You are on page 1of 6

Đề xuất những nét tổng quan về Chiến lược phát triển Ngân hàng Việt

nam đến 2010 và tầm nhìn 2020.


Tại thời điểm tháng 5/2006 này, chiến lược phát triển ngân hàng Việt nam đến 2010 và tầm
nhìn 2020 tuy chưa được Chính phủ phê duỵệt chính thức, song Bộ Chính trị đã có những kết
luận mang tính đồng thuận và chỉ rõ trọng tâm của định hướng phát triển ngành Ngân hàng.
Trong bài viết này do đó vẫn mang tính đề xuất và hy vọng có thể cùng tham luận trên diễn đàn
khoa học để tham khảo chung.
Về cấu trúc của chiến lược tổng thể, ngoài các phần nhận định bối cảnh kinh tế – xã hội
chung; đánh giá thực trạng về vị thế, tiềm lực và những kinh nghiệm sau hơn 10 năm đổi mới
cùng những bài học từ tham khảo quốc tế liên quan...phần định hướng của chiến lược bao gồm
3 bộ phận cấu thành chiến lược tổng thể gồm: Chiến lược hội nhập, Chiến lược phát triển hệ
thống NHNNVN và Chiến lược phát triển các NHTM, TCTD phi ngân hàng. Dưới đây là tổng
quan 3 bộ phận Chiến lược nói trên:
I. Định hướng chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng
Ngành Ngân hàng đã xây dựng kế hoạch và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực
Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 663/2003/QĐ-NHNN ngày 26/6/2003. Các định
hướng lớn bao gồm:
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng theo lộ trình và bước đi phù
hợp với khả năng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam;
- Thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, trước hết là
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN và
hướng tới gia nhập WTO dự kiến cuối năm 2005 hoặc trong năm 2006;
- Tăng cường vai trò ảnh hưởng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam đối với thị trường tài
chính khu vực và quốc tế.
- Phát hành và niêm yết chứng khoán của các NHTM Việt Nam trên TTCK trong nước và trên
thị trường tài chính quốc tế...
- Tham gia các điều ước quốc tế, các câu lạc bộ, các diễn đàn khu vực và quốc tế về tiền tệ,
Ngân hàng.
- Tăng cường áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động Ngân hàng thương
mại - Đặc biệt là chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, qui chế quan hệ bắt buộc giữa các Ngân
hàng trung gian với Ngân hàng trung ương về tái cấp vốn, thị trường mở, thanh toán quốc gia và
các chuẩn mực, nguyên tắc về thanh tra - giám sát Ngân hàng;
- Mở cửa thị trường Ngân hàng, nới lỏng dần theo lộ trình các hạn chế về quyền tiếp cận và
nội dung hoạt động của chi nhánh cũng như Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam;
- Xoá bỏ dần các giới hạn đối với các Ngân hàng nước ngoài về số lượng đơn vị; hình thức
pháp nhân; tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài; tổng giao dịch nghiệp vụ Ngân hàng; mức huy
động vốn VND; loại sản phẩm, loại dịch vụ..
- Xây dựng khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh và phù hợp với luật lệ quốc tế để tạo sân chơi bình
đẳng cho các NHTM trên lãnh thổ Việt Nam cùng phát triển và cạnh tranh lành mạnh...
II. Chiến lược phát triển hệ thống NHNNVN.
II.1/ Về vị thế, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước:
Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện căn bản hai Luật hiện hành về Ngân hàng theo hướng chính
qui, có độ mở cho tuổi thọ mang tính dài hạn. Trong đó, việc phân định rõ ràng quyền hạn của
các cấp như Quốc hội, Chính phủ, NHNN trong qúa trình hoạch định và thực thi chính sách tiền
tệ phải được coi là sự chuyển đổi mang tính chiến lược và rất căn bản. Cụ thể là:
+ Đề nghị Quốc hội chỉ qui định mục tiêu của chính sách tiền tệ thông qua tỷ lệ lạm phát &
giám sát qui chế phát hành tiền.
+ Toàn bộ các cơ chế, chính sách nghiệp vụ cụ thể trao cho NHNN căn cứ vào điều kiện của
nền kinh tế và thị trường để độc lập qui định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Quốc Hội về
đảm bảo mục tiêu CSTT.
