You are on page 1of 2

Nhìn lại kinh tế thế giới năm 2005

Năm 2005 là một năm đầy biến động đem lại nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức đối
với sự phát triển của các nền kinh tế trên thế giới.

Việc Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) bãi bỏ chế độ hạn ngạch dệt may từ 1/1/2005 là một
động lực quan trọng cho các nước đang phát triển, nhất làn những nước có nguồn nhân lực dồi
dào, giá rẻ, đặc biệt là tạo điều kiện cho các nước nghèo xâm nhập nhiều hơn vào thị trường các
nước giàu, giúp cải thiện cán cân thương mại giữa các nhóm nước.

Hội nghị cấp bộ trưởng WTO tại Hồng Kông cũng đã nhất trí về dự thảo tuyên bố chung nhằm
chấm dứt hoàn toàn các khoản trợ cấp xuất khẩu nông sản vào năm 2013, tạo ra khả năng dỡ
bỏ một trở ngại lớn để tiến tới một thoả thuận thương mại toàn diện trong năm tới.

Nhiều nền kinh tế đang phát triển mới nổi như Trung quốc, Ấn độ ... tiếp tục duy trì nhịp độ phát
triển cao, cùng với xu thế mậu dịch tự do đa phương, song phương, đặc biệt là tăng cường hội
nhập và hợp tác kinh tế của khu vực ASEAN, ASEAN + 3 ( Trung quốc, Nhật bản, Hàn Quốc),
ASEAN + 1 ( ẤN độ hoặc Mỹ, hoặc EU), đã khiến tiếng nói của nhóm nước này có trọng lượng
hơn.

Năm 2005, giá dầu mỏ tăng vọt (có lúc vượt ngưỡng 70 USD/thùng) và hiện đang giao động
quanh mức 60 USD/thùng đã tác động tiêu cực đến mọi lĩnh vực của các nền kinh tế chung của
thế giới. Bên cạnh đó, tình trạng thiên tai, dịch bệnh gia tăng đã gây ra những tổn thất nặng nề
về người và của cho nhiều nước như dịch bệnh SARS, dịch cúm gia cầm, H5N1, Bão nhiệt đới,
động đất, sóng thần ...

Kinh tế Mỹ tiếp tục phải chịu thách thức do thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách gia tăng
song vẫn duy trì được đà phục hồi khá vững trong năm 2005. Biểu hiện cụ thể nhất là FED đã
tăng lãi suất ngắn hạn từ 4,0 lên 4,25%/năm, đây là lần tăng lãi suất thứ 13 liên tiếp kể từ
6/2004. Kinh tế Mỹ được dự đoán tiếp tục tăng trưởng ổn định ở mức 3,7% trong năm này và
3,6% trong năm 2006. Tuy vậy, ông Benake người sẽ giữ chức chủ tịch FED từ tháng 1/2006
cũng đã lưu ý đến một số thách thức của nền kinh tế Mỹ như tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm
lại, đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu (trong 3 năm qua, đồng USD đã giảm giá 16% so với một số
đồng tiền chủ chốt trên thế giới) và thâm hụt kép gia tăng.

