You are on page 1of 16

Bộ sách: Khám phá tư duy

Phần V: Những câu chuyện làm suy nghĩ


đơn giản, cụ thể.

Tự nhiên -xã hội -tư duy


Những điều bất cập mà bạn có thể đã nhìn thấy:

+ Chúng ta thừa đủ thức ăn để nuôi sống cả hành tình, nhưng chúng ta lại cầu
mong nạn đói chấm dứt.
+ Chúng ta có những kho dự trữ và phương tiện để xây nhà và may quần áo
cho mỗi người trên trái đất. Nhưng chúng ta lại cầu mong cho sự nghèo khổ
không còn.
+ Chúng ta có khả năng làm bạn với cả những người già và người ốm. Nhưng
chúng ta lại cầu mong cho họ thôi cô đơn.
+ Chúng ta có đủ năng lực để hướng dẫn và dạy dỗ trẻ em. Nhưng chúng ta lại
cầu mong cho chúng không “Lầm đường lạc lối”.

Đường tới thiên đàng

Tôi đã được nghe một câu chuyên:


Có một vị cha sứ ngày hôm đó đến một thành phố lạ. Ông ta không biết đường
đi đến bưu điện. Đang băn khoăn không biết hỏi ai thì bỗng có một đứa bé đi
ngang. May quá cha sứ gọi đứa bé lại và hỏi:
" Con có biết đường tới bưu điện gần nhất ở đây không?"
Đứa bé trả lời:
" Cha cứ đi thẳng rồi rẽ phải và rẽ trái là tới."
Để biết ơn đứa bé, vị cha sứ này nói:
"Vậy con có muốn cha chỉ giúp con đường tới thiêng đàng không?"
Đứa bé gãi đầu rồi trả lời hồn nhiên:
"Đường từ đây đến bưu điện cha còn không biết, làm sao cha chỉ cho con
đường tới thiên đàng được."
NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA CUỘC SỐNG

Hãy bình tâm ngồi lại, bạn sẽ thấy những điều hiển nhiên ấy, những diều nhỏ
nhặt ấy có rất nhiều điều để bạn suy ngẫm lại bản thân.
+ Chúng ta có ít nhưng xài nhiều, chúng ta mua nhiều nhưng sử dụng ít.
+ Chúng ta có nhà rộng với mái ấm hẹp; có tiện nghi nhưng ít thời gian.
+ Chúng ta có nhiều bằng cấp nhưng lại có ít tri thức.
+ Chúng ta có nhiều kiến thức nhưng lại thiếu sự suy xét.
+ Chúng ta làm ra những thứ lớn hơn nhưng chưa chắc chất lượng hơn.
+ Chúng ta làm giàu tài sản nhưng lại làm nghèo giá trị bản thân.
+ Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá ít và thường hay ghét người.
+ Chúng ta kéo dài tuổi thọ nhưng không sống đúng ý nghĩa đích thực của cuộc
sống.
+ Chúng ta chinh phục không gian vũ trụ nhưng lại bỏ trống không gian tâm
hồn.
+ Chúng ta cố làm sạch không khí nhưng lại làm vẫn đục tâm hồn.
+ Chúng ta biết đường đến mặt trăng nhưng lại quên đường đến nhà người
hàng xóm.
+ Chúng ta xây nhà cao hơn nhưng lại hạ thấp tâm tính; xây đường rộng hơn
nhưng lại thu hẹp tầm nhìn.
+ Chúng ta uống quá nhiều, hút quá nhiều, xài tiền không toán tinh, cười quá ít,
lái xe quá nhanh, hay cáu giận; thức khuya để rồi uể oải dậy sớm; đọc quá ít và
coi TV quá nhiều.
+ Chúng ta được học cách phải tiến nhanh về phía trước mà chưa học cách chờ
đợi.
+ Chúng ta được dạy cách kiếm sống chứ không phải cách sống.
* Đây là thời đại của thức ăn nhanh và tiêu hoá chậm; của những con người to
hơn nhưng nhân cách nhỏ hơn; tài sản rất sâu nhưng tình thương lại cạn.
* Đây là thời đại công nghệ có thể đem những điều này đến với bạn, thời đại
mà bạn có thể đọc hoặc dễ dàng vứt nó đi.
+ Hãy nhớ, dành nhiều thời gian hơn cho những người yêu thương bởi vì
không chắc rằng họ sẽ ở bên bạn mãi mãi.
+ Hãy nhớ, nói một lời dịu dàng đối với những người kính trọng bạn bởi vì con
người nhỏ bé đó một ngày nào đó sẽ lớn, lớn hơn cả bạn.
+ Hãy nhớ, ôm thật chặt người ngồi kế bên bởi vì đó chính là kho báu duy nhất
của con tim và nó không tốn một xu.
+ Hãy nhớ, một nụ hôn hay một cái ôm từ sâu thẵm con tim có thể sẽ chữa lành
những vết thương.
+ Hãy dành thời gian để yêu thương, để nói chuyện và để chia sẻ những điều
quý giá trong tâm hồn bạn

