You are on page 1of 21

GV: Nguyễn Thị Kiều Thu ( THCS Phạm Đình Hổ Q.

6 )
Giống bò Holstein Friesian
     
Trên thế giới có rất nhiều giống bò sữa, nhưng tốt nhất và phổ 
biến nhất vẫn là giống bò Holstein Friesian (HF). Bò có nguồn gốc 
từ Hà Lan nên thường được gọi là bò Hà Lan. Đây là giống bò 
thích nghi rất tốt ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới. Mặc 
dù có nguồn gốc ôn đới nhưng đã được nuôi lai tạo thành những 
dòngcóthể nuôi được ở các nước nhiệt đới.
 Bò HF có màu lang trắng đen, tầm vóc lớn (khối lượng con cái 
từ 500-600kg). Dáng thanh, hình nêm bầu vú phát triển, sinh sản 
tốt, tính hiền lành, khả năng sản xuất sữa rất cao.
     Tại Pháp, năng suất sữa trung bình khoảng 20kg/con/ngày, có 
con đạt 9.000kg/chu kỳ sữa. Tại Việt Nam, một số bò HF thuần 
được nuôi tại Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) có năng suất đạt 
5.000kg/chu kỳ sữa. Tại Việt Nam, có nhiều loại tinh giống bò 
Holstein Friesian đã và đang được sử dụng, nguồn nhập từ các 
nước như Canađa, Pháp, Mỹ, Cuba, Nhật, Hàn Quốc... Thông 
thường thì các nước đều phát triển giống bò Holstein Friesian tại 
nước mình và đặt tên riêng như Holstein Francaise (Holstein Pháp), 
Holstein Canada (Holstein Canađa), Holstein American (Holstein 
Mỹ)... Bò này ở TP.HCM, qua nhiều đời lai, hiện có tỷ lệ lai máu 
khác nhau từ con bò nền Sind được lai với Bò Hà Lan (HF). Theo 
như kiểm sát của các cơ quan Nghiên cứu (VKHKTNNMN, 
ĐHNL) giống bò F2, F3 phát triển tốt, có năng suất khá cao. Việc 
hướng thuần chăn nuôi cải tạo được môi trường phù hợp (hạ nhiệt 
độ, hạ ẩm độ...) thì có triển vọng vì năng suất rất cao.
Bò lai Holstein Friesian F1 (50% HF)
     
