You are on page 1of 116

Các phương pháp sáng tạo

Mục lục

1
Các phương pháp sáng tạo

Mục lục............................................................................1

Sáng tạo là gì?..................................................................3

Lô gích Và Ngôn Ngữ..........................................................8

Nạn lạm phát lý thuyết.....................................................19

Lý thuyết sáng tạo TRIZ...................................................27

Từ Phát Minh Đến Nhận Bằng Phát Minh: "Con đường đau khổ
tập ..."...........................................................................36

Thực Tập Phân Tích Phát Minh...........................................46

Nhà bác học, thiên tài và trí tưởng tượng...........................54

Bài I: Tập Kích Não.........................................................58

Bài II: Thâu Thập Ngẫu Nhiên...........................................61

Bài III: Nới Rộng Khái Niệm..............................................63

Hiệu ứng Hall và vài suy nghĩ về tính sáng tạo của sinh viên
Ðại học...........................................................................67

Bài IV: Kích Hoạt............................................................69

Bài V: Six Thinking Hats (Tạm Dịch: Lục Mạo Tư Duy)..........71

Bài VI: DOIT..................................................................75

Bài VII: Simplex (Tạm Dịch: Đơn Vận)...............................79

Bài VIII: Khái Quát Hoá và Khái Niệm Hoá.........................82

Bài IX: Giản Đồ Ý............................................................86

Bài Χ. Tương Tự Hoá và Cưỡng Bức Tương tự Hoá.................90

Bài XI: Tư Duy Tổng Hợp (Synectics)..................................94

Bài XII: Đảo Lộn Vấn Đề...................................................98

Bài XIII: Cụ Thể Hoá và Tổng Quát Hoá...........................101

2
Các phương pháp sáng tạo

Đâu là Hành trang cuả Người Làm Khoa Học?.....................109

Kích hoạt......................................................................114

Sáng tạo là gì?


Bài 1:

Là dám nghĩ khác và dám làm khác. Vậy thôi!

1. Ðùa với não bạn một chút!


Bạn hãy trả lời trước khi nhìn giải đáp: "Jack được trả 5 đôla cho một lần cưa khúc gỗ ra làm
đôi. Vậy Jack được trả bao nhiêu tiền để cưa khúc gỗ ra làm bốn?".

"Có 2 người ngồi trước cửa siêu thị và chơi cờ tướng. Họ chơi 5 ván. Mỗi người đều thắng 3
ván. Sao lại thế?".

Ðây là giải đáp:


Câu 1: 15 đôla, vì để cưa khúc gỗ ra làm đôi thì chỉ cần một lần cưa, nhưng để cưa một khúc
gỗ ra làm 4 thì cần 3 lần.

Câu 2: Bởi vì 2 người này chơi với 2 người khác nhau.

Ðây là 2 trong số nhiều câu "đố mẹo" đơn giản nhất. Chúng đánh lừa não bạn vì não bạn có
xu hướng suy nghĩ theo kiểu "mặc định": 2 người chơi cờ thì "mặc định" là họ chơi với nhau,
cưa khúc gỗ làm đôi được 5 đôla thì cưa làm 4 (2x2) thì "mặc định" là được trả 5x2=10 đôla...
Trong khi đề bài không hề có những dữ kiện như vậy. Tại sao bạn lại "mặc định" như thế? Ðó
chính là sức ỳ tâm lý làm cho não bạn bị mắc lừa ở những câu đố đòi hỏi nghĩ sáng tạo.

Nghĩ sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi... theo những cách khác với thông thường. Tức
là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, "nhìn" theo những cách không bị hạn chế
bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn...
2. Nghĩ sáng tạo xa hơn
Những câu chuyện về nghĩ sáng tạo không phải chờ đến thời kỹ thuật hiện đại. Từ những năm
1400, Nữ hoàng Isabella của Tây Ban Nha có lần yêu cầu mọi người tìm cách để quả trứng
đứng thẳng trên một đầu của nó, mà không được dùng cái đế gì kê ở dưới.

Tất cả các vị quan trong triều đình đều vò đầu bứt tóc chịu thua. Nhưng rồi một thuỷ thủ trẻ
bước đến, đập vỡ một đầu của quả trứng và dựng nó lên bằng đầu đó. Tất nhiên, ruột trứng
chảy hết ra và các quan thì vô cùng tức giận. Nhưng Nữ hoàng thì không. Nữ hoàng chưa bao
giờ nói rằng không được đập vỡ trứng, còn các quan đã nghĩ "mặc định" là như thế.

3
Các phương pháp sáng tạo
Và Christopher Columbus - một thuỷ thủ - bằng cách nghĩ ra bên ngoài chiếc hộp (lần này có
lẽ là bên ngoài cái vỏ trứng!), đã giải quyết được vấn đề. Ông được Nữ hoàng cung cấp tàu và
tiền để bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình.

Thực ra, đây là một ví dụ rõ ràng về một con người không chấp nhận bị giới hạn bởi những
suy nghĩ thông thường. Columbus lên tàu đi vòng quanh thế giới, trong khi tất cả mọi người
lúc đó còn khẳng định là thế nào rồi ông cũng đi đến "rìa" thế giới và rơi tõm ra ngoài.
3. Ứng dụng của nghĩ sáng tạo
Nếu sức ỳ tâm lý của bạn vẫn còn lớn, e rằng đến bây giờ bạn lại "mặc định" rằng vậy ra
"nghĩ sáng tạo", nói vòng vo mãi, cuối cùng cũng chỉ để... giải các câu đố!!!

Bạn hãy nghe câu chuyện này. Có 2 người làm bánh quế, với chất lượng và giá cả như nhau.
Khi mọi người chán ăn bánh quế và không mua nữa, một người bán chẳng biết làm sao và bỏ
nghề. Trong khi đó, người còn lại đã "thiết kế" bánh quế kiểu mới bằng cách cuộn tròn nó lại
theo hình nón và tạo ra một sản phẩm mới hoàn toàn: ốc quế cho kem.

Như vậy, người bán hàng thứ nhất đã không thể đi tiếp được, còn người thứ hai đã chuyển
dịch ra ngoài giới hạn và những mặc định thông thường.

Nếu không có sự "nghĩ sáng tạo" của người thứ hai, hẳn bây giờ chúng ta vẫn chỉ biết ăn kem
que hoặc dùng thìa múc từ cốc (hoặc nếu không có ai nghĩ sáng tạo từ ban đầu thì có thể
chúng ta thậm chí còn chẳng có kem mà ăn!).

Khả năng nghĩ sáng tạo càng trở nên cực kỳ quan trọng trong thế giới kinh doanh thay đổi
nhanh chóng như hiện nay.
4. Những phẩm chất của một người nghĩ sáng tạo
- Ðộc lập.
- Tự tin.
- Chấp nhận rủi ro.
- Nhiều năng lượng.
- Nồng nhiệt.
- Không gò bó.
- Thích phiêu lưu.
- Tò mò, hiếu kỳ.
- Nhiều sở thích.
- Hài hước.
- Trẻ con, hiếu động.
- Biết nghi ngờ.

Thực tế cuộc sống không phải là một cái hộp, nên bạn đừng tự tạo ra rồi chui vào đó!
5. Bạn có thể học để nghĩ sáng tạo
Ai trong chúng ta cũng có sự sáng tạo, và tin tốt là nếu bạn thấy mình "chưa" (chứ không phải
là "không") sáng tạo, bạn có thể học. Công việc càng khó thì não bạn hoạt động càng tích cực.
Theo nghiên cứu thì đến thiên tài cũng mới sử dụng có 15% hiệu suất não của mình! Cho nên,

4
Các phương pháp sáng tạo
học nghĩ sáng tạo để não bạn đi xa hơn là hoàn toàn có thể. Thậm chí, có rất nhiều gợi ý cho
cách học nghĩ sáng tạo.
a. Phương pháp SAEDI - "SAEDI"
không phải là từ gì quái dị, nó là từ "IDEAS" viết lộn ngược. Ðôi khi, nghĩ sáng tạo chỉ cần
bạn nhìn mọi thứ theo chiều khác đi.

S = State of mind (cách suy nghĩ): Tự nói rằng "Tôi chẳng sáng tạo chút nào" hoặc "Tôi chẳng
bao giờ có ý tưởng gì hay ho đâu" sẽ huỷ hoại sức sáng tạo của bạn. Nghĩ sáng tạo đòi hỏi
nghĩ tích cực.

A = Atmosphere (không khí). Có những người thích ở nơi đông người mới nghĩ ra nhiều thứ.
Có những người lại phải ngồi một mình yên tĩnh mới sáng suốt được. Bạn hãy tạo cho căn
phòng mình có không khí tuỳ theo sở thích. Nếu bạn có nhiều ý tưởng khi đang... đi, hãy
chăm đi dạo ở công viên, bờ hồ... Trang trí phòng bạn bằng những bức ảnh, ánh sáng... mà
bạn thích.

E = Effective thinking (Nghĩ hiệu quả). Nghĩ hiệu quả tức là hướng suy nghĩ của bạn đến
những mục đích cụ thể. Không có mục đích thì bạn sẽ làm rối hết mọi việc lên.

D = Determination (Quyết tâm). Sự sáng tạo đòi hỏi có luyện tập. Bạn nên tạo thói quen
tưởng tượng. Những ý tưởng ban đầu của bạn có vẻ hết sức buồn cười và không ai chấp nhận,
nhưng đừng bỏ cuộc.

I = Ink (viết). Khi bạn nhìn vào những thứ bạn viết ra, bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn là chỉ nghĩ
đến nó.
b. TILS:
T = Think it: Suy nghĩ.
I = Ink it: Viết ra.
L = Link it: Nối, liên tưởng.
S = Sync it: Ðồng nhất.
6. Luyện tập
Có những bài tập suy nghĩ sáng tạo mà bạn có thể thử:

- Nếu bạn cần giao tiếp nhưng bạn không thể sử dụng từ ngữ, dù viết hay nói, thì bạn làm
cách nào? Một người đã đưa ra những ý sau: ngôn ngữ cử chỉ, dùng trống, dùng đồ vật, dùng
đèn nhấp nháy, vẽ...

- Bạn hãy đặt ra những câu hỏi cho những đồ vật thường ngày, ví dụ: "nếu thang máy không
chỉ đi lên và xuống mà còn từ đầu này sang đầu kia thì sẽ thế nào?", "nếu mỗi cơ quan yêu
cầu mỗi ngày mỗi người phải cười ít nhất 30 phút thì sao?"...

- Vấn đề của một công ty bán khoai tây chiên: khoai tây chiên thường rất dễ vỡ vụn khi đóng
gói, vận chuyển..., vậy làm thế nào? Bạn có thể bắt đầu bằng việc nghĩ ra cách đóng gói và
vận chuyển mà không làm khoai tây bị vỡ. Sau đó, suy luận: về bản chất thì cái gì giống
miếng khoai tây chiên, chúng có dễ vỡ không?...

5
Các phương pháp sáng tạo

- Một cuốn sổ tay thì bạn có thể sáng tạo theo cách nào? "Sức ỳ tâm lý" rất dễ làm cho đa số
mọi người nghĩ rằng "sổ tay thì còn gì để sáng tạo nữa!". Nó rõ ràng đến phát bực mình!
Nhưng vẫn có những ý tưởng của những người không chịu thua: Sổ tay đổi màu; Sổ biết đọc
những thứ mình viết lên; Sổ sửa lỗi chính tả; Sổ hình tròn; Sổ có thể dán giấy lên mà không
cần hồ dán; Sổ có thể dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh...
7. Kết
Có một người cha giàu có với 3 người con trai. Ông muốn trao lại tài sản cho người con thông
minh nhất. Thế là ông nghĩ ra một cách: đưa cho mỗi người một khoản tiền nhỏ và bảo những
người con hãy mua thứ gì có thể làm đầy được nhà kho, càng đầy càng tốt.

Ba người con cầm tiền và đi tìm thứ vừa rẻ vừa dễ làm đầy nhà kho. Người con cả nhìn thấy
một cái cây rất to trên đường, và nghĩ rằng cành và lá cây rất cồng kềnh, sẽ tỏa ra được mọi
ngóc ngách của phòng. Thế là anh ta mua hết cành cây và thuê người đem về nhà.

Người con thứ hai thì mừng húm khi nhìn thấy đống cỏ khô. Cỏ vừa rẻ vừa nhẹ, lại nhỏ, dễ
dàng làm đầy nhà kho. Thế là anh ta mua hết cỏ và thuê người đem về nhà.

Người con út nghĩ đi nghĩ lại về cách làm đầy nhà kho sao cho vừa hiệu quả, vừa không tốn
kém. Cuối cùng, anh ta chỉ mua một ngọn nến. Khi thắp ngọn nến lên, cả nhà kho đầy tràn
ánh sáng. Người cha rất hài lòng và để lại tài sản cho người con út.
Hàm ý của câu chuyện này là gì? Ðể thắp sáng được ngọn nến sáng tạo bên trong mỗi người,
trước hết, đầu óc chúng ta phải đầy đã.

Bài 2:

Theo Bộ Lao động Mỹ, người lao động ở thế kỷ 21 cần có 13 kỹ năng, mà theo họ, kỹ
năng tư duy sáng tạo là quan trọng nhất. Vậy sáng tạo và tư duy sáng tạo đang được
hiểu như thế nào?

Sự chiến thắng của "kỹ năng số 1"

Có một chuyện vui thế này: Trong một chuyến đi dự hội nghị tin học, 3 kỹ sư của hãng
Apple và 3 kỹ sư của hãng Microsoft gặp nhau tại ga tàu. Các kỹ sư của Microsoft rất
ngạc nhiên khi các kỹ sư của Apple chỉ mua 1 vé duy nhất, làm sao họ có thể qua mắt
được đội kiểm soát vé gắt gao của tàu?

Khi người soát vé bước vào toa tàu, ba kỹ sư của Apple đồng loạt đứng lên đi vào
toalet. Hành động của họ không thoát khỏi 3 cặp mắt tò mò của các kỹ sư Microsoft.
Sau khi kiểm tra xong trong toa, người soát vé tiến về phía toalét và gõ cửa: "Cho
kiểm tra vé!". Một giọng nói ở trong vọng ra: "Thưa đây!" Và một chiếc vé được luồn
qua khe cửa. Người soát vé kiểm tra xong và bỏ đi. Các kỹ sư Microsoft ồ lên ngạc
nhiên trước "công nghệ" của Apple.

6
Các phương pháp sáng tạo
Và khi hội nghị kết thúc, 6 kỹ sư lại gặp nhau ở nhà ga. Như lần trước, các kỹ sư
Apple chỉ mua 1 vé, trong khi các kỹ sư Microsoft lại chẳng mua vé nào. Đến lượt các
kỹ sư Apple ngạc nhiên không hiểu làm sao ba người kia có thể thoát được. Tương tự,
3 kỹ sư Apple lại chui vào toalét đóng cửa lại. Ngay lập tức, 1 trong 3 kỹ sư Microsoft
bước theo và giả giọng người soát vé, rút luôn chiếc vé vừa thò qua khe cửa và cả 3
bọn họ chui tọt vào toalét bên cạnh. Thật tuyệt vời vì trong bất kỳ hoàn cảnh nào,
người thành công luôn là người biết tiếp thu những ý tưởng của người khác và áp dụng
một cách thật sáng tạo. Thực chất thì sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo
ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Nói cho dễ hiểu thì sáng tạo là hoạt
động của con người tạo ra sản phẩm và sản phẩm này phải đáp ứng được hai yêu cầu
sau:
- Có tính mới (mới về chất)
- Có giá trị so với sản phẩm cũ (có lợi hơn, tiến bộ hơn)

Vì sáng tạo có thể là sản phẩm vật chất (như bóng đèn điện, bóng bán dẫn, tivi...) hay
sản phẩm tinh thần (như tác phẩm hội họa, văn học...) nên có thể nói sáng tạo có mặt
trong mọi họat động của con người. Trước hết, chúng ta hãy gạt bỏ tư tưởng cho rằng
sáng tạo chỉ có trong khoa học, kỹ thuật hay nghệ thuật. Người ta vẫn nghĩ sáng tạo
phải thể hiện trong việc phát minh ra điện, ra vaccine phòng bệnh, hoặc viết một cuốn
tiểu thuyết... Tất nhiên, những việc kể trên đúng là sáng tạo, mỗi bước tiến để chinh
phục vũ trụ của loài người đều là kết quả của sự sáng tạo. Nhưng sáng tạo không chỉ
tồn tại trong một số nghề nhất định hay trong bộ óc của những người thông minh tuyệt
đỉnh.

Vậy thì sáng tạo là gì?

Một bạn sinh viên học giỏi, mà nghèo đã đặt quyết tâm đi du học và thành công vì tìm
được nguồn học bổng phù hợp. Bạn đó đã sáng tạo trong phương pháp học.

Một SV biết sắp xếp thời gian để có thể vừa học tốt ở trường lại vẫn có thời gian đi
làm để có tiền ăn học và còn giúp đỡ thêm cho gia đình. Bạn đó đã rất sáng tạo.

Một nhân viên phải làm công việc tiếp thị sản phẩm trên đường phố. Anh ta đã có gắng
tránh sự nhàm chán bằng cách mỗi ngày thay đổi một lộ trình, sau 1 tuần mới đi lặp
lại. Anh ta đã biết sáng tạo trong công việc.

Sáng tạo đơn giản chỉ là tìm ra một cách mới để làm việc hoặc làm cho công việc đó
trôi chảy hơn, làm nên thành công. Trong câu chuyện vui về 6 chàng kỹ sư trên, chúng
ta đều nhận ra rằng các kỹ sư Apple đã có một giải pháp sáng tạo để trốn vé tàu, trong
khi các kỹ sư Microsoft lại có môt giải pháp sáng tạo nữ trên nền giải pháp cũ của
Apple. Sáng tạo vì thế cứ nối sáng tạo như một cuộc đua tiếp sức để đời sống loài
người ngày một văn minh, tiện lợi hơn. Khi đã hiểu sáng tạo là gì và sáng tạo có tầm
quan trọng như thế nào thì rõ rằng, tư duy sáng tạo luôn là phẩm chất số 1 của người
lao động trong bất cứ xã hội nào.

7
Các phương pháp sáng tạo
13 kỹ năng cần có của người lao động trong thế kỷ 21 (theo Ủy ban Đào tạo và
phát triển Mỹ)
1. Tư duy sáng tạo
2. Đặt mục tiêu, tạo động cơ
3. Quan hệ (giao tiếp, ứng xử)
4. Lãnh đạo
5. Học hỏi
6. Lắng nghe
7. Thương lượng
8. Thuyết trình và diễn giải ý tưởng
9. Đảm bảo tính hiệu quả
10. Phát triển cá nhân trong công việc
11. Giải quyết nhanh vấn đề, tìm giải pháp
12. Lòng tự tôn về bản thân
13. Làm việc theo nhóm

Lô gích Và Ngôn Ngữ


Có thể khẳng định rằng: mọi người ai nấy đều thích Logic. Từ nhà Toán Học, nhà Triết học
đến ông thầu khoán, bác đạp xích lô, chị bán bánh xèo đều thích. Vì sao vậy? Cũng đơn giản
thôi, bởi vì Logic có gì đó rất gần gũi với đời thường. Hay nói đúng hơn Logic cũng đi từ
những Ngôn ngữ hàng ngày mà chúng ta thường nói. Tôi cam chắc với các bạn khi bạn giải
thích một bài toán về Logic thì mọi người đều dễ hiểu hơn là bài toán có những con số hoặc
hình vẽ rắc rối nào đó. Bởi vậy, trong đời sống của chúng ta những câu: “Anh nói có logic
lắm”, hoặc “Chị suy luận chả có tý logic nào cả” đều là những câu khen và chê đầy trọng
lượng.

Vậy mà,… Tôi xin bắt đầu bài viết của mình bằng câu chuyện sau: Có một anh bạn
trẻ kể một câu chuyện tiếu lâm, tôi chỉ xin dẫn ra đây:

Hai nguyên thủ cùng phu nhân gặp nhau.

Nguyên thủ A giới thiệu vợ mình với nguyên thủ B: “This is my wife”.

Nguyên thủ B cũng muốn trổ tài bằng tiếng Anh liền trả lời: “Me, too”.

Bản thân câu chuyện hoàn toàn vô hại, nhưng ngôn ngữ dùng có vẻ lủng củng. Vì vậy, tôi cho
rằng câu “Me, too” ở đây là tối nghĩa, phải dùng câu “My, too” hoặc “Mine, too” mới được.
Anh bạn cứ khăng khăng nguyên mẫu như thế. Để công bằng tôi có thư hỏi một người bạn
khác bên Mỹ. Anh ấy trả lời tôi (khi đã tham khảo ý kiến các bạn đồng nghiệp Mỹ): “Câu
“Me, too” có thể dùng để chỉ sự đồng tình với người đã nói trước và Me ở đây đuợc dùng như
chủ ngữ. Ví dụ trong những trường hợp sau: 1. Trong Headway, Elementary, bài 7 có đoạn: A.
…I hate Monday. B. Me, too. (tôi cũng ghét vậy). 2. A. I like that movie. B. Me, too. Cách
dùng phải thận trọng khi vị ngữ là người thì tránh không nên dùng. Ví dụ như trường hợp: A:
She loves me. B: Me, too. Câu “Me, too” có nghĩa như “Cô ấy cũng yêu tôi” hoặc “Tôi cũng
8
Các phương pháp sáng tạo
yêu bạn vậy”, thành ra tối nghĩa. Trường hợp A. This is my wife. B. Me, too. là quá tối nghĩa,
phải dùng Mine, too mới đúng.” Để kết luận anh lưu ý tôi rằng: “Language” và “Logic” nhiều
khi mâu thuẫn nhau.

Lại lấy một ví dụ đơn giản nếu một người hỏi bạn : Đây là con mèo của bạn phải
không? Đối với tất cả các ngôn ngữ, câu trả lời hoàn toàn giống nhau Vâng nếu mèo của
bạn, hay trường hợp ngược lại thì Không! Như vậy đối với câu hỏi khẳng định (khẳng định
nghi vấn) mọi chuyện có vẻ “xuôi chèo mát mái”. Cái mâu thuẫn kịch liệt bắt đầu nảy sinh
khi ta bắt gặp câu hỏi phủ định (phủ định nghi vấn). Ví dụ khi nhận được câu hỏi “Đây không
phải là mèo của bạn phải không?”. Nhà logic học mong đợi người ta trả lời theo đúng
khuôn mẫu logic (boolean question) của câu hỏi. Đó sẽ là “Vâng” nếu không phải mèo của
mình (hay chính xác hơn là “Vâng, đây không phải mèo của tôi”. Còn nếu mèo của tôi, tôi sẽ
nói “Không, mèo của tôi đấy chứ của ai nữa” (Phải nhấn mạnh hai chữ “Vâng” và “Không”
với ý nghĩa “đồng ý với điều kiện câu hỏi đề ra” hay “phủ định với điều kiện câu hỏi đề
ra”). Vậy nhưng, theo ngôn ngữ thông thường đó, ta lại nhận được rất nhiều câu mà cái
“Vâng” và cái “Không” được sử dụng hầu như ngẫu hứng. Dưới đây là một số câu thông
dụng:

Trong trường hợp nếu không phải mèo của người được hỏi, người ấy sẽ trả lời:

“Không! đây không phải mèo của tôi !” hoặc “Không ạ.”, theo nghĩa đồng tình với từ
“Không” của người hỏi.

“Vâng! Không phải mèo của cháu ạ.”, “Đúng vậy! Không phải mèo của tôi.”, theo nghĩa
đồng tình với toàn bộ ý tứ của câu hỏi đặt ra.

Còn nếu mèo của người được hỏi (người được hỏi phải phủ định điều kiện hỏi), thì câu trả lời
cũng tuỳ tiện không kém:

“Vâng, mèo của tôi!” hoặc “Đúng là mèo của em đấy ạ”, theo nghĩa phủ định từ “Không”
của người hỏi.

“Không, mèo của tôi đấy chứ của ai nữa” hoặc “Không đúng vậy, ai nói với anh vậy cà. Nó
là mèo của tôi”, theo nghĩa phủ định toàn bộ ý tứ câu hỏi.

“Sao lại không?! mèo của tôi đấy chứ”, theo nghĩa ngờ vực sự đứng đắn của câu hỏi và đặt
câu hỏi ẩn dụ ngược lại để xem trên cơ sở nào mà người hỏi có thể đặt câu hỏi “vô lý” vậy.

Nhưng trong trường hợp sau này, các bạn sẽ thấy câu hỏi “Không, mèo của tôi đấy chứ của ai
nữa” nghe không thuận tai cho lắm. Thế mà nó là câu hợp logic toán học nhất đấy!!! Như vậy,
nhà logic sẽ chọn câu nào đây? Thực sự, sự tuỳ tiện của ngôn ngữ đã làm bất kỳ ai trong
chúng ta khó luận đoán ra người trả lời muốn nói cái gì. Và tôi tin chắc tất cả chúng ta đã gặp
những trường hợp này rồi. Ngay như người viết đã nhận không biết bao nhiêu câu trả lời
stereo trong cuộc sống hằng ngày, đến nỗi phải dùng đến những câu hỏi phụ để luận giải.

Vâng, thưa các bạn! Nhiều khi chúng ta nói đúng theo Ngôn ngữ thì không hợp
Logic. Và nói cho có Logic thì lại không được trau chuốt về Ngôn ngữ cho lắm. ấy thế mà,

9
Các phương pháp sáng tạo
các nhà Toán học nhiều khi sáng tác ra những bài Toán Logic, người ta cố gò ép cho nó một
công thức giải cứng nhắc kiểu “Nếu 1 thì suy ra 2”. Đây là một trong những bài Toán đó.

“Một người muốn đi về một cái làng đang đứng ở chỗ rẽ. Một đường về làng, một
đường ra rừng. Dân ở vùng này có hai loại người: hoặc chuyên nói dối hoặc chuyên nói
thật. Hỏi: người nọ chỉ hỏi một câu hỏi gì cho một người dân vùng đó mà biết được đường
đi về làng ở đâu?” Câu trả lời thật sự không có gì uyên thâm và phức tạp cho lắm mà nhiều
người trong chúng ta đây đều biết. Ông nọ chỉ cần chỉ vào một đường bất kỳ và hỏi: “Nếu tôi
hỏi ông con đường này đi về làng thì ông trả lời Đúng phải không?” Nếu trả lời Đúng thì
con đường đấy dẫn về làng, còn nếu Sai thì con đường còn lại sẽ ra rừng. Câu trả lời này gây
rất nhiều tranh cãi. Ngay cả người viết bài này khi trả lời về bài toán trên cũng nhận không ít
phản đối. Các ý kiến phản đối tôi hầu hết nằm vào những câu sau: “Ông hỏi một câu mà đến
tôi cũng không thể phân biệt rõ cần phải phủ định ở đâu huống hồ gì anh thổ dân mắt toét
chuyên nói dối ở cái xứ khỉ ho cò gáy nào đó.”; “Người nói dối cho ông bịp họ chắc. Nếu anh
chàng nói dối đủ intellect để nhận ra câu hỏi phức thì cũng thừa sức biết ông cần gì và chính
cái biết này làm anh ta phủ định thêm lần nữa.”; “Về logic mà nói anh ta đã phủ định hai
thành phần câu hỏi của bạn đưa ra. Nhưng nếu như thế anh ta lại đưa ra câu trả lời đúng. Đã
vậy thì anh ta có là “anh chàng nói dối” nữa không? Và vẫn hợp logic khi anh ta đã phủ định
hai lần, nhưng đó chỉ là hai lần phủ định cho hai thành phần của câu. Vậy anh ta vẫn phải phủ
định cho câu trả lời tổng thể nữa.”; “Nói gì thì nói, người kia gặp phải một trong bốn loại
người sau: người nói thật, người nói dối ngu ngốc (không hiểu câu phức), người nói dối thông
minh và trung thực trong cách trả lời và người nói dối siêu đẳng. Vậy câu Đúng và Sai để luận
là 2-2. Tức fifty-fifty. Thì nó cũng ngang với việc anh ta chả cần tốn hơi hỏi mà đi đại vào con
đường nào đó. Vấn đề đặt ra lúc này là người cần về làng phải hỏi câu nào đó có xác suất luận
ra sự thật lớn nhất.”.

Thật vậy, nếu xét về Logic mà nói thì người nói thật sẽ nói thật trong mọi câu hỏi,
nhưng người nói dối không việc gì phải lọt vào cái bẫy của người hỏi đã giăng ra. Nếu hiểu
anh ta là người nói dối thượng hạng thì chiến thuật của anh ta là “làm cho người hỏi không có
đường nào suy luận càng nhiều càng tốt”. Lúc đó anh ta sẽ trả lời khác đi, người hỏi sẽ rơi vào
cái bẫy của anh ta và đi vào hướng khác. Không chỉ các bạn nước ta phản đối câu trả lời này
mà các bạn khắp nơi trên thế giới cũng phàn nàn không kém. Các bạn hãy cùng tôi đọc bức
thư của hai bạn Mỹ Krichton và Lampier gởi cho tạp chí Scientific American.

“…. Khi đặt câu hỏi “Nếu tôi hỏi ông con đường này đi về làng thì ông trả lời Đúng
phải không?”, người hỏi hy vọng người dân vùng đó có thể nhận thấy được những góc cạnh
của câu hỏi cả về hình thức lẫn nội dung (tức là hy vọng họ nhận ra đó là một câu hỏi logic
phức và hy vọng họ cũng trả lời theo trình tự của câu hỏi-NV) và người hỏi hoàn toàn trao
phó số phận mình cho sự tinh tế của người trả lời. Mặt khác, nếu người hỏi muốn nhấn mạnh
tầm quan trọng của câu hỏi logic, nhìn chăm chú vào người trả lời, người trả lời-nếu anh ta là
người nói dối-sẽ cảnh giác và cảm thấy người ta giăng bẫy gì cho mình đây. Liền sau đó anh
ta sẽ bắt đầu phản pháo và đưa người hỏi vào thế bí.

….. Trong logic học, người nói dối được chấp nhận gọi là người nói điều gì đó không
đúng với sự thật (cái sự thật cuối cùng mà người hỏi cần biết-NV). Liệu người nói dối có khả
năng tính toán hết những giá trị (Boolean) của các thành phần câu hỏi, sau đó xác định giá trị
cuối cùng của câu trả lời và khi trả lời lại đưa phủ định của giá trị cuối cùng đó hay không?
Hay là anh ta sẽ dựa trên phong cách tự tiện hơn và nói dối không chỉ người khác mà còn nói

10
Các phương pháp sáng tạo
dối chính mình. (Như thế ta sẽ thấy phủ định ba lần). Ở đây chúng ta cần phân biệt rõ “người
nói dối thuần tuý”, là người chuyên nói sai sự thật và “người nói dối trung thực”, là người
luôn phủ định giá trị của sự thật. Trả lời cho câu hỏi trên, “người nói dối trung thực” sẽ trả lời
Đúng nếu con đường đó dẫn về làng, Sai nếu con đường đó ra rừng. Còn “người nói dối thuần
tuý” sẽ nói Sai cho cả hai trường hợp…..

Một mặt, ta khó lòng hy vọng người nông dân nào có thể nắm bắt sâu sắc Đại số logic
và ông ta theo đúng trình tự tính toán những giá trị của Boolean Function. Mặt khác, không có
một anh chàng nói dối điêu luyện nào có thể cho phép người khác dẫn dắt mình trên ngón tay
như thế. Bởi vậy, không thể có một câu hỏi logic nào bảo đảm thành công. Trong trường hợp
này, chiến thuật được chọn sẽ dựa trên những cơ sở tâm lý và làm sao xác suất nhận ra chân
lý lớn nhất….”

Sau đó, hai bạn trên đã đề xuất một câu hỏi mà tôi thấy hoàn toàn là phù hợp cả về
logic lẫn về tâm lý.

“Kết hợp những điều đã nói trên, chúng tôi xin đưa ra câu hỏi sau (hoặc những câu hỏi
tương tự phù hợp với đạo đức (của người dân ở đó): “Ông biết chăng ở làng này người ta
đang đãi bia miễn phí”. Người nói thật sẽ trả lời Không (bởi vì ông ta không biết) và ngay lập
tức đi về làng, người hỏi chỉ cần lập tức bước theo ông ta. “Người nói dối thuần tuý” và
“người nói dối trung thực” sẽ trả lời Không và cũng nhanh chân về làng. Cũng có trương hợp
anh chàng “nói dối thuần tuý”-chuyên lừa người nói chuyện vào những suy luận sai-muốn
một mũi tên bắn trúng hai thỏ có thể có những câu trả lời như sau: “Tôi chịu không nổi bia”
và chạy ngay về làng. Cái đó không thể nào lừa được người có đôi mắt tinh tường. Còn anh
chàng nói dối cực kỳ siêu hạng sẽ nhận ra tính ít thuyết phục của câu trả lời, vì tình yêu với
nghệ thuật nói dối sẽ từ bỏ quyền lợi của mình (uống bia) và đi vào con đường dẫn ra rừng
(xác suất cực kỳ nhỏ). Trong trường hợp này, anh chàng nói dối thắng điểm, nhưng người hỏi
cũng cười thầm trong bụng, bởi vì anh chàng kia luôn cắn rứt là đã bỏ dở dịp uống bia miễn
phí. (Nghĩa là 1-1.-NV)”

Rõ ràng, những lập luận trên của hai anh bạn người Mỹ hoàn toàn có cơ sở. Và thật là
nghịch lý, lập luận này hoàn toàn đúng đắn về logic và phù hợp về ngôn ngữ lẫn tâm lý. Còn
câu trả lời mà các nhà ra bài toán muốn ta trả lời thì đúng đắn về logic chỉ một phần và hoàn
toàn sai về mặt ngôn ngữ và tâm lý.

Có lẽ vì những nhận xét trên, nên người ta lại muốn hạn chế câu phức cùng một
người. Vì thế đã từ lâu người ta đã sáng tác ra những bài logic mang tính “bắt một người nhận
xét về câu trả lời của người khác. Nếu gặp anh chàng nói dối thì anh ta chỉ có thể phủ định
một lần của kết quả người nói thật. Và hẳn nhiên, anh ta chẳng phải đau đầu nhận ra sự phức
tạp của câu hỏi. Một trong những bài toán đó như sau: “Có một người tử tù được quyền
chọn một trong hai cửa Sinh hoặc Tử cho số phận của mình . Trước hai cửa có hai tên
lính, một chỉ nói thật và một chỉ nói dối đứng gác, nhưng không biết tên nói Thật đúng
cửa nào, nói Dối đúng của nào. (Tên nói thật sẽ biết tên kia chỉ nói dối và ngược lại tên
nói dối cũng biết tên kia chỉ nói thật). Câu hỏi cũng như bài toán trên, chỉ được hỏi một
câu cho một trong hai tên lính để tìm đường Sinh.”. Câu trả lời hầu như tương tự như trên:
“Nếu tôi hỏi người kia “Đây là cửa Sinh phải không?”, người ấy sẽ trả lời Đúng phải
không?”. Nếu câu trả lời là Vâng (hoặc Gật) thì cửa Sinh là cửa ngược lại. Nếu câu trả lời
Không (hoặc Lắc) thì người tử tù cứ ung dung đi vào cửa mình vừa chỉ. Ta hãy bỏ qua các

11
Các phương pháp sáng tạo
phân tích như phần ở câu “Đây là con mèo của bạn phải không?” (Trên thực tế câu hỏi của
nhà tử tù vẫn là câu hỏi phủ định). Ta cứ suy luận theo logic Toán học. Ngay cả đối với bài
toán này, những thắc mắc vẫn cứ nhiều. Hầu hết các thắc mắc đều dựa trên bản tính của anh
chàng nói dối. Sau đây là phân tích mà theo tôi rất hợp lý. Hai bài toán hoàn toàn giống nhau
về cách suy luận logic. Vậy bài toán đầu đã có mâu thuẫn thì bài toán sau cũng phải có mâu
thuẫn và có cùng cơ chế sai. Bài toán thứ hai cho phép người nói dối nói sai sự thật và trên cơ
sở của hai đối tác Dối-Thật. Một mặt khi ta ra câu hỏi với mục đích ép người trả lời, dù anh ta
là ai cũng đưa ra câu trả lời đồng nhất. Nhưng khi gặp đúng chàng nói dối tại sao anh ta
không thể nói dối cả toàn cảnh vấn đề, đó là suy luận theo mô hình Dối-Dối hay Thật-Thật.
Chính sự đồng nhất của câu trả lời mà người trả lời giao phó số phận mình cho sự thủ đoạn
của chàng nói dối nếu gặp. Cái này phụ thuộc vào chuyện anh chàng nói dối thấy cách trả lời
nào “dối hơn”. Như đã phân tích trên, người nói dối siêu hạng sẽ trả lời sao đó để phá vỡ mối
đồng nhất mà người hỏi mong chờ. Mặt khác, liệu câu hỏi rất hay đó đã tạo ra quy tắc chuẩn
cho phép trả lời chưa. Vẫn chưa, đối với việc gặp chàng nói thật thì câu trả lời luôn luôn là
phủ định của kết quả. Còn chàng nói dối thì sao? Cái lý luận dẫn dắt nào để cho anh ta trả lời.
Anh ta phủ định câu trả lời của anh chàng nói thật. Nhưng đã hết cách chưa? Anh ta còn cách
gì để biện minh cho việc nói không theo nguyên tắc “dối cứng nhắc” không? Vẫn có. Anh ta
nghĩ ““Nếu tôi hỏi người kia”… à hà, người kia là chàng nói thật, vậy phủ định cho người hỏi
tưởng là người nói dối (tức là ta) sau đó lại phủ định của cái kết quả “người nói dối ảo” đó”.
Suy ra người tử tù vẫn không có một cơ sở chắc chắn (100%) cho cách lý luận đúng.

Dưới đây là một bài logic được đăng ở nhiều nơi, và được Martin Gardner tổng hợp
và dẫn ra trong quyển Mathematical Puzzles and Diversions: “…Bài toán nói về người lữ
khách lạc vào một đất nước mà dân chúng nơi đó được hợp thành bởi hai bộ lạc. Tất cả
thành viên của một bộ lạc chuyên nói thật và tất cả thành viên của bộ lạc còn lại luôn nói
dối. Lữ khách gặp hai người thổ dân. “Anh luôn nói thật à”- ông ta hỏi người thổ dân cao.
Người này trả lời bằng tiếng địa phương: “Tarabara”. “Hắn ta bảo “đúng”-người thấp
hơn biết tiếng Anh giải thích-nhưng hắn ta là một người nói dối kinh khủng”. Thế người
nào thuộc bộ lạc nào?”. Tiếp theo, M. Gardner giải thích như sau: Dù người nói dối hay nói
thật thì anh ta đều trả lời “Đúng” cho câu hỏi “Anh luôn nói thật à?”. Như vậy anh chàng thấp
nói thật, suy ra anh ta thuộc bộ lạc nói thật và vì anh ta nói “hắn ta là người nói dối…” nên
anh chàng cao thuộc bộ lạc nói dối. Thế nhưng, ngay sau đấy M.Gardner nhận được bức thư
một độc giả. Người này giải thích như sau: người cao chả hiểu một tí gì cả về câu hỏi bằng
tiếng Anh mà người lữ khách hỏi, nên anh ta trả lời “Tarabara”, có nghĩa là: “Tôi không hiểu”
hoặc “Hoan nghênh quý khách đến Bongo-Bongo”. Mà người thấp là anh chàng nói dối nên
anh ta bảo chàng cao trả lời “Đúng” và anh chàng cao là người nói dối kinh khủng. Suy ra
điều ngược với cách giải thích của ông M.Gardner. Sau đó, M.Gardner đính chính thêm điều
kiện : “chữ tarabara có nghĩa là “Đúng” hoặc “Sai”, nhưng người lữ khách không hiểu
nó là gì trong hai nghĩa đấy.”. Chưa có ai trả lời về lời đính chính này của M.Gardner. Thế
nhưng…, tôi nhận ra ngay cả với những đính chính này thì bài toán đưa ra cũng thiếu dữ kiện.
Người cao không biết tiếng Anh hoặc tiếng Anh của anh ta rất kém (chính thế anh ta trả lời
bằng tiếng địa phương cho câu hỏi bằng tiếng Anh), nên anh ta tưởng câu hỏi “Anh luôn nói
thật à?” là câu đại loại như “Anh luôn nói dối à?” hoặc “Ở đây không bao giờ có mưa à?”. Và
rất tự nhiên, vì anh ta luôn nói thật nên anh ta trả lời “Sai”. Còn anh chàng thấp là người
chuyên nói dối nên anh ta đã xuyên tạc và gọi anh cao là người nói dối. Thật trớ trêu, lời giải
này tôi thấy hoàn toàn hợp logic và tâm lý. Anh chàng cao không hiểu người ta hỏi cái gì thì
câu trả lời cho câu thứ nhất có thể nhận được là “Đúng” hoặc “Sai”, cho dù anh ta thuộc bộ
lạc gì đi chăng nữa. Lời giải thích thì hoàn toàn phụ thuộc vào câu trả lời của anh thấp trên cơ
sở dữ liệu của câu trả lời thứ nhất. Vậy thì câu trả lời của anh thấp cũng có hai khả năng
12
Các phương pháp sáng tạo
“Đúng” hoặc “Sai”. Về tâm lý, ta cũng có thể nghĩ cái anh chàng không biết tiếng Anh thì lừa
thế nào, còn anh chàng biết tiếng Anh chắc ranh mãnh hơn anh kia nhiều chứ.

Tôi không khẳng định 4 bài toán ra trên sai hoàn toàn. Nhưng muốn bài toán ra để cho
tất cả hiểu theo đúng một cách và cách giải thích chặt chẽ (không phải vô cớ mà có nhiều
người phản đối cách giải thích như thế) như những gì các nhà ra đề mong muốn, thì người ta
cần thêm những câu dài dòng nữa. Dẫn đến, bài toán không còn vẻ đẹp ngôn ngữ theo ý muốn
của các nhà ra đề. Hơn nữa, các nhà ra Toán cũng thường vi phạm về tính logic đó thôi. Tôi
xin dẫn ra ví dụ nhỏ: Nhiều bài toán thường có dạng như sau “Cho mệnh đề A. Chứng minh
rằng mệnh đề B đúng.” hầu hết bằng tất cả ngôn ngữ trên thế giới. Những bài toán này
thường có hai cách giải chung. Cách thứ nhất “trực diện”: Vì có A nên C. Từ C ta suy ra B.
Cách thứ hai “phủ định phản hồi”: Nếu như không B nên C. Từ C suy ra không A. Vậy vô lý,
suy ra phải B. Nhiều người ít chú ý đến cách giải thứ ba như sau: Nếu trên thực tế là không B,
thì đề toán ra bị sai. Mà đã sai thì không ai đem ra để làm đề toán cả. Như vậy B đúng. Hoặc
chúng ta có thể trả lời: phải là B thì các ông mới bảo chúng tôi chứng minh. Hoàn toàn đúng
logic!!! Ở đây, người giải bài toán theo cách ba chỉ có xác suất sai rất nhỏ là bài toán ra bị sai.
Nhưng nếu bài toán đã ra sai rồi thì tất cả đều không được điểm chớ đâu phải riêng anh ta. Tôi
không có ý khuyên các bạn chứng minh theo cách thứ ba, tôi chỉ muốn chỉ ra câu “CMR B” là
không logic theo nghĩa muốn người ta chứng minh B. Đúng đắn nhất về logic là những câu
loại này: “B đúng hay sai?” hoặc đơn giản là “B đúng không?”. Thế nhưng, những câu này lại
không được lọt tai cho lắm, nói cách khác chúng không hợp với ngôn ngữ. Trên thực tế câu
“CMR B” ngụ ý rằng (chỉ trên phương diện ngôn ngữ, chứ hoàn toàn không logic) chúng tôi
bật mí cho các bạn biết là B đúng rồi, để các bạn dễ chọn lựa cách chứng minh sao cho phù
hợp. Còn những câu trên không cho biết B đúng hay sai, thì người giải sẽ dễ nhầm, khó chọn
hướng giải, vì thế chúng có vẻ mang tính đánh đố. Trường hợp này ta thấy nếu đúng logic thì
lại không hợp ngôn ngữ cho lắm.

Còn những chuyện nói hợp ngôn ngữ nhưng không có logic thì nhiều vô kể. Ngay như
những câu bộc bạch một cách vô hại kiểu như: “Tôi nói dối” hoặc “Tôi là người nói dối” lại
là những câu sai lầm về logic tai hại. Theo lý luận logic thì hai câu trên dẫn tới “tôi nói sai sự
thật”, nhưng nếu thế thì tôi lại nói đúng ở hai câu trên. Suy ra vô lý. Năm 1913, nhà toán học
Anh Jordan đưa ra tình huống như sau: “Trên một mặt của thiếp giấy có viết dòng “Câu
khẳng định của mặt kia là đúng.”. Vậy thì câu ở mặt kia là gì?. Khi lật mặt kia ra, ta lại
đọc được dòng chữ “Câu khẳng định của mặt kia là sai.”. Hai câu có vẻ hiền lành kia lại là
hai câu không thể phân biệt được đúng-sai! Những nghịch lý kiểu này có thể được phong cách
hoá, đa dạng hoá lên, trở thành những câu chuyện hấp dẫn hơn làm cho chúng ta không nhận
ra sự thật được. Chẳng hạn, có một người kể với các bạn- Tất cả đàn ông quê tôi đều phải
cạo râu, thế mà ở làng chỉ có một người thợ cạo. Ông ta chỉ cạo cho những người không
tự cạo và không cạo cho những người tự cạo.”. Đầu tiên chắc các bạn có tâm lý cảm thông
với người kia-tội nghiệp các anh quá, vậy là các anh sẽ có người mang cái mặt đầy râu đi dạo
để chờ tới lượt. Nhưng có người tinh tường sẽ nhận ra anh chàng kia nói láo. Bởi vì làng anh
ta không thể nào có anh chàng thợ cạo nào như thế. Rõ ràng, anh thợ cạo phải tự cạo cho
mình. Mà theo câu nói của anh kia thì anh thợ cạo lại không cạo cho những người tự cạo. Suy
ra vô lý. Và cũng không thể có anh chàng thợ cạo nào như thế. Hoặc khi bạn đến một cộng
đồng, ông chủ tịch kể: “Các thành viên của cộng đồng thành lập ra một số câu lạc bộ. Mỗi
người trong cộng đồng có thể là thành viên của một hay hơn câu lạc bộ. Mỗi câu lạc bộ
được mang tên một người trong cộng đồng. Không có hai câu lạc bộ nào được mang tên
cùng một người và một người bất kỳ trong cộng đồng đều được đặt tên cho câu lạc bộ nào
đó. Một người trong cộng đồng không nhất quyết là thành viên của câu lạc bộ mang tên
13
Các phương pháp sáng tạo
anh ta. Người nào là thành viên của câu lạc bộ mang tên mình được gọi là “đúng CLB”.
Còn người nào không là thành viên của câu lạc bộ mang tên mình được gọi là “sai CLB”.
Lạ lùng một chỗ là tất cả những người “sai CLB” đều cùng là thành viên của một câu lạc
bộ. Và không có một người “đúng CLB” nào ở trong câu lạc bộ này.”. Quan sát kỹ, các bạn
dễ thấy câu chuyện này là một dạng chuyển thể của câu chuyện anh thợ cạo và người chủ tịch
cộng đồng hoàn toàn không logic. Giả sử CLB toàn những người “sai CLB” mang tên Văn
Lang. Nếu anh chàng Văn Lang không ở CLB này thì anh ta thuộc loại “sai CLB”, nhưng nếu
anh ta thuộc loại này thì anh ta phải ở trong CLB này, mà anh ta ở trong CLB mang tên anh ta
thì anh ta phải là loại “đúng CLB” nhưng như vậy lại ngược với lời nói của ông chủ tịch. Suy
ra hoàn toàn không có CLB “sai CLB” như ông chủ tịch nói được.

