You are on page 1of 12

Lời mở đầu

Theo xu hướng hợp tác quốc tế và trong đó, mỗi quốc gia không phải chỉ là một chủ thể đơn lẻ, vậy nên,
những khó khăn chung mà nhiều quốc gia gặp phải cũng được coi là một vấn đề toàn cầu. Đề tài của
chúng tôi là “đói nghèo”, một danh từ quen thuộc đối với hầu hết tất cả mọi người do tính phổ biến và sự
tồn tại từ lâu của nó. Nhưng thực chất “đói nghèo” chính xác là gì? Nguyên nhân gây ra “đói nghèo”?
Tình trạng đói nghèo cũng như tác động của nó đối với từng quốc gia, các mối quan hệ quốc tế ra sao? Và
hiện nay chúng ta đang có những cơ chế, điều luật nào để góp phần giải quyết vấn đề “đói nghèo” trên thế
giới?
Bài tiểu luận của chúng tôi được chia ra làm bốn phần:

1. Định nghĩa và chứng minh đói nghèo là một vấn đề toàn cầu.
2. Thực trạng đói nghèo trên thế giới.
3. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.
4. Những tác động của đói nghèo đến quốc gia và quốc tế.
5. Hướng giải quyết cho vấn đề đói nghèo.
Trong quá trình làm bài, do khan hiếm tài liệu tiếng Việt về vấn đề này, bài tiểu luận của chúng tôi còn
một số hạn chế về số liệu cũng như các sự kiện mang tính thời sự. Tuy nhiên với sự giúp đỡ của cô Trịnh
Thu Huyền và sự đóng góp ý kiến nhiệt tình, thẳng thắn của các bạn trong khoa chính trị khóa 32, chúng
tôi đã có điều kiện bổ sung thông tin, hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình. Chúng tôi xin chân thành cảm
ơn.
Đói nghèo: một vấn đề toàn cầu?
Định nghĩa
Có thể dễ dàng hình xác định rằng một người bị đói là người không được đáp ứng đủ nhu cầu dinh
dưỡng. Cụ thể hơn, theo FAO, một người cần phải được cung cấp tối thiểu 2400 kCal mỗi ngày.
Tuy nhiên định nghĩa khi nào một người bị rơi vào tình trạng nghèo khổ lại chưa được thống nhất. Một
người Mỹ được cho là nghèo không thể có cùng một mức sống với một người nghèo ở Châu Phi. Do vậy,
chúng ta có một số hạn mức để nhận biết các mức khác nhau của nghèo như sau:

• Tương đối nghèo: gợi ra một mức sống có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời kì, từng xã hội cụ
thể. Nó tương đương với những người có thu nhập ở mức giữa của xã hội.
• Ngưỡng đói nghèo: Những người thuộc ngưỡng đói nghèo có thu nhập khoảng 2 đô la/ngày trên
bình quân đầu người.
• Cực kỳ nghèo đói: với mức thu nhập thấp hơn 1 đô la/ ngày trên bình quân đầu người.
Trên đây là sự phân loại truyền thống dựa theo mức thu nhập bình quân đầu người. Nhưng “nghèo” không
phải chỉ dựa trên thu nhập mà còn ở chất lượng cuộc sống. Đây là một cách tiếp cận mới với vấn đề
nghèo, được đưa ra bởi những công trình nghiên cứu của Amartya Sen, người đoạt giải Nobel kinh tế năm
1988. Với cách tiếp cận này, nghèo được phân ra thành 3 loại, trong đó:

• Nghèo tiền: được xác định dựa trên thu nhập cá nhân.

• Nghèo ở điều kiện sống, được xác định dựa trên sự hài lòng của cá nhân vào những đòi hỏi thiết
yếu trong cuộc sống của họ.
• Nghèo khả năng hay có thể hiểu là sự thiếu thốn những khả năng cho phép thoát ra khỏi sự nghèo
đói của mỗi cá nhân.
Trong khuôn khổ của việc coi nghèo đói là một vấn đề toàn cầu, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến quan
niệm đánh giá sự nghèo đói dựa trên thu nhập bình quân đầu người nói chung theo qui chuẩn quốc tế.
Bên cạnh những vấn đề có tính toàn cầu mà chúng ta có thể dễ dàng tìm gặp trên các phương tiện thông
tin đại chúng hay những công trình nghiên cứu như vấn đề vũ khí hạt nhân, bệnh dịch thế kỷ, hay khủng
bố… thì nghèo đói liệu có được xếp vào hàng ngũ các vấn đề toàn cầu? Và tại sao đói nghèo lại có thể
giành được sự quan tâm to lớn của các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế? Câu trả lời có lẽ được tìm

1
thấy ở các kết quả thống kê của Ngân hàng thế giới, tính đến năm 2001 thì có tới tận 1,1 tỉ người trên toàn
thế giới có mức thu nhập dưới 1 đô la/ ngày trên một đầu người và khoảng 2,7 tỉ người có thu nhập bình
quân dưới 2 đô la cho một ngày.
Chúng ta có thể thấy rằng tình trạng nghèo đói không phải chỉ là một nỗi lo ở lục địa đen,ở các nước Nam
bán cầu hay ở một số khu vực riêng lẻ mà là một hiện tượng phổ biến ở gần như tất cả các khu vực.
Không chỉ vậy, số người chết trong chiến tranh thế giới thứ II có lẽ là một con số khổng lồ, nhưng hậu
quả của nó sẽ thật không đáng kể nếu chúng ta biết rằng, cứ mỗi ngày có hơn 50.000 người chết vì đói và
phần lớn trong số đó là trẻ em. Nếu làm một phép tính đơn giản, thì sẽ dễ dàng nhận ra đói nghèo chính là
kẻ thù diệt vong lớn nhất của loài người trong thiên niên kỷ vừa qua.
Các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia trên thế giới đều đang thực hiện, phát triển rất nhiều những dự
án hành động khác nhau để cải thiện tình hình đói nghèo trên hành tinh của chúng ta.
1. Cuộc chiến chống đói nghèo - thực trạng đáng báo động.
1.2 Tình trạng thiếu lương thực trên thế giới và tại những khu vực điển hình
Năm 1996, tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới về lương thực ở Rome, các nhà lãnh đạo hơn 180 nước trên
thế giới đã thảo luận sôi nổi xung quanh vấn đề về cuộc chiến chống đói nghèo - một trong những cản trở
lớn nhất đối với sự phát triển toàn cầu. Kết thúc cuộc họp, bản “Chương trình hành động của hội nghị
Thượng đỉnh thế giới về lương thực” được thông qua với mục tiêu quan trọng: tới năm 2015 sẽ giảm một
nửa số người nghèo trên thế giới. Tuy nhiên, 10 năm sau, những gì đạt được trên thực tế đã làm cho nhiều
người nghi ngờ. Những thông tin dưới đây được tổng hợp dựa trên báo cáo 2006 về Tình hình an ninh
lương thực thế giới. chúng ta có thể thấy khoảng thời gian 1990-92 tới 2001-02 là một “thập kỉ bị đánh
mất” trong việc xoá sổ sự nghèo đói trên trái đất:
Hơn 800 triệu người trên thế giới vẫn đang phải sống trong tình trạng thiếu lương thực. Chỉ trong một
năm 2005, hơn 146 triệu người rơi vào hoàn cảnh này bởi hậu quả của các thảm hoạ thiên nhiên (bão lụt,
sóng thần, động đất...) và các hoạt động của con người. Cứ 8 giây trôi qua lại có thêm một trường hợp tử
vong ở trẻ em do thiếu lương thực. Đặc biệt, đa số là công dân của những nước đang phát triển mà chủ
yếu tại châu Phi và châu Á. 75% bộ phận này cư trú tại các vùng nông thôn. 156 triệu trẻ em dưới 5 tuổi
và 90% số trẻ ở độ tuổi đến trường, phụ nữ có thai ở các nước đang phát triển bị các bệnh liên quan tới
thiếu dinh dưỡng. Cần phải một thời gian dài nữa mới có thể thay đổi tình trạng này khi mỗi năm, kết quả
của việc giảm số lượng người đói chỉ ở mức khiêm tốn 6 triệu người so với 20 triệu cần phải đạt được.

