có "Quan trọng là quan điểm đàm phán của VN
những mối quan tâm nhất định. như thế nào".

“Cần nhấn mạnh rằng New Zealand là một nền kinh tế mở hoàn toàn. Nhiều người nói New
Zealand đã mở cửa rất mạnh cho các nền kinh tế kém phát triển thì sẽ không còn quân bài nào
nữa để thương lượng. Vậy tại sao New Zealand lại phải thương lượng rắn với các nước? Đơn
giản vì chúng tôi muốn tốt cho cả 2 bên và đảm bảo sự đoàn kết với tất cả các nước kém phát
triển”, ông nói.

Tuy nhiên, theo ông, rào cản lớn nhất trong quá trình đàm phán không phải đến từ những quốc
gia thành viên mà lại xuất phát từ chính quan niệm của những nước tham gia đàm phán. “Khi
đàm phán, họ thường quan niệm mình đang phải nhân nhượng vì lợi ích của quốc gia khác chứ
không phải vì lợi ích của chính mình”.

“Ví dụ chúng tôi cho phép Việt Nam xuất khẩu khoảng 20.000 áo sơmi sang New Zealand và
ngược lại Việt Nam nhập của New Zealand khoảng 10.000 pound bơ. Như vậy, người New
Zealand có cơ hội được dùng hàng dệt may giá rẻ, còn Việt Nam được dùng bơ giá rẻ. Đó chính
là hai bên cùng có lợi”.

Trước cuộc trao đổi này - được tổ chức nhân chuyến thăm lần thứ 3 của ông Mike Moore tới Việt
Nam, cựu Tổng giám đốc WTO cũng đã có buổi họp tại Bộ Thương mại và thông điệp chính mà
ông đưa ra là WTO sẽ tạo một môi trường kinh doanh minh bạch hơn, dễ tiên đoán hơn và hạn
chế tham nhũng cho bản thân các nước thành viên. Kinh nghiệm 50 năm qua đã chứng minh
rằng những nước có mức sống cao nhất là những quốc gia theo đuổi chính sách tự do hóa
thương mại. Môi trường kinh doanh lành mạnh phải tạo ra những doanh nhân sắn sàng đối mặt
với cạnh tranh chứ không phải kiếm lời từ sự trợ giúp của Chính phủ hay lợi dụng những hạn
chế, bảo hộ của nhà nước.

“Không thể nói quốc gia nào gây khó khăn lớn nhất cho Việt Nam trong quá trình đàm phán. Quan
trọng là quan điểm đàm phán của Việt Nam như thế nào. Đôi khi để bảo vệ ngành sản xuất trong
nước, Chính phủ làm tổn hại cho chính mình. Có thể lấy một ví dụ thực tế trong việc bảo hộ
ngành công nghiệp đường. Sự bảo hộ sẽ dẫn đến nhiều doanh nghiệp đi mua đường giá rẻ của
nước ngoài để bán lại trong nước”, ông nói.

Theo ông, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Điều đó đồng
nghĩa với việc hướng tới một thị trường mở, minh bạch có tính cạnh tranh cao. Việt Nam có thể
tiến hành nhiều cải cách kinh tế, nhưng điều quan trọng là Việt Nam đổi mới kinh tế cho chính
mình chứ không phải vì một nhân nhượng nào đó với Mỹ, Nhật Bản, EU hay bất cứ nước nào.

Trả lời câu hỏi về bình luận của mình trước ý kiến cho rằng WTO không phải là con đường phát
triển duy nhất cho nền kinh tế Việt Nam, ông Moore cho rằng gia nhập WTO không phải là bắt
buộc. “Tuy nhiên, tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này có những “luật chơi” chung đảm bảo
công bằng nhất có thể cho các thành viên”, ông nói. “Gia nhập WTO không chỉ để mở rộng thị
trường buôn bán mà hơn nữa, mỗi quốc gia sẽ có một khuôn khổ để tự bảo vệ mình. Đó là cơ sở
giải quyết các tranh chấp thương mại mà không phải dựa vào các hiệp định song phương, hiệp
định khu vực”.

Cơ quan giải quyết tranh chấp mới được thành lập trong WTO có nhiều ưu điểm hơn cơ chế giải
quyết tranh chấp trong phạm vi GATT (tiền thân của WTO). Cơ chế giải quyết tranh chấp mới
khuyến khích và cho phép các nước thành viên đàm phán để đi đến một biện pháp hòa giải. Nếu
thất bại, một ban giải quyết tranh chấp sẽ được thành lập để phân xử và có một cơ quan kháng
án đưa ra quyết định cuối cùng. Tất cả các phán quyết cuối cùng này phải được các bên có liên
quan chấp thuận. Nếu kết quả giải quyết tranh chấp không được thi hành nghiêm túc, bên có
quyền lợi bị vi phạm có thể áp dụng những biện pháp trả đũa.

Thực tế vụ kiện giữa Mỹ và Costa Rica đã cho thấy nước lớn cũng có thể bị thất bại. Việc thiết lập
tòa án quốc tế này đã làm cho hiệu quả của hệ thống thương mại đa biên được nâng cao. Vào
WTO những nước yếu như Việt Nam sẽ có quyền thương lượng và khiếu nại một cách công
bằng hơn với các cường quốc thương mại trong tranh chấp dựa trên những luật lệ chung.

(Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam)

Xây dựng Việt Nam trên đường hội nhập (20-04-2006)


Hội chợ quốc tế chuyên ngành vật liệu xây dựng và nội thất lần thứ nhất Viconstruct 2006 sẽ diễn ra
tại Hà Nội từ 25 đến 29 tháng 4. Thông tin này được Ban tổ chức chính thức đưa ra tại cuộc họp báo
sáng 20 tháng 4.

Xây dựng, vật liệu xây dựng và nội thất đã và đang là một trong những lĩnh vực mũi nhọn trong chiến
lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời
gian tới. Có thể khẳng định đây là một ngành công nghiệp có tiềm lực và khả năng phát triển cao, rất
cần sự quan tâm hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước, các Hội và Hiệp hội ngành nghề liên
quan.

Hội vật liệu xây dựng Việt Nam sẽ phối hợp với Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam và công ty
quảng cáo và hội chợ thương mại (Bộ Thương mại) tổ chức sự kiện này. Viconstruct 2006 đã nhận
được sự quan tâm và ủng hộ của Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá Thông tin cũng như các
bộ ngành liên quan. Hội chợ sẽ quy tụ được các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và quốc tế
trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu xây dựng và nội thất như Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty xi
măng Việt Nam, VINACONEX...

Đối mặt trước một thực tế là chất lượng của nhiều công trình xây dựng hiện nay không cao, tỷ lệ thất
thoát đầu tư xây dựng cơ bản còn khá lớn thì sự tham gia của hệ thống các cơ quan kiểm định trong
mạng lưới kiểm định Việt Nam trong Hội chợ này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của ngành xây dựng
trong việc nâng cao chất lượng kiểm định hệ thống các công trình xây dựng ở Việt Nam.

Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, giao lưu, tìm kiếm đối tác và bạn
hàng. Bên lề Hội chợ sẽ có một số Hội thảo chuyên ngành liên quan với sự tham gia của đông đảo các
nhà quản lý, chuyên gia đầu ngành của Việt Nam.

Ban tổ chức cũng sẽ trao giải "Sản phẩm, thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam" cho các đơn vị tham
gia nhằm khuyến khích và tôn vinh các doanh nghiệp đã có những thành tựu trong việc cải tiến, nâng
cao chất lượng, nghiên cứu sản phẩm mới cũng như đã xây dựng được thương hiệu một cách hiệu quả
trên thị trường trong nước và nước ngoài.

Đây là Hội chợ Viconstruct lần đầu tiên nên quy mô của nó còn khá khiêm tốn, mới thu hút được sự
tham gia của một số công ty nước ngoài như Indonesia (2 công ty), Trung Quốc (3 công ty), Đức,
Nga, Nhật...

Ban tổ chức hi vọng, bên cạnh Hội chợ thường niên Vietbuild, Viconstruct 2006 cũng sẽ đem lại những
đóng góp tích cực trong sự phát triển của ngành xây dựng, góp phần thúc đẩy cho các định hướng
của ngành nói riêng và của nền kinh tế nước ta nói chung trong xu hướng hội nhập mạnh mẽ vào nền
kinh tế thế giới.

Gia nhập WTO sẽ mang lại lợi ích lớn cho Việt Nam (13-04-2006)

Ngày 11/4, tại trụ sở của Liên hợp quốc ở Giơnevơ (Thụy Sỹ),
Đại sứ Ngô Quang Xuân, Trưởng Phái đoàn đại diện của Việt
Nam; đã có cuộc gặp làm việc với Tổng thư ký Hội nghị Liên
hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Tiến sĩ
Xupachai.

Ông Xupachai cho rằng: mặc dù sẽ không tránh khỏi nhiều khó khăn trước mắt, nhưng
về lâu dài, việc tham gia WTO sẽ đưa lại lợi ích và cơ hội to lớn cho kinh tế Việt Nam.
Thực tiễn các nền kinh tế các nước đang phát triển sau khi gia nhập WTO đã minh
chứng rõ ràng tiến trình phát triển này.

Trong thời gian làm Tổng giám đốc WTO trong nhiệm kỳ trước, ông Xupachai đã có
nhiều hỗ trợ cho quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Hiện nay, trên
cương vị Tổng thư ký UNCTAD, ông tiếp tục ủng hộ tích cực quá trình đàm phán của
Việt Nam gia nhập WTO.

Đại sứ Ngô Quang Xuân đã thông báo với ông Xupachai về những phát triển mới đây
trong tiến trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam
cũng như tình hình kinh tế và tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
duy trì sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Với tư cách là Chủ tịch Ủy ban ASEAN (AGC) và Ủy ban Tổ chức hợp tác kinh tế châu
Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Giơnevơ, Đại sứ Ngô Quang Xuân cũng thông báo với
ông Xupachai về hoạt động của hai ủy ban trên từ đầu năm đến nay, đồng thời nhấn
mạnh với sự phát triển năng động của các nền kinh tế thành viên trong khu vực, chắc
chắn hai ủy ban này sẽ đóng góp thiết thực cho quá trình hợp tác đa phương và đàm
phán thương mại tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), UNCTAD, cũng như trong
quá trình cải tổ Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác.

Nhân dịp này, Đại sứ Ngô Quang Xuân đã đề nghị Tổng thư ký UNCTAD ủng hộ và hỗ
trợ Việt Nam trong việc xây dựng một dự án về hệ thống phần mềm quản lý đầu tư
nước ngoài trong chương trình viện trợ chung của UNCTAD.

