Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Kiểu cách Ottawa: Ổ Siêu vi ở Thủ đô Canada
Kiểu cách Ottawa: Ổ Siêu vi ở Thủ đô Canada
Kiểu cách Ottawa: Ổ Siêu vi ở Thủ đô Canada
Ebook2,372 pages45 hours

Kiểu cách Ottawa: Ổ Siêu vi ở Thủ đô Canada

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Tôi sinh ra ở Montreal vào năm 1969 khi cuộc "Cách mạng Thầm lặng" của Québec khởi đầu; một cuộc cách mạng chống lại Giáo hội Kitô giáo (và các phong tục chính trị -xã hội và gia truyền thống của nó), và chính phủ Canada ở Ottawa; một cuộc cách mạng dẫn đến sự lan truyền nhanh chóng của chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa nữ quyền không chỉ trên khắp Québec, mà xâm nhập vào cả chính cái chính phủ Canada mà người Pháp ở Québec đã chống lại, thông qua việc ban hành các đạo luật và chính sách liên bang của chính mình (và chính điều này sau đó đã thay đổi tư duy của người dân ở Ottawa, ở khu vực đô thị của Ontario, và, ở một mức độ nào đó, trên khắp Canada). Cảm thấy bị lạc lõng bởi sự gia tăng của đầu óc bài ngoại của người Pháp ở Québec, cha tôi đã đưa chúng tôi đến thành phố New York vào năm 1976 để có một cuộc sống tốt hơn, một cuộc sống đã xa lánh ông ở Québec mới này. Bất chấp thành công về kinh tế ở Mỹ, mẹ tôi đã không hài lòng vì ở đó thiếu sự hỗ trợ chính trị xã hội vô điều kiện cho phụ nữ, và bà đã đem chúng tôi trở lại Montreal vào năm 1985. Đó là một quyết định tệ hại, một sai lầm có những hậu quả tích lũy cho hai đứa con của tôi, mẹ chúng và tôi; những hậu quả đó theo chúng tôi từ Québec vào Ottawa; những hậu quả ảnh hưởng đến ba thế hệ của gia đình Angelis. Nói trắng ra, nền giáo dục đại học tuyệt vời và dịch vụ y tế được công quỹ chi trả mà cha mẹ tôi, vợ tôi và tôi nhận được ở Canada đã có một cái giá rất đắt: phải mất các quyền pháp định của chúng tôi (và hệ quả là mất khả năng để chúng tôi sống chung một nhà như một gia đình truyền thống) để thỏa mãn các quyền chính trị - xã hội của phụ nữ (như Lê Liên, mẹ của các con tôi), và sự hỗ trợ vô điều kiện cho họ của cả giới thông tấn và các phương tiện truyền thông xã hội, cũng như các cảnh sát viên, nhân viên xã hội, các thẩm phán, công tố viên và nhiều luật sư bào chữa ở Ottawa. Như một trong số những người bạn của tôi là tài tử ở Hollywood nói với tôi một thập niên sau ngày thảm khổ của gia đình tôi bắt đầu vào năm 2008, "...không đáng! Giáo dục đại học giá cả phải chăng và chăm sóc y tế "miễn phí" có tốt lành gì nếu các quyền pháp định của bạn để bảo đảm sự an toàn của bạn và con cái bạn bị bỏ qua?" Thật thế! Thay vì thừa nhận bất kỳ hành vi sai trái nào, những người sống và / hoặc làm việc tại Ottawa, Canada, đã tìm mọi cách để trút tội lên tôi thay vì lên những gì đã xảy ra vào ngày 8 tháng 6 năm 2008! Tôi có thực sự là người có tội không? Hãy đọc câu chuyện bi thảm của gia đình tôi và tự phán xét. Bạn là quan tòa!

LanguageEspañol
Release dateJun 8, 2021
ISBN9780228838623
Kiểu cách Ottawa: Ổ Siêu vi ở Thủ đô Canada

Related to Kiểu cách Ottawa

Related ebooks

Cultural, Ethnic & Regional Biographies For You

View More

Related articles

Related categories

Reviews for Kiểu cách Ottawa

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Kiểu cách Ottawa - Димитрий Анжелис

    Kiểu cách

    Ottawa

    Ổ Siêu vi ở Thủ đô Canada

    Demetrios (Jim) Angelis

    Người dịch: Đỗ Quân

    Kiểu cách Ottawa

    Copyright © 2021 by Demetrios (Jim) Angelis

    All rights reserved. No part of this publication may be reproduced, distributed, or transmitted in any form or by any means, including photocopying, recording, or other electronic or mechanical methods, without the prior written permission of the author, except in the case of brief quotations embodied in critical reviews and certain other non-commercial uses permitted by copyright law.

    Tellwell Talent

    www.tellwell.ca

    ISBN

    978-0-2288-3861-6 (Paperback)

    978-0-2288-3862-3 (eBook)

    Để tặng

    Tôi dành tặng cuốn sách này cho hai con yêu quý của tôi, Nicki và Theo, những người đã phải chịu đựng suốt bảy năm những đau đớn và thống khổ không cần thiết vì những hành động và sự ù lỳ của người khác, những kẻ đã đặt các tín điều, nhu cầu và lợi ích, cá nhân và lòng ích kỷ của họ lên trước những thứ đó của trẻ em. Tôi cũng tặng cuốn sách này cho Nicole và Theodore, mẹ và cha thân yêu của tôi, và cho Kleo, người bạn thân thương nhất của tôi, để đền đáp tất cả sự yêu thương, hỗ trợ và khuyến khích vững chắc của họ trong cả những năm tốt đẹp và quan trọng lẫn những năm xấu. Cảm ơn tất cả mọi người về lòng tốt, về sự hào phóng, về lòng kiên nhẫn, về bổn phận và sự toàn tâm với tôi. Cầu xin Thượng đế ban phước lành cho mọi người!

    Tiểu sử

    Tôi sinh ra ở Montreal vào năm 1969 khi cuộc Cách mạng Thầm lặng của Québec khởi đầu; một cuộc cách mạng chống lại Giáo hội Kitô giáo (và các phong tục chính trị -xã hội và gia truyền thống của nó), và chính phủ Canada ở Ottawa; một cuộc cách mạng dẫn đến sự lan truyền nhanh chóng của chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa nữ quyền không chỉ trên khắp Québec, mà xâm nhập vào cả chính cái chính phủ Canada mà người Pháp ở Québec đã chống lại, thông qua việc ban hành các đạo luật và chính sách liên bang của chính mình (và chính điều này sau đó đã thay đổi tư duy của người dân ở Ottawa, ở khu vực đô thị của Ontario, và, ở một mức độ nào đó, trên khắp Canada).

    Peter, em trai tôi và tôi, là con của những di dân mới. Nicole mẹ của chúng tôi còn tương đối trẻ khi bà đến thành phố Québec; bà gần như hoàn toàn đón nhận phong cách mới của Québec! [Tôi nói gần như bởi vì bà đã từ chối từ bỏ đức tin Kitô giáo và các sinh hoạt tôn giáo của mình]. Tuy nhiên, bà đã ôm lấy chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tự do và nữ quyền của Québec, kết hợp với chủ nghĩa khoái lạc của thập niên 1960 và hạt giống của chế độ mẫu hệ được bà ngoại của bà gieo vào tâm trí của bà, trái ngược hoàn toàn với cách sống truyền thống Hy lạp trong thế kỷ 20 của cha tôi.

    Thoạt đầu, Theodore, cha tôi, đã bị mọi thứ này quyến rũ, nhưng rồi cuối cùng ông đã từ bỏ cuộc cách mạng và những phong cách của nó, và trở về với những phong cách bảo thủ của quê hương Amarinthos của ông, một làng chài nằm ở phía đông bắc Athens.

    Cảm thấy bị lạc lõng bởi sự gia tăng của đầu óc bài ngoại của người Pháp ở Québec, ông đã đưa chúng tôi đến thành phố New York vào năm 1976 để có một cuộc sống tốt hơn, một cuộc sống đã xa lánh ông ở Québec mới này. Bất chấp thành công về kinh tế ở Mỹ, mẹ tôi đã không hài lòng vì ở đó thiếu sự hỗ trợ chính trị xã hội vô điều kiện cho phụ nữ, và bà đã đem chúng tôi trở lại Montreal vào năm 1985.