Hồi học phổ thông, tôi có đọc được trên tạp chí nào đó một bài logic như sau: “Nhà
vua gọi người tử tù đến và nói: Ta cho ngươi nói một câu cuối cùng. Nếu câu đấy đúng thì
ngươi sẽ bị treo cổ, còn nếu sai thì ngươi sẽ bị chém đầu. Và chỉ có hai cách chết đó cho
ngươi thôi. Hỏi: người tù phải nói câu gì để thoát chết.” Câu trả lời nhiều bạn và cả trong
sách đề xuất là: “Hãy đem tôi đi chém đầu”. Câu giải thích cũng rất rõ ràng. Nếu như nhà vua
đem tử tù đi chém đầu thì câu nói đó đúng. Nếu đã là đúng thì phải đem đi treo cổ. Vậy câu
nói sai. Như vậy dù là chém đầu hay treo cổ gì thì câu đấy cũng trái ngược với điều kiện nhà
vua nêu ra. Do đó nhà vua không thể thực hiện việc xử tử tội nhân như đã nói được đành phải
thả anh ta ra. Thời đó, tôi rất thán phục cách giải này. Thật là bác học, thật là hoàn hảo!!!
Nhưng càng về sau này tôi thấy lời giải trên có cái gì đó không ổn. Dựa trên logic, bạn có thể
nhận thấy câu trả lời trên đúng về hình thức nhưng sai về cách giải thích. Bởi vì người ta
không thể phân biệt được đúng hay sai của câu mệnh lệnh thức. Khi tử tù nói “Hãy đem tôi
đi chém đầu”, thì nhà vua không thể phân tích được câu đấy đúng hay sai, bởi vì nó là câu
mệnh lệnh thức. Đã như thế mà tiếp tục giải thích “Nếu như nhà vua đem tử tù đi chém đầu
thì câu nói đó đúng….” thì câu giải thích này sai. Người ta chỉ phân biệt được đúng, sai của
những câu khẳng hoặc phủ định. Nếu ta sửa câu trên thành câu khẳng hoặc phủ định, thì câu
đó chỉ là một câu trong hằng hà những câu đúng đắn. Tử tù chỉ việc nói những câu thuộc
những nhóm như sau:

1. Những câu không phải là khẳng hay phủ định như câu hỏi hoặc mệnh lệnh thức.
2. Những câu khẳng hay phủ định mà khi kết hợp nó với điều kiện của nhà vua thì sẽ nảy
sinh đối kháng và không cách nào luận được đúng hay sai. Ví dụ như câu: “Tôi sẽ bị
chém đầu.”.
3. Những câu khẳng hay phủ định không thể nào kiểm chứng được tính đúng sai. Ví dụ
lúc đấy người tử tù nhìn thấy đàn chim sẻ bay qua, ông ta sẽ nói: “Trong đàn chim kia,
có năm con đực.” Tôi cam chắc, dù nhà vua quyền uy đến đâu cũng không thể bắt hết
đàn chim để kiểm chứng được.
4. Những câu khẳng hay phủ định không thể nào kiểm chứng được tính đúng sai trong
tương lai xa với hiện tại. Ví dụ tử tù biết nhà vua có rất nhiều con, ông ta có thể tin
tưởng là mình không thể bị tử hình ít nhất trong vòng 50 năm nữa. Ông ta chỉ cần trả
lời: “Nhà vua chỉ có 3 chắt nội trai.”. Hoặc đơn giản hơn, ông ta chỉ nói: “Sẽ có mưa
vào ngày này của trăm năm sau.”. Chờ đến khi người ta có thể kiểm nghiệm được hai
câu trên, thì nhà vua đã xuống cửu tuyền còn người tử tù cũng đã ra người thiên cổ.

Trong bốn nhóm này, thật nghịch lý những câu thuộc nhóm 4 là những câu cứu anh tù thoát
chết nhất. Đề bài ra chỉ cho chúng ta thấy, nhà vua không hề hứa thả người tù khi anh ta nói
một câu không luận được đúng sai. Các câu không luận được đúng sai chỉ cứu anh ta tại thời
điểm đó mà thôi. Vì vậy, các câu thuộc các nhóm 1, 2, 3 sẽ bị vua luận ngay ra không thể
14
Các phương pháp sáng tạo
kiểm chứng đúng sai. Lúc đó, nhà vua bảo “ngươi nói câu không thể luận đúng sai, bây giờ ta
cho ngươi nói câu…điều kiện thế này…” thì người tử tù lấy gì bác bẻ lại. Thay vì thế, người
tử tù cần nhận thấy rõ tầm quan trọng của cái ân huệ này và nghĩ ngay ra chiến thuật tối ưu để
nhà vua không thể lật lọng được. Anh ta nhận thấy anh ta phải trả lời sao cho nhà vua không
thể luận đúng sai ngay trong hiện tại. Nhưng cũng không thể chứng minh được nó không
luận được đúng sai nói chung (vì lúc đó nhà vua lật lọng ra câu khác). Câu trả lời phải luận
được đúng sai ở tương lai. Và cái tương lai cách bao nhiêu năm đối với hiện tại thì tuỳ anh ta
nghĩ ra. Những câu nhóm 4 nhà vua hết cách lật lọng. Đề nghị nhà vua chờ đến lúc đó rồi
kiểm nghiệm đúng sai!!!

Câu hỏi là câu không thể kiểm chứng đúng sai. Chỉ có câu hỏi không hợp lý và câu hỏi hợp
lý mà thôi. Thời sinh viên, thầy dạy toán chúng tôi có ra một bài logic sau làm xôn xao trong
đám sinh viên không ít: “Có hai con sông A và B. Mỗi sông có một con cá sấu sống. Con cá
sấu sông A dài 10m. Con cá sấu sông B hay ăn thịt người. Hỏi: con cá sấu nào dài hơn?”.
Có người nói: cá sấu sông B phải dài hơn, bởi vì cá sấu sông B hay ăn người như vậy nó tiếp
được nhiều chất dinh dưỡng hơn cá sấu sông A. Có người vặc lại: vì cá sấu sông B hay ăn thịt
người, mà người là giống động vật tinh khôn nhất nên chỉ khi một vài người bị ăn thịt thì
người ta đã cảnh giác không lai vãng đến gần sông B. Vì thế, cá sấu B thiếu thức ăn nên nó
phải ngắn hơn cá sấu sông A. Đấy là một trong những câu trả lời mang tính suy luận từ tính
cách của cá sấu. Sau đấy, một số bạn bắt đầu lý luận logic. Có bạn cho rằng: khi một câu hỏi
không phù hợp thì ta được quyền không trả lời. Một số khác cứ khăng khăng: khi một câu hỏi
không phù hợp thì ta phải trả lời những câu chả ăn nhập gì với đầu đề.

Hãy để ý vào bản chất của cụm từ “câu hỏi”. Một dạng của “Câu hỏi” là câu đòi hỏi
người khác trả lời sao cho nó phù hợp với những điều kiện (nếu như có) cho trước đó. Câu hỏi
hợp lý là câu mà khi trả lời nó thì câu trả lời hợp với những điều kiện thành một thể nhất
thống. Còn những câu hỏi không hợp lý tức là những câu hỏi không có sự ràng buộc nào với
điều kiện và tự chúng không thành câu hỏi hợp lý. Các bạn hãy cùng tôi xét hai ví dụ sau:
“Con vịt nhà bạn mỗi ngày đẻ được bao nhiêu trứng gà?”. Câu này không hợp lý. Lại xét
câu: “Nhà bạn A có 3 con vịt cái và 4 con gà mái. Giả sử vịt cái của nhà bạn A đẻ ra trứng
gà. Mỗi ngày mỗi con vịt đẻ được 2 trứng gà, còn mỗi con gà đẻ được 1 trứng gà. Hỏi mỗi
ngày nhà bạn A thu hoạch được mấy quả trứng gà?”. Câu hỏi này hoàn toàn hợp lý. Ta hãy
xét xem câu hỏi “con cá sấu nào dài hơn?” có hợp lý hay không. Nếu xét về tính ràng buộc
của câu hỏi với điều kiện thì câu hỏi chẳng ăn nhập gì với điều kiện. Nhưng liệu nó có không
hợp lý không? Nếu ngữ cảnh là người ra đề khăng khăng bắt ta trả lời thì câu này bất hợp lý.
Chuỗi Điều kiện-Câu hỏi-Câu trả lời bị phá vỡ đúng vào mắt xích Điều kiện-Câu hỏi (những
phần thuộc trách nhiệm của người hỏi), như vậy Câu trả lời (thuộc trách nhiệm của người
được hỏi) là bất cứ câu nói nào- ngay cả khi im lặng-tại vì câu trả lời không cần tạo sự nhất
thống nữa. Nhưng như thế ta đã xét hết các trường hợp chưa? Bây giờ các bạn hãy cùng tôi
hình dung ra ngữ cảnh sau: ông thầy chúng tôi kể chuyện cho sinh viên “Có hai con sông A và
B. Mỗi sông có một con cá sấu sống. Con cá sấu sông A dài 10m. Con cá sấu sông B hay ăn
thịt người. Đến đây ông dừng lại và hỏi: Các bạn có biết con cá sấu nào dài hơn?”. Các bạn có
thể thấy câu hỏi đặt ra ở đây hoàn toàn hợp lý. Về hình thức thì hai câu hỏi giống nhau, nhưng
về ngữ cảnh, câu hỏi sau mang tính tham khảo, mang tính thu thập thông tin, nó cũng tương
tự như câu “bạn đã ăn cơm chưa?”. Đối với những câu hỏi này, người trả lời có thể trả lời
thẳng nếu đủ điều kiện (mà chính anh ta có chớ không phải của điều kiện của ông thầy), có
thể im lặng, có thể trả lời đánh trống lảng. Nói chung, người trả lời cũng được quyền nói bất
kỳ câu nào mình thích. Như vậy, đối với câu hỏi trên cả hai trường hợp, người trả lời được
quyền nói bất kỳ câu nào mình thích hoặc im lặng.
15
Các phương pháp sáng tạo
Từ những năm 50 đến năm 70 của thế kỷ 20, có một câu chuyện về logic làm xáo
động giới logic học cũng như những nhà triết học. Năm 1951, trong tạp chí triết học Mind ở
Anh có đăng một bài báo của Michel Scriven nói về một nghịch lý tuyệt vời. Dưới đây là một
trong những hình thức của nghịch lý đó.

“Nhà vua gọi người tử tù đến trước bảy căn phòng được đóng kín cửa và bảo: “ở
một trong bảy căn phòng này có một con hổ. Ngươi phải đi một vòng tất cả các phòng. Ta
bảo đảm ngươi sẽ bị con hổ vồ và chết một cách bất ngờ.” Người tử tù lý luận: Giả sử con
hổ ở phòng thứ bẩy, vậy ta đi hết tất cả các phòng 1,2,…,6 bình yên, đến phòng thứ bẩy ta
đã biết có con hổ trong đấy. Suy ra cái chết của ta không thể gọi là bất ngờ được. Vậy suy
ra con hổ không có trong phòng thứ bẩy. Tiếp tục như thế, giả sử con hổ có trong phòng
thứ 6…… Cuối cùng suy ra không có con hổ trong phòng nào cả. Khi lý luận vậy xong,
người tử tù lần lượt mở cửa đi vào các phòng. Và thật bất ngờ, con hổ đã vồ chết anh ta ở
căn phòng thứ tư (hoặc một căn phòng nào đó).”

Tại sao lại như thế? Thực tế là người tử tù bị hổ vồ một cách bất ngờ. Có phải đây là
một nghịch lý không? Và ta phải giải như thế nào đây, có nghĩa là điểm vô lý trong lý luận của
người tử tù ở đâu? Bài toán logic này, theo U.V. Quin, nhà logic học trường tổng hợp Harvard,
đã xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 40 của thế kỷ 20. Đã có nhiều bài báo viết về nghịch
lý này. Mà những người viết- đều là các nhà triết học, logic học nổi tiếng- lại có những ý kiến
hoàn toàn đối nghịch nhau về cách giải. Nhưng hầu hết đều thống nhất với nhau: anh tử tù sai
ngay từ đầu khi giả sử con hổ ở phòng thứ bẩy. Mời các bạn hãy cùng tôi làm sáng tỏ nghịch
lý này từng bước một.

Bước 1: Có phải chăng anh tử tù sai ngay từ đầu khi giả sử con hổ ở phòng thứ bẩy?
Anh tử tù đã bị hổ vồ chết một cách bất ngờ, như vậy anh ta lý luận sai. Lý luận đầu tiên nhất
của anh ta “giả sử con hổ ở phòng thứ bẩy, vậy ta đi hết tất cả các phòng 1,2,…,6 bình yên,
đến phòng thứ bẩy ta đã biết có con hổ trong đấy. Suy ra cái chết của ta không thể gọi là bất
ngờ được. Vậy suy ra con hổ không có trong phòng thứ bẩy.” hoàn toàn tương đương với lý
luận: “giả sử con hổ ở phòng thứ i, vậy ta đi hết tất cả các phòng 1,2,…,7 trừ i ra bình yên,
đến phòng thứ i ta đã biết có con hổ trong đấy. Suy ra cái chết của ta không thể gọi là bất ngờ
được. Vậy suy ra con hổ không có trong phòng thứ i.”. Sau khi giả sử cho cả 7 phòng theo lý
luận của anh ta thì có thể suy ra ngay không có con hổ trong phòng nào cả (không cần gì phải
lý luận thấp dần như anh tử tù đã làm). Bẩy lý luận tương đương nhau, suy ra lý luận nào cũng
sai. Vậy đúng anh tử tù đã sai ngay từ đầu.

Bước 2: Vậy cơ chế nào tạo thành điểm sai của anh ta? Hãy xét xem lúc nào “giả sử”
cho phép và lúc nào không thể cho phép “giả sử”. Để trả lời câu này tôi phải mượn một câu
chuyện có thật sau: Trên Site của CLB Toán-Lý-Hoá do các giáo viên trường Lê Hồng Phong
phụ trách, có một bạn đố bài toán: “Có 12 đồng tiền, trong đó chỉ có một đồng giả. Đồng giả
hoặc nặng hơn, hoặc nhẹ hơn đồng thật. Bạn hãy cân ba lần để tìm ra đồng giả”. Bài toán này
không lạ đối với chúng ta, nên cho phép tôi không đề cập đến câu trả lời. Tôi chỉ dẫn ra đây
lời giải của một bạn. Bạn đó lý luận như thế này: Giả sử đồng tiền giả nặng, thì ta sẽ cân như
thế này, thế này…. Và phát hiện ra đồng giả. Giả sử đồng tiền giả nhẹ hơn, thì ta sẽ cân như
thế này, thế này…. Và phát hiện ra đồng giả. Rõ ràng lý luận như vậy là sai. Nhưng nếu các
bạn quan sát kỹ thì sẽ thấy điểm lý luận sai của hai bài giống nhau. Bài logic của ta tính chất
“có hổ hay không” giống tính chất “nặng nhẹ” của đồng tiền giả. Còn thời điểm loại đồng giả
ra lại giống thời điểm anh tử tù bị hổ vồ bất ngờ. Chỉ khi nào ta đi đến thời điểm này thì ta

16
Các phương pháp sáng tạo
mới luận được tính chất kia (thậm chí không luận ra). Có nghĩa, chỉ khi nào ta tìm ra được
đồng tiền giả ta mới biết đồng tiền đó nặng hay nhẹ (thậm chí không biết như trường hợp 13
đồng) và chỉ khi nào người tử tù bị hổ vồ chết mới biết phòng nào đó có hổ (thậm chí không
biết phòng đó có hổ hay không). Như vậy ta không thể nào giả sử con hổ ở phòng thứ bẩy
được hoặc giả sử đồng tiền giả là đồng tiền nặng được. Nhà toán học Scốt-len Thomas G.
O’Beirn trong tạp chí The New Scientist, 5-1961 có viết chìa khoá để giải bài nghịch lý này
nằm trong sự nhận biết tình huống khá đơn giản như sau: một người có những thông tin để
tiên đoán chính xác một hiện tượng sẽ xảy ra trong tương lai. Người này nói người khác điều
đó thì người kia không bao giờ có thể nói về tính đúng đắn của nó khi nó chưa xảy ra. Những
trường hợp này thì xảy ra hằng ngày trong cuộc sống chúng ta. Đài báo thông báo hôm nay sẽ
có mưa, mọi người đều lo đề phòng, nhưng không ai chắc chắn có mưa đến khi trời mưa thật.

Bước 3: Để làm rõ hơn cơ chế điểm sai của hai giả sử trên, ta xét xem quá trình các
hiện tượng xảy ra như sau:

Trường hợp Bước 1 Bước 2 Bước 3 Kết luận


Giả sử phòng Đi qua các phòng khác bình Phòng 7 có
nghịch lý Không bất ngờ
7 có hổ yên hổ
Phép cân một, hai, ba
Giả sử đồng Tìm thấy đồng tiền
phép cân (Theo đúng đồng tiền giả là
tiền giả nặng giả
nặng)

Rõ ràng, ở trường hợp đầu muốn kết luận phòng bẩy có hổ suy ra chết không bất ngờ,
ta phải cần qua bước hai “Đi qua các phòng bình yên”. Trên thực tế điều này xảy ra thì phải
đúng là phòng 7 có hổ. Nhưng giả sử không có nghĩa chắc đúng, vẫn xảy ra trường hợp phòng
bẩy không có hổ, hay nói cách khác một trong các phòng khác có hổ-mà với xác suất 6/7- như
vậy không thể đi qua các phòng khác bình yên được. Ngay trong bước hai, nếu một trong các
phòng còn lại có hổ thì người tử tù đã bị hổ vồ và chết bất ngờ.

Còn trường hợp hai muốn tìm thấy đồng tiền giả thì bước hai các phép cân phải đúng theo
kịch bản đồng tiền giả là nặng. Điều này xảy ra khi đồng tiền đấy đúng là nặng thật. Nhưng
cũng như trên giả sử không có nghĩa là nặng thật vẫn còn trường hợp nhẹ. Mà khi xảy ra nhẹ
thì ở bước hai các phép cân không thể theo đúng kịch bản nặng được.

Theo ngôn ngữ logic, muốn rút kết luận “chết vì hổ vồ ở phòng thứ bẩy nên không bất ngờ” ta
phải biết kết quả của các lần mở cửa của các phòng khác. Mà các phòng khác, không phụ
thuộc vào việc giả sử phòng bẩy có hổ hay không, đều có khả năng nằm vào một trong hai
trường hợp khác nhau. Như vậy, dù có giả sử như thế nào ta cũng không thể rút ra kết luận
nào được.

Bước 4: Ngoài ra đối với bài logic, anh tử tù còn một sai lầm kinh khủng nữa là không
nhận rõ bản chất của “cái chết bất ngờ”. Mà cái chết- thậm chí bị hổ vồ-cũng có muôn vàn
dạng bất ngờ: mở một cửa bất kỳ, bất thình lình con hổ nhảy ra vồ chết (bất ngờ vì chính sự
hiện diện bất chợt của hổ); đã suy luận là không có con hổ trong phòng thứ ba thế mà khi mở
ra vẫn thấy con hổ nhảy ra vồ chết-quá bất ngờ (bất ngờ vì sai với dự đoán); đã đi hết sáu
phòng bình yên, đoán ra chắc chắn không thể có con hổ ở phòng bẩy thế mà vừa mở cửa, con
hổ đã nhảy ra vồ chết-bất ngờ (bất ngờ vì sai với tính toán), đã đoán chắc phòng i không có
17
Các phương pháp sáng tạo
hổ, thế mà mở cửa thấy con hổ bằng giấy, bất ngờ vỡ tim mà chết (bất ngờ vì sự xuất hiện
bằng dạng khác thường của con hổ); hoặc đã đến phòng cuối cùng tin tưởng hoàn toàn không
có hổ, mở cửa ra không có hổ thật, mừng một cách đột ngột vỡ tim mà chết (không ngờ dự
đoán thế mà đúng thật)….Ý tôi muốn nói dù anh tử tù có gặp may qua các phòng 1,2,…,6 an
toàn thì anh ta vẫn chết một cách bất ngờ vì hổ vồ như thường. Trong bài báo của mình,
Scriven có đưa ra tình huống lý thú như sau: “Người chồng nói với vợ-Anh sẽ tặng cho em
một món quà sinh nhật bất ngờ. Em không thể nào biết được là món quà gì đâu. Đó là cái
vòng vàng mà hôm qua em đã thấy ở tủ kính trưng bày của cửa hiệu vàng bạc”. Người vợ
“đáng thương” sẽ nghĩ gì. Một mặt, cô ta sẽ tin vào lời hứa của chồng là tặng cho cô cái vòng
vàng mà cô hằng mong đợi, nhưng lại không có gì bất ngờ nữa. Như vậy, người chồng lại nói
sai về việc tặng vợ một món quà bất ngờ. Mặt khác, người chồng sẽ giữ lời hứa tặng cho vợ
một món quà bất ngờ nhưng thay vì vòng vàng lại tặng một máy hút bụi. Anh ta lại không giữ
lời hứa của mình. Như vậy, người vợ không thể có cơ sở để nghĩ tới vòng vàng. Thế cái gì sẽ
xảy ra hôm sinh nhật. Hôm đó, người chồng mang về tặng vợ đúng chiếc vòng vàng đó và cô
vợ thật bất ngờ và xúc động nhận món quà dễ thương này. Vậy thì lời hứa của người chồng
đúng hoàn toàn. Từ trên, ta dễ nhận thấy, người vợ đã dùng lý luận logic để suy ra người
chồng tự mâu thuẫn với mình, mà từ đây cũng bằng lý luận logic người vợ suy ra là cô hoàn
toàn không thể biết được món quà gì chồng sẽ tặng cho mình. Vậy thì, những ý nghĩ gì của
người vợ trước hôm sinh nhật. “Chồng mình sẽ tặng cho mình một món quà, mình không thể
biết đó là cái gì nếu không thấy nó.”. Mà đã không biết đó là món gì, suy ra món nào cũng
gây bất ngờ cho cô ta-ngay cả là cái vòng bạc như đã hứa. Trong trường hợp của nghịch lý
“con hổ”, khi đứng trước cửa phòng cuối cùng dựa vào lời nói của nhà vua, thì người tử tù
không thể bằng bất kỳ lý luận nào để biết trong phòng có hổ hay không. Và càng không thể
biết được sẽ chết theo kiểu gì. Mà đã không biết được chết như thế nào, thì bất cứ cái chết nào
cũng gây bất ngờ cho anh ta-ngay cả cái chết vì hổ vồ.

Đến đây các bạn đã hoàn toàn thấy được, người tử tù đã sai ngay từ đầu khi giả sử con
hổ ở phòng thứ bẩy. Và anh ta không thể có cách nào để suy luận Có hay Không có con hổ
trong phòng nào đó. Khôn ngoan nhất, anh ta phải nói với nhà vua: “Tâu Hoàng thượng, cầu
mong sự ân xá của người. Còn nếu phải chết, mong bệ hạ cho tôi cái chết toàn thây.”.

Cuối cùng, tôi muốn giới thiệu với các bạn một “nghịch lý” (ở đây không có tý gì là
nghịch lý cả) logic rất lý thú, mà lời giải của nó hoàn toàn ngắn gọn và bất ngờ không kém.
“Nghịch lý” này có tên “nghịch lý con quạ”.

Có một nhà sinh học khi nghiên cứu loài quạ, ông ta phát hiện ra các con quạ mà
ông bắt được đều có lông màu đen. Ông bèn đưa ra giả thuyết: “Tất cả các con quạ đều
màu đen”-chú ý một điều màu đen ngụ ý chỉ những màu xẫm có gam màu đen, ví dụ màu
xám ngả về đen cũng được cho là màu đen. Và ông bắt tay vào chứng minh giả thuyết trên,
dĩ nhiên bằng phương pháp thực nghiệm. Tức là phải đi nhiều nơi trên thế giới và kiểm
nghiệm màu của những con quạ bắt được hoặc ít ra là thấy được. Cứ một con quạ màu
đen sẽ cho thêm một bằng chứng để chứng minh, càng có nhiều con quạ màu đen thì giả
thuyết càng có cơ sở. Nhưng chỉ cần bắt hoặc thấy con quạ màu trắng hoặc màu vàng
hoặc những gam màu sáng thì giả thuyết bị bác bỏ hoàn toàn. Ông kể cho bạn ông-nhà
toán học- về giả thuyết và ý định của mình. Bạn ông, sau một hồi suy nghĩ, khuyên ông:
“Ông không nên đi nhiều nơi làm gì cho tốn công, phí của. Bởi vì bằng chứng chứng
minh giả thuyết của ông hiện diện mọi nơi.”. Và ông ta giải thích như thế này: “Giả thuyết
của ông - “Tất cả các con quạ đều màu đen” hoàn toàn tương đương với mệnh đề “Tất cả
vật màu không đen đều không phải là quạ”. Như vậy, “tất cả các vật không đen” thoả mãn
18
Các phương pháp sáng tạo
điều kiện “không phải quạ” đều là bằng chứng để chứng minh cho giả thuyết trên. Còn
chỉ cần gặp một vật không đen mà là quạ thì giả thuyết sụp đổ hoàn toàn”. Phải nói các
bạn rằng tôi hoàn toàn đồng tình với lý luận trên của nhà toán học. Rất hợp logic và đúng
đắn. Nhưng chấp nhận nó, thì chúng ta đã công nhận con bò màu hung, viên gạch màu
đỏ, con ngựa màu vàng… đều là những bằng chứng để chứng minh “Tất cả các con quạ
đều màu đen”. Không dừng lại đó, chúng còn là những bằng chứng để chứng minh
những giả thuyết đại loại như “Tất cả con thiên nga đều màu trắng”, “Tất cả thuỷ tinh
đều có màu trong suốt” hoặc “Tất cả lá cây trên cành đều có màu xanh lá cây”. Tại sao có
chuyện “vô lý” như vậy? Ta sẽ lý luận ra sao để giải thích vấn đề này? Câu trả lời tôi xin
nhường cho quý vị độc giả.

Đến đây, các bạn đã cùng tôi kết thúc quá trình mổ xẻ và kiểm nghiệm câu “Language
và Logic nhiều khi mâu thuẫn nhau”. Chúng ta đã thấy khẳng định trên hoàn toàn có cơ sở.
Logic không những mâu thuẫn với Language, mà qua diễn đạt bằng Language nó còn mâu
thuẫn với chính mình. Và, người ta đã tốn không ít giấy mực để phân tích và tìm ra những
mâu thuẫn này.

Nạn lạm phát lý thuyết


Có 2 loại trong hiện tượng lạm phát giả thuyết: Một để tuyên truyền và 1 vì không nắm vững
về phương pháp khảo cứu gọi là phương pháp luận. Có 2 trường phái rõ rệt. Descartes và
Bacon. Trước khi tìm hiểu 2 trường phái này, chúng tôi sơ lược những yếu tố cần thiết trong
việc lập lý thuyết.

I - Đối thuyết:

Một giả thuyết là một giải thích có hệ thống cho một nhóm dữ kiện liên hệ. Một đối
thuyết là một cách giải thích khác cho nhóm dữ kiện ấy, kết quả ấy, sự kiện ấy. Thường
thường giả thuyết là một phát biểu nhân quả: dữ kiện cho thấy X gây ra Y hoặc B xảy ra
nếu A hiện diện. Điều quan trọng phải nhớ rằng trong lãnh vực của giả thuyết và giải
thích, dữ kiện tự nó không nói lên điều gì cả; chúng phải được chuyển dịch (nôm na là
cắt nghĩa). Việc chuyển dịch liên quan đến nhiều trở ngại, gồm thiên kiến thí nghiệm, sự
lẫn lộn nhân quả và mẫu vật nghiên cứu không được thu thập một cách ngẫu nhiên
(non-random sampling).

Cơ nguy của việc chỉ có một giả thuyết:

Nếu chúng ta tự hạn chế trong một giả thuyết độc nhất, chúng ta sẽ bỏ sót các dữ liệu không
thích đáng nếu nó không chứa đựng sự giả chân của lý thuyết. Tuy nhiên, những dữ liệu ấy có
thể hàm chứa tính đúng sai nếu ta có thêm một giả thuyết khác.

19
Các phương pháp sáng tạo

1- Vài chứng cớ sẽ bị bỏ rơi. Nếu chúng ta tập trung trong một lý thuyết độc nhất, chúng ta sẽ
bỏ sót bất cứ dữ kiện nào không liên hệ đến tính xác thực của giả thuyết.

Ví dụ:
Nếu chúng ta cho rằng không có ngôn ngữ Việt Nam mà chỉ có ngôn ngữ Đông Nam Á,
chúng ta sẽ tập trung vào việc thu thập những chứng cớ giúp thiết lập hay bác bẻ giả thuyết vì
chúng không thích đáng. Do đó chúng ta có lẽ bỏ sót sự kiện không liên hệ. Mặt khác, một
trong những giả thuyết cho rằng ngôn ngữ Việt Nam và Trung Hoa có những liên hệ mật thiết
hơn thì những khúc chiết khó giải thích trong ngôn ngữ Đông Nam Á sẽ không bị bỏ sót.

2. Chúng ta có thể tin tưởng một cách mù quáng vào giả thuyết của chúng ta vì cảm tính. Ý
tưởng thương yêu súc vật không giới hạn trong việc tìm đáp án, dĩ nhiên là thế. Khi nào nó
xảy ra, kẻ thương yêu súc vật bắt đầu tìm kiếm và chọn lọc chỉ những chứng cớ nâng đỡ giả
thuyết của mình, bất kể hay vô tình gạt bỏ những dữ liệu chống tình yêu súc vật.

Cho thí dụ, đây là một câu chuyện: tôi nuôi một con chó và sinh lòng yêu thương nó. Để con
chó ngoài sân, đặt một tấm bảng :”Đẩy cửa vào mà ăn cơm”, con chó biết đường vào nhà ăn.
Tôi làm một thí nghiệm khác. Cũng để con chó ngoài sân nhưng lần này ta treo tấm bảng
bằng Anh ngữ “Come this way for lunch”, con chó cũng biết đường vào nhà. Chưa hết, khi
tôi bịt mắt con chó, vì không đọc được chữ, con chó không vào nhà. Tôi kết luận rằng con chó
thông thạo 2 ngôn ngữ, bất kể rằng chẳng để tấm bảng nào, nó cũng sục sạo tìm cho được đồ
ăn vì trong tiềm thức, tôi không muốn làm thí nghiệm để tấm bảng không có chữ. Nó đi
ngược với lòng thương yêu con chó của tôi. Ngoài ra, tôi lờ đi việc con chó không vào nhà vì
khi bịt mắt, nó không nhìn thấy cửa ra vào chứ không phải không đọc được chữ.

II - Luật đề xuất và thử nghiệm giả thuyết.

1. Giả thuyết phải biện minh mọi dữ kiện thích đáng. Một giải
thích chỉ cắt nghĩa một phần dữ kiện hoặc trái ngược với một sự
kiện chủ yếu, thì không phải là một giải thích thỏa đáng. Nên nhớ,
đặc biệt lúc bắt đầu, mọi cắt nghĩa đều vướng những vấn đề và
chứa đựng vài dữ kiện có vẻ đối nghịch. Sự thực được lọc lựa, và
làm sáng tỏ hơn một khi ta có được những dữ kiện tốt hơn. Vì vậy
không nên loại bỏ tất cả chỉ lưu lại những dữ kiện hoàn hảo. Biết
đâu khi ta càng đào sâu vào công trình nghiên cứu, những dữ kiện
có vẻ dư thừa ấy lại vừa vặn lọt vào trong lý thuyết của ta.

2. Những giải thích đơn giản thường đúng hơn những giải thích
phức tạp. Đây là nguyên tắc của Occam's Razor. Nguyên tắc
Occam's Razor như sau. Những thực thể không được bội thừa nếu không cần thiết. Sự cắt
nghĩa đòi hỏi những xác định đơn sơ nhất thường là cái đúng. Nói cách khác, khi 2 hay nhiều
cắt nghĩa đáp ứng được tất cả yêu cầu cho một cắt nghĩa thỏa đáng của cùng nhóm hiện
tượng, cái đơn giản nhất chính là cái đúng. Luật này được William of Occam (~1285-~1348;

20
Các phương pháp sáng tạo
còn viết là Ockham) đề ra, một triết gia Anh thế kỷ 14. Nó không hoàn toàn đúng hẳn nhưng
đó là ý tưởng hữu ích.

3. Nhiều giả thuyết thường đúng hơn ít. Nhiều sự việc có thể xảy ra; nhưng ít sự việc có lẽ
xảy ra. Có thể những phi hành gia thượng cổ xây dựng kim tự tháp Ai Cập nhưng có lẽ người
Ai Cập tạo nên.

4. Kết quả rút ra từ giả thuyết phải phù hợp với chứng cớ. Nếu bạn lập giả thuyết rằng một
quả bom phá hủy một phi cơ và làm cho nó bị rơi, bạn phải kỳ vọng tìm thấy mảnh vụn quả
bom như là kết quả của giả thuyết. Khi bạn bắt đầu đọc những sự kiện phù hợp với lý thuyết,
có lẽ bạn không ngăn được ý tưởng :” Tại sao, phải, nó phải như vậy.” Tuy nhiên, khi bạn bỏ
công nghiên cứu (hay ngay cả bỏ thì giờ tự tạo ra một lý thuyết) một vài đối thuyết – giả
thuyết đầu đột nhiên kém thuyết phục. Giống như nhiều sự việc khác trong đời sống, khi bạn
chỉ có độc nhất một chọn lựa, nó có vẻ là một chọn lựa đúng; nhưng khi bạn có nhiều chọn
lựa, “khẩu vị của bạn thêm phần tinh tế. Kinh Thánh cũng có đoạn : “Kẻ đầu tiên trình bày
trường hợp của mình có vẻ đúng, cho đến khi người khác bước ra và nhận xét anh ta”
(Proverbs 18:17).
Khi bạn bắt đầu suy tưởng một giả thuyết cho một chuỗi dữ kiện, hãy tự hỏi: “Có những dữ
kiện nào khác liên hệ có thể biện minh cho kết quả?

Những thủ thuật tìm đáp án.


1. Bỏ thì giờ xem xét và thăm dò vấn đề thật kỹ trước khi bắt tay vào việc tìm giải pháp.
Thông thường, hiểu vấn đề ắt giải quyết được vấn đề.
2. Chia vấn đề thành những phần nhỏ thường dễ tìm ra giải pháp hơn. Giải quyết từng vấn đề
riêng biệt.
3. Manh mối giải quyết vấn đề phải to lớn và ở khắp nơi.
4. Bạn luôn có thể làm được điều gì đó.
5. Một vấn đề không phải là một điều trừng phạt; nó là một cơ hội gia tăng hạnh phúc nhân
loại, một dịp may chứng tỏ năng lực của bạn.
6. Công thức của một vấn đề khẳng định tầm mức chọn lựa : câu hỏi của bạn quyết định câu
trả lời bạn lãnh nhận.
7. Cẩn thận đừng tìm một đáp án cho đến khi hiểu rõ vấn đề và cẩn thận đừng chọn một giải
pháp cho đến khi bạn có đủ mọi phương án chọn lựa.
8. Phát biểu sơ khởi của một vấn đề thường phản ảnh một giải pháp nặng định kiến.
9. Sự chọn lựa càng phong phú (ý tưởng, các giải pháp khả thí…) cho phép bạn chọn cái tốt
nhất, hợp lý nhất vì chọn một món trong một sự chọn lựa chỉ có một thì không phải là một
chọn lựa.
10. Người bỏ công sức hoàn tất ý tưởng và giải pháp của họ tốn công sức hơn người bỏ công
sức hoàn tất ý tưởng, giải pháp của người khác.
11. Nên nhớ điều quan trọng nhất trong việc khảo cứu, tìm giải pháp. Một giải pháp tinh xảo,
tân kỳ nhưng ngu dại mặt xã hội không phải là giải pháp tốt. Ví dụ chế ra thuốc trị bịnh AIDS
bằng máu trẻ em chắc không được hoan nghênh.
12. Khi tình trạng chót đã rõ ràng nhưng tình trạng hiện tại còn mờ mịt, hãy lần dò ngược lại.
13. Kẻ chần chờ là người kết thúc sau chót.

21
Các phương pháp sáng tạo
14. Bác bỏ một vấn đề không giải quyết vấn đề đó. Thực ra, nó làm cho vấn đề đó tồn tại và
ngăn trở việc tìm giải pháp.
15. Giải quyết vấn đề thực sự hiện hữu, không phải triệu chứng của vấn đề, không phải vấn đề
bạn đã có đáp án, không phải vấn đề bạn mong muốn hiện hữu và không phải vấn đề vài
người nào đó tin rằng hiện hữu.
16. Một nhà chế tạo thi hành một kế hoạch; một nhà sáng tạo sản xuất một kế hoạch.
17. Sự sáng tạo là xây dựng cái mới từ cái cũ bằng nỗ lực và trí tưởng tượng.

Có 2 phương pháp xây dựng lý thuyết: diễn dịch của Rene Descartes và quy nạp của Francis
Bacon.

Rene Descartes (1596-1650)

Ta hẳn biết triết lý và toán học hiện đại khởi đầu bằng công trình của Rene Descartes. Phương
pháp phân tích về suy luận tập trung vào vấn đề nhận thức luận (epistemology, nghĩa là chúng
ta biết như thế nào), vốn là mối ưu tư của các triết gia từ đó. Descartes đã theo học ở trường
nổi tiếng Jesuit of La Fleche, đã thụ huấn về triết, khoa học và toán. Ông có một chứng chỉ
luật và sau đó tình nguyện gia nhập quân đội để có phương tiện cũng như cơ hội nới rộng kinh
nghiệm. Khi nghĩa vụ quân sự cho phép, ông tiếp tục nghiên cứu về toán và khoa học. Rốt
cuộc, ông không hài lòng với những phương pháp không hệ thống dùng bởi các giới chức tiền
nhiệm trong khoa học, bởi ông kết luận: chúng không sản xuất được bất kỳ điều gì mà không
gây tranh cãi và kế tiếp là nghi hoặc, ngoại trừ trong lãnh vực toán học mà ông tin đã được
xây dựng trên một nền tảng vững chắc. Mặt khác, khoa học thời Trung Cổ, phần lớn đặt căn
bản trên các tín điều của các khoa học gia trong quá khứ hơn là sự khảo sát trong hiện tại. Vì
thế Descartes quyết định phát động một phương án nghiên cứu riêng cá nhân. Nhưng theo
ông, ngay cả sự quan sát cá nhân trong cuốn sách Thiên Nhiên cũng không đủ vượt qua sự
nghi hoặc bởi vì sự quan ngại của ông về "sự lừa gạt của giác quan". Sau khi nhận xét tất cả
các phương pháp điều tra cũ mới hiện có, Descartes quyết định rằng phải có một phương thức
tốt hơn, và trong bài thuyết trình về phương pháp (Discourse on Method), ông viết: "Cuối
cùng tôi quyết định nghiên cứu tự mình tôi, và chọn con đường đúng".
Descartes tỏ nguyện vọng tái thiết một hệ thống chân lý mới đặt nền tảng trên một nguyên lý
bất khả phản bác, giống như điểm tựa của Archimedes, cho phép ông "dời trái đất ra khỏi quỹ
đạo của nó và đặt nó trong một quỹ đạo khác". Các bạn còn nhớ câu : "hãy cho tôi một điểm
tựa, tôi có thể nâng quả đất" không? Nguyên lý đầu tiên ông cảm thấy hiển nhiên được tóm
gọn trong phát biểu : Cogito ergo sum (I think therefore I am). Descartes tin rằng từ đấy, ông
ta có thể dùng phương pháp lý luận mới xây dựng trên nguyên lý đầu tiên này, cuối cùng dẫn
đến sự thống nhất mọi kiến thức.

Phương pháp của Descartes đặt trên những quy tắc sau :

1- Quy tắc đầu tiên là không bao giờ chấp nhận bất cứ cái gí là đúng trừ phi tôi nhận ra một
cách tỏ tường những điều này : cẩn thận tránh sự vội vã và tiên kiến (đánh giá quá sớm), và
không kết luận điều gì trừ khi nó tự hiển thị rõ ràng, minh bạch trong đầu tôi rằng không còn
một mảy may ngờ vực nào nữa.
2- Nguyên lý thứ hai là chia sự khó khăn thành nhiều phần càng nhỏ càng tốt, và vì nhỏ, đáp

22
Các phương pháp sáng tạo
án dễ tìm hơn.
3- Thứ ba là suy nghĩ trong một cung cách thứ tự, bắt đầu với những sự việc dễ và đơn giản
nhất và từ từ tiến sâu vào những nan đề phức tạp hơn, coi như các tài liệu theo thứ tự không
nhất thiết phải thế.
4- Cuối cùng là hoàn chỉnh các liệt kê, tổng quát các ghi chép sao cho không còn gì bỏ sót.

Tóm lại, phương pháp của ông đòi hỏi:

(1) chấp nhận là đúng chỉ khi ý tưởng ấy rõ ràng, không thể ngờ vực,
(2) chia vấn đề thành nhiều phần nhỏ,
(3) đúc kết, rút tỉa kết luận từ kết luận khác và
(4) thực hiện một tổng hợp có hệ thống của toàn vấn đề.

Descartes đặt toàn thể phương thức triết lý về khoa học của ông trên phương pháp lý luận diễn
dịch.
Descartes đã rất lạc quan về kế hoạch tái thiết một thực thể tri thức mới đáng tin cậy. Ông ta
còn băn khoăn nếu trong "mọi sự có thể hiểu được với con người", có thể không là một ứng
dụng thích hợp phương pháp của ông mà "không thể có bất cứ những mệnh đề quá khó hiểu
đến nỗi không thể chứng minh hoặc quá tối nghĩa mà chúng ta không thể khám phá".
Phạm vi tổng quát rõ rệt của Descartes có thể dẫn đưa đến kết luận rằng khoa học về nhận
thức của ông (epistemology) đòi hỏi sự bác bỏ mọi thẩm quyền kiến thức, kể cả thánh kinh.
Về dữ kiện, ông tự xem ông là một tín đồ Công giáo và để tôn trọng "chân lý mặc khải"
(truths of revelation), ông bày tỏ: " Tôi không dám đặt những chân lý này vào những nhược
điểm lý luận của tôi"
Rốt cục vì đức tin tôn giáo mà ông tự giam hãm trong cái vỏ kén của sự tự xét mình. Tuy
nhiên, Descartes đã gieo trồng những hạt mầm chống đối quan điểm duy thần của thế giới để
cho phép con người lệ thuộc vào chính lý trí mình chứ không phải lệ thuộc vào thần linh như
xưa. Phần còn lại cho những nhà nhân bản chủ nghĩa theo đuổi để dành một chủ nghĩa duy lý
toàn diện như phương tiện chính thiết lập chân lý.

Francis Bacon (1561-1626)

Francis Bacon được gọi là vị tiên tri chính của cuộc cách
mạng khoa học. Mới 12 tuổi, Francis Bacon theo học ở
trường đại học Ba Ngôi (Trinity College, Cambridge), sau
đó tốt nghiệp luật và cuối cùng được phép vào các tiệm bán
rượu (1582, như thế, ông thành tài trước 21 tuổi). Ra
trường, ông hoạt động chính trị với hy vọng nó giúp ông
thực hiện những ý tưởng về sự tiến bộ khoa học. Khoảng
thời gian ấy, ông được bầu làm dân biểu, phong chức hiệp sĩ
(một đẳng cấp quý phái trong xã hội hơn là một chức vị),
nắm giữ chưởng lý và tước vị Baron Verulam, Viscount St.
Albans. Ông nổi tiếng là phát ngôn viên cho quốc hội Anh
và như một chuyên gia luật Anh quốc cho vài vụ án nổi
tiếng thời đó. Với tư cách một triết gia xuất chúng, Bacon

23
Các phương pháp sáng tạo
động viên chính mình viết về những lĩnh vực sâu xa như khoa học và luật dân sự trong cuộc
tranh đấu chống lại những lề luật xưa cũ của kinh điển chủ nghĩa (scholasticism) với sự lệ
thuộc một cách nô dịch vào những điều nhà chức trách chấp nhận.
Ông biện hộ cho quan điểm rằng: "Bất kỳ điều gì trí tuệ nhận thức và tin tưởng với mãn
nguyện xưa nay đều được đánh giá là khả nghi". Sự đam mê vào viễn ảnh sự tiến bộ của triết
lý thiên nhiên mọc rễ trong niềm tin của ông rằng khoa học lệ thuộc vào tiến bộ kỹ thuật và
cũng là nhân tố chính của tiến bộ kỹ thuật. Hầu hết công trình triết lý của ông được áp dụng
vào the Novum Organum, cuốn sách nói về suy luận theo phương pháp quy nạp dùng cắt
nghĩa thiên nhiên.
Bacon phê phán rất gay gắt những kẻ kinh điển chủ nghĩa chỉ muốn nhảy từ một vài khảo sát
tiểu tiết sang những định lý xa vời, rồi thì loại suy những định lý ấy qua chứng minh tam đoạn
luận. (Nói dễ hiểu hơn là chỉ cần quan sát sơ sơ rồi hấp tấp kết luận). Ông cũng bày tỏ mối bi
quan của những người thuộc học phái kinh nghiệm chủ nghĩa, lầm lạc với những thí nghiệm
bất cần tham khảo những hiện tượng liên hệ, vì chúng đã bị coi như vô lý trong sự tổng hợp
của họ.