Xây lâu đài


Mặt trời rực rỡ. Trên bờ biển, một cậu bé cắm cúi xúc cát đổ vào chiếc xô nhỏ
đặt bên cạnh. Khi chiếc xô đầy cát, cậu bé úp ngược nó xuống mặt cát. Nhấc
chiếc xô ra và cậu bé đã có một toà nhà tròn xoay bằng cát. Tuy nhiên, trí
tưởng tượng của một cậu bé không chỉ dừng lại ở một ngôi nhà hình tròn. Cậu
bé đào những rãnh nhỏ xung quanh ngôi nhà làm hào bảo vệ. Những chiếc nắp
chai và vỏ ốc trở thành những người lính gác còn những que kem trở thành cây
cầu nối những tòa nhà với nhau. Một tòa lâu đài thực sự của một chàng hoàng
tử khôi ngô trong truyện cổ tích.
Cách đó rất xa, thành phố đông đúc, không khí ồn ào, xe cộ như mắc cửi. Một
người đàn ông đang làm việc trong văn phòng. Ông xếp lại các chồng giấy tờ
trên bàn làm việc, trao đổi vài câu qua điện thoại, rồi lại gõ máy tính. Khuôn
mặt ông sáng lên vì đạt được kết quả tốt đẹp: hợp đồng được ký kết và thu
nhiều lợi nhuận. Hàng ngày ông đều đến nơi làm việc, lập những kế hoạch, dự
đoán tình hình thị trường. Có những người lính gác, có tiền lương, có lợi
nhuận, và công ty cũng là một toà lâu đài mơ ước trong đó ông ấy là một vị vua
điều hành tất cả.
Hai người cùng đang xây dựng những lâu đài của mình. Họ có rất nhiều điểm
giống nhau: đạt được những kết quả mà đối với họ là tốt đẹp từ những cố gắng
rât nhỏ. Họ đều say mê và kiên trì. Đối với mỗi người, tòa lâu đài mình đang
xây dựng đều có ý nghĩa thật đặc biệt và rất quan trọng.
Tuy nhiên, khi thủy triều lên, cậu bé không hề ngạc nhiên hay lo sợ gì cả. Cậu
nhảy lên trên những ngọn sóng, vỗ tay reo mừng và cười toe toét khi thấy
những con sóng cuốn toà lâu đài vào biển cả. Cậu bé hoàn toàn bình thản. Cậu
cầm xẻng và xô ra về vì biết rằng thủy triều đã cuốn cát ra biển, và rằng sáng
mai cậu sẽ lại xây được một ngôi nhà mới đẹp hơn.
Nhưng những người lớn thường không như vậy. Khi những khó khăn đến, họ
coi đó là một điều thật tệ hại chứ không bình thường như thủy triều những lúc
hoàng hôn. Họ thường chán nản đến mức không nghĩ rằng vào sáng hôm sau
thủy triều sẽ rút và chúng ta lại có thể bắt đầu xây một cái gì đó khác đẹp hơn,
tốt hơn.
Có lẽ đó là một trong những điều mà chính người lớn lại phải học từ trẻ em.

