You are on page 1of 3

NGÀNH NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC CHUẨN BỊ CHO MỞ CỬA THỊ

TRƯỜNG TÀI CHÍNH NỘI ĐỊA HẬU WTO


Trái ngược với tình trạng đang sụt giảm của các thị trường chứng khoán trên thế giới, thị
trường chứng khoán ở Trung Quốc vẫn sôi động. Theo Goldman Sach Group Inc.(Mỹ), Ngân
hàng Bank of China (BoC) lớn thứ hai Trung Quốc về giá trị tài sản, đã thu được 11,2 tỷ USD
thông qua đợt chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) ngày 01/6, mức cao nhất thế giới trong 6 năm
qua.
Đây là đợt phát hành IPO lớn thứ 6 trong lịch sử thị trường chứng khoán quốc tế. BoC hiện là
ngân hàng lớn thứ 10 thế giới với giá trị chuyển nhượng tương đương 92,4 tỷ USD. Năm 2006,
BoC dự kiến thu lợi nhuận ròng lên tới 32,3 tỷ NDT (4 tỷ USD) theo các tiêu chuẩn kế toán của
Trung Quốc, so với mức 27,5 tỷ NDT năm 2005. Tuy vậy, kỷ lục này có thể bị phá bởi kế hoạch
niêm yết sắp tới của Ngân hàng thương mại Công nghiệp Trung Quốc (ICBC), lớn nhất trong 4
ngân hàng thương mại nước này. Nếu tính theo giá trị thương mại, ngân hàng này sẽ trở thành
một trong 10 ngân hàng hàng đầu thế giới với lợi nhuận kinh doanh năm 2006 vượt 100 tỷ NDT
(12,5 tỷ USD).
Tại thị trường chứng khoán Hồng Kông, giá cổ phiếu của BoC đã tăng 15%, từ mức 2,95
HKD/cổ phiếu lên 3,20 HKD (0,41 xu Mỹ)/cổ phiếu. Ước tính, các nhà đầu tư cá nhân ở Hồng
Kông đã đặt lệnh mua nhiều gấp 76 lần số cổ phiếu được phát hành, khiến BoC sẽ tăng tỷ lệ cổ
phiếu phát hành cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ từ 5% lên 10%. Nhu cầu mua cổ phiếu của các nhà
đầu tư tổ chức đã vượt mức 120 tỷ USD càng cho thấy sự quan tâm của giới đầu tư đến việc
tiếp cận nền kinh tế đang tăng trưởng của Trung Quốc.
Nhu cầu đối với cổ phiếu của BoC một phần được thúc đẩy bởi sự thành công của các đợt
phát hành cổ phiếu ở nước ngoài của hai Ngân hàng Trung Quốc khác là Ngân hàng Xây dựng
Trung Quốc (lớn thứ hai nước này) với vốn huy động 9,2 tỷ USD trong tháng 10/05 (với giá cổ
phiếu tăng 44%) và Ngân hàng Viễn thông Trung Quốc có giá cổ phiếu đã tăng gấp đôi. Trước
khi niêm yết, BoC cũng thu hút sự quan tâm của một số nhà đầu tư nước ngoài như Temasek
Holding Pte.Ltd của Singapore, UBSAG và một côngxoócxiom do Royal Bank of Scoland Group
PLC dẫn đầu. Ngoài ra, 12 nhà đầu tư tổ chức khác, trong đó có Ngân hàng Bank of Tokyo
Mitsubishi URJ Ltd. (Nhật Bản), Bank of East Asia Ltd. và Cheung Kong (Holding) Ltd. của ông Li
Ka-shing và Hutchison Whampoa Ltd. đã mua tới 2,16 tỷ cổ phiếu của BoC. CSRC cũng đã
thông qua kế hoạch phát hành IPO loại cổ phiếu “A” của BoC nhằm huy động 10 tỷ NDT trên thị
trường chứng khoán trong nước.
Trung Quốc là nước có tỷ lệ vay vốn lớn trên thế giới, đang nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng trong nước trước khi mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính nội địa vào
cuối năm nay theo như cam kết khi gia nhập WTO hồi cuối năm 2001. Các ngân hàng Trung
Quốc dự định huy động số vốn khoảng 25 tỷ USD bằng cách bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư
trong năm 2006, trong đó có một đợt chào bán hơn 10 tỷ USD cổ phiếu của Ngân hàng Công
thương Trung Quốc (ICBC) lớn nhất nước này.
