You are on page 1of 9

I-Thuận lợi về thị trường xuất khẩu của VN

1. Cơ cấu thị trường


Với chiến lược phát triển xuất khẩu đến 2010 trong đó nhấn mạnh vấn đề
mở rộng và đa dạng hoá thị trường, hiện nay VN đã xuất khẩu hàng hoá sang
khoảng 200 nước và vùng lãng thổ, tức là hầu như khắp thế giới. Sự có mặt
của hầu khắp các thị trường lớn nhỏ trên thế giới trong cơ cấu thị trường
xuất khẩu như hiện nay là hướng chuyển biển tích cực. Cho đến nay, sự
chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của VN đã có nhiều tiến bộ và tích
cực, phù hợp với xu hướng chung của thị trường thế giới.

Tỷ trọng thị trường xuất khẩu của Việt Nam 2000-2006

Thị trường 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006


Châu Á 60,0 57,3 52,1 47,6 48,3 50,8 50,2
Châu Âu 23,0 23,4 23,5 31,7 21,7 19,5 18,7
Châu Mỹ 6,6 8,9 16,3 22,8 20,5 20,5 20,3
Châu Úc 9,0 7,1 8,1 3,8 7,1 8,8 9,3
Châu Phi 1,0 1,1 0,8 1,1 1,6 0,4 1,2

Nước 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006


Nhật Bản 17,8 16,7 14,6 14,2 13,47 13,68 13,5
Mỹ 5,1 7,1 14,5 20,6 19,1 18,4 19,2
T.Quốc 10,6 9,4 8,9 7,3 10,52 9,18 10,4
Australia 8,8 9,4 8,0 6,6 7,2 8,8 8,9
Hàn Quốc 2,4 6,7 2,8 2,2 2,5 2,6 3,0
Nguồn: Tạp chí Thương mại số 3/2007

Đánh giá của Bộ Công thương cho biết, dự kiến cả năm 2007 kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường trong khu vực châu Á đạt 24,5 tỷ
USD, tăng 17% so với năm 2006.

Tuy vẫn tăng và giữ tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu,
nhưng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này đang có xu hướng giảm
dần, đặc biệt là các thị trường Trung Quốc và ASEAN.

Tỷ trọng các thị trường phát triển cao như Bắc Mỹ, EU, NB chiếm mức cao
trong khi tỷ trọng của thị trường châu Á thu hẹp lại, điều này thể hiện sự ưu
tiên đúng hướng trong hoạt động xuất khẩu , dần đạt được mục tiêu tăng tỷ
trọng của các trung tâm kinh tế.
Ngoài ra, tỷ trọng các thị trường xuất khẩu trung gian, điển hình là
Singapore, Hồng Kông cũng giảm dần. Mặc dù Singapore là nước Việt Nam
xuất khẩu sang nhiều nhất ở Asean nhưng tốc độ tăng trưởng kim ngạch lại
chỉ đứng trên Lào. Điều này chứng tỏ khả năng xuất khẩu trực tiếp sang thị
trường tiêu thụ cuối cùng của các DN VN đã nâng lên, đồng thời cũng thể
hiện rằng cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của VN đã có bước chuyển biến theo
hướng tăng dần sản phẩm chế biến.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu chuyển dịch hợp lí đã góp phần giúp cho
tổng KNXK của cả nước liên tục tăng, năm 2006 KNXK đạt 39,6tỷ
USD,tăng 22,1% so với 2005.

2. Sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế
quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để
hàng hoá Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
VN đã chính thức trở thành thành viên của WTO vào ngày 11/1/2007. Sự
kiện này đã mở một bước ngoặt mới cho xuất khẩu của VN. VN được hưởng
những quyền lợi với tư cách là một thành viên WTO mà cụ thể là sự ưu đãi
hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích
về đối xử công bằng, bình đẳng. dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2007 sẽ
đạt khoảng 46,8 tỷ USD, tăng hơn 17% so với năm 2006.
VD: Từ ngày 11/1/2007, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường
149 nước thành viên WTO không phải chịu hạn ngạch.
Việt Nam vẫn được hưởng ưu đãi GSP của châu Âu.

- Ngoài ra việc tham gia vào các tổ chức mang tính khu vực như Asean cũng
tạo điều kiện cho Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi hơn …chẳng hạn như
gần đây Inđônêxia và Philippin quyết định sẽ dành ưu đãi AISP cho các sản
phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

AISP là chương trình ưu đãi đặc biệt về thuế quan của các nước thành viên
cũ trong khối ASEAN dành cho 4 nước thành viên mới gồm Campuchia,
Lào, Mianma và Việt Nam, nhằm giúp các nước này hội nhập kinh tế khu
vực và rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước thành viên cũ.

Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên, Inđônêxia đã thông báo danh mục
sản phẩm bổ sung dành ưu đãi AISP cho Việt Nam, bao gồm 71 dòng thuế.
Tuy nhiên, trong số 71 dòng thuế thực tế chỉ có 9 dòng thuế có thuế suất
AISP thấp hơn thuế suất CEPT (Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực
chung). Các quy định về điều kiện hưởng ưu đãi không thay đổi.

Philíppin cũng thông báo danh mục 62 sản phẩm mới dành ưu đãi AISP cho
Việt Nam. Toàn bộ sản phẩm được Philíppin dành ưu đãi AISP lần này đều
có thuế suất AISP 0% (thuế suất CEPT hiện tại của các mặt hàng này là
3%)./

3. Gia nhập WTO cũng là một cơ hội lớn cho VN để thúc đẩy mối quan
hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới. VN đã và đang liên tục mở rộng thị
trường ko chỉ ở các nước châu Âu, châu Á mà còn tìm kiếm bạn hàng ở các
nước châu Mỹ latinh và châu Phi.
VD: Quan hệ thương mại Việt Nam-Tunisie: những năm qua xuất khẩu sang
Tunisie tăng trưởng ổn định (năm 2004, Việt Nam xuất khẩu sang Tunisie
hơn 1,133 triệu USD và tăng lên hơn 3,175 triệu USD trong năm 2006). Và
Tunisie được xem là một thị trường tiềm năng bởi đây là cửa ngõ để VN
bước vào thị trường châu Phi rộng lớn.

Quan hệ thương mại Việt Nam-Nam phi : Kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam tới thị trường Nam Phi đã liên tục tăng lên trong các năm gần đây, từ
mức 15,5 triệu USD năm 2002 lên 22,66 triệu USD năm 2003 và hơn 56,8
triệu USD năm 2004, đến 2005 thì KNXK của VN sang Nam Phi đã lên tới
112 triệu USD và 101 triệu USD năm 2006.

Theo dự đoán thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi sẽ có tốc
độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng xuất khẩu trung bình của cả nước,
và đạt 150 triệu USD năm 2007 trong tổng số 850 triệu USD xuất khẩu sang
toàn châu Phi, và 1,5 tỷ USD vào năm 2010.

II-Khó khăn
Bên cạnh những tác động của CS NN đến xuất khẩu , thì yếu tố thị
trường cũng có ảnh hưởng rất quan trọng . Khác với việc được hưởng lợi
nhiều từ các chính sách này , các thị trường trên TG hiện nay buộc XK VN
đứng trước nhiều khó khăn lớn , trong đó 2 khó khăn lớn nhất là hàng rào
tiêu chuẩn kỹ thuật và các vụ kiện bán phá giá .
1.Các hàng rào kỹ thuật.
Hệ thống hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất
đa dạng và được áp dụng rất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của
từng nước. Hàng rào kỹ thuật là một loại hàng rào phi thuế quan. Hàng rào
này liên quan tới việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tiêu chuẩn chất
lượng hàng hóa, các biện pháp nhằm đảm bảo quá trình sản xuất hàng hóa
phải an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường, các vấn đề liên quan tới ghi nhãn,
vận chuyển, bảo quản hàng hóa.... Ví dụ như châu Âu (EU) đã đưa vào áp
dụng nguyên tắc truy xuất nguồn gốc đối với mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu,
các sản phẩm thuỷ sản muốn nhập khẩu vào EU phải đảm bảo các yêu cầu
về vệ sinh và môi trường từ khâu nuôi trồng, chế biến, vận chuyển .
Ngành dệt may Việt Nam cũng đã và đang gặp không ít khó khăn
trước những rào cản thương mại do các đối tác đặt ra trong đó có vấn đề môi
trường. Các nhà nhập khẩu đang quan tâm nhiều đến tiêu chuẩn“xanh”,
“sạch” đối với sản phẩm ngay từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm. Tiêu
chuẩn Greentrade Barrer – ( tiêu chuẩn thương mại “ xanh”) cũng chính là
rào cản thương mại“ xanh”. Rào cản này được áp dụng đối với sản phẩm dệt
may là đòi hỏi các sản phẩm may mặc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn
sinh thái quy định, an toàn về sức khoẻ đối với người sử dụng, không gây ô
nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

