You are on page 1of 4

3 nhầm lẫn cần tránh khi chọn nghề

(Dân trí) - Lựa chọn sự nghiệp là một việc không đơn giản
chút nào. Chỉ một nhầm lẫn nhỏ cũng có thể khiến bạn phải
hối tiếc suốt đời. Dưới đây là 3 nhầm lẫn phổ biến, bạn nên
tham khảo để tránh xa.

Nhầm lẫn giữa cái bạn giỏi và cái bạn thích

Bạn không cần phải dành cả cuộc đời để ca hát chỉ bởi vì bạn có
chất giọng mượt mà như chim sơn ca. Bạn cũng chẳng cần phải
trở thành một đầu bếp bởi bạn có cảm nhận nhạy cảm bẩm sinh
với các loại gia vị. Để bắt đầu tìm kiếm việc làm, hãy lập ra hai
bảng danh sách, 1 bảng liệt kê những gì bạn giỏi, và một liệt kê
Đừng nhầm lẫn giữa những gì bạn muốn làm.
nghề bạn thích và nghề
bạn có thể làm. Hãy theo đuổi những gì bạn muốn làm bởi một công việc được
gắn với sự đam mê chắc chắn sẽ hơn một việc chỉ làm cho xong.

Nhầm lẫn giữa sở thích và sự nghiệp

Vậy là bạn đã hoàn thành bản danh sách và nhận thấy rằng mình thích chạy, yêu luật,
ham đọc sách và chơi bóng rổ. Giờ bạn lại đau đầu vì không biết kết hợp tất cả những yếu
tố đó vào một công việc như thế nào. Đừng lo lắng. Bởi bạn không cần phải làm thế.

Nghĩ rằng công việc của bạn sẽ phải thỏa mãn cả con người bạn là một lỗi sự nghiệp rất
phổ biến. Hãy nhớ rằng, điều này không có nghĩa bạn không thể yêu công việc của mình.

Ví dụ như, bạn có thể yêu thích khiêu vũ nhưng bạn biết rằng mình không thể sống đầy
đủ bằng con đường này. Do đó, khiêu vũ là sở thích lớn của bạn. Bạn có thể duy trì hoạt
động này để giải trí, thư giãn, nhưng hãy tách biệt nó với công việc chính của bạn.

Nhầm lẫn giữa một phần và toàn bộ công việc

Cái bạn thích làm không nhất thiết phải là cái chủ đạo mà bạn làm. Người ta thường có
xu hướng nghĩ rằng họ phải trở thành cái họ thích thay vì làm nó.

Ví dụ như một người có sở thích là viết. Thay vì tìm kiếm cơ hội được thực hiện việc
VIẾT, anh ta lại nghĩ rằng mình phải trở thành một nhà văn. Anh ta chỉ theo đuổi sự
nghiệp “nghiên bút” như tiểu thuyết gia, phóng viên, người viết slogan, trong khi đó anh
ta có thể hướng vào vị trí một bộ trưởng, một nhân viên PR, một biên tập viên hay một
viên chức vận động hành lang cho chính phủ. Ở đó, anh ta hoàn toàn có “đất” để “múa
bút” thoải mái đồng thời phát huy được những khả năng khác của bản thân.

Lưu ý cuối cùng: Hãy suy nghĩ một cách sáng tạo khi xem xét đến công việc sẽ theo
đuổi sau khi tốt nghiệp. Có nhiều lựa chọn cho bạn hơn là bạn nghĩ đấy!
10 kiểu thăng tiến thông minh

Những vị trí lãnh đạo không dành cho tuýp người rụt
rè. Bạn khởi nghiệp ở vị trí nhân viên văn phòng. Sau
đó mấy năm, bạn vẫn phải ngồi đó dù có khả năng cao
hơn. Muốn thăng tiến phải biết cách!

1. Tham vọng

Bước đầu tiên để tự khẳng định mình là biết rõ bạn muốn
gì: được công nhận, phần thưởng, trách nhiệm, vinh danh
nghề nghiệp và thu nhập cao. Nhưng đừng chỉ có biết
trong im lặng, hãy bày tỏ với mọi người. Tất nhiên, đừng nói với sếp rằng bạn muốn thay
thế vị trí của ông ta, cho dù đó thực sự là mục tiêu của bạn.

2. Không thôi mơ ước rằng bạn sẽ ở một trong những vị trí quan trọng

Vị trí đó càng cụ thể càng tốt. Hãy hình dung mình đang làm gì, trách nhiệm ra sao… Chi
tiết hơn nữa, ở vị trí đó, mình sẽ gặp những ai, nói những gì, ăn mặc như thế nào, gặp
những ai... Từng bước như vậy, bạn sẽ nhận thấy mình đang dần tiến đến vị trí ước mơ.