Tiến sĩ Xupachai cam kết tích cực ủng hộ Việt Nam trong hợp tác với UNCTAD và các
nước tài trợ để triển khai dự án này./.

Mỹ là thị trường mật ong lớn nhất của Việt Nam (14-02-2006)
Ông Đinh Quyết Tâm, Giám đốc Công ty Ong Trung ương cho biết mật ong của Việt Nam xuất
khẩu sang thị trường Mỹ đã dành được sự yêu thích của khách hàng và Mỹ hiện là thị trường xuất
khẩu mật ong lớn nhất của Việt Nam.

Bắt đầu xuất khẩu mật ong vào Mỹ từ năm 1992 và đến 2002, Việt Nam đã trở thành nhà xuất
khẩu mật ong lớn thứ ba vào thị trường này sau Trung Quốc và Canađa. Trong tương lai, Mỹ vẫn
là thị trường xuất khẩu mật ong chủ yếu của Việt Nam.

Ông Tâm cho rằng Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ (BTA) có hiệu lực đã tạo điều kiện để doanh
nghiệp hai nước buôn bán nhiều thuận lợi hơn, nhưng điều quan trọng hơn là chất lượng mật ong
của Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chuẩn của Mỹ và thu hút được sự quan tâm của người tiêu
dùng nước này. Mỹ là một thị trường rất khắt khe, đòi hỏi mật ong nhập khẩu phải 100% nguyên
chất, không có dư lượng kháng sinh, không có vị hoặc mùi gây khó chịu và độ ẩm không được
vượt quá 18,5%.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ hiện chủ yếu dưới dạng thô.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 600.000 đàn ong, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên như Gia Lai, Đắk
lắk và Lâm Đồng. Ngoài xuất sang thị trường Mỹ, mật ong Việt Nam hiện đã có mặt tại nhiều nước
trên thế giới trong đó có thị trường EU./.

Xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ tăng 65% (13-02-2006)

Hầu hết doanh nghiệp dệt may và xuất khẩu đều đã chủ động ký kết,
thực hiện đơn hàng và khai thác tốt nguồn hạn ngạch.

Theo tin từ liên bộ Thương mại- Công nghiệp, trong tháng đầu năm
2006, hàng dệt may Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ đã đạt 152 triệu USD,
tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó có 7 Cat. (chủng loại hàng) đạt trên 10%, 6 Cat. trên 6% tổng nguồn hạn ngạch.

Ngoài những chủng loại hàng dệt may tăng trưởng cao, trong tháng 1, Việt Nam cũng xuất khẩu
được nhiều chủng loại mà cùng kỳ năm 2005 chưa thực hiện được (như các Cat. 200, 301, 332,
434, 448, 620 và 645/646).

Theo các chuyên gia kinh tế, nhân tố quyết định không nhỏ tới kết quả trên là do cơ chế điều hành
hạn ngạch năm 2006, trong đó đáng chú ý là việc áp dụng song song 2 hình thức cấp hạn ngạch
gồm cấp theo đăng ký ký quỹ/ bảo lãnh và cấp visa tự động (có quản lý).

Theo đó, thương nhân đạt thành tích xuất hàng dệt may sang Hoa Kỳ năm 2005 được đăng ký ký
quỹ/bảo lãnh tối đa 60% thành tích của mình, đồng thời được tham gia sử dụng visa tự động.

Riêng các thương nhân khác được cấp visa tự động với mức tối thiểu là 40% tổng nguồn hạn
ngạch.

Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần lưu ý giá gia công/giá FOB khi đàm phán với khách
hàng nước ngoài./.
Đài Tiếng nói Việt Nam

Năm APEC 2006: “Cú hích cho quá trình gia nhập WTO của Việt Nam” (06-02-2006)

Việc Việt Nam là nước chủ nhà của APEC sẽ như là động lực,
điểm hích để quá trình gia nhập WTO của Việt Nam tiến triển
tốt hơn, Phó thủ tướng Vũ Khoan nhận định.

Năm 2006 là năm chứng kiến nhiều hoạt động đối ngoại quan
trọng của nước ta, nổi bật là việc Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Năm APEC
2006. Xin Phó thủ tướng cho biết ý nghĩa của sự kiện đối ngoại quan trọng này?

Năm APEC 2006 là sự kiện quốc tế lớn nhất từ trước đến nay tổ chức tại Việt Nam, mà
trọng tâm là Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra từ 12-19/11/2006 tại Hà Nội.

Đây vừa là vinh dự và niềm tự hào, vừa là sự đóng góp lớn nhất của Việt Nam vào tiến
trình phát triển của APEC; thể hiện sinh động hình ảnh và vị thế quốc tế ngày càng
cao của Việt Nam ở khu vực và thế giới.

Việc đăng cai tổ chức Năm APEC 2006 còn thể hiện quyết tâm của Việt Nam tiếp tục
đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực tham gia vào giải quyết các vấn
đề cấp thiết của khu vực và thế giới. Điều này càng có ý nghĩa khi thời điểm năm 2006
cũng là lúc Việt Nam đang tập trung các nỗ lực đẩy mạnh quá trình đàm phán gia
nhập WTO.