Gieo tinh bò Holstein Friesian cho bò cái nền lai Sind để tạo ra 
bò Holstein Friesian F1. Bò lai Holstein Friesian F1 thường có màu 
đen tuyền (đôi khi đen xám, đen nâu). Tầm vóc lớn (khối lượng bò 
cái khoảng 300-400kg), bầu vú phát triển, thích nghi với điều kiện 
môi trường chăn nuôi của Việt Nam. Năng suất sữa trung bình 
khoảng 8-9kg/ngày (2.700 kg/chu kỳ). Có một số bò lai HF F1 
nuôi tại TP.HCM đạt sản lượng trên 4.000 kg/chu kỳ (năng suất 
trung bình từ 14-15 kg/con/ngày).
Bò lai Holstein Friesian (75% HF)
     Bò cái Holstein Friesian F1 được tiếp tục gieo tinh bò Holstein 
Friesian F2. Bò lai Holstein Friesian F2 thường có màu lang trắng 
đen (màu trắng ít hơn). Bò cái có tầm vóc lớn (380-480kg), bầu 
vú phát triển, thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam. 
Năng suất sữa bình quân khoảng: 10-12 kg/ngày (3.000-
3.600kg/chu kỳ), có thể đạt 15kg/ngày (4.500 kg/chu kỳ). Có một 
số lai HF F2 nuôi tại TP.HCM, Bình Dương đạt sản lượng trên 
5.000kg/chu kỳ.
     Bò lai Holstein Friesian F3 (87,5% HF)
     Bò cái Holstein Friesian F2 được tiếp tục gieo trên bò HF để 
tạo ra bò HF F3. Bò lai F3 thường có màu lang trắng đen (màu 
trắng nhiều hơn). Bò cái có vóc lớn (400-500kg, bầu vú phát 
triển). Bò thích nghi kém hơn nhưng nếu được nuôi dưỡng chăm 
sóc tốt thì được cho năng suất cao bình quân 13-14kg/ngày, có thể 
đạt 15kg. Tại Bình Dương và TP.HCM có những bò cao sản đạt 
6.000kg/chu kỳ.
Bò Sind
Bò Sind: có lông màu cánh gián, con đực trưởng thành nặng 450-
500kg, con cái nặng 320-350kg. Khối lượng sơ sinh 20-21kg, tỷ 
lệ thịt xẻ 50%, phù hợp với điều kiện chăn nuôi chưa đảm bảo 
thường xuyên về thức ăn xanh và hạn chế nguồn thức ăn
Con bò nền (bò lai sind dùng để phối giống tinh bò HF tạo ra bò 
sữa F1 hoặc nuôi để lấy thịt) bắt đầu nhích cao hơn giá bò lai 
hướng sữa (F1, F2…) .Để chăn nuôi bò thịt đạt hiệu quả cao nên 
lai tạo giống nhằm tạo ra nguồn giống có ưu thế về năng suất và 
trọng lượng, lại phù hợp với điều kiện chăn nuôi của từng địa 
phương. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các nhà 
khoa học khuyến cáo cho nông dân sử dụng các giống bò có năng 
suất cao để phối giống cho đàn bò cái nội sinh sản để từng bước 
nâng cao tầm vóc, trọng lượng và sức sản xuất của con lai.Giới 
chăn nuôi nhận định bò lai sind căn cơ hơn , bò sinh sản dễ cho
ăn, tỉ lệ mang thai và đẻ cao (90%).
Các nhóm lợn Móng Cái chất lượng cao
•Các nhóm lợn Móng Cái chất lượng cao
•Là giống lợn Móng Cái cao sản được chọn lọc từ 7 nhóm huyết thống từ 
năm 1997. Dùng làm nái nền để lai tạo với các giống lợn ngoại tạo con 
giống hay lợn lai nuôi thịt có chất lượng cao.
•Ưu điểm: Dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao, tận dụng được nhiều loại 
thức ăn. Chi phí thấp. Khả năng sinh sản cao .
•Tính trạng đặc biệt của lợn ỉ 
•Chửa đẻ sớm là một ưu điểm nổi bật của giống lợn ỉ nhờ vào khả năng 
thành thục sinh dục sớm ở lợn đực và lợn cái. 
•Ngoài ra, lợn ỉ còn có khả năng tích lũy mỡ sớm, 
•Một đặc điểm khác của giống lợn này là khả năng chịu ẩm và nóng 
•Ngoài ra, tính chịu đựng kham khổ cũng như khả năng thích nghi với 
thức ăn nghèo dinh dưỡng cũng là một đặc điểm quý của giống lợn ỉ.
•. Phân bố 
•Trước những năm 70 lợn ỉ được nuôi hầu như ở khắp các tỉnh đồng bằng 
Bắc bộ và Thanh Hoá như Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hưng Yên, Hà 
Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh 
Hoá, Hải phòng. Vị trí phổ biến của nó dần dần phải nhường cho lợn 
Móng Cái có sức sinh sản tốt hơn, và từ cuối những năm 70 lợn ỉ thu hẹp 
dần đến mức độ nguy kịch như ngày nay, chỉ còn sót lại ở một số xã của 
tỉnh Thanh Hoá.
•LỢN BECSAI: 
•(Berkshire), giống lợn được tạo ra ở miền Nam 
nước Anh năm 1851. Hướng kiêm dụng nạc - mỡ, dễ 
thích nghi ở những vùng khí hậu nóng ẩm. Da đen 
tuyền, ở trán, chân và đuôi có đốm trắng, khả năng 
sinh sản trung bình 8 - 10 con/nái/ lứa; sớm thành 
thục, tầm vóc trung bình 140 -160 kg. Lợn nuôi thịt 6 
- 8 tháng, đạt 85 - 100 kg, chất lượng thịt cao. Sử 
dụng lai kinh tế lấy con nuôi thịt. Đã tham gia tạo 
nhóm giống lợn đen BSI - 81 (lai với lợn nái ỉ địa 
phương). Hiện nay, do thị hiếu và yêu cầu năng suất 
cao, LB không được sử dụng rộng.