    Đó là một quyết định tệ hại, một sai lầm có những hậu quả tích lũy cho hai đứa con của tôi, mẹ chúng và tôi; những hậu quả đó theo chúng tôi từ Québec vào Ottawa; những hậu quả ảnh hưởng đến ba thế hệ của gia đình Angelis.

    Nói trắng ra, nền giáo dục đại học tuyệt vời và dịch vụ y tế được công quỹ chi trả mà cha mẹ tôi, vợ tôi và tôi nhận được ở Canada đã có một cái giá rất đắt: phải mất các quyền pháp định của chúng tôi (và hệ quả là mất khả năng để chúng tôi sống chung một nhà như một gia đình truyền thống) để thỏa mãn các quyền chính trị - xã hội của phụ nữ (như Lê Liên, mẹ của các con tôi), và sự hỗ trợ vô điều kiện cho họ của cả giới thông tấn và các phương tiện truyền thông xã hội, cũng như các cảnh sát viên, nhân viên xã hội, các thẩm phán, công tố viên và nhiều luật sư bào chữa ở Ottawa. Như một trong số những người bạn của tôi là tài tử ở Hollywood nói với tôi một thập niên sau ngày thảm khổ của gia đình tôi bắt đầu vào năm 2008, …không đáng! Giáo dục đại học giá cả phải chăng và chăm sóc y tế miễn phí có tốt lành gì nếu các quyền pháp định của bạn để bảo đảm sự an toàn của bạn và con cái bạn bị bỏ qua? Thật thế! Thay vì thừa nhận bất kỳ hành vi sai trái nào, những người sống và / hoặc làm việc tại Ottawa, Canada, đã tìm mọi cách để trút tội lên tôi thay vì lên những gì đã xảy ra vào ngày 8 tháng 6 năm 2008! Tôi có thực sự là người có tội không? Hãy đọc câu chuyện bi thảm của gia đình tôi và tự phán xét. Bạn là quan tòa!

    Mục lục

    Lời Mở đầu

    Chương 1: Ottawa: Sơ lược lịch sử

    Chương 2: Gia đình Angelis: Phả hệ và Biên niên sử

    Chương 3: Nhà họ Lê: Những Tiết lộ và Phát giác

    Chương 4: Cuộc Triệt hạ và Phá hủy Gia đình Angelis: Một Bi kịch ở Thế kỷ 21

    Chương 5: Thử thách và Khổ não: Hành trình tìm Công lý Tiếp tục

    Chương 6: Phục Hồi Và Tân Tạo: Phục Sinh Từ Đống Tro tàn

    Kết

    Lời Mở đầu

    Chào mừng bạn đọc! Quý bạn đang sắp sửa bước lên tàu để bắt đầu cuộc một hành trình đầy sóng gió của cuộc đời tôi. Giống như câu chuyện cổ ngày xưa của Homer, chuyện của tôi là một câu chuyện thật, một bi kịch Hy Lạp thời hiện đại về một người đàn ông được thử thách bởi một quyền lực cao hơn khi ông ta bị đặt vào hết tình huống này đến tình huống khác trong nhiều năm (cả đến một chuyến đi xuống địa ngục) phải chiến đấu chống nhiều lực lượng ngăn cản ông ta trở về nhà đoàn tụ với gia đình thân yêu của mình. Hành trình Odyssey của tôi, tương tự như hành trình của Odysseus, có những thử thách và khổ nạn đã ảnh hưởng trực tiếp ba thế hệ của gia đình tôi. Tất nhiên câu chuyện của tôi cũng tương tự như của Job (trong thánh kinh); một người đàn ông đáng kính của gia đình, người lúc đầu được may mắn có việc làm và con cái, nhưng rồi đã bị dày vò khi các thảm họa khủng khiếp cướp đi con cái, tài sản và sức khỏe của anh. Như Job, tôi đã loay hoay tìm cách để hiểu được cái lý do đằng sau những mất mát của tôi trong suốt bảy năm tìm kiếm trong đau khổ một phương cách để kết thúc sự khổ ải này, để chiến đấu hòng khôi phục lại cuộc sống của tôi ngày trước. Đau khổ! Chuyện của tôi không phải là không giống như của Chúa Giê-su Kitô, Đấng đã bị bắt và đưa ra tòa để bị phán xử về một tội phạm mà Người không phạm, nhưng đã bị đem ra cho dân chúng thay nhau lên án, đòi kết án tử hình Người bằng cách đóng đinh trên thập giá. Sau cái chết của Người, linh hồn của Giê-su đã xuống cảnh giới của người chết để rồi cuối cùng trở về với miền đất của người sống, nhưng chỉ sau khi tất cả những người đã yêu, đã theo và đã đứng bên Người, phải bất lực nhìn, và đau đớn với Người khi người bị đóng đinh. Cha mẹ già của tôi, hai con nhỏ của tôi và những người thân yêu khác cũng đã phải vật vã trong khổ ải và đau đớn khi họ trông thấy tôi bị bức hại, và bức hại bởi cái gọi là bồi thẩm đoàn gồm những người cùng ngang tầm với tôi. Gia đình tôi vẫn tiếp tục bị tổn thương sâu đậm và bị ảnh hưởng bởi những bất công đã xảy đến cho chúng tôi. Đây là một trong những lý do tại sao cuốn sách này phải được viết ra. Để tiết lộ!

    Tôi đã viết cuốn sách này một cách khá độc đáo. Trong giai đoạn hoài thai và những bản thảo ban đầu của cuốn sách, tôi đã đi từ việc sử dụng tiếng Anh sang tiếng Pháp rồi sang đến tiếng Hy Lạp và ngược lại, để nắm bắt chính xác những suy nghĩ, ý tưởng, điểm, ý nghĩa và cả đến những từ ngữ mà tôi muốn sử dụng và đánh vào màn hình máy tính. Tôi thấy rằng người đọc sẽ bị thiếu thiệt nhiều nếu tôi chỉ dựa hoàn toàn vào tiếng Anh vì Anh ngữ sẽ mài bớt đi các chi tiết và những điểm cụ thể mà tôi muốn truyền đạt. Cả tiếng Pháp lẫn tiếng Hy Lạp đều phong phú hơn và biểu cảm hơn tiếng Anh; có nhiều lần, tôi đã dùng tiếng Pháp và tiếng Hy lạp ở giai đoạn hình thành các ý tưởng, và viết ra các ghi chú trước khi đưa vào phiên bản tiếng Anh cuối cùng. Phương pháp này, tuy khó khăn nhưng sau cùng lại là đáng giá vì nó đã khiến tôi dễ dàng hơn để viết xong hai phiên bản tiếng Pháp và Hy Lạp cuối cùng. Một khi phiên bản tiếng Pháp đã được hoàn thành, việc tiến hành công việc dịch sang tiếng Tây Ban Nha nhờ quan hệ giữa thứ tiếng này và tiếng Pháp. Latin!

    Rồi khi phiên bản tiếng Tây Ban Nha được hoàn thành, nó đã lần lượt được dùng làm nền tảng cho các bản dịch thảo sang tiếng Ý và Bồ Đào Nha. Tôi có ý định dịch quyển sách này sang thêm 30 ngôn ngữ nữa (tôi đã bắt đầu với tiếng Hoa, rồi đã tiến hành tiếp với tiếng Nga, Việt, tiếng Đức, tiếng Ả Rập, tiếng Hebrew và Punjabi). Tôi muốn cuốn sách này đến được với nhiều người đọc càng tốt, đặc biệt là con trai và con gái của tôi, để chúng biết sự thật rằng chúng là ai, tổ tiên của chúng đến từ đâu, những gì đã thực sự xảy đến với cha mẹ của chúng, và lý do tại sao gia đình chúng tôi đã bị xóa sạch. Người ta đã làm mọi cách để ngăn trở không cho chúng đoàn tụ với gia đình của chúng. Họ đã cố tình tách chúng khỏi văn hóa, tôn giáo, cộng đồng dân tộc của chúng, thậm chí cả thành phố nhà của chúng là Ottawa. Quyển sách này được viềt bằng càng nhiều thứ tiếng, càng có thêm cơ hội các con trẻ có thể đọc được nó bằng ngôn ngữ chúng chọn lựa, tất cả sự thật về những gì đã thực sự xảy ra với chúng tôi chứ không phải là những gì những người khác muốn chúng tin như thế.