Phó thủ tướng vừa khẳng định việc Việt Nam đăng cai sự kiện quốc tế quan trọng này
có ý nghĩa lớn hơn khi diễn ra vào đúng thời điểm chúng ta đang gấp rút gia nhập
WTO. Vậy phải chăng việc tổ chức Năm APEC 2006 sẽ có mối liên hệ với việc Việt Nam
gia nhập WTO? Và sự kiện này sẽ thu hút được sự chú ý của Quốc hội Hoa Kỳ đối với
việc gia nhập WTO của Việt Nam?

Thực ra nội dung tự do hoá thương mại là một trong những nội dung quan trọng hàng
đầu của APEC, nó liên quan đến hoạt động của WTO và vòng đàm phán Doha.

Trước hết, chúng ta với tư cách là nước chủ nhà sẽ góp phần làm sao cho APEC có thể
đóng góp vào quá trình này tốt đẹp hơn. Vì vòng đàm phán Doha đã tiến hành ở Hồng
Kông mới chỉ đạt được một số kết quả ban đầu nên vẫn chưa kết thúc. Và Hội nghị
APEC năm nay cũng sẽ tập trung vào nội dung thúc đẩy vòng đàm phán phát triển
Doha.

Là thành viên của APEC nên chúng ta cũng sẽ đóng góp ý kiến vào quá trình này
nhưng chỉ là một phần thôi. Còn phần quan trọng lại không hoàn toàn liên hệ chặt chẽ
với APEC. Nhưng dù Diễn đàn này không có vai trò quyết định song cũng có mối quan
hệ đến quá trình đàm phán để chúng ta gia nhập WTO.

Hiện nay, như mọi người đều biết, quá trình đàm phán để Việt Nam gia nhập WTO
đang diễn ra hết sức tích cực. Chúng ta đã vừa kết thúc đàm phán với một đối tác nữa
đó là New Zealand. Còn đàm phán với Hoa Kỳ mới đây cũng có những tiến triển rất
thực chất và cơ bản.

Tôi hi vọng quá trình này sẽ được thúc đẩy nhanh. Việc Việt Nam là nước chủ nhà của
APEC sẽ như là động lực, điểm hích để quá trình gia nhập WTO của Việt Nam tiến triển
tốt hơn.

Thưa Phó thủ tướng, một trong những chủ đề Việt Nam đề xuất tại APEC 2006 là tăng
cường hợp tác kinh tế, công nghệ để thu hẹp khoảng cách. Vậy Việt Nam mong đợi gì
từ chủ đề này?

Việt Nam là một trong những nước có trình độ phát triển thấp, có thể nói là thấp nhất
ở trong APEC.

Chúng ta tham gia với tư cách là một thành viên bình đẳng nhưng muốn bình đẳng
hay không thì trình độ phát triển có ý nghĩa quan trọng, tất nhiên nó không phải là tất
cả nhưng rất quan trọng. Chính thông qua thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế, khoa
học công nghệ với các thành viên APEC sẽ làm cho chúng ta phát triển tốt hơn, nhanh
hơn. Điều đó làm cho khoảng cách giữa chúng ta và các thành viên khác trong tổ chức
này thu hẹp bớt lại.

Bên cạnh đó, thông qua các thể chế quốc tế và khu vực làm cho quan hệ giữa Việt
Nam và các nước thành viên thuận lợi hơn, từ đó thúc đẩy kinh tế của chúng ta phát
triển tốt hơn.

Chúng ta có thể kỳ vọng điều gì từ việc đăng cai tổ chức Năm APEC 2006, thưa Phó
thủ tướng?

Có ba điều hi vọng lớn. Thứ nhất, Việt Nam đóng góp vào việc phát triển của tiến trình
APEC, làm cho APEC thực chất và có hiệu quả hơn. Thứ hai, thông qua APEC chúng ta
sẽ tạo dựng tốt hơn nữa hình ảnh Việt Nam năng động, mến khách, có bản sắc văn
hoá độc đáo. Hi vọng thứ ba là thông qua APEC để thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với
các nước thành viên vì họ chiếm tỉ trọng rất cao trong nền kinh tế thế giới.

Thông qua APEC, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp xúc, thiết lập các mối
quan hệ làm ăn. Đó là điều quan trọng nhất.

Thưa Phó thủ tướng, để tổ chức thành công năm APEC 2006, công tác chuẩn bị của
Việt Nam đã thực hiện đến đâu? Nhất là với một sự kiện quốc tế lớn như vậy đòi hỏi
một cơ sở vật chất không nhỏ?

Để chuẩn bị cho năm APEC 2006, Uỷ ban quốc gia về APEC 2006 đã được thành lập,
với trọng trách hết sức nặng nề là tổ chức Năm APEC 2006 thành công, an toàn, chu
đáo, mang đậm dấu ấn truyền thống và văn hoá Việt Nam, một dân tộc yêu hoà bình,
độc lập tự do và giàu lòng mến khách.

Quả thực, với sự có mặt của hàng chục nghìn đại biểu và hơn 100 sự kiện diễn ra
trong cả năm 2006, việc đăng cai tổ chức Năm APEC 2006 là một thách thức không
nhỏ đối với một thành viên đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, người Việt Nam
chúng ta vẫn có câu “liệu cơm gắp mắm”, thành ra cơm như thế nào chúng ta sẽ gắp
mắm như thế theo phong cách Việt Nam.