Gần đây, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật vấp phải qui
định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi năm VN xuất khẩu khoảng 600 triệu
USD hàng thủy sản sang Nhật. Trong đó, mặt hàng tôm đông lạnh được
người tiêu dùng Nhật ưa thích nhất. Hằng năm, ngoài sản lượng thủy sản tự
đánh bắt trong nước, Nhật còn phải nhập khẩu khoảng 11 tỉ USD/năm. Các
năm trước đây, riêng về xuất khẩu tôm của VN luôn đứng thứ ba trong số
các nước xuất khẩu tôm vào Nhật về kim ngạch xuất khẩu cũng như thị phần
nhập khẩu của Nhật. Nhưng đến năm 2005 đã vươn lên vị trí thứ nhất, với
kim ngạch khoảng 500 triệu USD/năm, chiếm khoảng 23% thị phần nhập
khẩu của Nhật, vượt qua đối thủ mạnh là Ấn Độ và Indonesia. Khả năng VN
còn có thể tăng thêm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào Nhật. Vì vậy
cần phải siết lại để giữ thị trường này. Tuy nhiên việc vấp phải những quy
định về vệ sinh an toàn thực phẩm đã cảnh báo nguy cơ Việt Nam có thể mất
thị trường này. Thông thường, khi các lô hàng nông sản, thực phẩm về đến
cửa khẩu thì Nhật chỉ kiểm tra đại diện 5%, nhưng khi bị phát hiện vi phạm
thì không chỉ những lô hàng của doanh nghiệp (DN) đó mà có thể của các
DN khác của nước đó có cùng loại hàng xuất khẩu sẽ bị kiểm tra 50% kéo
dài trong một năm. Nếu tiếp tục vi phạm thì bị kiểm tra 100%.
Trong thời gian bị kiểm tra 100%, nếu tiếp tục vi phạm thì toàn bộ mặt hàng
đó có thể bị cấm nhập khẩu vào Nhật. Thực tế đã cho thấy ngay cả Mỹ cũng
đã bị cấm nhập khẩu thịt bò vào Nhật Bản.

Lệnh kiểm tra này là hết sức khắt khe vì trong thời gian chờ kết quả kiểm
tra, toàn bộ lô hàng chưa được thông quan và nếu có kết luận vi phạm thì
toàn bộ lô hàng sẽ bị hủy hoặc tái xuất ra khỏi Nhật Bản.

- Thời gian qua, mặt hàng lươn nuôi, mực tươi, rau cải chân vịt, vừng, cây
lúa miến (kể cả đã sơ chế) đã bị áp dụng lệnh kiểm tra 100% theo khoản 3
điều 26 Luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật. Với mặt hàng thủy sản,
mực đông lạnh (kể cả đã chế biến) cũng đã liên tục bị phát hiện dư lượng
chất kháng sinh nên bị Bộ Y tế và lao động Nhật phát lệnh kiểm tra 100%.
Với mặt hàng tôm nuôi của VN, trong tháng 9-2006 Nhật cũng đã phát hiện
ba lô hàng của hai DN có dư lượng chất kháng sinh (là chất không được
phép tồn đọng trong thực phẩm) nên bị kiểm tra 50%.

Phía Nhật cũng cảnh báo nếu phát hiện thêm bất cứ trường hợp vi phạm nào,
mặt hàng tôm nuôi của Việt Nam sẽ bị áp dụng ngay lệnh kiểm tra 100%.
Đây là điều kiện rất gần với việc thực hiện lệnh cấm nhập khẩu.