    Cuốn sách này có nhiều mục đích: để tiết lộ sự thật về những bất công bi thảm đã xảy ra cho gia đình tôi ở Ottawa (thủ đô của Canada) từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 4 năm 2015; để làm xấu hổ những người ở Ottawa đã ngược đãi (và tiếp tục ngược đãi) những người không giống như khối đa số áp đảo Anglo-Saxon; để hy vọng gợi được cho (hoặc ít nhất là buộc được) những người ở Ottawa và ở các vùng lân cận buông bỏ hận thù và giận dữ của họ để họ có thể làm ấm lên trái tim của mình (trong cả cái giá lạnh mùa đông điển hình từ tháng Mười một đến tháng Ba); để thông tin và giáo dục mọi người về cách thức các công tố viên và cảnh sát xoay chuyển/vặn vẹo hệ thống tư pháp để có được nhiều bản án họ thèm có với sự giúp đỡ của bồi thẩm đoàn cùng kiểu đầu óc đó, và để nhắc nhở những người có thẩm quyền trực tiếp (và những người có quyền hưởng dụng quyền hạn đó), rằng họ có trách nhiệm đạo đức và bổn phận pháp lý để trợ giúp những người đến với họ để cầu sự giúp đỡ, bất kể những người này có nguồn gốc giới tính, kinh tế-xã hội, chính trị, tôn giáo hay dân tộc nào (nhất là khi có liên quan đến những người dễ bị tổn thương như trẻ em, người già và người tàn tật)!

    Bi kịch của nhà Angelis phải là chưa từng xảy ra! Một con người không bao giờ nên quay lưng lại với những người cần giúp đỡ vì đó là vô trách nhiệm, vô đạo đức và vô nhân đạo. Hy vọng quyển sách này sẽ cung cấp cho chúng ta một cơ hội để học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ và để bảo đảm rằng những sai lầm như vậy sẽ không bao giờ được lập lại. Tôi không mong đợi người đọc bất ngờ thay đổi hành vi của họ chỉ nhờ có quyển sách này, nhưng nếu tôi có thể làm cho người đọc dừng lại và suy nghĩ trước khi hành động lần sau, thì đó có nghĩa là mục tiêu chính của cuốn sách này đã đạt được.

    Mặc dù phần lớn những gì trong câu chuyện của tôi diễn ra ở Ottawa, vô số các thông điệp ghi trong suốt quyển sách không chỉ giới hạn cho những người sống và / hoặc làm việc ở đó. Các khái niệm về sự tôn trọng, công bằng, lịch sự, quan tâm, sự đồng cảm, chu đáo, lòng nhân đạo, trách nhiệm và bổn phận phải được ấp ủ bởi tất cả mọi người không phân biệt nơi họ sống hoặc làm việc: Washington D.C., Mexico City, Brasilia, London, Paris, Lisbon, Madrid, Rome, Berlin, Athens, Oslo, Stockholm, Helsinki, Amsterdam, Copenhagen, Geneva, Brussels, Ankara, Moscow, Johannesburg, Tehran, Islamabad, New Delhi, Beijing, Saigon, Tokyo, vân vân…. Chúng ta đều là con người, xứng đáng được đối xử bình đẳng và công bằng trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống của chúng ta. Chỉ có thế! Một số đoạn trong quyển sách này sẽ buồn cười (và đầy tính hài hước kiểu khôi hài mỉa mai và cay đắng); một số đoạn khác sẽ mang màu sắc chính trị, triết học và thậm chí cả tâm linh. Thêm vào đó, người đọc có thể cho rằng có một số từ ngữ thô, bất lịch sự, xúc phạm, tục tĩu và thậm chí khiêu khích. Mặc dù tôi đã được giáo dục, đào tạo và làm việc ở Ottawa, tôi chưa bao giờ hâm mộ sự hời hợt, giả dối và tính lừa lọc của sự đúng đắn chính trị đang lây nhiễm ở thủ đô Canada. Nhanh như siêu vi! Bên dưới cái vỏ lịch sự của các cư dân Ottawa ẩn dấu một sự xấu xa và thái độ thù địch thụ động-tích cực cần phải được vạch mặt. Các sự ứng xử nghiêm trang và thích hợp lạnh lùng, rỗng tuếch, cùng với sự giả dối phổ biến như bệnh dại tại Ottawa, đối nghịch với truyền thống Địa Trung Hải của tôi và nền tảng giáo dục đô thị của tôi. Tôi sẽ không còn phải uốn lưỡi, hoặc phải tiếp tục căn nhắc hay bọc đường lời nói của tôi. Tôi sẽ tàn nhẫn! Như người đọc sẽ sớm khám phá ra (nếu không phải là họ đã biết), nhà tù khác với thế giới bên ngoài; ngôn ngữ và hành vi phô bày trong nhà tù trái ngược hoàn toàn với xã hội thông thường! Nhà tù là những nơi trung thực một cách tàn bạo. Không chỉ giản dị là không có thời gian để lịch sự, lễ phép và tinh tế. Một phần con người tôi nhậmn thấy sự trái ngược giữa Ottawa và nhà tù khá gây chấn động (sốc), trong khi phần khác trong tôi thấy nó là khá mới mẻ ("refreshing"). Các người tù luôn trực tiếp, thẳng thắn, và thật đấy, họ thậm chí trung thực hơn những người sống hoặc làm việc tại Ottawa. Thật đáng lo ngại! Các người tù thường nói thẳng những gì họ muốn nói. Tìm ra được một người như thế ở Ottawa không dễ.

    Ban đầu tôi đã định đặt tên cho quyển sách này là Thủ đô Quyền lực (Capital Authority) như ông bạn người Somalia Fugee (gọi tắt của "Refugeengười tị nạn") của tôi đề nghị, để phản ánh cái đầu óc độc đoán của các chính trị gia, cảnh sát, công tố viên, thẩm phán, bồi thẩm và nhân viên xã hội ở Ottawa. Sau cùng, tôi quyết định chọn " Kiểu cách Ottawa (The Ottawa Way") vì cái tựa này giải thích và giải quyết tốt hơn tất cả các vấn đề cơ bản đã trực tiếp lây lan như dịch hạch trong thành phố, và cả những con người, nơi chốn cùng các chính sách bị ảnh hưởng gián tiếp bởi Ottawa (cho dù các thứ này nằm ngoài địa giới của thành phố). Đại dịch!

    Ottawa là cái mà nó là ngày hôm nay nhờ lịch sử, địa lý và vai trò chính trị cả bên trong Canada (quốc gia lớn nhất thế giới tại 455.800 cây số vuông về mặt địa lý) và quốc tế. Ở Chương 1 là cố gắng giải thích những yếu tố đó đã hình thành sự hiện hữu ngày nay của Ottawa. Khung cảnh! Tôi không phải là một nhà sử học, cũng chẳng dám xưng mình là một chuyên viên về lịch sử Canada. Tuy nhiên, tôi có được một sự hiểu biết căn bản được tom góp từ ba mặt về lịch sử của Canada, một từ việc học tập của tôi ở trung học (giúp tôi nhìn từ quan điểm Pháp-Québec), một từ các môn học ở đại học (cho tôi quan điểm của một thổ dân), và mặt còn lại là vì tôi là một người thuộc một sắc dân thiểu số sống ở một đất nước của đa số da trắng Anh-Pháp. Tôi đã cập nhật ký ức của mình về lịch sử Canada bằng cách xem lại nhiều nguồn, và đã kết hợp tất cả những gì tôi từng học được ở đại học về vật lý, xã hội, rồi hòa trộn với tất cả những gì tôi đã học được ở hai chương trình cao học quản trị của mình. Bảy năm kinh nghiệm làm công chức liên bang cùng những kinh nghiệm cá nhân của một người hai mươi năm sống ở Ottawa đã được tôi sử dụng trong suốt quyển sách cho cách diễn giải và hiểu biết của tôi về thành phố này.