ẢO TƯỞNG, LÝ TƯỞNG VÀ HOÀI CẢM


Trẻ con nhìn ngắm các vì sao, nói đó là những chiếc đèn lồng nhỏ lấp lánh, đưa
tay ra có thể gỡ xuống.
Thanh niên nhìn ngắm các vì sao, nói đó là hàng tỉ tinh cầu, và một ngày nào
đó sẽ được con người chinh phục
Người già nhìn ngắm các vì sao, nói đó là kiệt tác của Thượng Đế, vũ trụ huyền
bí không thể nhìn thấu.
Thế nên người ta thường nói:
Trẻ con nhiều ảo tưởng
Thanh niên nhiều lý tưởng
Người già nhiều hoài cảm.
Ảo tưởng, lý tưởng và hoài niệm là những giai đoạn khác nhau của đời người.
Tuy nhiên những giai đoạn ấy không nhất thiết phải tuân theo một trình tự thời
gian nhất định vì những trạng thái trẻ con, thanh niên và người già lại không
đơn thuần là sự khác nhau về tuổi tác sinh lý của con người mà là mức độ biểu
hiện khác nhau về mặt trưởng thành tâm lý cũng như trình độ nhận thức và tố
chất con người. Có những người đã lớn nhưng suy nghĩ vẫn chưa vượt qua tầm
của một đứa trẻ, cuộc sống của họ đầy những ảo tưởng, có người còn trẻ những
trong lòng họ đã lão hóa không còn sức sống như ông già, ngược lại cũng có
những thanh niên có đủ tố chất trưởng thành vững vàng học được ở người lớn
tuổi lại không đánh mất những yếu tố tích cực trong những giấc mơ của quá
khứ bồng bột thời trẻ con nên họ sống mạnh mẽ có lý tưởng và đủ nhận thức
lão luyện để không phải hoài niệm nuối tiếc hay tỏ ra có thái độ nhược phục
buông xuông như người già. Thế cho nên cần phải nói lại rằng:
Kẻ vô tri thiếu hiểu biết thường có nhiều ảo tưởng
Người mạnh mẽ thường có nhiều lý tưởng
Những người suy thoái hay hoài niệm.
Nếu các bạn đọc được những dòng này, tôi mong bạn đừng bao giờ sống như
những kẻ vô trí không bao giờ biết trưởng thành hay sống như những kẻ suy
thoái chưa già mà đã lão hóa không còn sức sống.

Trái tim, bộ óc và cái lưỡi


Một ngày kia, trái tim, bộ óc và cái lưỡi đồng ý với nhau sẽ không bao giờ nói
những lời đơn sơ bé nhỏ nữa.

Trái tim: "Những lời đơn sơ nhỏ bé chỉ làm bận rộn ta thôi. Chúng làm cho ta
trở nên yếu đuối. Sống trong thời buổi này, trái tim phải trở nên cứng rắn,
cương quyết chứ không thể mềm nhũn dễ bị xúc động được."

Bộ óc đồng tình: "Vâng, đúng thế, thời buổi này chỉ có những tư tưởng cao
siêu, những công thức tuyệt vời, những chương trình vĩ đại mới đáng cho bộ óc
suy nghĩ tới. Những lời đơn sơ nhỏ bé chỉ làm mất thời giờ, mà thời giờ là vàng
bạc."

Cái lưỡi nghe trái tim và bộ óc nói thế không khỏi hãnh diện và tự cảm thấy
mình trở nên rất quan trọng, mặc dù cái lưỡi chỉ là bộ phận bé nhỏ của thân thể.
Vì thế lưỡi cũng nhất trí: "Hai anh quả thật đã đạt được tột đỉnh của sự khôn
ngoan. Nếu hai anh nghĩ thế thì kể từ nay tôi sẽ chỉ nói những từ cao siêu,
những câu văn hoa bóng bẩy, những bài diễn văn sâu sắc hùng hồn."

