You are on page 1of 28

Bộ sách: Khám phá tư duy

Phần III: Những câu chuyện về mối liên hệ đa


chiều giữa cá nhân và cộng đồng.

Tự nhiên -xã hội -tư duy


Một mắt xích

Một chàng trai bị lạc giữa sa mạc rộng lớn. Anh mệt lả và khát khô cổ, sẵn sàng
đánh đổi bất cứ cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát. Đi mãi đi mãi, đến khi đôi môi
anh đã sưng lên nhức nhối, thì thấy một căn lều cũ, rách nát, không cửa sổ.
Anh nhìn quanh căn lều và thấy ở một góc tối có một cái máy bơm nước cũ đã gỉ
sét. Tất cả mọi thứ trở nên lu mờ bên cạnh cái máy bơm. Anh vội vã bước tới, vịn
chặt tay cầm, ra sức bơm. Nhưng không có một giọt nước nào chảy ra.
Thất vọng, anh nhìn quanh căn lều. Lúc này anh mới để ý thấy một cái bình nhỏ.
Phủi sạch bụi cát trên bình, anh đọc được dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng cách lấy
viên đá cào lên:
"Hãy đổ hết nước trong bình này vào cái máy bơm. Và trước khi đi, nhớ đổ nước
đầy vào bình".
Anh bật nắp bình ra và đúng thật, trong bình đầy nước mát. Bỗng nhiên, anh bị rơi
vào một tình thế bấp bênh. Nếu uống ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn anh có
thể sống sót. Nhung nếu đổ hết nước vào cái máy bơm cũ gỉ, có thể nó sẽ bơm được
nước trong lành từ sâu trong lòng đất - rất nhiều nước.
Anh cân nhắc khả năng của cả hai lựa chọn: nên mạo hiểm rót nước vào máy bơm
để có nguồn nước trong lành, hay uống nước trong cái bình cũ và coi như không đọc
lời chỉ dẫn. Dù sao, lời chỉ dẫn không biết đã ở đó bao lâu rồi và không biết có còn
chính xác không.
Nhưng rồi cuối cùng, anh cũng quyết định rót hết nước vào cái máy bơm, và tiếp
tục nhấn mạnh cái cần, một lần, hai lần... chẳng có gì xảy ra cả! Tuy hoảng hốt,
nhưng nếu dừng lại anh sẽ không còn một nguồn hy vọng nào nữa, nên anh tiếp tục
kiên trì bơm..., lần nữa, lần nữa... nước mát trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy
bơm cũ kỹ. Anh vội hứng nước vào bình và uống. Cuối cùng, anh hứng nước đầy
bình để dành cho người lạc đường như anh sẽ đến đây. Anh đậy nắp bình rồi viết
thêm một câu dưới dòng chữ có sẵn.
"Hãy làm theo chỉ dẫn trên. Bạn cần cho trước khi có thể nhận".
Sự phản chiếu những hành động

Một cậu bé đang cùng bố đi dạo trên núi. Chẳng may cậu bé vấp ngã. Cậu bé rất
đau nên gào ầm lên:
-AAAhhhhh!!!
Thật ngạc nhiên, cậu bé nghe thấy tiếng “nhái lại” đâu đó giữa những ngọn núi:
“AAAhhhhh!!!”
Tò mò cậu bé lại hét: “Ai đấy?”
Và cậu bé nhận được câu trả lời: “Ai đấy?”.
Rất tức giận với câu trả lời đó, cậu bé gào toáng lên: “Đồ nhát gan!”.
Và cậu, một lần nữa, lại nhận được câu trả lời: “Đồ nhát gan!”.
Cậu mếu máo nhìn bố và hỏi: “Chuyện gì thế bố?”
Ông bố mỉm cười và nói: “Con trai, con chú ý này!”.
Rồi ông hét to: “Tôi rất yêu quý bạn!”.
Một giọng trả lời: “Tôi rất yêu quý bạn!”.
Ông bố lại hét lên: “Bạn tuyệt vời lắm!”.
Và giọng đáp lại: “Bạn tuyệt vời lắm!”.
Cậu bé ngạc nhiên, nhưng không hiểu gì cả. Ông bố giải thích:
-Người ta gọi đó là “tiếng vọng” nhưng thực sự nó chính là cuộc sống. Nó trả lại
con tất cả những gì con nói hoặc làm. Cuộc sống của chúng ta đơn giản là sự phản
chiếu những hành động của chúng ta. Nếu con muốn có được nhiều sự yêu thương
trên khắp thế giới, hãy tạo ra yêu thương ngay chính trong tim con. Mối quan hệ này
có thể áp dụng với mọi thứ, mọi mặt của cuộc sống. Cuộc sống sẽ trả lại cho con tất
cả những gì con cho nó!!!.
Một nụ cười.

Cô gái cười với một người xa lạ rầu rĩ, nụ cười làm cho anh ta cảm thấy phấn chấn
hơn. Anh ta nhớ đến sự tử tế của người bạn cũ và viết cho người ấy một lá thư cảm
ơn. Người bạn này vui sướng vì nhận được lá thư của người bạn cũ lâu ngày không
gặp, đến nỗi sau bữa trưa anh ta boa một món tiền lớn cho chị hầu bàn.
Chị hầu bàn ngạc nhiên vì món tiền boa quá lớn. Trên đường về chị ta cho một
người ăn mày một ít tiền lẻ. Người ăn mày rất biết ơn, vì đã hai ngày nay anh ta
chẳng được ăn gì.
Sau bữa tối anh ta trở về căn phòng tối tăm, tồi tàn của mình.Trên đường về, anh ta
thấy một chú chó đang rét run cầm cập, anh ta mang nó về nhà và sưởi ấm cho nó.
Con chó rất vui mừng vì đựơc cứu thoát khỏi cơn bão tuyết sắp đến gần. Đêm ấy,
trong khi mọi người đang ngủ say, thì ngôi nhà bốc cháy, chú chó sủa rống lên. Chú
chó sủa cho đến khi mọi người dậy và cứu tất cả mọi người thoát chết.
Một trong những người được cứu thoát có một chú bé. Sau này chú bé trở thành
bác sĩ tìm ra văc-xin chữa bệnh nguy hiểm cho loài người.
Phim ngắn:

Buổi sáng, trời vẫn còn rét mướt và mưa gió. Lạnh đến cóng cả tay. Gã uể oải ngồi
dậy. Tầng dưới, thằng Long vẫn đang ngủ. Gã leo xuống. Cái giường tầng rung lên.
Thằng Long hé mắt, giọng ẩm ướt:
- Nhẹ chân thôi mày.
Gã chẳng nói gì. Gã đi ra cửa. Gã xuống cầu thang. Gã đi xuống sân. Mưa khiến gã
rùng mình. Gã ra đến trước bảng tin KTX. Gã lấy viên phấn trắng và viết lên đó một
dòng chữ: “Ai đánh rơi 500.000đ có cái dây buộc màu vàng tối hôm qua, xin liên hệ
Phó Mai Đăng – phòng 37 để nhận lại”.
Rồi gã mỉm cười. Gã về phòng gã. Gã leo lên giường, ngủ tiếp.
Buổi trưa, trời đã ngớt mưa, nhưng vẫn rét. Tệ thật, thời tiết thâm nho như người
Hà Nội vậy. Gã cũng là người Hà Nội nhưng gã ghét người thành phố. Gã ở KTX để
sống với người ngoại tỉnh. Như thế có vẻ dễ chịu hơn nhiều. Cho dù nhiều lúc gã rất
bực bội với cái bản chất tiểu nông hẹp hòi của mấy đứa cùng phòng. Chẳng hạn có
lọ ruốc giấu tận đáy hòm hay kiểu tính toán cả chút kem đánh răng và bàn chải.
Nhưng người thành phố thì ghê lắm! Thì bị khó chịu với tụi sinh viên quê còn hơn bị
xỏ mũi. Gã đã từng bị một vố lừa.
- Xin cho hỏi Phó Mai Đăng?
Đến rồi! Gã nhếch mép cười:
- Có tôi.
Một thằng con trai xem chừng học năm 3 hoặc 4.
- Mình là Dương học năm 3, hôm qua…
Gã mỉm cười:
- Rơi 500.000đ phải không?
Thằng kia rối rít:
- Ờ…ờ…đúng rồi!
Sao mà giống gã ngày xưa thế! Con bé người Hà Nội đã chơi gã một vố khá đau.
Cũng 500.000đ và dây buộc màu vàng.
- Đấy là tiền bà bô mình vừa gửi lên cho mình đóng tiền học. Thằng kia sụt sịt kể
lể.
Gã nhớ quay quắt cái con bé người Hà Nội. Và tức đến sôi bụng. Thằng này y hệt
gã hồi đó. Lôi cả bà bô vào, 500.000đ đâu có ít ỏi gì? Gã vờ mở tủ.
- Tôi nhặt được cái dây buộc – Gã nói và đưa cái dây buộc màu vàng lên. Thằng
kia tẽn tò. Y như gã vậy. Thằng kia ngu hơn gã. Thằng kia cum cúp bỏ đi. Ngày xưa
gã còn vờ thịnh nộ để giữ thể diện. Còn bây giờ… Gã phá lên cười sung sướng.
Thằng Long thở dài:
- Mày đùa ác quá Đăng ơi!
Gã trừng mắt:
- Ác cái con khỉ! Mày có biết tao cũng đã từng bị lừa thế này không?
- Đấy là vì mày tham
- Thằng kia cũng vậy.
- Mày…
- Cái con khỉ! Tao muốn làm bẽ mặt đứa nào tham.
Thằng Long không nói gì nữa. Còn mình gã. Gã ôm đàn hát nghêu ngao.
Buổi chiều, lại một đứa nữa tới. Lần này là một đứa con gái.
- Cho hỏi Phó Mai Đăng?
- Là tôi?
- Có phải anh viết dòng thông báo kia?
- Phải! Cô bị rơi 500.000đ hả?
- Không! Tôi biết đây là một trò đùa.
- Xin lỗi, tôi không biết cô đến đây với mục đích gì?
Người buổi sáng là bạn trai của tôi. Anh ấy bị mất tiền thật chứ không phải giả.
Gã hơi choáng. Cô gái tiếp:
- Hành động đùa ác của anh khiến bạn trai của tôi…
Rồi cô òa khóc. Gã luống cuống. Gã rất kị nước mắt con gái. Gã luống cuống thật
sự.
- Tôi…tôi…
Cô gái tấm tức:
- Anh ấy rất nghèo. 500.000đ mẹ anh ấy gửi lên là để đóng học cho hai anh em anh
ấy!
Lại còn thế nữa! Cô gái khiến cho cái lương tâm của thằng con trai 21 tuổi trong
gã cắn rứt đến đau đớn. Gã hít một hơi thật sâu để lấy lại thăng bằng. Dương – gã
con trai ban trưa thực sự là tội nghiệp. Gã đùa ác thật. Cô gái đứng dậy:
- Tôi chỉ muốn nói với anh vậy thôi! Tôi không nghĩ anh lại độc ác đến thế đâu!
Thôi tôi đi.
Gã đùng đùng tự ái.
- Cô… lầm rồi!
Nói rồi gã mở tủ, gã lôi ra 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12. Chẵn 12 tờ bạc
20.000đ. Gã đưa cho cô gái:
- Cả gia sản của tôi còn mỗi đây, cô đưa giùm tôi cho cậu Dương và nói với cậu ấy
tôi xin lỗi.
- Không! Tôi không nhận tiền của anh đâu. Tôi chỉ đến nói với anh rằng anh đã
đùa ác quá, vậy thôi!
- Không, cô cầm lấy! Coi như là tôi cho mượn cũng được!
Cô gái lau nước mắt. Cô cầm lấy 12 tờ giấy bạc. Tổng cộng 240.000đ. Cô lí nhí
cảm ơn. Gã thở dài nhẹ nhõm.
Long nghe gã kể, nó thở dài.
- Mày lại bị lừa rồi.
Gã trừng mắt:
- Mày thì biết cái chó gì!
- Gậy ông đập lưng ông thôi!
Gã leo lên giường không nói gì nữa.
Buổi tối, trời rét như cắt ra cắt thịt, ở trong một quán cà phê, thằng con trai tên
Dương cầm xấp tiền cười toang hoác.
- Em giỏi thật.
Đứa con gái ngả đầu vào vai nó:
- Thế mới gọi là gậy ông đập lưng ông chứ.
Thằng con trai cười khằng khặc:
- Thôi em cầm lấy tiền đi.
Đứa con gái lắc đầu:
- Anh cầm đi! Vả lại tiền của em cũng như tiền của anh thôi.
Thằng con trai cười lớn bỗng nó xịu mặt:
- Vậy là vẫn thiếu 60.000đ nữa! Chậc! Mai phải đóng học phí rồi.
Đứa con gái mở xắc ra:
- Đây! 60.000đ tiền của em anh cầm lấy mai đóng học.
Thằng con trai không khách sáo, cầm luôn. Đứa con gái nghĩ đến gánh rau của mẹ
nó. 60.000đ tiền hàng, mẹ nó sai nó đi mua rau để mai ra hàng sớm. Nhưng đứa con
gái vội quên ngay khi thằng con trai đặt lên má nó một nụ hôn.
Đêm khuya, thằng con trai đội mưa lên nhà một đứa con gái khác. Nó đưa
300.000đ và nói:
- Anh vừa đi làm thêm được 300.000đ. Em cầm lấy mà trang trải nợ nần.
Đứa con gái cầm tiền bĩu môi:
- Từng này thôi á? Anh biết tôi nợ bao nhiêu không?
- Em nợ 300.000đ thôi mà!
- Là 3 triệu thưa ông!
Vừa lúc một người nước ngoài bước ra.
- What’s… matter?
Đưa con gái chỉ vị khách nước ngoài:
- Thần tài của tôi đây rồi! Cảm ơn những gì đã làm cho tôi. Guốc bay!
Thằng con trai choáng váng. Cửa đóng.
Cuộc sống vẫn tiếp tục và không hề đơn giản như cách nghĩ và trò đùa của nhân
vật “gã”. Cuộc sống không đầu không cuối, đây chỉ là một khúc phim ngắn kể hầu
bạn đọc đang lớn nghe chơi.
HN 3 – 2000
Hoàng Anh Tú