Theo Bacon, có 4 phạm trù (nôm na thể loại) về tri thức sai, hay "ngẫu tượng"(Idols), gọi theo
cách của ông, đã chiếm ngự trong đầu óc con người thời đó.

4 ngẫu tượng đó là :

- Ngẫu tượng bộ tộc (Idols of the tribe):


Là niềm tin sai lầm trong đầu óc con người. Chúng ta có khuynh hướng phóng đại, xuyên tạc
và thiên vị. Khi chúng ta nhìn ngắm bầu trời, chúng ta không dừng lại ở chỗ ghi nhận trung
thực cái gì đã mục kích. Chúng ta đem ý kiến riêng, thêm thắt vô số những bản chất tưởng
tượng vào các thiên thể. Lâu dần những tưởng tượng này trở nên có uy tín và lẫn lộn với các
sự kiện khoa học cho đến khi thực giả quyện thành một khối không thể tách rời. Gọi là bộ tộc
vì chúng nằm sâu trong bản chất con người. Ví dụ thuyết địa cầu là trung tâm vũ trụ phát sinh
từ những hạn chế của hiểu biết nhân loại. Vì tất cả nhận thức chúng ta, cả cảm giác và trí tuệ
là những phản ảnh con người, không phải vũ trụ, ngẫu tượng bộ tộc bắt rễ trong sự bất toàn
thiên bẩm của con người.

- Ngẫu tượng hang động (Idols of the cave):


Cắt nghĩa chủ quan vì bịa đặt cá nhân hay khuynh hướng cá nhân. Ví dụ khái niệm Thế giới
quan từ trường của Gilbert. Ông cho rằng từ lực là linh hồn của trái đất.Xin tìm Gilbert's
"magnetic world view." trong http://chem.ch.huji.ac.il/~eugeniik/history/gilbert.html để đọc
thêm. Trí tuệ con người giống như một hang động. Tư tưởng của mỗi cá nhân lần mò trong
hang thẳm và được sửa đổi bởi tính khí, giáo dục, thói quen, môi trường và may rủi. Vì vậy,
một người dốc tâm nghiên cứu vấn đề nào đó nô lệ vào chính sự quan tâm của ông ta và
chuyển dịch mọi hiểu biết khác theo công trình nghiên cứu của mình. Nhà hóa học cho rằng
hóa học là chủ chốt mọi sự, nhà vật lý cho rằng vật chất là tất cả.

24
Các phương pháp sáng tạo

- Ngẫu tượng mậu dịch (Idols of the market-place):


Trở ngại ngôn ngữ và sự lẫn lộn giữa ngôn từ và thuật ngữ. Ví dụ vấn đề định nghĩa các từ lại
lệ thuộc vào chính các từ. Ta không thể định nghĩa chữ bằng cách dùng chữ cũng như không
thể lấy thước đo sự chính xác của thước khác hay dùng một quả cân để nghiệm nặng nhẹ quả
cân khác. Con người uốn nắn tư tưởng thành ngôn ngữ để tiện trao đổi nhưng ngôn ngữ
thường thay thế tư tưởng và con người nghĩ rằng họ thắng thế trong một tranh luận vì họ nói
hay nói giỏi hơn đối phương. Ảnh hưởng của sự vận dụng ngôn ngữ rất cần lưu ý đến ý nghĩa
xác thực của nó, chỉ bóp méo sự hiểu biết và nảy sinh sai lạc. Ngôn ngữ thường phản bội mục
đích của nó, làm lu mờ tư tưởng nó được dùng để diễn tả.

- Ngẫu tượng sân khấu (Idols of the theatre) :


Những giáo điều triết lý được nhận thức từ những quy luật chứng minh sai. Nó liên quan đến
kết quả phương pháp lý luận tam đoạn luận của Aristote. Chúng rất nguy hiểm vì tính hoang
đường và hoàn toàn không thể kiểm chứng. Chúng gồm ngụy biện, duy nghiệm và mê tín dị
đoan trong lãnh vực lý thuyết, triết lý và khoa học.Khi triết lý sai lầm được khai thác và đạt
được uy tín trong thế giới của các nhà trí thức, con người sẽ không dám ngờ vực nữa. Vì triết
lý trực tiếp kế thừa một tiến trình cá biệt và con đường của đời sống và cả 2 thành phần này
được lãnh hội qua học hỏi, không phải bẩm sinh. Vì thế, ngẫu tượng sân khấu dùng để chỉ sự
việc không thể lý luận, không thể hiểu thấu. The Phaedo của Plato là một thí dụ. Đề mục là
vấn đề linh hồn sau khi chết. Vì không ai chết đi, sống lại để kể lại cuộc du hành của linh hồn,
Plato bắt đầu cắt nghĩa bằng nhận thức của mình. Tuy nhiên, sự hiểu thấu và lý luận của ông
bị giới hạn rằng cho đến lúc ông ta kể câu chuyện của ông, ông chưa hề chết. Vì vậy the
Phaedo là một ngẫu tượng sân khấu vì cái được diễn giải là hoang đường và đòi hỏi một niềm
tin mãnh liệt để có thể tin được.
Trái với những ngẫu tượng trên (tôn trọng những tên gọi của ông, xin hiểu ngẫu tượng là
nhược điểm trong suy luận con người) Bacon nói rằng một khoa học đích thực tiến hóa trong
những bậc thang đi lên và bằng những nấc thang kế nhau không gián đoạn hay hư gẫy, chúng
ta tiến từ những hiện tượng riêng biệt đến những định lý sơ khởi và rồi những định lý trung
gian, cái này bao gồm những cái trước, và cuối cùng hình thành cái định luật quán triệt tất cả.

Tóm lại, phương pháp của ông yêu cầu :

(1) Tích trữ những quan sát riêng biệt (những hiện tượng đơn lẻ thuộc kinh nghiệm).
(2) Bằng quy nạp, suy ra những định lý sơ khởi.
(3) Cuối cùng đề xuất những ý tưởng quán triệt nhất, theo từng bước tiệm tiến.

Nếu chúng ta đọc ý nghĩa hiện đại thành ngôn ngữ Bacon dùng, chúng ta có thể thấy một
điềm báo của ý tưởng một giả thuyết trong từ "định lý sơ khởi". Định lý sơ khởi chính là giả
thuyết vậy. Xin đừng trách Bacon, thời đó chữ nghĩa cầu kỳ khó hiểu lắm. Sự kiện này giúp
phương pháp của ông thích hợp với khái niệm đã trưởng thành của khoa học ngày nay, tuy
nhiên, ngữ cảnh (context) chỉ rõ rằng ý tưởng của ông vẫn chưa được phát triển toàn diện.

25
Các phương pháp sáng tạo
Bacon cũng lý giải rằng phương pháp quy nạp này "phải được áp dụng không những trong
việc khám phá các định lý mà còn ngay cả trong việc đúc kết thành định luật cuối cùng nữa",
có lẽ phù hợp với khái niệm của một hệ khuôn thước, nhưng một lần nữa, nó có thể văn bản
hóa. Trong cả 2 trường hợp, rõ ràng quan điểm của Bacon về phương pháp khoa học là tiệm
tiến và tích trữ dữ kiện khảo sát.

Sự chấp hành táo bạo kinh nghiệm chủ nghĩa của Bacon có thể ám chỉ trong vài trường hợp
ông không chấp nhận bất kỳ kiến thức nào không được nhận ra từ sự quan sát cá nhân. Điều
này là một sự hiểu lầm hẹp hòi quan điểm triết lý thiên nhiên của Bacon, lĩnh vực ông cho
rằng là một nô tỳ trung thành nhất của tôn giáo.
Bacon thực sự thấy phương pháp mới của ông về lãnh hội kiến thức là một thể hiện sự linh
ứng lời tiên tri trong Thánh Kinh về ngày tận thế " Sẽ có nhiều người đến và đi và kiến thức
sẽ tăng thêm". Thêm vào đó, ông thấy sự tiến bộ khoa học kỹ thuật chính là sự phục hồi sứ
mệnh thống trị. Ông viết :"Loài người ngã xuống từ sự vô tội cùng một lượt với sự thống trị
của mình trước đấng sáng tạo. Cả hai sự mất mát này có thể được sửa chữa một phần trong
cõi tạm; sự sạch tội thì bằng tôn giáo và đức tin, sự thống trị thế giới bằng nghệ thuật và khoa
học". Tuy thế, có lý do tin rằng quan điểm của Bacon sẽ gây quan ngại cho các nhà nhân loại
bản chủ nghĩa, vì ông tin rằng phương pháp quy nạp "sẽ đẩy lùi cái hạn chế của quyền năng
và sự vĩ đại của con người", và một ngày nào đó sẽ "nắm tất cả". Với những người ủng hộ
quan điểm thế giới khoa học, sự dự đoán này được công bố là đã linh nghiệm.
Dị đồng trong phương pháp luận của Descartes và Bacon.
Sự khác biệt giữa Descartes và Bacon rất nhiều và sâu xa, nhưng cũng có nhiều điểm giống
nhau. Mỗi vị tiền phong này rao truyền sự phế bỏ mọi phương pháp cổ truyền và mọi kết quả
của các công trình nghiên cứu trước. Cả hai đòi hỏi một tiêu chuẩn chính xác mới vì có quá
nhiều thí dụ về lý luận tuỳ tiện và quan sát chủ quan trên con đường khoa học trong quá khứ.
Cũng có một niềm tin chung giữa 2 vị là mối hoài nghi về "sự dối gạt của giác quan". Thêm
vào đó, họ tin vào sự lược giảm những vấn đề thành những thành phần nhỏ nhất, đơn giản
nhất như một nguyên tắc tổng quát. Descartes và Bacon mỗi người tự thấy mình chủ yếu
trong vai trò hiển dương khoa học và do đó họ đóng góp rất ít vào bất cứ lãnh vực riêng biệt
nào đó trong khoa học thực nghiệm. Cuối cùng, cả hai đều là những thiên tài thăng tiến các
lãnh vực của khoa học mà sau đó trở nên điều kiện phải có để tiến bộ.

Khác biệt rõ ràng nhất trong phương pháp luận của Descartes và Bacon liên hệ đến quá trình
lý luận. Descartes bắt đầu với những nguyên lý rút ra bằng trực giác làm tiền đề trong phương
pháp luận diễn dịch chuẩn, nhưng Bacon bắt đầu bằng quan sát duy nghiệm, áp dụng quy nạp
pháp suy luận ra những định lý cao hơn. Phương pháp của Descartes là phương thức từ trên đi
xuống, còn Bacon là từ dưới đi ngược lên. Sự khác biệt này rõ rệt đến nỗi có những lúc Bacon
chỉ trích nặng nề phương pháp của Descartes là thí dụ điển hình cho những gì sai lầm trong
khoa học. (Hehehe dĩ nhiên Bacon không tố cáo Descartes phản cuốc, phản xẻng như Việt
Cộng). Một khác biệt cốt yếu trong học trình của 2 người là Descartes am hiểu một cách quán
triệt về toán học và Bacon thì không chuyên về toán. Descartes được ghi nhận về những thành
công trong đại số và hình học và Bacon thì ít đề cập về toán vì ông chuyên môn về luật.
Học trình có thể giải thích những tương tự trong phương pháp của Descartes luôn song song
với chứng minh toán học. Riêng Bacon, sự quan sát duy nghiệm trong khoa học có thể tương
ứng với "nhân chứng" cần có để chuẩn bị cho một vụ án vì ông là một luật gia. Dựa vào học
trình của Descartes, nó có vẻ rõ rệt rằng cái méo mó nghề nghiệp của ông có thể thấy trong
các nhà toán học, ông nói :"các toán học gia đã có thể tìm ra vài chứng minh, vài vài lý do
26
Các phương pháp sáng tạo
chắc chắn và minh bạch", vì vậy, ông quyết định "bắt đầu với những gì họ đã làm". Dù sự
nghiệp xuất chúng của Bacon, ông ta đã thực sự rất thực dụng chủ nghĩa trong việc theo đuổi
một mẫu mã tìm thấy trong cơ khí học. Nghệ thuật cơ học đặt nền tảng trên thiên nhiên và ánh
sáng của kinh nghiệm.
Vì sự quan sát này ông đã bị ấn tượng sâu xa về sự khám phá ngành in ấn, thuốc súng và từ
lực. Trong quan điểm "không đế quốc, giáo phái hay thiên thể nào có vẻ áp đặt quyền lực và
ảnh hưởng trong công việc của con người hơn những khám phá cơ học này". Một lưu ý quan
trọng là dù phương pháp của Bacon và Descartes khác nhau, khi các mẫu mã của họ được
tổng hợp thành một, chúng ta có một sự đoán trước về toán học thực nghiệm hiện đại. Hiện
nay, ta có thể thấy khi gộp chúng lại với nhau, phương pháp của Rene Descartes và Francis
Bacon là phôi thai của phương pháp khoa học hiện đại.

Kết luận.

Tóm lại, có 2 nguyên do dẫn đưa đến việc đề xuất và gieo rắc những lý thuyết sai lạc: tuyên
truyền phục vụ cho một ý đồ nào đó và nghiên cứu thiếu cơ sở luận lý, không nắm vững
phương pháp luận. Cả 2 nguyên do đều né tránh những sự kiện bất lợi cho lý thuyết của mình
và cả hai cùng có hại đến tri thức con người.

Về mặt thiếu chuyên môn cũng thế. Phải cẩn thận trong mọi đề tài nghiên cứu. Phải hiểu kỹ
vấn đề và làm việc theo một quy trình có phương pháp khoa học. Chúng tôi mong mỏi mai
sau, chúng ta không bị mang tiếng là nhà bảo sanh của nạn lạm phát lý thuyết.

Lý thuyết sáng tạo TRIZ


Các Bạn thân mến,
Vừa qua, anh Dạ Trạch có một bài viết về Phương Pháp TRIZ. Phương pháp này là phát
minh cuả Genrich S. Altshuller (1926-1998). Đây là một phương pháp rất hữu hiệu có thể áp
dụng được trong nhiều tình huống cần các giải pháp mới về kĩ thuật. Toàn văn Anh ngữ cuả
đề tài có thể tìm thấy qua điạ chỉ: http://www.mazur.net/triz/. Bài dịch chỉ nhắm trình bày các
ý cốt lõi mà chúng ta cần biết để áp dụng vào "đời sống kĩ thuật sáng tạo". Nay BBT xin trân
trọng giới thiệu với các bạn bài dịch này.

Rất nhiều người trong chúng ta cho rằng sáng tạo mang tính bẩm sinh, trời phú. Nhưng đối
với những người theo thuyết sáng tạo (TRIZ) thì cái điều mà tưởng chừng rất thần bí và có vẻ
phụ thuộc vào năng khiếu rất nhiều như vậy cũng có thể HỌC HỎI được và học hỏi một cách
rất có qui tắc.

Sau đây là bản dịch 40 nguyên tắc sáng tạo TRIZ và hy vọng rằng các bạn có thể áp dụng một
cách thành công trong công việc và đời sống.

Theo TRIZ của Genrich S. Altshuller có 5 mức sáng tạo:

27
Các phương pháp sáng tạo
1. Vấn đề được giả quyết bằng các phương pháp trong chuyên ngành. Không cần sáng tạo.
Khoảng 32% giải pháp thuộc loại này

2. Cải tiến chút ít hệ thống đã có bằng cách phương pháp đã biết trong ngành công nghiệp và
thường có một vài thỏa hiệp. Khoảng 45% giải pháp thuộc loại này

3. Cải tiến cơ bản hệ thống đã có bằng phương pháp đã biết ngoài ngành công nghiệp.
Khoảng 18% giải pháp thuộc loại này

4. Một thế hệ mới sử dụng một nguyên lí mới để thực hiện những chức năng cơ bản của hệ.
Giải pháp tìm thấy mang tính khoa học nhiều hơn công nghệ. Khoảng 4% giải pháp thuộc loại
này

5. Một phát hiện khoa học hiếm hoi hay một phát minh tiên phong về một hệ hoàn toàn mới.
Khoảng 1% giải pháp thuộc loại này

Mức Độ sáng tạo % giải Nguồn kiến thức Số giải pháp được
pháp nghiên cứu
1 Giải pháp đã có 32 Kiến thức cá nhân 101
2 Cải tiến chút ít 45 Kiến thức công ti 102
3 Cải tiến nhiều 18 Kiến thức trong ngành 103
công nghiệp
4 Khái niệm mới 4 Kiến thức ngoài ngành 105
công nghiệp
5 Phát minh 1 Tất cả kiến thức của loài 106
người

40 nguyên tắc sáng tạo

1. Phân chia

a. Chia vật thể thành những phần độc lập


b. Tạo một vật thể lắp ghép
c. Tăng mức độ phân chia của vật thể

VD : đồ gỗ lắp ghép, mô đun máy tính, thước gấp

2. Trích đoạn

a. Trích (bỏ hoặc tách) phần hoặc tính chất « nhiễu loạn » ra khỏi vật thể hoặc,
b. Trích phần hoặc tính chất cần thiết

VD : Để đuổi chim khỏi các sân bay, sử dụng băng ghi âm tiếng các con chim đang sợ hãi (âm
thanh được tách ra khỏi các con chim)

3. Đặc tính định xứ

28
Các phương pháp sáng tạo
a. Chuyển cấu trúc (của vật thể hoặc môi trường/tác động bên ngoài) từ đồng nhất sang không
đồng nhất
b. Những bộ phận khác nhau thực hiện những chức năng khác nhau
c. Đặt mỗi bộ phận của vật thể dưới các điều kiện hoạt động tối ưu

VD : - Để tránh bụi từ các mỏ than một cái màn mau bằng nước có dạng hình nón được dùng
cho các bộ phận của máy khoan và máy ủi. Màn càng mau thì càng tránh bụi tốt nhưng lại làm
cản trở việc quan sát. Giải pháp là dùng một lớp màn thưa xung quanh nón màn mau.

- Bút chì và tẩy trên cùng một cái bút

4. Bất đối xứng

a. Thay một hình đối xứng thành một hình không đối xứng
b. Nếu vật thể đã bất đối xứng rồi thì tăng độ bất đối xứng

VD : - làm một mặt của lốp xe khỏe hơn mặt kia để chịu được tác động của lề đường

- khi tháo cát ướt bằng một cái phễu đối xứng, cát tạo ra một cái vòm ở lỗ, gây ra dòng chảy
bất thường. Một cái phễu bất đối xứng sẽ loại trừ hiệu ứng tạo vòm này

5. Kết hợp

a. Kết hợp về không gian những vật thể đồng nhất hoặc những vật thể dành cho những thao
tác kề nhau
b. Kết hợp về thời gian những thao tác đồng nhất hoặc kề nhau

VD : yếu tố hoạt động của một máy xúc quay có những cái vòi hơi đặc biệt để làm tan và làm
mềm đất đông cứng

6. Tổng hợp

Vật thể hoạt động đa chức năng loại bỏ một số vật thể khác

VD : - ghế sofa có chức năng của một cái giường

- ghế của xe tải nhỏ có thể điều chỉnh thành chỗ ngồi, chỗ ngủ hoặc để hàng hóa

7. Xếp lồng

a. Để một vật thể trong lòng một vật thể khác, vật thể khác này lại để trong lòng một vật thể
thứ ba
b. Chuyển một vật thể thông qua một khoảng trống của một vật thể khác

VD : - ăng ten có thể thu ngắn lại được

- ghế có thể chất chồng lên nhau để cất đi

29
Các phương pháp sáng tạo
- Bút chì với những mẩu chì dự trữ để bên trong

8. Đối trọng

a. Bù trừ trọng lượng của vật thể bằng cách nối với một vật thể khác mà có một lực đẩy
b. Bù trừ trọng lượng của vật thể bằng tương tác với môi trường cung cấp khí hoặc thủy động
lực

VD : - thiết bị nâng thân tàu

- cánh sau của xe ô tô đua có thể tăng áp suất từ ô tô lên mặt đất

9. Phản hoạt động trước tiên

a. Thực hiện phản hoạt động trước tiên


b. Nếu vật thể chịu áp lực thì cung cấp cung cấp một phản áp lực trước đó

VD : - gia cố cột hoặc nền móng

- gia cố trục tạo thành từ vài ống trước tiên được vặn theo một số góc đặc biệt

10. Hoạt động trước tiên

a. Trước tiên thực hiện tất cả hoặc một phần hoạt động
b. Sắp xếp các vật thể sao cho chúng có thể đi vào hoạt động trong một khoảng thời gian hợp
lí và từ một vị trí thích hợp

VD : - lưỡi dao tiện ích tạo với đường rãnh cho phép phần cùn của lưỡi dao có thể được bẻ đi,
để lại phần sắc

- Xi măng cao su hình chai rất khó có thể xếp chặt và đồng nhất. Thay vào đó nó được đổ
thành hình băng.

11. Đề phòng

Bù trừ cho tính không tin cậy của vật thể bằng biện pháp trả đũa trước tiên

VD : hàng hóa được bố trí để ngăn cản việc ăn cắp đồ

12. Đẳng thế

Thay đổi điều kiện làm việc sao cho không phải nâng lên hoặc hạ xuống

VD : dầu động cơ ô tô được công nhân thay trong các hố gầm để tránh sử dụng những dụng
cụ nâng bốc đắt tiền

13. Đảo ngược

30
Các phương pháp sáng tạo
a. Thay cho một hành động điều khiển bởi các chi tiết kĩ thuật của bài toán, áp dụng một hành
động ngược lại
b. Làm cho phần chuyển động của vật thể hoặt môi trường bên ngoài của vật thể trở nên bất
động và những phần bất động trở thành chuyển động
c. Lật úp vật thể

VD : khi mài vật thể thì di chuyển vật mài chứ không di chuyển bàn chải như thế bàn chải sẽ
đỡ bị mòn hơn

14. Làm tròn

a. Thay những vật thể thẳng hoặc bề mặt bằng phẳng thành những mặt cong ; thay thể hình
lập phương thành hình cầu
b. Sử dụng con lăn, vật hình xoắn ốc
c. Thay thế chuyển động thẳng bằng chuyển động quay ; tận dụng lực li tâm

VD : máy tính sử dụng con chuột có cấu trúc tròn thành chuyển động hai chiều trên màn hình

15. Năng động

a. Tạo một vật thể hoặc môi trường của nó tự động điều chỉnh tới chế độ tối ưu tại mỗi trạng
thái hoạt động
b. Chia vật thể thành những phần nhỏ mà có thể thay đổi vị trí tương đối với nhau
c. Nếu vật thể bất động thì làm cho nó chuyển động và có thể trao đổi được

VD : - đèn chớp với cái cổ ngỗng linh động giữa thân và bóng đèn

- mạch máu trong cơ thể người có hình ống. Để giảm cặn hoặc mạch máu không quá tải, chỉ
một nửa mạch máu có dạng ống có thể mở ra.

16. Hành động một phần hoặc quá mức

Nếu khó có thể đạt 100% hiệu quả mong muốn thì cố đạt đến cái đơn giản nhất

VD : - một ống xi lanh được sơn bằng cách bơm sơn, nhưng bơm quá nhiều sơn. Lượng sơn
thừa được lấy ra bằng cách quay nhanh ống xi lanh

- để có thể lấy hết bột kim loại ra khỏi cái thùng, người đóng đai có một cai phễu đặc biệt có
thể bơm để cung cấp áp suất cố định bên trong thùng

17. Chuyển động tới một chiều mới

a. Loại bỏ các bài toán bằng cách dịch chuyển một vật thể trong một chuyển động hai chiều
(tức là dọc theo mặt phẳng)
b. Dùng tổ hợp chồng chập đa lớp thay cho đơn lớp
c. Làm nghiêng vật thể hoặc quay nó lên cạnh của nó

31
Các phương pháp sáng tạo
VD : một nhà kính có một gương cầu lõm ở phía bắc của ngôi nhà để cải thiện ánh sáng ở
phía đó thông qua phản xạ ánh sáng ban ngày

18. Rung động cơ học

a. Đặt vật thể vào thế rung động


b. Nếu đã rung động rồi thì tăng tần số, thậm chí đến tận tần số sóng siêu âm
c. Sử dụng tần số cộng hưởng
d. Thay áp rung cho rung cơ học
e. Dùng rung động siêu âm với từ trường

VD : - bỏ khuôn đúc ra khỏi vật thể mà không hại đến bề mặt vật thể, cưa tay thông thường
được thay bằng dao rung động

- rung khuôn đúc trong khi đổ vật liệu vào để giúp dòng chảy của vật liệu và các tính chất cấu
trúc

19. Hành động tuần hoàn

a. Thay một hành động liên tục thành một hành động tuần hoàn (xung)
b. Nếu một hành động đã tuần hoàn rồi thì thay đổi tần số
c. Sử dụng xung giữa các xung lực để cung cấp hành động bổ xung

VD : - tác động mở ốc nên dùng xung lực hơn là một lực liên tục

- đèn báo nháy sáng có tác dụng thu hút chú ý hơn đèn phát sáng liên tục

20. Liên tục hóa hành động hiểu quả

a. Thực hiện một hành động liên tục (không nghỉ) trong đó tất cả các phần của vật thể hoạt
động hết công suất
b. Loại bỏ các hành động không hiệu quả và trung gian

VD : một cái khoan có cạnh để cắt cho phép cắt theo chiều tới và lui

21. Dồn đột ngột

Thực hành các thao tác có hại hoặc mạo hiểm với tốc độ thật nhanh

VD : máy cắt ống kim loại mỏng có thể tránh cho ống không bị biến dạng trong quá trình cắt
khi cắt với tốc độ nhanh

22. Chuyển thiệt thành lợi

a. Sử dụng những yếu tố có hại hoặc các tác động môi trường để thu những hiệu quả tích cực
b. Loại bỏ những yếu tố có hại bằng việc kết hợp nó với một yếu tố có hại khác
c. Tăng tác động có hại đến khi nó tự triệt tiêu tính có hại của nó

32
Các phương pháp sáng tạo
VD : - cát sỏi đông cứng khi vận chuyển qua thời tiết lạnh. Nếu quá lạnh (dùng ni tơ lỏng)
làm cho nước đá trở nên giòn, cho phép rót được

- khi nung nóng chảy kim loại bằng lò cao tần, chỉ có phần ngoài trở nên nóng. Hiệu ứng này
được dùng để nung nóng bề mặt.

23. Thông tin phản hồi

a. Mở đầu thông tin phản hồi


b. Nếu đã có thông tin phản hồi thì đảo ngược nó

VD : - áp suất nước từ một cái giếng được duy trì bằng việc đo áp suất ra và bật bơm nếu áp
suất quá thấp

- Nước đá và nước được đo một cách tách biệt nhưng cần kết hợp để tính tổng khối lượng
riêng. Vì nước đá rất khó có thể pha chế một cách chính xác, do đó nó được đo trước. Khối
lượng đó được đổ vào một dụng cụ điều khiển nước, để có thể pha chế với liều lượng cần
thiết.

24. Môi giới

a. Dùng một vật thể trung gian để truyền hay thực hiện một hành động
b. Tạm thời nối một vật thể với một vật thể khác mà nó dễ dàng được tháo bỏ đi

VD : để làm giảm năng lượng mất mát khi đặt một dòng điện vào một kim loại nóng chảy,
người ta dùng các điện cực được làm nguội và các kim loại nóng chảy trung gian có nhiệt độ
nóng chảy thấp hơn

25. Tự phục vụ

a. Làm cho vật thể tự phục vụ và thực hiện những thao tác bổ sung và sửa chữa
b. Tận dụng vật liệu và năng lượng bỏ đi

VD : - để tránh cho đường ống phân bố các vật liệu mài mòn, bề mặt của ống được phủ một
loại vật liệu trống ăn mòn

- trong một cái súng hàn điện, thanh tròn được đưa lên bằng một dụng cụ đặc biệt. Để đơn
giản hệ thống thanh được đưa lên bằng một cuộn dây có dòng điện cấp cho mũi hành chạy
qua

26. Sao chụp

a. Dùng một bản sao đơn giản và rẻ tiền thay cho một vật thể phức tạp, đắt tiền, dễ vỡ hay bất
tiện
b. Thay thế một vật thể bằng bản sao hoặc hình ảnh của nó, có thể dùng thước để tăng hoặc
giảm kích thước
c. Nếu các bản sao quang học đã được dùng, thay chúng bằng những bản sao hồng ngoại hoặc
tử ngoại

33
Các phương pháp sáng tạo
VD : chiều cao hoặc chiều dài của vật thể có thể được xác định bằng cách đo bóng của chúng

27. Vật thể rẻ tiền, tuổi thọ ngắn thay cho vật thể đắt tiền, tuổi thọ dài

Thay một vật thể đắt tiền bằng nhiều những vật thể rẻ tiền có ít ưu điểm hơn (ví dụ tuổi thọ
kém đi)

VD : giấy vệ sinh dùng một lần

28. Thay thế hệ cơ học

a. Thay thế hệ cơ học bằng hệ quang, âm hoặc khứu giác (mùi)


b. Dùng điện, từ, điện từ trường để tương tác với vật thể
c. Thay thế các trường
1. Trường tĩnh bằng các trường động
2. Trường cố định bằng trường thay đổi theo thời gian
3. Trường ngẫu nhiên bằng trường cấu trúc
4. Dùng một trường kết hợp với các hạt sắt từ

VD : để tăng liên kết của lớp sơn kim loại và vật liệu dẻo nóng, quá trình được thực hiện bên
trong một trường điện từ, trường này tạo lực tác động lên kim loại

29. Xây dựng khí, thủy lực học

Thay thế các phần cứng rắn của vật thể bằng khí hoặc chất lỏng. Các phần này có thể dùng
không khí hoặc nước để phồng lên, hoặc dùng đệm hơi hay đệm thủy tĩnh

VD : - để tăng cặn của hóa công nghiệp, một cái ống hình xoáy ốc với các vòi được dùng. Khi
những luồng không khí đi qua các vòi, cái ống đó sẽ tạo ra một bức tường kiểu khí, làm giảm
vật cản

- để vận chuyển những đồ dễ vỡ người ta dùng phong bì bọt khí hoặc vật liệu bọt

30. Màng linh động hoặc màng mỏng

a. Thay cấu trúc truyền thống bằng cấu trúc làm từ màng linh động hoặc màng mỏng
b. Cô lập vật thể ra khỏi môi trường xung quanh bằng cách sử dụng màng linh động hoặc
màng mỏng

VD : để tránh hơi nước bốc bay ra khỏi lá cây, người ta tưới một lớp nhựa tổng hợp. Sau một
thời gian lớp nhựa đó cứng lại và cây phát triển tốt hơn vì màng nhựa cho phép ô xi lưu thông
qua tôt hơn hơi nước

31. Dùng vật liệu xốp

a. Dùng vật thể xốp hoặc các yếu tố xốp (chèn, phủ, …)
b. Nếu một vật thể đã xốp thì làm đầy các lỗ chân lông trước bằng một vài chất liệu

34
Các phương pháp sáng tạo
VD : để tránh bơm chất lỏng làm nguội vào máy một số bộ phận của máy được nhét đầy các
vật liệu xốp thấm hết các chất lỏng đó. Hơi làm nguội khi máy làm việc làm cho máy nguội
đồng nhất trong thời hạn ngắn

32. Đổi màu

a. Đổi màu của vật thể hoặc những thứ quanh nó


b. Đổi độ trong suốt của vật thể hoặc quá trình mà khó có quan sát
c. Dùng bổ sung màu để quan sát các vật thể hoặc quá trình khó quan sát
d. Nếu đã dùng bổ sung màu thì dùng các yếu tố khác để theo dõi

VD : - một miếng gạc trong suốt có thể cho phép theo dõi vết thương mà không cần tháo ra

- màn chắn nước để bảo vệ công nhân máy cán thép khỏi bị bỏng nhưng màn đó cung không
cản trở việc quan sát thép nóng chảy. Người ta làm cho nước có màu để tạo một hiệu ứng lọc
(để giảm bớp cường độ ánh sáng) trong khi vẫn giữ tính trong suốt của nước

33. Tính đồng nhất

Làm các vật thể tương tác với vật thể đầu tiên bằng cùng loại vật liệu hoặc vật liệu rất gần với
vật thể đầu tiên đó

VD : bề mặt của máng chuyển vật thể cứng được làm cùng loại vật liệu với vật thể chạy trên
đó cho phép phục hồi liên tục bề mặt của máng

34. Những phần loại bỏ và tái sinh

a. Một yếu tố của vật thể sau khi hoàn thành chức năng hoặc trở nên vô dụng thì hãy loại bỏ
hoặc thay đổi nó (vứt bỏ, phân hủy, làm bay hơi, …)
b. Loại bỏ ngay lập tức những phần của vật thể không còn tác dụng

VD : - ca tút của viên đạn được lấy ra ngay sau khi súng bắn

- Phần thân của tên lửa tách ra sau khi làm hết chức năng của nó

35. Chuyển pha lí hóa của vật thể

Thay đổi trạng thái kết tập, phân bố mật độ, độ linh động, nhiệt độ của vật thể

VD : trong một hệ có những vật liệu dễ vỡ, bề mặt của cái vẵn xoáy trôn ốc được tạo thành từ
vật liệu dẻo với hai lò xo xoáy ốc. Để điều khiển quá trình, bước của đinh ốc có thể thay đổi
từ xa

36. Chuyển pha

Ứng dụng các hiệu ứng trong quá trình chuyển pha của vật liệu. Ví dụ trong khi thay đổi thể
tích, bậc tự do hay hấp thụ nhiệt

35
Các phương pháp sáng tạo
VD : ứng dụng trong tủ lạnh để hạ nhiệt độ xuống thấp

37. Giãn nở nhiệt

a. Dùng vậtt liệu có thể co giãn theo nhiệt độ


b. Sử dụng các vật liệu khác nhau với các hệ số giãn nở nhiệt khác nhau

VD : để điều khiển đóng mở cửa sổ trong nhà kính, một tấm gồm hai kim loại được nối với
cửa sổ. Khi nhiệt độ thay đổi thì sẽ làm cho tấm cong lên hoặc cong xuống làm cho cửa sổ
đóng mở

38. Sử dụng chất ô xi hóa mạnh

a. Thay không khí thường bằng môi trường nhiều không khí
b. Thay môi trường giàu không khí bằng ô xi
c. Xử lí vật thể trong môi trường giàu không khí hoặc ô xi bằng phóng xạ ion hóa
d. Sử dụng ô xi ion hóa

VD : để thu nhiều nhiệt hơn từ ngọn lửa, ô xi được cung cấp thay cho không khí thường

39. Môi trường khí trơ

a. Thay môi trường thường bằng môi trường khí trơ


b. Thực hiện quá trình trong chân không

VD : để tránh bông khỏi bắt lửa trong kho hàng, người ta dùng khí trơ khi vận chuyển tới khu
tập kết

40. Vật liệu composite

Thay vật liệu đồng nhất bằng vật liệu composite


VD : cánh của máy bay làm bằng vật liệu composite cho khỏe và nhẹ hơn

Từ Phát Minh Đến Nhận Bằng Phát Minh: "Con


đường đau khổ tập ..."
Thưa các bạn,
Bài viết có một cái tưạ ... bi quan như vậy thì có nên để vào mục Tảng Đá Bên Đường mới
hợp! Ở đây, chủ ý cuả người viết là để tăng sự lưu ý cuả các bạn về thực tế mà những người
đã sáng tạo có thể gặp phải. Như vậy, những khó khăn nào mà sau khi đã phát minh ra cái mới
rồi mà nhà sáng tạo vẩn phải đương đầu? Hy vọng bài viết này sẽ nêu được vài thông tin hữu
ích ngỏ hầu làm quà tặng cho các bạn nào muốn trở thành "khoa học gia" làm một phần hành
trang. Bài viết này giả sử rằng bạn vưà tìm ra một ý tưởng hoàn toàn mới hoặc là thiết kế, chế
tạo được một chi tiết hay "sản phẩm" nào đó mới lạ hơn so với hiểu biết hiện tại.
Để tránh các hiểu lầm đáng tiếc, bài viết sẽ không nêu đích danh và không cho bất kì chi tiết
nào liên quan đến sự hoạt động trong lãnh vực bảo vệ tác quyền cuả từng hãng xưởng ở trong
và ngoài nước
36
Các phương pháp sáng tạo
1. Trước khi nhập cuộc:

1.1 Bằng phát minh là gì và khi nào nên tiến hành thủ tục xin cấp bằng phát
minh:

1.1.1 Khái niệm "bằng phát minh":

Nếu lên trang google và gõ vào đó từ khoá define:patent thì bạn sẽ nhận được hơn 30 định
nghiã khác nhau chỉ riêng cho chữ này. Tuỳ theo tiêu chuẩn, tuỳ theo quốc gia, và tuỳ theo
quan điểm mà người ta đưa ra khái niệm cho phù hợp với mụch đích xử dụng cuả người định
nghiã nó. Ở đây, ta tạm hiểu Bằng phát minh (patent) là một loại văn bản công nhận đặc
quyền cuả một chính quyền cấp cho người (nhóm ngườì, hay một tổ chức) đã đăng kí phát
minh cho phép người đó (họ) việc mua, bán xử dụng, cho thuê mướn, san sẻ, chuyển nhượng,
hay sản xuất một loại thiết bị, thiết kế, kiến trúc, hay một kiểu máy trong một thời gian ấn
định nhằm tưởng thưởng cho (những) người phát minh

1.1.2 Đặc điểm:

Để công nhận một phát minh mới thì thường mỗi quốc gia sẽ có tiêu chuẩn và cách thức
riêng. Ở đây, chỉ xin đề cập đến các điều kiện hay tính chất đặc thù cuả chung một phát minh
(nhất là tại Hoa Kì):

• Tính sáng tạo và khả dụng: Để được công nhận là một phát minh thì thiết kế hay thiết
bị phải hữu dụng (useful), nguyên gốc (original) (đầu tiên do người phát minh làm ra
chớ không phải từ nguồn khác), và không hiển nhiên (đã là phát minh thì không thể
mọi người đều có thể thấy biết hoặc làm được một cách dể dàng)
• Tính mãi dụng: Bản thân phát minh phải cụ thể như là một thiết bị, một loại máy hay
chí ít là một phương thức ứng dụng, kiến trúc hay thuật toán (như trong trường hợp
cuả các phát minh về phần mềm điện toán, hay các công thức chế tao ...đồ ăn). Hầu
hết đều hoặc là một sản phẩm hoặc là một phần cuả sản phẩm có thể buôn bán
giao dịch hay trao đổi.
• Tính hữu hạn: Quyền lợi cuâ người có bằng phát minh thưòng chỉ có giá trị trong
một thời gian tuỳ theo quy định cuả mỗi nước. Riêng đối với các bằng phát minh
quốc tế (các nước theo công ước Paris trong đó có Hoa Kì) thì bằng phát minh có giá
trị lên đến 20 năm. Một số bằng phát minh được công nhận trong nội bộ cuả một nước
thì thời gian hết hạn sẽ do luật pháp nước sở tại qui định (ở Mỹ là 17 năm). Sau thời
gian đó, các quyền lợi sẽ không còn nưã và giá trị cuả bằng phát minh chỉ lại là giá trị
biểu tượng (hay danh dự) cho người sáng tạo ra nó.
• Tính độc quyền: Một khi được bằng phát minh thì người phát minh dưới sự bảo vệ cuả
luật pháp có các đặc quyền như đã nêu trong phần khái niệm. Và những ai vi phạm các
đặc quyền này (kể cả các cơ quan công quyền) đều có thể bị tác giả phát minh đưa ra
toà đòi bồi hoàn thiệt hại.
• Tính tổ chức: Bằng phát minh trước hết phải được đăng kí từ mỗi quốc gia và được
quản lí bằng luật lệ cuả chính phủ quốc gia cấp bằng.
• Tính nhân bản: Sau khi hết hạn sử dụng thì phát minh sẽ trở thành tài sản công
cộng (public domain) nghiã là mọi người đều có quyền xử dụng phát minh đó nhưng
không phải trả tiền. Từ dây, phát minh là một phần tài sản chung cuả nhân loại hay
quốc gia. Chính vì đặc điểm này mà có nhiều phát minh hay phát kiến mới đã được

37
Các phương pháp sáng tạo
(hay bị??) chính phủ (nhất là các thiết bị quốc phòng), các hãng xưởng (để cất riêng
các kĩ thuật mới), hay cá nhân (dấu nghề) không tiến hành thủ tục đăng kí xin bằng
phát minh để giấu kĩ thuật hay giữ độc quyền trong thời hạn lâu hơn.

o Tính ưu việt: Một số nơi còn đòi hỏi rằng để công nhận một phát minh thì nó phải đem
lại lợi ích cao hơn hay hoạt động hiệu quả hơn những trang thiết bị hay những thiết kế
hiện có. Không phải nơi nào cũng đòi hỏi điều kiện này

Ngoài ra, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi: phát minh (invention) là gì? -- Tại sao nhiều công
trình mới về toán hay về lí thuyết khoa học lại không có bằng phát minh? Xin bạn hãy xem
xét tính chất lí thuyết trừu lượng cuả các học thuyết với các phát minh cụ thể cũng như liệu
rằng các "bằng phát minh" như vậy đem bán cho ai? và ai sẽ dùng nó để trực tiếp làm sản
phẩm gì?. (xin xem thêm định nghiã Anh ngữ cuả chữ invention ở cuối bài). Ngoài ra, chúng
ta còn có các khái niệm khác như là sáng kiến, sáng chế, phát kiến,...Ở đây sẽ không đề cập
nhiều đến định nghiã các khái niệm đó. Để bảo vệ các "sản phẩm trí tuệ", ngoài việc dùng
bằng phát minh, người ta còn dùng tới các "quyền" khác như là việc dùng đến bản quyền
(copyright) chẳng hạn. Hơn nưã, sự khuyến khích cuả các "sản phẩm trí tuệ không bằng phát
minh" có thể được đánh giá qua các giải thưởng cao quí (như Nobel, Nevalina, Fields, Abel,
Wolf...) hay qua việc đặt tên cuả sản phẩm trí tuệ (Các định lí, học thuyết và ngay cả các phát
kiến đều có tên và đó thưòng là tên cuả người sáng tạo đặt cho chúng)

Vì việc xin một bằng phát minh sẽ phải qua vượt nhiều thủ tục kiểm tra khá chặt chẽ từ việc
trình bày cho thật rõ ràng minh bạch cho đến việc phải bảo vệ lập luận khoa học truớc toà nên
để đỡ mất thì giờ về sau người phát minh cần làm một số thử nghiệm:

1.2 Kiểm nghiệm lại tính đúng đắn (logic):

• Hoạt động được trong các môi trường mà bạn đề nghị trong mọi tình huống
• Không phản khoa học, không sai lầm trong lập luận hay logic,và không tự mâu thuẫn
• Các thuật toán (nếu có) phải chính xác đầy đủ
• Đề tài bạn đề nghị xin đăng kí phát phải đơn nhất -- nghiã là nếu phát minh cuả bạn là
để giải quyết vấn đề A thì trong toàn bộ đề tài đưa ra chỉ nhằm trả lời vấn đề A chứ
không đi tản mạn sang giải quyết các vấn đề khác.

38
Các phương pháp sáng tạo

Hình: Tìm ra chổ ... khiếm khuyết cuả ý kiến để loại trừ nó ra khỏi khung phát minh

1.3 Kiểm lại tính khả thi:

• Với trình độ kĩ thuật hiện tại, bằng phương pháp bạn nêu thì có thể tiến hành hay thực
thi được.
• Không có giả thiết nào tưởng tượng hay không rõ ràng chính xác
• Những trang thiết bị và điều kiện cần (và đủ) nào để thực thi được phát minh

1.4 Thẩm định giá trị thực cuả phát minh -- Lí thuyết và thực tiễn

• Đề tài mà bạn giải quyết phải hữu dụng nghiã là nó có áp dụng cụ thể cho một gút mắt
nào đó trong kĩ thuật hay trong đời sống
• Phát minh này cần thực sự có điểm ưu việt hơn các phương pháp hiện tại dùng để giải
quyết cùng một vấn đề hoặc nó giải quyết được vấn đề mà trước nay chưa có cách nào
khác giải quyết. Nhũng điểm ưu việt có thể ở một hay nhiều khiá cạnh chẳng hạn như:
rẻ hơn, dể làm hơn, nhanh hơn, tiện lợi hơn, hay năng xuất cao hơn ....
• Mục đích tối hậu cuả bằng phát minh là áp dụng được nó vào một sản phẩm nào đó.
Do đó, nó không thể là một sản phẩm trừu tượng hay chỉ để "giải trí" (Ở đây xin đừng
hiểu lầm "giải trí" với các sản phẩm hay thiết bị cho phục vụ cho giải trí)
• Có nhiều phát kiến rất tuyệt vời nhưng vì không có áp dụng trực tiếp vào các sản
phẩm nên sẽ không thuộc về dạng để đăng kí phát minh. Trường hợp này, người có
phát kiến có thể nhận lãnh các dạng bảo vệ và tưởng thưởng khác.
• Các nguyên tắc, nguyên lí, hay thuật toán mới sau khi đã được chứng minh và phát
triển rõ ràng đầy đủ thì vẩn phải có một bước tiếp nối đó là quá trình thực hiện (hay
thực nghiệm) môt mô hình mẫu hay một sản phẩm mẫu hoạt động được và hoàn toàn
dưa trên những gì đã được nhà phát minh thiết kế. Trong da số các trường hợp, chính
mô hình này mới thực sự là bước quyết định để nhà phát minh được công nhận. Tạm
gọi bước này là quá trình kiểm nghiệm nguyên lí (proof-of-concept process). Bởi vì

39
Các phương pháp sáng tạo
quá trình này có thể mất một thời gian khá lâu cho nên trong nhiều trường hợp nó
được tiến hành song song với thời gian xin đăng kí phát minh
• Ước lượng các loại công sức, chi phí, thời gian, không gian, và hiệu năng cuả phát
minh.

o Ngoài ra, giá trị thực tiễn cuả một đề án hay một phát minh còn phụ thuộc vào giá
thành tính bằng tiền, thời gian, và công sức bỏ ra. Có nhiều phát minh đã được cấp
bằng từ sớm nhưng mãi nhiều thập niên sau vẫn chưa đem ra áp dụng được vì chi phí
quá cao ... Đôi khi phải đợi đến khi có các phát minh khác hiệu quả hơn về mặt thực
tiễn ra đời thay thế và phát minh gốc ban đầu ...đã chìm vào quên lãng. Trong trưòng
hợp như vậy, tùy theo đánh giá cuả người chủ phát minh là có nên xúc tiến hành xin
patent hay không. Nếu có, thì nên nghĩ đến các yếu tố tinh thần khác hữu ích cho đời
sống như yếu tố về vinh dự, về giáo dục ... (hay ngay cả chỉ để đem "lộng kiến".)