Kể từ dạo ấy, trái tim chỉ gửi đến lưỡi những lời nói cứng cỏi, bộ óc chỉ sản
xuất và gửi xuống lưỡi những tư tưởng cao siêu và lưỡi không còn nói những
lời đơn sơ nhỏ bé nữa.

Thời gian trôi đi. Mặt đất trở nên tẻ nhạt như cảnh vật vào mùa đông : không
một chiếc lá xanh, không một cánh hoa đồng nội và lòng người cũng trở nên
chai đá như những tháng hè nóng bức.

Nhưng những ông già bà cả vẫn còn nhớ những lời đơn sơ nhỏ bé. Đôi lúc
miệng họ vô tình bật nói ra chúng. Lúc đầu họ sợ bị bọn trẻ chê cười. Nhưng
kìa, thay vì chê cười, những lời nói đơn sơ nhỏ bé lại được truyền từ miệng này
sang miệng khác, từ bộ óc này sang bộ óc khác, từ trái tim này qua trái tim nọ.
Cuối cùng chúng xuất hiện như những đóa hoa phá tan lớp băng tuyết giá lạnh
để vươn cao làm đẹp cho đời

Nhận ra...
Vào một buổi chiều chủ nhật nắng vàng ấm áp tại Oklahoma City, Bobby
Lewis, một người cha tuyệt vời, đưa hai đứa con trai nhỏ đi đến sân chơi thiếu
nhi. Anh đến quầy bán vé và hỏi "Giá vé bao nhiêu vậy anh?"

Người bán vé trả lời "Ba đô cho anh và ba đô cho trẻ em trên sáu tuổi. Nếu mà
bé nào bằng hoặc dưới sáu tuổi thì vào cửa tự do. Các con của anh bao nhiêu
tuổi rồi?"

Bobby trả lời "Bé này 3 tuổi và bé này 7 tuổi, vậy tôi phải trả cho anh 6 đô."

Người bán vé kêu lên "Anh vừa trúng xổ số hay sao thế? Nếu anh nói đứa con
lớn của anh 6 tuổi anh có thể tiết kiệm được 3 đô. Tôi đâu có nhận ra được."

Bobby trả lời "Đúng, anh không nhận ra được nhưng những đứa trẻ này nhận ra
được."

Nó có tội gì đâu?
Trong giờ văn cô giáo kể chuyện:
Ngày xưa có một tên nhà giàu rất độc ác và tham lam. Hắn có một hàng bán
gạo ở chợ và xa nhà. Một hôm có một bác nông dân đến mua gạo của hắn,
nhưng vì không đủ tiền lên phải quay về. Bất chợt tên nhà giàu nhìn thấy tiền
của bác nông dân bị rơi, hắn lẳng lặng nhặt lấy mà không bảo gì, khi bác nông
dân quay lại hỏi hắn dở giọng quát nạt, đuổi bác quay về.
Buổi tối hôm ấy trời mưa rất to hắn không về nhà được đành phải ở lại quán,
sáng hôm sau khi về đến nhà thì hắn thấy vợ đầu tóc rũ rượi đang ở bên cạnh
đứa con trai của hắn. Thảng thốt hắn đến cạnh vợ hỏi:"tại sao lại như thế này
hả", vợ hắn trả lời :"hôm qua con lên cơn sốt nặng, em có nhờ bác nông dân
bên cạnh mua thuốc giúp, nhưng không hiểu sao bác ấy bảo rằng bác ấy đánh
rơi tiền chỗ anh lên không có tiền mua thuốc được". Nghe xong tên nhà giàu
ngơ người ra lặng lẽ.
Câu chuyện của cô gáo vừa chấm dứt , ở phía dưới lớp vang lên tiếng xì xào:
"đáng đời tên nhà giàu tham lam, trời phạt hắn đó mà".Chỉ có ở cuối lớp một
một cô bé lặng lẽ chống cằm suy tư: "tại sao trời không phạt tên nhà giàu tham
lam kia mà lại phạt đứa bé, nó đâu có tội gì đâu?
Tin tốt lành

"Ý nghĩa cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì, mà ở chỗ ta
có thái độ đối với nó ra sao; không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta, mà ở chỗ ra
phản ứng với những điều đó như thế nào" - (Lewins L. Dunnington).