Điếc không sợ súng

Một đàn ếch đi ngang qua một khu rừng và hai con ếch bị rơi xuống một cái hố ...
Khi thấy cái hố quá sâu những con ếch còn lại bèn nói với hai con ếch kia rằng
chúng sẽ phải chết ... Hai con ếch mặc kệ những lời bình luận và cố hết sức nhảy ra
khỏi cái hố ... Đàn ếch nhao nhao bảo chúng đừng vô ích, hãy chấp nhận cái chết
không thể tránh khỏi ... Cuối cùng, một con ếch nghe theo lời của đàn ếch ... Nó gục
xuống chết vì kiệt sức và tuyệt vọng ... Con ếch còn lại vẫn dồn hết sức lực còn lại
tiếp tục nhảy lên ... Đám ếch trên bờ lại ầm ĩ la lên bảo nó hãy nằm yên chờ chết ....
Con ếch nọ lại càng nhảy mạnh hơn nữa ... Và thật kỳ diệu, cuối cùng nó cũng thoát
ra khỏi cái hố sâu ... Đàn ếch xúm lại: " Không nghe chúng tôi nói à?" Chúng cứ hỏi
mãi trong sự ngạc nhiên và lúng túng của con ếch nọ ... Cuối cùng sự thật cũng được
một con ếch già hé lộ rằng con ếch vừa thoát khỏi cái hố kia bị điếc và nó cứ nghĩ là
những con ếch khác hò reo đang cổ vũ cho nó ... !!!
Nô lệ trong cuộc sống
Có một bé trai đến thăm ông bà ngoại sống trong một nông trại . Ông bà ngoại cho
cậu bé một cái chạc để đi chơi trong rừng .Cậu bé tập bắn trong khu rừng và chẳng
bao giờ bắn trúng đích . Nản lòng, cậu bé quay về nhà. Trên đường về, cậu bé thấy
con vịt cưng của bà ngọai . Bị kích động, cậu bé đá vào đầu con vịt và giết chết nó
.Cậu bé cảm thấy sốc và đau buồn. Trong lúc hoảng sợ, cậu bé giấu con vịt chết vào
một đống củi .
Sally, chị của Johnny đã chứng kiến tất cả , nhưng cô ta chẳng nói gì .
Ăn trưa xong, bà ngọai nói :“Sally, rửa chén đi cháu !“ . Nhưng Sally đáp lại :"Bà ơi
, Johnny nói với cháu là hôm nay nó muốn giúp cháu trong nhà bếp ,phải không
Johnny ? “ ,và sau đó cô ta nói nhỏ vớI Johnny: “Còn nhớ không , chuyện con vịt
đấy ?".Thế là Johnny phải rửa chén đĩa.
Sau đó ,bà ngoại hỏi xem đứa nào muốn đi câu cá . Bà nói tiếp: “À, tiếc thật !Bà cần
Sally giúp bữa ăn tối nay “ , nhưng Sally mỉm cười :“ Dạ được thôi ạ , bởi vì Johnny
nói là nó muốn giúp cháu làm chuyện này “ . Và cô bé lại nói thầm với Johnny “Có
nhớ không , chuyện con vịt đấy !". Thế là Johnny phải ở nhà để chuẩn bị bữa ăn ,còn
Sally thì đi câu cá . Sau vài ngày làm những việc lặt vặt của mình và của cả Sally
,cuối cùng Johnny không thể chịu nổi được nữa .Cậu bé đến gặp bà ngoại và thú
nhận là đã giết chết con vịt . Bà ngoại ôm chầm lấy cậu bé và nói “Cháu yêu quí của
bà, lúc đó, bà đã đứng bên cạnh cửa sổ và bà đã chứng kiến mọi việc . Bà đã tha thứ
cho cháu rồi . Nhưng bà đang tự hỏi, cháu sẽ để cho Sally bắt cháu làm nô lệ cho nó
đến bao giờ “
Tôi không biết bạn đã làm gì trong quá khứ . Nhưng điều quan trọng là bạn đừng
biến mình thành nô lệ cho những gì mình đã làm trong quá khứ . Bạn cố tình che
giấu những sai phạm, lỗi lầm trong quá khứ cũng chính là lúc bạn đang làm nô lệ
cho nó. Kẻ thù sẽ lấy đó làm sức mạnh để sai khiến bạn . Hơn nữa , bạn đừng nghĩ là
không ai biết gì về những sai phạm đó . Bạn phải nhớ rằng vì tình thương mà bạn
được tha thứ . Trong cuộc sống, cần có lòng thật thà và vị tha .
Suy nghĩ và biểu hiện

Ở vùng nọ có một người chuyên làm mặt nạ giả rất tài tình. Một hôm, có người
bạn đến thăm, cảm thấy mặt mũi anh ta biến đổi xấu đi, lạnh lùng mặc cảm đến một
câu cũng không nói, liền hỏi: “Anh gần đây có chuyện gì không? Sắc mặt của anh
hình như có xấu đi, do công việc bận rộn hay là sức khoẻ giảm sút?
“Đâu có!...Thật vậy không? Bạn anh ta không tin cho lắm, nhưng cũng chẳng nói gì,
bèn trở về nhà.

Qua nửa năm sau, bạn anh ta lại đến chơi, mới thoạt nhìn đã nói:"Sắc mặt anh thực
là tốt, so với trước đã khá hơn nhiều, phải chăng anh đang có chuyện vui?" "Làm gì
có"_Anh ta trả lời như lần trước, với vẻ mặt ngạc nhiên_"Tại sao nửa năm trước và
lần này đều hỏi tôi có việc gì không, lẽ nào tôi đã biến đổi?"

“Tôi chỉ cảm thấy kỳ lạ khi lần thứ nhất xem sắc mặt của anh, lạnh lùng, ác cảm,
giống người không tốt, mà lần này ngược lại, vui vẻ hoà nhã, tôi nghĩ nhất định là có
xảy ra việc gì nên tôi mới hỏi như vậy"_Người bạn trả lời.

Lúc này, anh ta mới chợt hiểu. Vốn là nửa năm trước, do khách hàng đặt làm một lô
các mặt nạ yêu quái. Khi vẽ mặt nạ cần nghĩ đến các hình dạng hung hiểm, nhe
nanh, múa vuốt, như vậy mới có thể tạo ra các mặt nạ sinh động. Vì vậy ngày đêm
suy nghĩ, các hình dạng hung ác dần dần hiện lên sắc mặt, xem ra rất thâm hiểm và
bất lương. Gần đay, anh ta lại nhận làm một lô các mặt nạ Bồ Tát, tâm ý, tư tưởng,
mặt mũi đều từ bi, lương thiện, do đó trên nét mặt cũng biểu lộ vẻ thân thiện, hoà
nhã.

Kỳ thực, tất cả các hình tượng đều do tâm tạo, không những chỉ có tướng mặt mà
đến cả sự vật cũng như vậy. Giống như mặt trăng từ ngàn xưa đến nay vẫn ở trời
cao, nhưng tâm lý của trăm vạn người xem nó khác nhau, cho nên cũng biểu lộ ra
trăm vạn cảm xúc khác nhau.

Trong lòng tràn đầy từ bi, đối với vạn vất đều cảm giữ ân tình của người, nên khuôn
mặt cũng tràn đầy từ bi bác ái. Trái lại, sẽ biến thành khuôn mặt ma quái. Tất cả đều
do tâm thể hiện ra.

“Tâm như người hoạ sỹ, có thể vẽ các vật".

Giúp người giúp ta


* Một người nông dân ở Nebraska rất giỏi trong lĩnh vực trồng ngô. Hàng năm ông
đều đem sản phẩm của mình ra hội chợ, và lần nào cũng đoạt giải cao.

Năm nọ, có một phóng viên đến phỏng vấn ông về cách thức trồng trọt. Phóng viên
ấy thấy rằng ông đã chia sẻ hạt giống ngô cho người hàng xóm. Lấy làm lạ, người
phóng viên hỏi: “Tại sao ông lại chia sẻ hạt giống tốt cho hàng xóm trong khi ông ta
cũng đem sản phẩm của mình ra cạnh tranh với sản phẩm của ông mỗi năm tại hội
chợ?”.Người ông dân điềm tĩnh trả lời: “Gió đem phấn hoa rải từ cánh đồng này đến
cánh đồng khác. Nếu láng giềng trồng giống ngô không tốt, sự giao phấn sẽ làm chất
lượng ngô của tôi xuống cấp. Tôi muốn có chất lượng ngô tốt thì phải giúp cho hàng
xóm trồng được giống ngô tốt”.Người nông dân hiểu biết sâu sắc về sự tương quan
với nhau trong cuộc đời. Cánh đồng ngô của ông sẽ không thể phát triển trừ khi cánh
đồng ngô của người hàng xóm cũng phát triển.Thử xét đến các lĩnh vực khác. Người
muốn sống yên bình nên giúp đỡ những người xung quanh có cuộc sống yên bình,
thế mới mong có một không gian yên bình. Người muốn sống hạnh phúc cũng nên
giúp đỡ những người xung quanh, đặc biệt là người thân yêu có cuộc sống hạnh
phúc, vì chúng ta hạnh phúc trong cả sự hạnh phúc của người khác.Không nên sống
ích kỉ, chỉ biết có mình. Giúp đỡ người khác cũng chính là làm tốt cho bản thân.

Đừng đợi đến khi tóc đã bạc màu mới biết tại sao con người lại có hai tay: Một tay
để giúp đỡ bản thân mình. Và một tay để giúp đỡ người khác.