+ NHNN VN nói riêng, NHTW của nhiều nước nói chung luôn luôn có vị trí là một cơ quan có
tính chất đặc thù trong bộ máy quản lý của Nhà nước nên phải được độc lập tương đối về nghiệp
vụ, về tài chính và về tổ chức bộ máy từ Trung ương đến các chi nhánh. Những nội dung này
cần được Luật hoá việc giao cho Thống đốc quyết định và chịu trách nhiệm theo Pháp Luật.
+ Đề nghị Quốc Hội cho ghi vào Luật NH việc thành lập một Hội Đồng NHTW thực quyền bao
gồm những chuyên gia hàng đầu về Ngân hàng do Thống đốc NHNN làm Chủ tịch và chịu trách
nhiệm cao nhất trước Quốc Hội thay cho Hội Đồng CSTT quốc gia với chức năng tư vấn hiện
nay để điều hành NHTW Việt Nam phù hợp với cấu trúc của nhiều NHTW hiện đại.
II.2/ Đổi mới cơ cấu tổ chức hệ thống Ngân hàng nhà nước:
Việc cơ cấu lại mô hình tổ chức của NHNN nhằm mục tiêu chủ yếu là thực hiện tốt hơn, hữu
hiệu hơn chức năng nhiệm vụ của NHNN trong điều kiện mới mà trước hết là các chức năng của
NHTW trong cơ chế thị trường gồm:
+ Trình Chính phủ và tổ chức thực hiện chiến lược ngành; xây dựng và tổ chức các nghiệp vụ
thực thi chính sách tiền tệ.
+ Quản lý và tham gia hệ thống thanh toán quốc gia, quốc tế.
+ Thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM và hoạt động Ngân hàng trên thị trường tài
chính.
+ Quản lý phát hành, kho quỹ.
+ Quản lý ngoại hối và thực hiện các chức năng đối ngoại của NHTW.
Định hướng chiến lược về cấu trúc lại mô hình tổ chức của hệ thống Ngân hàng nhà nước
trong trung và dài hạn có thể đi theo lộ trình sau:
- Trong ngắn và trung hạn: tiếp tục duy trì mô hình NHTW 3 cấp như hiện nay gồm: Cấp Hội
sở chính của NHTW tại Hà nội - Là cơ quan đầu não hoạch định, điều hành CSTT và ban hành
các qui chế quản lý toàn ngành; Cấp chi nhánh lớn được chỉ định ở 3 miền Bắc, Trung, Nam để
thực hiện một phần chức năng thực thi CSTT như tái cấp vốn, trung tâm tiền mặt, tham gia thị
trường tiền tệ và đảm nhiệm phần lớn chức năng TTNH trong khu vực; Cấp chi nhánh NHNN tỉnh
còn lại đảm nhiệm các chức năng hiện hành sau khi giảm bớt một số chức năng về điều hành
CSTT và Thanh tra trên địa bàn tỉnh.
- Trong cuối trung hạn và dài hạn: Khi điều kiện chín muồi sẽ cơ cấu lại chức năng, nhiệm vụ
và mô hình tổ chức NHNN thành một hệ thống NHTW hai cấp (và cũng ghi vào Luật lộ trình này):
+ Cấp Trung ương: Tại Hội sở chính của NHTW tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ: hoạch
định chiến lược, đào tạo nhân lực theo nhu cầu phát triển NHTW hiện đại, xây dựng và điều
hành chính sách tiền tệ; thực hiện thanh toán tổng quốc gia, quốc tế; quản lý & sử dụng thống
nhất, có hiệu quả Quĩ dự trữ ngoại hối quốc gia. Ban hành chính sách quản lý hoạt động thanh
tra - giám sát chuyên ngành Ngân hàng. Đổi mới căn bản phương thức hoạt động và mô hình tổ
chức của thanh tra ngân hàng làm nòng cốt cho sự ra đời của một Uỷ Ban thanh tra – giám sát
trên toàn bộ thị trường tài chính tách ra độc lập với các đối tượng thanh tra – giám sát và trực
thuộc Chính phủ.