3. Hãy biết yêu công việc như chính cuộc sống của mình

Qua những hành động, lời nói... hãy chứng tỏ mình xem công ty như nhà mình. Hãy chắc
chắn rằng mọi người không hề phủ nhận cống hiến của bạn cũng như những điều bạn sẽ
làm được ở vị mà bạn được tín nhiệm. Đừng chỉ ngồi chờ người khác nhận ra những
phẩm chất, năng lực của mình. Tóm lại: hãy tự nhủ, sự thăng tiến không thể hiện qua
những gì bạn nhận được, mà qua những gì bạn cống hiến.

4. Đừng tủn mủn

Nếu công việc đòi hỏi bạn làm thêm giờ vào ngày nghỉ thì đừng vội suy tính thiệt hơn:
“Tôi có nhận được tiền phụ trội không?”. Hãy nhớ, ở vị trí càng cao, công việc càng bận
rộn, căng thẳng. Bù lại, bạn sẽ nhận được thu nhập cao và những đãi ngộ hấp dẫn và để
vươn lên vị trí lãnh đạo, người ta cần 80% chăm chỉ, 10% thông minh, 10% may mắn.

Bạn hãy chứng tỏ mình hơn người khác ở chỗ biết vượt ra phạm vi công việc. Các ông
chủ thường đánh giá cao các nhân viên biết vận dụng mọi lợi thế và cơ hội đóng góp cho
công ty.

5. Giải quyết theo thứ tự từ khó đến dễ


Có lúc, bạn gặp phải vấn đề cực kỳ khó “nuốt”. Khi ấy gác lại, chuyển sang việc khác và
sẽ quay trở lại với việc ấy sau. Người thông minh hiểu rằng sự nghiệp của mình không
chỉ là mỗi giải quyết một vấn đề.

6. Chạy đua với thời gian

Nếu bạn có thể cung cấp cho khách hàng lượng sản phẩm mà họ cần trong khoảng thời
gian ngắn hơn so với hợp đồng, mà chất lượng hàng vẫn đảm bảo, thì bạn sẽ được lợi hai
lần: sự hài lòng của khách hàng và lợi nhuận cho công ty (vì đã tiết kiệm thời gian sản
xuất). Vì thế, hãy luôn đặt mình vào tác phong làm việc khẩn trương.

7. Biết hóng chuyện

Đừng chỉ biết có mỗi việc của mình, trong bộ phận mình. Bạn cần hiểu được mọi hoạt
động của công ty, các bộ phận khác nhau đang làm gì... Bằng sự hiểu biết này, bạn mới
nghĩ ra ý tưởng để đóng góp nhiều hơn cho công ty.

Đồng thời, bạn có thể thay thế cho một vị trí nào đó ở bộ phận khác khi cần thiết. Điều
này chứng tỏ bạn có tầm nhìn rộng, đa năng và quan tâm đến mọi bước đi của công ty
mình.

8. Chấp nhận lăn xả

Nếu cần xuống kiểm kê hàng hoá đang bị mối mọt tấn công, mà bạn thì đang mặc váy dài
thướt tha, bạn có ngại không? Nhiều phụ nữ đã sai lầm khi từ chối những việc mà họ nghĩ
không thích hợp với mình.

Thực ra, cần phải chứng tỏ với cách đàn ông (có thể là khách hàng), đồng nghiệp hoặc là
cấp trên rằng bạn có thể làm tất cả những việc tưởng chỉ dành cho họ. Trong công việc,
“tiểu thư” quá thì càng ít được tin cậy.

9. Có chính kiến

Thay vì luôn đồng ý hoàn toàn với những điều sếp nói, hãy lên tiếng bày tỏ quan điểm
của mình. Sự phản hồi cho sếp biết bạn quan tâm đến công việc. Hãy ứng xử linh hoạt
với style của cấp trên. Chẳng hạn, típ lãnh đạo truyền thống chỉ quan tâm đến chi phí và
con số, khi ấy, hãy chứng minh bạn có thể tiết kiệm được chi phí.

10. Khôn ngoan

Bạn đang gặp trở ngại trên đường tiến đến vị trí lãnh đạo, đặc biệt từ phía đồng nghiệp,
những người nghĩ rằng họ cũng xứng đáng như bạn. Vậy thì để tránh sự phản ứng tiêu
cực từ họ, bạn cần khéo léo chứng tỏ giá trị của mình.
Chẳng hạn, khi được phân công quản lý những người có thâm niên hơn, bạn sẽ gặp sự
chống đối. Cần chứng minh với họ rằng bạn có khả năng của người đứng đầu và giúp họ
làm việc tốt hơn. Chắc chắn họ sẽ đứng về phía bạn.

You might also like