Điểm đáng chú ý trong tình trạng thiếu lương thực trên thế giới đó là tình hình của mỗi vùng rất khác
nhau. Ngay bản thân các nước từng khu vực cũng có sự chênh lệch về số người bị đói:
Tại khu vực Cận Đông và Bắc Phi, khu vực châu Mỹ - Latinh và Caribe, tình trạng thiếu lương thực tại
các vùng này được đánh giá là thấp nhất trong các nước đang phát triển: số người đói trên tổng dân số
từng vùng lần lượt là 9% và 10 % (2002-03) và chiếm 11% (2002-03) tổng số người bị thiếu lương thực ở
các nước đang phát triển trong khi tổng dân số chiếm 1/5.

2
Cuộc đấu tranh để xoá đói ở từng nước tại các khu vực trên rất khác nhau. Trong khi tại Cận Đông, Bắc
Phi và nhiều nước như các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, Syrie hay Ai Cập đã giảm được một phần tỉ
lệ nghèo đói thì nó vẫn rất cao ở Jordanie, Maroc và đặc biệt là Yemen với khoảng 1/3 dân số thiếu lương
thực. Tình trạng tương tự ở Mỹ Latinh và Caribe: Chilê, Uruguay, Braxin, Surinam đạt được một số kết
quả khả quan và các nước Cuba, Guyan, Peru đã hoàn thành mục tiêu của hội nghị Thượng đỉnh lương
thực 1996 nhưng tại một số nước khác như Haiti, có tới một nửa dân số không đủ ăn mỗi ngày.

Còn ở tại châu Á – Thái Bình Dương, khu vực chiếm tới 68% (2002-03) dân số các nước đang phát triển
và đang sở hữu một nền kinh tế năng động nhất trên thế giới vẫn còn 524 triệu người đói (2002-03), tương
đương 16% tổng số người bị đói tại các nước đang phát triển.
Số người bị đói trong khu vực tập trung chủ yếu tại Trung Quốc dù nước này đã giảm được tới 44 triệu
người đói so với thời kì 1990-92. Ấn Độ vẫn là nơi tình trạng thiếu lương thực hoành hành khi vẫn còn tới
212 triệu người đói. Số người bị đói tại khu vực tập trung nhiều tại Bangladesh và Pakistan. Chỉ riêng hai
nước này đã chiếm tới 17% tổng số người thiếu lương thực của châu Á – Thái Bình Dương.

Khu vực tâm điểm của cuộc chiến chống nạn đói từ nhiều thập kỉ nay vẫn là vùng châu Phi da đen, chỉ
chiếm 13% số dân các nước đang phát triển nhưng 25% số người đói sống tại khu vực này. Số người đói
đã tăng từ 169 triệu năm 1990-92 lên con số báo động 206 triệu 2002-03. Mặc dù vậy, với tốc độ gia tăng
dân số 2,5 %, tỷ lệ người đói ở khu vực giảm từ 35% xuống còn 32%. Tình trạng thiếu lương thực diễn ra
khá phổ biến tại lục địa đen. 14 quốc gia trong khu vực có 35% dân số không được cung cấp đủ dinh
dưỡng hàng ngày. 5 nước có số người đói nhiều nhất bao gồm Burundi, Erythree, Liberia, Congo và
Sirealeone. Chỉ riêng các quốc gia này đã “đóng góp” thêm 29 triệu người thiếu lương thực cho khu vực
chỉ trong 10 năm.

3
Những nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu lương thực tại đây chỉ đem lại vài dấu hiệu khả quan hiếm hoi tại
các nước như Êtiopia, Ghana và Mozambique. Ghana là quốc gia gây ấn tượng nhất khi giảm hơn một
nửa số người đói từ 5,8 triệu năm 1990-92 xuống 2,4 triệu năm 2002-03. Êtiopia cũng giảm được 17% số
người đói còn con số này là 10% tại Mozambique. Nhưng những điểm sáng này chỉ rất hiếm hoi trong
cuộc chiến chống nạn đói tại khu vực nổi tiếng về tốc độ phát triển chậm chạp khi mà đa số các quốc gia
khác đều dậm chân tại chỗ hay thậm chí tình hình còn trầm trọng hơn.
Không dừng ở các nước đói nghèo, chính các nước công nghiệp phát triển cũng có tới 9 triệu người không
được cung cấp đủ dinh dưỡng mỗi ngày mặc dù đây là nơi tập trung phần lớn của cải trên thế giới.
1.2 Sơ lược bức tranh nghèo khổ toàn cầu
Thống kê về số lượng người nghèo trên thế giới cũng rất đáng báo động khi hơn 1 tỉ người ở mức rất
nghèo (những người thu nhập dưới 1 USD/ngày) và 50% dân số thế giới chấp nhận thu nhập khoảng 2
USD mỗi ngày1. Đói và nghèo là nguyên nhân 9 triệu ca tử vong mỗi năm. Trong đó, mỗi ngày 50 000
người chết do các nguyên nhân liên quan tới tình trạng nghèo khổ. Ngay cả tại các nước công nghiệp phát
triển, vẫn có không ít người nghèo: 1995, con số này vào khoảng 100 triệu. Năm 2007, theo Trung tâm
Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh tật Mỹ (CDC) hơn 40 triệu người Mỹ không thể khám, chữa các bệnh về
mắt và răng; số trẻ nghèo được chăm sóc răng, miệng rất ít.
Bản đồ: Tỉ lệ dân số sống dưới mức 2 $ / ngày ở các vùng trên thế giới