    Tôi xin được nhắc lại rằng các sự kiện lịch sử trong chương 1 là không toàn diện: chương này sẽ không đi sâu vào thời kỳ trước thuộc địa hóa của Canada, khi nhiều bộ lạc quốc gia thổ dân sống ở đây hàng ngàn năm trước khi người châu Âu đến; cũng không đi sâu vào các cuộc thám hiểm đầu tiên của những người Scandinavia đến Canada trong những năm 985 và 986; và cũng sẽ bỏ qua các yêu sách đầu tiên về lãnh thổ của người Bồ Đào Nha trong năm 1497 và 1498, cũng như những yêu sách của người Pháp từ năm 1524 đến 1609. Chương 1 bắt đầu với năm 1610, khi vùng Ottawa lần đầu tiên được người Pháp tìm ra, và kết thúc với năm 2015. Đối với những bạn đọc đang tìm kiếm một tài liệu phân tích kỹ lưỡng về lịch sử của Canada, tôi khuyến khích các bạn hoặc là theo học các lớp học trong một môi trường học thuật, và / hoặc tự mình tiến hành sự nghiên cứu của mình; trong thư viện, nhà sách và trên mạng Internet có những nguồn tài liệu rộng lớn, vô tận. Với những bạn đọc không quan tâm đến lịch sử (hoặc đơn giản là không ưa thích lịch sử chút nào), tôi bằng lòng để cho bạn bỏ qua Chương Một. Trong Chương 2, quyển sách sẽ nặng tính cá nhân hơn vì chương này kể lại thời điểm và lý do mà cha mẹ tôi đến Canada, và những nỗ lực của chúng tôi để hội nhập (mặc dù không thành công tuy không phải do lỗi của chúng tôi) vào xã hội mới này; ở đây tôi cũng có một phần tóm lược lịch sử Hy Lạp để cung cấp cho người đọc bối cảnh.

    Cũng tương tự, Chương 3 tiết lộ nguồn gốc của ngưởi mẹ của các con tôi và cách mà các nguồn gốc này rồi sẽ ảnh hưởng cuộc sống của chúng tôi như thế nào. Chương 4 và 5 tập trung vào những bi kịch và bất công liên tiếp đổ lên tôi, cha mẹ tôi, các con tôi và những người thân yêu của tôi trong suốt bảy năm. Chương 6 trình bày một mức độ công lý với một thoáng hy vọng của những gì đã đến sau bảy khủng khiếp đó năm đó.

    Cuối cùng, phần kết từ không chỉ là để đóng lại câu chuyện của tôi, nhưng cũng nhằm để gửi lại cho người đọc một thông điệp giản dị nhưng thẳng thắn. Một số người đọc có thể sẽ thấy khó chịu với thông điệp này, một số khác có thể đồng ý với sự đồng cảm; và có thể có cả một số sẽ nồng nhiệt hoan nghênh nó! Bất kể bạn thuộc trường hợp nào, tôi cảm ơn bạn trước về việc bạn đã đọc quyển sách này. Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục chúc lành cho bạn và những người thân yêu của bạn. Xin bảo trọng!

    Chương 1

    Ottawa: Sơ lược lịch sử

    Ottawa: thủ đô của Canada (tuy không phải lúc nào cũng thế)! Khi Nữ hoàng Anh chính thức thành lập thuộc địa Anh ở Province of Canada vào năm 1840 (để đối phó với các cuộc Nổi loạn Rebellions từ năm 1837 đến năm 1938), bà đã chọn thành phố cảng Kingston, nằm cách Ottawa 146 cây số về phía nam, làm thủ đô.¹ Vào năm 1844, bà đổi ý và dời thủ đô đến Montreal, động thái mà đầu tiên nhiều người cho là khôn ngoan vì Kingston quá gần biên giới Hoa Kỳ và dễ bị tấn công. Montreal, ở cách hơn 167 cây số về phía đông của Ottawa, đã không giữ nổi vị thế thủ đô của Canada trước ngày các tỉnh bang liên hiệp được lâu. Năm 1849, Nữ hoàng lại dời chuyển thủ đô một lần nữa sau khi các phần tử phản đối gây bạo loạn uống say rồi nổi lửa đốt thành phố. Chuyện điển hình! Đi nhanh về sau 170 năm nữa, bạn sẽ vẫn thấy cư dân Montreal uống cho say và gây bạo loạn chỉ vì đội băng cầu của họ thắng hoặc thua một trận tranh tài! Dân ở Montreal luôn tìm mọi cớ để mà uống rượu, hoặc xài ma túy, nổi loạn, và phóng hỏa để tạo ra hỗn loạn và hủy diệt. Bọn say sưa! Bọn phá hoại! Bọn thích đốt nhà! Rõ ràng, Nữ hoàng đã có lý khi chuyển dời thủ đô đến một thành phố khác. Năm 1849, bà đã chọn Toronto, nằm khoảng 353 cây số về phía tây nam của Ottawa, làm thủ đô mới của Canada; nhưng rồi, trời ạ, quyết định này cũng không sống lâu. Năm1852, Nữ hoàng dời đô đến Québec City, cách Ottawa khoảng 377 cây số về phía đông nam; để rồi đến 1856 lại đổi ý đưa thủ đô trở về Toronto. Bất nhất! Năm 1859, bà ta lại dời thủ đô về Québec City một lần nữa trước khi nhất quyết chọn Ottawa làm thủ đô vĩnh viễn vào năm 1866, một năm trước ngày các tỉnh bang liên hiệp. Nữ hoàng chọn Ottawa làm thủ đô của Canada vì nơi này an toàn với sự xâm lăng của ngoại quốc và vì nó nằm ở giữa hai tỉnh bang Ontario và Québec. Cũng cần để ý rằng bà đã giữ thủ đô và các tòa nhà nghị viện ở bờ phía bên Ontario của Sông Ottawa, thay vì bờ bên Québec của giòng sông. Đặt Nghị viện phía Québec có thể sẽ là quá rủi ro căn cứ vào kinh nghiệm trước đây của bà khi Montreal là thủ đô. Người ta có thể tưởng tượng những gì sẽ xảy ra nếu Nữ hoàng hậu đã đặt Nghị viện bên Québec. Cháy!!! Ai đó làm ơn gọi sở cứu hỏa giúp ngay!

    Từ góc độ địa lý, không có gì xác định hoàn toàn được Ottawa hơn là con Sông Ottawa. Thủy lộ chính, tự nhiên này vững chắc thiết lập biên giới giữa hai tỉnh lớn nhất của Canada là Ontario (ngày đó được gọi là Upper Canada/Haut-Canada/ Thượng Canada) và Québec (ngày đó là Lower Canada/ Bas-Canada/ Hạ Canada). Vào năm 1613, các nhà thám hiểm Pháp Samuel de Champlain và Etienne Brulé (người chỉ mới vài năm trước đã phát giác ra vị trí tương lai của Ottawa) đã, cùng với sự giúp đỡ của càc hướng đạo thổ dân, bản địa của bộ lạc Algonquin, trở thành những người Âu châu đầu tiên đi theo Sông Ottawa River về phía tây cho đến các Đại Hồ.² Những chuyến đi trước đó từ năm 1534 đến năm 1542 của nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier đến Sông Ottawa River từ hướng phía tây, liền kề với Sông St. Lawrence River, đã thất bại vì những con thác nguy hiểm không thể vượt qua được. Bộ lạc Algonquin không phải là những thổ dân duy nhất chiếm đóng vùng Thượng Canada (Ontario); các đồng minh của họ, các bộ lạc Hurons, và kẻ thù chung của hai bộ lạc đó là bộ lạc Iroquois cũng chiếm giữ vùng này. Vào thời đó, bộ lạc Algonquin và bộ lạc Huron đã tuyên chiến vời Liên hiệp Iroquois Confederacy vì những tranh chấp về đất đai. Vì de Champlain đã nương dựa vào bộ lạc Algonquin để khám phá và đi lại trên Sông Ottawa, ông ta giúp bộ lạc bạn của họ, người Hurons chiến đấu với người Iroquois. Kết quả là, người Iroquois và người Pháp đã tham gia vào nhiều cuộc xung đột trong suốt thế kỷ 17, trong đó có bốn cuộc chiến tranh Pháp - Da đỏ, bắt đầu từ năm 1689 và kết thúc bằng việc ký kết Đại Hiệp ước Hòa bình ở Montreal vào năm 1701.³ Bất chấp việc ký kết thỏa thuận hòa bình này, sự oán giận, thiếu tin tưởng và các cuộc xung đột sau đó giữa tất cả các lực lượng châu Âu và các bộ lạc thổ dân về quyền kiểm soát lãnh thổ tiếp diễn suốt thập niên 1700, như hai cuộc chiến tại Acadia và Nova Scotia, nằm khoảng 957 cây số về phía đông Ottawa. Đây là một mẫu thức vẫn tồn tại hàng trăm thế hệ cho đến ngày nay.