Nhưng phong cách Việt Nam dù thế nào đi chăng nữa cũng phải theo tiêu chuẩn quốc
tế. Chúng tôi đã làm việc rất tích cực. Cho đến nay không đến mức băn khoăn không
đáp ứng được. Những cơ sở khách sạn ở cả 3 miền đều tương đối tốt, Trung tâm hội
nghị quốc tế đang được xây dựng tích cực và chắc chắn sẽ đúng lộ trình đã dự kiến.
Còn xe cộ, nhân lực chúng ta đều có cách để tổ chức được tốt.

Tôi tin chắc cơ sở vật chất của chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng được vì tất cả các
hội nghị quốc tế tiến hành ở Việt Nam trước đây đều đã được bảo đảm tốt. Hội nghị
này, tất nhiên là khó hơn nhưng cũng sẽ bảo đảm được.
Sẽ có các chuyến thăm song phương quan trọng diễn ra nhân Hội nghị này, thưa Phó
thủ tướng?

Vấn đề này chắc chắn sẽ đặt ra. Tuy nhiên điều đó còn chờ ở phía các nền kinh tế
thành viên có nêu vấn đề hay không. Về phía Việt Nam, chúng ta luôn hoan nghênh và
sẵn sàng tiếp đón nếu thành viên nào có kế hoạch kết hợp thăm song phương.

Đến nay đã có Tổng thống Hoa Kỳ George W.Bush bày tỏ ý kiến sang dự APEC và kết
hợp thăm song phương. Đối với các thành viên khác cũng vậy, bất kỳ ai mong muốn
thăm cấp cao song phương, Việt Nam chúng ta đều mở rộng cửa.

Gia nhập WTO: “Chúng ta đã đi được 4/5 quãng đường!” (09-03-2006)

Để có thể gia nhập vào WTO, Việt Nam đã mất tới 11 năm đàm
phán liên tiếp với hơn 4.000 cuộc họp, cuộc gặp gỡ.

Nhưng đến thời điểm này, ông Lương Văn Tự, Thứ trưởng
Bộ Thương mại, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia Hợp tác kinh tế
quốc tế, Trưởng đoàn đàm phán WTO của Việt Nam cho biết chúng ta đang tiến rất
gần WTO.

Xin Thứ trưởng có thể tóm lược về quá trình đàm phán của Việt Nam để gia nhập vào
WTO?

WTO là tổ chức thương mại lớn nhất thế giới với 150 nước thành viên và 29 nước hiện
là quan sát viên. Con số này gần ngang bằng với số thành viên các nước tham gia vào
Tổ chức Liên hợp quốc (191 nước). WTO chiếm khoảng 85% thương mại toàn cầu và
chiếm tới 90% thương mại dịch vụ toàn thế giới.

Do vậy, mục tiêu của Việt Nam trong gia nhập WTO nhằm tạo môi trường cho các
doanh nghiệp Việt Nam phát triển chứ không phải gia nhập cho chúng ta giàu lên hay
nghèo đi. Chúng ta tranh thủ như thế nào từ WTO, điều này còn phụ thuộc vào chính
sách và sự hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào tiến trình ấy.

Trong những năm qua, Việt Nam đã tiến hành nhiều phiên đàm phán đa phương và
song phương với các nước trên thế giới để đi đến các thống nhất như áp dụng chính
sách “một cửa”, xóa bỏ một số mặt hàng cấm nhập khẩu (như cấm nhập khẩu thuốc lá
điếu, cấm nhập khẩu ô tô cũ, bỏ việc tính thuế trên trị giá của bảy nhóm hàng…)
không phù hợp với WTO và mở cửa thị trường, dịch vụ.

Tính đến thời điểm hiện nay, chúng ta đã đi được 4/5 quãng đường để có thể vào
WTO.

Cụ thể, về thuế chúng ta ra bảng chào 8 số và 99,9% số dòng thuế. Ở 10.000 dòng
thuế 8 số, mức thuế đã chào là 18%, thuế về công nghiệp và nông nghiệp trung bình
là 15%, hàng công nghiệp đối với EU là 16% và nông nghiệp là 20%. Về dịch vụ, quan
điểm của nhiều nước muốn tự do hóa cao nhất nhưng Việt Nam căn cứ vào sự phát
triển của mình để mở. Theo đó, chúng ta đã chào 11 ngành dịch vụ và 100 phân
ngành.

Thí dụ, về tài chính ngân hàng chúng ta mở cửa và có lộ trình nhất định, về viễn thông
hiện đã mở cho sáu công ty trong nước liên doanh với các công ty nước ngoài, điều
này cũng đồng nghĩa với việc ta chỉ phép liên doanh còn yêu cầu 100% vốn nước
ngoài chúng ta không chấp nhận…

Trở lại năm 2005, tại sao chúng ta không vào được WTO trong năm này, thưa Thứ
trưởng?

Trong năm 2005, chúng ta đã kết thúc đàm phán song phương với 16 nước, nhưng khi
đàm phán với một số đối tác quan trọng, có tính chất quyết định để Việt Nam vào
WTO như Hoa Kỳ, New Zealand,… thì lại không kết thúc được.

Nguyên nhân chính là một số yêu cầu của các đối tác đưa ra tương đối cao nên chúng
ta phải kiên trì thuyết phục họ như Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp,
yêu cầu phải có thời kỳ quá độ để các doanh nghiệp chuẩn bị trong giai đoạn mới…

Hiện Việt Nam còn phải đàm phán song phương với các đối tác nào? Quốc gia nào
khiến chúng ta tốn nhiều công sức nhất?