Điều này thật sự là nghịch lí khi hơn bao giờ hết nền kinh tế đang tăng trưởng ở mức độ cao, tạo ra số
lượng của cải nhiều hơn so với bất kì thời gian nào trước đây. Tuy nhiên việc vẫn có rất nhiều người đang
sống trong cảnh nghèo khổ trong khi một bộ phận khác đang hưởng thụ cuộc sống sung túc đã tồn tại từ
hàng thập kỉ và đang ngày càng nới rộng:
Trong báo cáo của PNUD năm 1990, thu nhập của 77% dân số trên thế giới chỉ chiếm có 15% tổng thu
nhập toàn cầu. Thu nhập quốc dân bình quân đầu người của các nước phương Bắc lên tới 12.510 USD,
gấp tới 18 lần các nước phương Nam (710 USD). Một nửa số người nghèo thời kì này sống tại châu Á,
30% khác là người dân châu Phi.
Theo báo cáo thế giới về phát triển con người năm 1998, 228 người giàu nhất thế giới sở hữu khối lượng
tài sản lên tới 1000 tỉ USD, tương đương với tổng thu nhập hàng năm của 2,5 tỉ người nghèo nhất. 3
người giàu nhất thế giới có tài sản lớn hơn thu nhập quốc dân của 48 nước phát triển chậm nhất. Báo cáo
trên đưa ra nhận xét rằng: “sự giàu có của một số cá nhân tương phản nặng nề với tình trạng cùng cực của
1
L'état de la pauvreté dans le monde: un bilan controversé http://www.mondialisation.ca

4
một bộ phận khá lớn dân cư tại các nước đang phát triển”. Một đánh giá khác cũng khiến người ta giật
mình: trong tổng số 5 tỉ người trên trái đất, chỉ có 500 triệu người đang được sống trong sự giàu có, còn
những người khác đang phải sống trong cảnh nghèo.
Năm 2002, PNUE tiếp tục đưa ra những thông tin đáng lưu tâm: GDP trên thế giới từ 14 300 tỉ USD năm
1970 lên tới 29 995 tỉ USD năm 19992 nhưng sự gia tăng này chủ yếu tại các khu vực như châu Âu, Bắc
Mỹ.. còn đại bộ phận còn lại chỉ thay đổi rất ít. Cùng với nó là khoảng cách giữa các nước phát triển và
đang phát triển cũng lớn dần lên. Thu nhập của 3,5 tỉ người nghèo nhất chỉ chiếm có 20% tổng thu nhập
toàn cầu trong khi 60% thuộc về 1 tỉ người thuộc các nước phát triển. Nếu thu nhập giữa các nước có 20%
người giàu nhất và các nước có 20% người nghèo nhất sinh sống là 30 lần vào năm 1960 thì con số này là
60 lần vào năm 1990 và 74 lần năm 19973.
Những thống kê trên đã cho thấy sự ảm đạm đáng báo động trong bức tranh đói nghèo trên thế giới hiện
nay. Bóng ma đói nghèo hiện diện ở khắp mọi nơi trên thế giới từ các cường quốc như Mỹ, Anh, Pháp và
trở thành thảm hoạ tại các nước như Haiti, Pakistan... Thực trạng này đang là vật cản lớn của nhân loại
trên con đường tiến tới một thế giới hiện đại, giàu có của tất cả mọi người.

2. Đói nghèo xuất phát từ đâu?


Nguyên nhân đói nghèo toàn cầu được chia thành hai nguyên nhân lớn chính: nguyên nhân tự nhiên và
nguyên nhân con người.
2.1 Nguyên nhân tự nhiên:
Thiên nhiên luôn là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng nhất định đền hoạt động sản xuất của một quốc gia,
đặc biệt là nông nghiệp. Không phải quốc gia nào cũng có các điều kiện tự nhiên thuận lợi như khí hậu,
đất đai, nguồn nước … để phát triển nông nghiệp. Ngoài ra các loại thiên tai như hạn hán, lũ lụt, dịch côn
trùng, v.v… gây ra các thiệt hại dáng kể về người và của, làm đình trệ các hoạt động sản xuất. Tất cả
những điều này không phụ thuộc vào ý muốn của con người và khó dự đoán chính xác. Mặc dù nhân loại
đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn phải thừa nhận là cuộc sống con người vẫn phụ thuộc ít nhiều vào thiên
nhiên.
2.2 Nguyên nhân con người:
2.2.1 Cấp độ cá nhân:
Tại các nước nghèo, không có ngân sách dành cho giáo dục. Trẻ em không được đến trường, cũng không
có các chương trình phổ biến kiến thức công cộng, dẫn đến việc trình độ dân trí của người dân thấp kém.
Họ không được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, chất lượng cuộc sống nghèo nàn. Không có kiến thức,
người dân các nước nghèo cũng chỉ quanh quẩn với công việc sản xuất lạc hậu, không thoát ra được khỏi
vòng đói nghèo. Ở những nước nghèo đói nhất như châu Phi là nơi có nhiều dịch bệnh nguy hiểm lây lan
nhất. Sự thui chột cả về thể xác lẫn tinh thần là nguyên nhân làm suy yếu nguồn nhân lực của quốc gia.
Tình trạng nghèo đói kéo dài liên tục làm cho người dân các nước nghèo tự bằng lòng với “số phận” của
mình. Với họ, có được lương thực đã là khó, chứ chuă nói đến y tế, giáo dục, v.v… Từ đó gây ra tâm lý
bất lực trong các nỗ lực cá nhân trong việc thoát khỏi nghèo đói. Sự nghèo đói của mỗi cá thể, tạo thành
sự nghèo đói của cả một quốc gia.
2.2.2 Ở cấp độ quốc gia:

Các điều tra cho thấy, ở những khu vực có tốc độ tăng dân số cao nhất là những khu vực có tỷ lệ đói
nghèo cao nhất. Ỏ các nước vốn nền kinh tế đã kém phát triển, nay lại thêm một số lượng dân lớn, đồng
nghĩa với việc nhu cầu tiêu dùng tăng cao, đặc biệt là về lương thực. Điều đó giải thích tại sao nghèo đói
tập trung ở châu Phi và châu Á – Thái Bình Dương.

2
http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Tu-lieu/
3
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon

5
Sự bất công trong phân phối thu nhập cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Ở các
nước phát triển, mức sống ngày càng cao, đồng nghĩa với việc những người có thu nhập thấp sống càng
khó khăn hơn. Đó là lý do tại sao nghèo đói không chỉ tồn tại ở những nền kinh tế kém phát triển mà ngay
cả ở những cường quốc như Hoa Kỳ.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước tham gia đều bị tàn phá, đặc biệt là các nước thuộc
địa. Để khôi phục nền kinh tế, các nước nghèo cần đến những khoản vay từ các nước phát triển. Tuy
nhiên việc các cấp lãnh đạo sử dụng các khoản vay không hiệu quả, cộng thêm nạn tham nhũng, cắt xén
công quỹ, đã khiến các nước nghèo không những không cải thiện dược nền kinh tế mà còn phải gánh
thêm gánh nặng nợ nước ngoài.
2.2.3 Cấp độ quốc tế:
Trong lịch sử, đói nghèo do chiến tranh bắt nguồn từ khi các nước lớn tiến hành chiến tranh xâm lược các
nước yếu hơn, sau đó thực hiện các chính sách vơ vét, bóc lột hoặc áp đặt các chính sách có lợi cho mình.
Không tính đến yếu tố chính trị, làm sống lại nền kinh tế của các nước này là rất khó khăn và thường phụ
thuộc vào chính quốc. Trong giai đoạn hiện nay, chiến tranh thường nổ ra do các nguyên nhân tranh giành
quyền lợi kinh tế, hoặc do các xung đột về sắc tộc, tôn giáo là chủ yếu. Với trình độ phát triển về khoa
học kỹ thuật về quân sự như hiện nay, chiến tranh nổ ra tất yếu sẽ dẫn đến tổn thất nặng nề về người và
của của các nước liên quan. Cũng có thể thấy điều đó qua các cuộc chiến của Mỹ chống Afghanistan và
Iraq hay các xung đột tôn giáo tại Trung Đông.
Quan hệ quốc tế luôn được điều khiển theo ý muốn của các cường quốc. Với việc đặt lợi ích dân tộc của
mình lên trên hết, các nước lớn không ngần ngại dùng chiêu bài “nhân quyền”, “chống khủng bố” để tìm
kiếm lợi ích cho mình. Tuy nhiên trong xu thế đa số các nước đều muốn phát triển trong hoà bình, các
cường quốc lại có các nước cờ khác. Trong vòng 30 năm trở lại đây, các nước phát triển đã giảm dáng kể
lượng viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi cho các nước kém phát triển. Còn nếu có những nước có
“thiện chí” giúp đỡ các nước nghèo phát triển thì cũng chỉ để che dấu tham vọng về những lợi ích kinh tế
hay chính trị lớn hơn.