( Chưa tìm ra hình đạt yêu cầu)
GÀ RÔT - RI: 

Giống gà kiêm dụng trứng - thịt do Viện Chăn nuôi Việt Nam lai 
gà Ri với gà Rôt tạo ra, được công nhận nhóm giống năm 1985. 
Lông màu nhạt. Con trống một năm tuổi nặng 2,8 - 3 kg, con mái 
2,2 - 2,5 kg. Sức đẻ năm đầu 160 - 180 trứng; trứng nặng 48 - 54 
g, vỏ màu hồng nhạt. Gà con hai tháng tuổi nặng 600 - 800 g. 
Thích hợp với phương thức nuôi chăn thả ở nông thôn. Gà mái có 
thể nuôi nhốt để lấy trứng theo lối công nghiệp. Còn tập tính đòi 
ấp tự nhiên, nên có thể tự nhân giống ở nông thôn. Sau khi nuôi 
lấy trứng, có thể giết thịt. Thịt thơm ngon 
Gà Hồ Gà Đông Cảo

Gà gốc  từ  vùng  Đông  Tảo  (Hưng  Yên,  Việt  Nam).  Lông  con  trống 
màu  đỏ  nhạt  và  vàng  đất;  con  mái  màu  vàng  đất.  Mào  nụ  kém  phát 
triển. Tích và dái tai màu đỏ, kém phát triển. Thể chất khoẻ, xương to, 
điển hình chân to cao, cơ ngực và cơ đùi phát triển. Khi trưởng thành, 
con trống nặng 3,8 - 4 kg, con mái 3 - 3,5 kg. Nuôi thâm canh năng 
suất trứng đạt 60 - 80 trứng/mái/năm. Tính đòi ấp mạnh nhưng ấp và 
nuôi con không khéo. Gà con chậm mọc lông, chậm lớn
GÀ CHỌI:
Gốc ở vùng Đông Nam A , chủ yếu ở Malaixia, được chọn lọc 
và tạo ra theo tập quán chơi chọi gà của cư dân vùng này. Lông đen 
hoặc đen pha nâu đỏ. Mào nụ hoặc mào đơn kém phát triển. Cổ to 
và dài. Thân dài. Ngực rộng, cơ ngực và cơ đùi phát triển rất khoẻ. 
Chân dài, xương chân to khoẻ. Cựa to dài. Gà con mọc lông chậm. 
Gà mái nuôi con vụng. Gà trống tính hung hăng, rất ham chọi nhau. 
Hàng loạt giống gà công nghiệp lấy thịt đều có máu GC.
Gà Tam Hoàng: 

Có mầu lông tương đối đồng nhất. Dòng Jiangcun: mầu vàng nhạt, 
trọng lượng lúc 10 tuần tuổi đạt 1,4kg/con, số lượng trứng 155 
quả/mái/năm, lượng thức ăn tiêu tốn 2,85kg/kg tăng trọng. Dòng 
882: mầu vàng sậm, chân cao, da vàng, mào đơn, nuôi 3-5 tháng 
đạt 1,6 - 2kg, lượng thức ăn tiêu tốn 2,75kg/kg tăng trọng. Tỷ lệ 
nuôi sống (sau ba tháng có thể đạt 91- 96%, số lượng trứng hằng 
năm 148 quả/con, trọng lượng 40g/trứng, tỷ lệ nở 80 - 85%, thời 
gian khai thác: 52 tuần
VỊT CỎ: 

Giống vịt đẻ trứng của Việt Nam, được nuôi phổ biến trong nước. 
Có nhiều màu lông khác nhau, phổ biến là màu xám, màu cánh sẻ, 
màu loang, vv. Mỏ màu xanh hoặc vàng xanh. Sản lượng trứng 160 
- 200 quả/mái/năm, nhóm VC có màu lông cánh sẻ đã chọn lọc, 
cho sản lượng trứng 220 - 240 quả/mái/năm. Khối lượng cơ thể của 
VC lúc trưởng thành phổ biến 1,3 - 1,4 kg/con. VC chiếm 65 - 70% 
số vịt của cả nước và được nuôi ở các vùng sinh thái Việt Nam.
VỊT BẦU 