CBRC cho biết, các ngân hàng thương mại của nước này có tỷ lệ nợ xấu trung bình giảm
xuống 7,73% vào cuối năm 2005. Trong một thập kỷ qua, 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất
Trung Quốc đã nhận hàng tỷ USD tiền hỗ trợ từ Chính phủ để cân đối tình hình tài chính. Mặc dù
tỷ lệ này vẫn cao hơn 1-2% so với các ngân hàng nước ngoài hàng đầu, nó đã giảm gần 4% so
với năm 2004 và cũng là lần đầu tiên giảm xuống dưới 10%. Trong khi đó, 118 ngân hàng
thương mại của Trung Quốc thu nhập hơn 12 tỷ NDT năm 2005, tăng 38% so với năm 2004. Kể
từ năm 1998, Chính phủ Trung Quốc đã bơm hơn 260 tỷ USD vào các ngân hàng trong nước để
giúp giảm tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng này từ 17,9% năm 2003 xuống còn 8,9% cuối tháng
4/06.
Tính đến cuối tháng 10/05, 19 nhà đầu tư nước ngoài đã trở thành cổ đông của 16 ngân hàng
Trung Quốc với tổng vốn đầu tư lên tới 16,5 tỷ USD (khoảng 15% tổng vốn của các ngân hàng
Trung Quốc). Trung Quốc có hơn 28.000 cơ quan tài chính trong lĩnh vực ngân hàng với tổng giá
trị tài sản gần 40.000 tỷ NDT tính đến cuối tháng 4/06. Thống kê của CBRC cho thấy 71 ngân
hàng nước ngoài của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thành lập 238 chi nhánh kinh doanh tại
Trung Quốc, với tổng giá trị tài sản 84,5 tỷ USD, chiếm khoảng 2% tổng tài sản của các cơ quan
tài chính ở nước này.
Giới đầu tư coi cổ phiếu ngân hàng như một cách thu lợi nhuận từ sự tăng trưởng mạnh mẽ
của nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh Chính phủ nước này đang tăng daanf giá trị đồng
NDT và sức mua lớn của tầng lớp trung lưu ngày càng đông. Trung Quốc đang nghiên cứu tất cả
các quy định liên quan đến giới hạn tỷ lệ cổ phần của đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng
trong nước. Mức trần giới hạn tỷ lệ cổ phần mà một nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ trong
một ngân hàng Trung Quốc hiện là 20% và tổng số cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm
giữ không được vượt quá 25%.
Anh Quân
NGÀNH NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC CHUẨN BỊ CHO
MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH NỘI ĐỊA HẬU WTO
Trái ngược với tình trạng đang sụt giảm của các thị trường chứng khoán trên thế giới, thị
trường chứng khoán ở Trung Quốc vẫn sôi động. Theo Goldman Sach Group Inc.(Mỹ), Ngân
hàng Bank of China (BoC) lớn thứ hai Trung Quốc về giá trị tài sản, đã thu được 11,2 tỷ USD
thông qua đợt chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) ngày 01/6, mức cao nhất thế giới trong 6 năm
qua.
Đây là đợt phát hành IPO lớn thứ 6 trong lịch sử thị trường chứng khoán quốc tế. BoC hiện là
ngân hàng lớn thứ 10 thế giới với giá trị chuyển nhượng tương đương 92,4 tỷ USD. Năm 2006,
BoC dự kiến thu lợi nhuận ròng lên tới 32,3 tỷ NDT (4 tỷ USD) theo các tiêu chuẩn kế toán của
Trung Quốc, so với mức 27,5 tỷ NDT năm 2005. Tuy vậy, kỷ lục này có thể bị phá bởi kế hoạch
niêm yết sắp tới của Ngân hàng thương mại Công nghiệp Trung Quốc (ICBC), lớn nhất trong 4
ngân hàng thương mại nước này. Nếu tính theo giá trị thương mại, ngân hàng này sẽ trở thành
một trong 10 ngân hàng hàng đầu thế giới với lợi nhuận kinh doanh năm 2006 vượt 100 tỷ NDT
(12,5 tỷ USD).
Tại thị trường chứng khoán Hồng Kông, giá cổ phiếu của BoC đã tăng 15%, từ mức 2,95
HKD/cổ phiếu lên 3,20 HKD (0,41 xu Mỹ)/cổ phiếu. Ước tính, các nhà đầu tư cá nhân ở Hồng
Kông đã đặt lệnh mua nhiều gấp 76 lần số cổ phiếu được phát hành, khiến BoC sẽ tăng tỷ lệ cổ
phiếu phát hành cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ từ 5% lên 10%. Nhu cầu mua cổ phiếu của các nhà
đầu tư tổ chức đã vượt mức 120 tỷ USD càng cho thấy sự quan tâm của giới đầu tư đến việc
tiếp cận nền kinh tế đang tăng trưởng của Trung Quốc.