    Trong suốt khoảng thời gian gần 500 năm, các quốc gia bản địa đã bị lừa dối, bị phản bội, và thậm chí bị tàn sát mà không được chôn cất trong các cuộc tranh giành đất đai. Phạm thượng! Nhà cửa, cộng đồng và gia đình của các thổ dân sống sót được qua các vụ thảm sát và các vụ gần như diệt chủng đó, bị phá hủy. Các trẻ em thổ dân đã bị giật khỏi cha mẹ, gia đình, mái ấm và môi trường văn hóa của chúng để bị đưa vào các trại mồ côi, các nhà nuôi dưỡng và trường học nội trú dưới sự quản lý yếu kém và sự kiểm soát đầy những lạm dụng của Giáo Hội Công Giáo nhằm đồng hóa chúng vào xã hội Anh-Pháp Da trắng.⁴ Cộng đồng thổ dân ngày nay vẫn còn bị các ám ảnh tâm lý và xã hội bởi những hành động tàn hại của Giáo hội Công giáo và Giáo hội Anh giáo (và các chính phủ hỗ trợ tài chính cho họ). Kết quả là, dân số thổ dân của Canada tiếp tục khổ sở vì sức khỏe yếu kém, giáo dục không đầy đủ, đói nghèo và điều kiện sống đáng xấu hổ so với những người Canada khác.⁵ Nhục nhã! Cả đến Liên Hiệp Quốc cũng đã lên án Canada nhiều lần về sự đối xử tệ hại của nước này với dân bản địa. Để bù đắp một phần cho việc làm sai trái trong quá khứ với thổ dân Canada, chính phủ liên bang, dưới thời Thủ tướng Stephen Harper, đã đưa ra một lời xin lỗi chính thức vào năm 2008 cùng với khoản đền bù tài chính khiêm tốn.⁶ Năm 2009, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cũng chính thức xin lỗi về vai trò của Giáo hội Công giáo trong các trường nội trú của Canada.⁷ Giáo hội Anh giáo đã xin lỗi về vai trò của họ trong các trường nội trú hơn một thập kỷ trước đó.⁸ Chỉ là hình thức! Đó là một cử chỉ tốt đẹp đầu tiên, mặc dù còn nhiều việc cần phải làm để giúp những người thổ dân Canada khôi phục lại mức sống đàng hoàng, mà mọi cư dân Canada xứng đáng được hưởng thụ. Chính phủ liên bang, có đầy đủ thẩm quyền pháp lý về các vấn đề của thổ dân, cần phải bắt đầu tăng quyền tự trị để cho phép thổ dân tự chủ hơn trong việc điều hành đất đai, dân cư, và nền kinh tế của họ.

    Trở lại vào thời gian cuối thế kỷ 17, Nicholas Gatineau, một nhân viên làm việc cho The Company of One Hundred Associates, một tổ chức kinh doanh lông thú, đã quyết định làm phép rửa tội và lấy tên gia đình mình đặt cho con sông phía bắc nối với Sông.⁹ Hợm hĩnh! Khoảng hai mươi năm sau, năm 1670, nhà thám hiểm người Anh Henry Hudson, người sáng lập của tập đoàn thương mại khổng lồ The Hudson’s Bay Company, nhận được sự chấp thuận của hoàng gia Anh để độc quyền sử dụng của tất cả các tuyến đường thủy tự nhiên chảy vào Vịnh Hudson để buôn bán.¹⁰ Hudson’s Bay Company, vẫn còn tồn tại đến ngày nay dưới hình thức của một cửa hàng bách hóa, sau đó tiếp tục mở rộng quyền của họ bằng cuộc mạo hiểm vào nửa phía tây bắc của khu vực tiền liên bang Canada, kéo dài đến tận Bắc băng dương và Thái Bình Dương, dẫn đến việc tạo ra Thuộc địa British Columbia khoảng hai trăm năm sau. Có một sự kiện lớn xảy ra khoảng một thế kỷ trước khi Thuộc địa British Columbia được tạo ra, sự kiện đã tiếp tục xác định quốc gia Canada: Cuộc Chiến tranh Napoleon.

    Sau bảy năm chiến đấu, cuộc Chiến tranh Napoleon giữa Anh và Pháp cuối cùng đã kết thúc sau những lần bị thua thê thảm sau Trận đánh trên Cánh đồng của Abraham và Trận đán ở Đồn Niagara ở Québec City vào năm 1759, và một lần nữa trong Trận đánh ở Thousand Islands và Trận đánh Sainte-Foy ở Montreal vào năm 1760.¹¹ Với việc ký kết Hiệp ước Paris năm 1763, Pháp chính thức nhượng tất cả lãnh địa của mình ở đại lục Bắc Mỹ, bao gồm cả Québec (từng được Vua Louis XIV cuả nước Pháp gọi là Tân Pháp quốc hồi năm 1663), cho Anh quốc. Cùng năm đó, Bản Tuyên ngôn Hoàng gia được Vua George III ban hành đã thống nhất Đế chế Anh và hoàn tất việc mậu dịch, định cư và các giao dịch mua đất giữa các chế độ quân chủ và Thổ dân. Năm 1791, Nghị viện Anh đã thông qua một luật khác giao quyền tự chủ về hành chính cho các thuộc địa của Anh. Đến thời điểm này, càng lúc càng có nhiều người định cư Anh bắt đầu đi về phía Tây của Montreal và vùng Thung lũng Ottawa để tìm việc làm; hai nền văn hóa ngôn ngữ đã nổi lên; người nói tiếng Anh (được gọi là anglophones) từ Ontario ngày nay, thành phần gồm những người Mỹ theo đạo Tin lành thích chủ nghĩa cộng hòa, nhưng trungthành với Anh quốc bỏ Hợp Chúng Quốc di cư sang Canada, và những di dân Anh quốc (là những người mới từ chính quốc theo các tàu đổ bộ vào), và những người nói tiếng Pháp (được gọi là francophones) từ nơi nay là Québec, đa phần là tín đồ Thiên chúa giáo.¹² Tuy miền Hạ Canada (Québec) nay đã đặt dưới sự cai trị của Anh, người dân Pháp được phép giữ lại các tập tục và sinh hoạt tôn giáo, chính trị, pháp lý, xã hội và văn hóa, cùng các tín ngưỡng của họ thông qua Đạo luật Québec năm 1774. ¹³ Hoàng gia Anh lúc đầu phản đối ý tưởng cho phép người Pháp giữ nguyên vẹn ngôn ngữ và truyền thống di sản của họ, nhưng cuối cùng đã thừa nhận, với nhiều lo ngại. Chế độ quân chủ Anh đã tiên đoán rằng việc duy trì văn hóa Pháp ở thuộc địa có thể dẫn đến các rắc rối thường xuyên trong tương lai. Tuyên ngôn! Thêm vào đó, Đạo luật Québec năm 1774 đã khiến những người định cư ở phía nam của biên giới tức giận vì điều khoản trong luật này cắt đất của thổ dân (vùng đất mà người Mỹ thấy đáng ra phải là của họ) cấp cho Québec (và đóng góp vào sự bùng nổ của cuộc Cách mạng Mỹ chống lại Anh quốc năm 1775.

