You are on page 1of 4

KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG GIAI

ĐOẠN 2006 - 2010.


Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về mục tiêu, giải pháp phát triển ngành ngân hàng đến
năm 2010 và định hướng đến 2020. Ngày 24/5/2006 vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết
định số 112 phê duyệt. Đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020. Đây là văn bản pháp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo điều kiện cho ngành chúng ta
tiếp tục sự nghiệp đổi mới nhằm đưa ngành ngân hàng hội nhập sâu vào khu vực và thế giới. Nội
dung của Đề án gồm ba phần:
Phần I: Đánh giá tổng quan thực trạng hệ thống ngân hàng sau 20 năm đổi mới.
Phần II: Mục tiêu, định hướng phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và năm 2020.
Phần III: Giải pháp và lộ trình thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển ngành ngân hàng.
Để các anh chị có thể hiểu một cách khái quát những điểm cơ bản về Đề án phát triển ngành
ngân hàng mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, nhằm phục vụ công tác thông tin, tuyên
truyền của ngành, được phép của Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến và do quỹ thời gian có hạn,
tôi xin báo cáo với các đồng chí một số nội dung chính về mục tiêu, giải pháp phát triển ngành
ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
1. Mục tiêu, định hướng phát triển NHNN đến năm 2010
Mục tiêu phát triển NHNN đến năm 2010
Đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN để hình thành bộ máy tổ chức tinh gọn, chuyên
nghiệp, có đủ nguồn lực, năng lực xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trường dựa
trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHTW,
hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước
trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, tạo nền tảng đến sau năm 2010 phát triển NHNN
trở thành NHTW hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của các NHTW trong khu vực Châu á.
Xây dựng và thực thi có hiệu quả CSTT nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát,
góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và thực hiện thắng lợi công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trên cơ sở mục tiêu này, Đề án đã hình thành những định hướng chính:
1.1 Nâng cao vị thế của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Vị thế của NHNN Việt Nam được thể hiện thông qua các nhiệm vụ và hoạt động chức năng
của NHNN Việt Nam. Ngân hàng nhà nước thực hiện các chức năng NHTW và chức năng quản
lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu nhằm mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm
soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng, góp phần tạo môi trường vĩ mô
thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế – xã hội.
1.2 .Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN Việt Nam
Đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN từ trung ương đến chi nhánh theo hướng tinh gọn và hiện
đại :
- Sắp xếp lại các Vụ, Cục ở NHTW theo hướng tập trung quản lý, điều hành trên cơ sở xác
định rõ chức năng, nhiệm vụ và quan hệ phối hợp giữa các Vụ, Cục tại trụ sở chính.
- Cơ cấu lại các chi nhánh NHNN theo hướng tập trung và không áp dụng một cơ cấu tổ chức
và chức năng, nhiệm vụ đồng nhất đối với tất cả các chi nhánh NHNN.
- Sắp xếp lại tất cả các doanh nghiệp trực thuộc NHNN và chỉ giữ lại Nhà máy in tiền Quốc
gia
1.3 Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ.
Mục tiêu của CSTT: ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống
Ngân hàng và góp phần tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững.
- Xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trường.
- Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ của CSTT và giữa việc điều hành CSTT
với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, đặc biệt là với Chính sách tài khoá.
1.4 Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối
- Thực hiện tự do hoá các giao dịch vãng lai và từng bước nới lỏng các giới hạn trong các
giao dịch vốn một cách thận trọng, phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường tài chính của Việt
Nam.
1.5 Phát triển hệ thống giám sát ngân hàng
Xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển
hệ thống ngân hàng Việt Nam và thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát
Ngân hàng.
a. Hoàn thiện các điều kiện tiên quyết cho một hệ thống giám sát có hiệu quả:
+ Đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của Thanh tra NHNN theo hướng nâng cao tính độc
lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ và chỉ đạo điều hành.
+ Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về giám sát ngân hàng và hoàn thiện hạ tầng cơ sở kỹ
thuật phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng.
+ Hiện đại hoá và sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác thanh tra – giám
sát ngân hàng.
+ Đổi mới hoạt động cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng, đơn giản hoá thủ tục
cấp phép.
b. Đổi mới và nâng cao hiệu quả phương pháp giám sát ngân hàng
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiệp vụ giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ trên cơ sở sử
dụng kết quả và hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập làm công cụ hỗ trợ.
+ Hoàn thiện môi trường pháp lý trong hoạt động thanh tra – giám sát phù hợp với thông lệ
quốc tế về giám sát ngân hàng.
+ Chỉnh sửa phù hợp các qui định chính sách về bảo hiểm tiền gửi để buộc các tổ chức tài
chính tín dụng có huy động tiền gửi theo qui định cảu Luật Các Tổ chức tín dụng đều phải tham
gia bảo hiểm. Nâng cao vai trò, năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi trong giám sát, hỗ trợ,