Hiện nay, EU, Mỹ được coi là thị trường khó tính mà các doanh
nghiệp Việt Nam chưa thâm nhập được sâu. Một trong những nguyên nhân
chính là do doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về môi
trường đối với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường này.
Trong một cuộc khảo sát mới đây của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
tất cả các doanh nghiệp khi được hỏi đều thể hiện rõ sự "mù mờ" các quy
định về môi trường đối với hàng hoá nhập khẩu vào EU, Mỹ. Vấn đề môi
trường mới chỉ được các doanh nghiệp tiếp cận dưới góc độ bảo vệ môi
trường trong quá trình sản xuất (xử lý nước thải, vệ sinh nơi làm việc...). Các
quy định trong việc quản lý môi trường và những tiêu chuẩn môi trường
quốc tế chưa được phổ biến đến các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ - chiếm tới 80% số lượng doanh nghiệp Việt Nam - và đây cũng
chính là các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những quy định về
môi trường của các thị trường nhập khẩu.
Xuất khẩu hiện nay là một trong những động lực chủ yếu cuả tăng
trưởng kinh tế Việt Nam (chiếm hơn 50% GDP). Đẩy mạnh xuất khẩu vẫn là
định hướng quan trọng mà nền kinh tế Việt Nam luôn hướng tới. Tuy nhiên,
một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta vẫn dựa vào
nhóm hàng có nguồn gốc thiên nhiên, giá trị gia tăng thấp, đòi hỏi cao về các
tiêu chuẩn và quy định môi trường. Điều đó thể hiện ở một số mặt:
- Thứ nhất, hàng xuất khẩu dạng thô sơ và sơ chế vẫn chiếm tỷ trọng cao
trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam (chiếm 45%). Đây là nhóm hàng nông
lâm thuỷ sản, khoáng sản, nhóm hàng có nguồn gốc đa sinh học mà việc
khai thác chế biến có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, làm mất đi nguồn
đa dạng sinh học, tài nguyên không tái tao.
- Thứ hai là một số mặt hàng có nguồn gốc thiên nhiên như thuỷ sản, dầu
thô, cà phê, rau quả mà việc khai thác, chế biến đang gặp phải các giới hạn
về cơ cấu năng suất, diện tích, khả năng khai thác đánh bắt và giới hạn môi
trường như diện tích rừng bị thu hẹp, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm nguồn
nước và đa dạng sinh học.
- Thứ ba, nhiều mặt hàng xuất khẩu như gạo, đồ uống, cà phê, rau quả,
thuỷ sản, khoáng sản đang gặp phải rào cản về môi trường rất lớn liên quan
đến tiêu chuẩn và quy định về VSATTP, quá trình chế biến, chất lượng hàng
hoá, nhãn môi trường, bao bì đóng gói.
- Thứ tư, nhiều mặt hàng chế biến đang có kim ngạch ngày càng tăng như
dệt may,giày da, nước giải khát, chế biến thuỷ sản…Tuy nhiên với công
nghệ như hiện nay cũng không tránh khỏi những rào cản trên.
- Thứ năm là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay cũng
như trong tương lai là các thị trường có yêu cầu rất cao, khách hàng rất quan
tâm đến sức khoẻ và an toàn( Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Singapore). Do đó,
ngoài việc đảm bảo kỹ thuật, hàng hoá Việt Nam đang phải đối mặt với
thách thức rất lớn để đáp ứng các yêu cầu môi trường trong việc tiếp cận các
khu vực thị trường nêu trên.

Những tác động môi trường có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của
hàng hoá nước ta, đặc biệt là hàng nông, thuỷ sản…

2.Hàng XK VN phải đối mặt với các vụ kiện bán phá giá .
Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu từ một nước này
sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh của sản phẩm tương tự
được tiêu dùng tại nước xuất khẩu. Bán phá giá được xác định dựa vào 2 yếu
tố cơ bản là: 1- biên độ phá giá từ 2% trở lên; 2- số lượng, trị giá hàng hóa
bán phá giá từ một nước vượt quá 3% tổng khối lượng hàng nhập khẩu
(ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các hàng hóa tương tự từ mỗi
nước có khối lượng dưới 3%, nhưng tổng số các hàng hóa tương tự của các
nước khác nhau được xuất khẩu vào nước bị bán phá giá chiếm trên 7%).

Trong thương mại quốc tế, khi hàng hóa bị xem là bán phá giá thì
chúng có thể bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá (anti-dumping) như
thuế chống phá giá, đặt cọc hoặc thế chấp, cam kết hạn chế định lượng hoặc
điều chỉnh mức giá của nhà xuất khẩu nhằm triệt tiêu nguy cơ gây thiệt hại
cho ngành sản xuất trong nước nhập khẩu, trong đó thuế chống bán phá giá
là biện pháp phổ biến nhất hiện nay. Về thực chất, thuế chống bán phá giá là
một loại thuế nhập khẩu bổ sung đánh vào những hàng hóa bị bán phá giá ở
nước nhập khẩu nhằm hạn chế những thiệt hại do việc bán phá giá đưa đến
cho ngành sản xuất của nước đó nhằm bảo đảm sự công bằng trong thương
mại (nói chính xác đó là một sự bảo hộ hợp lý cho sản xuất trong nước).

Theo thống kê thì đến cuối tháng 6 năm 2007, Việt Nam đã và đang
phải đối phó với 23 vụ kiện chống bán phá giá (riêng khu vực EU kiện 10
vụ) liên quan đến một số sản phẩm như giày dép, hàng nông sản, thuỷ sản,
một số sản phẩm cơ khí, sản phẩm công nghiệp..., trong đó có 20 vụ kiện
chống bán phá giá đã có kết luận cuối cùng, còn lại 3 vụ kiện chống bán phá
giá giày mũ vải xuất khẩu vào thị trường Peru, dây curoa xuất khẩu vào thị
trường Thổ Nhĩ Kỳ và nan hoa xe đạp, xe máy xuất khẩu vào thị trường
Argentina vẫn chưa có kết luận của các cơ quan điều tra.