    Mặc dù các thủy lộ thiên thiên của Ottawa là quan trọng đối với thương mại trong các thế kỷ 16, 17 và 18, mãi đến năm 1800 người châu Âu mới quan tâm đến việc định cư ở khu vực này. Trước năm 1800, người Âu châu nhắm đến Montreal, Toronto và Quebec City để tới sống, làm việc và xây dựng gia đình. Năm 1800, Philemon Wright và các thành viên của gia đình ông ta di cư từ khu vực Boston ở Massachusetts đến, năm gia đình khác, và hai mươi lăm người lao động để tạo ra một cộng đồng nông nghiệp ở phía bắc của Sông Ottawa.¹⁴ Ngoài nông nghiệp, kỹ nghệ gỗ tại Ottawa ra đời do nhu cầu cao của hải quân Anh trong cuộc Chiến tranh Napoleon. Mãi cho tới sau Cuộc chiến tranh năm 1812 ở Ottawa mới có công việc làm. Những dân di cư từ Ái nhĩ lan đi trốn nạn đói ở quê nhà của họ và lao động nhập cư có tay nghề cao Pháp từ Hạ Canada (Québec) đã lũ lượt đổ về làm việc cho các công trình xây dựng.¹⁵ Họ cùng nhau chia sẻ những ngày lao động dài, vất vả, nhiều người liều mạng sống của họ, của công trình xây dựng Kênh đào Rideau chạy theo hướng bắc nam. Con kênh này nối vào Sông Ottawa ở phía Bắc, nối với Sông St. Lawrence / St. Laurent phía đông, và với Hồ Ontario ở phía nam của nó. Như với trường hợp trên khắp miền Hạ Canada (Québec), nhiều người Ái nhĩ lan và Pháp đã kết hôn, gắn bó với nhau không chỉ bởi môi trường làm việc thông thường, mà còn bởi cùng một tôn giáo - Công giáo, và một niềm đam mê chung: uống nhiều rượu. Chúc mừng!

    Mục đích chính của Kênh đào Rideau không phải là cho thương mại và mậu dịch, nhưng để phòng vệ quân sự, dựa trên mối nghi ngờ rất lớn đối với Hoa Kỳ sau nỗ lực xâm lăng của họ vào tiền liên minh Canada trong cuộc Chiến tranh năm 1812.¹⁶ Các nhà sử học dường như không thể đồng ý với nhau về lý do tại sao người Mỹ muốn xâm chiếm Thượng Canada (Ontario). Một số người cho rằng Mỹ muốn trả đũa các bộ lạc thổ dân ở phía bắc biên giới Mỹ, về chuyện đã can thiệp vào mục tiêu mở rộng về miền Tây của Mỹ.¹⁷ Những người khác cho rằng người Mỹ chỉ đơn giản muốn chiếm lấy Canada. Bất kể lý do nào, những trận chiến dọc theo biên giới Canada-Hoa Kỳ chỉ giản dị là một loạt các cuộc xâm lược thất bại để cuối cùng dẫn đến một bế tắc trong năm 1815. Vô lý/Vô nghĩa! Điều duy nhất mà cuộc Chiến tranh năm 1812 đã chứng minh, là Canada đã có thể đứng lên và vững vàng chống lại Hoa Kỳ, một quốc gia rộng 9.826.675 cây số vuông, lớn thứ ba trên toàn cầu, với số dân gấp mười lần dân số Canada.

    Khi công việc ở Kênh đào Rideau bắt đầu vào năm 1826, cộng đồng định cư ở đó được đặt tên là Bytown, theo tên Đại tá John By, viên kỹ sư người Anh giám sát việc xây dựng con kênh.¹⁸ Năm 1855, Bytown đã được công nhận trở thành một thành phố và chính thức đổi tên thành Ottawa trùng với tên của con sông ở phía bắc của nó. Trong khi Kênh đào Rideau được dành cho những chiến lược, phòng vệ quân sự chống lại Hoa Kỳ, vẫn còn có một nhu cầu mạnh mẽ trong việc điều hành kinh doanh với người Mỹ và việc buôn bán qua biên giới chủ yếu được thực hiện bằng đường sắt.

    Ngoài các kỹ nghệ xuất nhập cảng, công việc xây dựng tiếp diễn ở Ottawa, dân số của thành phố tăng lên đến 18.000.¹⁹ Công trình xây dựng các tòa nhà Nghị viện bắt đầu vào năm 1860 và hoàn tất năm 1866 vừa kịp cho Đạo luật về Anh quốc ở Bắc Mỹ năm 1867, đạo luật hợp nhất ba thuộc địa của Anh bằng việc Liên hiệp và thành lập Dominion of Canada/ Dominion du Canada (Quản hạt Canada).²⁰ Thoạt tiên Dominion gồm 4 tỉnh bang: Nova Scotia / Nouvelle-Écosse, New Brunswick / Nouveau Brunswick, Thượng Canada và Hạ Canada, hai tỉnh này được đặt tên lại là Ontario và Québec. Hồi đầu, Ontario và Québec không được nhắm đến trong việc thành lập Quản hạt Canada. Hai tỉnh này không được mời dự hội nghị Liên bang năm 1864 ở Charlottetown trên đảo Prince Edward Island / Île-du-Prince-Édouard, và cũng không được mời dự hội nghị thứ hai ở Québec City, nhưng họ vẫn đến và phá hỏng cuộc vui. Nhiều người tin rằng sự hiện diện không được mời và sự thống trị các hội nghị của họ đã khiến các thuộc địa Newfoundland / Terre-Neuve và Prince Edward Island / Île-du-Prince-Édouard cuối cùng bác bỏ kế hoạch tham gia vào liên bang. Từ dominion được dùng để thể hiện rằng Canada nay đã là một thuộc địa tự trị của Đế quốc Anh; từ này bắt xuất phát từ phó toàn quyền New Brunswick / Nouveau Brunswick, Sir Samuel Leonard Tilley. Một hôm, khi ông đang đọc Thánh kinh hàng ngày, ông đã gặp đoạn Thánh thi 72:8: Quản hạt của người sẽ từ biển này đến biển kia. Đây là lần đầu tiên một thuộc địa của Anh đã dùng từ dominion.²¹ Quản hạt Canada được tạo ra cho nhiều mục đích khác nhau: Anh quốc không còn quan tâm đến việc bảo vệ các thuộc địa ở Bắc Mỹ và muốn họ tự bảo vệ lấy họ, đặc biệt là đối phó với người Mỹ (những người muốn mở rộng lên phía bắc vào Canada); ngày đó có một nhu cầu lớn về phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, như một hệ thống đường sắt phía đông-tây cho mậu dịch; đã có một mong muốn để có được và mở rộng một chính phủ tốt, có thể trách nhiệm toàn cõi Canada.²² Người Pháp ở Canada đã nhìn thấy ở liên minh một cơ hội để giành thêm quyền kiểm soát chính trị ở Québec; họ cũng muốn chấm dứt sự bế tắc về lập pháp mà họ đã gặp với Ontario. Trong thế kỷ sau đó, Canada đã tăng từ bốn tỉnh đến mười tỉnh và ba vùng lãnh thổ: thuộc địa British Columbia / Colombie britannique gia nhập liên bang Canada năm 1871; Prince Edward Island / Île-du-Prince-Édouard đổi ý và hanged gia nhập liên bang năm 1873; Saskatchewan và Alberta gia nhập năm 1905 để giải quyết nhu cầu về lao động ngày càng lớn của họ, Manitoba gia nhập liên bang năm 1870 sau khi bị cắt khỏi lãnh thổ Northwest Territories / Territoires du nord-ouest để thoỏa mãn những đợt phản kháng ngày càng nhiều của thổ dân Métis đòi có được tỉnh bang riêng của họ; Newfoundland / Terre-Neuve phụng phịu gia nhập liên bang Canada năm 1949, phần lớn là để đáng ứng với cuộc khủng hoảng tài chính trong Great Depression / La Grande Dépression (cuộc đại suy thoái); vùng lãnh thổ Northwest Territories / Territoires du nord-ouest gia nhập liên minh vào năm 1870 sau khi vùng đất mà Hudson’s Bay Company thu tóm được lại được chuyển trở về cho Hoàng gia Anh; lãnh thổ Yukon được tạo ra và được cắt khỏi Northwest Territories / Territoires du nord-ouest cùng với sự gia tăng của dân số theo cấp số nhân vì cơn sốt tìm vàng; và Vùng Lãnh thổ Nunavut đã được tạo ra vào năm 1999 sau khi số người bản địa Inuit, sống trong khu vực này, thành công trong việc thuyết phục chính phủ liên bang Canada dành cho họ chủ quyền tài phán năm 1982.²³