1.5 Lấy thêm ý kiến khách quan:

Ý kiến khách quan luôn luôn cung cấp cho chúng ta những góc độ nhìn khác nhau cuả nhiều
trình độ khác nhau về vấn đề mà bạn giải quyết. Tuy nhiên, không phải ý kiến nào cùng chính
xác 100%. Riêng đối với các chuyên gia bạn cẩn thận trọng hơn khi hỏi ý kiến. Đây có thể là
con dao hai lưỡi. Người cho ý kiến có thể dùng chính ý kiến cuả bạn cho việc riêng tư cuả họ
ngay cả việc tranh giành phát minh bằng cách nộp đơn xin đăng kí phát minh này ngay trước
khi bạn hoàn tất bản xin đăng kí cuả bạn. Các đối tượng có thể giúp ý bạn là:

• Các chuyên gia mà chuyên môn cuả họ liên quan đến phát minh cuả bạn
• Những người trực tiếp xử dụng "sản phẩm" mà bạn phát minh
• Người thân và bạn bè
• Cơ quan quản lí, hay chính quyền sở tại hay cơ quan sản xuất "sản phẩm" có liên đới
tới phát minh

Dẫu sao đi nưã, người phát minh, vì hiểu "đưá con tinh thần" cuả mình hơn ai hết, nên/phải là
người chủ động đánh giá và đưa ra phát xét cuối cùng về chính phát minh cuả mình. Các ý
kiến bên ngoài là để cho tác giả có thêm thông tin nhằm nhìn nhận và đánh giá "phát minh
mới" một cách khách quan và sáng tỏ hơn từ các góc nhìn khác nhau

1.6 Thực sự "phát minh":

• Theo thống kê cuả ICO (http://patentsearch.patentcafe.com) thì chỉ riêng số patent cuả
10 hãng điện tử có nhiều phát minh được công nhận nhất trong năm 2003 tại Hoa Kì
đã có tổng cộng hơn 19600. Như vậy bạn có thể tưởng tưọng con số thực cuả toàn bộ
phát minh trên thế giới .... lớn đến cỡ nào. Do vậy, cũng sẽ không ngạc nhiên mấy nếu
có hai phát minh giống hay tương tự nhau cùng xin đăng kí trong khoảng thời gian gần
nhau.
• Nếu biết được rằng ý đồ mà bạn vưà phát minh ra đã có người làm trước thì thông tin
này sẽ giúp bạn giảm thiểu rất nhiều thì giờ và công sức (đê huỷ bỏ ý định hay tiếp
tục.)
• Để có thể biết được những thông tin về các phát minh đã có hay đang được cứu xét thì
bạn có thể liên lạc với các dịch vụ lo về bằng phát minh (hay các văn phòng luật sư

40
Các phương pháp sáng tạo
chuyên lo về phát minh) hay các cơ quan chính phủ lo về thủ tục cấp bằng phát minh
cuả nước sở tại

o Riêng tại Hoa Kì, nước cấp nhiều bằng phát minh hàng năm nhất, bạn có thể tham
khảo trang web cuả United States Patent and Trademark Office:
http://www.uspto.gov/patft/index.html để tìm kiếm

2. Bảo vệ đưá con cuả chính mình:

• Trong nhiều trường hợp người phát minh nên cân nhắc kĩ việc quyết định có nên hay
không xin đăng kí một phát minh. Từ định nghiã khái niệm patent, quá trình xin phát
minh không đơn giản góì gọn trong việc nộp đơn và chờ ... Trong rất nhiều trường hợp
người phát minh phải bảo vệ ý kiến cuả mình (trước toà) và do đó sẽ tốn nhiều tiền
bạc thời gian và công sức. Tuy nhiên, theo nhận định cuả các chuyên gia làm việc
trong cơ quan cấp bằng phát minh thì lại cho rằng trong nhiều năm họ ít bao giờ thấy
có "idea" nào hoàn toàn giống với "idea" nào. Nghiã là luôn có sự dị biệt giưã các phát
minh (gần) tương tự nhau. Và như vậy bạn vẩn có thể có cơ hội nhỏ nào đó được cấp
bằng khi đã có một phát minh khác đăng kí trước giống với phát minh của bạn. (Tuỳ
theo khả năng bào chưã cuả luật sư!?).
• Như đã nêu, trong khi hoàn chỉnh đề án phát minh, nhà phát minh nhiều khi đã phải
rút tiả kinh nghiệm hay ý kiến từ các nhà chuyên môn và người ngoài ... Đây cũng
chính là lúc mà ý kiến cuả phát minh có thể bị ăn cắp. Tuỳ trường hợp, có khi người
làm phát minh nên chuẩn bị sẵn những bằng chứng trong trường hợp bị ăn cắp (chẳng
hạn như có người chứng vật chứng là nhà phát minh đã đã đề xuất ý cuả mình trước
đối phương)
• Trong một số trường hợp khác, ý kiến (có thể sai lạc có thể đúng) cuả một số nhà
chuyên môn cũng có thể làm "tan biến" ý đồ cuả phát minh. Do đó, người phát minh
cần phải góp nhặt ý từ nhiều nguồn và phải biết bảo vệ tư tưởng cuả mình bằng những
luận chứng xác thực cũng như biết mạnh dạn từ bỏ các "phát minh" thực sự vô dụng

Trong các nước kĩ nghệ hoá thì đa số các nhà phát minh lại làm việc cho một một hãng
xưởng, số còn lại làm việc cho một số đại học, hay là các nhà phát minh độc lập. Phần tiếp
theo sẽ bàn về một số kinh nghiêm cho những người muốn phát minh trong khi vẩn làm cho
một hàng kĩ nghệ

2.1 Làm việc cho hãng/công ty:

Khi bạn ki hợp đồng làm việc cho môt hãng/công ty kĩ nghệ thì thông thưòng trong bản hợp
đồng đó sẽ có điều khoản nói về việc quản lí các "tài sản trí tuệ" (intellectual property).
Thường thì các hãng/công ty sẽ giành quyền sở hữu tất các sản phẩm trí tuệ mà bạn làm ra
trong thời gian còn hợp đồng làm việc. Như vậy, ngoại trừ trường hợp hãng từ chối (như
những phát minh không phù hợp với sản xuất cuả hảng chẳng hạn) các phát minh cuả người
làm công ngay sau khi được cấp patent sẽ trực tiếp được (hay bị) chuyển nhượng toàn quyền
xử dụng cho chủ hãng.Tuy nhiên, để khuyến khích các tài năng sáng tạo thì thường các công
ty lớn sẽ dành ra một khoản tiền thưởng hay bồi hoàn cho mỗi phát minh đồng thời đây cũng
là hình thức ghi nhận công lao cuả người phát minh.

41
Các phương pháp sáng tạo
2.1.1 Nét chung về chính sách cuả các hãng kĩ nghệ đối với các nhà phát minh: Ý
thức được vai trò vô cùng quan trọng cuả phát minh đối với sự sống còn cuả mộc công ty cho
nên nhiêù công ty nhất là công ty kĩ nghệ lớn có nhiều chủ trương chính sách để bảo vệ "tài
sản trí tuệ" về mặt sản phẩm cũng như con người. Đây là sơ lược một thuật toán mà các công
ty lớn lớn ở Mỹ hay dùng để xử lí các phát minh:

1. Khi 1 người làm tìm thấy ý kiến mới và nghĩ rằng đây có thể là một phát minh
2. Tiến hành đăng kí khai báo phát minh
3. Hội đồng duyệt xét phát minh (patent committee) có thể bao gồm các luật sư chuyên
trách về thủ tục xin phát minh và các nhân viên có nhiều khả năng thẩm định (thường
là các nhân viên đã đóng góp nhiều phát minh cho hãng) cuả riêng công ty đánh giá về
"phát minh" này:
Đây là bước quan trọng nhất. Sau khi duyệt xét mẫu khai cuả nhà phát minh tuỳ theo
chất lượng, tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng củ nó đến cơ chế sản xuất, hội đồng
này (có thể có sự bàn thảo trực tiếp với nhà phát minh liên đới) sẽ cho ra các quyết
định khác nhau. Nói chung các quyết định này thuộc về 4 dạng:
a) Ý kiến hoàn toàn mới phát thảo thực sự mới, đáng quan tâm, công ty có thể áp
dụng và cần được bảo vệ trước các đối tác cạnh tranh: Bắt đầu thủ tục đăng kí phát
minh và bảo vệ trước toà . Người ta còn phân biệt làm hai loại: Phát minh về tiện ích
(utility patent) và phát minh về thiết kế (design patent)
*) Phát minh tiện ích: Luật sư sẽ làm việc với nhà phát minh để làm thủ tục xin
cấp bằng. Trong nhiêù trường hợp văn phòng cấp phát bằng phát minh có thể yêu cầu
thêm thông tin, điều chỉnh sau đó chấp thuận hay huỷ bỏ phát minh này
**) Phát minh về thiết kế: Các thiết kế thưòng không bao giờ giống nhau. Do đó,
sẽ ít có trường hợp huỷ bỏ phát minh
b) Ý kiến đã tìm thấy ở đâu đó (trong các cở sở dữ liệu về phát minh hay đã thấy xuất
hiện ở thị trường : Bác đơn xin phát minh và bồi hoàn một số tiền công nhỏ cho người
xin
c) Ý kiến hoàn toàn mới, có tầm quan trọng lớn hay có ảnh hưởng đến các bí mật sản
xuất và có thể dể bị ăn cắp hoặc nháy từ các đối tác cạnh tranh: Phát minh có thể được
(bi) liệt vào dạng bí mật thương mại (Trade Secrete) và người nộp đơn sẽ có thể được
thưởng một số tiền nào đó
d) Ý kiến hoàn toàn mới có giá trị cao về mặt kĩ thuật hay sản xuất. Tuy nhiên, công
ty lại không thể xử dụng ý kiến này (thí dụ hãng chỉ bán hardware nhưng phát minh
cuả người làm lại chỉ liên quan đến software) Thì trong nhiều trường hợp, có thể công
ty vì lí do nào đó (tiết kiệm tiền toà án chẳng hạn) không chịu nộp đơn xin đăng kí
phát minh này nhưng lại vẩn muốn giữ "bản quyền thiết kế" sẽ bảo vệ "quyền phát
minh" bằng cách cho công bố một phần hay toàn bộ thiết kế cuả phát minh trên một
báo cáo kỹ thuật (world wide technical report). Phương thức này sẽ ngăn chận được tất
cả các công ty khác dùng chính ý kiến đó để xin bằng phát minh. Trong trường hợp
này thì người phát minh có thể phải điều chỉnh bản nội dung đang klí phát minh thành
một báo cáo kĩ thuật để đưuợc nhận một số tiền thưởng cuả công ty chủ quản.
4. Ngoài ra, để giữ "chất xám" khỏi bị "chảy máu" thì các công ty còn thể áp dụng các
biện pháp khác ngoài chế độ thưởng cho môĩ phát minh như là nâng lương, nâng cấp
chức vụ, hay có những ưu đãi khác cho các nhà phát minh làm việc trong công ty.

2.1.2 Cơ chế quản lí phát minh trong các công ty và các chổ hở:

42
Các phương pháp sáng tạo
2.1.2.1 Khái niêm Intellectual property cuả chủ có nghiã là "bán linh hồn cho .... ":
Mặc dù làm việc cho hãng thì bạn sẽ phải chuyển nhượng các đặc quyền về phát minh cuả
bạn cho chủ hãng nhưng bạn vẩn còn có những đền bù vật chất từ các chính sách ưu dãi về
"intellectual property" (tài sản trí tuệ). Đồng thời trong nhiều hãng lớn, bằng phát minh vẩn
ghi nhận tên bạn (như là người đề xướng). Nếu so cho kĩ thì việc này gần giống như một
nhân vật trong truyện cổ sau khi đã bán linh hồn thì anh ta luôn luôn có tiền (lương) nhưng
không thể nào thấy được ảnh cuả mình trong gương cho đến khi hết hợp đồng (làm việc)

2.1.2.2 Trong xã hội thì mỗi công ty kĩ nghê có thể có các qui ước về bảo quản các tài sản trí
tuệ cuả nhân công khác nhau.
Có nhiều hảng không có các chính sách về quản lí intellectual property. Tuy nhiên, như vậy
cũng không có nghiã là bạn có quyền đăng kí các phát minh mà bạn tìm ra trong thời gian làm
thuê nhất là các phát minh có dính dáng đến hoạt động cảa công ty. Sự nhập nhằng này nhiều
khi phiền hà hơn là ở những công ty đã có ghi rạch ròi mọi việc. Trong đa phần các tranh tụng
thì bạn luôn là người thiệt thòi vì ... đã làm thuê thì đâu có tiền bảo vệ trước các kiện tụng!?
Ngay cả trong khi làm việc ở hãng, các phát minh khi chưa kịp đăng kí (hay đã đăng kí nhưng
vì lí do nào đó bị bác bỏ) vẩn có cơ hội bị ăn cắp. Trong trường hợp này người phát minh vẩn
sẽ là người bị thiệt hại.

2.1.2.3 Khái niệm trade secrete thực ra là một kiểu "ăn bổng lộc chúa thì phải trả ơn mưa
mốc":
Khi một phát minh trở nên quá quan trọng đối với hoạt động (sản xuất) cuả hãng thì có thể
xãy ra tình huống là chủ hãng (hay cụ thể là hội đồng duyệt xét phát minh cuả hãng) sẽ đưa ra
quyết định cất giấu kĩ thuật mớì này và xếp nó vào loại trade secrete. Như vậy, vô hình chung
người tìm ra phát minh mất cơ hội được công nhận phát minh. Tùy theo hãng, có nơi sẽ bồi
hoàn một số tiền thưởng tương đương với số tiền thưởng khi đăng kí phát minh nhưng cũng
có hãng ... xù (bằng phưong cách nào đi chăng nưã thì người phát minh cũng mất ... dịp được
công nhận -- kể như trả ơn mưa mốc là vậy).

2.1.3 Vẩn chưa thoát khỏi vòng tay cuả ngạ quỉ:
Vì tầm quan trọng cuả phát minh đối với cá nhân cũng như đối với các đối tác cạnh tranh nên
nạn ăn cắp phát minh trong thời đại văn minh đã trở nên vấn đề lớn. Các hãng, vì sống còn, có
thể không từ nan việc ăn cắp các phát minh cuả hãng khác bằng mọi thủ đọan chẳng hạn như
từ việc cài đặt các thiết bị nghe/đọc trộm, các spyware, việc cài đặt các nhân viên tình báo (để
ăn cắp) vào làm ởcác hãng cạnh tranh ... cho đến việc phá mở các khoá (decode) mã cũng như
ăn cắp kĩ thuật trực tiếp từ sản phẩm cuả đối phương (de-assembly). Ngay cả trong cùng một
cơ sở làm việc, các nhân viên làm chung cũng có thể vì lòng tham ăn cắp phát minh cuả đồng
nghiệp. Nhiều trường hợp tranh chấp đã xãy ra ngay nội bộ cuả một hãng. Kẻ gian có thể thay
hình thức phát minh một chút (để trông nó có vẻ khác đi) hay đem nguyên văn từng phần hay
toàn bộ phát minh cuả người khác liên kết với các thế lực có quyền thế để giành công. (Chính
tác giả bài viết có đặt 1 câu hỏi với thành viên trong một hội đồng phát minh về việc ăn cắp
phát minh trong cùng 1 công ty thì được trả lời nhu sau: "bạn có thể dưạ trên các bằng chứng
(về người và vật) để đâm đơn kiện người đã ăn trộm phát minh cuả bạn. Tuy nhiên, bạn nên
đắn đo giưã số tiền mà bạn phải tốn trong việc thưa kiện (phí tổn lên đến vài chục nghìn USD
là chuyện thường) và việc quên phức nó đi. Việc thưa kiện chỉ đáng giá nếu bạn biết rõ cái
phát minh đó bạn lấy về được và nó sẽ làm lợi cho bạn rất nhiều lần số tiền mà bạn bỏ ra để
thưa gửi". Thực tế, người phát minh làm gì được nếu như ngay cả khi thắng kiện thì cái thành
quả phát minh rốt ráo cũng phải ... để cho công ty đang trả lương ... dùng nó. Một quản đốc
(manager) cuả 1 một hãng lớn có tâm sự: "ông đã chứng kiến vụ xử một thành viên trong hội
43
Các phương pháp sáng tạo
đồng phát minh cuả hãng đã nảy lòng tham sau khi hắn bác bản đăng kí phát minh cuả một
nhân viên trong hãng. Một thời gian ngắn sau đó, hắn ta đem chính cái ý phát minh trước điều
chỉnh sơ lại, thay tên mình vào ...và nghiểm nhiên xin đăng kí phát minh..."

2.1.4 Vài phương thức "chủng ngưà":


Có một số phương cách chống hay làm giảm nạn ăn cắp "tài sản trí tuệ" (tùy theo công ty).
Đối với cá nhân làm thuê thì mọi phương tiện đều chỉ có tính tương đối. Thí dụ bạn có thể:

• Dùng các loại software để mã hoá các tài liệu vặn bản có tính nhạy cảm (như your
eyes only cuả Norton).
• Cài đặt các phương tiện chống spyware
• Kiểm tra thường xuyên các thiết bị máy tính mà bạn đang làm việc với nó nhất là các
thiết bị đọc (input) như là chổ nối cuả bàn phím với PC (thiết bị đọc lén làm bằng
phần cứng thưòng có cở khá nhỏ được gắn thêm ở giưã chổ nối từ bàn phím vào máy).
Kẻ gian cũng có thể không từ nan việc gắn thêm card có khả năng đọc trực tiếp các
lệnh mà bạn điều khiển vaò trong BUS cuả máy
• Một cách hưũ hiệu là dùng các máy tính ...cô lập không có khả năng nối mạng hay nối
Internet để soạn thảo các phát minh.
• Liên kết phát minh: Đôi khi bạn có thể thay vì đứng tên một mình ... liên kết với một
nhà phát minh có đủ kinh nghiệm trong công ty (hay ...ngay cả việc liên kết với một
thành viên giàu kinh nghiệm làm trong hội đồng phát minh) để xin đăng kí phát minh.
Dĩ nhiên, người này có thể (và phải) góp phần công hoàn thiện phát minh cuả bạn
cũng như có đủ bản lĩnh để giúp bạn lấy về mảnh bằng công nhận.

3. Các Thông Tin Hữu Ích:

3.1. Xin Patent với tính cách độc lập:

Nếu bạn là nhà (hay một nhóm) phát minh độc lâp (không bị ràng buộc bởi mối quang hệ chủ-
tớ mà trong đó bạn là tớ) thì ngoài vài khó khăn về mặt lo thủ tục, các cơ hội bị mất cắp phát
minh trưóc khi đăng kí và có bằng sẽ nhỏ hơn. Có hai cách dể bạn chọn: Tự mình lo lấy mọi
thủ tục hay là giao cho một đại diện lo thủ tục đăng kí giúp. Tuỳ theo quốc gia, văn phòng lo
thủ tục cũng như các thủ tục xin cấp bằng có thể có cấu trúc, và các thể thức cứu xét khác
nhau. Nếu giao cho người đại diện lo thủ tục thì bạn sẽ phải trả một lệ phí nào đó và mức độ
an toàn cũng như cơ hội được chấp thuận có phần tuỳ thuộc vào cơ quan mà bạn kí thác. Ở
Mỹ thường có các văn phòng luật sư chuyên lo về thủ tục cấp patent (Patent Attoneys) hoặc
là các dịch vụ cũng có thể giúp bạn làm việc này

Nếu ở Mỹ bạn có thể liên lạc với United States Patent and TradeMark Office (
http://www.uspto.gov/ )

Một trang WEB ở Canada cũng có các hướng chỉ dẫn về cách thức xin Patent ở đó:
http://strategis.ic.gc.ca/sc_mrksv/cipo/patents/e-filing/menu.htm

Ở châu Âu: http://www.european-patent-office.org/index.en.php

3.2 Thời gian chờ để có ... cái bằng:

44
Các phương pháp sáng tạo
Tuỳ theo quốc gia và thời hạn.chờ đợi cứu xét và chấp thuận có khác nhau. Tuy nhiên, ở Mỹ
thì thời gian tối thiểu là một năm cho các bằng phát minh không có bất kì một sự tranh giành
hay trục trặc nào về mặt pháp lí cũng như kĩ thuật ... có nhiều khi một bằng phát minh được
cấp ra sau 6-7 năm kể từ ngày văn phòng cấp bằng nhận đơn. (xin xem thêm tin tức trong
trang http://www.uspto.gov/web/offices/pac/provapp.htm về thủ tục ở Mỹ)

3.3 Nội Dung cơ bản cuả một đơn xin đăng kí phát minh (Patent Disclosure Form)

Mỗi quốc gia đều có thủ tục khác nhau để cứu xét các bản đăng kí xin patent. Hầu hết đều bao
gồm các phần có thể ở chung 1 mẩu hay tách thành nhiều mẩu điền riêng lẽ

1. Khai báo phát minh: tên phát minh, các thông tin về người phát minh
2. Khai báo mô tả về các đặc điểm cấu trúc hoạt động cuả phát minh, những lợi thế mà
phát minh tạo nên hay các vấn đề mà nó giải quyết được, cũng như có thể liệt kê các
yếu điểm cuả các kiểu thiết kế cũ
3. Các chữ kí và lơì cam đoan.

3.4. Luật chống ăn cắp phát minh:

Các luật lệ ban hành chống ăn cắp phát minh được áp dụng nhằm bảo vệ quyền lợi cho những
người đã được cấp bằng và còn trong thời gian hiệu lực được bảo vệ.

Toàn văn các điều luật chống ăn cắp phát minh ở Hoa Kì có thể đọc thêm từ trang WEB cuả
Legal Information Institute
http://assembler.law.cornell.edu/uscode/html/uscode35/usc_sec_35_00000271----000-.html

Tài liệu Tham Khảo:

usinfo.state.gov/topical/econ/ipr/ipr-glossary.htm
www.patent.gov.uk/patent/glossary/
www.ichrusa.com/saintsalive/glossary.htm
www.siu.edu/orda/general/glossary.html
www.cats.edu.ph/~nscb5/glossary/glossary18.html
www.foundation.csulb.edu/fndgrant/sections/GLFEB97.HTM
http://www.research.att.com/info/Patents/Title-1998
http://www.uspto.gov/web/offices/pac/provapp.htm
http://www.european-patent-office.org/index.en.php

Từ Vựng:

Patent -- bằng phát minh, bằng sáng chế


Patentee -- người đang xin đăng kí phát minh hay sáng chế
Infringe -- Vi phạm luật phát minh, hành động ăn cắp phát minh
Intellectuall property -- Tài sản (sở hữu) trí tuệ
Trade secrete -- Bí thuật thương mãi, kĩ xão thương mại
Invention -- phát minh, sáng chế
Inventor -- Người (nhà) phát minh
Invention dislosure/Patent disclosure -- bảng công khai hoá phát minh, đơn xin đăng kí phát

45
Các phương pháp sáng tạo
minh
Proof-of-concept -- bước kiểm nghiệm nguyên lí (cuả một phát minh)
patent committee -- Hội đồng duyệt xét các đăng kí phát minh (trong một công ty)
patent office -- văn phòng cấp phát bằng phát minh (cuả một quốc gia)

Các Khái niệm

Bằng phát minh (patent):


Anh Quốc:
A patent is an intellectual property right relating to inventions - that is, to advances made in a
technical field. A patent for an invention is granted by the government to the applicant, and
gives him the right for a limited period to stop others from making, using or selling the
invention without permission. In return for this right, the applicant must disclose how his
invention works in sufficient detail. When a patent is granted, the applicant becomes the
owner of the patent. Like any other form of property, a patent can be bought, sold, licensed or
mortgaged. Patents are territorial rights, so a UK patent will only give the owner rights within
the United Kingdom and rights to stop others from importing products into the United
Kingdom. (www.patent.gov.uk/patent/glossary/)
Hoa Kì:
A legal grant issued by a government permitting an inventor to exclude others from making,
using, or selling a claimed invention during the patent's term. The TRIPS Agreement
mandates that the term for patent applications filed after June 7, 1995, runs 20 years from the
filing date. To receive patent protection, an invention must display patentable subject matter
(a process, machine, article of manufacture), originality, novelty, nonobviousness, and utility.
Current U.S. law is based on the 1952 Patent Code. As a signatory to the 1883 Paris
Convention for the Protection of Industrial Property, the United States belongs to the premier
international patent treaty organization, the Paris Union (usinfo.state.gov/topical/econ/ipr/ipr-
glossary.htm)

Phát minh (Invention):


- Discovery and reduction to practice of a new product, apparatus, process, composition of
matter or living organisms, or improvements to existing technologies in those categories,
-whether or not patented or patentable.(www.siu.edu/orda/general/glossary.html)
- From the Latin invenire,to come upon: the discovery, whether accidental or deliberate, of
the saint in its original burial place (loculus or cubiculum), leading to its veneration and
possible translation. (www.ichrusa.com/saintsalive/glossary.htm)
- Any discovery which is or may be patentable or otherwise protectable. The term "subject
invention" means any invention of an awardee conceived or first actually reduced to practice
in the performance of work under a funding agreement, i.e., contract, grant, or cooperative
agreement. (www.foundation.csulb.edu/fndgrant/sections/GLFEB97.HTM)

Thực Tập Phân Tích Phát Minh


Các bạn thân mến,
Trong thời gian qua chúng tôi nhận được nhiều e-mail hỏi về phương pháp nghiên cứu khoa

46
Các phương pháp sáng tạo
học. Thực ra, việc nghiên cứu khoa học rất bao quát. Nó bao gồm (và tương thuộc) nhiều kĩ
năng cũng như hoàn cảnh khác nhau mà không thể nào chỉ đơn giản trong một sớm một chiều
mà kể lể ra . Để trang bị cho mình cái gọi là các phương pháp nghiên cứu khoa học thì mong
rằng các bạn trẻ hãy (và phải) từng bước rèn cho mình về trí cũng như về đức. Bài viết này
nhằm phần nào hỗ trợ các bạn làm quen với một kĩ năng quan trọng mà đã bị bỏ quên không
được dạy dỗ hay rèn luyện một cách đầy đủ ở nhà trường: Kĩ năng nhìn nhận và phân tích
những gì sẵn có. Bài viết chỉ lưạ chọn cái dễ thấy nhất hy vọng từ bước đầu này các bạn sẽ
tự mình làm quen dần với thói quen động não và đặt vấn đề từ đó phát hiện ra các điểm yếu
hay mạnh cuả một đề tài. Từ đó có thể đưa ra các ý sáng tạo về đề tài mà mình phân tích

Để luyện tập, hãy tự tìm đặt vấn đề bằng cách quan sát và phân tích những sự kiện gần gũi
với đời sống. Chẳng hạn bài này sẽ đưa ra một phân tích mẫu về chức năng cuả bình sưã
cho em bé.

1. Đặt vấn đề -- Từ vú em cho đến bình sưã và vấn đề cuả bình sưã:

Bầu sưã là nơi mà "ai chưa qua chưa phải là người". Tất cả đều nếm trải nó! Đặc biệt đối với
đa số em bé trong thời buổi như hiện nay, nhưng chắc không mấy ai để ý đặt câu hỏi rằng cái
bình mà mình đang trang bị cho em bé có vấn đề gì để thắc mắc. (Ngoại trừ mấy ...nhà sản
xuất bình và mấy em bé!!) Thật ra một yếu tố rất quan trọng gây ảnh hưởng đến việc "thụ
hưởng dòng sưã ngọt ngào" cuả các bé là: Làm sao để sưã trong bình đươc cung cấp một
cách dễ dàng đúng lúc đúng lượng tuỳ theo sức mút cuả bé. (*). Trong chừng mức ngắn ngủi
cuả bài viết chúng tôi chỉ nêu những điểm chính.

Tập thói quen lúc nào cũng quan sát sự việc một cách có suy nghĩ, không bao giờ ngừng đặt
câu hỏi về khả năng và chất lượng thực cuả chủ thể đưọc quan sát.

Không nhiều người nghĩ rằng một trong những nguyên nhân làm các bé ... gầy yếu và bỏ sưã
sớm là vi bình sưã không làm tốt nhiệm vụ cuả nó. Để minh hoạ, xin so sánh với việc uống
nước. Bạn cảm giác ra sao khi đang lúc khát được cầm một ly nước giải khát đầy mà lại chỉ
được uống từng ngụm nhỏ cách quảng .. Nghiã là sau khi ngậm xong 1 ngụm đầu bạn phải
nhả ra chờ ... vài giây rồi lại uống ngụm kế...chưa kể là trong mỗi ngụm như vậy hết một phần
lớn là ...không khí. Hoàn toàn tương tự, đối với một bình sưã chất lượng tồi sẽ gây nhiều trở
ngại cho việc dinh dưỡng cuả các em. Nguyên do chính là vì người sản xuất đã không đặt vấn
đề đã nêu khi chế tạo bình.

Muốn tìm tìm nguyên nhân cuả một vấn đề thì trước hết phải mô tả được đối tượng (hay chủ
thể làm việc) và chức năng cuả nó

1.1 Phân tích mô tả, cấu trúc cuả chủ thể: Bao gồm hình dạng, chức năng, vật liệu
cấu tạo, đặc tính...Chi tiết càng nhiều thì sẽ càng giúp cho việc cải tiến hay điều chỉnh
thiết kế (nếu có) về sau

Các bộ phận chính cuả bình sưã : Một bình sưã thông thường (nếu không kể sưã) sẽ bao gồm
3 bộ phận chính:

47
Các phương pháp sáng tạo
• Thân bình: Chứa luợng chất lỏng (sưã) cần thiết . Nhiệm vụ
chính là cung cấp chất lỏng qua ngõ núm. Chất lỏng không
được rỉ qua các chỗ liên kết với các bộ phân khác. Cấu tạo và
hình dáng thường không giữ vai trò điều tiết. Thường bằng
thuỷ tinh hay nhựa
• Nắp: Liên kết giưã núm và miệng bình. Nhiệm vụ chính là
hàn kín núm và miệng bình để sưã không bị rỉ ra khi bé bú.
Hầu hết các kiểu bình là nắp có răng vặn ăn khớp với miệng
mình.

• Núm: Làm nhiệm vụ cung cấp sưã. Phần quan trọng nhất là
chổ tiếp giáp với vòm miệng cuả bé. Núm được chế tạo mô
phỏng như cuả người mẹ. Làm bằng nhựa dẻo chất lượng cao
(có thể làm bằng chất liệu silicon để tăng độ bền dẻo). Ở đỉnh
núm sẽ có một hay vài lỗ thủng nhỏ (tuỳ theo lưá tuổi) gọi là
lỗ cấp sưã. Đây là cơ phận đóng vai trò chính trong việc điều
Hình 1: bình sưã tiết lượng sưã trong bình. Độ dày và cấu trúc khác nhau cuả
núm đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung ứng sưã cho mỗi
lần mút

1.2 Phân tích vận hành cuả chủ thể: Các điều kiện để vận hành. Diễn biến hoạt động
thông thường (operation) cuả nó. Các yêu cầu về chất lượng và số lượng cũng như không
gian, thời gian tính. Đây thường là bước quan trọng nhất để tìm ra chỗ khiếm khuyết cuả một
sản phẩm, một lí thuyết hay một phát minh mới

Việc bú bình có những diễn biến nào: -- Trong ví dụ này thì yếu tố không gian và thời gian
không giữ vai trò quá thiết yếu

• Bé mút lên núm tại vị trí cuả các lỗ thủng tạo một lực hút trực tiếp lên chất lỏng bên
trong bình (áp suất trong vòm miệng nhỏ hơn áp suất cuả chất lỏng). Do đó, dòng sưã
sẽ bắn ra.
• Sau vài lần mút liên tục thì áp suất bên trong cuả thành bình giảm dần. Nếu như không
có một cơ chế nào khác để tăng (hay để cân bằng) áp suất bên trong bình so với áp
suất không khí, thì áp suất này tiếp tục xuống cho đến khi nó bằng với áp suất tạo
thành bởi vòm miệng. Tại thời điểm này, sưã sẽ ngưng chảy ra khỏi các lỗ nhỏ.
• Để dòng sưã có thể tiếp tục chảy ra qua các lỗ ở đầu núm thì bắt buộc không khí bên
ngoài phải chui lọt và trong bình bằng cách nào đó. Những cách đó có thể là:
- Bé hả miệng ra (hay chép miệng) không khí có áp suất hơn áp xuất bên trong bình
nên sẽ theo các lỗ nhỏ cuả núm chui vào bình
- Bé không hả miệng nhưng vì độ siết chặt cuả nắp bình không đủ để cản trở không
khí đi ngược vào bình qua chỗ tiếp giáp
bình ↔ nắp ↔ núm
- Có một cơ chế nào khác chủ động (từ nhà chế tạo) để đưa không khí bên ngoài vào
cân bằng áp suất (tạm gọi là CCCBAS). Cơ chế này sẽ được đào sâu trong phần tiếp
theo.

2. Dưạ vào các hiểu biết đã phân tích ở trên để tìm các chỗ yếu và mạnh (còn gọi
là phân tích hiệu quả - hậu quả) : Chỗ nào dễ bị tắt ách, hoạt động không tốt, không

48
Các phương pháp sáng tạo
nhanh, không tối ưu, hay không vững và có thể là nguyên do gây trở ngại ? Từ đó xác định
vấn đề

Chỗ nào có thể hoạt động không đồng bộ (sưã tiết ra không đều), không hoàn thành chức
năng (sưã bị rỉ hay cung cấp lúc bé không cần gây sặc sưã). Số lượng, chất lượng, và chu kì
cuả hoạt động (không khí lọt vào dòng sữa, sưã bị tạo bọt...)

Trường hợp CCCBAS không có hay không hoạt động hưũ hiệu thì không khi từ bền ngoài sẽ
đi theo các lỗ cấp sưã để vào bình. Lượng không khí này là nguyên do tạo ra bọt cho sưã và
nhiều lúc vì không khí chưa kịp thoát lên hết khỏi núm thì bé đã bắt đầu mút sưã. Lượng
không khí này bây giờ đổi chiều đi theo miệng cùng với một lượng nhỏ sưã vào ... bao tử bé.
(Bé có thể đã dùng môi hay răng cắn chặn lên không để cho không khí thoát khỏi núm -- xem
hình)

Dưạ vào các phân tích đã có chúng ta thấy được một điểm cần
chú ý là bộ phận tạo cân bằng áp suất cho bình sưã khi bé bú.
Nhiều bình sưã đã không có hay chỉ thiết kế qua loa dẫn đến
hiệu quả không tốt cho trẻ bú.

Hình 2: Nuốt không khí

3. Tìm tòi xem xét các bước cải tiến, hoàn thiện hay thiết kế mới có thể lên các
chỗ yếu:

Đây là lúc chúng ta bắt đầu để ý xem sự áp dụng các phương pháp suy nghĩ sáng tạo từ các
nhà sản xuất khác nhau cho cùng một vấn đề.

3.1 Cải thiện những thiết kế cũ: Từ khi bình sưã có mặt trên thị trường thì mỗi nhà sản
xuất có thể nhìn và cải tiến các loại bình sưã cho bé ở các góc độ khác nhau -- Có sản phẩm
rất tốt nhưng cùng có nhiều thứ "phát minh" trở nên xa lạ và ... buồn cười nưã. Xin lần lượt
trình bày một số điển hình.

Bước đầu tiên cuả việc cải thiện những mô hình thiết kế cũ là ước định cho được tầm mức cải
biến, giá trị cuả nó, giá phải trả (không chỉ tính trong chi phí mà phải tính đến nhiều yếu tố
bị ảnh hưỏng khác kể cả không và thời gian), và quan trọng nhất hiệu quả thực dụng cũng
như các phản ứng phụ (side effect) cuả nó. Trong khi "cân đo" tầm mức xứng đáng để cải
thiện thì hãy tính toán việc lưạ chọn phương án nào tốt nhất.

- từ bộ phận nào hay chức năng nào:

3.1.1 Cải tiến cục bộ - từ bộ phận nào hay chức năng nào:

49
Các phương pháp sáng tạo
Trong bình sưã thì rõ ràng bộ phận núm là bộ phận trực tiếp cung cấp chất lỏng nên việc dễ
hiểu là nhiều nhà sản xuất sẽ cải tiến từ bộ phận này:

• Núm : thêm thắt hay ... cắt bớt. Người ta có thể thiết kế lại hình dáng cuả núm (cũng
như nắp để thoả mãn điều kiện của núm mới)

Cách đơn giản nhất để có một CCCBAS là ... chỉ cần đục một lỗ nhỏ trên vành núm. Thật
vậy, khi đường kính lỗ này khá nhỏ thì bình thường chất lỏng sẽ (ngay cả không khí) sẽ không
chui lọt qua được (do sức căng bề mặt cuả nước) đó đó nó sẽ không bị rỉ. Ngược lại, khi có
một áp suất vừa đủ (cỡ sức mút cuả bé) thì không khi sẽ vượt qua "van" cản này dễ dàng và
góp phần cân bằng áp suất trong bình.

Hình3: CCCBAS đơn giản nhất là ... đục thủng một lỗ rất nhỏ trên vành cuả núm cao su

Một cách cải thiện khác là sưả đổi dạng vành


cuả núm (và nắp):

Hình 4

• Nắp: Đi xa hơn nhà thiết kế có thể biến


nắp trở thành CCCBAS:

Bằng cách thay đổi hình dạng, nắp dùng để


chỉnh độ lớn dòng sưã Hình 5

- Tuy nhiên, trong các cải biến trên vẩn còn một khuyết điểm nưã không khắc phục được là
khi không khí vuợt qua các van từ phiá dưới (lúc cho bé bú thì bình suã đuợc để nghiêng đáy
bình cao hơn và núm ở vị trí thấp nhất). Không khi khi đi ngang qua lớp sưã sẽ tạo nên rất
nhiều bọt -- (Mặc dù theo tác giả bài viết bọt sưã dâũ sao cũng sẽ nổi lên trên lập tức và ở
ngoài phạm vi núm ... không mấy ảnh hưởng đến ... sức khoẻ bé) Những bọt sưã này có thể
gây ra cảm giác không hài lòng cho người tiêu dùng.

3.1.2 Cải tiến theo định hướng


50
Các phương pháp sáng tạo
• Bình: Trong việc cải tiến thì nan đề chính là áp suất không khí và áp trong bình sưã
chứ không nhất thiết là bộ phận nào sẽ gánh chức năng CCCBAS. Do đó, người ta có
thể nghĩ đến việc gắn cái "van" ở dáy bình sưã:

Hình 6: CCCBAS được chế tạo và đặt ở đáy bình thay vì ở nắp hay núm

Khi đưa ra một phương án mới giải quyết được vấn đề thì một điểm cần chú ý nưã là các hiệu
ứng phụ. Các hiệu ứng phụ này có thể trở thành nguyên do thất bại cuả đề án mới. Trong
việc thiết kế lại bình hay nắp thì một điều nhà thiết kế có thể không nghĩ tới là ... việc rưả
bình để tái dùng có dễ dàng hay không? (Hà hà vì vậy chưa chắc mua bình sưã kiểu mới hơn
sẽ tiện hơn cho ... phụ huynh!!!!)

3.2 Bước Đột Phá ngoạn mục: Khi mà nỗ lực sửa chưã cũng không thoả mãn thì ... một
cách hay là đặt lại câu hỏi và trả lời trực tiếp tìm giải pháp không phụ thuộc vào những cái
cũ. (Chổ yếu cuả phưuơng pháp : khó, đầu tư lại hoàn toàn di chuyền sản xuất,....)

3.2.1 Sưả đổi chức năng cuả bộ phận:

Thay vì chỉ đóng vai trò bị động ta có thể làm một bộ phận trở nên chủ động. Hãy biến nắp
thành một cái gì lạ hơn:

51
Các phương pháp sáng tạo
Hình 7: với kiểu này thì bé (và vú em) khỏi phải cầm bình ... để bình 1 góc cho bé mút.
Tuy nhiên: rưả bình vốn không phải là vấn đề nay trở thành bài toán không dễ!

3.2.2 Thêm bộ phận mới:

Tuỳ theo hoàn cảnh chức năng mà ta có thể thiết kế lại hay thêm vào một cơ phận chuyên biệt
đê ... xử lí vấn đề. Tuy nhiên một lần nưã sai lầm có thể phạm phải là cần thử nghiệm trước
xem mô hình này có ...đẹp mắt hay là có hiệu ứng phụ gì?

Hình 8: Thêm vào bộ phận mới chuyên trị ...

3.3 Tư tưởng sáng tạo không giới hạn:

Thật ra, trong các đề án, một điều nên lưu ý là tư tưởng người phát minh đã mặc nhiên giả
định những điều mà họ không ngờ hay không lường được (giống như Vật lí cổ điển mặc nhiên

52
Các phương pháp sáng tạo
cho tách rời không gian với thời gian vậy). Trong thực tế, những ai bẽ gãy được các các định
kiến trong chính bản thân mình sẽ có thể có cái nhìn mềm mại và thoáng hơn.

Nhà phát minh sau đây đáng nể phục vì đã bẻ gãy được những cố chấp cứng rắn cuả ... bình
sưã: Thay vì dùng bình nhưạ hãy dùng bình bằng .. giấy không thấm hay bao nhưạ (nylon).
Tự động, khi sưã ra khỏi miệng bình thì ... cái bao giấy này cũng sẽ co nhỏ thể tích (hãy so
sánh với cái bong bóng đầy nước... bị châm lỗ để thoát nước ra ở đáy ... nó đâu cần CCCBAS
nào để làm nhiệm vụ!!!) Bởi vì bình bằng giấy hay bịch nylon nên ... việc rửa bình là không
cần thiết (chỉ việc đặt bình giấy này vào ... thùng rác là xong chuyện). Đương nhiên, một phát
minh như vậy cũng còn chỗ yếu cuả nó: người ta phải mua một lần .. vài chục bình. Ngoài ra
người ta còn phải giải quyết vài vấn đề tương thuộc nưã là ...cách pha chế sưã vào bình kiểu
này. Tuy nhiên, trong thị trường, đã có nhiều lời giải đơn giản. (chẳng hạn như bán bình đã
pha sẵn, hay chỉ việc gia cố cho miệng bình đủ cứng và đạt vào khung giữ để rót sưã vào,...)

Hình9b: Bình sưã bây giờ chỉ là chức


Hình 9a: 100 bình sưã trong 1 bao nhỏ giá vưà phải năng cái khung giữ (holder)

Phân tích thêm cuả tác giả bài viết: Nếu như ta nhận xét rằng bản thân chai lọ hay bất kì
thứ gì trong thế giới này đều biến động (vô thường) thì trong việc chế tạo hay thiết kế các đề
án mới người nghiên cứu nên đặt yếu tố biến động này vào trong kế hoạch. Có vậy, những sản
phẩm làm ra sẽ có thể uyển chuyển và có khả năng thoả mãn theo sự biến đổi cuả môi trường
phần nào tránh được các hậu quả không tốt do sự thay đổi gây ra

Từ chổ có thói quen nhận biết cái hay cái mới cuả mọi thứ xung quanh đến việc tự mình phát
hiện và tìm ra những cái hay cái lạ không phải là một bước quá xa vời. Mọi thứ đều có thể
khởi nguồn từ việc gieo rắc thói quen và luyện thập thường xuyên cho bộ não. Hậu quả cuả
nó còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chắc chắn rằng các thói quen tập trung suy nghĩ
phân tích ngọn nguồn mọi việc sẽ chỉ có lợi cho cuộc sống hằng ngày

53
Các phương pháp sáng tạo
Bài thực tập cho các bạn: Hãy phân tích về những phát minh áp dụng trong các loại kìm,
khoá, ê-tô,..để vặn bù-lon dùng hàng ngày (tui ngày xưa theo mấy ông sửa xe gắn máy ...
ngồi góc đường nên thích đề tài này lắm)

Nhà bác học, thiên tài và trí tưởng tượng

Thế nào là một nhà vật lý tốt ? Theo Richard Feynman thì
điều cơ bản không phải là nắm vững những công cụ toán học cần
thiết mà là phải giữ được óc phê phán, phải chấp nhận những điều
bất ngờ không dự kiến trước và phải biết thừa nhận những sai lầm
của mình mà không nản lòng.