Cái bẫy chuột


Một con chuột nhìn qua vết nứt của vách tường và trông thấy một bác nông dân
cùng với vợ đang mở một chiếc hộp. “Hẳn là có đồ ăn gì trong hộp?” - con chuột tự
hỏi. Nhưng liền sau đó, nó hốt hoảng khi phát hiện ra đó lại là cái bẫy chuột.
Chuột ta bèn chạy ra ngoài vườn và la làng la xóm: “Có một cái bẫy chuột trong
nhà! Có một cái bẫy chuột trong nhà!”
Chị Gà cục ta cục tác chạy tới: “Chú Chuột này, đây quả thật là mối lo ngại ghê
gớm đối với chú, nhưng nó chẳng phiền hà gì tới tôi. Tôi không thể nào bị vướng
một cái bẫy chuột”.
Chuột quay sang nói với anh Heo với vẻ lo lắng: “Anh ơi, trong nhà ta có một cái
bẫy chuột”. Anh Heo tỏ ra thông cảm: “Tôi rất lấy làm tiếc, cậu em ạ! Tôi chẳng thể
làm gì được, nhưng tôi sẽ cầu nguyện cho chú”.
Chuột chạy tới bác Bò tỉ tê. Bác bò một lần nữa trấn an: “Tôi rất hiểu cậu, nhưng
tôi cũng chẳng thể giúp gì”. Chuột lẳng lặng bỏ vào nhà. Lòng buổn thỉu buồn thiu,
một mình nhìn cái bẫy chuột tàn nhẫn của bác nông dân.
Thế rồi đêm nọ, một tiếng động vang lên trong ngôi nhà, hệt như tiếng sập bẫy. Vợ
của bác nông dân vội chạy tới để xem có bắt được con chuột nào không. Trong đêm
tối, loạng cha loạng choạng, bà đã bị một con rắn độc cắn khi bà mon men tới cái
bẫy vốn đang sập vào đuôi con rắn.
Bác nông dân nhanh chóng đưa vợ vào trạm xá. Khi về nhà, bà đã bị sốt. Mọi
người đều biết rằng ăn cháo có thể làm giảm cơn sốt; vì thế bác nông dân đã chạy ra
vườn bắt chị Gà làm thịt để làm cháo nấu cho vợ.
Thế nhưng bệnh tình của vợ ông vẫn không thuyên giảm. Bạn bè và xóm giềng đã
tới thăm hỏi. Để thết đãi họ, ông đã làm thịt anh Heo.
Sau nhiều ngày chống chọi với cơn bệnh, vợ ông đã qua đời. Nhiều người đến lễ
tang và vì thế bác nông dân đã mổ thịt bác Bò để có đủ thức ăn đãi khách, những
người đã rất quan tâm tới gia đình ông.
Lần sau, một khi bạn nghe thấy ai đó đang gặp khó khăn dù chuyện đó chẳng "ăn
nhập" gì tới bạn, có thể họ ở tận châu Phi xa xôi hay Bắc cực lạnh giá, hãy nhớ rằng
khi một người trong chúng ta gặp nguy khốn, nghĩa là tất cả chúng ta đều có nguy cơ
gặp nguy khốn. Tất cả chúng ta đều đồng hành trên chuyến hành trình mang tên
Cuộc Đời. Hãy để mắt tới mọi người và luôn động viên và cùng họ vượt qua cơn
khốn khó.

Cân Tài Cân Lộc


Ngày xưa có một nông dân họ Lý mở một cửa hàng cơm ở thị trấn Quan Trang.
Cửa hàng cơm ở mặt đường lớn , mỗi lần khách đi qua , nhân viên người cầm môi ,
người cầm thía gõ inh ỏi , người lại cao giọng rao :" Bánh bao , bánh nướng , canh
thịt gà , ăn ngon hết nói , mời vào quán ăn cơm! " - Tiếng rao nghe hay hơn cả nghệ
sĩ hát tuồng nhưng người đến ăn vẫn thưa thớt. Nghe nói người họ Lý này là một tay
hám lợi , chỉ luôn muốn kiếm được nhiều tiền , luôn tìm cách cân thiếu cho khách.
Ăn cơm ở quán ông ta luôn mang bực mình về. Cho nên thời gian càng lâu về sau ,
người nọ truyền người kia , người ta không những không đến ăn cơm mà còn đặt tên
cho ông là : Lý chém.
Một hôm Lý chém rỗi rãi không có việc gì làm , đang ngồi uống trà trong cửa hàng.
Có người sửa cân đi ngang hỏi : có bánh nướng không ông chủ? Lý chém lập tức trả
lời :" Có , có , xin mời ngồi! ". Lý chém đem ra hai đĩa bánh nướng. Người sửa cân
thấy hai đĩa bánh liền hỏi " Ông chủ , chỗ này là bao nhiêu? ". Lý chém trả lời " Một
cân , chỉ có thừa không có thiếu ". Người sửa cân biết ông ta đang lừa gạt mình. Vì
ông đã ăn bánh nướng ở nhiều nơi , hai dĩa đầy mới là một cân , sao hôm nay một
cân chỉ có hai đĩa nhỏ. Nhưng người sửa cân không muốn gì một việc nhỏ mà làm
phiền , có thiệt một chút cũng không sao.
Ăn xong , người sửa cân vội trả tiền ra đi. Lý chém ngăn lại : Sư phụ chậm đã , nhờ
ông sửa cho cái bàn cân rồi đi! Tuy trong bụng người sửa cân rất tức nhưng bề ngoài
vẫn rất vui vẻ nhận lời.
Chẳng bao lâu cái cân đã sửa xong , ông nhận tiền và ra đi. Trong lòng nghĩ " cho
mày biết tay ông , 16 lạng rưỡi một cân " ( cân thời cổ là 16 lạng một cân ) , muốn
làm cho Lý chém phá sản.
Nhưng từ khi dùng cái cân đó để cân cho khách , việc kinh doanh ngày càng phát
đạt. Những người lần đầu đến tiệm thấy cơm ở đây vừa miệng , tiền không nhiều ,
lượng không thiếu. Những người trước đây từng ăn cũng thấy Lý chém thay đổi
nhiều , cơm và thức ăn ngon hơn , nhiều hơn. Cứ như vậy , những người đi lên thị
trấn , dù có đi thêm một quãng đường cũng ghé ăn ở cửa hàng của Lý chém , cho
nên dù ngày tết hay ngày thường , của hàng luôn đông khách.
Sau nửa năm , người thợ sửa cân lại ghé của hàng , ý xem Lý chém sau khi sửa cân
rồi bị thiệt hại ra sao? Nửa đường nghe tiệm cơm của Lý chém rất phát đạt. Đến nơi
thì thấy cửa hàng cơm thì một gian thành ba gian , người ăn ra vào tấp nập. Ông ta
thấy làm lạ , ngẫm nghĩ. Bỗng Lý chém nhìn thấy vui mừng kêu to : " Khó khăn lắm
mới gặp ông anh! Hôm nay phải mở tiệc cảm ơn ông. Từ ngày tôi dùng cái cân do
ông anh sửa cho , cửa hàng thay da đổi thịt , làm ăn ngày càng phát đạt. Cái cân của
ông anh cho tôi một bài học đạo lý :" Cân đúng , cân đủ buôn bán mới phát tài , phải
không ông anh! ".
Lý chém nói rất thẳng thắn và thành khẩn khiến người sửa cân chỉ biết gật đầu.
Một bài học về sự ngay thẳng trong kinh doanh. Nhưng đôi khi trong cuộc sống
không phải vậy. Tuy đó là một nghịch lý nhưng là một nghịch lý do "bàn tay vô hình
điều khiển", có lẽ cũng chính vì thế xã hội mới không ngừng tiến bộ.

Con rối

Ngày nảy ngày nay tại một thành phố xinh đẹp, có một con rối tóc dài mượt như
nhung, đôi mắt to tròn, cái miệng dễ thương luôn cười rất xinh xắn. Con rối xinh xắn
đó tên là ... À, mà không biết cũng được, đâu có gì quan trọng đâu.

Con rối đi theo đoàn rối biểu diễn ở khắp nơi. Ở mỗi nơi nó mang một cái tên khác
nhau, một cái vai khác nhau. Ở mỗi nơi nó đều được người ta yêu thích và hoan
nghênh nhiệt liệt.