xử lý các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi gặp khó khăn, đảm bảo an toàn hệ thống.
+ Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ
hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng và hoạt động giám sát của NHNN
1.6 Đổi mới quản lý và phát triển nhân lực
NHNN tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực và phẩm chất
nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển
2. Mục tiêu, định hướng phát triển các TCTD đến năm 2010
Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hướng hiện đại,
hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN, đồng thời
tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên
tiến trong khu vực Châu á.
Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên cơ sở phân biệt chức năng cho
vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM. Bảo đảm quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân
hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Gắn cải
cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục củng
cố, lành mạnh hoá và phát triển các ngân hàng cổ phần; ngăn ngừa và xử lý kịp thời, không để
xảy ra đổ vỡ ngân hàng ngoài sự kiểm soát của NHNN đối với các TCTD yếu kém. Đưa hoạt
động của quỹ tín dụng nhân dân đi đúng hướng và phát triển vững chắc, an toàn, hiệu quả.
2.1. Phát triển các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) và ngân hàng thương mại cổ
phần (NHTMCP)
Cơ cấu lại toàn diện các NHTM theo Đề án cơ cấu lại các NHTMNN và Đề án củng cố, chấn
chỉnh các NHTMCP, cụ thể :
Tăng cường năng lực thể chế ( cơ cấu lại tổ chức và hoạt động )
- Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các NHTM từ trung ương đến chi nhánh theo hướng nâng
cao hiệu quả kinh tế và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thông lệ quốc tế
- Mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng và chuyển giao
công nghệ với các tổ chức tài chính nước ngoài. Xúc tiến hiện diện thương mại (chi nhánh, liên
doanh, văn phòng đại diện và hình thức pháp nhân khác) của các NHTM Việt Nam tại các thị
trường tài chính khu vực và quốc tế.
- Mở rộng qui mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo
đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh. Phát triển các hệ thống quản lý của NHTM phù hợp với các
chuẩn mực, thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam
Tăng cường năng lực tài chính ( cơ cấu lại tài chính )
- Tăng qui mô vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của
tài sản có; giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có. Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm
sạch bảng cân đối của các NHTMNN.
- Tăng vốn tự có của các NHTM từ nguồn lợi nhuận để lại; phát hành cổ phiếu, trái phiếu; sáp
nhập; hợp nhất; mua lại. Xử lý các NHTMCP yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống
ngân hàng, bao gồm cả các biện pháp giải thể, phá sản. Bảo đảm duy trì mức vốn tự có của các
NHTM phù hợp với qui mô tài sản có trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% trong
trung hạn và 10% trong dài hạn;
- Từng bước cổ phần hóa các NHTMNN theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế
- xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu,
tham gia quản trị, điều hành NHTM Việt Nam.
- Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với các NHTMNN và các TCTD khác: các TCTD được
tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp lý minh bạch, công
khai, bình đẳng.
2.2. Phát triển các quĩ tín dụng nhân dân
Phát triển QTDND thực sự trở thành TCTD hợp tác độc lập, dựa trên nguyên tắc tự nguyện,
tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với kết quả hoạt động và nhằm mục đích chủ yếu là tương trợ
giữa các thành viên. Phạm vi hoạt động chủ yếu của QTDND là huy động vốn và cho vay các
thành viên ở khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển
kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi.
2.3. Phát triển các TCTD nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Tuân thủ các quy định và các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - ngân
hàng. Tiếp tục chủ động nới lỏng các hạn chế về tiếp cận thị trường và hoạt động ngân hàng của
các TCTD nước ngoài tại Việt Nam theo lộ trình đã cam kết.
2.4. Phát triển dịch vụ ngân hàng
Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế trên cơ
sở nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống và phát triển các dịch
vụ ngân hàng mới, hiện đại.
3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến năm 2010.
Sau năm 2007, sẽ trình Quốc hội Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật giám sát hoạt động ngân hàng
Trong năm 2008, sẽ trình Quốc hội Việt nam phê duyệt 2 Luật:
- Luật NHNN mới thay thế Luật NHNN ( năm 1997 ), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật NHNN ( năm 2003 )
- Luật Các TCTD mới thay thế Luật các TCTD ( năm 1997), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Các TCTD ( năm 2004)
Lụât NHNN mới và Luật Các TCTD mới hướng tới :
+ Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đày đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực
quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ – dịch vụ ngân hàng.
+ Tạo lập môi trường pháp lý minh bạch và công bằng trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng nhằm
thúc đảy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống.
+ Điều chỉnh mọi hoạt động tiền tệ, ngân hàng không phân biệt đối tượng tiến hành hoạt động
ngân hàng.
+ Một số dự án, đề án về nâng cao năng lực tài chính của các NHTM (chủ yếu là tăng vốn tự
có, xử lý nợ xấu), Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, Hiện đại hoá hoạt động ngân
hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn II do WB tài trợ, Đề án lộ trình nâng cao tính chuyển đổi
của đồng Việt nam.
NQL -TTBCVP

You might also like