3. Tác động của vấn đề đói nghèo trên các khía cạnh quốc gia và quan hệ quốc tế
Với một thực trạng cụ thể và những con số biết nói về đói nghèo nêu trên, chúng tôi muốn xem xét tác
động của đói nghèo-một vấn đề toàn cầu khá cấp bách trên hai khía cạnh lớn: tác động trực tiếp đến mỗi
quồc gia và tác động tới quan hệ quốc tế.
3.1. Tác động trực tiếp tới mỗi quốc gia: sự sống còn, tồn vong và phát triển.
Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, không kể giàu nghèo, lớn nhỏ, đói nghèo luôn là vấn đề quan trọng
đe doạ đến sự sống, tồn vong và sự phát triển của quốc gia đó.
Trong một đất nước, mỗi chính sách được đưa ra đương nhiên đều muốn có sự ủng hộ, quan tâm thực
hiện của toàn dân ở mọi giai cấp. Nhưng những đường lối chính sách đối nội, đối ngoại đó có được sự
quan tâm của những con người nghèo đói - những người mà đến cơm áo gạo tiền, những nhu cầu tối thiểu
của chính họ,họ còn không có khả năng lo tới!? Với họ, chính trị là cái không ăn được, do đó nó đồng
nghĩa với sự xa hoa, phù phiếm. Ngược lại, chính trị không dành cho họ, những người bần cùng bị gạt
sang bên lề xã hội. Cũng chính những điều này khiến họ vốn dĩ đã mặc cảm tự ti lại càng tự tách mình ra
ngoài xã hội. Giống như một vòng tròn ác tính của sự phát triền: chính nơi đây lại là ngọn nguồn của xung
đột, bạo lực và tệ nạn. Những điều này lại quay trở lại, ghì sát những con người khốn cùng vào bóng đêm
của sự nghèo đói kém phát triển mà không cách nào thoát ra được. Nghèo khó mà bắt nguồn từ sự bất
công sẽ là nguồn gốc dẫn đến những xung đột: xung đột tộc người, xung đột tôn giáo, dân tộc và là trung
tâm nảy sinh các tệ nạn xã hội. Điều này khiến đói nghèo có tác động không nhỏ tới sự tồn vong, sống
còn của không chỉ riêng một quốc gia nào. Nó thực sự ảnh hưởng đến môi trường sống của cả nhân loại.
Khi con người bị bần cùng hoá cũng là lúc họ phải tìm mọi cách để kiếm tiền, kể cả là những việc trái
pháp luật và đạo đức. Ví dụ về một thực trạng ở Cali (Côlômbia), người ta thấy rằng những khu dân cư
nghèo nhất cũng chính là những nơi có tỷ lệ giết người cao nhất; các thành phố tự trị với điều kiện sống

6
bấp bênh có tỷ lệ bạo lực cao nhất. Ngoài ra, đói nghèo còn gây ra xu hướng dân di cư kèm theo đó là các
vấn đề người tị nạn hoặc vượt biên trái phép.
Về kinh tế, đói nghèo đã và đang tàn phá nền kinh tế, hay nói cách khác nó chính là gánh nặng của nền
kinh tế: ta có thể thấy nền kinh tế của những nước chịu hậu quả nặng nề nhất của tình trạng đói nghèo như
các nước Châu Phi… luôn trong tình trạng yếu kém và bị tàn phá nặng nề bên cạnh các khoản nợ chồng
chất; nền kinh tế phụ thuộc nhiều, chủ yếu vào các khoản viện trợ nước ngoài. Bên cạnh đó nó cũng kìm
hãm, gián tiếp ngăn chặn các cơ hội phát triển của nền kinh tế. Với một thực trạng như vậy, đất nước kém
phát triển, lạc hậu, đói nghèo, bệnh dịch hoành hành, chính trị xã hội không ổn định…hiểm có nhà đầu tư
nào muốn đầu tư hay phát triển ở đó. Nền kinh tế bị kìm hãm, kém phát triển biểu hiện qua từng ngành cụ
thể. Ví dụ như nông nghiệp thì cũng mới chỉ tập trung ở quy mô nhỏ, hình thức đơn giản, du canh du cư…
mà như vậy chỉ đủ để phục vụ cuộc sống hàng ngày của họ, sao có thể góp phần vào phát triển kinh tế.
Công nghiệp có thể nói là một ngành chủ chốt để phát triển kinh tế nhưng để phát triển mạnh nó cũng đòi
hỏi một đội ngũ nhân công có tay nghề, chuyên môn… mà đây lại là một vấn đề nan giải ở các nước
nghèo_hạn hẹp về kiến thức. Thực trạng thiếu hụt một phần lớn đội ngũ nhân công như vậy cùng là một
nhân tố kìm hãm sự phát triển của kinh tế. Như vậy, một nền kinh tế chậm phát triển, kém hiệu quả sẽ
đem lại cuộc sống khó khăn, bần hàn cho người dân và như vậy thì tình trạng đói nghèo là điều tất yếu.
Song, từ chỗ đói nghèo như vậy, nền kinh tế lại càng bị kìm hãm, không có điều kiện để phát triển, lại
ngày càng tụt hậu, kém hiệu quả hơn. Do đó ta có thể thấy tình trạng đói nghèo cũng đã tự nó quay lại, tác
động lại đến nền kinh tế, đem theo những khó khăn, trở ngại ma nó phải gánh chịu đến nền kinh tế. Hay
nói cách khác, nền kinh tế yếu kém dẫn đến tình trạng đói nghèo, và tình trạng này không được giải quyết
sẽ tiếp tục kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Đó như một vòng tròn luẩn quẩn mà nếu không thoát ra
được thì chúng sẽ tự tương tác, kìm hãm lẫn nhau.
Tóm lại, nghèo đói đã và đang trở thành gánh nặng của nền kinh tế, nó không chỉ làm giảm khả năng phục
hồi của những nền kinh tế vốn đã yếu kém mà nếu có khả năng phát triển thì nó cũng kìm hãm sự phát
triển đó.
3.2 Tác động tới quan hệ quốc tế trong đó có tác động tới các vấn đề toàn cầu khác
3.2.1 Tác động tới quốc tế
V ề mặt tích cực, đói nghèo cũng giống những vấn đề toàn cầu khác, nó thúc đẩy quá trình hình thành "Tư
duy toàn cầu" và các cơ chế quốc tế bởi một vấn đề nếu đã được coi là toàn cầu thì để giải quyết nó cần có
nỗ lực không chỉ đơn thuần của một hay hai quốc gia mà là toàn nhân loại, to n thế giới! Có thể coi đó
chính là chất keo dính nhân loại. Thông qua các khoản viện trợ cùng những hình thức giúp đỡ, tương trợ
khác đã khiến các nước dường như xích lại gần nhau hơn, đoàn kết với nhau hơn trong công cuộc giải
quyết vấn đề chung. Hơn nữa, cho dù là không thiện chí giúp đỡ để xoá đói giảm nghèo cho một quốc gia
nào đó song tâm lý lo sợ những vấn đề toàn cầu khác nảy sinh từ đói nghèo mà các nước phải bắt tay vào
giúp đỡ và có trách nhiệm, bổn phận phải cùng giải quyết. Từ đó các cơ chế quốc tế cũng sẽ hình thành.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, dường như các quốc gia càng hợp tác với nhau, các mâu thuẫn lại càng xuất
hiện nhiều hơn. Do đó, phải chăng đó là mặt tiêu cực mà đói nghèo đã gián tiếp tác động tới trong quan hệ
quốc tế. Có những nước giàu, họ lợi dụng việc viện trợ, giúp đỡ để thao túng hoặc thực hiện một mục
đích khác. Ví dụ như Mỹ, việc Mỹ viện trợ cho các nước nghèo thực chất chỉ là những công cụ thúc đẩy
các mục tiêu trong chính sách đối ngoại cuả Mỹ (Theo lời phát biểu của Weden - phó giám đốc cơ quan
viện trợ phát triển quốc tế của Mỹ). Đối với không chỉ riêng Mỹ mà còn có những nước tư bản giàu có
khác, họ coi rằng viện trợ đồng nghĩa với việc để tạo ra môi trường cho các thị trường xuất khẩu. Như
vậy, rõ ràng, đó không phải là sự giúp đỡ vô tư, giúp xoá đói giảm nghèo hay đáp ứng những yêu cầu cơ
bản nhất của con người như họ thường nói mà mục đích của viện trợ trước hết là phải có lợi cho nước
viện trợ cho dù đó là lợi ích thương mại, kinh tế hay chính trị, văn hóa. Bởi vậy một câu hỏi quen thuộc
luôn luôn được đặt ra mà chưa bao giờ có câu trả lời "Tại sao viện trợ hàng trăm tỷ USD mà cảnh đói
nghèo trên thế giới không giảm?". Vấn đề đói nghèo cũng đặt ra những thách thức mới cho hệ thống pháp
luật quốc tế hiện nay. Bởi người ta có thể sử dụng lý do giúp đỡ, viện trợ xoá đói giảm nghèo để áp đặt
chính sách, thao túng hoặc can thiệp vào nội bộ của những nước nghèo nhận viện trợ. Do đó, cần thiết
phải có những cơ chế để kiểm soát tính minh bạch trong mục đích của nước viện trợ cũng như để quản lý
việc sử dụng đúng đắn và có hiệu quả của nước nhận viện trợ.