    Ngoài phát triển về mặt địa lý, Canada bắt đầu chuyển mình về ý thức hệ, kinh tế và quân sự, cả ở trong nước và quốc tế. Vai trò và trách nhiệm của vị thủ tướng, với sự hỗ trợ từ / đảng chính trị của mình, là đối phó với cơn bão của những thay đổi đang diễn ra trên toàn quốc và toàn cầu. Một số vị thủ tướng khá hơn đã chủ động và chuẩn bị trước được cho Canada trước để đối phó với những gì sắp đến; những việc nói thì dễ nhưng làm rất khó. Với một diện tích 9,984,670 cây số vuông, Canada đã phát triển về mặt địa lý để trở thành quốc gia lớn hàng thứ hai trên thế giới, chỉ kém Liên bang Xô viết - nay đã tan rã, diện tích 22,402,200 cây số vuông.²⁴, ²⁵ Về mặt dân số, Liên vbang Xô viết khi tan rã năm 1991, đã có dân số gấp 10 lần Canada vào cùng thời điểm này: 293 triệu dân ở Liên bang Xô viết so với 29 triệu ở Canada.²⁶, ²⁷ Ngay cả với một dân số nhỏ hơn so với Liên Xô, cai trị Canada từ Ottawa là chuyện không dễ vì những sự khác biệt, nhu cầu cạnh tranh và lợi ích giữa những người cầm quyền ở Parliament (Nghị viện) và tám vùng của cả nước, cụ thể là các tỉnh vùng duyên hải bên bờ Đại Tây Dương, Newfoundland / Terre-Neuve và Labrador, Québec, Ontario, vùng đồng cỏ, Alberta, British Columbia / Colombie britannique dọc theo bờ biển Thái Bình Dương và các vùng lãnh thổ phía bắc dọc theo Bắc Băng Dương.

    Không giống như Liên Xô, nơi có sự tập trung quyền lực về trung ương cao và độc quyền cai trị của Đảng Cộng sản, Canada là một liên bang dân chủ (ít nhất là trên lý thuyết)! Canada đã bị nhiều chỉ trích là một nền dân chủ bị hạn chế, có nghĩa là công dân chỉ có tiếng nói thực sự về những gì diễn ra ở Ottawa trong thời gian bầu cử, khoảng bốn năm hoặc hơn một lần (ít hơn khi một chính phủ thiểu số đã được thành lập tại Nghị viện). Không giống như Hoa Kỳ - láng giềng phía nam và bạn hàng kinh doanh chính, hệ thống nghị viện Canada, chủ yếu dựa trên khuôn mẫu Westminster ở Anh quốc, không có một cơ chế để đảm bảo kiểm tra và cân bằng để tránh sự lạm dụng quyền lực của thủ tướng và đảng chính trị ủng hộ ông ta.²⁸

    Ngoại trừ các chính phủ thiểu số phải dựa trên sự thỏa thuận và hợp tác của hai hay nhiều đảng chính trị để thômg qua các đạo luật, còn thì thực tế là không có gì có thể ngăn chặn chính đảng đã giành được nhiều ghế đại diện dân cử nhất (trong tổng số 338 ghế) cai trị đất nước theo ý của đảng đó.²⁹ Độc tài! Cần lưu ý rằng thủ tướng ở Canada không được cử tri toàn quốc bầu trực tiếp để trở thành thủ tướng; đảng chính trị đã giành được đa số ghế trong Nghị viện sẽ thành lập chính phủ, và sau đó, chọn một người (đã được bầu lên ở một khu vực bầu cử), thường sẽ là người lãnh đạo đảng, làm thủ tướng. Các đảng viên thường bầu các lãnh đạo đảng trong Hội nghị đảng của họ, được tổ chức giữa các cuộc bầu cử liên bang, trong khi các cử tri Canada, thực tế là phải đợi cho đến cuộc bầu cử tiếp theo - bốn năm, để đến các thùng phiếu mà nói lên sự đồng tình hay phản đối đảng chính trị đang cầm quyền. Ít ra, với một chính phủ thiểu số, Thủ tướng cũng còn được ràng buộc bằng sợi xích ngắn của cử tri, và có bổn phận ve vuốt các nhà lãnh đạo đối lập khi nhượng bộ các đòi hỏi của họ. Thối nụ hôn! Lịch sử cho đến nay đã tiết lộ rằng 12 chính phủ thiểu số mà Canada đã có, có nhiệm kỳ của chính phủ thiểu số kéo dài trung bình 18 đến 24 tháng nếu vị thủ tướng hoặc là hợp tác, hoặc là thương lượng tốt với các đảng đối lập.³⁰ Nghị viện thường bị giải tán sớm hơn 18 tháng khi vị thủ tướng đã hoặc bất hợp tác hoặc thiếu thận trọng, buộc các cử tri lại phải đi bỏ phiếu. Tốn kém! Một bất lợi chính khác của các chính phủ thiểu số là tốc độ chậm chạp quá đáng để thông qua các đạo luật ở Ottawa; sự cần thiết phải thương lượng dài dài để thông qua luật thường làm cho năng suất của Nghị viện trở nên yếu kém. Thiếu hiệu quả! Bên cạnh việc hợp tác và đàm phán với các nhà lãnh đạo của các đảng đối lập, đảng cầm quyền cũng phải giữ cho các thành viên của họ lúc nào cũng phải có mặt ở Nghị viện và phải bỏ phiếu cùng một cách để chắc ăn các dự luật sẽ được thông qua. Điều này được thực hiện thông qua một nhân vật được gọi là party whip (cây roi của đảng), một thành viên của Nghị viện được thủ tướng chọn ra để quất roi đưa tất cả các thành viên của đảng cầm quyền phải ngoan ngoãn và tuân thủ.³¹ Việc sử dụng một party whip đã gia tăng trong thời gian gần đây mỗi khi có một chính phủ thiểu số hoặc ngay cả khi một chính phủ đa số thấp được bầu lên ở Canada.

    Dân Canada cuối cùng chỉ còn lại hai lựa chọn khi bỏ phiếu: họ có thể hoặc cùng bỏ phiếu cho một chính phủ đa số và trao sự tin tưởng hoàn toàn vào một đảng chính trị để đảng này cai trị đất nước trong bốn năm, hoặc họ có thể cùng nhau cố liều bằng cách bỏ phiếu một cách có chiến lược với hy vọng sẽ bầu ra được một chính phủ thiểu số (loại chính phủ đa phần chỉ làm được rất ít hoặc chẳng làm được gì trong hai năm hoặc ít hơn cho đến khi tổ chức cuộc bầu cử kế tiếp).³² Hai lựa chọn này đặt Canada ở đâu đó giữa hệ thống chính quyền của Mỹ và hệ thống chính quyền của Liên Xô, khá giống như nhiều nước châu Âu nhưng tệ hơn vì Canada không áp dụng một hệ thống bầu cử có tỷ lệ đại diện tương ứng, cái hệ thống bỏ qua ý chí của đa số cử tri (còn gọi là phiếu phổ thông) để thay vào đó hoàn toàn dựa vào ý muốn của đơn vị bầu cử.³³ Điều này có nghĩa rằng ở Canada, các đảng chính trị chiêu dụ được các cử tri ở Ontario, mặc dù tỉnh này chỉ có 38,5% dân số Canada, cộng thêm với hơn năm mươi ghế ở một số tỉnh khác nhỏ hơn, có thể yên tâm trở thành một chính phủ đa số. Một lý do có thể làm cho tỷ lệ đại diện tương ứng đã không được hai đảng chính trị lớn của Canada tích cực theo đuổi vì rằng hệ thống bầu cử này có xu hướng tạo ra liên tiếp đến vô tận các chính phủ thiểu số ở các quốc gia có nhiều hơn hai đảng chính trị như đã thấy ở châu Âu.