Nền kinh tế Nhật bản tiếp tục đà phục hồi trong quý III năm nay với mức tăng trưởng 0,2% so với
quý II và 1% so với cùng kỳ 2004; chi tiêu của các hộ gia đình tăng 2% trong tháng 10/2005 so
với cùng kỳ năm trước; đầu tư của doanh nghiệp trong quý III/2005 cũng tăng 9,6%, là những
dấu hiệu cho thấy triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Nhật bản vân tiếp tục được cải thiện.
Chỉ số giá tiêu dùng chủ chốt trong tháng 10 của Nhật bản vẫn duy trì ở mức ổn định so với cùng
kỳ năm trước. Thống đốc NHTW Nhật Toshihiko Fukui cho biết BOJ có thể sẽ dỡ bỏ chính sách
tiền tệ nới lỏng trong tài khoá 2006, và Chính phủ sẽ tiếp tục giải quyết tình trạng giảm phát và
cải cách mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Năm 2005, tuy vẫn tiếp tục đà phục hồi, song kinh tế Liên minh Châu Âu ( EU) tăng trưởng trì trệ
bởi sức ép cạnh tranh gia tăng từ phía các nền kinh tế mới nổi và những thách thức trong nội bộ,
đặc biệt là vấn đề mở rộng EU lên 25 nước thành viên, hiến pháp mới cho khối và kế hoạch ngân
sách cho giai đoạn 2007- 2013. Quyết định tăng lãi suất từ 2% lên 2,25% của NHTW Châu Âu
hồi tháng 12/2005 cũng như các số liệu thống kê mới được công bố đã khẳng định sự phục hồi
kinh tế của khu vực đồng tiền chung Euro. Tuy nhiên, ECB cũng cảnh báo rằng sức tăng trưởng
có thể bị ảnh hưởng nều EU không nỗ lực cải cách thị trường lao động, thị trường sản phẩm và
khu vực kinh tế tư nhân.
Trong báo cáo mới đây về triển vọng khu vực Châu Á – Thái Bình dương, Liên Hiệp quốc đã
đánh giá lạc quan về triển vọng kinh tế của khu vực này năm 2005 và 2006 cho dù nhiều nước
trong khu vực đang phải đối đầu với thách thức lớn là giá dầu gia tăng và nguy cơ đại dịch cúm
gia cầm. Theo báo cáo, các nền kinh tế khu vực này ước đạt nhịp độ tăng trưởng 6,3% /năm
2005 và lạm phát ở mức 4,8%; số nền kinh tế ở Châu á – Thái Bình dương đạt mức tăng trưởng
GDP bình quân đầu người trên 3% đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2002 -2004, lên 22 trên tổng
số 34 nền kinh tế khu vực. Chỉ số này tiếp được duy trì trong giai đoạn 2005-2006. Tuy vậy, báo
cáo cũng chỉ ra những thách thức lớn mà nền kinh tế Châu á – Thái Bình dương phải đối phó
như : (i) giá dầu tăng; (ii) cán cân thanh toán tài chính đối thoại ngày càng mất cân bằng; (iii) vốn
dự trữ ngoại tệ đọng lại quá lớn trong khu vực với giá trị tổng cộng lên tới 2.400 tỷ USD. Điều
này tuy giúp các nền kinh tế tránh rơi vào khủng hoảng nợ tài chính hay nợ nước ngoài. giảm chi
phí khi phải tham gia thị trường vốn quốc tế, nhưng lại khiến các NHTW phải bơm nhiều nội tệ ra
thị trường, làm tăng lượng tiền lư thông và dễ dẫn đến lạm phát; (iv) nều đại dịch cúm gia cầm
bùng phát, các nền kinh tế trong khu vực sẽ bị thiệt hại rất lớn, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi
và du lịch.

Trong khi đó, theo Uỷ ban kinh tế Mỹ La tinh và Caribê (CEPAL), kinh tế khu vực Mỹ la tinh và Ca
ri bê ước đạt tăng trưởng 4,3% năm 2005 và sẽ tiếp tục tăng trưởng 4,6% năm 2006. Đây là năm
thứ ba liên tiếp kinh tế Mỹ La tinh và Caribê tăng trưởng nhờ tính năng động của các nền kinh tế
của khu vực và môi trường quốc tế thuận lợi. GDP tình theo đầu người của khu vực tăng gần 3%
trong năm 2005 và tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 10,3% năm 2004 xuống còn 9,3% năm 2005, khoảng
13 triệu người dân trong khu vực thoát khỏi cảnh nghèo khổ, trong khi 40% dân số Mỹ La tinh,
tức khoảng 213 triệu người còn đang sống ở mức nghèo.

Giới chuyên gia dự báo giá dầu mỏ trung bình trên thế giới ở mức 53,6USD/thùng năm 2005, có
thể tăng lên 56 USD/thùng năm 2006, cao hơn rất nhiều so với mức 37,7 USD/thùng năm 2004
và 28,9USD /thùng năm 2003. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến lòng tin của người
tiêu dùng, dãn tới những tác động tiêu cực cho nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy, thế giới cần có
sự hợp tác chặt chẽ hơn, có những giải pháp hiệu quả hơn để chế ngự những thách thức tiềm
ẩn xuất phát từ tình trạng thâm hụt khổng lồ, xu hướng gia tăng thâm hụt kép của Mỹ, lãi suất dài
hạn tăng, sự bùng nổ đại dịch cúm gia cầm để có thể tiếp tục duy trì đà tăng truởng kinh tế khả
quan trong năm 2006.

Theo Tin Kinh tế Việt Nam và Thế giới 2085/Việt Tú

You might also like