Nhu cầu đối với cổ phiếu của BoC một phần được thúc đẩy bởi sự thành công của các đợt
phát hành cổ phiếu ở nước ngoài của hai Ngân hàng Trung Quốc khác là Ngân hàng Xây dựng
Trung Quốc (lớn thứ hai nước này) với vốn huy động 9,2 tỷ USD trong tháng 10/05 (với giá cổ
phiếu tăng 44%) và Ngân hàng Viễn thông Trung Quốc có giá cổ phiếu đã tăng gấp đôi. Trước
khi niêm yết, BoC cũng thu hút sự quan tâm của một số nhà đầu tư nước ngoài như Temasek
Holding Pte.Ltd của Singapore, UBSAG và một côngxoócxiom do Royal Bank of Scoland Group
PLC dẫn đầu. Ngoài ra, 12 nhà đầu tư tổ chức khác, trong đó có Ngân hàng Bank of Tokyo
Mitsubishi URJ Ltd. (Nhật Bản), Bank of East Asia Ltd. và Cheung Kong (Holding) Ltd. của ông Li
Ka-shing và Hutchison Whampoa Ltd. đã mua tới 2,16 tỷ cổ phiếu của BoC. CSRC cũng đã
thông qua kế hoạch phát hành IPO loại cổ phiếu “A” của BoC nhằm huy động 10 tỷ NDT trên thị
trường chứng khoán trong nước.
Trung Quốc là nước có tỷ lệ vay vốn lớn trên thế giới, đang nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng trong nước trước khi mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính nội địa vào
cuối năm nay theo như cam kết khi gia nhập WTO hồi cuối năm 2001. Các ngân hàng Trung
Quốc dự định huy động số vốn khoảng 25 tỷ USD bằng cách bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư
trong năm 2006, trong đó có một đợt chào bán hơn 10 tỷ USD cổ phiếu của Ngân hàng Công
thương Trung Quốc (ICBC) lớn nhất nước này.
CBRC cho biết, các ngân hàng thương mại của nước này có tỷ lệ nợ xấu trung bình giảm
xuống 7,73% vào cuối năm 2005. Trong một thập kỷ qua, 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất
Trung Quốc đã nhận hàng tỷ USD tiền hỗ trợ từ Chính phủ để cân đối tình hình tài chính. Mặc dù
tỷ lệ này vẫn cao hơn 1-2% so với các ngân hàng nước ngoài hàng đầu, nó đã giảm gần 4% so
với năm 2004 và cũng là lần đầu tiên giảm xuống dưới 10%. Trong khi đó, 118 ngân hàng
thương mại của Trung Quốc thu nhập hơn 12 tỷ NDT năm 2005, tăng 38% so với năm 2004. Kể
từ năm 1998, Chính phủ Trung Quốc đã bơm hơn 260 tỷ USD vào các ngân hàng trong nước để
giúp giảm tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng này từ 17,9% năm 2003 xuống còn 8,9% cuối tháng
4/06.
Tính đến cuối tháng 10/05, 19 nhà đầu tư nước ngoài đã trở thành cổ đông của 16 ngân hàng
Trung Quốc với tổng vốn đầu tư lên tới 16,5 tỷ USD (khoảng 15% tổng vốn của các ngân hàng
Trung Quốc). Trung Quốc có hơn 28.000 cơ quan tài chính trong lĩnh vực ngân hàng với tổng giá
trị tài sản gần 40.000 tỷ NDT tính đến cuối tháng 4/06. Thống kê của CBRC cho thấy 71 ngân
hàng nước ngoài của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thành lập 238 chi nhánh kinh doanh tại
Trung Quốc, với tổng giá trị tài sản 84,5 tỷ USD, chiếm khoảng 2% tổng tài sản của các cơ quan
tài chính ở nước này.
Giới đầu tư coi cổ phiếu ngân hàng như một cách thu lợi nhuận từ sự tăng trưởng mạnh mẽ
của nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh Chính phủ nước này đang tăng daanf giá trị đồng
NDT và sức mua lớn của tầng lớp trung lưu ngày càng đông. Trung Quốc đang nghiên cứu tất cả
các quy định liên quan đến giới hạn tỷ lệ cổ phần của đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng
trong nước. Mức trần giới hạn tỷ lệ cổ phần mà một nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ trong
một ngân hàng Trung Quốc hiện là 20% và tổng số cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm
giữ không được vượt quá 25%.
Anh Quân

You might also like