+ Cấp chi nhánh NHTW khu vực: Tổ chức thực thi CSTT gồm các nghiệp vụ chủ yếu như:
quản lý hệ thống thanh toán khu vực, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, thực hiện
thanh tra, giám sát, quản lý & cung ứng tiền mặt đồng thời đáp ứng tiền mặt tới các các tỉnh,
thành phố trong khu vực thông qua cơ chế hoạt động của Phòng thường trú của NHTW khu vực
tại các địa phương còn lại theo danh mục trong mỗi khu vực.
Từ những nhu cầu đổi mới nói trên, việc sắp xếp lại một số Vụ, Cục ở Hội sở chính của
NHNN là việc cần làm ngay trước khi hoàn thành mô hình tổ chức NHTW quá độ 3 cấp nhằm tạo
trước một quan hệ tác nghiệp khoa học - Không phân tán, không chồng chéo, đáp ứng quá trình
đổi mới nội dung công việc và đủ sức tiếp cận nhanh với mô hình tổ chức mới. Vì vậy, trong
trung hạn đến 2007, cần sửa căn bản xong 2 Luật NH để làm cơ sở ban hành Nghị Định hướng
dẫn việc cấu trúc lại tổ chức bộ máy của NHTW tại Hội sở chính theo hướng:
1. Tăng cường chức năng, đối tượng và quyền lực cho Thanh tra Ngân hàng được thực hiện
cả 4 khâu của qui trình Thanh tra hiện đại. Thống nhất vào một đầu mối Thanh tra cả chức năng
thanh tra đối với các Ngân hàng hợp tác và là đầu mối trong cơ chế thanh tra liên ngành đối với
phần còn lại của toàn bộ Thị trường tài chính. Để phù hợp với chức năng mới, TTNH cần được
tổ chức và cơ cấu theo mô hình dọc từ NHTW tới khu vực. Trước mắt là thống nhất lực lượng
Thanh tra từ TW đến các chi nhánh theo mô hình 3 cấp, trong đó ưu tiên lực lượng cho các chi
nhánh lớn (Hà nội, Thành Phố HCM, TP Cần Thơ, TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng).
2. Tăng cường chức năng, quyền hạn và đối tượng cho hoạt động nghiên cứu chiến lược
toàn ngành. Cơ quan nghiên cứu chiến lược được xác định là cơ quan tham mưu của Ban lãnh
đạo ngành, trực thuộc NHTW. Do đó cơ quan này không chỉ làm nhiệm vụ hoạch định, tổ chức
hướng dẫn thực hiện chiến lược toàn ngành theo từng thời kỳ phát triển, mà còn phải bao gồm
cả chức năng nghiên cứu khoa học ứng dụng và quản lý Nhà nước về hoạt động khoa học
chuyên ngành, tổ chức đào tạo, trang bị các kiến thức đương đại cho cán bộ theo từng đối tượng
phù hợp nhu cầu của chiến lược phát triển ngành, làm cầu nối trực tiếp giữa kết quả nghiên cứu
khoa học với nhu cầu chuyển giao công nghệ mới vào hoạt động thực tiễn của toàn ngành. Với
chức năng đó, cơ quan này có thể chuyển đổi sang mô hình Viện chiến lược và khoa học Ngân
hàng.
3. Thống nhất vào một đầu mối một Vụ hoặc một Tổng Vụ để thực hiện chức năng hoạch định
và điều hành chính sách tiền tệ bao gồm cả nội tệ và ngoại hối.
4. Xúc tiến thành lập Trung tâm thanh toán quốc gia tại Hội sở chính NHTW bằng cách thiết
lập đầu mối liên kết mạng thanh toán tổng trên cơ sở nối mạng với 5 máy chủ đang vận hành tại
5 khu vực kinh tế lớn của cả nước và chuyển mạch các hệ thống thanh toán cục bộ của các
NHTM để hoà vào mạng thanh toán quốc gia. Đối tượng bắt buộc phải đặt cọc, mở tài khoản
thanh toán qua Trung tâm này là toàn bộ hệ thống các NHTM, Kho bạc Nhà nước, các Quĩ đầu
tư của Nhà nước, các Định chế tài chính phi ngân hàng, cácTổng Công ty, Công ty thuộc mọi
thành phần kinh tế và hầu hết các nhà hàng, siêu thị, các chủ doanh nghiệp mua và bán có đăng
ký kinh doanh với doanh số từ 50 triệu đ/ngày trở lên. Giới hạn này sẽ hạ thấp dần cùng với tiến
bộ về văn minh thanh toán trong xã hội Việt nam...