LTS. Đây là bài phỏng vấn nhà vật lý Mỹ nổi tiếng Richard Feynman
vào cuối năm 1980 của tạp chí La Recherche, một tạp chí phổ biến
khoa học nổi tiếng của Pháp. Bài phỏng vấn này đã được chọn là
một trong những bài báo hay nhất và được đăng lại trong số đặc biệt
kỷ niệm 30 thành lập của tạp chí này. Vật lý ngày nay xin trân trọng
giới thiệu với bạn đọc bài phỏng vấn đó qua bản dịch của Phạm Văn
Thiều.

P.V: Đối với những người ngoại đạo, vật lý năng lượng cao dường như có mục tiêu là phát
hiện ra những thành phần tối hậu của vật chất. Theo đúng như đường hướng của khoa học cổ
Hy Lạp, thì môn vật lý này gíông như một cuộc “tìm kiếm nguyên tử”, tức là tìm kiếm hạt
“không thể phân chia” được nữa. Tuy nhiên, các máy gia tốc lớn đã tạo ra những mảnh có
khối lượng còn lớn hơn cả khối lượng của các hạt ban đầu, thậm chí của cả các hạt quark,
những hạt mà ta không thể tách rời ra được. Vậy nói một cách chính xác thì các ông đang tìm
kiếm cái gì ?

R. Feynman: Tôi không nghĩ rằng các nhà vật lý đã có một khi nào đó “tìm kiếm” một
thành phần tối hậu của vật chất, họ chỉ cố gắng phát hiện ra hành trạng của Tự nhiên mà thôi.
Họ có thể đã nói về “cái hạt tối hậu” đó mà chưa suy nghĩ thật kỹ, bởi vì ở một thời điểm nào
đấy tự nhiên đối với họ có vẻ là như vậy, nhưng...thôi thế này vậy: Ông hãy thử hình dung
một nhóm các nhà thám hiểm đang khám phá một lục địa mới. Bất chợt họ nhìn thấy nước
chảy trên mặt đất. Vì họ đã từng nhìn thấy điều này ở quê nhà, họ gọi nó là “con sông” và
quyết định khám phá nguồn của nó. Và thế là họ lần ngược dòng sông và mọi chuyện đều
suôn sẻ cho tới thời điểm, khi đã leo lên đủ cao, họ nhận thấy rằng hệ thống thủy văn ở đây là
hoàn toàn khác với điều mà họ chờ đợi. Có thể, nước chảy ra từ một hồ lớn hoặc từ một thác
nước hoặc thậm chí con sông chảy thành một vòng tròn, thì sao ? Liệu ông có dám bảo rằng
cuộc thám hiểm của họ là thất bại không ? Hoàn toàn không. Bởi lẽ mục đích đích thực của
cuộc thám hiểm của họ là khám phá lục địa này kia mà. Và nếu cuối cùng họ vẫn không tìm

54
Các phương pháp sáng tạo
được nguồn của con sông thì cũng có gì nghiêm trọng đâu, thậm chí họ có thể còn rất tiếc là
mình đã nói quá sớm. Chừng nào mà Tự nhiên còn thể hiện cho chúng ta thấy nó giống như
một hệ thống các bánh xe lồng trong nhau, thì việc tìm kiếm các bánh xe tối hậu cũng là
chuyện bình thường thôi. Nhưng có thể Tự nhiên không được cấu trúc như vậy thì sao ? Khi
đó, cái mà chúng ta tìm kiếm sẽ là cái mà chúng ta tìm thấy, chấm hết.

Dẫu sao thì các ông cũng có một ý niệm gì đấy, dù là nhỏ, vể cái mà các ông sẽ tìm thấy
chứ ?
Đúng thế...Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi ông tới nơi sẽ chỉ có sương mù dày đặc ? Ông luôn
luôn có thể hy vọng sẽ tìm thấy cái này hoặc cái kia, ông luôn luôn có thể phát biểu đủ thứ
định lý này nọ về tôpô của các đừơng phân thủy, nhưng sẽ ra sao nếu ông lại rơi vào một màn
sương mù dày đặc - nơi ngưng tụ các hình dáng rất mù mờ – và ông không thể phân biệt được
đâu là trời đâu là đất ? Tất cả những lý thuyết đẹp đẽ của ông lúc đó sẽ sụp đổ ! Đấy chính là
cuộc phiêu lưu mà chúng tôi lúc này lúc khác đã phải trải qua. Phải hết sức tự đắc mới dám
khẳng định : “ Chúng tôi sẽ tìm thấy hạt tối hậu hoặc các định luật của trường thống nhất”
hoặc bất cái gì đại loại như vậy. Thực tế, cái mà các nhà vật lý tìm thấy càng làm họ ngạc
nhiên thì họ càng hài lòng. Ông có hình dung được một nhà vật lý nói rằng: “ Đó không phải
là cái tôi đã dự tính trước: không hề có hạt tối hậu. Vậy thì tôi không muốn biết thêm gì nữa”.
Chắc chắn là không ! “ Ôi lạy Chúa tôi, vậy thì đây là cái gì thế này ?” Đó chính là điều mà
nhà vật lý sẽ nói.

Vậy cái mà các ông hy vọng phải chăng chính là sự ngạc nhiên đó ?

Dù tôi có hy vọng điều đó hay không cũng không làm thay đổi bản chất sự việc. Dẫu sao thì
tôi cũng tìm thấy cái tôi tìm thấy. Người ta cũng không thể nói cần phải chờ đợi một sự bất
ngờ trong mọi trường hợp được. Chẳng hạn, có một vài năm tối rất dè dặt với các “lý thuyết
trường chuẩn” vì tôi nghĩ rằng tương tác hạt nhân mạnh phải rất khác với tương tác điện từ,
nhưng giờ đây hoàn toàn không phải như vậy. Nơi mà tôi chờ đợi là sẽ tìm thấy sương mù lại
hiện ra với núi non và thung lũng.

Những lý thuyết vật lý liệu có ngày càng trở nên trừu tượng hơn và toán học hơn không ?
Liệu ngày hôm nay có còn chỗ đứng cho một nhà lý thuyết kiểu như Faraday ở đầu thế kỳ 19,
nghĩa là anh ta không phải là nhà toán học ở trình độ cao nhưng lại có một trực giác vật lý
mạnh mẽ ?

Tôi rất muốn nói rằng có rất ít khả năng ! Điều đó không phải bởi vì phải biết rất nhiều toán
mới có thê hiểu được những cái đã được làm cho tới hiện nay. Hơn nữa, động thái của các hệ
nội hạt nhân khác xa với những cái mà mà đầu óc chúng ta đã được tập dượt để tiếp nhận,
khác tới mức sự phân tích chúng chỉ có thể là trừu tượng. Để hiểu một cục nước đá chẳng
hạn, phải biết một lô thứ mà chẳng dính dáng gì đến cục nước đá đó cả. Những mô hình của
Faraday, dựa trên các lò xo, dây dẫn và nhựa được bố trí trong không gian, về căn bản là cơ
học và do đó có thể được biểu diễn bằng hình học sơ cấp. Tôi nghĩ rằng ngày hôm nay chúng
ta đã hiểu được tất cả những gì có thể hiểu được bằng cách chấp nhận quan điểm đó. Nhưng
những cái mà chúng ta đã phát minh ra trong vòng một trăm năm trở lại đây rất khácvà rất mù
mờ tới mức chỉ có toán học mới cho phép đưa chúng ta tiến lên được.

55
Các phương pháp sáng tạo
Điều đó phải chăng có nghĩa là chỉ có một số rất ít người mới có khả năng tham gia vào sự
tiến bộ của khoa học hoặc thậm chí đơn giản chỉ là hiểu được những cái đã làm ra ?

ít nhất thì hiện nay người ta cũng chưa tìm được phương tiện nào để tiếp cận các bài toán, làm
cho chúng trở nên dễ hiểu hơn. Có lẽ chỉ cần dạy những vấn đề đó sớm lên chăng ? Ông biết
đấy, nói toán học – một môn được mệnh danh là “trừu tượng” - rất khó là không thực đúng
đâu. Hãy lấy ví dụ trường hợp lập trình trên máy tính chẳng hạn, nó cũng đòi hỏi một lôgic
tinh tế lắm chứ. Nó cũng đã từng là loại công việc mà các bậc cha mẹ trước kia nghĩ rằng chỉ
dành cho những bộ óc lớn. Thề mà ngày hôm nay nó đã trở thành một phần của đời sống hàng
ngày và là một phương tiện kiếm sống như biết bao công việc khác. Chỉ cân con cái họ đặt tay
vào chiếc máy tính là chúng sẽ mê mẩn ngay và sẽ rút ra từ đó đủ thứ điên rồ và tuyệt vời.

ấy là chưa kể những quảng cáo về các lớp dạy lập trình nhan nhản ở khắp nơi !

Đúng như thế. Tôi không nghĩ rằng lại có, một bên, là một nhúm người kỳ dị có khả năng
hiểu được toán học và, một bên, là những người bình thường. Toán học là một trong số những
phát minh của nhân loại, do đó, về độ phức tạp, nó không thể vượt quá những cái mà con
người có thể hiểu được. Một lần tôi có đọc trong một quyển sách về toán học một câu như thế
này: “ Cái mà một gã điên làm ra thì những gã điên khác đều có thể làm được”. Các lý thuyết
của chúng ta về Tự nhiên có vẻ như là trừu tượng và làm cho những người không được học
chúng cảm thấy khiếp sợ, nhưng cũng không nên quên rằng những kẻ làm ra chúng là những
gã điên khác. Cũng cần phải thông cảm với sự cường điệu, với khuynh hướng làm cho tất cả
những lý thuyết đó đều quá sâu xa hơn là trên thực tế. Một lần khác, tôi với con trai – hồi đó
cháu đang theo học triết học – cùng đọc một đoạn trong cuốn sách của Spinoza. Lập luận
trong đó hoàn toàn chẳng có gì là cao siêu cả, nhưng nó lại được che đậy bằng một mớ những
thuộc ngữ, những thực thể và các thứ tầm phào khác, đến nỗi sau một lát cả hai cha con tôi
đều phì cười. Ông có thể cho rằng tôi nói hơi quá. Ai lại dám đi cười một nhà triết học tầm cỡ
như Spinoza ! Nhưng ở đây Spinoza chẳng có lý do nào để biện minh cả. Vào cùng thời đó có
Newton, có Harvey - người đã nghiên cứu sự tuần hoàn của máu -, có rất nhiều người mà nhờ
các phương pháp phân tích của họ, khoa học đã phát triển. Ông cứ lấy bất cứ một mệnh đề
nào của Spinoza và biến nó thành một mệnh đề có ý nghĩa ngược lại rồi quan sát xung quanh
mình xem, tôi đố ông có thể nói được mệnh đề nào là đúng, mệnh đề nào là sai. Người ta cứ
để mình bị huyễn hoặc vì Spinoza đã có dũng cảm tiếp cận những vấn đề quan trọng, nhưng
thử hỏi ông ta dùng sự có dũng cảm ấy để làm gì nếu như nó chẳng mang lại kết quả nào ?

Trong các sách giáo khoa nổi tiếng của ông, các nhà triết học và những lời bình luận của họ
thường bị ông phê phán...

Cái làm cho tôi không thể nào chịu được không phải là triết học mà là thứ thông thái rởm. Chỉ
giá như các nhà triết học đừng lên mặt làm ra vẻ quá nghiêm trọng, chỉ giá như họ có thể nói
thế này: “ Đó là điều tôi nghĩ, nhưng ngài A ngài B nào đó lại nghĩ khác và điều đó cũng khá
đích đáng”. Nhưng không ! Họ lại lợi dụng thực tế là có thể không có hạt cơ bản tối hậu để
khuyến khích chúng cứ ở yên đó, và đây là cái mà họ nói một cách trịnh trọng: “Tư duy của
các anh chưa đạt tới đủ độ sâu của sự vật, hãy để tôi cho các anh một định nghĩa vể thế giới
trước đã”. Không đời nào ! Tôi đã quyết định dứt khoát là sẽ khám phá thế giới mà không cần
tới cái định nghĩa đó của họ.

Làm thế nào mà ông biết được bài toán này hay bài toán khác có thể bõ công để lao vào ?
56
Các phương pháp sáng tạo

Ngay từ thời học trung học tôi đã có ý niệm rằng cần phải nhân tầm quan trọng của một bài
toán với xác suất giải được nó. Đó chính là loại ý tưởng nên gieo vào đầu óc của một đứa bé
có thiên hướng kỹ thuật, vì đối với nó tất cả đều phải có thể được tối ưu hoá. Trong bất cứ
hoàn cảnh nào, khi người ta biết kết hợp hai yếu tố đó (tức tầm quan trọng của bài toán và khả
năng giải được nó - ND) một cách thích hợp thì người ta sẽ không tiêu phí đời mình để húc
đầu vào một bài toán mà mình không thể giải được cũng như không hơi đâu đi giải những bài
toán nhỏ nhoi mà những người khác cũng có thể làm được.

Hãy lấy ví dụ về trường hợp bài toán mà ông đã được giải Nobel cùng với Schwinger và
Tomonaga, các ông mỗi người đã tiếp cận nó một cách khác nhau. Vậy có phải bài toán đó
đã đến lúc đặt biệt chín mùi hay không?

Điện động lực học lượng tử đã được Dirac và một số người khác phát minh vào cuối những
năm 1920, chỉ ít lâu sau khi Cơ học lượng tử ra đời. Về căn bản, lý thuyết của họ là đúng,
nhưng khi tiến hành tính toán thì họ vấp phải những phương trình rất phức tạp và khó giải.
Phép gần đúng bậc nhất thì ngon lành không có vấn đề gì, nhưng khi định tìm kết quả chính
xác hơn bằng cách tính thêm những hiệu chỉnh bậc cao thì họ lại làm xuất hiện những đại
lượng vô hạn, cái mà người ta gọi là “các phân kỳ”. Trong suốt 20 năm, đây là một thực tế
phổ biến tới mức người ta có thể tìm thấy trong bất cứ cuốn sách nào về lý thuyết lượng tử.

Chính khi đó Lamb và Rutherford đã công bố các kết quả đo của mình về sự dịch của các
mức năng lượng điện tử trong nguyên tử hydrogen. Trước đấy, người ta có thể hài lòng với
những đánh giá thô của lý thuyết, nhưng giờ đây phải đối mặt với một con số rất chính xác.
Hình như là một ngàn sáu mươi megahertz hay đại loại như vậy. Và ai cũng có chung một ý
nghĩ: “ Cần phải giải quyết cái bài toán quái quỷ này.”

Xuất phát từ giá trị thực nghiệm đó, Hans Bethe đã tiến hành một cách tính nhanh, trong đó
ông sắp xếp sao cho hiệu ứng này bù trừ cho hiệu ứng kia để thử khử đi các phân kỳ, những
số hạng có xu hướng tăng vô hạn sẽ bị chặn lại bằng cách như vậy ở một giá trị dường như
chấp nhận được. Và ông đã thu được con số xấp xỉ một ngàn megahertz. Tôi nhớ là ông đã
cho mời một số người đến chỗ ông ở Corneil, nhưng vì phải vắng mặt do công chuyện, ông đã
gọi điện thoại cho chúng tôi và chia sẻ với tôi về những ý tưởng mà ông vừa nảy ra trong lúc
ngồi trên tàu hoả. Sau khi trở về ít lâu, ông có giảng cho chúng tôi về vấn đề này, trong đó
ông đã chỉ cho chúng tôi cách làm thế nào để tránh đươc các phân kỳ bằng thủ tục vừa nói ở
trên. Nhưng vì tất cả vẫn còn quá mù mờ và có vẻ hơi tùy tiện, nên ông nói với chúng tôi rằng
sẽ rất tốt nếu có ai đó làm lại lại chuyện này một cách thật đàng hoàng. Vào cuối buổi học, tôi
tìm gặp ông và nói: “ Cũng dễ thôi ! Tôi biết cách làm rồi”. Và ông thấy đấy, tôi đã bắt tay
nghiên cứu vấn đề đó ngay từ năm học cuối cùng của tôi ở MIT (Massachuset Institute of
Technology – một trong số những trường đại học nổi tiếng nhất của Mỹ - ND). Ngay thời gian
đó tôi thậm chí còn biên soạn xong cả một lời giải nhưng ...tất nhiên là sai ! Sự đóng góp của
chúng tôi, gồm Schwinger, Tomonaga và tôi, là ở chỗ tìm ra được một phương cách biến thủ
tục của Bethe thành một phương pháp tính chặt chẽ, hay nói theo thuật ngữ chuyên môn là
thoả mãn được yêu cầu bất biến tương đối từ đầu đến cuối. Tomonaga đã chỉ ra được một
phương pháp khả dĩ, Schwinger thì đang xây dựng một phương pháp khác. Còn tôi tới gặp
Bethe để trình với ông phương riêng của mình. Điều khôi hài là lúc đó tôi không làm sao giải
được cụ thể một bài toán thực tế, dù là đơn giản nhất trong lĩnh vực đó. Lẽ ra tôi phải tập làm

57
Các phương pháp sáng tạo
điều đó trước đã mới phải, nhưng tôi lại quá bận tâm về lý thuyết riêng của mình...Nói một
cách ngắn gọn là tôi không thể thấy những ý tưởng của mình có ổn hay không. Bethe và tôi
cùng nhau tính ngay trên bảng...và chúng tôi đã không tìm được kết quả đúng. Thậm chí còn
tồi tệ hơn cả trước. Tôi trở về nhà và quyết định phải tập luyện trên các ví dụ. Sau khi làm thử
như thế, tôi trở lại gặp Bethe và chúng tôi lại cùng nhau tính lại, và lần này thì mọi chuyện
...thật tốt đẹp. Chúng tôi không bao giờ hiểu được lần đầu tiên chúng tôi đã phạm sai lầm ở
đâu. Có thể là một lỗi ngớ ngẩn nào đó cũng nên...

Bài I: Tập Kích Não


Các bạn thân mến,

Ngày nay, trong các xứ tiên tiến thì các phương pháp để giải quyết mau lẹ và hiệu quả các
khó khăn về tư duy được nghiên cứu và giảng dạy khá kỹ trong nhiều "course" ở các truờng.
Tuy nhiên, khi "trở về xứ Việt" thì chúng ta hầu như không thể tìm thấy một hướng dẫn nào
khả dĩ giúp trang bi cho chúng ta một số phương tiện để có thể "qua cầu" (mà không bị gió
bay).

Chúng tôi đã cố găng sưu tầm, dịch thuật và trình bày lại với các bạn một số phương pháp
quan trọng. Hy vọng các phương pháp này sẽ cung cấp thêm những "ánh sáng cuối đường
hầm" có thể giúp các bạn giải quyết được các vấn đề khó khăn gặp phải trong môi trường
nghiên cứu cũng như trong học vấn. Trong lúc đọc các bạn không nhất thiết phải "bám" theo
một phương cách nào hết mà chỉ cần rút tỉa ra xem phương pháp nào có duyên với bạn để có
thể xử dụng thích hợp nhằm giải quyết vấn đề các bài toán của mình và do đó, bạn cũng
không nhất thiết phải nghiền ngẫm hết tất cả các phương pháp được trình làng ở đây. (Trừ
khi bạn thấy có hứng thú muốn tìm hiểu cặn kẽ). Tuy nhiên, các phương pháp này cũng có thể
sử dụng kết hợp với nhau để giúp ta tìm đến những lời giải đẹp.

Đầu tiên xin đề cập đến các phương pháp tận dụng được khả năng tổ chức và làm việc của cá
nhân hay một nhóm các nhà chuyên môn (có thể không cùng một lãnh vực và có tầm nhìn
khác nhau trong cách tiếp cận vấn đề). Vì các phương pháp này còn nhiều mới lạ so với
những phương pháp đã được dạy trong trường nên các bạn hãy cố gắng đọc, hiểu và làm quen
với cách xử dụng chúng. Chắc chắn các phương pháp này sẽ đem lại nhiều ích lợi cho việc
suy nghĩ và giải quyết khó khăn cho các bạn.

1. Brainstorming: (Tập kích não): Đây là một phương pháp suất sắc dùng để phát triển
nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách tập trung trên
vấn đề, và rút ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó. Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết
được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều càng đủ
càng tốt. Chúng có thể rất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi các khiá cạnh nhỏ nhặt
nhất cuả vấn đề. Trong "tập kích não" thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh va nhiều
cách (nhìn) khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá.

Phương pháp này có thể tiến hành bởi từ 1 đến nhiều người. số lượng người tham gia nhiều
sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn nhờ vao nhiều góc
nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau cuả mỗi người.

58
Các phương pháp sáng tạo
Lịch sử phát triển: Chữ tập kích não (brainstorming) được đề cập đầu tiên bởi Alex Osborn
năm 1941. Ông đã mô tả tập kích não như là "Một kĩ thuật hội ý bao gồm một nhóm người
nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến cuả nhóm người đó
nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định (mà sẽ được mô tả trong
phần tiếp theo). Ngày nay, phương pháp này không nhất thiết phải cần có nhiều người mà một
người cũng có thể tiến hành (Một mai một cuốc một cần câu -- Thơ cuả cụ Tam Nguyên )

Các đặc điểm chính khi sử dụng tập kích não:


a) Định nghiã vấn đề một cách thật rõ ràng phải đưa ra được các chuẩn mực cần đạt được cuả
1 lời giải. Trong bước này thì vấn đề sẽ được cô lập hoá với môi trường và các nhiễu loạn.

b) Tập trung vào vấn đề. Tránh các ý kiến hay các điều kiện bên ngoài có thể làm lạc hướng
buổi làm việc. Trong giai đoạn này người ta thu thập tất cả các ý niệm, ý kiến và ngay cả các
từ chuyên môn có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết. (thường có thể viết lên giấy
hoặc bảng tất cả)

c) Không được phép đưa bất kì một bình luận hay phê phán gì về các ý kiến hay ý niệm trong
lúc thu thập. Những ý tưởng thoáng qua trong đầu nếu bị các thành kiến hay phê bình sẽ dể bị
gạt bỏ và như thế sẽ làm mất sự tổng quan cuả buổi tập kích não

d) Khuyến khích tinh thần tích cực. Mỗi thành viên đều cố gắng dóng góp và phát triển các ý
kiến

e) Hãy dưa ra càng nhiều ý càng tốt về mọi mặt cuả vấn đề kể cả những ý kiến không thực
tiễn hay ý kiến hoàn toàn lạ lẫm sáng tạo.

Các bước tiến hành:

a) Trong nhóm lựa ra 1 người đầu nhóm (để điều khiển) và 1 người thư kí (để ghi lại tất cả ý
kiến) (cả hai công việc có thể do cùng 1 người tiến hành)

b) Xác định vấ đề hay ý kiến sẽ được tập kích. Phải làm cho mọi thành viên hiểu thấu đáo về
đề tài sẽ được tìm hiểu.

c) Thiết lập các "luật chơi" cho buổi tập kích não. Chúng nên bao gồm

• Người đầu nhóm có quyền điều khiển buổi làm việc.


• không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá hay phê bình hay
"xiá mũi" vào ý kiến hay giải đáp cuả thành viên khác
• Xác minh rằng không có câu trả lời nào là sai!
• Thu thập lại tất cả câu trả lời ngoại trừ nó đã được lập lại.
• Vạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ.

d) Bắt đầu tập kích não: Người lãnh đạo chỉ định hay lựa chọn thành viện chia sẻ ý kiến trả
lời (hay những ý niệm rời rạc). Người thư kí phải viết xuống tất cả các câu trả lời, nếu có thể
công khai hóa cho mọi người thấy (viết lên bảng chẳng hạn). Không cho phép bất kì một ý
kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kì câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi tập kích

59
Các phương pháp sáng tạo
e) Sau khi kết thúc tập kích, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả lời. Một số lưu
ý về chất lượng câu trả lời bao gồm:

• Kiếm những câu ý trùng lặp hay tương tự


• Nhóm các câu trả lời có sư tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay nguyên lí
• Xóa bỏ nhũng ý kiến hoàn toàn không thích hợp
• Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu trả lời chung

Ví du:

Một ví dụ đơn giản dùng tập kích não là vấn đề "thiết kế máy chuyển ngân của nhà băng"
(ATM -Automated Teller Machine)

Thành viên mời tham dự buổi tập kích não có thể bao gồm: 1 người có gửi tiền nhà băng, 1
nhân viên làm việc chuyển ngân hàng ngày, 1 nhà thiết kế phần mềm, một người không có gửi
tiền trong nhà băng.

Câu hỏi chính được cô lập lại thành: "Thao tác nào máy chuyển ngân có thể phục vụ được
cho khách hàng?" (hay máy chuyển ngân đảm đương nhiệm vụ gì?)

Sau khi tập kích thì các ý kiến đã được thu thập về máy ATM đưọc đặt trong hình vẽ sau:

Sau khi có bảng các ý niệm thì nhóm làm việc sẽ phân loại theo "góc nhìn" cuả người dùng
máy. Như vậy một số ý kiến như là "khám máy từ xa", "nâng cấp cho máy từ xa" hay "bảo trì
máy" chỉ dùng cho người kĩ sư bảo trì.

60
Các phương pháp sáng tạo
Nếu đứng trên quan điểm các dịch vụ mà máy cung cấp thì có thể rút thành 3 nhóm dùng
máy:

Như vậy dựa vào các thông tin thu nhập được người thiết kế có thể nắm được những tính năng
chính cuả một ATM mà tiến hành.

Bài II: Thâu Thập Ngẫu Nhiên


Random Input (Thâu Nhập Ngẫu Nhiên): Phương pháp này rất hữu ích khi bạn cần những
ý kiến sáng rõ hay những tầm nhìn mới trong quá trình giải quyết vấn đề. Đây là phương pháp
bổ xung thêm cho quá trình tập kích não.

Xu hướng chung về sự suy nghĩ cuả con người là tư duy bởi sư nhận ra các kiểu mẫu (hay
hiểu nôm na là "phương pháp" hay "nền nếp suy nghĩ"). Chúng ta phản ứng lại các mẫu đó
dưạ trên những kinh nghiêm trong quá khứ và mở rộng các kinh nghiệm này. Mặc dù vậy, đôi
khi, chúng ta sẽ bị giam bên trong lối tư duy cuả mình. Với một nền nếp (phương pháp) tư
duy đặc thù có thể sẽ không đủ để kiến tạo một lời giải tốt cho một loạt các vấn đề đặc trưng.

Một ví dụ điển hình là trường hợp cuả các học sinh PTTH, chúng ta biết rất rõ, đa số khi giải
các bài toán tích phân hay các bài toán hoá học định tính, các em dã được "gạo sẵn" các dạng
toán theo một loại "công thức hay mẫu mã" đã được cung cấp bởi các thầy dạy (ở các trung
tâm luyện thi) và cứ như thế "nhắm mắt" mà giải các đề bài cho đến khi gặp những bài tưởng
chừng dùng công thức này hay công thức nọ có thể làm ra nhưng lại lay hoay mãi mà không
tìm ra được 1 giải thuật đúng đắn

61
Các phương pháp sáng tạo
Random Input là kĩ thuật cho phép liên kết một kiểu tư duy mới với kiểu tư duy mà chúng ta
đang sử dụng. Cùng với sự có mặt cuả kiểu tư duy mới này thì tất cả các kinh nghiệm sẵn có
cùng sẽ được nối vào với nhau.

Các bước tiến hành: Nếu thấy các bước này có phần khó hiểu, thì xin hãy đọc tiếp phần ví
dụ sau đó.

Chọn ra ngẫu nhiên một danh từ trong một tự điển hay trong một danh mục các từ vựng đã
được chuẩn bị từ trước. Thường danh từ được chọn là danh từ cụ thể sẽ giúp ích hơn (tức là
những danh từ chỉ vật mà mình có thể nhận biết bằng giác quan hay sờ mó được ) hơn la chọn
một danh từ trừu tượng hay một khái niệm tổng quát. Dùng danh từ nay như là diểm khởi đầu
cho giải quyết vấn đề bằng tập kích não.

Bạn có thể thấy ra mình có thêm nhiều tri thức sáng suốt nếu như chữ được chọn không nằm
trong phần chuyên môn cuả bạn

Nếu như đó là chữ thích hợp, bạn sẽ thêm được một dãy những ý kiến và khái niệm vào quá
trình tập kích não. Trong khi một số từ lưạ ra trở nên vô dụng, thì hy vọng bạn sẽ tìm ra chút
ánh sáng cho vấn đề. Nếu bạn kiên trì nhiều lần, thì ít nhất bạn có thể tìm ra bước đột phá.

Ví Dụ:

Giả sử vấn đề muốn giải quyết là "giảm ô nhiểm từ các loại xe lưu động". Theo lối nghĩ thông
thường chúng ta đều thấy cách giải thông thường là xử dụng thiết bị "xúc tác để chuyển hoá
các chất thải gắn trong ống khói xe hơi" và dùng các loại xang "sạch" hơn (và có khả năng
cháy gần như hoàn toàn trong buồng đốt)

Bay giờ lưa ngẫu nhiên một danh từ trích từ tưạ cuả những cuốn sách trên tủ, bạn có thể tìm
thấy chữ "cây cỏ" (thực vật). Tập kích não từ chữ này bạn có thể "đào" ra một "mớ" ý mới:

• Cây xanh trên các vệ đường có thể chuyển hoá CO2 thành O2.
• Tương tự, nếu thổi khí thảy ra từ máy xe một dung môi cuả tảo (algae) thì cũng chuyể
hoá được CO2 sang O2. Và có lẽ, bộ lọc không khí từ các phi thuyền không gian dùng
cách này?
• Chưá vi trùng "sulfur-metabolizing" vào bộ chuyển hóa khí thảy để làm sạch chúng.
Có phải hợp chất cuả Nitơ (Nitrogen) sẽ làm "giàu" giống vi trùng này?
• Sản phẩm cuả các loại cây cỏ là giấy. Giấy có thể dùng làm màng lọc cuả các bộ lọc
không khí (air filter) ở các máy điều hoà nhiệt độ, các động cơ nổ (xe hơi, xe gắn máy)
• Sản phẩm cuả cây cao su là nhưạ có thể làm nguyên liệu chế tao bộ lọc không khí thaỷ
ra.
• ...

Trên đây là những ý kiến thô thiển nảy sinh. Một số có thể sai và không thực tế. Tuy nhiên,
một trong chúng có thể dùng làm cơ sở cho những phát triển lợi ích.

62
Các phương pháp sáng tạo

Bài III: Nới Rộng Khái Niệm


Concept Fan (tạm dich Nới Rộng Khái Niệm):

Concept Fan là một cách để tìm ra các tiếp cận mới về một vấn đề khi mà tất cả các phương
án giải quyết hiển nhiên khác không còn dùng được. Phương pháp này triển khai nguyên tắc
"lui một bước" (khi hổ vồ mồi thì chúng cũng lui lai để có thế nhảy vọt?!!!) để nhận được tầm
nhìn rộng hơn. Như vậy, phương pháp này không khác gì một người khi đứng quá gần với
một bức tranh thì sẽ khó lãnh hôi đươc toàn bộ nội dung cuả nó mà cách tốt nhất là đứng lui
ra xa hơn để tầm ngắm nhìn được xa và rộng hơn.

Lịch sử cuả Khái niệm:

Khái niệm về concept fan đầu tiên được nêu lên bởi Edward de Bono trong quyển sách
"Serious Creativity: Using the Power of Lateral Thinking to Create New Ideas" (tạm dịch --
Sáng tạo thực sự: Xử dụng Tư Duy Dịnh Hướng để Tạo các Phát Kiến) xuất bản lần đầu tiên
vào tháng năm 1992 ấn bản Anh ngữ)

Các bước tiến hành:

Khi bắt đầu, vẽ 1 khung khép kín ở giưã cuả một miếng giấy khổ lớn. viết xuống (một cách
ngắn gọn) vấn đề mà bạn đang tìm cách giải quyết. Bên phải cuả khung vẽ ra những nửa
đường thẳng (nối với khung và hướng ra xa như các rẽ quạt -- đây cũng là lí do tên gọi cuả
phương pháp là concept fan). Mỗi nửa đường thẳng như vậy sẽ đại diện cho một lời giải khả
dĩ cho vấn đề này. (Xem ví du bằng hình)

Hình1: Bước thứ nhất

63
Các phương pháp sáng tạo
Có thể rằng các ý kiến mà bạn có thì không khả thi hay chưa hoàn toàn giải quyết triệt để vấn
đề. Nếu thế, có thể lùi lại một bước để tạo cái nhìn tổng quát hơn cho vấn đề

Bước này tiến hành bằng cách vẽ thêm 1 khung khép kín ở ngay bên trái cuả vòng tròn đầu
tiên, và viết vào đó định nghiã rộng hơn. Liên kết hai khung bằng một mùi tên chỉ vào khung
mới lập nên

Hình2: Nới rộng định nghiã cuả vấn đề dùng concept fan

Sử dụng ý mới này như là điểm xuất phát cho các ý kiến mới

64
Các phương pháp sáng tạo

Ngưng thải dầu & rác


đổ ra từ các hải cảng

Nâng cấp xử lí nước thải

Kéo dài thời gian các


thứ này được thaỉ ra

giám sát nước sông đổ ra

Hình3: Phát triển các ý mới từ định nghiã được nới rộng hơn cuả vấn đề

65
Các phương pháp sáng tạo

Ngưng thải dầu & rác


đổ ra từ các hải cảng

Nâng cấp xử lí nước thải

Kéo dài thời gian các thứ


này được thaỉ ra

giám sát nước sông đổ ra

Hình 4: Mở Rộng Khái niệm lần thứ nhì

66
Các phương pháp sáng tạo
Nếu như ý niệm mới này cũng chưa đủ, bạn có thể bước lui thêm một lần nưã để nới rộng hơn
ý kiến (và có thể lập lại nhiều lần,...)

Hiệu ứng Hall và vài suy nghĩ về tính sáng tạo của
sinh viên Ðại học
Ở đại học việc tự học của sinh viên đóng vai trò rất quan trọng. Một trong những nguồn kích
thích sự tự học chính là việc nghiên cứu khoa học. Không đâu xa, ngay trong chính những
kiến thức chúng ta học hàng ngày vẫn còn vô số những điều cần tư duy, cần sự nghiên cứu.
Thực tế không ít những giải thương Nobel bắt nguồn từ những câu hỏi “ngớ ngẫn” của sinh
viên. Bài viết sau được phỏng dịch một phần của bài báo “ A Topological Look at the
Quantum Hall Effect” đăng trên tạp chí Physics Today – August 2003. Hiệu ứng này các bạn
được học trong môn “Nhập môn vật lý chât rắn” và chắc các bạn không ngờ là nó được tìm ra
bởi cậu sinh viên Hall, và giải thưởng Nobel năm 1985 đã trao cho hiệu ứng Hall lượng tử
….

Câu chuyện về hiệu ứng Hall bắt đầu từ một sai lầm của James Clerk Maxwell (1831-1879)
Trong cuốn “Luận về thuyết Điện từ” xuất bản lần đầu tiên năm 1873, Maxwell đã thảo luận
về sự thay đổi dòng điện dưới tác dụng của từ trường. Trong đó ông cho rằng: “Cần đặc biệt
lưu ý rằng lực (gây ra bởi điện trường) đặt lên dây dẫn sẽ không tác dụng trực tiếp lên dòng
điện mà tác động lên dây dẫn mang dòng điện đó.”

Năm 1878, Edwin Herbert Hall (1855 - 1938), một sinh viên của trường ĐH Johns Hopkins,
đọc quyển sách trên trong một khóa học do giáo sư Henry Rowland (1848-1901) dạy. Hall
hỏi ý kiến Rowland về nhận xét của Maxwell. Vị giáo sư này trả lời rằng ông “nghi ngờ tính
xác thực của kết luận đó của Maxwell và ông cũng đã từng vội vã tiến hành một thí nghiệm
kiểm chứng… và đã không thành công.”

Hall quyết định tiến hành một cuộc thí nghiệm khác theo cách khác nhằm đo lường từ trở
(magneto-resistance), có nghĩa là đo sự thay đổi của điện trở theo từ trường đặt vào. Như
ngày nay chúng ta đã biết, đó là một cuộc thí nghiệm phức tạp hơn thí nghiệm của giáo sư
Rowland nhiều, và cũng đã thất bại. Có vẻ như khẳng định của Maxwell là đúng. Tuy nhiên,
sau đó Hall quyết định làm lại thí nghiệm của Rowland. Theo sự chỉ dẫn của người thầy giàu
kinh nghiệm này, Hall thay thế dây dẫn kim loại ban đầu bằng một lá vàng mỏng. Việc này đã
bù lại cho một thiếu sót của thí nghiệm Rowland. Nguyên nhân ở chổ lúc đó chỉ có thể tạo ra
từ trường yếu trong điều kiện phòng thí nghiệm. Vì vậy hiệu ứng chỉ có thể quan sát được
nếu kim loại dẫn điện rất tốt như vàng.

Và đúng như vậy, điều đó đã làm nên chuyện. Biểu đồ do Hall lập ra để khảo sát mà giờ đây
được coi là hiệu ứng Hall được trình bày ở trong bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào về lý thuyết
chất rắn.. Hall nhận thấy rằng trái ngược với khẳng định của Maxwell, từ trường luôn làm
thay đổi sự phân bố điện tích, và vì vậy làm lệch kim của điện kế nối với các mặt bên của dây
dẫn điện. Hiệu điện thế ngang giữa các mặt được gọi là điện thế Hall. Độ dẫn điện Hall về bản
chất chính là bằng cường độ dòng điện theo chiều dọc chia cho điện thế ngang này.

67
Các phương pháp sáng tạo
Phát hiện này đã mang lại cho Hall một chỗ làm tại trường Harvard. Công trình của ông được
xuất bản năm 1879, năm Maxwell mất vào tuổi 48. Hai năm sau đó, sách của Maxwell được
tái bản lần hai vào năm 1881, trong đó có một chú thích lịch sự ở cuối trang của nhà xuất bản
là: “Ông Hall đã phát hiện rằng một từ trường ổn định có thể làm thay đổi chút ít sự phân bố
dòng điện trong phần lớn các dây dẫn, vì vậy tuyên bố của Maxwell chỉ được xem như là gần
đúng.”

Ở đây chúng ta thấy rằng cường độ và ngay cả dấu của điện thế Hall phụ thuộc vào tính chất
của nguyên liệu làm nên dây dẫn – lá vàng mỏng trong thí nghiệm của Hall. Điều này đã làm
cho hiệu ứng Hall trở thành một công cụ dự đoán quan trọng trong việc khảo sát các hạt dẫn
mang điện. Ví dụ như việc đưa đến lý thuyết về lỗ trống tích điện dương như là hạt mang
điện trong chất rắn. Mặc dù Maxwell đã sai lầm, ông cũng đã khơi dậy một nghiên cứu thành
công và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong vật lý.

Một thế kỷ sau, hiệu ứng Hall lại được chú ý như nguồn sinh lực cho các nghiên cứu vật lý
mới. Năm 1980, tại phòng thí nghiệm từ trường mạnh Grenoble tại Pháp, Klaus Von Klitzing
(sinh năm 1943, giải Nobel năm 1985) nghiên cứu điện dẫn Hall cho khí điện tử hai chiều ở
nhiệt độ rất thấp. Ông ta tìm thấy rằng , xét về bản chất, thì điện dẫn Hall là hàm của cường
độ từ trường vuông góc với mặt phẳng của khí điện tử và được mô tả dưới dạng đồ thị hình
bậc thang của các đoạn ngang liên tục. Với một độ chính xác hoàn toàn bất ngờ, những giá trị
liên tiếp tăng dần của điện dẫn Hall luôn là bội số nguyên của một hằng số cơ bản tự nhiên:

e2/h = 1/ (25 812.807 572 Ω)

bất kể những chi tiết hình học khác nhau của thí nghiệm hay những điểm không thuần chất
của vật liệu dùng làm thí nghiệm. Klaus Von Klitzing đã đoạt giải Nobel vật lý năm 1985 vì
đã khám phá ra hiệu ứng lượng tử Hall và độ chính xác của hiệu ứng này đã cung cấp cho các
nhà đo lường học một chuẩn cao cấp cho đơn vị điện trở.

Hiệu ứng Hall lượng tử cũng dẫn đến một phương pháp đo lường trực tiếp hằng số cấu trúc
tinh tế e2/hc với độ chính xác hiển nhiên cho ra giá trị 1/137.0360. 0300(270). Phương pháp
khác dựa trên việc đo moment từ dị thường của điện tử thực sự cho hằng số cấu trúc tinh tế
một kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi một nỗ lực tính toán khổng lồ
- gồm hơn 1,000 giản đồ Feynman (Richard P. Feynman ([1918-1988], Nobel Vật lý năm
1965) và việc mắc sai lầm khi tính toán rất dễ xảy ra.

Làm sao chúng ta có thể giải thích được độ chính xác đáng kinh ngạc của sự lượng tử hóa
trong hiệu ứng Hall lượng tử khi mà độ chính xác này không phụ thuộc vào ngẫu nhiên của
vật liệu thí nghiệm ? Ở đây rõ ràng một điều là các mẫu vật khác nhau có các tạp chất khác
nhau, cấu trúc hình học khác nhau và mật độ điện tử khác nhau. Một trong những tiến bộ về
mặt lý thuyết phát sinh từ câu hỏi này là việc phát hiện ra rằng điện dẫn Hall khi ở trạng thái
bình ổn có liên quan đến tính chất tôpô của không gian..Hiện nay người ta đã tìm ra mối liên
hệ giữa hiệu ứng Hall lương tử với bất biến tôpô đặc trưng bằng các số Chern.

Các bạn muốn hiểu sâu hơn về vấn đề này có thể đọc tiếp bài báo trên tạp chí Physics Today.
Ở đây người viết chỉ muốn đế cập đến lịch sử tìm ra hiệu ứng để thấy rằng sinh viên có thể
làm được nhiều điều ngoài việc giải các bài tập ở lớp. Xin kết thúc bài viết này bằng một câu
chuyện vui về sinh viên

68
Các phương pháp sáng tạo
Một lần nọ ở cuộc thi vấn đáp cậu sinh viên nhận được câu hỏi: Hãy chỉ ra phương pháp dùng
phong vũ biểu để đo chiều cao của một cao ốc. Tất nhiên ở đây giáo sư muốn sinh viên nhớ
đến sự liên hệ giữa áp suất khí quyển với chiều cao. Đo áp suất suy ra được chiều cao. Tuy
nhiên câu trả lới của sinh vịên như sau : Ta lấy sợi dây chỉ , đem buộc vào phong vũ biểu sau
đó đứng trên cao ốc thả xuống dưới, đo chiều dài sợi dây sẽ biết được chiều cao. Vị giáo sư :
cần đưa ra cách đo có áp dụng tính chất vật lý. Sinh viên tra lời : Ta ném cái phong vũ biểu tứ
trên cao ốc xuông đất. Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian chạm đất ta tim được

h = 1/2 gt²

Giáo sư: cần có phương pháp sử dụng tính chất của phong vũ biểu.

Sinh viên : ta co thể sử dụng chiều cao của phong vũ biểu bằng cách dựng đứng phong vũ
biểu. Đo bóng của phong vũ biểu và bóng của cao ốc do mặt trới chiếu xuống. Biết chiều cao
của phong vũ biểu ta suy ra chiều cao của cao ốc. Cuộc đối đáp còn kéo dài và cậu sinh viên
đưa ra trên mười cách đo khác nhau. Cuối cùng không chịu nổi, vị giáo sư nói : cần đưa ra
cách đơn giản nhất và sử dụng trực tiếp cái phong vũ biểu. Sinh viên : nếu thế thi mình đem
cái phong vũ biểu này biếu cho người quản lý cao ốc và nhờ anh ta cho xem bản thiết kế chắc
chắn sẽ có câu trả lời chính xác. ….

Cậu sinh viên đó sau này trở thành nhà vật lý vĩ đại, nếu tác giả không nhầm thì đó chính là
Niels Bohr, được giải Nobel Vật lý năm 1922 và câu chuyện do Ernest Rutherford (1871-
1937) kể. Rutherford với thí nghiệm lừng danh bắn phá nguyên tử lá vàng bằng chùm hạt
alpha và đã tìm ra cấu trúc nguyên tử nên đã được giải Nobel Hóa học năm 1910.

Kết luận : hãy sáng tạo ngay khi còn là sinh viên

Bài IV: Kích Hoạt


Provocation (Tạm dịch Kích Hoạt)
Tương tự như phương pháp Random Input, đây là một kĩ thuật tư duy khá quang trọng. Tác
động chính cuả phương pháp là đưa sự suy nghĩ ra khỏi các nền nếp suy nghĩ cũ mà bạn dùng
để giải quyết vấn đề.

Như đã giải thích trưóc đây, chúng ta tư duy bằng cách nhận thức các kiểu và phản ứng lại
chúng. Các phản ứng đáp trả này dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ và các mở rộng "có lý"
cho các kinh nghiệm này. Suy nghĩ cuả chúng ta thường ít vượt qua hay đứng bên ngoài cuả
các kiểu mẫu cũ. Trong khi chúng ta có thể tìm ra câu trả lời như là một "kiểu khác" cuả vấn
đề, cấu trúc não bộ sẽ gây khó khăn cho chúng ta để liên kết các lời giải này.

Kích hoạt là một phương pháp dùng để liên kết các kiểu tư duy này với nhau.

Phương pháp này được nghiên cứu bởi Edward de Bono, tiến sĩ Tâm lý học. Giáo sư tại các
trường đại học Oxford, Cambridge, và Harvard. Đây là trang WEB cuả ông
http://www.edwdebono.com/

69
Các phương pháp sáng tạo

Các Bước tiến Hành:


Hãy viết xuống nhiều mệnh đề ngớ ngẩn (không hợp lý lẽ, không dựạ trên lập luận khoa học
và có thể phản khoa học hay đi nguợc với thực tế thường nhật) một cách chủ ý, trong đó
chúng ta cho phép các tình huống không thực. Các mệnh đề này cần thiết phải "ngu xuẩn" để
tạo cú "sốc" (kích hoạt) cho hệ thống tư tưởng làm nó thoát ra ngoài những cung các suy nghĩ
hiện có. Một khi chúng ta đã tạo ra các mệnh đề kích hoạt này, chúng sẽ làm ngưng các đánh
giá phán quyết dể mà tạo nên ý kiến mới. Kích hoạt cung cấp những điểm khởi đầu nguyên
thuỷ cho sự sáng tạo. Các ý tưỏng cuả phương pháp này thuờng là các bước mở đầu cho
những ý tưởng mới.