Một hôm, con rối nằm mơ thấy một vị thần nói với nó rằng:

"Này con rối, con đã sống rất tốt trên đời, con có thể trở thành ngừơi đấy, con có
muốn làm người không?"

Con rối trả lời:

- Con muốn làm người.

"Vậy thì con hãy để ngừơi ta gọi tên thật của con, tên con là ... Đó là một cái tên mà
rất nhiều người cho là xấu xí, nhưng chỉ cần người khác gọi tên con và yêu thương
cái tên đó thì con sẽ trở thành người"

Con rối trả lời :

- Nhưng cái tên đó làm sao người ta chịu gọi tên con ? Sao ngài không cho con một
cái tên khác ?

Vị thần trả lời "Tên con do số phận đặt, không phải ta". Nói rồi, Ngài biến mất.

Năm này qua năm khác, con rối cười, con rối khóc, con rối cử động dưới những sợi
dây. Con rối kết bạn với những con rối khác và những con người, thân có, sơ giao
có, nhưng cũng không ai biết đến tên thật của nó. Nhưng con rối luôn muốn làm
người.

Đến một ngày, con rối quyết định nói cho người ta nghe tên của mình. Con rối đến
bên cô bé bán kem - bạn thân của con rối hơn một năm qua và nói rằng:

- Cô bé bán kem ơi, tôi đã chơi với cô hơn một năm rồi, nhưng cô chưa bao giờ biết
đến tên thật của tôi. Bây giờ tôi muốn cô biết.

Cô bé bán kem dù ngạc nhiên nhưng vẫn mỉm cười trả lời:

- Bạn rối hãy nói cho tôi nghe tên của bạn đi. Tôi là bạn thân của bạn, tôi muốn biết
tên của bạn.

- Nhưng tên của tôi có thể cô bé sẽ thấy xấu lắm...

- Có gì đâu! Dù xấu như thế nào đi nữa chẳng phải bạn luôn là bạn tôi sao? Bạn cứ
nói đi, đừng ngại...

Con rối chăm chú nhìn cô bé, rồi khẽ ghé miệng sát vào:

- Tên tôi là...

- Aaaaaaaaaaaaaaaa... - Cô bé bán kem hoảng hốt, khuôn mặt xanh xao và bất thần.

Rồi cô bé bán kem xa dần, xa dần, không còn nói chuyện với con rối nữa. Cô bé bán
kem xem con rối như là quái vật. Con rối buồn... buồn lắm. Nhưng con rối không bỏ
cuộc vì nó không muốn cô đơn, nó muốn có người gọi tên của nó. Nó muốn có
ngừơi yêu thương nó và cái tên ấy. Nó muốn được làm người.

Một ngày kia, con rối đến bên người chăn bò - bạn thân của con rối đã năm năm và
nói rằng:

- Anh chăn bò ơi, tôi và anh đã làm bạn năm năm rồi nhưng chưa bao giờ anh biết
đến tên thật của tôi. Tôi muốn nói cho anh nghe vì tôi muốn có người gọi tên tôi.

Người chăn bỏ dù ngạc nhiên nhưng vẫn mỉm cười trả lời:

- Bạn hãy nói đi. Tôi là bạn của bạn, tôi muốn biết tên thật của bạn lắm.

- Nhưng tên của tôi có thể anh sẽ thấy xấu lắm...


- Có gì đâu! Dù xấu như thế nào đi nữa chẳng phải bạn luôn là bạn tôi sao ? Bạn cứ
nói đi, đừng ngại...

Con rối chăm chú nhìn người chăn bò, rồi khẽ ghé miệng sát vào:

- Tên tôi là...

Ngừơi chăn bò cũng ít nói chuyện dần, rồi xa dần, xa dần con rối. Người chăn bò
xem con rối như là quái vật. Con rối buồn... buồn lắm.

Bạn bè của con rối bảo "Mày đừng nói cho người ta biết tên thật nữa, người ta rồi sẽ
bỏ rơi mày, khinh miệt mày như chúng tao mà thôi". Một con rối khác nói "Mày
không thể làm người được đâu". Nhưng con rối không bỏ cuộc vì nó không muốn cô
đơn, nó muốn có người gọi tên của nó. Nó muốn có người yêu thương nó ngay cả
khi biết đựơc cái tên. Nó muốn được làm người.

Con rối đến bên người cha đã tạo ra nó và nói rằng:

- Cha ơi, cha đã tạo ra tôi, cha đã cho tôi hình hài này, vóc dáng này, từ con mắt đến
bàn tay. Cha đã nuôi tôi, đã cho tôi những vai diễn. Tôi cám ơn cha nhiều lắm. Tôi
yêu cha nhiều lắm. Tôi muốn nói cho cha nghe tên thật của mình.

Người tạo ra con rối ngạc nhiên và bảo:

- Tên thật? Không phải ta đã đặt cho con một cái tên sao? Tên của con là ...

Con rối lắc đầu:

- Không phải đâu cha ơi! Đó là tên cha đặt, còn tên mà số phận đặt cho tôi không
phải như thế.

Người tạo ra con rối nheo mắt suy nghĩ rồi ôm lấy con rối vào lòng:

- Thế tên thật mà số phận đã đặt cho con là gì, con của ta?

- Nhưng tên của tôi có thể cha sẽ thấy xấu lắm...

- Dù xấu như thế nào đi nữa thì con vẫn là con của ta, ta là người đã sinh ra con, cho
dù tất cả mọi người có bỏ rơi con thì ta vẫn còn đó.
Con rối chăm chú nhìn người đã tạo ra nó, rồi khẽ ghé miệng sát vào:

- Tên của tôi là ...

Người tạo ra con rối lên tim và ngất xỉu ngay tại chỗ. Sau khi được người ta cấp cứu
và dưỡng bệnh một thời gian, ông dù rất yêu thương và rất nhớ con rối nhưng cũng
không bao giờ muốn gặp nó, không bao giờ muốn nó bước chân vào nhà ông nữa.
Ông không thể chấp nhận mình đã tạo ra một con rối như thế này. Ông xem con rối
như một quái vật.

Con rối buồn lắm...

... và nó ra đi.

Con rối vẫn đi, nó cùng với những con rối khác diễn những vở diễn vĩ đại của cuộc
đời. Nó đi rất nhiều nơi. Nó có rất nhiều tiền. Ở mỗi nơi nó mang một cái tên khác
nhau, một cái vai khác nhau. Ở mỗi nơi nó đều được người ta yêu thích và hoan
nghênh nhiệt liệt nhưng mà có ai biết đến tên của nó đâu. Và nó cũng không muốn
người ta biết đến cái tên của nó nữa... một cái tên ai cũng cho là xấu xí.

Con rối vẫn cười bằng gương mặt người ta đã vẽ cho mình, vẫn diễn bằng những
kịch bản mà người ta giao cho nó, nói những câu người ta thích nghe, làm những thứ
người ta thích nhìn. Đôi khi nó cũng tự viết kịch bản cho mình nhưng đó là những
kịch bản trong im lặng.