Còn bốn quốc gia chúng ta chưa đàm phán xong, đó là Mỹ, Mexico, Honduras và
Domonica. Trong tháng 3 này, chúng ta sẽ tiến hành hai phiên đàm phán, một đa
phương và một song phương với Mỹ.

Theo tôi, hiện Mỹ vẫn là đối tác nặng ký nhất trong quá trình đàm phán. Nếu chúng ta
kết thúc với Mỹ thì sẽ mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam tiếp tục đàm phán với các đối
tác còn lại.

Đó là những cam go, thách thức gì, thưa Thứ trưởng?

Như tôi đã nói, chúng ta chỉ còn đàm phán song phương với bốn đối tác. Nhưng phía
Hoa Kỳ luôn yêu cầu phải đàm phán một cách toàn diện chứ không đặt nặng một vấn
đề nào cả, trong khi đó chúng ta chưa lường trước được những yếu tố hành chính,
pháp luật của đối tác.

Để có thể hoàn tất đàm phán với Hoa Kỳ, những vấn đề thuộc về kỹ thuật thì các
chuyên gia phải làm, cái còn lại chúng ta phải tiếp tục vận động ngoại giao. Gia nhập
WTO là xu hướng tất yếu, là cơ hội để Việt Nam hoàn thiện các khung pháp lý, đồng
thời tạo cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng là dịp để Việt Nam
thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường chứ không phải cứ đàm phán xong là
xong!

Như ông đã nói, chúng ta đã đi hết 4/5 quãng đường. Liệu trong năm 2006, Việt Nam
có thể vào được WTO không thưa Thứ trưởng?

Về thời gian Việt Nam vào WTO, tôi chỉ có thể nói, chúng ta đang tiến rất gần WTO!

Thứ trưởng có lời khuyên gì đối với các doanh nghiệp?


Theo tôi, trong thời điểm hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ cần lưu ý ba điều. Thứ nhất, các doanh nghiệp cần có sự liên kết lại
với nhau thành những doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp trên thế giới cũng đang
vận hành theo xu hướng chung là liên kết thành những tập đoàn mạnh.

Nền kinh tế hiện nay không còn phù hợp cho các doanh nghiệp hoạt động theo dạng
nhỏ, lẻ. Thứ hai, phải tranh thủ thời kỳ quá độ để đầu tư, đào tạo đội ngũ cán bộ đáp
ứng cho thời kỳ mới.

Thứ ba, Nhà nước sẽ tiếp tục có sự hỗ trợ nhất định cho hoạt động của các doanh
nghiệp và được thực hiện dưới các hình thức như tăng cường xúc tiến thương mại…Các
doanh nghiệp cần tranh thủ tối đa từ sự hỗ trợ này để tăng cường xuất khẩu, hoạt
động kinh doanh.

Thời báo kinh tế Việt Nam

Vững bước trong tiến trình hội nhập (29-12-2005)

Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự đã rất chân thành,


cởi mở nói về tâm tư của ông và đưa ra những dự báo về công
tác hội nhập trong những ngày đầu xuân này.

Ông có thể đưa ra những đánh giá tổng quan về công tác hội
nhập trong năm 2005?
Theo tôi, công việc chúng ta làm tốt nhất trong năm 2005 trên lĩnh vực hội nhập là đã
kết thúc đàm phán song phương trong khuôn khổ đàm phán gia nhập WTO với 22 đối
tác, đặc biệt là hầu như đã kết thúc đàm phán với các đối tác châu Âu và châu Á. Như
vậy, chỉ còn lại 6 nước phải đàm phán, trong đó có đối tác lớn nhất là Hoa Kỳ. Riêng
đối với Hoa Kỳ, chúng ta cũng đã tiến hành 9 phiên đàm phán và hy vọng hai bên sẽ
sớm kết thúc đàm phán. Về đa phương, năm nay chúng ta đã hoàn thành 2 phiên đàm
phán, chuyển sang giai đoạn dự thảo báo cáo của Ban Công tác về vấn đề Việt Nam
gia nhập WTO.

Còn về hợp tác khu vực thì sao, thưa ông?


Trong hội nhập khu vực, có thể nói, chúng ta cũng đã đạt được một số thành quả nhất
định. Hiện chúng ta đang tiến hành đàm phán trong khuôn khổ ASEAN mở rộng. Với
riêng Trung Quốc, chúng ta đang tiếp tục đàm phán về mậu dịch tự do liên quan đến
dịch vụ, hy vọng là sẽ sớm đi tới thỏa thuận kết thúc đàm phán Hiệp định mậu dịch tự
do với đối tác này. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang đàm phán với Nhật Bản,
Australia, Hàn Quốc, New Zealand, Ấn Độ theo khuôn khổ ASEAN + 6 chứ không còn
là ASEAN + 3 nữa. Việc đạt được thỏa thuận với các đối tác này sẽ góp phần mở ra
một cơ hội hợp tác mới đầy tiềm năng trong khuôn khổ tự do thương mại trong khu
vực mậu dịch tự do rất rộng lớn của châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2015-2020.

Cho đến thời điểm này, Thứ trưởng có lo ngại về việc Việt Nam không đáp ứng được
các quy định và luật lệ của WTO, trước và sau khi gia nhập không?