    Số lượng ghế khu vực tuyển cử hiện tại ở Canada như sau: Ontario với 38.5% dân số có 112 ghế; Québec với 23.5% dân số có 78 ghế; British Columbia / Colombie britannique với 13% dân số có 34 ghế; Alberta với 11% dân số có 27 ghế; Manitoba với 3.5% dân số có 14 ghế; Saskatchewan với 3% dân số có 14 ghế; Nova Scotia / Nouvelle-Écosse với 3% dân số có 11 ghế; New Brunswick / Nouveau Brunswick với 2% dân số có 10 ghế; Newfoundland / Terre-Neuve và Labrador với 1.5% dân số có 7 ghế; Prince Edward Island / Île-du-Prince-Édouard với 0.5% dân số có 4 ghế; và ba vùng lãnh thổ ở phía bắc của Canada có mỗi nơi có một ghế.³⁴ Các tỉnh bang và vùng lãnh thổ cũng được đại diện trong Nghị viện bởi các thượng nghị sĩ. Không giống như Hoa Kỳ, Thủ tướng bổ nhiệm 105 thượng nghị sĩ ở Canada; các thượng nghị sĩ không do dân bầu ra, ngoại trừ ở Alberta là nơi cư dân ở đây buộc Thủ tướng phải bổ nhiệm vị Thượng nghị sĩ được tỉnh đó bầu ra. Mặc dù họ không được bầu, các thượng nghị sĩ vẫn được coi là những người có thể cung cấp một ý kiến tỉnh táo thứ hai tại Nghị viện.³⁵ Các ghế thượng nghị viện được phân phối như sau: Ontario được 24 ghế; Québec cũng được 24 ghế; British Columbia / Colombie britannique được 6 ghế; Alberta được 6 ghế; Manitoba được 6 ghế; Saskatchewan được 6 ghế; Nova Scotia / Nouvelle-Écosse được 10 ghế; New Brunswick / Nouveau Brunswick được 10 ghế; Newfoundland / Terre-Neuve và Labrador được 6 ghế; Prince Edward Island / Île-du-Prince-Édouard được 4 ghế; và ba vùng lãnh thổ được mỗi nơi một ghế.³⁶ Thượng viện không do bầu cử ở Ottawa đã trở thành một câu lạc bộ độc quyền của những ông bà được Thủ tướng Chính phủ thưởng công cho lòng trung thành của họ với thủ tướng và đảng chính trị mà thủ tướng dẫn dắt. Vị trí công việc béo bở này, với lương cao, đặc quyền và phúc lợi, các khoản hưu bổng hào phóng và việc làm bảo đảm cho đến khi 75 tuổi, đã dẫn đến việc lạm dụng tiền thuế của người dân. Nhũng lạm! Hơn nữa, các thượng nghị sĩ ít khi bị sa thải khỏi công việc của họ ngay cả khi họ đã bị thộp cổ vì gian lận. Điều tồi tệ nhất có thể xảy đến cho các thượng nghị sĩ trong thượng viện của Canada là bị đuổi khỏi các cuộc họp caucus và buộc họ phải ngồi với tư cách độc lập với các quan hệ với đảng của họ bị cắt đứt, như các hình phạt đã được nhà lãnh đạo Đảng Tự do Justin Trudeau thực hiện vào năm 2014.³⁷ Ngay cả khi bị buộc phải ngồi với tư cách độc lập, mọi chuyện đối với họ vẫn bình thường, họ chẳng bị nhận lãnh sự trừng phát thực tế nào từ chính phủ và công dân. Vô trách nhiệm! Đã có rất nhiều lời kêu gọi cải cách (và thậm chí xóa bỏ) Thượng viện, nhưng có rất ít người dân thấy hứng thú trong việc lại phải mở các cuộc thảo luận về hiến pháp sau sự thất bại của các đề xuất ở Meech Lake / Lac MeechCharlottetown Accord / Accord de Charlottetown vào cuối năm 1980. Tuy thế, cả các chính trị gia lẫn các nhà khoa học chính trị vẫn còn tiếp tục tranh luận về nhu cầu cải cách Thượng viện để làm cho cơ chế này trở nên bình đẳng, do dân bầu và có hiệu quả.³⁸ Thủ tướng Harper đã đem vấn đề cải cách hoặc bãi bỏ Thượng viện ra trước Tòa án Tối cao của Canada vào năm 2014 nhưng không thành công, vì các thẩm phán đã bán cái việc quyết định cho các tỉnh và vùng lãnh thổ, cho rằng tất cả các vấn đề hiến pháp đòi hỏi sự ủng hộ của bảy tỉnh bang / vùng lãnh thổ chiếm 50% dân số. Luật với lệ!

    Mặc dù không phải là lý tưởng, những tình huống về mặt cai trị ở Canada có thể còn tồi tệ hơn nhiều: Canada có thể đã đi theo cùng một con đường, với quyền lực chủ nghĩa xã hội tập trung, tuyệt đối xuất phát từ thủ đô, như hình thức đã được thực hiện ở Liên Xô. Liên bang Xô viết sống được gần 70 năm (từ 1922 đến 1991) với tổng cộng tám nhà lãnh đạo, Mikhail Gorbachev là người cuối cùng.³⁹ Mặc dù, phương châm cộng sản, quốc gia của Liên Xô lao động toàn thế giới đoàn kết lại, sự quan tâm và màn tán tỉnh của Gorbachev với chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cá nhân, đã dẫn đến sự tan rã của một Liên Xô rón rén như mèo vào ngày 25 tháng 12 năm 1991! Có vẻ như tính tò mò đã giết chết con mèo cộng sản vào ngày Lễ Giáng sinh trước khi Liên Xô có được một cơ hội để sống mạng thứ chín của mình với một người lãnh đạo khác! Meo meo! Canada (ngay cả với hình thức bán-dân chủ, bán xã hội chủ nghĩa của nó), đã ke5o dài được qua 22 đời Thủ tướng, trong 140 năm, gấp khoảng hai lần Liên Xô nay đã bị giải thể.

    Mỗi thủ tướng cùng với chính đảng của mình đã mang lại một viễn tượng khác về những gì Canada nên trở thành và kết quả là đã để lại một tác động, tốt hoặc xấu, trên đất nước này. Di sản! Hiện tại có bốn đảng chính trị liên bang lớn ở Canada: Đảng Bảo thủ (Conservative) Canada, Đảng Tự do (Liberal) Canada, Đảng Tân Dân chủ (NDP/NPD) Canada, và Đảng Xanh (Green) Canada. Trong quá khứ đã từng có các chính đảng liên bang khác là Đảng Bảo Thủ Cấp tiến (Prgressive Conservative), Đảng Cải cách (Reform) Canada (đổi tên thành Liên minh Canada), và Bloc Québécois. Đảng Bảo Thủ Cấp tiến Canada và Liên minh Canada đã sáp nhập để trở thành Đảng Bảo thủ Canada, đem chủ nghĩa cộng hòa đến Nghị viện lần đầu tiên.⁴⁰ Đây là một dấu mốc lớn, vì trước nay luôn luôn có một phản ứng đối kháng rất lớn, hiện hữu từ năm 1817, để ngăn chặn kiểu chủ nghĩa cộng hòa Mỹ ở Canada. Vì thế, những người có thiện ý với chủ nghĩa cộng hòa ở Canada đã phải giữ im lặng trong nhiều thế kỷ.

    Bất kể người ta sống ở nơi nào tại Canada, cuộc sống của họ sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp bị ảnh hưởng bởi các quyết định được thực hiện tại Nghị viện ở Ottawa. Điều này đã bắt đầu từ năm 1867, khi Sir John A. Macdonald, lãnh đạo đảng Bảo thủ Canada, trở thành thủ tướng đầu tiên của đất nước.⁴¹ Trong nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên của ông, Sir John A. Macdonald lập ra lực lượng cảnh sát quốc gia. lực lượng sau này sẽ trở thành Cảnh sát Kỵ binh Hoàng gia Canada (RCMP), chủ yếu để tuần tra và bảo vệ các khu vực phía tây bắc của đất nước chống cuộc xâm lược của Mỹ sau khi vàng được tìm thấy trong Vùng lãnh thổ Yukon. Thế nhưng nhiệm vụ đầu tiên của RCMP không liên quan đến việc tuần tra và bảo vệ các khu vực phía tây bắc của Canada, mà lại là đàn áp phong trào độc lập của dân Métis (sắc dân lai giữa thổ dân và người châu Âu) trong khu vực ngày nay là Manitoba. Louis Riel cầm đầu cuộc nổi loạn chống lại chính phủ Canada nổ ra vào năm 1869 gần sông Red River và nổi dậy thêm một lần nữa năm 1885 ở Saskatchewan trong nhiệm kỳ thứ hai của Macdonald.⁴² Không giống như cuộc nổi dậy lần đầu năm 1869, cuộc nổi loạn thứ hai không thành công đưa đến việc Louis Riel bị xử tử và treo cổ bất chấp các cuộc biểu

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1