Ngày nảy ngày nay có một con rối, con rối có tên là ..... và mấy chục năm sống trên
đời vẫn không ai gọi tên nó.
oOo
"Sự thật đôi khi còn khó tin hơn so với trí tưởng tượng của con người."
Con rối đánh đổi tình yêu thương của mọi người...để làm gì nhỉ? làm NGƯỜI. mà
thật lạ, làm người đâu hẳn đã được sống ngoài những sợi dây? Con rối bản thân nó
là một sản phẩm của con người, nó tồn tại dù đôi khi nghiệt ngã .
Hiện thực và ước mơ vẫn luôn mang một khoảng cách thật xa. Nhưng không có điều
gì, không có ai có thể dựa vào cái gọi là hiện thực để ngăn cấm ước mơ.
Thật thật giả giả trong cuộc đời vốn khó phân biệt. Con rối hãy cứ sống với những
vai diễn của mình và cũng hãy viết riêng những kịch bản cho mình, biết đâu được rồi
một ngày nào đó giả thành thật, thật thành giả... Cuộc đời đâu thể đoán trước mà,
phải không?
Có thể... một ngày kia, cuối cùng ước mơ của rối đã thành hiện thực, nó sẽ thành
người. Nhưng rối đâu biết, khi thành người rồi nó sẽ lại đối diện với rất nhiều những
hi vọng và thất vọng khác, những nỗi cô độc khác dù quanh nó là hàng tỉ con người
đồng loại... Biết đâu lúc đó rối-người lại muốn trở lại làm rối, trở lại với những vai
diễn cho mọi người và những kịch bản của riêng mình...
Chuyện nhà rùa
Một hôm gia đình nhà Rùa quyết định sẽ đi picnic. Và với bản tính chậm chạp của
mình, chúng đã mất bảy năm để chuẩn bị mọi thứ và lên đường. Mất thêm hai năm
nữa để tìm ra một chỗ cắm trại. Rồi thêm sáu tháng để dọn dẹp và bày biện các thứ.

Nhưng rồi gia đình Rùa phát hiện ra rằng chúng đã quên mang theo muối. "Một
chuyến picnic mà không có muối thì chẳng còn gì là thú vị", gia đình nhà rùa đồng ý
với nhau như vậy.

Sau hơn một tháng tranh cãi, cuối cùng một con rùa trẻ nhất, nhanh nhẹn nhất được
giao nhiệm vụ quay về nhà lấy muối.

Vừa nghe vậy, con rùa được chọn đã bật khóc the thé, run rẩy thân hình trong chiếc
vỏ, giãy nảy từ chối.

Rốt cuộc, nó cũng đồng ý đi về nhà lấy muối với một điều kiện: gia đình rùa không
được phép ăn bất cứ thứ gì trước khi nó quay trở lại.

Họ nhà rùa đành phải đồng ý và con rùa nọ bắt đầu lên đường.

Nhưng rồi đã ba năm trôi qua mà con rùa nọ vẫn chưa quay lại. Rồi năm năm… chín
năm, rồi mười bảy năm…

Cuối cùng rùa bô lão không thể nhịn đói được nữa bèn cắn một miếng bánh
sandwich cho đỡ đói.

Đúng lúc đó, con rùa vắng mặt mười bảy năm qua đột ngột thò đầu ra từ một lùm
cây, hét lên the thé:

- Đó… đó… tôi biết mà! Tôi biết là mọi người sẽ không đợi mà sẽ ăn trước khi tôi
quay lại mà. Thôi thôi, tôi không đi lấy muối nữa đâu…
oOo
Rất nhiều người trong chúng ta lãng phí thời gian để chờ đợi người khác thực hiện
những điều mà chúng ta mong đợi.

Rồi chúng ta quá lo lắng về những gì người khác đang làm đến nỗi không tự làm gì
cho chính bản thân mình!

Bạn có giống con rùa trong truyện này không?


Cách nhìn cuộc sống !

John là một ông lão ít nói và thông thái. Ông thường ngồi trên chiếc ghế bành cũ
kỹ trước hiên nhà, nhìn mọi người qua lại. Đôi khi ông vẫy tay chào họ. Một hôm,
cô cháu gái nhỏ của ông John ngồi xuống cạnh ông mình, và cả hai cùng nhìn những
người qua lại trước nhà họ.

Một người đàn ông lạ, cao lớn, anh ta nhìn quanh như tìm một nơi nào đó để dừng
chân, rồi tiến đến gần hỏi ông John:

- Trong ngôi làng này người ta sống kiểu gì hả ông lão?

Ông John chậm rãi hỏi lại:

- Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi, người ta sống ra sao?

Người lạ nhăn mặt:

- Nơi ấy hả? Mọi người chỉ toàn chỉ trích nhau. Hàng xóm thì ngồi lê đôi mách và
nói chung là một nơi rất đáng chán!

John nhìn thẳng vào mắt người lạ và nói:

- Anh biết không, nơi này cũng như thế, hệt như nơi anh vừa đi khỏi vậy!

Người đàn ông không nói gì, anh ta quay đi. Một lát sau, một chiếc ôtô dừng lại bên
vệ đường. Người đàn ông trên xe đỡ vợ con mình xuống xe. Người vợ hỏi ông John
có thể mua một ít thức ăn cho bọn trẻ ở đâu, còn người đàn ông ở lại chỗ chiếc xe.
Anh ta lại gần ông John và hỏi:

- Thưa ông, nơi này sống có tốt không ạ?

Vẫn như lần trước, ông John hỏi lại:

- Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi thì thế nào?

Người đàn ông tươi cười :

- Ở đó, mọi người sống rất thân thiết, luôn sẵn lòng giúp đỡ nhau. Chúng tôi không
muốn ra đi chút nào, nhưng vì điều kiện làm việc nên phải chuyển tới đây.
Ông John nở một nụ cười ấm áp:

- Đừng lo, nơi này cũng giống như nơi anh vừa đi khỏi đấy mà, cũng tốt lắm!

Vợ con người đàn ông quay lại, họ cảm ơn và tạm biệt hai ông cháu John rồi lái xe
đi. Khi chiếc xe đã đi xa, cô cháu nhỏ cất tiếng hỏi ông:

- Ông ơi, tại sao ông nói với người thứ nhất là nơi đây không tốt lành còn với người
thứ hai ông lại nói là một nơi tuyệt vời?

Ông John âu yếm nhìn vào đôi mắt xanh băn khoăn của đứa cháu nhỏ và bảo:

- Cháu ạ, dù có đi đến đâu, mỗi người vẫn mang thái độ của chính mình đối với cuộc
sống đi theo. Chính thái độ của riêng mình, cộng với phản ứng của những người
xung quanh với thái độ đó thì nơi mới đến có thể rất tồi tệ, hoặc rất tuyệt vời theo
cảm giác của riêng họ mà thôi.

500 đồng

Truyện ngắn này kể về cuộc đời một tờ bạc.Đọc nó bạn sẽ thấy trên đời này có rất
nhiều những tờ bạc như thế. Và hình như câu truyện không chỉ dụng ý bấy nhiêu...
Ông cho một tờ bạc năm trăm mới cứng. Chú bé lôi ra lôi vào, ngắm nghía nó
hoài. Ít hôm sau chú đem tiền mua mấy viên bi. Cô bán hàng nhận được tờ bạc đẹp,
tỉ mỉ ghép xếp nó với mấy tờ bạc mới tặng một người bạn cùng lớp. Một ngày anh
chàng tặng niềm hi vọng nhỏ nhỏ đó cho một người ăn mày tật nguyền.

Người ăn mày gỡ ngôi sao ra, nhập tờ bạc với những đồng tiền cũ bẩn khác. Đối với
ông ta điều quan trọng lúc đó là phải có đủ tiền để mua thuốc chữa cảm. Tờ bạc nằm
trong tiệm thuốc tây dưới bàn tay sạch sẽ của anh dược sĩ trẻ vài ngày. Rồi nó được
dùng trả tiền thừa cho một người phụ nữ trung niên.Người phụ nữ khia ra đường, bất
ngờ bị giật giỏ. Tất cả tiền trong giỏ chỉ đủ cho tên cướp mua ma túy thỏa mãn cơn
vật vã.

Tờ bạc bắt đầu rách dần, rách vài lỗ nhỏ. Nó trải bao vui buồn, qua tay bao người:
chị hàng cá, người quét rác...Có lần có còn thấm cả máu của một người lượm ve chai
do chị cào phải mảnh thủy tinh. Rồi tờ bạc đến tay chị bán chè. Chị dùng nó thối lại
cho cô bé ăn quà xinh xắn có nước da trắng trẻo. Khi về đến nhà, mẹ cô bé nhìn thấy
tờ tiền đen đủi, cáu xỉn. Chị ta hét lên giận dữ, nói rằng tiền này đầy rẫy vi trùng.
Chị giật lấy tờ bạc trên tay cô bé vô tình làm nó rách đôi và vứt xuống đường.