Cách xếp đặt ra những mệnh đề kích hoạt như vậy đã được thấy rất nhiều trong các công án
thiền (Zen koans) và các thơ haiku (Nhật). Kĩ thuật này, làm giảm các sức ỳ tâm lý trì trệ
trong bộ óc, đã được phổ dụng ở Đông Phương từ lâu nhưng đôi khi làm khó khăn cho lối
suy nghĩ kiểu Tây phương.

Chẳng hạn như chúng ta đưa ra câu: "Nhà không nên có nóc!". thông thường thì điều này
không phải là ý kiến hay. Mặc dù vậy, ý này dẫn đến suy nghĩ về các ngôi nhà "mở nóc" hay
các ngôi nhà nóc trong suốt. Và bạn có thể vưà ngủ vưà ... ngắm trăng. Còn nếu như bạn đã
xem qua bộ phim "Xích Lô" thì hẳn bạn sẽ nhớ đến câu "người ta thì ngủ khách sạn 5 sao còn
tao thi ngủ khách sạn ... ngàn sao" -- bạn cũng đã biến câu này thành thực tế vậy!

Khi đã tạo nên sự kích hoạt, bạn có thể dùng nó trong nhiều phương cách khác nhau bởi kiểm
nghiệm:

• Các hậu quả, hiệu ứng cuả mệnh đề


• Các lợi ích có thể nhận được
• Tình huống đặc thù nào có thể làm cho nó trở thành lời giải bén nhạy
• Các nguyên tắc, nguyên lý nào cần dùng để làm việc này và để nó hoạt động
• Làm sao để nó hoạt động trong mọi thời điểm
• Cái gì sẽ xãy ra nếu như 1 dãy các biến cố bị thay đổi
• vân vân

Bạn có thể dùng danh sách các câu hỏi trên như là 1 khuôn mẫu.

Ví dụ: (Thí dụ này được làm ra từ các nước giàu nên không chắc áp dụng nổi cho đất An-
Nam ta)

Chủ tiệm cho thuê băng video muốn tìm ra phương pháp để cạnh tranh với Internet. Cô chủ
bắt đầu với mệnh đề "khách hàng không nên trả tiền để mướn băng video"

Sau đó cô ta kiểm nghiệm các "kích hoạt" sau đây:

• Các hậu quả: Cưả tiệm sẽ không có tiền thu nhập qua thuê băng và do đó phải có một
nguồn thu nhập khác hơn. Phải làm cho việc muợn băng tại cưả tiệm thì rẻ hơn là tải
về máy các phim mướn trên Internet hay đặt cọc nó qua catalog.
• Các lợi ích: Có nhiều người đến mượn băng video hơn. Nhiều người hơn sẽ ghé vaò
tiệm. Cưả tiệm sẽ thu hút khách hàng từ các tiệm cho thuê khác trong điạ phương

70
Các phương pháp sáng tạo
• Tình huống: Cuả hàng cần có nguồn thu nhập thay thế. Có thể chử tiệm sẽ bán các
quảng cáo trong tiệm, hay là bán thêm "đồ nhắm", bán bia, nước ngọt, kẹo bánh, rượu
và thức ăn nhanh. Điều này sẽ biến cưả hàng thành "tiệm tạp hoá kiểu mới". Có lẽ chỉ
cho ngươì ta mượn băng sau khi đã phải "ngấm" qua 30-giây các mặt hàng quảng cáo
hay là sau khi hoàn tất các bản câu hỏi nghiên cứu thị trường.

Sau khi dùng kích hoạt, chủ tiệm quyết dịnh "thử nghiệm" trong nhiều tháng. Cô ta cho phép
khách hàng mượn miễn phí các "top-ten" băng mới ra lò. (nhưng dĩ nhiên khách hàng sẽ bị
phạt tiền nếu họ trả băng trể) Cô chủ sẽ đặt các băng video phiá đàng trong cùng cuả cưả
tiệm. Phiá trước sẽ đập vào mắt khách hàng những thứ hàng "hấp dẫn" khác (để dẫn dụ khách
mua hàng) như là các mặt hàng kể trên. Như vậy 1 người khách muốn mượn băng sẽ phải đi
ngang qua và ngắm các món khác trước khi tới được quầy video. Ngoài ra, bên cạnh quầy trả
băng, cô chủ chưng bán các mặt hàng "model" thấy được qua các phim này.

Bài V: Six Thinking Hats (Tạm Dịch: Lục Mạo


Tư Duy)
Six Thinking Hats
- Là một kĩ thuật được thiết kế nhằm giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối tượng
mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được. Đây là
một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng (lateral
thinking). Trong phương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của nó
nhưng các phê phán đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy lối suy nghĩ thông
thường.

Six thinking Hats được dùng chủ yếu là để:


- Kích thích suy nghĩ song song
- Kích thích suy nghĩ toàn diện
- Tách riêng cá tính (như là bản ngã, các thành kiến ...) và chất lượng

Lịch Sử cuả Phương Pháp:


Đây là phát kiến cuả Tiến sĩ Edward de Bono ( http://www.edwdebono.com/ ) trong năm
1980. Năm 1985 nó đã được mô tả chi tiết trong cuốn "Six Thinking Hats" cuả de Bono.
Phương pháp này đã được phát triễn va giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới (ngoại trừ Xứ Đại
Cồ Việt cuả ta??!!) Nhiều tổ chức lớn như là IBM, Federal Express, Brtish Airways, Pepsi,
Polaroid, Prudential, Dupont, ...cũng dùng phương pháp này.

Cách thức tiến hành:


(Bạn nên xem thêm phần ví dụ để có một hình dung cụ thể về nó)

71
Các phương pháp sáng tạo
Dùng 6 cái nón đại diện cho 6 dạng thức cuả suy nghĩ. Nó đề cập đến chiều hướng suy nghĩ
hơn là tên gọi. Mỗi nón có một màu (mà màu này chỉ đại diện cho duy nhất 1 dạng thức duy
nhất cuả suy nghĩ).

Mọi người đều sẽ tham gia góp ý. Tuỳ theo kiểu ý kiến mà người đó sẽ đề nghị đội nón màu
gì.

Các nón không được dùng để phân loại cá nhân mặc dù hành vi hay thói quen cuả cá nhân đó
"dường như" hay có vẻ thuộc về loại nào đó. Nó chỉ có tác dụng định hướng suy nghĩ trong
khi thành viên trong nhóm cho ý kiến đội lên mà thôi

Các đặc tính cuả nón màu:

Nón trắng: trung tính - tập trung trên thông tin rút ra được, các dẫn liệu cứ liệu và những thứ
cần thiết , làm sao để nhận được chúng

Nón Đỏ: Nóng, tình cảm, cảm giác, cảm nhận, trực quan, những ý kiến không có chứng
minh hay giải thích, lí lẽ

Nón Đen: Phê phán, Bình luận, Tại sao sự kiện là sai, tất cả những cảm ý tiêu cực hay bi
quan

Nón Vàng: Tích cực, lac quan, những cái nhìn sáng lạng, tìm đến những lợi ích, cái gì tốt
đẹp

Nón Lục: Sáng tạo, khả năng xảy ra và các giả thuyết, những ý mới

Nón Xanh Dương: Ðiều khiển, chi phối quá trình, các bước, tổ chức lãnh đạo, suy nghĩ về
các suy nghĩ hay kết luận

Sau đây là một cách tiến hành qua các bước:

Mọi người trong nhóm làm việc sẽ cùng tham gia góp ý -- tùy theo tính chất cuả ý đó mà
người đó (hay người trưởng nhóm) sẽ đề nghị đội nón màu gì. Người trưỏng nhóm sẽ lần
lược chia thời gian tập trung ý cho mỗi nón màu... Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt nếu
cần bất kì thành viên nào cũng có thể đề nghi góp thêm ý vào cho 1 nón màu nào đó (tuy vậy
phải giữ đủ thời lượng cho mỗi nón màu)

• Bước 1:

Nón trắng: Tất cả các ý kiến nào chỉ chưá sự thật, bằng chứng, hay dữ kiện, thông tin. Đội
nón này có nghiã là "hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cởi bỏ mọi dự định và hãy
nhìn vào cơ sở dữ liệu"

72
Các phương pháp sáng tạo
• Bước 2:

Nón lục: Tạo ra các ý kiến làm sao để giải quyết. Các sáng tạo, các cách thức khác nhau, các
kế hoạch, các sự thay đổi

• Buớc 3:

- Đánh giá các giá trị cuả các ý kiến trong nón lục
- Viết ra danh mục các lợi ích dùng nón vàng

Nón vàng: Tại sao vài ý kiến sẽ chạy tốt và tại sao nó mang lại lợi ích. Ỏ đây cũng có thể
dùng về các kết quả cuả các hành động được đề xuất hay các đề án. Nó còn dùng để tìm ra
những vật hay hiệu quả có giá trị cuả những gì đã xãy ra.

- Viết các đánh giá, và các lưu ý trong nón đen

Đây là nón có giá trị nhất. Dùng để chỉ ra tai sao các đề nghị hay ý kiến không thích hợp
(hay không hoạt động được) cùng với các dữ kiện, với kinh nghiệm sẵn có, với hệ thống đang
hoạt động, hoặc với chế độ đang được theo. Nón đen lúc nào cũng phải tính đến sự hợp lí

• Bước 4: Viết các phản ứng, trực giác tự nhiên và các cảm giác xuống.

Nón này cho phép người suy nghĩ đặt xuống các trực cảm mà không cần bào chữa

• Bước 5: Tổng kết và kết thúc buổi làm việc

73
Các phương pháp sáng tạo

Nón này là sự nhìn lại các bước trên hoặc là quá trình điều khiển. Nó sẽ không nhìn đến đối
tượng mà là nghĩ về đối tượng (thí dụ như ý kiến "đội cho tôi cái nón lục, tôi cảm giác rằng
có thể làm đươc nhiều hơn về cái nón xanh này")

Lưu ý: các bước trên không hoàn toàn nhất thiết phải theo đúng thứ tự như nêu trên mà ở
nhiều trường hợp nên chỉnh lại theo thứ tự như sau:

Trắng -> Đỏ -> Đen -> Vàng -> Lục -> Xanh Dương

Ví dụ: Giải quyết vần đề sau đây trong lớp học "Học sinh nói chuyện trong lớp"

Dùng phương pháp 6 nón để cho các học sinh nhìn vào vấn đề ở các góc cạnh khác nhau. Có
thể dùng 6 phấn màu khác nhau để ra hiệu (thay cho nón). Học sinh chủ động cho ý kiến và
giáo viên sẽ điều khiển toàn buổi qua các bước như sau:

1. Nón trắng: Các sự kiện

- Các HS nói chuyện trong khi cô giáo đang nói


- Có sự ồn ào làm cho các học sinh khác bị xao lãng hoặc không nghe đươc (cô giáo nói gì)
- Học sinh không biết làm gì sau khi cô giáo đã hướng dẫn cách thức
- Nhiều học sinh bực mình hay không muốn học nữa.

2: Nón đỏ: cảm tính

- Cô giáo cảm giác bị xúc phạm


- Các HS nản chí vì không nghe được hướng dẫn (cuả cô)
- Người nói chuyện trong lớp vui vẻ được tán dóc và nghe dóc

3. Nón Đen: Các mặt tiêu cực

- Lãng phí thì giờ


- Buổi học bị làm tổn thương
- Nhiều người bị xúc phạm rằng những người nghe không bất cần đến những gì được nói
- Mất trật tự trong lớp

4. Nón vàng: Các mặt tích cực cuả tình trạng được kiểm nghiệm

- Mọi người được nói những gì họ nghĩ


- Có thể vui thú
- Mọi người không phải đợi tới lượt cuả mình để nói nên sẽ không bị quên cái gì mình muốn
nói
- Không chỉ những HS giỏi mới được nói

74
Các phương pháp sáng tạo
5. Nón Lục: Những cách giải quyết đến từ cách nhìn vấn đề theo trên

- Cô giáo sẽ nhận thức hơn về "thời lượng" mà cô nói


- Cô giáo sẽ cố gắng tác động qua lại (để ý cho phép nhiều đối tượng tham gia) với nhiêù HS
không chỉ với các HS "giỏi"
- HS sẽ phải làm viêc để không phải phác biểu linh tinh. HS sẽ tự hỏi "điều muốn nói có liên
hệ đến bài học hay không?" và có cần để chia sẻ ý kiến vói các bạn khác hay không? Sẽ cần
thêm bàn thảo làm sao HS vượt qua khó khăn này!
- HS sẽ suy nghĩ rằng có nên chen vào phá sự học cuả người khác hay không?
- Sẽ giữ bản tường trình này lại làm taì liệu sau này xem xét có tiến bộ hay không?

6. Nón Xanh Dương: tổng kết những thứ đạt được

- Cô giáo rút kinh nghiệm rằng cần phải giới hạn thời gian dùng để nói
- Cô giáo cần tham gia bàn luận với tất cả HS và cần phải ưu tiên hơn đến những HS ít khi
tham gia phát biểu hay là các HS chỉ thụ động im lặng chờ được gọi trả lời
- Cô giáo cần để HS có thời gian suy nghĩ trước khi họ tham gia vào bàn luận. Thì giờ cho HS
suy nghĩ trong buổi học quan trọng rất cần thiết.
- HS hiểu rằng "nói chuyện làm ồn trong lớp" sẽ làm cho các HS khác bị ảnh hưởng và bực
mình.
- HS hiểu rằng chỉ cần cười giỡn trong một tí thì cũng đủ phá hỏng sự học cuả người khác.
- HS ý thức rằng nói bất kì lúc nào mình muốn là hành đông thiếu kỷ luật với chính những giá
trị kiến thức cuả bản thân
- HS và giáo viên cần xem lại đề tài này để kiểm xem có tiến bộ hay không

(Bài ví dụ này dựa theo ý cuả Brenda Dyck, Master's Academiy and College, Calgary,
Alberta, Cananda và được viết lại cho hợp với tình hình giảng dạy và ngôn ngữ dùng trong
lớp học cuả Việt Nam)

Bài VI: DOIT


DOIT - Một Trình Tự Đơn Giản để Sáng Tạo

Các kỹ thuật đã nêu trong các chương truớc tập trung trên các khiá cạnh đặc biệt cuả tư duy
sáng tạo. DOIT sẽ "gói ghém" chúng lại với nhau, và dẫn ra các phương pháp về sự xác nghiã
và đánh giá cuả vấn đề. DOIT giúp bạn tìm ra kỹ thuật sáng tạo nào là tốt nhất.

Chữ DOIT là chữ viết tắt bao gồm:

D - Define Problem (Xác định vấn đề)


O - Open Mind and Apply Creative Techniques (Cởi Mở Ý Tưởng và Áp Dụng Các Kỹ Thuật
Sáng Tạo)
I - Identify the best Solution (Xác Định lời giải hay nhất)
T- Transform (Chuyển Bước)
75
Các phương pháp sáng tạo
Lịch sử cuả Phương Pháp: Kĩ thuật này đã được mô tả trong quyển "The Art of Creative
Thinking" (tạm dịch Nghệ Thuật Tư Duy Sáng Tạo) cuả Robert W. Olson năm 1980

Cách tiến hành

1. Xác Định Vấn Đề


- Phần này tập trung vào phân tích vấn đề để đoan chắc rằng vấn đề được đặt ra là đúng.

Những bước sau đây sẽ giúp bạn khẳng định nó:

• Kiểm lại rằng bạn nắm vững vấn đề, không chỉ thấy dấu hiệu cuả nó. Hãy hỏi lập đi
lập lại rằng tại sao vấn đề tồn tại, cho tới khi nào bạn nhận ra cội rể cuả vấn đề.
• Đặt câu hỏi tại sao vấn đề nảy sinh. Điều này có thể dẫn tới mệnh đề tổng quát hơn
cuả vấn đề.
• Hãy nắm rõ các giới hạn, biên giới cuả vấn đề. Rút ra từ các đối tượng cái gì bạn
muốn đạt tới và cái gì ràng buộc những hoạt động/thao tác cuả bạn
• Ghi xuống các mụch đích, các đối tượng và/hoặc các tiêu chuẩn mà một lời giải cuả
vấn đề phải thoả mản. Sau đó hÀy "kéo dãn" mỗi mụch đích, mỗi đối tượng và tiêu
chuẩn ra và viết xuống tất cả những ý tưởng mà nó có thể được "để mắt tới".
• Khi mà vấn đề tưỏng chừng rất lớn, thì hãy chia nhỏ hay bẽ gãy nó ra thành nhiều
phần. Tiếp tục như vậy cho tới khi tất cả các phần chia ra đều có thể giải đoán được
trong đúng phạm vi cuả nó, hay là phải xác định một cách chính xác những vùng naò
cần nghiên cứu để tìm ra. (* xem thêm về kỹ thuật đào bới 1 vấn đề)
• Tổng kết vấn đề trong một dạng càng ngắn gọn súch tích càng tốt. tác giả cho rằng
cách tốt nhất để làm việc này là viết xuống một số mệnh đề mô tả vấn đề bằng hai từ
và lựa chọn mệnh đề nào rõ nhất

hình1: Có nhừng thứ "phát minh ngược" nhà phát minh này đã không quan tâm đến yếu tố
"ngộp thở"

76
Các phương pháp sáng tạo

2. Cởi Mở Ý Tưởng và Áp Dụng Các Kỹ Thuật Sáng Tạo


- Một khi đã nắm rõ vấn đề muốn giải quyết, bạn đã có đủ diều kiện để bắt đầu đề ra các lời
giải khả dĩ. Hãy chấp nhận tất cả những ý tưởng hay nảy sinh trong óc.

Ở giai đoạn này chúng ta không cần đánh giá về các ý tưởng được đưa ra (cởi mở ý tưởng).
Thay vaò đó, hày cố đưa ra càng nhiều càng tốt các ý kiến có thể dùng. Ngay cả những ý tồi
có thể làm ngòi nổ cho các ý tốt về sau.

Kích thích những ý mới bằng cách "lôi ra" (một cách bắt buộc) những sư tương đồng, tương
tự giữa vấn đề đang suy nghĩ với những vấn đề khác tưởng chừng không hề có một liên hệ
nào với nhau. Chẳng hạn như (dùng phương pháp Thâu Nhập ngẫu nhiên):
1- Viết xuống tên cuả các đối tương vật chất, hình ảnh, thưc vật, hay động vật
2- Lập danh sách chi tiết các đặc tính cuả nó.
3-Xử dụng danh sách này để làm mồi kích thích trực giác nảy sinh các ý mới cho việc giải
quyết vấn đề.

Bạn có thể dùng đến tất cả các phương pháp tư duy đã đề cập trước đây để tìm tất cả các ý có
thể là lời giải đúng cho vấn đề. Mỗi phương pháp sẽ cho ta những điểm mạnh và những điều
lợi ích.

Hãy hỏi nhiều ngươì có nền tảng học vấn, có hiểu biết, và có mức độ thông minh khác nhau
cho ý kiến về các lời giải. Trong khi đưa ra các lời giải, hãy nhớ cho rằng mỗi cá nhân khác
nhau sẽ có một cách tiếp cận khác nhau và cái nhìn khác nhau về cùng 1 vấn đề, và gần như
chắc chắn rằng các ý kiến dị biệt đó sẽ góp phần vào quá trình chung

3. Xác Định Lời Giải Hay Nhất


- Chỉ có trong bước này bạn mới lưạ ra ý tưởng hay nhất trong các ý đã nêu ra. Thường thì ý
tưởng tốt nhất được nhận ra một các hiển nhiên. Nhưng nhiều lúc, một cách có giá trị là kiểm
nghiệm và phát triển chi tiết hơn nhũng ý kiến đã đề ra trước khi lưạ chọn ý nào hay hơn.

Khi lưạ chọn lời giải phải luôn bám sát vào các mụch đích cuả bạn. Việc quyết định sẽ trở nên
dể dàng khi mà bạn hiểu rõ các mục đích này

Ghi ra tất cả những "mặt trái" hay yếu điểm cuả ý kiến cuả bạn. Hãy thật sự nghiêm khắc! Cố
gắng để làm tốt lên (mỹ hoá) các mặt xấu này. Sau đó hãy điều chỉnh lời giải để giảm các khiá
cạnh yếu kém trên.

Hãy nhấn mạnh các hậu quả tiềm tàng -- xấu nhất cũng như tốt nhất có thể xãy đến khi thực
thi lời giải cuả bạn. Điều chỉnh lại lời giải để giảm nhẹ hết sức hậu quả xấu và tăng cường tối
đa những ảnh hưởng tích cực. Tiến hành "Chuyển Bước" nếu bạn có đủ sức.

77
Các phương pháp sáng tạo

hình2: còn đây là loại "phát kiếng" đôi mắt Em cũng to đen như ai chớ bộ!

4. Chuyển Bước
- Sau khi xác định và đưa ra lời giải cho vấn đề, thì bước cuối cùng là thực hiện lời giải.
Biến lời giải thành hành động. Bước này không chỉ bao gồm sự phát triển sản phẩm bền vững
cuả các ý kiến cuả bạn mà còn bao gồm cả các mặt khác (như là thị trường và giao thương
nêu vấn đề có liên quan đến sản xuất). Điều này có thể cần nhiều thì giờ và công sức.

Một lời nhắc nhở khá quan trọng: Khi mà thì giờ cho phép, hãy lợi dụng tìm hiểu thêm những
quá trình nghiên cứu và những dự định khác xem các ý kiến nào đã được thử nghiệm

Có rất nhiều nhà sáng tạo thất bại trong giai đoạn này. Họ sẽ có nhiều vui sướng để sáng chế
ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới là những thứ có thể đi trước thị trường hiên tại trong nhiều
năm. Họ lại thất bại để phát triển chúng và đành bó tay ngắm nhìn những người khác hưởng
lợi trên những ý tưởng sáng tạo này trong rất nhiều năm (như trường hợp cuả người sáng lập
ra thương hiệu Mc Donald, Penicillin người tìm ra chất kháng sinh đầu tiên, máy chụp ảnh...
Hãy xem chương Tảng đá bên đường )

78
Các phương pháp sáng tạo

Bài VII: Simplex (Tạm Dịch: Đơn Vận)

Simplex - Một phương pháp mạnh giải quyết vấn đề là đem nó vào sự vận chuyển
đơn nhất

Khác với các bai trước, bài này có lẽ cần thiết cho những ai làm việc trong môi trường kỳ
nghệ sản xuất.

Kĩ thuật sáng tạo này là công cụ quan trong cho các ngành công-kỹ-nghệ. Nó đưa phương
pháp DOIT (xin xem thêm bài DOIT) lên một mức độ tinh tế hơn. Thay vì nhìn sự sáng tạo
như là một quá trình tuyến tính thì cái nhìn cuả Simplex đưa quá trình này vào một vòng khép
kín không đứt đoạn; nghià là, sự hoàn tất và sự thực hiện sáng tạo lập thành 1 chu kì dẫn tới
chu kì mới nâng cao hơn cuả sự sáng tạo. (Để so sánh, bạn có thể xem thêm các triết lí vòng
xoắn ốc về sự phát triển cuả xã hội)

Dưới đây là minh hoạ cuả 8 giai đoạn trong 1 chu kì cuả Simplex

Lich sử cuả phương pháp:


Phương pháp này được phát triển bởi tiến sĩ Min Basadur. Ông đề cập tới Simplex qua cuốn
"Simplex: a Fly to Creativity" trong năm 1994. WEB site cuả ông
http://www.business.mcmaster.ca/hrlr/profs/basadur/minbio.htm

Cách tiến hành

1. Tìm hiểu vấn đề:


79
Các phương pháp sáng tạo
Phát hiện đúng vấn đề để giải quyết là phần khó nhất cuả quá trình sáng tạo (vạn sự khởi đầu
nan mà lị) Vấn đề có thê7 hiển nhiên hay phải được lược qua hệ thống câu hỏi để làm sáng tỏ
hơn như là:

• Khách hàng muốn thay dổi chức năng gì?


• Khách hàng sẽ làm tốt hơn về mặt nào nếu chúng ta giúp họ?
• Gìới nào chúng ta có thể nới rộng ra khi dùng năng lực chính cuả chúng ta
• Những vấn đề nhỏ nào hiện có se lớn lên trở thành vấn đề lớn?
• Chỗ nào chậm chạp trong công việc gây thêm khó khăn? Cái gì thường gây thất bại?
• Làm sao để nâng cấp chất lượng?
• Những gì đối thủ cạnh tranh đang làm mà chúng ta cùng có thể làm?
• Cái gì đang làm nản lòng hay đang chọc tiết chúng ta?
• ...

Những câu hỏi trên sẽ làm rõ hơn vấn đề. Có thể sẽ không có đủ thông tin để mô tả chính xác
vấn đề thì hãy tiếp tục các bước tới

2. Thu thập dữ liệu:


Giai đoạn này nhằm chỉ ra càng nhiều thông tin có liên hệ tới vấn đề càng tốt. Hãy tìm hiểu
thấu và có đủ kiến thức cho các mặt sau:

• Việc xử dụng các ý kiến hay nhất mà ngưòi cạnh tranh đang có.
• Hiểu một cách chi tiết hơn nhu cầu cuả người tiêu thụ
• Biết rõ những biện pháp đã được thử nghiệm
• Nắm hoàn toàn tất cả các quá trình, các bộ phận, các dịch vụ, hay các kỹ thuật mà bạn
có thể cần tới
• Lượng định được rõ ràng ích lợi khi giải quyết vấn đề phải xứng đáng với cái giá mà
mình bỏ công ra
• ...

Giai doạn này cũng góp phần cho việc định mức chất lượng cuả thông tin mà ta hiện có (như
là độ tin cậy, trị giá, tính đầy đủ, hiệu năng ... cuả lượng thông tin). Sẽ rất có lợi nếu bạn tổng
kết và kiểm nghiệm lại sự chính xác cuả thông tin

3. Xác định vấn đề:


Lúc này bạn cũng đã nắm được vấn đề một cách thô thiển. Cũng như có sự hieu biết khá rõ về
các dữ liệu liên quan. Bây giờ bạn nên đưa vấn đề lên một cách chính xác và các khó khăn mà
bạn muốn giải quyết

Giải quyết dúng mực vấn đề thì rất quan trọng. Nếu vấn đề nêu ra quá rộng thì bạn sẽ không
có đủ tài lực để trả lời nó một cách hiệu quả. Ngược lại, sẽ dẫn tới việc chỉ sưã chưã một biểu
hiện hay 1 phần cuả vấn đề.

Tác giả cho rằng dùng hai chữ "tại sao?" để mở rộng vấn đề, và câu "Cái gì ngăn trở bạn?" để
thu hẹp vấn đề đó.

80
Các phương pháp sáng tạo
Đối vơí những vấn đề lớn thường có thể "bẽ" nó ra thành những "mảnh vụn" hơn. Từ đó giải
quyết từng phần.

4. Tìm ý:
Trong bước này bạn sẽ nêu lên càng nhiều ý càng tốt. Cách thức là đặt ra một loạt các câu hỏi
với những người khác nhau để họ cho ý kiến qua các phưong tiện về sáng tạo (dùng software,
dùng bảng câu hỏi gợi ý,...) và qua cách suy nghĩ định hướng để tập kích não.

Không đưọc đánh giá phê bình các ý kiến trong giai đoạn này. Thay vào đó tập trung vào việc
tạo ra tất cả các ý kiến khả dĩ. Những ý tồi thường làm nảy sinh các ý tốt.

5. Lưạ chọn và đánh giá:


Khi đã có nhiều lời giải khả dĩ, thì bạn có thể tìm ra lời giải tốt nhất (xem thêm bài DOIT)

Sau khi đã lựa được lời giải thì đánh giá xem nó có đáng giá để đem ra xài hay không. Điều
quan trọng là không để cho sự thuận lợi cuả riêng mình ảnh hưởng vào sự hợp lí chung. Nếu
lời giải đề ra chưa đủ bõ công thì hày tạo thêm các ý mới va bắt đầu quá trình Simplex lại từ
đầu. Nếu không có khi bạn uổng phí rất nhiều thì giờ để làm cái mà không ai thèm.

6. Hoạch định:
Sau khi đã yên tâ rằng lời giải đưa ra là đáng giá thì đây là lúc để lên kế hoạch thực hiện. Một
phưong pháp hiệu quả là xếp lên thành "kế hoạch hành động" trong đó phân rõ ra Ai, Làm gì,
Khi nào, Ở đâu, Tại Sao, và làm thế nào để cho no suông xẻ. Trong những đề án lớn có thể
cần các kĩ thuật kế hoạch nghiêm chỉnh hơn.

7. Đề xuất:
Các giai đoạn trước có thể được bạn tự thực hiện hay tiến hành với 1 nhóm nhỏ (những thiết
kế gia đầu não!) Đây là lúc phải đề xuất ý kiến với giới hữu trách có thể là xếp cuả bạn, là
chính quyền, là giới lành đạo cuả 1 hãng, hay những người nào có thể tham gia vào đề án.

Trong khi đề xuất ý kiến bạn có thể dương đầu với vấn đề phe đảng, vấn đề chính trị và quan
liêu hay là các sự chống đối do thủ cựu gây ra.

8. Tiến hành:
Sau sự sáng tạo và chuẩn bị, ... thì hành động thôi! Ðây là thời điểm mà tất cả kế hoạc câ7n
thận được trả công. Hành động an toàn trên xa lộ! Trở lại giai doạn đầu tiên tìm cách nâng cấp
các ý kiến cuả bạn lên thêm 1 lớp mới.

81
Các phương pháp sáng tạo

Bài VIII: Khái Quát Hoá và Khái Niệm Hoá

Các bạn thân mến,

Trong các bài giảng trước, chúng ta đã lược qua một số phương pháp "hơi lạ tai" đối với
SV/HS trong nước. Nay chúng tôi quay sang các phương pháp "có vẻ dễ thấm hơn". Nói như
vậy là vì, một phần rất sơ đẳng cuả các phương pháp này đã được trình bày trong các sách
giáo khoa về toán (chẳng hạn như một ít thành tố có nhắc đến trong chương trình PTTH lớp
10). Tuy nhiên, do quá sơ đẳng nên hầu hết đã quên hay không sử dụng nổi những gì đã
được học.

Các bài sau là nỗ lực rất lớn cuả chúng tôi nhằm hệ thống lại những điểm cốt lõi cần nắm để
các bạn có thể mài bén hơn nữa con dao suy luận mà các bạn đang xài (có dao đã bị cùn lụt
hay mẻ gãy vì va chạm cuả thực tế và thời gian).

Bài đầu tiên trong loạt bài này là Khái Quát Hoá và Khái Niệm
hoá:

Khái Quát Hoá:


Trong những bài đầu chúng tôi đã trình bày với các bạn những hình thức chung để nghiên cứu
một vấn đề. Vấn đề phải được xét trên tất cả các bình diện. Tất cả ý kiến đều được đánh giá
công bằng và tiêu chuẩn cao nhất là bằng mọi cách để đề cập đến vấn đề một cách dễ hiểu
và toàn diện. Từ một vấn đề rất khó, nếu chúng ta biết cách tập trung, gỡ rối từng mảng thì
chúng ta có thể đưa vấn đề ra ánh sáng. Ít ra, chúng ta có thể đặt vấn đề một cách dễ hiểu hơn.
Nói cách khác, chúng ta đã đi từng bước để khái quát hóa vấn đề.

Vậy khái quát hóa là gì? Khái quát hóa là dùng những câu cú súc tích, đơn giản a, b, c, d…để
cung cấp cho người khác nội dung vấn đề từ một hay nhiều khía cạnh khác nhau. Càng đi sâu
và càng đi rộng ta càng tạo ra khung cảnh sát thực của vấn đề hơn.

Quá trình khoa học của khái quát hóa thường đi theo các bước
sau:
Bước 1: Nêu vấn đề, nhiệm vụ đặt ra của vấn đề. Ngay trong ví dụ từ bài ba của chúng tôi đã
đặt một vấn đề: “Chúng ta có một bãi tắm. Và bãi tắm cần đạt được tất cả những tiêu chuẩn vệ
sinh nhất định.”. Nhiệm vụ đặt ra: “Làm sao nước biển ở bãi tắm luôn sạch”.

Bước 2: Thu thập các ý kiến. Cách thu thập ý kiến chúng tôi đã trình bày ở bài 1.

Bước 3: Tổng hợp, đánh giá và sắp xếp các loại ý kiến theo chiều sâu và chiều rộng như
chúng tôi đã trình bày ở bài 3.

82
Các phương pháp sáng tạo
Bước 4: Phân nhóm các loại ý kiến. Việc phân nhóm thường dựa trên hai tiêu chuẩn cơ bản:
lĩnh vực khoa học và tính khả thi (gồm cả việc người ta đã có cách giải quyết vấn đề này hữu
hiệu chưa).

Ví dụ: Phạt tiền thật nặng và bỏ tù các vi phạm thuộc lĩnh vực
pháp luật. Trong này còn có những nội quy của bãi biển, những
quy định địa phương và những bộ luật nhà nước. Trong số các luật
và lệ này có giải pháp đã thúc đẩy tích cực, có những giải pháp
không đem đến tiến bộ nào và có những giải pháp cần phải có văn
bản hẳn hoi thì bên Quyền Lực Lập Pháp vẫn chưa ban hành…

Hay ví dụ: thay đổi xu hướng xã hội về môi sinh thì dính dáng
đến Giáo dục, Tuyên truyền và Quảng cáo xã hội. Hoặc như:
Kiểm soát ô nhiễm do kỹ nghệ và nông nghiệp, kiềm chế rác
rưởi đổ ra biển, nâng cấp chất lượng nước và giảm ô nhiễm từ
tàu bè lại liên quan đến Kỹ thuật và Pháp luật.

Còn như lọc nước biển lại liên quan chính đến Kỹ thuật.

Nói chung, chúng ta cần phải phân nhóm để chúng ta biết sức chúng ta sẽ làm được đến đâu.
Chúng ta có kế hoạch rõ ràng để nghiên cứu vấn đề và chúng ta sẽ phân công công việc cho
từng người hợp với khả năng và sở thích của họ hơn.

Bước 5: Tiến hành tra cứu những tài liệu có sẵn theo từng phân nhóm. Đánh giá những tài
liệu này ngay chính trên phân nhóm. Ví dụ, có ý kiến này đã có người giải quyết trọn vẹn thì
ta đánh dấu 1, có ý kiến khác chưa hề được đả động tới ta đánh dấu 0. Nói chung qua bước 4,
bước 5 chúng ta lập được mô hình cụ thể những ý kiến cả bề sâu lẫn bề rộng của vấn đề. Và
cho những đánh giá cụ thể để tất cả mọi người tham dự nghiên cứu thấy việc gì cấn làm, việc
gì cấp bách, việc gì thiết thực…

Bước 6: Lúc này, ta đã có toàn cảnh của vấn đề. Ta bắt đầu tổng kết. Đối với vấn đề, trên thực
tế người ta đã giải quyết được bao nhiêu, trên lý thuyết người ta đã giải quyết được những gì.
Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của các giải pháp. Đưa ra những quan hệ hỗ tương giữa các
nhóm ý kiến với nhau. Đưa ra giải pháp cải thiện của chúng ta. Và hiển nhiên, đưa ra những
kế hoạch giải quyết những ý kiến, tư tưởng mà cả trên thực tế và lý thuyết chưa có ai (hoặc sơ
sài) đề cập đến.

Khái Niệm hoá

Dù ở bất kỳ bước nào, để việc nghiên cứu rõ ràng, rành mạch hơn, việc đầu tiên nhà khoa học
cần làm là đưa ra những khái niệm cơ bản xuyên suốt trong toàn bộ quá trình. Những khái
niệm này phải có tính modul cao, càng độc lập với nhau càng tốt và được sử dụng một cách
thống nhất trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề. Vậy khái niệm hoá là gì?

Ngày ngày, chúng ta nghe không biết bao nhiêu câu dính dáng đến từ “Khái niệm”: “Tôi chả
có một tý khái niệm về vấn đề này cả”, “Cậu có thể giải thích cho tớ vài khái niệm không?”,
… Những câu thường ngày chúng ta hay nói hay nghe, chúng ta cứ ngỡ nó vốn dĩ phải như
thế…Nhưng không phải vậy, hầu hết những từ ngữ trong đó đã được các tiền nhân chúng ta

83
Các phương pháp sáng tạo
khái niệm hoá cả rồi. Ví dụ, ta nói cho tập số tự nhiên N. Vậy tập số nguyên là gì? Chúng ta
trả lời: “À, à. Tập số tự nhiên là tập 1, 2, 3, 4…đó mà”, người nói rõ ràng hơn thì giải thích:
“Tập tự nhiên là tập những số nguyên dương.”. Nếu thế tập những số nguyên là gì?...Dần dần,
chúng ta không hiểu phải giải thích từ đâu, tại vì các khái niệm cứ xoắn vào nhau. Mặc dù,
chúng ta đã biết, nhận thức, cảm giác được nó như là điều hiển nhiên vậy. Thực ra, tập số tự
nhiên là tập số mà số đầu tiên a1=1, các số tiếp theo bằng số kế nó cộng thêm 1. Đến đây, các
bạn thử khái niệm hoá những tập hợp khác, ví dụ như tập các số nguyên Z, tập các số hữu tỷ
Q.

Đó là với những danh từ. Nhưng khái niệm hoá, nó còn bao trùm lên mọi lãnh vực. Ví dụ, đối
với các động từ thì mức độ khái niệm hoá còn phong phú hơn. Ngay ở ví dụ bài 3 của chúng
tôi có khái niệm “lọc nước biển”. Nhưng lọc nước biển là cái gì? Chúng ta có thể đưa ra
định nghĩa như sau: lọc nước biển là sử dụng các quá trình sinh lý hoá sao cho nước biển
khi được xử lý sau một thời gian sẽ đạt được một tiêu chuẩn nào đó (dĩ nhiên là tốt hơn).

Đơn giản hơn, chúng ta lấy ví dụ sau: trên website Câu lạc bộ Toán Lý Hoá có bạn ra một đề
toán sau: “Ghi những số tự nhiên từ 1 đến 2004 lên bảng. Một người chọn vài số trong
những số trên bảng cộng lại nhau chia cho 11. Lấy số dư ghi lại lên bảng và các số đã
chọn ta xoá đi. Người kia tiếp tục thực hiện như thế đến khi trên bảng còn hai số. Một số
là 1000. Bạn hãy tìm số còn lại.”. Tôi không muốn đề cập đến lời giải. Tôi chỉ muốn phân
tích xem có cách gì khái niệm hoá bài Toán. Độc giả nhận thấy ngay, trong bài toán nói trên
thành phần quan trọng nhất là thao tác : “chọn vài số trong những số trên bảng cộng lại
nhau chia cho 11. Lấy số dư…”. Để gọn ta tạm gọi thao tác trên là thao tác mod 11 và ký
hiệu nó bằng Q. Cuối cùng, ta tìm tính chất của thao tác đó thực hiện trên trường xác định của
nó. Trong trường hợp Q: Q(a,b,c)=Q(Q(a,b),c).

Như vậy, ở trên chúng ta có thể thấy được khái niệm hoá có ba phần chính:

1. Định nghĩa.
2. Ký hiệu
3. Tính chất.

Trong trường hợp bài toán ta đã thấy rõ ràng ba điểm trên. Ngay như trường hợp lọc nước
biển ta đã có định nghĩa. Ví dụ ta có một quy trình sinh hoá như sau: “Cho một số tảo vào
nước biển. Sau một thời gian thì số tảo này thải ra một enzim có tính chất làm tiêu huỷ các
chất bẩn thuộc họ benzol, ête, rượu…”. Ta gọi quá trình này là LSH, còn hàm số LSH(TTNB,
t, w) có giá trị xác định ở trường TTNB(a1,a2,…am). TTNB – tình trạng nước biển trước khi
thực hiện quy trình, nó được xác định tương đối chính xác trên trường các thông số a 1,a2,…am;
t – thời gian tối thiểu để sử dụng tối ưu khối lượng nguyên liệu w; w – khối lượng nguyên
liệu. Sau khi qua tác dụng LSH, ta có được TTNB khác với các thông số khác a 1’,a2’,…am’.
Trong trường hợp này, ta thấy tính chất của hàm LSH có dạng quay vòng (recursive). Điều
này giúp cho chúng ta có những algorith thích hợp để chọn những thông số t, w tối ưu.

84
Các phương pháp sáng tạo
Ví dụ, theo phương pháp thử nghiệm chúng ta
có thể tìm ra được những w1, w2, w3 để cho
tình trạng bẩn của nước biển hạ xuống thấp
với những thông số t1-nhanh nhất, t2-giảm tiếp
với w2 nhỏ nhất, t3-với w3 ít nhất có thể giữ
mức sạch lâu nhất. Ta có thể vẽ bằng không
gian ba chiều, nhưng đây chỉ là ví dụ nên có
thể chấp nhận hình vẽ trên. Chú ý số lượng
nguyên liệu đưa vào biển lần đầu là w1, lần 2 -
w2 - w1, lần 3 - w3 - w2. Và cuối cùng, dù làm
nhiều lần, tốn bao nhiêu nguyên liệu đi chăng
nữa chúng ta chỉ đạt được mức sạch tốt nhất
cho cách LSH là TTNBlsh.

Hiểu rõ tính năng của LSH và khảo sát hàm số LSH() ta có thể nhanh chóng nhận diện các
điểm ưu khuyết của nó. Rút ra, muốn làm sạch thêm nước biển ta phải tiếp tục dùng phương
pháp khác hay ngay từ đầu ta thực hiện song song các phương pháp. Trên đây chỉ là ví dụ để
chúng ta thấy tầm quan trọng của việc khái niệm hóa. Trong đó, việc nhận diện được tính chất
của khái niệm đó đóng góp rất lớn và làm tiết kiệm rất nhiều thời gian nghiên cứu.

Thay Lời Kết Luận:

Ngày nay, dưới thời đại thông tin, chúng ta đã có nhiều chương trình, ngôn ngữ lập trình hiện
đại. Với nhiều kỹ thuật số tinh vi, chúng ta có thể khái quát hóa, khái niệm hóa mọi vấn đề
qua những objects, procedures của chương trình máy tính. Và việc nhận diện bản chất, tính
chất của vấn đề sẽ nhanh hơn. Nhưng máy tính chỉ biến những khái quát của chúng ta qua kỹ
thuật số thôi chứ không thể làm giúp chúng ta các bước đã kể trên được.

Khái quát hóa, khái niệm hóa giúp cho nhà khoa học:

1. Nhanh chóng tổng hợp, tạo ra một mô hình thu gọn để hiểu và tiến tới nghiên cứu vấn
đề.
2. Có cách nhìn khách quan hơn về vấn đề. Đánh giá đúng đắn những nghiên cứu của
mình góp sức được bao nhiêu phần trăm để giải quyết vấn đề qua việc phân nhóm. Ví
dụ: nước biển bẩn vì rác và các chất thải do các nhà hàng trên bờ đưa đến. Vậy nhiều
khi cách giải quyết bằng lọc vừa tốn kém vừa không hiệu quả bằng cách giải quyết
hành chính như: cấm đổ rác, cảnh sát thường xuyên tuần tra, phạt nặng hay tước
quyền kinh doanh.
3. Tạo điều kiện cho nhà khoa học tập trung vào điểm cốt lõi hay điểm mà ông quan tâm
hoặc có khả năng giải quyết.

Ðể nhận biết được tính chất của các khái niệm. Có thể nhanh chóng đưa ra kế hoạch số hóa
các dữ liệu trong hằng hà những số liệu đan chéo vào nhau.

85
Các phương pháp sáng tạo

Bài IX: Giản Đồ Ý


Mind Maps (Giản Đồ Ý)
Các bạn thân mến,

Khác với các bài trước, phương pháp sau đây được đưa ra như là một phương tiện mạnh để
tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh cuả bộ não. Nó có thể dùng như 1 cách để ghi nhớ chi
tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng cuả lược đồ phân nhánh.
Khác với computer, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định
chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện cuả 1 câu truyện) thì nó còn có khả năng liên lạc,
liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp minh hoạ tận dụng cả hai khả năng này của bộ
não.

Phương pháp này có lẽ đã được nhiều người Việt biết đến nhưng nó chưa bao giờ được hệ
thống hoá và được nghiên cứu kĩ lưỡng và phổ biến chính thức trong nước mà chỉ được dùng
"tản mạn" trong giới SV/HS trước mỗi kì "gạo bài".

Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng Mind Maps, tổng thể cuả vấn
đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tưọng được liên hệ với nhau bằng các
đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng
hơn.

Thay vì dùng chữ viết để mô tả (một chiều) Mind maps sẽ phơi bày cấu trúc một đối tượng
bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra "dạng thức" cuả đối tượng, sự quan hệ (hỗ tương giữa các
khái niệm liên quan (tạm gọi là "điểm chốt") và cách liên hệ giưã chúng với nhau bên trong
cuả một vấn đề lớn.

Mind Maps cũng được dùng cho:


* Tổng kết dữ liệu
* Hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau
* Động não về 1 vấn đề phức tạp
* Trình bày thông tin để chỉ ra cấu trúc cuả toàn bộ đối tượng

Lich sử cuả Phương Pháp:


Được phát triển vào cuối thập niên 60 (cuả thế kỉ 20) bởi Tony Buzan ( http://www.mind-
map.com/ ) như là một cách để giúp học sinh "ghi lại baì giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt
và các hình ảnh. Các ghi chép này sẽ nhanh hơn và dễ nhớ và dễ ôn tập hơn .