5. Thống nhất 3 chức năng để hình thành 1 Vụ hoặc 1 Tổng Vụ mới mang tên Thị trường tiền
tệ (hoặc Thị trường mở) gồm: Quản lý các nghiệp vụ tín dụng của NHTW, quản lý các Ngân hàng
& Định chế tài chính phi Ngân hàng, quản lý thị trường liên Ngân hàng (bao gồm cả thị trường
mở) để trở thành một đơn vị đầu mối thực hiện chức năng chiến lược theo hướng: Giảm mạnh
những nghiệp vụ truyền thống, tăng cường các nghiệp vụ về điều hành, tham gia và phát triển thị
trường tiền tệ liên Ngân hàng sơ cấp và thứ cấp (cả nội & ngoại tệ).
6. Nghiên cứu hình thành Cục Kho quĩ (hoặc Công ty dịch vụ kho quĩ và vận chuyển tiền) độc
lập với cơ quan phát hành & tiêu huỷ tiền. Hầu hết các NHTW tiên tiến đều không nhập chức
năng quản lý kho quĩ với chức năng phát hành và tiêu huỷ tiền - ít nhất về mặt lý thuyết thì hoạt
động quản lý kho tiền với hoạt động tiêu huỷ tiền là không đặt trong cùng một đơn vị cấp Vụ hoặc
Cục.
7. Cơ cấu lại tổ chức và chức năng hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTW theo
hướng: Đổi tên thành Vụ Tổng kiểm toán NHTW và tổ chức lực lượng theo mô hình trực tuyến
thống nhất chỉ đạo và điều hành nghiệp vụ từ NHTW tới các chi nhánh. Nội dung kiểm toán bao
gồm cả 3 nhóm nghiệp vụ theo định nghĩa chuẩn quốc tế gồm: kiểm toán tuân thủ, kiểm toán
hoạt động nghiệp vụ và kiểm toán tài chính trong nội bộ hệ thống NHTW. Hoạt động kiểm toán
nội bộ phải đặt trong khối các đơn vị do Thống đốc trực tiếp phụ trách.
8. Nghiên cứu thống nhất các đơn vị làm báo, chí chuyên ngành Ngân hàng ở cấp trung uơng
vào một đầu mối. Từng bước chuyển phương thức hoạt động từ "ấn hành" sang "phát hành"
theo Luật báo chí; chuyển cơ chế tài chính của đơn vị này sang qui chế đơn vị sự nghiệp có thu,
hạch toán độc lập, từng bước xoá bao cấp.
9. Cấu trúc lại các Công ty, Nhà máy trực thuộc NHNN theo hướng: chỉ giữ lại Nhà máy in
tiền quốc gia trực thuộc NHTW, các Công ty, Nhà máy khác xử lý theo chương trình cải cách
DNNN của Chính Phủ. Đối với 5 đơn vị có xuất xứ hình thành trên cơ sở đề nghị của NHNN, lực
lượng ban đầu chủ yếu từ ngành Ngân hàng và vốn ban đầu từ NSNN gồm: Hiệp Hội Ngân
hàng, Quĩ tín dụng nhân dân trung ương, Công ty bảo hiểm tiền gửi, Trung tâm thông tin tín
dụng, Ban quản lý các dự án tín dụng quốc tế cần thực hiện một lộ trình từ 3 dến 5 năm từng
bước chuyển đổi chủ sở hữu tài sản từ sở hữu độc lập trong một đơn vị của Nhà nước sang sở
hữu của các đơn vị thành viên hoặc của các đơn vị nộp phí. Phần vốn ban đầu của Nhà nước tại
các đơn vị này sẽ rút dần dưới hình thức bán hoặc cổ phần hoá. NHNN không can thiệp vào tổ
chức, nhân sự và hoạt động nghiệp vụ đối với các đơn vị hạch toán độc lập nói trên để tạo điều
kiện phát triển các quan hệ tác nghiệp theo hợp đồng hoặc những quan hệ chức năng về những
nghiệp vụ liên quan một cách bình đẳng và minh bạch. Trong đó cần đặc biệt tạo điều kiện để
Hiệp Hội Ngân hàng phát triển qui mô và nội dung hoạt động theo hướng thực sự là một tổ chức
Hội nghề nghiệp phi chính phủ và là đối tác quan trọng của NHTW.