7
3.2.2 Các vấn đề toàn cầu khác
Dịch bệnh
Đói nghèo ảnh hưởng trực tiếp về mặt sức khoẻ con người và cộng động. Đó chính là nguyên nhân dẫn
đến sự lan tràn của dịch bệnh. Các nước Châu Phi là một trong những nơi mà bệnh tật luôn hoành hành,
đã cướp đi hàng nghìn sinh mạng của người dân. Những căn bệnh hiểm nghèo nhất cũng phát sinh từ tình
trạng đói nghèo như còi xương, suy dinh dưỡng, AIDS, HIV… Gần 50 triệu người ở lục địa đen nhiễm
HIV, 80% trong 1 triệu người chết vì bệnh sốt rét cũng là ở châu Phi. Theo UNAIDS, HIV và sốt rét sẽ
làm cạn kiệt nguồn nhân lực của lục địa này. Những ánh mắt hoảng loạn, những thân hình gầy gò, còi cọc
vì đói khát và bệnh tật... là hình ảnh không xa lạ gì khi nói về trẻ em châu Phi - một thế hệ bất hạnh, nạn
nhân thương tâm nhất của tấn thảm kịch châu Phi. HIV/AIDS tiếp tục hành hạ châu Phi , nơi chỉ chiếm
11% dân số thế giới nhưng lại chiếm 60% số người sống chung với virus HIV. Tổ chức WTO cho biết
trong bản thông báo Sức khoẻ khu vực này, tỷ lệ trẻ em (trẻ sơ sinh - trẻ 1 tháng tuổi) có tỷ lệ tử vong cao
nhất trên toàn thế giới, gấp 4 lần tỷ lệ tử vong ở châu Âu. Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong ở trẻ em ở các hộ gia
đình nghèo cao gấp 3 lần hoặc hơn so với tỷ lệ này ở những hộ gia đình có thu nhập bình thường. Vậy câu
hỏi đặt ra là: tại sao bệnh tật lại mặc sức hoành hành và lây nhiễm nhiều nhất, nhanh chóng nhất ở những
khu vực chậm phát triển, những khu vực nghèo trên thế giới? Nếu như trước kia đời sống khó khăn, nhu
cầu của con người là an no mặc ấm thì giờ đây, khi cuộc sống được cải thiện thì nhu cầu của con người lại
là an ngon mặc đẹp. Những nhu cầu tối thiểu đó là no ấm được đáp ứng thì họ mới nghĩ đến những nhu
cầu cao hơn. Nhưng ở những nước đói nghèo, chậm phát triển thì họ chưa chết vì bệnh đã chết ví đói. Đó
là lí do tại sao họ không mấy quan tâm đến bệnh tật, thiếu kiền thức về việc phòng và chữa bệnh… làm
cho tỷ lệ người mắc bệnh ở những nước này tăng cao.
Ô nhiễm môi trường
Về môi trường, môi trường ở đây là môi trường tự nhiên khác với môi trường sống của sự tồn vong mà
chúng tôi đã nói ở trên. Dường như tác động qua lại giữa môi trường và đói nghèo như một vòng tròn
luẩn quẩn. Đói nghèo gây ô nhiễm môi trường và môi trường bị ô nhiểm sẽ lại đe doạ cuộc sống con
người bằng những hiểm hoạ sinh thái và người bị ảnh hưởng lớn nhất cũng lại chính là những người
nghèo đói. Sự gia tăng đói nghèo sẽ làm tăng ô nhiễm môi trường và khi lũ lụt, hạn hán, những thay đổi
của khí hậu sẽ khiến hơn 600 triệu người nữa đối mặt với nạn suy dinh dưỡng.Một trong những đe doạ
lớn cho môi trường thế giới là việc một số lượng lớn người nghèo ở nông thôn chuyển sang sinh sống ở
những khu vực có rừng nhiệt đới bởi điều này đáp ứng nhu cầu cư trú và thực phẩm của họ. Tổ chức nông
lâm thế giới FAO chỉ ra rằng nhu cầu về dinh dưỡng, thực phẩm sẽ tăng 1,8% từ nay cho đến năm 2010
và đòi hỏi này sẽ kéo theo 90 triệu hecta rừng bị phá huỷ. Bên cạnh đó, những hoạt động nông lâm nghiệp
mà phần lớn con số 2 tỷ người lao động trong ngành này là người nghèo, gây nhiều tác hại đến hiệu ứng
nhà kính. Theo nghiên cứu, những hoạt động nông nghiệp và tái sử dụng đất gây ra 1/3 lượng dioxit
cacbon và dioxit nitrơ hàng năm. Môi trường tự nhiên bị tác động tất yếu sự phát triển của loài người
cũng bị ảnh hưởng.
Bùng nổ dân số
Bùng nổ dân số cũng là một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triển mà đói nghèo lại là nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến việc dân số gia tăng một cách chóng mặt.“Vào giữa thập kỷ 80, người ta nhận thấy tỷ lệ
tăng dân số đều giảm ở mọi nơi, ngoại trừ Châu Phi và vài nước Nam Á”. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có
tình trạng như vậy? Có thể dễ dàng nhận thấy, dân số tăng nhiều nhất lại là ở những quốc gia nghèo nhất,
những nước mà cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn để chăm lo, thỏa mãn nhu cầu của những công dân mới
và để đầu tư cho tương lai. Bên cạnh đó, trong tình trạng nghèo khổ, thiếu thốn, người dân ở những nước
này luôn có những tư tưởng lạc hậu, tiêu cực như: đẻ nhiều nhằm tăng thêm lao động hay trọng nam
khinh nữ..v.v.. Ngoài ra, với vốn kiến thức hạn hẹp, họ không nhận thức được hậu quả của việc bùng nổ
dân số, không biết rằng đó lại chính là một trong những nguyên nhân gây ra đói nghèo. Hay nói cách
khác, đói nghèo và bùng nổ dân số như một vòng tròn ác tính, chúng tự tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau,
tình trạng đói nghèo không được giải quyết làm tăng số lượng người nghèo khổ hoặc gây thêm khó khăn
cho việc giải quyết tình trạng nghèo khổ ở các nước.
Khủng bố
Một khía cạnh khác, không lớn nhưng cũng nên được xem xét. Đói nghèo có tác động đến khủng bố?
Không phải những ai nghèo và đói đều là khủng bố, cũng không phải những nơi nghèo nhất là nơi có