Giưã thập niên 70 Peter Russell ( http://www.peterussell.com/pete.html ) đã làm việc chung


với Tony và họ đã truyền bá kĩ xảo về Mind Map cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học
viện giáo dục

86
Các phương pháp sáng tạo

hình1: giản đồ ý đơn giản nhất về các loại câu hỏi

Ưu Điểm Cuả Phương Pháp


so với các cách thức ghi chép truyền thống:

• Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng


• Sự quan hệ hổ tương giưã mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trong thì sẽ nằm
vị trí càng gần với ý chính
• Sự liên hệ giưã các khái niệm then chốt sẽ được chấp nhận lập tức
• Ôn và nhớ sẽ hiêu quả và nhanh hơn
• Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn
• Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau dể dàng hơn cho việc gợi nhớ

Phương Thức Tiến Hành:

87
Các phương pháp sáng tạo

Hình 2: giản đồ ý cho phương pháp Six Thingking Hats

Có nhiều cách đây là 1 ví dụ:

1. Viết hay vẽ đề tài cuả đối tượng xuống giữa trang giấy và vẽ 1 vòng bao bọc nó - Xử
dụng màu. Nêú viết chữ thì hãy cô dọng nó thành 1 từ khoá chính (danh từ kép chẳng
hạn)
2. Cho mỗi ý quan trọng vẽ 1 "đường" phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm (xem hình
ví dụ)
3. Từ mỗi ý quan trọng trên lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ xung cho nó
4. Từ các ý phụ này lại mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý
5. Tiêp tục phân nhánh như thế cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất (hình rễ cây ma
gốc chính là đề tài đang làm việc)

Lưu ý: Khi tiến hành một giản đồ ý nên

• Xử dụng nhiều màu sắc


• Xử dụng hình ảnh minh hoạ nếu co thể thay cho chư viết cho mỗi ý
• Mỗi ý, nếu không thể dùng hình phải rút xuống tối đa thành một từ khoá ngắn gọn
• Tâm ý nên được để tự do tối đa. Bạn có thể nảy sinh ý tuởng nhanh hơn là khi viết ra

Việc dùng kí hiệu hay biểu tượng qua hình vẽ:

88
Các phương pháp sáng tạo
Các kí hiệu hay biểu tượng qua hình vẽ sẽ giản đồ sống động hơn

•  Các hình mũi tên thường chỉ ra chiều hướng và


kiểu liên hệ giưã các đối tượng
• Kí tư đặc biệt như ! ? {} & * | © ®  sẽ tăng "chất lượng cô đọng cuả ý và làm rõ
nghiã cho giản đồ hơn
• Cac' hình vẽ Để hình tượng hoá các ý và giúp biểu thị các
kiểu lời giải
•  Biểu thi các đặc tính kĩ thuật (thí du khi muốn dùng phưong pháp hoá học
thì ta vẽ 1 cái ống nghiệm, phương pháp cơ khí thì dùng hình buá kềm, sinh hoc thì vẽ
cây ,...)
• Màu sắc sẽ giúp nhớ dễ hơn

Ứng Dụng Cuả Phương Pháp (thay cho phần ví dụ):


• Ghi chép (bài giảng, phóng sự, sự kiện...) -- Dùng cách này sẽ có nhiều điểm mạnh so
với các phương pháp khác như là:

1. Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình bất chấp thứ tự cuả sự trình bày
2. Nó khuyến khích làm giảm sự mô tả cuả mỗi ý mỗi khái niệm xuống thành 1 từ (hay
từ kép)
3. Toàn bộ ý cuả giản đồ có thể "nhìn thấy" và nhớ bởi trí nhớ hình ảnh --Loại trí nhớ
gần như tuyệt hảo

• Sáng Tạo các bài viết và các bài tường thuật:

Với Mind map người ta có thể tìm ra gần như vô hạn số lượng các ý tưởng và cùng một lúc
sắp xếp lại các ý đó bên cạnh những ý có liên hệ. Điều này biến phương pháp trở thành công
cụ mạnh để soạn các baì viết và tường thuật, khi mà nhừng ý iến cần phải được ghi nhanh
xuống. Sau dó tùy theo các từ khoá (ý chính) thi các câu hay đoạn văn sẽ được triển khai rộng
ra

• Phương tiện dể dàng cho học vấn hay tìm hiểu sự kiện

Một ví dụ điển hình là việc đọc sách nghiên cứu khoa hoc, thay vì chỉ đơn thuần đọc, dùng
mind map trong khi đọc mỗi lần bạn "tóm" được vài ý hay hoặc quan trọng thì chỉ thêm chúng
vào đúng vị trí trong cái giản đồ

Sau khi đọc xong cuốn sách thì bạn cũng có 1 trang giấy tổng kết tất cả những điểm hay và
mấu chốt cuả cuốc sách đó. Bạn cũng có thể thêm thắt vào nhiều ý tưởng bạn nghĩ ra trong
lúc đọc. Điều này sẽ làm tăng chất lượng hấp thụ kiến thức từ cuốn sách

Nêú bạn muốc nắm thật tường tận các đữ liệu đọc được thì chỉ việc tiến hành vẽ lại cái giản
đồ ý này bằng trí nhớ vài lần.

• Tiện lợi cho nhóm nghiên cứu

Một nhóm có thể làm việc chung và lập nên 1 giản đồ ý bởi các bước sau:

89
Các phương pháp sáng tạo
1. Mỗi cá nhân vẽ các mind map về những gì đã biết được về đối tượng
2. Kết hợp với các cá nhân để thành lập mind map chung về các yếu tố đã biết
3. Quyết định xem nên học những gì dựa vào cái giản đồ này cuả nhóm
4. Mồi người tự nghiên cứu thêm về đề tài, Tùy theo yêu cầu mà tất cả chú tâm vào cùng
1 lãnh vực dể đào sâu thêm hay chia ra mỗi người 1 lãnh vực để đẩy nhanh hơn quá
trình. Mỗi người tự hoàn tất trở lại mind map cuả mình
5. Kết hợ lần nưã để tạo thành giản đồ ý cuả cả nhóm.

• Dùng trong Diễn Thuyết:

Dùng 1 giản đồ ý bao gồm toàn bộ cac ghi chép sẽ có nhiều tiện lợi so với các kiểu ghi chép
khác là vì:

1. Súc tích: chỉ cần 1 trang giấy duy nhất


2. Không phải "đọc theo" -- Mỗi ý kiến đã dược thu gọn trong 1 từ; bạn sẽ không phải
đọc theo những gì đã soạn thành baì văn
3. Linh Hoạt: Nếu như có người đặt câu hỏi bạn có thể tìm ngay ra vị trí liên hệ cuả câu
hỏivới giản đồ ý. Như vậy bạn sẽ không bị lạc khi tìm cho ra chỗ mà câu trả lời cần
đến.

Bài Χ. Tương Tự Hoá và Cưỡng Bức Tương tự


Hoá
Các bạn thân mến,

Trong các lớp bậc trung học chúng ta cũng đã biết chút ít thế nào là tương tự. Hai bài toán có
thể dùng cùng một phương cách để giải thì ta gọi đó là "quá trình tương tự hoá". Với lối suy
nghĩ này nhiều bạn cũng đã mang theo lên các lớp bậc đại học cũng như khi đi làm và rồi cho
rằng chẳng cần gì để hiểu hay biết nhiều hơn trong phương cách này. Thực ra, nếu sử dụng
các phương pháp tương tự một cách thấu đáo thì cùng có thể bạn sẽ tìm thấy "những cá tính
mới cuả một người bạn cũ". (Đồ "cổ" thì lúc nào cũng có giá mờ!) Trong bài này thay vì đưa
vào những định nghiã cổ điển chúng tôi sẽ cố gắng trình bày nhiều tình huống giải quyết vấn
đề đã hay đang đươc tiến hành trong thực tế

Các Bước Cho Tương tự Hoá


Hãy nghĩ vấn đề như là một đối tượng. Và bây giờ xem xét một đối tượng khác. Đối tượng có
thể là bất kì nhưng những cơ phận cuả thiên nhiên thường sẽ thích hợp nhất. Viết xuống tất cả
những sự tương đồng cuả hai đối tượng các tính chất về vật lý, hoá học, hình dạng, màu sắc...
cũng như là chức năng và hoạt động

Bây gìờ xem xét sâu hơn sự tương đồng cuả cả hai xem có gì khác nhau và qua đó tìm thấy
được những ý mới cho vấn đề.

Ví Dụ 1 Cải tiến máy thu hình (camcorder) khi mơí phát minh so sánh với đôi mắt người

90
Các phương pháp sáng tạo
• Sự tương đồng rất lớn: Thu nhận ảnh chuyển động màu sắc ..(bạn có thể liệt kê một
danh sách khá dài về sự giống nhau)
• Bây giờ phân tích chi tiết hơn:
- Con mắt người thu hình chuyển động nhanh tốt hơn máy
- Con mắt người có khả năng tự điều chỉnh độ tương phản khi đối tương có một phong
nền thật sáng (chẳng hạn như khi thu 1 người bạn đứng trước ngọn đèn sáng thì ảnh
thu vào có thể gặp hiện tương ..."đen mặt"
- Mắt người biết tự điều tiết để nhìn vật gần hay xa
- Mắt người có thể cho phép phán đoán khoảng cách và nhận diện hình khối 3 chiều
- ...
• Qua đó thấy ra những gì cần cải thiện cho máy thu hình

Ví Dụ 2: Quá trình tương tự hoá còn gặp rất nhiều trong khoa Phỏng Sinh Học. Ngành này
thường nghiên cứu các quá trình, các hiên tượng sinh học trong thiên nhiên để chế tạo ra các
thiết bi mới: máy bay trực thăng, quân phục tự đổi màu với môi trường là hai ví dụ rất điển
hình về sự "bắt chước" hay tương tự hoá

Cưỡng Bức Tương Tự Hoá:

Đây chỉ là một cách mở rộng tầm nhìn hay bóp méo những hiểu biết hiện có để tìm ra những
phát kiến mới. Có rất nhiều cách thức áp dụng sau đây là hai cách:

Cách thứ 1: Gán thêm cho đối tượng sẵn có những đặc tính mới đã có cuả một đối tượng
khác:
-Lưu ý: Trái với phương cách tương tự thông thường, đối tượng được chọn để thi hành tương
tự hoá sẽ không nhất thiết có nhiều hay không những đặc điểm giống nhau với đối tượng
muốn giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Khi so sánh phương pháp thảo chương phần mềm khi xử lí thông tin Input-Output kiểu
module. Tức chia chương trình ra thanh nhiều bộ phận nhỏ (mỗi phần như vậy thường được
gọi là function có chức năng xử lí một phần thông tin) và các đặc tính xử lí thông tin cuả con
nguời

Ta sẽ thấy những phần "kiểu con người" đã có như:


- Có thể gìn giữ va di truyền các thông tin (inheritance)
- Có khả năng ẩn dấu quá trình xử lý thông tin và chỉ cho biết kết quả sau khi xử lý
(encapsulation)
- Có thể dùng cùng 1 tên gọi nhưng các loại thông tin nhập vào khác nhau có thể được xử lý
khác nhau (override operation)
- Có thể tạo ra 1 khuôn mẫu để xử lý các thông tin có kiểu cách xử lý giống nhau (template)
- ...

Qua những đặc điểm thúc ép sự tương tự -- người ta có thể phát triển loại phần mềm mới (như
C++) chẳng hạn có đủ những yếu tố mới hay hơn và lạ hơn

Cách thứ 2: Trong cách này thì sự cưỡng bức sẽ áp dụng lên mỗi đặc tính cuả đối tượng một
cách có hệ thống
-Lưu ý: Phương pháp này thường áp dụng cho các ngành thiết kế (design)

91
Các phương pháp sáng tạo
Các bước như sau:
1- Liệt kê các đặc tính cuả đối tượng
2- Dưới mỗi đặc tính viết ra thêm nhiều tính chất khác thuộc cùng kiểu (hình dạng, chất liệu,
kiểu cấu trúc,...
3- Sau khi hoàn tất, tạo nên một thay đổi ngẫu nhiên cuả các đặc tính để "biến" đối tượng
thành đối tượng mới

Ví dụ: quá trình thiết kế các kiểu "bút bi" mới tóm lược trong bảng cưỡng bức như sau

Bảng thay đổi thiết kế cho "bút bi":

Hình dạng Chất liệu Kiểu đậy Màu sắc Nguồn mực
Hình Trụ Plastic Nắp Một màu Ống cố định
Khối vuông Kim loại Không nắp Nhiều màu Ống mực thay được
Hình điêu khắc Thủy tinh Bấm Màu néon Ống mực bơm được
Chuỗi hạt Gỗ Có đầu chùi Đổi màu Không có ống mực
Bầu dục Giấy Không màu Ống mực chấm tự hút

Sau khi có bảng rồi thì tạo nên một "phát minh" mới bằng cách gán ghép ngẫu nhiên: Một cây
viết bi hình người đánh golf, bằng thuỷ tinh màu xanh lá cây có nắp đậy là cái nón đội và ống
mực thay được

Thay cho kết luận:


Để thấy được toàn bộ bức tranh cuả các bước sử dụng khả năng cuả các phương cách tương tự
hoá. Ví dụ sau đây sẽ phân tích chi tiết hơn về một quá trình phát minh được tìm ra bằng
phương pháp cưỡng bức tương tự hoá do chính tác giả đã đề xuất (trong năm 2000) tạo ra
nhằm chống lại nạn "ăn cắp mật khẩu":

1 . Tìm hiểu vấn đề:


Trong những năm cuối cuả thập niên 90, khi Internet trở nên phổ biến thì các hiện tượng tiêu
cực lợi dụng chỗ hở cuả Internet và các Hê Điều hành cũng đã xãy ra: Đó là việc ăn cắp tên
và mật khẩu cuả các thành viên trong một hệ thống mạng hay e-mail. Ngoài ra, hiện tượng ăn
cắp mật khẩu giữa những người làm chung một công sở cũng có thể xãy ra (nhìm trộm nguời
ta login và nhớ mật khẩu để ăn cắp các nghiên cứu chẳng hạn)

Nghiên cứu đối tượng: Hệ thống Login (còn gọi là hệ thống đăng nhập:
- Đọc user account (tên đăng nhập)
- Đọc password (mật khẩu) và mã hoá password
- So sánh password đã mã hoá với mã sẵn có cuả người log-in nếu đúng thì cho phép xử dụng
các dịch vụ -- Sai thì loại bỏ

2. Xác định vấn đề:

92
Các phương pháp sáng tạo
Hackers có thể dùng một hệ thống bao gồm nhiều computer làm việc chung với nhau tấn công
vaò một hệ thống password bằng cách ... "mò mẫm" (bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các tài liệu
viết về phương cách "ăn cắp" password trên mạng ) -- Tức là, các computer sẽ kiến tạo vô
cùng nhanh một các mật khẩu bằng cách tăng tiệm biến các giá trị cuả mật khẩu rồi thử đăng
nhập vào cho tới khi "mò ra" được cái mật khẩu đúng ... (Qúa trình này sẽ không bao giờ làm
nổi ... nếu bạn làm bằng tay; tiếc thay với vận tốc nhiều tỉ phép tính trong 1 giây thì một hệ
thống máy (còn gọi là supper computer system) sẽ bẽ gãy hầu như bất kì một mật khẩu thông
thường nào nếu được chạy và thử liên tục trong 7-10 ngày)

Mật khẩu cũng có thể bị "đọc" và đem đi chỗ khác đăng nhập.

3. Phân tích cội rễ cuả vấn đề:


• Trong thời gian mà người thành viên cuả một hệ thống password không đổi giá trị cuả
mật khẩu thì "Mật khẩu là một giá trị hằng số tạm thời". Và cũng vì nó là hằng số
trong 1 thời gian đủ rộng nên nó mới bị "mò" ra
• Lực lượng tập họp cuả các giá trị mật khẩu có thể dùng thì tối đa chỉ tương đương với
lực lượng tập họp cuả các số tự nhiên (nếu bạn đọc không hiểu khái niệm lực lượng thì
cũng có thể bỏ qua nhận xét này.
• Trong thực tế thì các hằng số mật khẩu tạm thời thường không có giá trị qúa đặc biệt
hay quá khó mò (đa số chỉ bao gồm các kí tự trong bảng kí tự La tin ... một số có thể
có thêm vài chữ số nhưng cùng không giúp gì nhiều trong việc chống hacker) -- Do
đặc điểm này mà các mật khẩu có thể bị mò ra càng nhanh hơn
• Truờng hợp xấu hơn là mật khẩu bị ăn cắp bởi người làm chung (công nhân quét dọn
hay cộng sự viên chẳng hạn) -- Đặc điểm phân tích được là: mật khẩu bị ăn cắp sẽ
được dùng đăng trên 1 máy khác với máy cuả người chủ hợp pháp trong 1 thời gian
sau khi đã bị "nhìn lén" lúc đăng nhập

Trên đây chỉ là 4 điểm yếu quan trọng

4. Áp dụng tương tự hoá:


A. So sánh với hai câu trong kinh điển phật giáo: "vạn vật là vô thường" (Dịch nghiã nôm
na: Tất cả mọi vật đều không giữ nguyên trạng thái cuả nó )-- và câu "bất ưng trụ pháp sinh
tâm" (đại ý là đừng cố bám vào phật pháp như là chỗ "trụ" cố định) Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên
về cách "tương tự cưỡng bức kì quái này" nhưng nó là phát khởi cuả phát minh. So với đối
tượng là sự cố định tạm thời cuả mật khẩu -- Ta đi đến 1 ý mới đó là mật khẩu biết tự thay đổi
và không là hằng số nưã". Như vậy rõ ràng là vấn đề sẽ hầu như được giải quyết vì ... máy có
thể mò kiếm ra 1 hằng số dễ dàng chớ khó có thể kiếm ra mật khẩu mà giá trị cuả nó bị thay
đổi liên tục theo thời gian...Nghiã là, nếu giá trị gõ vào cuả mật khẩu là giá trị cuả 1 hàm số
F(t) cuả thời gian thì mọi việc sẽ êm đẹp hơn nhiều (Hãy "so sánh việc này với việc trò chơi
trốn tìm ... và người trốn liên tục thay đổi chỗ núp !!!). Hơn nưã một khi mật khẩu thay đổi
theo thời gian thì dẫu người xấu có đọc lóm được giá trị tạm thời cuả đó thì nó cũng sẽ không
thể dùng được trong 1 khoảng thời điểm khác

B. Vấn đề ở chỗ làm sao người chủ cuả mật khẩu biết được giá trị thay đổi này để có thể log-
in? Câu trả lơì cũng không quá khó là người chủ sẽ định nghiã qui luật thay đổi cuả mật khẩu

93
Các phương pháp sáng tạo
(tức là người chủ sẽ tự định nghiã hàm số cuả mật khẩu theo thời gian mỗi lần thay đổi mật
khẩu thì người chủ cũng có thể đổi luôn cái hàm này)

C. Tuy nhiên như vậy bắt buộc người chủ mật khẩu phải biết ...TOÁN. Và hơn nưã người đó
không được tiết lộ hay để hở cái hàm số mật khẩu mỗi khi cài đặt mới.

Trên đây chỉ là những ý sơ khởi cho một hệ thống mật khẩu mới có khả năng chống lại ...việc
chôm mật khẩu có thể được dùng trong các hệ thống chuyên nghiệp.

Bài XI: Tư Duy Tổng Hợp (Synectics)


E. Paul Torrance (1915-2003) , một nhà tâm lý học, người được được mệnh danh là "cha đẻ
cuả sự sáng tạo", ông là người đóng góp rất lớn cho kĩ thuật đo độ thông minh (IQ test) đã
phát biểu:
"Bởi vì sáng tạo bao gồm sự xếp đặt lại mọi thứ vào trong một cấu trúc mới, nên mỗi ý tưởng
hay hoạt động sáng tạo đều là một quá trình suy suy nghĩ tổng hợp
Những hành vi sáng tạo xảy ra trong quá trình đi từ chỗ nhận biết các trở ngại, các điểm yếu
, các khoảng trống trong tri thức, các thiếu sót, các vận hành không hài hoà cho đến chỗ tìm
kiếm các lời giải, thực hiện các dự đoán, hay công thức hoá các lý thuyết "

Tư duy tổng hợp là một quá trình phát hiện ra các mối liên hệ làm thống nhất các bộ phận mà
tưởng chừng như chúng là tách biệt. Đây là phương thức ghép đặt các sự kiện lại với nhau để
mở ra một tầm nhìn mới cho tất cả các loại vấn đề.

Người ta có thể dùng phương pháp này không chỉ trong nghiên cứu khoa hoc mà còn trong
nhiều lãnh vực khác như nghệ thuật, sáng tác.... hay ngay cả trong khoa hùng biện (làm chính
trị, luật sư...)

Đặc trưng cuả phương pháp tổng hợp:

1. Hiệu quả cuả phương pháp:


• Synectics Khuyến khích khả năng sống chung với sự phức tạp và mâu thuẫn
• Phương pháp này kích thích suy nghĩ sáng tạo
• Synectics năng động hoá cả hai bán cầu đại não trái và phải
• Nó cung ứng một trạng thái suy nghĩ không bị ràng buộc vào ý thức

2. Cơ chế kích khởi cuả phương pháp tư duy tổng hợp:


• Cơ chế kích thích cuả Synectic xúc tác cho nhiều ý tưởng và phát minh mới
• Synectic dựạ trên sụ tư duy đột phát

3. Phương cách hoạt động cuả Synectic

94
Các phương pháp sáng tạo
• Synectic dựa trên sự hợp nhất cuả những sự đối lập
• Nó dưạ trên phép loại suy
• Sự chủ động cuả Synectic sản sinh ra kết quả lớn hơn là tổng kết quả cuả từng phần
góp lại

Phương thức tiến hành:


Các ý mới không thể từ trên trời lọt xuống mà để có đựợc chúng, ta phải hoàn tất các bước:

1. Xác định/nhận diện vấn đề và viết nó ra


2. Thu thập tất cả các dữ kiện về vấn đề và kết hợp nó với những thông tin đã có sẵn trong óc
3. Tiến hành sáng tạo bằng cách dùng các câu hỏi kích hoạt trình bày sau đây để biến đổi các
ý kiến và thông tin trở thành cái mới. Những câu hỏi này là công cụ để "đổi mới" tư duy và có
thể dẫn dắt chúng ta đến những phát kiến vĩ đại. Trong lúc dùng các câu hỏi kích hoạt hãy cố
gắng trở nên linh hoat và mềm dẻo theo sự hướng dẫn cuả câu kích hoạt theo nghiã bóng lẫn
nghiã đen để giúp giải phóng tư tưởng dễ hơn

Hệ thống câu hỏi kích hoạt:

Cắt bớt:
Bỏ bớt một số bộ phận hay chi tiết
Dồn nén hay làm cho nó nhỏ đi
Cái gì có thể được giảm thiểu hay bố trí lại
Những luật lệ nguyên tắc nào có thể "bẻ gãy"
Làm thế nào để giản dị hoá
Làm sao để từu tượng hoá, điển hình hoá hay vắn tắt hoá

Thêm thắt:
Kéo dài hay nở rộng
Phát triển những đối tượng về hướng mong muốn
Gia tố, thăng hoá, hay sát nhập thêm
Khuếch đại làm to lên
Cái gì nưã có thể thêm thắt vào ý cuả bạn, hình vẽ, đối tượng, vật liệu

Kết hợp:
Đem các thứ lại với nhau
Nối, sắp xếp, liên kết, thống nhất, trộn lẫn, xác nhập, xếp lại chỗ
Kết hợp các ý kiến, vật liệu, và kĩ thuật
Ghép các thứ không tương tự lại với nhau để sản sinh sức mạnh tổng hợp
Cái gì nưã có thể dùng nối vào với chủ thể?
Nối trong các kiểu cách, khuôn khổ, định hướng hay kỷ luật cảm biến khác nhau

Chuyển biến:
Đưa đối dượng vào tình thế mới
mô phỏng, chuyển vị, dời chỗ, biến vị
Dời đối tượng ra khỏi môi trường thông thường
Thay các cài đặt về lịch sử, xã hội, và điạ lí
95
Các phương pháp sáng tạo
"mô phỏng kiểu cánh chim để thiết kế một cái cầu"
Làm thể nào để chủ thể có thể được biến cải, thông dịch, thay hình đổi dạng

Hoạt hoá:
Linh động hoá các áp lực hình tượng và tâm lí
Điều khiển các dịch chuyển về hình ản và các lực
Áp dụng các nhân tử cuả sự lập lại và sự thăng tiến
Những đặc điểm "con người" nào mà chủ thể có

Đối nghịch
Đổi ngược chức năng nguyên thuỷ cuả chủ thể
Nghịch đảo một cách hình tượng và trí năng nhưng vẩn giữ nguyên kết cấu hợp nhất
Đổi ngược các định luật cuả tự nhiên như là trọng lực, thời gian, các chức năng con nguời
Đảo ngược các thủ tục thông thường, các lề lối qui ước xã hội hay các trình tự các lễ nghi
Đảo ngược sự hài hoà về thị giác và cảm thụ (vi du: ảo giác)
Từ khước, đảo nghịch

Ghép khuôn
Choàng đè lên, đặt lên, bao bọc, phủ qua
Ghép các hình ảnh và ý khác nhau lại
Cho các phần tử choáng, che nhau để sản xuất ra hình ảnh, ý kiến và ý nghiã mới
Ép khuôn các phần tử từ những góc nhìn, từ những kỹ luật, thời diểm khác nhau
Kết nối các thu nhận cảm biến về âm thanh và màu sắc chẳng hạn
Gán ép nhiều quan điểm để chỉ ra sự tương phản theo từng thời điểm

Đổi tỉ lệ:
Làm cho chủ thể lớn hay nhỏ hơn
Thay đổi tỉ lệ, đơn vi thời gian hàng giây, phút, giờ ngày, tuần tháng năm
Biến dạng về qui mô điạ phương hay toàn thể, cở tương đối, tỉ lệ, và chiều hướng

Thay thế:
Thay thành phần, đổi chỗ, hay thế chấp
Những ý kiến, hình ảnh, hay vật liệu nào khác có thể thay đổi
Những cách thức kế hoạch khác hay các bổ sung có thể tận dụng

Đập bể vụn:
Tách rời, chia nhỏ, cắt hay mổ xẻ
phân nhỏ đối tượng hay ý kiến ra từng phần
băm chặt nhỏ, tháo rời nó
Thiết bị nào có thể chia nhỏ ra thành nhiều lượng nhỏ hơn?
Làm thế nào để cho nó xuất hiện một cách không liên tục?

Cô lập:
Tách rời, cài đặt riêng rẽ, hớt tiả, tháo ra
Chỉ lấy 1 bộ phận cuả chủ thể
Phần tử nào có thê tách rời hay tập trung lên?

96
Các phương pháp sáng tạo
Bóp méo:
Vặn xoắn chủ thể ra khỏi hình thể ban đầu, sự cân xứng, hay ý nghiã cuả nó
Tạo nên các sự bóp méo tuởng tượng hay thực tế
Biến dạng để sản sinh ra chất lượng thẩm mỹ, biểu tượng thống nhất
Làm dài rộng mập ốm
Nấu chảy, bào mòn, chôn vùi, bẻ nứt, xé, hành hạ, đổ tràn thứ gì lên nó

Tương tự:
Vẽ các sự liên đới
Tìm kiếm sự tương tự giưã hai vật khác nhau
So sánh phần tử giưã các lĩnh vực hay các khuôn phép
Tôi có thể so sánh chủ thể cuả tôi với cái gì?
Tạo ra các mối tương quan hữu lí và vô lí

Lai tạo:
Lai tạo các đăc tính cuả chủ thể với những "con giống" không có trong thực tế
Cái gì bạn sẽ nhận được nếu "giao-hợp" một ... với một ...?
Giao thoa các màu sắc, dạng thức, hay cấu trúc
Làm màu mở (bằng cách pha trộn hay lai tạo) các phần tử hữu cơ và vô cơ
Làm phì nhiêu các ý kiến và cảm nhận

Chuyển hoá:
Biến dạng, thay hình, đôi cấu trúc hay cấu tạo
Mô tả chủ thể trong qúa trình thay đổi
Đổi màu hay cấu hình
Làm ra sự tiến bộ về cấu trúc
Làm phép hoá thân (từ nhộng thành bướm)

Nhấn nhá:
đồng thuận hoá với chủ thể
"Lấy râu ông này cắm cằm bà nọ"
Nhân cách hoá
liên hệ tới chủ thể một cách cảm hứng, tùy tiện, hay chủ quan

Trùng lắp:
Tái lặp một hình, dáng, cấu tạo, ảnh, hay ý
Làm lại, vang vọng âm thanh, phát biểu lại hay sao y chủ thể trong một cách thức nào đó
Kiểm tra, chi phối các yếu tố cuả sự xuất hiện, cuả nhịp gõ, cuả sự tiếp nối, và cuả sự tiến
triển

Đánh lạc hướng:


Nguỵ trang, ẩn giấu, đánh lưà, mã hoá
Trốn, hóa trang, "cấy" đối tượng vào trong một khuôn khổ trong hướng nhìn khác
giả trang, làm như cắc kè, và bướm
Tạo ra hình ảnh tiềm ân để liên lạc một cách tìm thức

Trêu Hài:
Giễu cợt, nhái theo, nhạo báng, khôi hài hay vẽ châm biếm
97
Các phương pháp sáng tạo
Chọc cười lên chủ thể, xỏ xiên
Chuyển nó sang thành một trò đuà, chuyện tếu, tấu hài, hay chơi chữ
Hướng thành trò hề, lố bịch, hay hài hước
Làm phim/truyện tếu về vấn đề

Lập Lờ:
Viễn tưởng hoá, "bẻ cong" sự thật, nguỵ biện, tưởng tượng
Dùng chủ thể như là một bình phong để thay thế cho thông tin
Diễn dịch thông tin một cách sai khác để gây bối rối hay lưà dối

Biểu tượng:
Những "kí hiệu" thấy được đại diện cho một thứ gì khác hơn là cái chức năng thông thường
cuả nó (biểu tượng hoá)
Thiết kế hình biểu tượng cho ý kiến cuả bạn
Làm sao để chủ thể có thể "nhuộm thắm" bằng các biểu tương chất lượng
Các biểu tượng chung (công cộng) là khuôn mẫu, là phổ biến và đã được hiểu.
Các biểu tương riêng tư là bí ẩn, mang ý nghia đặc biệt cho vật nguồn
Nghệ thuật cuả công việc là kết hợp cả hai loại biêu tượng chung và riêng tư
Biến chủ thể cuả bạn thành một biểu tượng

Giai thoại hoá:


Dựng nên một thần thoại xung quanh chủ thể
Chuyển chủ thể trở thành đối tượng mẫu mực (hay biểu tượng)

Aỏ tượng hoá:
Aỏ tưởng hoá chủ thể
Kich hoạt những ý nghĩ về về siêu thực, phi lí, kì dị, quái đản
"Lật đổ" những dự kiến về tinh thần và cảm giác
Bạn có thể kéo dài sự tưởng tượng ra đến bao xa?
"Cái gì xảy ra nếu xe gắn máy làm bằng các cục gạch?"
"Nếu như mấy con cá sấu chơi trong hồ bơi?"
Cái gì xảy ra nếu ngày và đêm cùng xảy ra trong cùng một lúc?"

Bài XII: Đảo Lộn Vấn Đề


Hồi còn bé, có một anh chàng sau khi "hoàn tất nghiã vụ Thanh Niên Xung Phong" (NTXP)
về lại xóm cũ, anh ta hay kể cho lũ nhỏ chúng tôi nghe đủ thứ chuyện trên đời từ chuyện ăn
con mối chuá sao cho ngon cho đến chuyện làm thế nào giết chết được ... con điả (dĩ nhiên
đây mãi mãi chỉ là huyền thoai):

"Huyền thoại thời tuổi thơ thường cho rằng điả là con vật không thể nào giết được... vì đem
chặt làm nhiêù đoạn thì y như rằng mấy hôm sau mỗi phần thân thể cuả con điả nguyên thuỷ
sẽ biến thành một con điả con mới. Đã vậy, đem nó phơi khô cả năm cho đến muà mưa sau
thi đỉa lại sống lại ... "dai như điả đói". Vậy mà anh hàng xóm TNXP đã tuyên bố với tụi nhỏ
rằng anh ta đã thành công tìm ra phương pháp tiêu diệt con điả rất tuyệt vời .... Sau nhiều
lần năn nỉ, chúng tôi mới đươc tiết lộ bí mật: "Muốn cho điả chết hẳn thì chỉ có nước ... lấy
98
Các phương pháp sáng tạo
cây đuã ăn cơm đâm xuyên dọc vào đầu con đỉa và lôn trái nó từ trong ra ngoài (nghiã là bộ
da con điả bây giờ trở thành ... bộ đồ lòng! "

Lúc đó tôi vô cùng kinh ngạc. Thật là "gớm" nhưng cũng thật là ....sáng tạo?!!! Không làm gì
được thì "lộn trái" nó ra hổng chừng đó là phương cách giải quyết êm đẹp nhất cho vấn đề mà
mình đang gặp

Thưa các bạn, phương pháp suy luận đảo lộn vấn đề đã được con người biết đến và sử dụng
rất lâu đời. Ở trung học chúng ta cũng đã làm quen với lối suy luận này khi mà các HS lớp 10
được học về cách chứng minh phản chứng và HS còn được giới thiệu về luật De Morgan --
Augustus De Morgan (1806-1871). Tuy nhiên, với 1 cái nhìn thoáng hơn thì phương pháp đảo
lộn vấn đề có rất nhiều cách áp dụng chớ không chỉ gói gọn trong vài thứ đã học.

1. Đảo lộn hay phủ định toàn bộ vấn đề


2. Đảo lộn hay phủ định một phần vấn đề
3. Đảo lộn hay phủ định chức năng
4. Đảo lộn hay phủ định hình dáng hay không gian (từ trên xuống, từ trong ra, ...)
5. Đảo lộn hay phủ định màu sắc hay đặc tính
6. Đảo lộn hay phủ định thứ tư hay thời gian
7. Đảo lộn hay phủ định về số hay chất lượng
8. Phản ví dụ.

Một số tình huống áp dụng: Như là các ví dụ minh hoạ thêm chúng tôi xin trích ra đây vài tình
huống

• Đôi khi bạn phải ở trong thế bị động không biết loay hoay để trả lời câu hỏi "Tai sao
...?" (why) thì có cách đơn giản để thay cách nhìn vấn đề là đặt ngược thành câu hỏi
"Tại sao không?" (Why not?)

• Câu chuyện cổ minh hoạ việc đảo lộn chức năng:


Vị hoàng đế muốn giết một nhà thông thái ông ta ra lệnh bỏ vào trong một bình sứ cao
cổ hai viên hắc ngọc và truyền để bình sứ lên chung với 1 mâm thức ăn vô cùng thịnh
soạn. Sau đó, cho goi nhà thông thái ra mà phán rằng:
"Sau nhiều lần nhà ngươi cãi lệnh trẫm, nay trẫm quyết định ban cho ngươi một ân
huệ cuối cùng -- Ta đã bỏ sẵn vào bình sứ đặt trên mâm thức ăn trước mặt ngươi hai
viên ngọc một viên là hồng ngọc còn viên kia là hắc ngọc. Nhà ngươi được ăn bất kì
thứ gì trên mâm và sau đó nhà ngươi được lấy ra một viên ngọc từ trong bình sứ. Viên
ngọc còn lại sẽ thuộc về ta. Tùy theo số phận cuả nhà ngươi, nếu ngươi lấy ra được
viên hắc ngọc thì ta sẽ lệnh chém đầu ngươi lập tức"
.........
Nhà thông thái biết rất rõ là ông vua chỉ muốn giết mình nên chắc chắn bên trong bình
sứ chỉ có hai viên hắc ngọc nên sau một hồi suy nghĩ ... ông ta quyết định thay vì ăn
thức ăn trên bàn thì ông ta bình tĩnh cho tay vào bình sứ tóm lấy 1 viên ngọc trong
lòng bàn tay và rút ra ... không để ai kịp thấy ... bỏ tỏm vào miệng nuốt chửng viên
ngọc. Rồi tuyên bố với vua:
"Kính thưa hoàng thượng: thần đã ăn xong món ăn thần thích đó là viên ngọc mà ngài
đã ban cho ... bây giờ xin ngài hãy xem xét viên ngọc còn lại trong bình nếu đó là viên

99
Các phương pháp sáng tạo
màu đen thì thần đã nhận được viên hồng ngọc"

• Dùng quan niệm hay cái nhìn "ngược ngạo" đôi cũng giúp tìm ra chân tướng cuả vấn
đề

Tùy theo hướng nhìn mà thấy "vịt" hay "thỏ"

• Phản ví dụ: Thay vì phải tìm cách chứng tỏ một luật A đúng cho một tổng thể S thì chỉ
cần tìm ra một bộ phân nhỏ hay X trong tổng thể S mà luật A không còn đúng nưã và
như vậy luật A lập tức bị phủ nhận.

• Tiêu cực hoá các mệnh đề: Chẳng hạn như khi làm việc với các vấn đề về dịch vụ cho
khách hàng, bạn có thể liệt kê tất cả các phương cách làm cho dịch vụ này trở nên tồi
tệ qua đó bạn có thê7 kiếm ra được nhiều ý hay

• Làm cái gì đó mà chưa ai thử: Thí dụ: Hãng máy tính Apple tiến hành nhiều thứ mà
hãng IBM chưa từng. Các xe hơì Nhật thường nhẹ và sử dụng xăng hiệu quả hơn

• Sử dụng Kim-chỉ-nam "Cái gì sẽ đến nếu ..." -- Liệt kê ra các cặp hành động trái
ngược mà có thể áp dụng cho vấn đề bạn đang gặp và tự hỏi "Cái gì có thể đến nếu
thay một đặc tính này bởi đặc tính đối nghịch?"

• Đổi chiều/hướng hay đổi vị trí cuả cái nhìn.

• "Đẩy-Kéo" các hiệu quả: Nếu muốn tăng sản lượng hàng tiêu thụ hãy nghĩ về việc
giảm chúng

• Hoán đổi thất bại với thành công và ngược lại: Nếu có viêc gì đó trở nên tồi tệ hày
nghĩ về mặt tích cực cuả trạng thái đó. Chẳng hạn nếu máy computer bi hỏng, tôi mất
nhiều thứ cất giữ trong đó, thì cái gì hay ho từ sự việc này có thể rút ra? Bài học: Cài
đặt lại tốt hơn, hay không dùng nó nưã mà để toàn bộ thì giờ cho gia đình ...

100
Các phương pháp sáng tạo

Bài XIII: Cụ Thể Hoá và Tổng Quát Hoá


Các bạn thân mến,

Trong 12 bài qua, nếu chú ý, có lẽ các bạn cũng nhận thấy chúng tôi rất ít khi đề cập đến việc
áp dụng các phương pháp tư duy vào trong toán học. Lí do chính là vì chúng tôi không muốn
bị người đọc hiểu sai rằng các phương pháp được trình bày ra trong mười mấy bài trước chỉ
áp dụng được cho ngành toán. Thật ra, hầu hết các bài giảng đều có thể tìm ra nhiều tình
huống để áp dụng trong lúc giải toán.
Để thay đổi không khí, bài viết này sẽ ghi lại nhiều dấu vết cuả toán học hơn một tí như là
phần nhỏ cuả minh hoạ.

1. Khái lược

Khi chúng ta đã có những khái niệm và khái quát của vấn đề, chúng ta bắt đầu tiến qua bước
thực hiện giải quyết vấn đề. Tuỳ theo trình độ, những vốn liếng tư liệu và thậm chí tâm lý, sở
thích của người thực hiện mà người thực hiện tiếp cận đến vấn đề bằng các hướng khác nhau.
Có người muốn giải quyết ngay đến cách giải quyết tổng quát, có người muốn đề cập về cách
thức cụ thể cho từng mảng của vấn đề. Từ đây xuất hiện nhu cầu cụ thể hoá và tổng quát hoá
vấn đề.

Cụ thể hoá và tổng quát hoá là hai khía cạnh tương đối nghịch nhau nhưng hoàn toàn không
xung khắc lẫn nhau. Ngược lại, chúng bổ sung cho nhau để cho người nghiên cứu nhìn nhận
vấn đề thấu đáo và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống hơn. Có người sẽ hỏi, thế nếu ta đã
tổng quát hoá vấn đề rồi thì ta cần gì phải cụ thế nó?. Câu trả lời thật đơn giản: tuy đã tổng
quát hoá vấn đề nhưng những phương pháp giải quyết hay là những chìa khoá mở cửa của
chúng ta chỉ có những giới hạn nhất định, bắt buộc chúng ta phải dùng cụ thể hoá để giải
quyết từng mảng một hợp với khả năng chúng ta hiện tại. Và khi giải quyết nhiều mảng như
thế thì mô hình của vấn đề bắt đầu hiện lên một cách tổng quát hơn.

101
Các phương pháp sáng tạo

Hình1: tương quan giữa cụ thể hoá và tổng quát hoá (ta với mình tuy hai mà một ....)

2. Cụ thể hoá:

Có một vấn đề F, thay đổi nhiều trên các thông số w 1, w2, …., wn. Quá trình ta đặt vấn đề
F1=F(a1, a2, …., an) với wi=ai là những hằng số không đổi nào đấy được gọi là cụ thể hoá. Và
ta gọi G1 là cách giải quyết vấn đề F1. Cụ thể hoá hiện diện khắp mọi nơi mọi chốn. Trong
những ngành khoa học thực nghiệm người ta hay giải quyết từng mảng cụ thể của vấn đề.

Ngay trong ví dụ về lọc nước biển (xin xem lại ví dụ trong bài thứ III cuả loạt bài này) của
chúng tôi ở các bài trước, các nhà nghiên cứu về tình trạng nước biển chỉ xét một vài trường
hợp cho các bãi biển cụ thể khác nhau. Họ cũng không thể nào đề cập đến vấn đề một cách
tổng quát được vì hai lẽ: thứ nhất nó không khả thi (vì hoàn toàn không thể hiểu các thông số
nào mang tính tổng quát nhất), thứ hai không có tính thực tiễn (vì có những thông số người
nghiên cứu đặt ra mà trên thực tế ở các nơi cần nghiên cứu những thông số này ít tác động đến
tình trạng nước biển). Để hiểu thêm quá trình cụ thể và đặc biệt hoá chúng ta xem hình vẽ sau
đây:

102
Các phương pháp sáng tạo

Hình2: Minh hoạ sự hiện diện cuả Cụ thể hoá

Trên đây, các bạn sẽ thấy cụ thể hoá của một vấn đề nó không chỉ đơn thuần là cụ thể hoá
bài toán nêu ra mà còn cụ thể đến những giải pháp. Ví dụ, bãi A-do thuyền bè ra vào tấp
nập, ta có thể dự đoán và thí nghiệm được bãi này có rất nhiều chất bẩn thuộc họ benzol. Nhà
nghiên cứu thấy ngay để giảm thiểu chất bẩn cần phải lọc sinh lý hoá và với sự hổ trợ Pháp
luật như đề ra mức chất thải của tàu bè như thế nào, biện pháp cưỡng chế nếu sai luật định ra
sao. Và cuối cùng nhà nghiên cứu cần chọn phương thức lọc nào cho tốt (phương thức lọc có
thể do ông ta sáng chế ra, có thể của người khác và cũng có thể là kết quả của ông ta kết hợp
với công trình người khác. Miễn sao cho nhiệm vụ đặt ra cho nhà khoa học hoàn thành một
cách nhanh chóng và tiết kiệm). Chẳng hạn, với 100$ bằng phương pháp hoá học, nhà nghiên
cứu có thể làm chất bẩn tiêu huỷ nhanh nhất-tmin,H nhưng đổi lại nó cho chất phụ không tốt cho
môi trường và sau thời gian khảo sát tks, TTNB (bẩn) lại lên khá cao TTNBmax,H. Bằng phương
pháp lý cũng với 100$, chất bẩn được lọc lâu hơn-tmax,L nhưng ít có chất phụ độc hại và giữ
cho nước biển sạch khá lâu TTNBL. Cuối cùng, bằng phương pháp sinh hoá, chất bẩn tiêu huỷ
sau thời gian tmid,SH nhưng sau thời gian t’SH, nước biển bẩn hơn dùng pp Lý do bản thân tảo
cũng bị tiêu huỷ, càng về sau đến thời gian tks mức độ sạch của nước biển được giữ khá cao.
Cuối cùng, nhờ vào nghiên cứu của mình và dựa trên những thành công khoa học đã có nhà
khoa học đã tìm ra một phương pháp tổng hợp để với 100$ nước biển có độ sạch cao và giữ
được tình trạng đó trong thời gian lâu nhất (hình 3).

103
Các phương pháp sáng tạo

Hình3: Tìm những giải pháp cụ thể

Trong các thí nghiệm sinh lý hoá, chúng ta hay thấy rất nhiều trường hợp người ta cần tìm
mối quan hệ giữa tính chất A với tính chất B. Nói cách khác, tìm mối quan hệ A=f(B). Nhiều
trường hợp, người ta hầu như chưa có công thức lý thuyết flt-vì công thức flt khó tìm và phải
vận dụng nhiều lý thuyết khác nhau, người ta bằng phương pháp thực nghiệm để tìm ra công
thức ftn(từ những điểm cụ thể (B1,A1) …(Bn,An) nào đấy. N càng lớn thì phương trình f tn càng
chính xác). Và các ftn của nhiều trường hợp cụ thể khác nhau đã giúp cho nhà khoa học
hình dung ra công thức cần có của flt. Từ đây, nhà khoa học điều chỉnh lý thuyết của mình,
tìm những luận chứng bảo vệ giả thuyết của mình để tìm ra công thức lý thuyết có dạng giống
công thức thực nghiệm.

Ngay trong toán học, cụ thể hoá cũng đóng vai trò tiên phong năng nổ. Không ít người trong
chúng ta gặp phải bài toán quá khó, đành phải cụ thể hoá và đặc điểm hoá nó. Xét những bài
toán nhỏ hơn được giới hạn trong miền xác định nhỏ hơn để tìm ra những tính chất
đồng nhất trong lời giải và tiến tới có lời giải cho bài toán tổng thể. Thậm chí, khi không
phát hiện ra những tính chất chung của lời giải thì cụ thể hoá cũng cho phép nhà toán học mở
mang bài toán theo những chiều khác nhau và tìm ra những phương pháp toán mạnh để
giải những vấn đề tương tự.