II1. Định hướng chiến lược phát triển các NHTMNN và NHTMCP
III.1/ Đối với các Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN):
Đến nay hệ thống NHTMNN chiếm thị phần huy động vốn khoảng 67% và thị phần dịch vụ tín
dụng tới 65% trong tổng doanh số hoạt động của thị trường tín dụng của toàn ngành. Trong thời
điểm hiện tại, các NHTMNN đang thực hiện đề án tổng thể về cơ cấu lại hoạt động và tổ chức để
đáp ứng nhu cầu phát triển mới của khách hàng trong điều kiện hội nhập. Theo chủ trương của
Chính phủ, trong số các nội dung cơ bản cần cơ cấu lại bao gồm cả việc cơ cấu lại sở hữu bằng
hình thức cổ phần hoá. Trong quá trình cơ cấu lại sở hữu sẽ đồng thời là nhân tố khách quan để
các Ngân hàng này phát triển thành các Tập đoàn Tài chính lớn hơn. Không phải chỉ ở Việt nam,
mà ngay cả ở những quốc gia rất coi trọng mô hình Ngân hàng chuyên doanh với qui mô vừa và
nhỏ như ở Mỹ, Anh, Canada v.v thì theo qui luật của tập trung và tích tụ tư bản, ở đó vẫn xuất
hiện những Tập đoàn Tài chính đa năng. Vì vậy, với tư cách là những Ngân hàng hàng đầu của
Việt nam trong lịch sử cũng như trong hiện tại thì việc phát triển các NHTMNN trở thành những
tập đoàn Tài chính đa năng qui mô lớn hơn, đóng vai trò chủ đạo, chủ lực vẫn rất cần thiết và là
xu hướng tất yếu ngay cả khi hầu hết các Ngân hàng này đã được cổ phần hoá. Theo đó, các
NHTMNN cần phải:
- Đẩy mạnh tiến trình cơ cấu lại toàn diện hệ thống NHTM theo Đề án tái cơ cấu NHTMNN đã
được Chính phủ phê duyệt từ 10/2001.
- Cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng:
+ Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các NHTMNN từ Hội sở chính đến chi nhánh theo hướng
tuân thủ chiến lược khách hàng, không coi trọng việc mở rộng chi nhánh nhưng nhất thiết phải
coi trọng tính chuyên nghiệp để nắm chắc đặc điểm, động thái của từng nhóm khách hàng, từng
loại nghiệp vụ để phát triển thị trường trên cơ sở phát triển “quầy” giao dịch và phát huy mạnh
mẽ thành tựu công nghệ ngày càng hiện đại.
+ Chuyển sang mô hình quản trị kinh doanh theo nhóm khách hàng và loại dịch vụ. Đồng thời
phát triển thành các Tập đoàn Tài chính đa năng;
+ Đổi mới tổ chức bộ máy ở hội sở chính phù hợp với thông lệ quốc tế: Hội đồng quản trị phải
là cơ quan quyền lực tối cao, có thực quyền đại diện chủ sở hữu, giám sát toàn diện hoạt động
Ngân hàng và Ban điều hành, đồng thời chịu rủi ro cuối cùng về hoạt động của Ngân hàng. Bộ
phận tham mưu, tác nghiệp cho HĐQT gồm có ít nhất Ban kiểm soát và Ban kiểm toán nội bộ,
Hội đồng/Uỷ ban quản lý rủi ro;
+ Phát triển hệ thống kênh phân phối điện tử (ATM, auto-branch hay kiosk bank) mà không
nhất thiết phải mở nhiều chi nhánh nhằm năng động hoá quá trình phát triển dịch vụ, chuyển
hướng thị trường hoặc thay đổi nhóm khách hàng.