Qui định của hải quan Mỹ buộc DN nhập khẩu tôm từ các nước chịu
thuế “chống bán phá giá” phải ký quĩ (mua “bond”) một khoản tiền tương
đương với giá trị nhập khẩu trong vòng một năm nhân với mức thuế chống
bán phá giá.

Chẳng hạn, trong năm 2004, DN A của Mỹ nhập khẩu một sản lượng
tôm trị giá 10 triệu USD từ DN B của VN, mức thuế chống bán phá giá mà
B phải chịu là 5%, số tiền "bond" mà A phải đóng là 500.000 USD (10 triệu
USD x 5%). Khoản ký quĩ này đóng theo từng năm, dựa trên giá trị nhập
khẩu năm trước, và chỉ được giải "bond" sau ba năm khi có được kết quả
review (tính lại giá thành, giá bán... của từng lô hàng để quyết định mức thuế
"chống bán phá giá" mới). Hiện nay các nhà nhập khẩu tôm của Mỹ đã buộc
các DN xuất khẩu tôm VN phải chịu đóng tiền “bond”. Theo tính toán của
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN, với giá trị xuất khẩu tôm sang
thị trường Mỹ trong năm 2004 vào khoảng 400 triệu USD, các DN VN phải
đóng khoản tiền "bond" lên tới 20 triệu USD!

Ngoài gánh nặng tiền ký quĩ, các DN xuất khẩu tôm VN còn chịu
nhiều rủi ro khác, thậm chí lâm vào nguy cơ phá sản nếu kết quả review bất
lợi. Sau khi có kết quả review, nếu mức thuế "chống bán phá giá" được điều
chỉnh tăng, các DN sẽ mất khoản tiền "bond" đã đóng. Điều này hoàn toàn
có khả năng xảy ra do bên nguyên đơn - Liên minh tôm miền Nam - sẽ yêu
cầu Bộ Thương mại Mỹ xem xét lại mức thuế của các DN Việt Nam để được
hưởng lợi từ khoản tiền "bond".

Ngoài mặt hàng thuỷ sản bị kiện bán phá giá ở Mỹ còn mặt hàng giầy
da của VN cũng bị kiện bán phá giá ở EU .

Giày da một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực lâu năm của VN
nhưng tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này trong 6 tháng đầu
năm 2007 chỉ đạt 11%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là 21%. Nguyên
nhân của sự mất "phong độ" này là do các vụ kiện chống bán phá giá khiến
cho thị trường EU, thị trường chính chiếm tới gần 80% trong tổng kim
ngạch toàn ngành giảm xuống chỉ còn khoảng 50 - 60%

Ngày 5/10/2006 Uỷ ban Châu Âu (EC) thông qua quyết định cuối
cùng về mức thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày có mũ da nhập
khẩu từ Việt Nam - mức thuế 10% trong vòng 2 năm. Chính việc bị áp thuế
chống bán phá giá này đã khiến kim ngạch xuất khẩu giầy da của VN bị ảnh
hưởng rất lớn.

3. Bên cạnh những khó khăn trên chúng ta có thể thấy hàng hoá xuất
khẩu của Việt Nam còn vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hoá
nước ngoài. Các sản phẩm được đánh giá là có tiềm năng của Việt Nam như
gạo, rau quả, thuỷ hải sản, nông lâm sản, thì hiện nay cũng phải cạnh tranh
hết sức gay gắt với sản phẩm của các nước trong cùng khu vực như Thái
Lan,Trung Quốc. Một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị tương đối lớn và có
hàm lượng chế biến, như dệt may, giày dép, hàng điện tử dân dụng…cũng
đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với hàng của Trung Quốc và Ấn Độ. Trong
bối cảnh ra nhập WTO, với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn không chỉ từ
ycác thị trường xuất khẩu ngoài nước, mà ngay cả ở trong nước,nếu các
doanh ngiệp Việt Nam chậm chân trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh,
chuyển biến cơ cấu xuất khẩu, thì rất có thể sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu
ngày càng lớn so với các nước trong cùng khu vực. Mà đó mới chỉ là những
quốc gia có trình độ phát triển tương đồng, còn nếu so với các khu vực có
nền kinh tế phát triển như Mỹ,Nhật và EU thì khó có thể đưa ra 1 sự so sánh
sáng suốt nào.

You might also like