Gió thổi một nửa tờ bạc bay đến gốc cây, nửa kia bay xuống cuống. Sáng hôm sau,
có cụ già đi ngang, nhặt lấy nửa tờ tiền ướt đẫm sương, đem về nhà. bà cho nó kết
hôn với nửa tờ tiền khác bằng miếng băng keo trong.Khi cụ già đi lĩnh lương hưu, xe
đạp bị xẹp bánh. Bà lấy tiền trả công cho anh chàng bơm xe. Anh chàng trông còn
trẻ lắm, độ 15,16 tuổi là cùng.

Tối đó, đồng tiền với đủ mùi thơm, thối, hôi, tanh, chua, cay cùng bao nhiêu vi
khuẩn bám trên mình còn thấm đẫm vị mặn của nước mắt cậu con trai mới lớn.....

Những vòng tròn nước


Hồi còn bé, tôi thường được ông dắt tay dạo chơi bên ao cá của nông trại. Một
hôm, ông bảo tôi ném một hòn đá xuống ao rồi nói:

- Cháu hãy quan sát và ngẫm nghĩ về những vòng tròn nước mà hòn đá tạo ra.

Một hồi lâu, thấy tôi vẫn chưa hiểu, ông nói tiếp:

- Hòn đá kia đã tạo ra những tia nước bắn tung tóe, chúng sẽ phá vỡ sự yên bình của
tất cả những sinh vật sống trong hồ. Như những vòng tròn nước kia, những gì cháu
làm hôm nay đều có một ảnh hưởng nhất định đối với mọi người xung quanh. Nếu
cháu vui, mọi người sẽ cùng sẻ chia niềm vui với cháu và khi cháu buồn hay gặp
chuyện gì không may, mọi người sẽ hiểu được và luôn bên cạnh cháu. Hãy nhớ rằng
cháu là người chịu trách nhiệm cho những gì mình đặt vào vòng tròn nước ấy.

Đó là lần đầu tiên tôi nhận ra rằng, sự bình yên hay nghịch cảnh tinh thần - mà mỗi
người tạo ra hay gánh chịu - sẽ được truyền ra thế giới bên ngoài. Chúng ta không
thể tạo ra sự an bình cho cuộc sống quanh mình nếu cứ mãi vật lộn với những mâu
thuẫn, căm hờn, hoài nghi hay giận dữ. Dù nói ra hay không, cảm xúc và suy nghĩ
của riêng ta vẫn giao thoa với những "vòng tròn nước" của người khác, và chúng sẽ
có một ảnh hưởng nhất định đến cảm xúc của họ. Hãy ứng xử sao cho vòng tròn
nước của mình luôn lan tỏa những điều tốt đẹp, mang đến cho bạn bè và người thân
cảm giác về sự bình an, tin cậy.

Inspirations
Một buổi chiều ở công viên

TTO - Có một cậu bé muốn gặp Thượng Đế. Cậu biết rằng phải đi cả một quãng
đường rất dài mới có thể đến được nơi ở của Người, nên gói ghém mang theo bên
mình những chiếc bánh Twinkie và cả sáu hộp nước trái cây, rồi bắt đầu cuộc hành
trình.
Khi đi qua được khoảng ba dãy phố, cậu gặp một bà lão. Bà đang ngồi trong công
viên, lặng nhìn đàn chim bồ câu đang ríu rít trước mặt. Cậu bé ngồi xuống cạnh bà
và mở túi xách của mình ra. Cậu định uống một hộp nước trái cây, nhưng chợt để ý
thấy bà lão có vẻ đói, nên không ngần ngại mời bà một chiếc bánh. Bà cầm lấy và
mỉm cười với cậu. Nụ cười của bà tươi tắn đến nỗi cậu bé muốn trông thấy một lần
nữa, thế nên cậu mời bà một hộp nước trái cây. Bà lại cười với cậu. Cậu bé cảm thấy
rất vui sướng!
Cả buổi chiều, hai bà cháu cứ ngồi bên nhau, vừa ăn, vừa mỉm cười, nhưng không
nói với nhau lời nào.
Khi trời bắt đầu sẩm tối, cậu bé cảm thấy mệt nên đứng dậy ra về. Đi được một
lúc, cậu quay trở lại, chạy đến bên bà và ôm bà. Bà cười với cậu - một nụ cười đẹp
nhất mà cậu từng được thấy.
Khi cậu bé bước vào nhà, mẹ cậu rất đỗi ngạc nhiên vì nét mặt tươi tắn hân hoan
của cậu. Bà hỏi: "Hôm nay có chuyện gì mà trông con vui thế?"
Cậu trả lời: "Con đã ăn trưa với Thượng Đế mẹ à! Mẹ biết không, Người có nụ
cười tuyệt nhất mà con từng thấy!"
Trong khi đó, bà lão cũng về tới nhà, khuôn mặt rạng rỡ niềm vui.
Con trai bà lấy làm ngạc nhiên trước niềm hạnh phúc rạng ngời trên gương mặt bà:
"Mẹ ơi, hôm nay có chuyện gì khiến mẹ vui đến thế?"
Bà hân hoan: "Mẹ ăn bánh Twinkie trong công viên với Thượng Đế. Con biết
không, Người còn bé hơn là mẹ nghĩ cơ đấy!"
- Julie A. Manhan
(Theo TTO - Nguồn: Condensed Chicken Soup for the Soul - Chia sẻ tâm hồn và
quà tặng cuộc sống - First News và NXB Tổng hợp phối hợp ấn hành)
Bồ tèo, xin cảm ơn!

"Trong đời người có những giây phút thật gay go. Khi đó sự cô độc là nỗi bất hạnh
lớn và ta cần có bạn bè".

Một ngày kia, khi rời trường học về nhà, tôi thấy một bạn cùng lớp đang rảo bước
đằng trước. Đó là Kyle. Bạn ấy có lẽ mang cả tủ đồ dùng trong trường về nhà. Tôi
nghĩ thầm: “Sao cậu này tha hết sách về nhà vào cuối tuần; chắc hẳn là một gã mọt
sách đây”. Tôi có một lịch đi chơi cuối tuần dày đặc: nào tiệc tùng, đá bóng… Vậy
nên, tôi nhún vai và rảo bước. Khi đi ngang qua Kyle, tôi thấy đám trẻ chạy qua, va
vào bạn ấy. Sách trên tay bạn bắn tung toé. Kính của bạn ấy văng xa. Kyle nhìn lên
và tôi thấy một nỗi buồn sâu thẳm trong đôi mắt đó. Tôi nhặt kính lên trao cho bạn
ấy. Kyle nhìn tôi khẽ nói:

- Xin cảm ơn bạn - và nở một nụ cười đầy biết ơn.

Tôi nhặt sách vở lại và hỏi bạn ở đâu. Hóa ra, Kyle ở gần nhà tôi.
Chúng tôi trò chuyện suốt đường về. Tôi giúp bạn bằng cách mang bớt sách. Bạn ấy
thật tuyệt. Tôi rủ Kyle cùng chơi bóng vào thứ bảy. Thế là chúng tôi không lúc nào
rời nhau.

Hơn bốn năm trôi qua, Kyle và tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Khi chọn trường đại
học, Kyle chọn trường Y còn tôi theo đuổi ngành kinh doanh. Tôi biết rằng chúng tôi
mãi mãi là bạn vì khoảng cách chẳng có ý nghĩa gì với cả hai.

Kyle là một học sinh nổi trội trong lớp. Chúng tôi luôn gọi bạn ấy là mọt sách. Trong
ngày tốt nghiệp, Kyle được chọn là học sinh đọc diễn văn trước trường. Bạn ấy trông
thật căng thẳng. Tôi hích vai bạn và thì thầm “Này, ông tướng, cậu trông thật tuyệt”.

Kyle nhìn tôi, cái nhìn đầy cảm kích và nói: “Xin cảm ơn, bồ tèo”.