- Tăng cường năng lực hoạt động và quản lý kinh doanh:
+ Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ, phát triển sản phẩm mới dựa trên cơ sở công nghệ tiên
tiến về nghiệp vụ bán lẻ, thanh toán và giao dịch;
+ Phát triển hệ thống công nghệ thanh toán tiên tiến – Các NHTM nói chung, NHTMNN nói
riêng phải là thành viên trong mạng thanh toán quốc gia, thống nhất một trung tâm phát hành thẻ
và phương tiện thanh toán khác. Thông qua Trung tâm này không chỉ đảm bảo cho NHTW quản
lý có hiệu qả lưu thông tiền tệ trong điều hành CSTT, mà quan trọng hơn là sẽ tiết kiệm rất lớn và
dễ dàng phát triển thị trường hơn nhiều cho các NHTM, TCTD so với mạng khép kín cục bộ hoặc
từng nhóm cục bộ như hiện nay.
+ Chuẩn hoá các qui trình và thủ tục quản lý theo hướng đồng bộ, hiện đại, tự động hóa và
phù hợp thông lệ quốc tế;
+ Phát triển hệ thống thông tin tập trung và quản lý rủi ro độc lập chịu sự giám sát của Thanh
tra chuyên ngành NH;
+ Thiết lập và tách bạch các nhóm nghiệp vụ như: Quản lý rủi ro; Quản lý tín dụng; Quản lý tài
sản nợ/có, Quản lý tài chính - kế toán; Quản lý nhân lực; Quản lý thanh toán; Quản lý công nghệ;
Quản lý chiến lược kinh doanh & Marketing; Hệ thống thông tin quản lý nội bộ. Thành lập
Ban/Hội đồng quản lý tài sản nợ/có và phát triển hệ thống kiểm tra trực thuộc Ban điều hành.
- Tăng cường năng lực tài chính:
+ Tăng vốn tự có của các NHTM bằng lợi nhuận để lại; phát hành cổ phiếu, trái phiếu huy
động vốn dài hạn trên TTCK sơ cấp đồng thời “lỏng hoá” các công cụ tài chính trung và dài hạn
trên TTCK thứ cấp/OTK thông qua việc thành lập hoặc tham gia chợ đầu mối chứng khoán thứ
cấp; Sáp nhập; hợp nhất; mua lại, gọi thêm vốn từ các nhà đầu tư chiến lược, phát hành kỳ
phiếu dài hạn v.v để tăng VTC. Bảo đảm VTC/TSC tối thiểu (8%) trong trung hạn;
+ Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối càng sớm càng tốt. Xây dựng cơ chế
ngăn chặn sự gia tăng của nợ xấu mới. Gắn cải cách Ngân hàng với cải cách doanh nghiệp Nhà
nước bằng cách Chính phủ phải có cơ chế đủ minh bạch để xác định quyền chủ nợ và nghĩa vụ
đích danh của con nợ đối với các DNNN trước khi CPH hoặc thay đổi quan hệ sở hữu;
- Phân biệt chức năng của NHNN và NHTM; chức năng cho vay của Ngân hàng chính sách
với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM.
- Cổ phần hoá các NHTMNN gắn liền với hiện đại hoá công nghệ và trình độ quản lý, cho
phép các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các TCTD có tiềm lực tài chính, công nghệ, quản lý
và uy tín cao trên trường quốc tế mua cổ phiếu và tham gia điều hành;
III.2/ Đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP):
- Củng cố và phát triển hệ thống NHTMCP theo hướng tăng cường năng lực tài chính và
quản lý, đồng thời giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc bán lại các NHTMCP yếu kém về hiệu quả
kinh doanh;
- Bảo đảm quyền bình đẳng của các NHTMCP trong việc tiếp cận các tiện ích của NHTW và
tham gia các thị trường tiền tệ - Nội, ngoại tệ.
- Bảo đảm quyền kinh doanh của các Ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài theo các
cam kết quốc tế đã ký kết, thận trọng việc mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt nam
nhưng cần khuyến khích loại NH 100% vốn tại Việt nam – Hoạt động theo luật pháp Việt nam;
- Giúp đỡ và thúc đẩy các TCTD trong nước nâng cao năng lực quản lý và trình độ nghiệp vụ,
có khả năng cạnh tranh với các TCTD nước ngoài.
III.3/ Định hướng chiến lược phát triển các Quĩ tín dụng nhân dân (QTDND)
- Phát triển QTDND thực sự trở thành TCTD hợp tác độc lập, dựa trên nguyên tắc tự nguyện,
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động;
- QTDND hoạt động theo Luật các TCTD và Luật Hợp tác xã.