8
nhiều khủng bố nhất nhưng cũng không thể phủ nhận hoàn toàn được rằng đói nghèo cũng là nhân tố tạo
ra những phần tử khủng bố. Những người nghèo đói đến cùng cực nhất, họ bị gạt sang lề xã hội, hoàn
toàn bị phân biệt thậm chí là tảy chay trong cuộc sống xã hội, họ bất mãn, bức xúc có thể không chỉ với
giới cầm quyền lúc đó mà thậm chí là với các nước phương Tây, các nước tư bản giàu có, từ đó hình
thành những tư tưởng cực đoan-nguyên nhân dẫn đến khủng bố và các cuộc đánh bom liều chết.

4. Giải pháp cho cuộc chiến chống đói nghèo


Với thực trạng và hậu quả đáng báo động mà chúng tôi vừa trình bày thì đâu là hướng giải quyết của vấn
đề toàn cầu được xem như là nguồn gốc của nhiều vấn đề toàn cầu khác này. Trước hết chúng tôi muốn
nói đến những giải pháp mà các chủ thể đã sử dụng trong cuộc chiến chống nghèo đói và tác động của
những giải pháp này tới quan hệ quốc tế.
4.1 Những giải pháp được áp dụng trong thực tế
Các tổ chức quốc tế
Đây có thể coi như một cơ chế đa phương, một trong những chủ thể đầu tiên xem đói nghèo như một vấn
đề toàn cầu và thừa nhận tính nghiêm trọng của nó. Theo báo cáo của ngân hàng thế giới về chiến lược
trong những năm tới để giải quyết vấn đề này thì cuộc chiến chống nghèo đói phải được phát triển song
song trên 2 mặt: thứ nhất về ngắn hạn, nếu không muốn nói là phải ngay lập tức cung cấp lương thực đảm
bảo nhu cầu tối thiểu về lương thực của con người. Trong dài hạn, đó là một kế hoạch nâng cao chất
lượng trình độ cũng như chất lượng cuộc sống của người nghèo. Bởi bản chất của chiến lược xóa đói
giảm nghèo không phải là mang thức ăn đến cho họ mà cung cấp cho họ những công cụ và kỹ năng cũng
như môi trường để họ có thể tự đảm bảo cho cuộc sống của mình. Thực hiện được điều này mới đảm bảo
giải quyết một cách triệt để nạn nghèo đói. Nếu không họ sẽ rơi vào vòng xoáy của vòng tròn ác tính; Đói
– năng suất thấp – thu nhập thấp – kém phát triển – đói. Trong thời gian qua, các tổ chức như WB, FAO,
UNDP đã góp phần rất lớn trong cuộc chiến chống nghèo đói. Hàng năm họ đều đưa ra những bản báo
cáo về tình hình nghèo đói trên thế giới cũng như những những nghiên cứu,phát hiện mới trong vấn đề
này. Có thể nói các tổ chức này như một chiếc cầu nối Bắc-Nam góp phần phát triển quan hệ quốc tế ngày
càng tốt đẹp hơn, thành một ngôi làng toàn cầu. Song các tổ chức này vẫn chưa thực sự đóng vai trò chủ
chốt và quyết định trong việc giải quyết vấn đề đói nghèo. Những giải pháp mà họ đưa ra chỉ mang tính
kiến nghị và không có giá trị pháp lý. Vi vậy nếu không thực hiện sẽ không bị trừng phạt gì.
Đồng thời cũng không thể không nhắc tới vai trò của các NGOs. Khi một thiên tai như sóng thần, động
đất… xảy ra làm tăng đột biến số lượng người nghèo, đói thì họ sẽ là những người có mặt đầu tiên và
lượng tài chính mà họ huy động để giúp đỡ là không hề nhỏ. Tuy nhiên nhiều trường hợp cho thấy sự giúp
đỡ của các NGOs chỉ mang tính nhất thời. Điều này có nghĩa là họ chỉ cung cấp và giúp đỡ trong lúc
người ta đói nhất và khó khăn nhất. Và như vậy vấn đề đói nghèo sẽ không được giải quyết tận gốc. Vài
năm sau khi chúng ta quay lại những nơi mà các NGOs đến giúp đỡ khi có thiên tai xảy ra, người dân ở
đây vẫn rất nghèo, rất đói vì họ chẳng còn gì để có thể nuôi mình: cơ sở hạ tầng bị tàn phá, đất đai khô
cằn… và không ai ở đó để giúp đỡ họ khi cần.
Các nước phương Bắc
Nguồn ODA mà các nước này hàng năm viện trợ cho các nước đang và kém phát triển đã góp phần quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây và đẩy mạnh việc tiếp cận với
những dịch vụ cơ bản như nước sạch, điện… Song những gì mà các nước giàu làm chưa đủ để giải quyết
vấn đề. Bởi số phần của GDP mà thực tế họ dành cho việc viện trợ này còn thua xa so với mức cam kết.
Hiện nay hầu hết các nước trong khối G7 (trừ Nhật Bản) chỉ dành 0,2% GDP cho cung cấp ODA trong
khi mức cam kết là 0,7%. Các nước này cũng đã cam kết xóa nợ song phương và trả hộ cho những nước
kém phát triển những khoản nợ khổng lồ tại Ngân hàng thế giới (Dẫn chứng). Tuy nhiên biện pháp này có
một mặt trái rất lớn khiến những khoản tiền khổng lồ này trở nên vô ích đối với những người nghèo.
Chính vì là những người viện trợ nên nhiều nước đã tự cho mình quyền áp đặt các biện pháp chính sách
đối với những nước mà mình rót tiền vào và không quan tâm xem chính sách đó có phù hợp không. Như
ông cha ta đã nói : “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, không phải nước nào cũng có điều kiện giống