Và Định lý Ferma vĩ đại có thể nói là lời minh chứng hùng hồn cho vai trò của CỤ THỂ
HOÁ, ĐẶC ĐIỂM HOÁ. Bao nhiêu thế hệ các nhà Toán học đã miệt mài nghiên cứu và từ
những trường hợp cụ thể khác nhau của giá trị mũ n trong bài toán Ferma, người ta đã mở ra
nhiều phương pháp mới, công cụ mới có thể sử dụng váo các bài toán khác. Đầu tiên, để
chứng minh định lý với n=4, Ferma phát minh ra phương pháp đại lượng giảm dần và với
phương pháp này Euler đã chứng minh bài toán đúng với n=4. Rồi những định lý Sophie
Germain, lý thuyết Iwasawa, phương pháp Kolyvaghin-Flach đều được sáng tạo ra để áp dụng
cho số trường hợp cụ thể nhất định. Hay là do nhu cầu giải quyết những trường hợp cụ thể (dễ
hơn) người ta đã tìm ra các lý thuyết trên. Đặc biệt lý thuyết Iwasawa và Kolyvaghin dành
cho những họ đường Ellip nhất định. Đứng riêng lẻ với nhau, chúng không thể giải quyết toàn
bộ họ đường cong Ellip Frey (dành cho phương trình Ferma). Nhưng nhà toán học Wiles đã
thành công khi kết hợp chúng với nhau và sử dụng để giải Định lý Ferma vĩ đại thành công.

104
Các phương pháp sáng tạo
Cuối cùng, chúng ta thấy phương pháp quy nạp của Toán học cũng là phương pháp xây dựng
trên cơ sở những trường hợp cụ thể. Ví dụ, bài toán “tháp Hà nội” như sau: “Cho ba đĩa, trong
một đĩa chứa N đồng tiền chồng lên nhau như ngọn tháp. Tức, đồng nhỏ chồng lên đồng to và
các đồng tiền khác nhau về kích thước. Ta chuyển tháp đó bằng cách nâng từng đồng tiền đặt
trên ba đĩa, sao cho chỉ có thể đặt đồng tiền nhỏ lên đồng tiền to hoặc đồng tiền bất kỳ lên đĩa
trống. Hỏi, cần ít nhất bao nhiêu lần nhấc đồng tiền để chuyển tháp từ đĩa này qua đĩa khác.”.
Tôi xin không đề cập đến phép giải. Các bạn sẽ thấy, con đường nhanh nhất và dễ nhất để tìm
ra công thức cho N đồng tiền là đặt N=1, N=2….Sau tìm số lần nhấc cụ thể cho từng N
SLN(N). Xét mối liên quan của N và SLN(N), chúng ta có thể dự đoán được công thức chung.
Sau đó, chứng minh nó bằng quy nạp. Bài toán này khá dễ, nhưng cách này có thể dùng cho
những bài toán phức tạp hơn.

Đúc Kết :

• Cụ thể hoá là phương pháp dễ tiếp cận đến vấn đề nhất.


• Nhiều trường hợp cụ thể cũng có thể cho người ta tình trạng gần tổng quát. Ví dụ như
những thí nghiệm Hoá, Lý, hoặc như khi người ta đã chứng minh định lý Ferma đến
n=4000000 rồi thì nhiều nhà Toán học trong các nghiên cứu của mình đã sử dụng bài
toán Ferma như một định lý, bởi vì trên thực tế không có số nào được nghiên cứu mà
lớn như thế nữa.
• Giúp tìm ra phương pháp giải bài toán tổng quát. Nhanh chóng kiểm nghiệm những
giả thuyết, tạo điều kiện cho nhà khoa học điều chỉnh lý thuyết của mình.

II. Tổng quát hoá:

Ngược với quá trình cụ thể hoá là tổng quát hoá. Ta gặp một vấn đề F(w 1, w2,…, wn) tại điểm
các thông số đã là hằng nhất định. Giải xong vấn đề này, ta tiến đến tổng quát hoá chúng cho
các thông số wi bất định nằm trong giới hạn nào đó (ví dụ, ta xét tam giác ABC, vậy thông số
góc A không thể nào >=180◦ và <=0 được)

Ta thử xét xem bài toán “Tháp Hà nội” như sau: “Có 3 đĩa để tiền A, B, C. Có một cọc 5 đồng
tiền xu khác nhau về kích thước được chồng lên .nhau theo quy tắc nhỏ đè lên to nằm ở đĩa A.
Được phép nhấc từng đồng xu đặt lên cả ba đĩa cũng theo nguyên tắc nhỏ trên to. Cần tối
thiểu bao nhiêu lần nhấc để chuyển cọc tiền từ A sang B?”. Ta dễ thấy, bài toán có các thông
số 3 đĩa, 5 đồng tiền và nhấc từng đồng xu.

Tổng quát hoá theo số đồng tiền, ta có


bài toán sau: “Có 3 đĩa để tiền A, B, C.
Có một cọc N đồng tiền xu khác nhau về
kích thước được chồng lên nhau theo
quy tắc nhỏ đè lên to nằm ở đĩa A. Được
phép nhấc từng đồng xu đặt lên cả ba
đĩa cũng theo nguyên tắc nhỏ trên to.
Cần tối thiểu bao nhiêu lần nhấc để
chuyển cọc tiền từ A sang B?”.

105
Các phương pháp sáng tạo
Hình4: Tháp Hà Nội

Tiến lên bước nữa chúng ta tổng quát hoá theo thông số “số cái đĩa” ta được bài toán sau:
“Có M đĩa để tiền A, B, C. Có một cọc N đồng tiền xu khác nhau về kích thước được chồng
lên nhau theo quy tắc nhỏ đè lên to nằm ở đĩa A. Được phép nhấc từng đồng xu đặt lên cả ba
đĩa cũng theo nguyên tắc nhỏ trên to. Cần tối thiểu bao nhiêu lần nhấc để chuyển cọc tiền từ A
sang B?”.

Riêng trường hợp nhấc từng đồng xu nếu thay nếu thay bằng nhấc từng X đồng xu trên thực
cũng giống như nhấc từng đồng xu nhưng lúc đấy N đồng xu không còn là N nữa mà =[N/X].
Nên ta không cần tổng quát hoá trường hợp này.

Ngay như trò chơi đơn giản mà ai ai trong chúng ta đều biết: “Có mười que diêm đặt thẳng
theo một hàng ngang. Ta có thể nhấc một que diêm nhảy qua hai que khác để đặt vào nơi có
diêm tiếp theo. Tìm cách chuyển diêm sao cho tạo được 5 chồng diêm mỗi chồng 2 cây
diêm”. Bài này chỉ bằng vài cách thử đơn giản thì ai ai trong chúng ta đều có thể giải ra.
Nhưng các bạn hãy cùng chúng tôi đặt bài toán khó hơn một chút: “Có Nm que diêm đặt
thẳng theo một hàng ngang. Ta có thể nhấc một que diêm hay một chồng có số diêm <m nhảy
qua m que khác để đặt vào nơi có diêm tiếp theo. Tìm cách chuyển diêm sao cho tạo được N
chồng diêm mỗi chồng m cây diêm”. Bài này cũng có lời giải tổng quát. Chỉ cần một bài toán
giản đơn, bằng tổng hợp hoá chúng ta có thể đưa ra bài toán phức tạp hơn. Và chính tổng
quát hoá tạo cho chúng ta một động lực say mê, khám phá không ngừng những điều kỳ
diệu của khoa học.

Khi học phổ thông, mỗi người trong chúng ta đều gặp vài chuyện ngộ nghĩnh như thế này:
“Có anh bạn nhờ ta tìm, ví dụ:

Sau đấy một tuần, anh lại nhờ tìm đúng bài như vầy với số mũ là 4!
Chắc các bạn đồng ý với chúng tôi, cách tốt nhất là bảo anh ta thử
tìm lim cho cả bài toán tổng quát với số mũ n bất kỳ. Vì thực ra
phương pháp cũng như vậy thôi”. Đúng thế, có những bài toán cách
giải bài toán cụ thể và bài toán tổng quát giống nhau. Nhưng cách
giải bài toán tổng quát tạo cho chúng ta cách nhìn logic hơn vấn
đề và sẽ tốn ít thời gian hơn khi gặp một bài toán cụ thể dạng
đấy.

Sau đấy một tuần, anh lại nhờ tìm đúng bài như vầy với số mũ là 4! Chắc các bạn đồng ý với
chúng tôi, cách tốt nhất là bảo anh ta thử tìm lim cho cả bài toán tổng quát với số mũ n bất kỳ.
Vì thực ra phương pháp cũng như vậy thôi”. Đúng thế, có những bài toán cách giải bài toán
cụ thể và bài toán tổng quát giống nhau. Nhưng cách giải bài toán tổng quát tạo cho chúng
ta cách nhìn logic hơn vấn đề và sẽ tốn ít thời gian hơn khi gặp một bài toán cụ thể dạng
đấy.

Tổng quát hoá có thể gặp mọi nơi mọi chốn. Điều quan trọng, chúng ta có cần nó không?
Chúng ta có chịu dũng cảm lao vào những vấn đề hóc búa không? Sự đơn giản và hạn chế
của lý thuyết khuyên ta nên dừng lại ở vấn đề được đặt ra. Nhưng trí sáng tạo, lòng ham
khám phá lại ve vãn chúng ta hãy hướng về trước, mở rộng vấn đề ra, tổng quát vấn đề.

106
Các phương pháp sáng tạo
Để rồi một ngày nào đó ta được quyền reo lên Eurêka! Ví dụ, các bạn hẳn biết bài hình học
này:

1. “Cho tam giác ABC. Phía ngoài tam giác dựng các tam giác đều A’BC, B’AC, C’AB.
Chứng minh rằng AA’, BB’, CC’ đồng qui.”
Ai nấy đều nói “Bài này dễ.”. Được, ta hãy tổng quát hoá nó như sau:

2. “Cho tam giác ABC. Phía ngoài tam giác dựng các tam giác cân đồng dạng A’BC, B’AC,
C’AB. Chứng minh rằng AA’, BB’, CC’ đồng qui.”. “Ôi, bài này khó nhưng dùng các phương
pháp sơ cấp và chút mẹo là làm được.”. Đúng vậy, ta lại tiếp tục tổng quát hoá nó:

3. “Cho tam giác ABC. Phía ngoài tam giác dựng các tam giác đồng dạng A’BC, B’AC,
C’AB. Với góc A’BC=góc C’AB=góc B’CA. Tìm điều kiện để AA’, BB’, CC’ đồng qui.”. Các
bạn đã thấy khó chưa? Vậy, chúng ta thử tổng quát hoá nó nữa. Xin chú ý, mỗi điểm của tam
giác có đường thắng đối mặt. Vậy thì sao nếu, đó không phải là đường thẳng. Bài toán như
sau:

4. “Cho ba điểm ABC. Giữa các cạnh AB, BC, CA có một hàm sau f(AB), f(BC), f(CA). Bằng
một phép biến đổi g trên f, ta được tương ứng các điểm A’, B’, C’. Chứng minh rằng AA’,
BB’, CC’ đồng qui hay không đồng qui. Nếu không đồng qui thì điều kiện nào của f và g để
chúng đồng qui”. Đến đây bạn thấy ngay bài toán đã trở thành vấn đề to tát rồi. Nhưng liệu ta
tổng quát hoá hết chưa? Bạn hãy cùng tôi đặt thử câu hỏi:

5. “Tam giác thực chất là hình đa giác ba cạnh. Vì thế một điểm lại có một cạnh đối xứng.
Vậy điều gì xảy ra nếu ta lấy hình ngũ giác, thất giác, cửu giác, hay 2n+1-giác.”. Đó chỉ là
một chiều của tổng quát hoá. Liệu ta có thể tổng quá hoá theo chiều khác, tiến về không gian
đa chiều hơn. Ví dụ:

6. “Cho tứ giác ABCD. Ở ngoài các tam giác biên ta dựng ở mỗi tam giác ba mặt phẳng sao
cho các góc nghiêng của chúng với tam giác đó bằng nhau. Và chúng cắt nhau tại các điểm
tương ứng A’, B’, C’, D’. Chứng minh rằng AA’, BB’, CC’, DD’ đồng qui.”

7. Cứ tiếp tục như thế, bạn tiến tới có bài toán tương tự như vầy nhưng ở không gian đa chiều,
đa diện và các giới hạn là các hàm f và phép biến để lấy điểm đối xứng là g. Đến đây, chúng
ta đã nhận ra từ bài toán dễ nếu biết tổng quát hoá thì sẽ nhận được những bài toán to tát và
công trình nghiên cứu chúng ta không phải là vặt vãnh nữa mà đã là vấn đề khoa học lý thú.

Lịch sử Toán học đã cho ta thấy biết bao nhiêu trường hợp Tổng quát hoá độc đáo. Khi Ferma
giải bài toán “Tìm nghiệm nguyên của phương trình x2 + y2 = z2.”, ông đã nghĩ ra trường hợp
tổng quát của nó. Ông đi tìm nghiệm nguyên của xn + yn = zn. Ferma đã viết là tìm ra được lời
giải, bài toán không có nghiệm nguyên với mọi n>=3. Nhưng vì lề sách của ông hẹp nên ông
không dẫn ra. Không biết Ferma đã giải bằng cách nào, nhưng ông đã sáng tạo ra phương
pháp đại lượng giảm dần để chứng minh cho bài toán với n=4. Đi xa hơn, nhà toán học thiên
tài Euler đã đưa ra giả thuyết “phương trình x1m + x2m + … + xnm= ym (*) không có nghiệm
nguyên với n>=2, m>n”.. Nhưng năm 1966 Leon Lander và Thomas Parking đã bằng máy
tính tìm ra nghiệm: 275 + 845 + 1105 + 1335 = 1445. Đến năm 1988, Noam David Elkies-giáo
sư Đại học Harvard đã tìm ra nghiệm của phương trình với n=3, m=4: 2682440 4 + 153656394
+ 1879604 = 206156734. Và giả thuyết Euler sụp đổ. Nhưng nó đã sụp đổ hoàn toàn chăng?

107
Các phương pháp sáng tạo
Vậy ta đặt lại bài toán “Tìm nghiệm nguyên xi, nguyên dương n,m của (*) với n>=2, m>n.”.
Bài toán này há chẳng phải quá ư là hóc búa chăng? Năm 1900, tại một hội nghị toán học,
Hilbert đã đặt ra 23 bài toán chưa giải được và bài toán số 10 có thể được coi là tổng quát
hoá của các phương trình nghiệm nguyên: “Có tồn tại một algorith hữu hạn nào để tìm ra
nghiệm nguyên hoặc khẳng định không có nghiệm nguyên của một phương trình
Diophantie.”. Năm 1995, sau 358 năm miệt mài tìm kiếm của giới Toán học, hai nhà toán học
Andrew Wiles và Richard Taylor đã chứng minh thành công định lý Ferma vĩ đại. Còn tháng
10.2001, nhóm các nhà khoa học(gồm những nhà Vật lý và Toán học, lập trình viên) Úc dưới
sự lãnh đạo của Giáo sư gốc Việt Kiều Tiến Dũng đã đăng những công trình đầu tiên chứng
minh có một algorith hữu hạn để giải bài toán 10 Hilbert, nếu như có một máy tính lượng tử.
Trước đó, có một nghiên cứu sinh Toán người Nga Matkievich đã chứng minh bằng Toán sơ
cấp không thể tồn tại một algorith như thế. Kỳ diệu quá phải không các bạn?. Khoa học đã
chứng kiến bao nhiêu lần tự phủ nhận như thế nhờ những ý tưởng táo bạo của các nhà nguyên
cứu. Nào là hình học Lobasepsky và Euclide, lý thuyết tương đối Einstein, lý thuyết lượng tử
và vật lý học Newton. Đến bây giờ là những công trình về computer lượng tử (ngoài công
trình của nhóm GS Kiều Tiến Dũng, còn có công trình của nhóm New Zealand).

Từ khi chập chững làm quen với môn hoá, mỗi người trong chúng ta đều làm quen với Bảng
tuần hoàn các Nguyên tố Mendeleev. Theo đà phát triển của hoá học, các nguyên tố phát hiện
ra ngày càng nhiều. Và các nhà khoa học đã tự hỏi: “Các nguyên tố được sắp xếp như thế
nào? Làm sao có thể hệ thống hoá chúng? Tìm một phương pháp tổng quát, để khi gặp một
nguyên tố bất kỳ ta có thể sắp xếp ngay nó vào nhóm nào và dự đoán tính chất hoá học chúng
chính xác?”. Hay nói cách khác, các nhà Hoá học đã tổng quát hoá bài toán tính chất hoá học
của nguyên tố theo số thứ tự hay số electron của nó. Và đến tháng 8-1869, nhà bác học người
Nga Dmitrie Mendeleev đã tìm ra bảng tuần hoàn các nguyên tố (lúc đó chỉ có 63 nguyên tố).
Thế nhưng, kể cả những tiến bộ của khoa học bây giờ, những câu hỏi có tính tổng quát vẫn
mang tính thời sự: “Làm sao có thể tính toán độ âm điện của các nguyên tố hay là độ mạnh
của các kim loại và á kim?. Dựa trên hai yếu tố số electron và khối lượng nguyên tố.” hoặc
“Phương pháp nào cho phép dự đoán kết quả phản ứng khi ta cho chất A vào chất B trong môi
trường C?”. Tất cả những kết quả có được hầu hết bằng thực nghiệm và có nhiều lý thuyết lý
giải chúng, nhưng chưa có lý thuyết nào giải thích thành công một cách tổng quát và gần với
thực nghiệm nhất.

Đúc Kết

• Tổng quát hoá đưa chúng ta đến những vấn đề lớn hơn. Kích thích sự ham mê khám
phá của chúng ta.
• Giúp chúng ta có cách nhìn vấn đề tổng thể hơn. Và nhanh chóng nhận ra cách áp
dụng cho trường hợp cụ thể nào đó.
• Ngay khi vấn đề tổng quát quá khó, nhưng nó là một mãnh đất màu mỡ cho chúng ta
khai thác, nghiên cứu tìm tòi. Kể cả khi giải quyết một phần của nó cũng là thành
công. Vị dưng, khoa học đòi hỏi sự khám phá bền bỉ và quá trình lao động cần cù,
miệt mài của nhiều năm tháng.

108
Các phương pháp sáng tạo

Đâu là Hành trang cuả Người Làm Khoa Học?


Các Phương Pháp Suy Luận và Sáng Tạo Bài Kết

Các bạn thân mến,

Qua hơn chục bài giảng cơ bản, chúng tôi đã cố gắng đúc kết và cô đọng những phương pháp
tư duy sáng tạo chính. Những phương pháp này đã được các nước phát triển, nghiên cứu, và
giảng dạy ở nhiều nước. Đây cũng là chià khoá mà nhiều nhà phát minh, nhiều nhà lãnh đạo
cơ quan dùng đến.

Tuy nhiên hãy nên trở về với thực tế -- Câu hỏi đặt ra là sáng tạo dễ hay khó. Nói rằng các
bài giảng trên có ích thì làm sao để vận dụng nó?

• Vấn đề nhắc tới thì hơi buồn cười nhưng cái gì cũng vậy không rèn luyện động não
thì đừng mong có cái gọi là sáng tạo. Sáng tạo không là kiểu khái niệm có thể so sánh
như là những trái sung mà người hưởng thụ chỉ việc há miệng chờ rụng trúng.
• Đa số HS Việt Nam từ nhỏ đã không được luyện tập đúng và đủ về các hoạt động phát
minh và sáng tạo. (Nhà trường, chính quyền, và các cơ quan hữu trách cần xem lại
chuyện này!) Do đó, gặp rất nhiều bỡ ngỡ khó khăn khi đụng phải các vấn đề trong
thực tế tưởng chừng như hoàn toàn xa lạ với kiến thức đã được trang bị ở trường. Và
nhiều khi không được chuẩn bị ngay cả kỹ năng chủ động phát hiện và đề xuất cách
giải quyết. Trong khi làm việc thì cứ mặc nhiên là mọi thứ êm xuôi và không có thói
quen đánh các dấu hỏi vào công việc thường nhật (thí dụ mặc dù công việc vẫn "trôi
chảy" nhưng thái độ chủ động hơn là hãy quan sát nghe ngóng các chi tiết vận hành
cuả công việc (hay quá trình) và tự hỏi khâu nào yếu nhất dể bi hư gãy nhất? Chỗ nào
chậm nhất? Nếu lỡ có chuyện xảy ra thì hậu quả có thể điều chỉnh được không? Hay
đại loại như là "làm sao tăng tốc được công việc lên hai ba lần?" "Làm sao tiết kiệm
công sức nhiều hơn mà vẩn đạt hiệu quả cao?" (Hà hà có người sẽ cho rằng được chủ
trả thuê giá bao nhiêu thì làm bấy nhiêu đâu cần suy nghĩ chi cho mệt xác ... Nhưng
không tập suy nghĩ thì cái hiệu ứng nhân quả tất yếu là đầu óc sẽ mụ mẫm và lười đến
khi cần làm việc gì đó cho chính mình thì nó cũng đã quen ... chậm như ruà rồi!!!)
Do đó, cần nỗ lực nhiều hơn để bù lấp hay mài duã khả năng tư duy vốn bị thiếu khi
ở trường

109
Các phương pháp sáng tạo
Hình1: Hình vẽ "trông thật sự không tròn" cho tới khi các đường gãy bị xoá đi!

• Ngược lại, có nhiều bạn trẻ học hành rất giỏi, sau khi ra trường nhận công tác xong thì
lại than rằng: kiến thức được dạy ở nhà trường không ăn nhập với công việc (tức
là trường chỉ dạy những cái ở trên trời...không có gì thực tế) Thực ra, hiện trạng này
không chỉ có riêng ở VN đâu (có điều là nó hơi quá đáng ở nước ta vì phương thức và
chương trình đào tạo không được nghiên cứu cập nhật cho kịp phù hợp với thay đổi
cuả xã hội trong ...nhiều năm). Khách quan hơn, một phần thiếu sót cũng là do bản
thân cá nhân SV/HS, khi học ở trường, đã học với thái độ nào. Có được bao nhiêu
người khi đi học đã tự hỏi "cái định lí hay cái bộ môn (khỉ gió) này được dạy để làm
gì?" Tại sao Newton lại (phải) phát minh ra phép toán giới hạn (khó hiểu và nhức óc
kia)? Như vậy, học một cách tỉnh táo cũng góp phần không kém cho HS trở nên linh
hoạt sau này.
• Độc lập trong suy nghĩ và học tập cũng là yếu tố cần thiết. Không phải sách giáo
khoa nào cũng viết chính xác từ đầu đến cuối (đặc biệt nhất là các sách luyện thi Đại
Học - Nhiều sách thay cái sai này bằng cái sai khác trong mỗi lần ... tái bản ). Không
phải bài toán nào cũng phải giải theo sự hướng dẫn đã cho trong sách. Có bao nhiêu
lần giải quyết một vấn đề (bài tập) trong một chương cuả một bộ môn mà bạn lại
không cần dùng đến các lí luận, các định lí, hay các luật trong chương đó hay thậm chí
thử dùng kiến thức cuả môn học khác để giải nó? Có bao nhiêu lần bạn tự tìm ra rằng
lơì giải cuả một tác giả về một vấn đề nào đó là sai hay chưa hoàn toàn mà bất kể
người giải là ai? (Ở đây tác giả bài viết cũng xin làm "cóc kiện với giời" rằng thì là,
trong nhiêù trường hợp, HS dự thí -- ngay cả trong các kì thi HS giỏi va các ki thi Đại
học --đã đề xuất được các lời giải có tính sáng tạo nhưng ... vì nó không đúng với đáp
án hay vì giám khảo không hiểu nổi bài giải... nên bị trừ điểm hay bị loại thẳng tay!)
• Hãy tập liên kết giưã các bộ môn và các vấn đề hay chủ đề lại với nhau. Những
người đưọc khen là thông minh thường là những người có khả năng tìm/rút ra được
các mối quan hệ giữa những đối tượng mà tưởng chừng như không dính dáng gì nhau.
Trong những lúc rảnh rổi hãy tự làm khó bộ não cuả mình bằng cách này. Số người
thông minh thiên tài bẩm sinh thì không nhiều nhưng sự bén nhạy cuả nào bộ có thể
tạo ra được phần nào qua sự rèn luyện mài duã cần cù và tích cực
• Chấp nhận và tiếp nhận những ý trái ngược với mình. Càng thoải mái và phóng
khoáng đối với các ý kiến dị biệt thì càng dễ sáng tạo. Thật ra, những người bị cho
là 'điên rồ' trong lịch sử khoa học không hiếm và cũng không ít những người như vậy
lại là các khoa học gia xuất sắc. (Trưóc thế kỉ 20, nếu có người nào cho rằng thời gian
trôi chảy không đều theo không gian thì chắc ... bị cho là "đồ điên"). Không phải tự
nhiên mà 1 người lại có ý "ngược đời" với những ý tưởng chung. Thái độ chủ
động hơn là cho rằng có thể "người ta có một lí do nào đó khiến họ có các kết luận
không vưà ý hay ngược với ý kiến thông thường". Hiểu được điều này sẽ có lợi hơn là
chê bai, chống chế, hay tìm cách đã phá thậm chí trù dập. Khi chúng ta dể chấp nhận
một cách sáng suốt những ý trái ngược với chính mình một cách thành tâm thì
cũng là lúc tầm nhìn sẽ được mở ra rất lớn không còn bị bó hẹp vào trong khung tư
tưởng hay tâm lí riêng cuả cá nhân (Hì hì. con ngưạ chỉ thấy có một hướng đi phiá
trước là vì người chủ đã .. bịt bớt tầm nhìn cuả nó) . Tầm nhìn mở rộng, thì mình cũng
có thể kết hợp được những điều hay cuả nhiều đối nghịch (vốn có thể đã được phát
huy và phát triển từ nhiều người, nhiều nguồn dị biệt).
Dĩ nhiên, chấp nhận được những thứ "ngược ngạo" với tâm ý cuả mình thì không dễ tí
nào nhưng luyện tập nó thì cũng không quá khó nếu bạn quyết tâm. ZEN là một biện

110
Các phương pháp sáng tạo
pháp rất tích cực để rèn luyện việc này. Có một thiền sư lớn đã giảng rằng: "ZEN is
acceptance of everything" (tạm dịch thiền là chấp nhận được tất cả). Bài sẽ đề cập
thêm về lợi ích cuả ZEN trong phần sau.
• Phương cách đào bới tìm tòi kiến thức và dữ liệu mới có liên quan đến vấn đề cần
giải quyết đóng vai trò thiết yếu. Chúng tôi tin rằng trong rất nhiều khó khăn kĩ thuật
thì hầu như có đến hơn 80% cơ hội là có thể tìm ra cách giải quyết thoả đáng qua các
thông tin về kĩ thuật và kĩ xảo. Các vấn đề nhiều khi đã có sẵn lơì giải (một phần
hay toàn bộ) trên các sách, báo, tạp chí chuyên môn, và nhất là trên Internet.
Không nhất thiết phải mất thì giờ để phát minh ra cái mà người ta đã làm ra từ lâu (do
not waist the time to re-invent the wheel).
• Hãy tự trang bị cho mình một kiến thức toán khá đầy đủ. Hiện tại cho dù bạn làm
việc ở bất cứ ngành nào trong các lãnh vực khoa học thì toán luôn luôn đóng vai trò
thiết yếu. Không có toán thì Newton và Einstein đã không thể nào trình bày được
những phát kiến cuả mình. Từ các ngành khoa học cơ bản, computer cho đến y, sinh
vật học; toán học đều có là 1 nhân tố không thể thiếu để bạn diển đạt 1 cách chính
xác, và mạch lạc những gì bạn sáng tạo ra.
• Hãy vượt qua các hàng rào tâm/sinh lí cuả bản thân: Bạn sẽ không làm nhúc nhích
gì nổi vấn đề gặp phải nếu tự thân bạn đã đặt ra các rào cản -- Thay vì cho rằng "vấn
đề này tôi không làm nổi" thì hãy nghĩ rằng tôi có thể làm được những gì? Một phần?
Một chi tiết? Hay là tôi đã thực sự chưa hiểu rõ vấn đề cần tìm thêm dữ liệu, .... Sức ỳ
cuả tâm lí cũng có thể đã được tạo nên từ trong các thói quen hàng ngày, từ phong tục
tập quán sống, nếp suy nghĩ và sức khoẻ. Đừng bao giờ "tự kỉ ám thị" chính mình rằng
mình không bao giờ hay không thể vượt qua nổi điều này hay điều nọ khi mà bạn chưa
thực sự hiểu vấn đề cũng như hiểu rõ khả năng cuả mình. Hơn nưã, rất khó để mà biết
trước được khả năng vô hạn cuả não bộ.

Trong các bài giảng, dịch giả đã cố gắng hết sức để trình bày phương cách áp dụng. Như đã
nói ở bài đầu tiên: Không phải phương pháp nào cũng có thể giúp ta giải quyết mọi thứ mà
chúng chỉ là các phương tiện giúp thêm ý tưởng. Không có bảo bối vạn năng ở đây!

Một câu hỏi tiếp cũng rất thực tế là: "Làm gì được nếu như tôi đã thử hết mọi cách?"

• Bộ não con người rất kì lạ nhiều khi hôm nay mình nhìn vấn đề cách này thì hôm sau
lại thấy nó khác đi. Trong trường hợp quá khó thì hãy thử bỏ ra một thời gian hoàn
toàn nghĩ ngơi không động đậy gì đến cái vấn đề. Một khi đầu óc được giải phóng
khỏi những vướng mắc hay áp lực (cuả cuộc sống và cuả vấn đề), cơ thể được hít
không khí trong lành thì nhiều khi lúc quay lại cái nhìn cuả mình đ/v vấn đề có thể
sáng tỏ hơn. Có nhiều đề tài mà nhà nghiên cứu có thể mất đến hàng chục năm (hay
nhiều thế hệ) mới làm xong ... Nhưng dĩ nhiên, sự đền bù thường xứng đáng với cái
giá đã bỏ ra
• Có khi vấn đề không giải quyết được không phải là do khả năng tư duy mà ... do
các tiền đề các giả thiết ban đầu cuả vấn đề là chưa hoàn toàn đúng hay hợp lí,
hoặc là, vấn đề đặt ra chưa hoàn toàn, chưa chính xác, hay chưa rõ. Trong trường
hợp này thì chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm làm việc cuả Albert Einstein (1879-
1955):
"The significant problems we face cannot be solved at the same level of thinking we
create at when we create them".
Khi Einsten bắt đầu làm việc trên thuyết tương đối và lơì giải tối hậu trở thành công

111
Các phương pháp sáng tạo
thức

thì các khoa học gia khác tìm tòi trên cùng 1 vấn đề đã thất bại bởi vì họ tìm kiếm cho
một lời giải mà lời giải đó không tồn tại hay tìm cách giải thích hiện tượng cuả thiên
nhiên dưạ theo những tiền đề không chính xác (mà chỉ có ý tưởng riêng cuả họ chấp
nhận va gán ghép cho ... thiên nhiên):
"How can nature appear to act that way when we know that it can't?". (Einstein)
Trong khi đó, Einstein đã đặt lại vấn đề "Thiên nhiên sẽ giống như cái gì nếu như nó
đã vận động theo cách mà chúng ta quan sát thấy". (What would nature be like if it
did act the way we observere it to ). Nói nôm na là ông (Einstein) sẽ tìm cách mô tả lại
"thiên nhiên" để cho nó thích hợp với hoàn cảnh hiện tại (thích hợp với các quan sát
các kết quả thử nghiệm)

Hình 2: Tuỳ theo tiền đề (hướng nhìn nhận) mà giả thiết rằng hình ở giưã là số13 hay chữ B
hay cả hai.

Einstein phát biểu:


"Thứ duy nhất gây trở ngại cho sự nghiên cứu cuả tôi đó là chính học vấn cuả tôi"
(The only thing that interferes with my learning is my education)
Thật vậy, kinh nghiệm,, hiểu biết cũng như là trạng thái tâm lý cuả chính bản thân chúng ta
đôi khi là lực cản lớn lao ngăn trí não với sự sáng tạo. (Nói như vậy không có nghiã là người
không học đầy đủ có khả năng sáng tạo cao hơn người có đủ kiến thức!) Có một phương cách
để rèn luyện cái nhìn tuyệt đối khách quan không bị vướng bận hay ảnh hưởng bởi kinh
nghiệm và hiểu biết sẵn có cuả cá nhân khi tư duy là áp dụng cái nhìn cuả thiền học ZEN (hay
phật học): Tập có cái nhìn phủ nhận tất cả; phủ nhận ngay cả cái mà mình cho là không tồn
tại. Hoặc giả, tập có nhìn mà trong đó trạng thái không cuả sự vật chỉ là một trường hợp cuả
trạng thái có. Tập chấp nhận nổi những gì đi ngược với kiến thức, ngược với hiểu biết, và
mong muốn cuả mình.
Vì khi đã quen không tiếp nhận một cách tuyệt đối những tri kiến đã học đưọc nên những ý
kiến suy nghĩ ra sẽ không (hay ít) chịu tác động bởi kinh nghiệm bản thân và do đó khai
phóng được khỏi cái "trở ngại" mà Eintein đã nêu cũng như là đạt tới sự khách quan cần thiết

112
Các phương pháp sáng tạo
khi nhìn nhận mọi vấn đề (tách nó ra khỏi những tình cảm hay cảm ứng tâm lí cuả cá nhân với
vấn đề). Ngoài ra, trong khi tu tập (thiền hay các kiểu tu tập khác cuả phật giáo) thì thiền sinh
cũng đã chủ động rèn luyện các cá tính cần thiết như là tính kiên nhẫn, tính chịu khó, độc lập
suy nghĩ và nhất là rèn luyện sư tập trung tránh khỏi sự chi phối cuả ngoại cảnh và thực sự có
thể giúp giải phóng tư duy khỏi các rào cản về tâm lí cá nhân

Hình 3: Do ảnh hưởng cuả "kinh nghiệm" (tâm lí) chữ "liar" dường như khó được nhận dạng
hơn là hình cô gái

Cho dù thế nào đi chăng nưã thì có thể sẽ có lúc mình đụng phải những vấn đề thực sự
quá sức mình. Nhưng trong tình huống như thế, tin tưởng rằng, không có ai có thể trách cứ
việc làm cuả bạn nưã khi bạn đã làm hết sức mình --"chỉ vì bạn chưa đủ may mắn thôi".
Nhiều khi chỉ cần giải quyết được 1% các vấn đề mà mình gặp trong lúc nghiên cứu mà
những vấn đề đó chưa từng có ai giải nổi thì cũng đã là thành công lớn rồi

Các bạn thân mến,

Trong thời gian đăng tải loạt bài này, chúng tôi có nhận được thư cuả một số bạn đọc tỏ ý hoài
nghi những biện pháp mà chúng tôi đã nêu. Như đã nói, không có cái gì có thể làm 1 lọai
"chià khoá vạn năng". Nhưng dầu sao thì chính tác giả viết bài này ít nhất cũng đã nhiều lần
đạt được thành quả nhờ xử dụng một vài biện pháp đã trình cho các bạn trong lúc giải quyết
các nan đề ... trong đó có cả một vài phát minh và phát triển mà chẳng ai (thèm) nghĩ tới.

Các bạn có thể tin, có thể đồng ý, hay bất đồng với những điều mà chúng tôi nêu ra trong
mười mấy bài giảng. Đó tuyệt đối là quyền cuả bạn! Nhưng đẫu sao tôi vẩn thích câu nói sau
đây cuả 1 lãnh tụ Trung Hoa: "Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng miễn sao nó bắt
được chuột" (rất tiếc trí nhớ người viết bài tệ lậu đến nổi không nhớ nổi là cuả ai --Hì hì --
Nhưng đâu có sao, tinh thần ứng dụng mới quan trọng "phương pháp nào cũng không nhất
thiết, làm sao tận dụng được chúng để dạt thành quả mới là yếu tố quyết định!").
Chúng tôi cũng rất hoan hỉ đón nhận các ý kiến phê phán hay bổ sung cho loạt bài này.

113
Các phương pháp sáng tạo
Mong ước rằng một ngày đẹp trời nào đó, dù chỉ có một người trong các bạn đọc, nhờ vào
các bài viết này mà thành đạt trong một đề tài hay một công việc dù nhỏ thì cũng đủ "trả
công" cho chúng tôi đã tìm tòi, dịch thuật, tổng hợp, và trình bày lại trong mấy tháng qua.

Tài liệu tham khảo cho loạt bài này rất nhiều. Dịch giả đã viết và kết hợp từ nhiều nguồn kể
cả các kinh nghiêm cá nhân. Một số tài liệu được nêu tên trong phần này lại không có trích
dẫn trong các bài viết. Chỉ vì chúng có giá trị nên cũng được liệt kê. Các bạn có thể tìm đọc
để hiểu thêm về các nguồn tham khảo. Sách Anh ngữ thì chắc khó kiếm, nhưng bạn có thể đọc
được hầu hết những thông tin cần thiết trên Internet: Vào trang http://www.google.com/ và gõ
lên từ khoá "creative thinking" hay dùng từ khoá "lateral thinking" bạn sẽ nhận được đủ các
links.

Sách:

• Scott Thorpe, "How to Think Like Einstein - Simple Way to Break the Rules and
Discover Your Hidden Genius". Barn&Noble. 2002
• Francis D. Reynolds, "Crackpot or Genius - A complet Guide to the Uncommon Art of
Inventing". Barn&Noble 1993
• Richard Platt, "Eureka! Great Inventions and How They Happened" Kingfisher
Boston. 2003
• Timothy Freke, "Zen Made Easy". Godsfield Press. 1999
• "Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh". Kinh điển phật giáo
• "Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật". Kinh điển phật giáo.

Trang WEB:

• http://www.mycoted.com/creativity/techniques/index.php
• www.chartwell.org.nz/startthinking/thconart.asp
• http://www.mindtools.com/
• http://www.virtualsalt.com/crebook2.htm
• http://www.brainstorming.co.uk/tutorials/creativethinkingcontents.html
• http://webits3.appstate.edu/apples/study/Creativity/be.htm

Kích hoạt
Kích Hoạt (Provocation) là phương pháp tư duy sáng tạo. Đây là một kĩ thuật tư duy khá
quang trọng. Tác động chính của phương pháp là đưa sự suy nghĩ ra khỏi các nền nếp suy
nghĩ cũ mà bạn dùng để giải quyết vấn đề. Chúng ta tư duy bằng cách nhận thức các kiểu và
phản ứng lại chúng. Các phản ứng đáp trả này dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ và các mở
rộng "có lý" cho các kinh nghiệm này. Suy nghĩ của chúng ta thường ít vượt qua hay đứng
bên ngoài của các kiểu mẫu cũ. Trong khi chúng ta có thể tìm ra câu trả lời như là một "kiểu
khác" của vấn đề, cấu trúc não bộ sẽ gây khó khăn cho chúng ta để liên kết các lời giải này.
Kích hoạt là một phương pháp dùng để liên kết các kiểu tư duy này với nhau và tạo thành một
giái pháp mới.
114
Các phương pháp sáng tạo
Lịch sử Phương pháp

Phương pháp này được nghiên cứu bởi Edward de Bono, tiến sĩ Tâm lý học. Giáo sư tại các
trường đại học Oxford, Cambridge, và Harvard. Đây là trang WEB của ông
http://www.edwdebono.com/

Các Bước tiến Hành

Hãy viết xuống nhiều mệnh đề ngớ ngẩn (không hợp lý lẽ, không dựạ trên lập luận khoa học
và có thể phản khoa học hay đi nguợc với thực tế thường nhật) một cách chủ ý, trong đó
chúng ta cho phép các tình huống không thực. Các mệnh đề này cần thiết phải "ngu xuẩn" hay
"nghịch lý" để tạo cú "sốc" (kích hoạt) cho hệ thống tư tưởng làm nó thoát ra ngoài những
cung các suy nghĩ hiện có. Một khi chúng ta đã tạo ra các mệnh đề kích hoạt này, chúng sẽ
làm ngưng các đánh giá phán quyết dể mà tạo nên ý kiến mới. Kích hoạt cung cấp những
điểm khởi đầu nguyên thuỷ cho sự sáng tạo. Các ý tưỏng của phương pháp này thuờng là các
bước mở đầu cho những ý tưởng mới.

Lưu ý: Cách xếp đặt ra những mệnh đề kích hoạt như vậy đã được thấy rất nhiều trong các
công án thiền (Zen koans) và các thơ haiku (Nhật). Kĩ thuật này, làm giảm các sức ỳ tâm lý
trì trệ trong bộ óc, đã được phổ dụng ở Đông Phương từ lâu nhưng đôi khi làm khó khăn cho
lối suy nghĩ kiểu Tây phương. chỉ có điều là cho tới nay các nhà nghiên cứu Đông Phưong đã
không tận dụng phương pháp này của Thiền Tông (hay chỉ giới hạn nó trong lãnh vực của
Phật giáo) để phổ biến thành một phương pháp tư duy chuẩn như đề xuất của De Bono.

Thí du: Chẳng hạn như chúng ta đưa ra câu: "Xe không nên có bánh!". Thông thường
thì điều này không phải là ý kiến hay. Mặc dù vậy, ý này dẫn đến suy nghĩ về các thiết
bị vận chuyển như các hoover, các dạng di chuyển dùng chân kéo dài (cà kheo), các
con robot bò chân rết hay chân nhện, xa hơn nữa toàn bộ thiết bị nằm trong một viên
bi lăn, diã bay, máy bay cũng là loại thiết bị không bánh, các dạng di chuyển nhảy thay
vì lăn bánh hay thậm chí các thiết bị bay nhờ sức gió như diều khinh khi cầu ...

Khi đã tạo nên sự kích hoạt, bạn có thể dùng nó trong nhiều phương cách khác nhau bởi kiểm
nghiệm:

• Các hậu quả, hiệu ứng của mệnh đề


• Các lợi ích có thể nhận được
• Tình huống đặc thù nào có thể làm cho nó trở thành lời giải bén nhạy
• Các nguyên tắc, nguyên lý nào cần dùng để làm việc này và để nó hoạt động
• Làm sao để nó hoạt động trong mọi thời điểm
• Cái gì sẽ xãy ra nếu như 1 dãy các biến cố bị thay đổi.
• vân vân

Bạn có thể dùng danh sách các câu hỏi trên như là 1 khuôn mẫu.

115
Các phương pháp sáng tạo
Thí dụ

Chủ tiệm cho thuê băng vìdeo và DVD muốn tìm ra phương pháp để cạnh tranh với Internet
và các nơi khác. Người chủ bắt đầu với mệnh đề ngớ ngẩn: "khách hàng không nên trả tiền để
mướn băng nhạc và DVD" Sau đó người chủ kiểm nghiệm các "kích hoạt" sau đây:

• Các hậu quả: Cưả tiệm sẽ không có tiền thu nhập qua dịch vụ cho thuê và do
đó phải có một nguồn thu nhập khác hơn. Phải làm cho việc muợn băng tại cửa
tiệm thì rẻ hơn và dể dàng hơn là tải về máy các phim mướn trên Internet, đặt
cọc mua nó qua catalog, hay muớn ở nơi khác.
• Các lợi ích: Có nhiều người đến mượn băng video và DVD hơn. Nhiều người
hơn sẽ ghé vào tiệm. Cửa tiệm sẽ thu hút khách hàng từ các tiệm cho thuê khác
trong điạ phương.
• Tình huống: Cửa hàng cần có nguồn thu nhập thay thế. Có thể chủ tiệm sẽ bán
các quảng cáo trong tiệm, hay là bán thêm "đồ nhắm", bán bia, nước ngọt, kẹo
bánh, rượu, thức ăn nhanh và các thứ hàng mà người xem phim ở nhà hay
thưởng thức tới. Điều này sẽ biến cưả hàng thành "tiệm tạp hoá kiểu mới". Có
lẽ chỉ cho người ta mượn băng sau khi đã phải "ngắm" qua ít nhất 30-giây các
mặt hàng quảng cáo hay là sau khi hoàn tất các bản câu hỏi nghiên cứu thị
trường (mà cửa hàng hợp đồng với cơ sở quảng cáo)
• Hiệu ứng phụ: Vì là cho mượn nên sẽ có thể phạt nhẹ nhừng nguời mượn băng
DVD quá hạn (để kiếm thêm thu nhập) mức phạt nhẹ này qui định tối đa cũng
chỉ bằng hoặc ít hơn giá cho thuê ở các cửa hiệu khác.

Sau khi dùng kích hoạt, chủ tiệm quyết dịnh "thử nghiệm" trong nhiều tháng: cho phép khách
hàng mượn miễn phí các "top ten" băng mới ra lò. (nhưng dĩ nhiên khách hàng sẽ bị phạt tiền
nếu họ trả băng trể). Người chủ sẽ đặt các băng video phiá đàng trong cùng của cưả tiệm. Phiá
trước sẽ đập vào mắt khách hàng những thứ hàng "hấp dẫn" khác (để dẫn dụ khách mua hàng)
như là các mặt hàng kể trên. Như vậy 1 người khách muốn mượn băng sẽ phải đi ngang qua
và ngắm các món khác trước khi tới được quầy video. Ngoài ra, bên cạnh quầy trả băng, cô
chủ chưng bán các mặt hàng "mode" có được qua các phim này cộng vào đó là quảng cáo về
các kiểu tóc, quần áo, giày dép, đồ trang sức mode theo phim mà mỗi lần giới thiệu được một
khách hàng thì chủ tiệm được nhận thêm huê hồng của các tiêm cắt tóc, tiệm may, tiệm giày,
tiệm bán đồ trang sức ...

Đoc thêm

• Tư duy sáng tạo


• Thu thập ngẫu nhiên
• Thiền Tông

Tham khảo

• Provocation
• Provocation - Carrying Out Thought Experiments
• Kích Hoạt - Bài do chính tác giả Võ Quang Nhân hiệu chỉnh và đăng.

116

You might also like