- Củng cố và chấn chỉnh hệ thống QTDND nhằm đưa hoạt động của QTDND đi đúng hướng
và bảo đảm an toàn. Nội dung cụ thể là:
+ Hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống tổ chức QTDND theo mô hình 2 cấp: QTDND Trung
ương và các QTDND cơ sở. Trong đó QTDTW có thể có những chi nhánh trên địa bàn các vùng
kinh tế của đất nước. Trong dài hạn, bản thân QTDTW cũng có thẻ trở thành một Tập đoàn tài
chính độc lập.
+ Nghiên cứu và xây dựng tổ chức liên kết phát triển hệ thống QTDND hoặc thành lập Liên
minh hay Hiệp hội QTD và Quĩ an toàn hệ thống độc lập hoàn toàn với QTDTW. Nghiên cứu mô
hình và xây dựng tổ chức kiểm toán QTDND độc lập trong liên minh nói trên;
+ Nâng cao hiệu quả, năng lực hoạt động và quản lý của các QTDND cơ sở, đồng thời sắp
xếp lại các QTDND cơ sở hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài;
+ Thu hẹp địa bàn hoạt động của các QTDND cơ sở, nhất là các QTDND đô thị, QTDND liên
xã, liên phường phù hợp với tôn chỉ và năng lực quản trị của loại mô hình TCTD “mi ni” này.
+ Trong trung hoặc dài hạn nên cổ phần hoá phần vốn của Nhà nước trong QTDTW mà Nhà
nước không nhất thiết phải có tỷ lệ cổ phần nào trong Định chế tài chính này.
Tóm lại: những nét phác thảo về kịch bản, cấu trúc và động thái phát triển ngành NHVN trong
tương lai trung và dài hạn có thể khái quát như sau:
Chủ động hội nhập, tranh thủ tốt nhất các cơ hội và tri thức của thế giới về hoạt động Ngân
hàng trong cơ chế thị trường để NHVN sớm có ảnh hưởng tới thị trường tài chính quốc tế mà
trước mắt là vượt qua những hạn chế đang có để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị trường
nội địa Việt nam. Từ những nét phác hoạ về định hướng hội nhập, NHVN cần sớm sửa lại căn
bản 2 dự Luật hiện hành – Trong đó NHNN cần sớm trở thành NHTW theo hướng hiện đại cả về
nghiệp vụ, cả về mô hình tổ chức và tăng cường năng lực trí tuệ tương thích qua mỗi thời kỳ
phát triển để đủ sức đóng vai trò là Ngân hàng đích thực của tất cả các Ngân hàng trung gian
còn lại. Đối với các NHTM, TCTD phi ngân hàng sớm cấu trúc lại phương thức quản trị kinh
doanh và mô hình tổ chức – Trong đó có thể và cần phải hình thành một số mô hình Tập đoàn
Tài chính đa năng qui mô cỡ khu vực và ngày càng có ảnh hưởng tới thị trường tài chính thế giới
– Theo đó, ngoài việc cơ cấu lại tài chính, nghiệp vụ của các NHTMNN, còn bao gồm cả việc cơ
cấu lại sở hữu của hầu hết các NH này mà trong đó Nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Tôn trọng
và khuyến khích sự hiện diện của các loại NHTMCP – Bao gồm cả việc khuyến khích loại NHTM
100% vốn nước ngoại tại Việt nam. Hệ thống các NHTMCP cùng với mạng lưới các QTDND và
các loại Định chế tài chính phi Ngân hàng khác tạo thành những trung gian tài chính vệ tinh hoạt
động song song, bình đẳng với các Tập đoàn tài chính lớn và cùng chịu sự thanh tra, giám sát
của Thanh tra chuyên ngành về Ngân hàng. Hệ thống các NHTM, TCTD ngày càng phải đồng
hành với TTCK trong vai trò biến các công cụ vốn trung và dài hạn thành phương tiện có thể
“chia nhỏ” bằng những đoạn thời gian ngắn hơn để “chạy tiếp sức” trên thị trường tài chính thông
qua nghiệp vụ tín dụng cầm cố CK, đồng thời phát triển mạnh các dịch vụ Ngân hàng hiện đại
đáp ứng nhu cầu đa tiện ích của khách hàng trong nền kinh tế thị trường, hội nhập ở Việt nam.
TS - Nguyễn Đại Lai

You might also like