Khi bắt đầu đọc vài diễn văn, Kyle hắng giọng: “Tốt nghiệp là dịp chúng ta nói lời
cảm ơn với những người giúp ta đi qua những năm tháng khó khăn - Đó là cha mẹ,
thầy cô, thân hữu – có thể là huấn luyện viên - nhưng đặc biệt là bạn bè. Tôi muốn
nói rằng, được là bạn của một ai đó chính là món quà tuyệt vời mà Thượng đế ban
cho ta. Tôi muốn kể với các bạn về câu chuyện của bản thân”.

Tôi thật sự ngạc nhiên khi Kyle kể câu chuyện về cái ngày đầu tiên chúng tôi gặp
nhau. Lúc đó, Kyle đang gặp chuyện buồn, chán đến mức có ý định tự sát. Kyle đã
dọn sạch tủ sách riêng trong trường để mẹ mình đỡ tốn công. Kyle nhìn tôi và mỉm
cười: “Thật may mắn tôi đã được cứu. Bạn tôi đã kéo tôi lại bằng những hành động
quan tâm chứ không phải bằng lời nói”.

Tôi nhìn về phía cha mẹ Kyle và thấy họ đang nhìn tôi mỉm cười – cái nhìn đầy biết
ơn mà chỉ đến lúc ấy tôi mới nhận thấy sự sâu thẳm của nó .

Giá trị của nghịch cảnh

Những người nông dân ở miền Nam Alabama đã quen trồng chỉ mỗi một thứ là cây
bông vải.
Một năm kia những con sâu bọ đáng sợ đã tàn phá cả vùng. Năm sau ngững người
dân đem nhà cửa của họ đi cầm cố để có tiền và lại tiếp tục trồng cây bông, hi vọng
vào một kỳ gặt hái tốt đẹp. Thế nhưng khi những cây bông bắt đầu mọc, những con
sâu bọ đó lại đến và phá sạch hầu hết các cánh đồng.
Một số ít những người sống sót qua hai năm đó đã quyết định trồng thử một thứ
mà trước đây họ chưa bao giờ trồng - cây đậu phộng. Và kết quả là đậu phộng của
họ nhanh chóng được thị trường ưa chuộng, đến nỗi lợi tức của năm đó đủ để họ trả
hết nợ của hai năm trước. Kể từ đó họ trồng đậu phộng và rất phát đạt.
Và rồi bạn biết những người nông dân đó đã làm gì không? Họ trích một phần
trong tài sản to lớn của mình để dựng một đài kỷ niệm ngay giữa trung tâm thành
phố để ghi công những con sâu năm nào. Bởi nếu không có những con sâu đó họ sẽ
không bao giờ khám phá ra đậu phộng. Họ sẽ mãi mãi chỉ đủ ăn với nghề trồng cây
bông từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Chúng ta thường than oán mỗi khi rơi vào nghịch cảnh. Thế nhưng nghịch cảnh
đều có giá trị của nó. Và nếu chúng ta không bỏ cuộc không đầu hàng, ngược lại nếu
chúng ta coi đó như là những cơ hội để phấn đấu vươn lên, chắc chắn chúng ta sẽ
khám phá được những giá trị quý báu.

Nếu có lòng
Mặt trời đỏ ối đang khuất dần sau rặng cây. Một chàng trai hối hả lái chiếc xe
Pontiac cũ kỹ trên con đường rất hẹp. Sinh trưởng ở vùng này, con đường quen
thuộc với chàng tới mức không cần nhìn chàng cũng biết từng gốc cây bên kia
đường. Bóng đêm mịt mù phủ xuống, trời lất phất mưa, gió thổi lạnh ngắt.

Chợt chàng thấy bên kia đường một bà lão đứng cạnh chiếc xe hơi Mercedes. Không
cần hỏi cũng biết nó bị trục trặc. Dừng xe lại, chàng trai bước tới, chiếc Pontiac của
chàng vẫn nổ máy hổn hển. Bà lão mỉm cười với chàng nhưng ánh mắt đầy lo lắng.
Bà đã đứng đây cả giờ đồng hồ, biết bao nhiêu xe chạy qua nhưng chẳng ai chịu
dừng lại giúp bà. Liệu gã trai này có định hại bà? Trong bộ đồ tầm tầm và vẻ mặt
thất thểu, hẳn anh ta nghèo khó và đang bị cái đói hành hạ. Chàng trai lên tiếng trấn
an: "Cháu tới để giúp bà. Sao bà không ngồi chờ trong xe cho ấm, ngoài trời lạnh
lắm. À quên, cháu tên là Joe".

Tuy xe chỉ bị xẹp bánh nhưng đối với một bà lão, chuyện đó chẳng khác một thảm
họa. Joe trải áo chui vào gầm xe. Chỉ 10 phút sau, chàng đã thay xong bánh sơ cua.
Người chàng lấm lem, tay trầy trụa. Trong lúc chàng làm việc bà lão quay kính
xuống, thò đầu qua cửa xe nói chuyện với chàng. Té ra bà sống ở St. Louis và mới đi
qua đây lần đầu. Joe bối rối ngượng ngùng khi bà lão cảm ơn chàng và hỏi chàng
định lấy công bao nhiêu tiền. Bà lão nói Joe đừng ngại, đòi bao nhiêu bà cũng trả.
Nếu không gặp được chàng, không biết chuyện gì sẽ xảy ra với bà giữa đêm tối
đường vắng như thế này. Thực lòng Joe chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện nhận tiền
của bà lão. Sửa xe đâu phải nghề của chàng. Quả là chàng đang thất nghiệp nhưng
chàng giúp bà lão chỉ vì thấy tội nghiệp. Vả lại, trong quá khứ biết bao người đã chìa
bàn tay hào hiệp cho chàng. Joe từ chối: "Cảm ơn bà. Nếu quả bà có lòng, xin hãy
giúp người khác". Joe chờ xe bà lão đi khuất mới rẽ vào con đường về nhà.

Xe chạy được vài dặm, gặp một quán ăn nhỏ bên đường, bà lão xuống xe. Cô hầu
bàn vội chạy lấy khăn cho bà lau mái tóc ướt. Cô vẫn niềm nở và ân cần cho dù đôi
chân muốn cứng đờ vì đứng và chạy từ sáng tới giờ. Bà lão tỏ ra ái ngại cho cái
bụng bầu chắc cũng đã tới ngày sinh của cô. Bà chợt nhớ tới lời Joe. Ăn xong, bà lão
kêu tính tiền và đặt vào đĩa tờ 100 đôla. Khi cô hầu bàn đem tiền thối trở ra, bà lão
đã biến mất. Trên bàn chỉ còn lại một mẩu giấy nhỏ. Cô gái rưng rưng đọc:

"Con đừng cảm ơn ta. Ta cũng đã từng được người khác giúp. Nếu con có lòng, xin
hãy nhớ tới những người khác".

Trên đường về nhà, cô hầu bàn nghĩ miên man. Làm sao bà lão biết được rằng vợ
chồng cô đang gặp lúc khó khăn. Chồng cô thất nghiệp và tháng sau vợ chồng cô có
con? Đi ngang qua công viên, cô gái thấy hai bóng người, một lớn một bé ôm nhau
trên ghế đá. Tiếng ru khe khẽ nỉ non trong đêm. "Dù sao thì mình cũng có chỗ ngủ
đêm, có việc làm", cô gái chạnh lòng. Nàng dấn chân, thò tay vào túi rút ra mớ giấy
bạc của bà lão tặng cô, đặt xuống bên cạnh người mẹ không nhà đang ru con.

"Đừng cảm ơn tôi. Nếu có lòng..."

Khi cô gái bước vào căn phòng chật hẹp của mình, chồng cô đã ngủ say. Khẽ cởi
giày, cô leo lên giường, nhẹ nhàng hôn chàng và nằm xuống. "Về rồi hả cưng. Có
chuyện gì không em?", chồng cô tỉnh giấc khẽ hỏi.

"Không, anh yêu. Mọi việc ổn cả, Joe ạ".


Những câu chuyện về mối liên hệ đa chiều giữa cá
nhân và cộng đồng

Lưu hành nội bộ gia đình.


Xuất bản năm 2008.
In khổ A4

You might also like