9
nhau. Do đó cần phải tìm hiểu trước khi đưa ra chính sách như vậy mới có hiệu quả. Còn có những trường
hợp, họ quản lý cả việc sử dụng những khoản tiền này thế nào? Nhiều lúc chúng được sử dụng để xây
dựng cơ sở hạ tầng và chủ công trình chính là doanh nghiệp của nước họ, hay phát triển đô thị và những
vùng ngoại ô, nơi mà tình trạng nghèo đói không đáng báo động. Nhiều lúc lợi nhuận từ số tiền viện trợ
lại quay trở về nước “giúp đỡ”. Tất cả những điều này góp phần làm mối quan hệ Bắc-Nam trở nên căng
thẳng, nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Đồng thời cũng gây tâm lý ghét người giàu phương Bắc ở các nước thế
giới thứ ba và chưa kể các sản phẩm văn hóa phương Tây, thói quen phương Tây du nhập vào những nước
nghèo trong quá trình “giúp đỡ” này gây nên một cuộc xung đột văn hóa vốn rất có nguy cơ xảy ra trong
thời đại ngày nay.
Các nước phương Nam
Họ đã rất cố gắng mà mong muốn thoát khỏi tình trạng nghèo đói nhưng hoặc do lực bất tòng tâm, hoặc
do triển khai kế hoạch không đúng hướng nên không giải quyết được tận gốc vấn đề. Một thiếu sót nữa là
công tác giáo dục tư tưởng của họ đối với những người nghèo ở đây chưa thực sự tốt. Những người này
luôn mặc cảm số phận, có tâm lý ghét người giàu và không ai có thể chắc rằng đó không phải là nguồn
gốc của xung đột.
4.2 Những giải pháp kiến nghị
Trên cơ sở những phân tích trên và hạn chế của những giải pháp đó chúng tôi có một số kiến nghị về
hướng giải pháp như sau: Về cơ bản những giải pháp mà chúng ta đã thực hiện là rất đúng đắn, chúng tôi
chỉ muốn nhấn mạnh thêm đến một vài nhân tố mà điển hình là lương tâm con người.
Trước hết chúng tôi muốn nhấn mạnh đến tiêu chí cho việc giải quyết vấn đề đói nghèo của các thể chế
quốc tế, các nước phát triển cũng như các nước đang phát trước đây XX là tập trung phát triển kinh tế
(development economic). Vì một lý do rất đơn giản và cũng có vẻ hợp lý là tốc độ kinh tế tăng trưởng
nhanh thì thu nhập bình quân đầu người tăng lên. Do đó số người nghèo sẽ giảm đi. Tuy nhiên không có
một ai đứng ra đảm bảo chắc chắn rằng liệu những người nghèo có được hưởng ưu đãi từ sự phát triển
kinh tế nhanh chóng của nước mình. Thực tế trong những năm qua đã chứng tỏ đo là một biện pháp phiến
diện. Mỹ, cường quốc kinh tế số 1 của thế giới vẫn là nơi cư trú của 10-15 triệu người nghèo hàng năm.
Tại Trung Quốc, cường quốc đang trỗi dậy của thế giới với tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 8%, hơn
150 triệu người vẫn đang sống với mức thu nhập dưới 2$ một ngày. Chính vì những lý do như vậy mà
trong những thời gian tới tiêu chí để giải quyết vấn đề này phải là là “phát triển con người” (development
humain). Con người không chỉ cần có cái để ăn mà còn cần được tiếp cận với những dịch vụ cơ bản khác
như giáo dục, điện, nước, trường, trạm…Mà một quốc gia đang hay kém phát triển thì không thể tự xoay
sở. Vì vậy, tiêu chí này đòi hỏi một giải pháp toàn diện, với sự hợp tác chặt chẽ của nhiều cấp bậc quốc tế
cũng như tại các quốc gia.
Cấp độ cá nhân
Những người nghèo cần có cái nhìn lạc quan, nỗ lực phát triển bản thân chứ không nên tự ti và phó mặc
cho số phận. Cũng không nên ỷ lại vào sự giúp đỡ hay lợi dụng lòng thương của người khác. Kẻ thù lớn
nhất của cuộc đời chính là bản thân mình. Cần vượt qua sức ỷ của bản thân và tân dụng cơ hội sống vì
cuộc đời chỉ có một.
Những người giàu cũng cần xem xét lại ý thức cũng như hiệu quả của việc sử dụng tài chính hay tiêu thụ
lương thực của mình. Có nguồn tin cho rằng, hàng năm lượng lương thực thừa mà người Mỹ đổ đi còn
lớn hơn so với lượng lương thực mà các nước châu Phi cần để đảm bảo nhu cầu lương thực tối thiểu của
con người. Bạn nghĩ thế nào khi đổ một đĩa thức ăn thừa trong khi có người lại không có dù chỉ một hạt
gạo để ăn. Nếu bạn theo đạo phật thì hãy nhớ lấy điều này: nếu bạn đổ một bát cơm, một miếng thịt đi thì
sau này chính bạn ở kiếp sau hay con cháu của bạn sẽ phải nhặt chính những đồ ăn đây lên để ăn.
Cấp độ quốc gia
Trước hết cần tiến hành một cuộc cải cách về vai trò của chính phủ của những nước này trong việc tự
hoạch định những chính sách, tự đề ra những kế hoạch xóa đói giảm nghèo vì chính họ mới là người hiểu
rõ nhất đất nước mình đang cần gì. Việc xác định này cần đảm bảo các tiêu chí sau:

10
• Accountability: Nhà nước khi thực hiện chính sách phải tính đến hiệu quả của những hành động
đó đối với công dân. Vì một vấn đề lại đặt ra là sự xuất hiện của những nạn tham nhũng, biển thủ
công quỹ hay việc sử dụng viện trợ không hiệu quả khiến nó không đến được tận tay từng người
dân.

• Ownership: Tất cả các thành phần của xã hội: chính phủ đến xã hội dân sự đều được tham gia vào
chính sách mới.