Xét về mặt chủ quan, tôi cho rằng, chúng ta có nhiều thuận lợi hơn là trở ngại. Thứ
nhất, chúng ta có sự quyết tâm của Quốc hội Việt Nam. Trước đây, người ta cứ tưởng
phải mấy chục năm nữa, Việt Nam mới sửa đổi được hệ thống luật lệ và quy định cho
phù hợp cam kết hội nhập, song ngay trong năm nay, Quốc hội đã sửa đổi và xây
dựng mới 29 luật, trong đó có nhiều luật liên quan đến cam kết gia nhập WTO. Như
vậy, Việt Nam chắc chắn sẽ là một trong những nước xây dựng hệ thống pháp luật
hoàn chỉnh và đầy đủ trước khi gia nhập WTO. Đó là một điều kiện rất thuận lợi, được
các nước thành viên của WTO đánh giá rất cao.
Thuận lợi thứ hai nữa là quyết tâm của Đảng và Chính phủ, nhân dân và doanh nghiệp
đối với vấn đề gia nhập WTO. Điều đó đã được thể hiện qua sự nỗ lực của chúng ta từ
trước tới nay.

Tuy nhiên, có một nguyên lý rõ ràng là, Việt Nam không phải là người đưa ra quyết
định cuối cùng trong cuộc chơi này. Nghĩa là vẫn còn những trở ngại khách quan?
Trên thực tế, chỉ còn một số khúc mắc trong đàm phán song phương có thể ảnh hưởng
tới tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam. Song tôi cho rằng, cũng không còn gì quá
khó khăn, bởi lẽ, với đối tác khó khăn nhất là Hoa Kỳ, chúng ta cũng có điểm thuận lợi
là đã có Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên nguyên tắc
WTO, hơn nữa còn có sự ủng hộ mạnh mẽ về chính trị của Tổng thống Bush, sự ủng
hộ của cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ. Còn lại một số yêu cầu, chúng ta đề nghị Hoa
Kỳ và các đối tác còn lại linh hoạt đối với Việt Nam, đồng thời Việt Nam cũng phải có
sự linh hoạt để hai bên có thể xích lại gần nhau và đi đến kết thúc.

Báo Đầu tư
CÁC TIN KHÁC

Hiệp định thương mại khu vực sẽ là ưu tiên trong APEC (01-03-2006)

Trong khuôn khổ hợp tác APEC, hiệp định thương mại tự do khu
vực và song phương (RTA/FTA) đã và đang là một trong những nội
dung hợp tác được ưu tiên xem xét, đặc biệt trong một vài năm tới.

Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự đã khẳng định như vậy tại
“Hội thảo APEC về thực tiễn chính sách thương mại tốt nhất cho
RTA/FTA: Bài học và kinh nghiệm cho các nước đang phát triển” khai
mạc tại Hà Nội ngày 27/2.

Ông Tự cho biết: “Tại Hội nghị Cấp cao APEC được tổ chức tại Busan, Hàn Quốc, năm 2005, nhà
lãnh đạo kinh tế APEC đã nhấn mạnh mối quan tâm này bằng việc thông qua các biện pháp mẫu
về thuận lợi hóa thương mại trong các hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương, đồng
thời nhất trí sẽ tiếp tục xây dựng các biện pháp mẫu đối với các lĩnh vực khác trong RTA/FTA”.

Theo ông Tự, việc xây dựng năng lực và chia sẻ các kinh nghiệm đàm phán và thực hiện nghĩa vụ
là vô cùng cần thiết đối với các nền kinh tế thành viên của APEC trong quá trình thực hiện mục tiêu
Bogo.

Trong ba ngày diễn ra hội thảo, các chuyên gia nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, cán
bộ đàm phán đến từ các nền kinh tế APEC có nhiều kinh nghiệm về RTA/FTA như Hoa Kỳ, Niu
Dilân, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ thảo luận về các quy định của WTO liên quan tới các RTA/FTA
và trao đổi các kinh nghiệm trong quá trình đàm phán RTA/FTA, đặc biệt là những thỏa thuận có
sự tham gia của các nền kinh tế thành viên APEC.

Bên cạnh đó, các đại biểu sẽ thảo luận những biện pháp trợ giúp các nền kinh tế thành viên APEC
đang phát triển tận dụng tối đa lợi ích từ quá trình tự do hóa thương mại và giảm thiểu những tác
động tiêu cực của RTA/FTA.
TTXVN

Chilê sẵn sàng trợ giúp VN tổ chức APEC 2006 (24-01-2006)

Tại cuộc họp báo chiều 23/1, Bộ trưởng Ngoại giao Chilê Ignacio Walker
Prieto bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ làm tốt vai trò là người tổ chức Hội
nghị APEC 2006 và khẳng định Chilê sẵn sàng trợ giúp Việt Nam tổ
chức hội nghị thành công.

Bộ trưởng Ngoại giao Chilê Ignacio Walker Prieto cho biết tháng 10/2005, Chilê đã cử đoàn cấp
cao do một trong những người tổ chức chính Hội nghị cấp cao APEC 2004 của nước này sang cố
vấn, trả lời tất cả những câu hỏi mà Việt Nam quan tâm liên quan tới việc tổ chức hội nghị.