(tk. vịt bầu Bến, bầu Quỳ), giống vịt thịt nguồn gốc ở vùng Chợ 
Bến, tỉnh Hoà Bình, Việt Nam. Lông con cái màu cánh sẻ; con 
trống cổ và đầu màu xanh cánh trả, lông đuôi màu xanh đen. Sản 
lượng trứng 80 - 110 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 68 - 73 g. 
Con mái lúc trưởng thành nặng 2,1 - 2,3 kg; con trống nặng 2,4 - 
2,5 kg 
VÒT KAKI CAMBELL

(Chưa tìm thấy tư liệu)
VỊT SIÊU THỊT 

(Viết tắt bằng tiếng Anh: CV Super - M), giống vịt chuyên thịt, có nguồn gốc từ 
Anh. Có 2 dòng M1, M2. VST có lông màu trắng tuyền, thân hình chữ nhật. Đầu 
to, mắt to và nhanh. Mỏ to, màu vàng tươi hoặc vàng pha xanh. Cổ to, dài vừa 
phải. Lưng phẳng rộng. Ngực sâu và rộng. Đuôi ngắn. Chân to, ngắn vừa phải, 
màu vàng hoặc phớt xanh. 
Dáng đi chậm chạp. Khó phân biệt con đực và con cái (con đực ở đuôi có lông 
quăn). Vịt dòng M1 sau khi lai cho vịt nuôi thịt 56 ngày tuổi nặng 2,5 - 3,0 kg. 
Nuôi làm giống dòng bố M1 có sản lượng trứng 40 tuần đẻ 140 - 181 quả, dòng 
mẹ 181 - 184 quả. Dòng M2 tăng hơn M1 5%. Nuôi 56 ngày tuổi, con lai nặng 
3,0 - 3,5 kg, tiêu tốn 2,6 - 2,8 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. VST được nuôi 
nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, 
thích hợp với chăn nuôi theo phương thức công nghiệp. Nuôi bán chăn thả phải 
bổ sung thức ăn 
Cá rô phi đơn tính có nhiều ưu điểm hơn so với cá rô phi thường, 
như: lớn nhanh, ăn tạp nên dễ nuôi. Khi nuôi loại cá này người 
nuôi có thể quyết định được cỡ cá thương phẩm, kiểm soát được 
mật độ thả…Nói chung là hiệu quả kinh tế cao hơn cá rô phi 
thườngNếu nuôi tốt, sau 7 tháng nuôi cá đạt 300 đến 350g/con. 
Một năm đạt 500 đến 600g/con, trọng lượng cá tối đa đạt 1-1,2 
kg/con
Cá chép lai

Đẻ nhanh, nhiều(ở ngoài Bắc).
Cá này cũng được các nhà chăn nuôi nuôi rất nhiều và lớn nhanh 
Cá chim trắng

Cá đang nuôi tại Việt Nam có xuất xứ trực tiếp từ Quảng Đông, Trung


Quốc; cá Chim trắng được nhập vào Việt Nam năm 1998. Ban đầu chúng ta chỉ 
nhập cá con, sau vài năm, VN mình đã cho sinh sản nhân tạo. Vì loài cá này có 
hình dáng hao hao giống cá chim ở biển (tên khoa học là Colossoma
brachypomum, họ cá ... Chép !), nên người Trung Quốc gọi nó là "cá chim
trắng nước ngọt".
Cá chim trắng sống ở tầng nước giữa và dưới, hay sống thành đàn, là loài cá 
ăn tạp, phổ thức ăn rất rộng. Thời kỳ trưởng thành cá ăn được nhiều loài thực 
vật, các loại hạt ngũ cốc, mùn bã hữu cơ, động vật như giun đất, nhộng tằm, tôm
cá nhỏ, ốc; hến, thịt phế phẩm... Đặc đặc điểm mà người câu cần nắm rõ là: cá 
chim trắng bắt mồi và nuốt mồi rất nhanh, thường ăn ngầm từ giữa tầng nước 
đến sát đáy; khi dính câu, do thân bè ra hình mái trai nên cá hay sàng ngang, trì 
níu tạo sự hứng khởi (cảm giác) cho người câu. Nó là loại cá có hàm răng vều
ra, cứng khoẻ; nếu cho thoải mái, chúng có thể nhai đứt luôn cá cọng dây thép 
inox mịn buộc đuôi lưỡi câu./.

You might also like