• Empowerment: Đảm bảo cho những người nghèo tham gia vào quá trình phát triển của đất nước,
được trao quyền xử lý một số vấn đề, là một bộ phận của quá trình này chứ không bị gạt ra ngoài
lề.
Đây không chỉ là tiêu chí mà các nước đang phát triển cần hướng tới mà cả những nước phát triển cũng
cần quan tâm. Bởi thực hiện được những điều này sẽ góp phần làm giảm bất bình đẳng xã hội, là một
trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nghèo đói tại các nước phát triển.
Cần có một ngành mà chúng ta phải đặc biệt chú ý quan tâm: đó là nông nghiệp nông thôn. Bởi vì 70% số
người nghèo sống ở nông thôn. Hơn nữa theo các chuyên gia: chỉ phát triển ở nông thôn mới giải quyết
được đói nghèo ở cả thành thị và nông thôn. Nếu phát triển ở thành thị thì chỉ giải quyết được vấn đề này
ở các thành phố lớn mà thôi. Vì vậy mà chính phủ cần có sự đầu tư thích đáng cho khu vực nông thôn.
Tuy nhiên đầu tư và phát triển ở đây không phải là nhập hàng loạt các máy mọc hiện đại to và đồ sộ và
chỉ các chuyên gia mới sử dụng được chúng. Như vậy sẽ không có ích gì cho những người nông dân bần
cùng ở đây. Nói như vậy cũng không có nghĩa là từ bỏ mọi sự tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại.
Song cần áp dụng một cách vừa phải, những công nghệ không quá phức tạp để tăng năng suất. Do vậy
nông dân ở đây mới tăng thu nhập. Từ mức thu nhập tăng này, sức mua của họ cũng tăng lên và do đó
kích thích cả những ngành công nghiệp nhỏ ở chính tại đây phát triển. Với sự quan tâm thích đáng của
Nhà nước đối với những vấn đề thiết yếu của con người như điện, nước, giáo dục thì trong tương lai khu
vực này hoàn toàn có thể vực dậy được. Một điều nữa là cần tìm đầu ra cho những sản phẩm trong nước,
tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm trong nước có như vậy mới đảm bảo được mức thu nhập cho người
dân.
Để sự phát triển này tồn tại lâu dài cần phải kết hợp phát triển và bảo vệ môi trường. Có nhiều ý kiến cho
rằng những nước nghèo chưa cần phải quan tâm đến vấn đề môi trường vì còn phải tập trung phát triển
kinh tế. Họ hoàn toàn có thể làm vậy nều như muốn giải quyết song một vấn đề toàn cầu này lại tiếp tục
bắt tay vào một vần đề mới. Như đã nói ở trên việc giải quyết vấn đề toàn cầu đòi hỏi một giải pháp toàn
diện.
Cuối cùng, một môi trường hòa bình, một chế độ chính trị xã hội ổn định là không thể thiếu và là tiền đề
cho một cuộc chiến xóa đói giảm nghèo lâu dài. Có lẽ các nước dù lớn hay nhỏ đều rất thấm thía tầm
quan trọng của nền hòa bình, an ninh quốc gia. “An ninh là thứ mà khi người ta thiếu nó người ta không
nghĩ gì khác ngoài nó”.
Cấp độ quốc tế
Các tổ chức quốc tế cần tích cực và nỗ lực hơn nữa trong việc tìm những nguồn cung cấp tài chính mới và
đưa ra những đề xuất với các quốc gia như: việc đánh thuế việc mua bán năng lượng…. Đồng thời họ
cũng là nơi cần tiến hành nghiên cứu và tìm kiếm những vùng đang khó khăn nhất và kêu gọi sự giúp đỡ
từ mọi nơi trên thế giới. Vì thực tế, trong những năm qua khu vực Châu Á và Mỹ La tinh là nơi được trợ
giúp nhiều hơn cả trong khi lục địa đen Châu Phi nơi tình tranh nghèo đói nghiêm trọng hơn lại không
được chú trọng đúng mức cần thiết.
Trong tương lai, những thiết chế như ngân hàng thế giới, tổ chức nông lương cần xây dựng một cơ chế,
những khuôn khổ và luật chơi buộc các nước phương Bắc thực hiện những cam kết. Có nhiều đặt câu hỏi
tại sao phải bắt buộc người khác giúp đỡ một ai đó? Thực tế đó là một sự bắt buộc song không phải bắt
buộc giúp đỡ mà bắt buộc thực hiện cam kết. Họ đã tự nguyện cam kết giúp đỡ, như trong vấn đề ODA
song họ lại không thực hiện đúng như vậy. Vì vậy không có lý do gì trong thời gian tới chúng ta lại không

11
xúc tiến cho việc giữ lời hứa của họ. Đúng là họ giàu, họ có quyền song không phải muốn làm gì cũng
được.
Các nước G7 cần thực hiện đúng mức cam kết ODA. Theo ước tính phải tăng gấp đôi, từ 50 lên 100 tỉ
USD hàng năm ( Courrier international N763 du 16 au 22 juin 2005). Nếu các nước này giảm bớt một
phần ngân sách quốc phòng thì hoàn toàn có thể đáp ứng được con số trên. Đi đôi với việc này, các nước
giàu cũng không đặt điều kiện không thực tế và không khả thi đối với các nước nghèo. Bên cạnh đó việc
xóa bỏ trợ cấp và các hàng rào thuế quan để hàng hóa của những nước đang phát triển vào các nước phát
triển cũng là một con đường dẫn họ ra khỏi cảnh nghèo đói. Tuy nhiên đây là một biện pháp khó thực hiện
vì điệp khúc của người Mỹ đã quá nổi tiếng “Traid not aid”.
Lộ trình xóa nợ song phương của những nước nay đối với các nước đang và kém phát triển cũng hết sức
có ý nghĩa. Thay vì dùng tiền kiếm ra được cho việc trả nợ, các nước phương Nam có thể sử dụng số tiền
đó vào những kế hoạch phát triển cho đất nước mình. Cần tiếp tục phát huy biện pháp này. Tất cả những
gì mà chúng tôi mong muốn ở những nước này là một sự giúp đỡ thật lòng không vụ lợi. Có ý kiến cho
rằng, nếu không được lợi ích gì thì các quốc gia sẽ không giúp đỡ như vậy. Xin nêu ra một vài lý do ở đây
để thấy rằng sự giúp đỡ này cũng rất tốt đối với nước họ. Thứ nhất, nó tạo nên một tiếng vang tốt trong dư
luận quốc tế, những nước này sẽ có một tầm ảnh hưởng lớn hơn. Thứ hai, nghèo đói là nguồn gốc của
dịch bệch, của di dân, tội phạm… Rất nhiều khả năng những vấn đề này sẽ xuất khẩu sang những nước
giàu. Thứ ba, nếu những nước kém phát triển thoát khỏi tình trạng nghèo đói, thì đây chẳng phải là một
thị trường đầy hứa hẹn đối với những nước công nghiệp phát triển hay sau. Và cuối cùng, đó là vấn đề
lương tâm. Ông cha ta đã nói, “thương người như thể thương thân” hay “người với người sống để yêu
nhau”. Đất nước là gì? Xét ở một khía cạnh nhất định đất nước chẳng phải được xây dựng nên bởi những
con người hay sao? Vậy thì tại sao chúng ta lại không thể thương nhau?

12

You might also like