Ngoài ra, trong năm nay, Chilê cũng sẽ tổ chức một cuộc họp trù bị, chuẩn bị cho hội nghị APEC
2006 ở Việt Nam với chủ đề "Phát triển bền vững". "Chilê sẵn sàng đáp ứng tất cả các yêu cầu
mà phía Việt Nam mong muốn có sự hỗ trợ, hợp tác từ phía Chilê", Bộ trưởng Ignacio Walker
Prieto nhấn mạnh.

Đánh giá về triển vọng hợp tác du lịch giữa hai nước, Bộ trưởng Ignacio Walker Prieto nêu rõ số
lượng khách du lịch Chilê sang Việt Nam ngày càng tăng và Việt Nam là một trong 10 điểm du lịch
hấp dẫn nhất mà khách du lịch Chilê chọn lựa./.

Việt Nam nỗ lực tối đa để gia nhập WTO (23-11-2005)

Mạng tin Bộ Ngoại giao dẫn lời người phát ngôn nói, việc đặt
mục tiêu thời hạn cho việc gia nhập WTO thể hiện quyết tâm
chính trị của Chính phủ Việt Nam trong chủ trương chủ động
hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Theo ông Lê Dũng, Việt Nam đã và sẽ nỗ lực tối đa trong quá trình đàm phán để gia
nhập WTO trong thời gian sớm nhất có thể được. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán của
Việt Nam với các đối tác khác phải đi đến những cam kết phù hợp với các quy định
trong WTO cũng như phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam, và phải là những
cam kết có lợi cho tất cả các bên trong quá trình đàm phán.

Trên cơ sở nhận biết những cơ hội và thách thức gắn liền với việc gia nhập WTO, Việt
Nam đã và đang nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân nhằm nâng cao sức cạnh tranh
và chuẩn bị cho việc tham gia hiệu quả vào WTO trong thời gian tới. Khu vực kinh tế
Nhà nước đang được tinh giản và sắp xếp lại: hiện còn khoảng 4.000 doanh nghiệp
Nhà nước so với 12.000 của vài năm trước đây, trong đó gần 1.000 doanh nghiệp đã
được cổ phần hoá. Ông Lê Dũng khẳng định: Việt Nam coi trọng việc triển khai chương
trình xây dựng pháp luật trong nước nhằm tuân thủ các cam kết quốc tế, đặc biệt là
các cam kết và quy định trong WTO. Một số điều luật mới ban hành, như Luật Cạnh
tranh, đã giúp tạo môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng cho mọi thành phần
trong nền kinh tế quốc dân. Trong thời gian từ nay đến cuối năm, Việt Nam sẽ thông
qua và ban hành thêm khoảng 20 luật mới, trong đó có Luật Đầu tư và Luật Doanh
nghiệp nhằm loại bỏ sự chồng chéo và đơn giản hoá các thủ tục đầu tư và kinh doanh,
từ đó tạo một sân chơi chung bình đẳng và minh bạch cho các nhà đầu tư và các
doanh nghiệp.

Theo ông Lê Dũng, tiến trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO
của Việt Nam đang bước vào giai đoạn kết thúc, mở ra khả năng Việt Nam trở thành
thành viên WTO trong thời gian tới. Hy vọng rằng với việc gia nhập WTO trong thời
gian tới, Việt Nam sẽ có thêm nguồn lực mới và cơ hội mới phục vụ cho công cuộc đổi
mới và phát triển kinh tế trong nước: quá trình cải cách cơ cấu của nền kinh tế quốc
dân sẽ được đẩy nhanh, hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận thị
trường toàn cầu, đầu tư trực tiếp của nước ngoài sẽ gia tăng do môi trường đầu tư và
kinh doanh trong nước sẽ tiếp tục được cải thiện đáng kể… Bên cạnh đó, Việt Nam
cũng hiểu rằng sẽ xuất hiện những thách thức không nhỏ, trong đó có sức ép cạnh
tranh, đối với một số ngành kinh tế và doanh nghiệp của Việt Nam./.

Việt Nam miễn thị thực cho doanh nhân APEC từ 2006 (29-07-2005)
Từ năm tới, khách du lịch là doanh nhân APEC có thẻ ABTC sẽ được làm thủ tục tại
quầy nhập cảnh nhanh vào Việt Nam tại các sân bay và lưu trú tại Việt Nam ít nhất 60
ngày mà không cần xin thị thực.
“Việt Nam tham gia ABTC chứng tỏ cam kết của mình nhằm tạo điều kiện kinh doanh
thuận lợi tại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam sắp gia nhập WTO. Đây cũng là bước
tiến tích cực khi Việt Nam đang chuẩn bị đăng cai hội nghị cấp cao APEC năm 2006”,
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên nói trong một tuyên bố do Ban thư ký APEC
phát đi ngày 1/7.
Chương trình ABTC triển khai từ năm 1997 và đến nay có 17 thành viên APEC đã tham
gia gồm: Úc, Brunei, Chile, Hồng Kông, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Malaysia; New Zealand; Papua New Guinea, Peru, Philippines, Singapore, Đài Loan,
Thái Lan và Việt Nam.
Các doanh nhân chỉ cần đăng ký sử dụng thẻ và nếu được cấp, họ có thể nhập cảnh vào
tất cả các nền kinh tế thành viên tham gia chương trình. Thẻ này có giá trị sử dụng trong
ba năm.
Chi tiết thêm về chương trình ABTC xem tại: www.businessmobility.org

You might also like