Một anh sinh viên vừa tốt nghiệp đại học đang tìm việc làm đã tham dự một
cuộc thi sáng tạo chuyên ngành do liên hiệp các trường đại học trong cả nước
tổ chức. Sau nhiều vòng sơ khảo kéo dài cả tháng trời, anh được lọt vào nhóm
những người xuất sắc nhất để dự vòng thi chung kết. Rồi anh cũng vất vả vượt
qua các đối thủ trong cuộc đấu trí cuối cùng, kéo dài ba ngày liền căng thẳng và
giành được giải nhất. Phần thưởng cho anh là một món tiền khá lớn mà cuộc
đời sinh viên trước nay của anh chưa từng mơ tới. Sau khi rời hội trường và
trốn nhanh khỏi ánh đèn camera của báo giới, anh vào bãi lấy xe ra về. Bất
chợt, một người phụ nữ tiến đến gần anh. Bà ta nghẹn ngào:

- Chào cậu! Chúc mừng cậu, thật vinh dự cho cậu đã đạt được giải nhất trong
cuộc thi khó khăn này. Tôi có một chuyện muốn nói với cậu nhưng không biết
có tiện không. Nếu cậu có con nhỏ thì cậu mới hiểu được điều tôi sắp nói. Con
của tôi đang bị ung thư nặng nằm trong bệnh viện, nếu không có một khoản
tiền lớn để mổ, chắc em nó không qua khỏi được! Mà nhà tôi thì… không thể
lo được một khoản tiền lớn như vậy…

- Thế bác cần bao nhiêu? – Anh sinh viên nhìn bà hỏi, lòng cảm thông thực sự

Sau khi nghe người phụ nữ kể hết sự việc, anh liền rút phong bì đựng số tiền
vừa được thưởng và trao cho bà.

- Cầu mong cho con bác qua được hiểm nguy. Bác về lo cho em ấy ngay đi –
anh nói.

- Cảm ơn cậu, không biết tôi phải lấy gì mà đền ơn cậu đây.
Nói rồi, người phụ nữ với vẻ xúc động quày quả bước ra cổng.

Vài ngày sau anh có dịp quay lại trường. Một người trông thấy liền tiến tới hỏi:

- Có người kể với tôi rằng tối hôm trước anh có gặp một người phụ nữ sau cuộc
thi và anh đã cho bà ấy tiền để chữa bệnh cho đứa con sắp chết của bà ấy, phải
không?

Người thanh niên gật đầu xác nhận.

- Vậy thì tôi phải báo với anh tin này để anh biết. Bà ta là một tay lừa đảo thật
sự đấy. Bà ta chẳng có đứa con nào bị bệnh gần chết cả. Anh cả tin quá! Anh bị
lừa rồi, anh bạn ạ!

Một thoáng im lặng, anh thanh niên hỏi lại:

- Có thật là không có đứa bé nào bị bệnh gần chết cả, đúng không?

- Đúng vậy. Tôi bảo đảm là như thế - người đàn ông quả quyết.

- Ồ, đó là tin tốt lành nhất trong ngày mà tôi được biết đấy - người thanh niên
nói.

Đoạn, anh nói thêm:

- Chúng ta nên ăn mừng vì không có đứa trẻ nào phải chết cả.

Cuốn sách và giỏ đựng than


Có một câu chuyện kể rằng tại một trang trại ở miền núi xa xôi, miền Đông
bang Kentucky, có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sáng,
ông cụ đều dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần,
đến mức cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông đọc cũng say mê và chưa một
buổi sáng nào ông quên đọc sách.
Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách.
Rồi một ngày, cậu hỏi ông:
- Ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc
là có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì
đọc sách có gì tốt đâu mà ông đọc thường xuyên thế ạ?
Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và chỉ nói:
- Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ
nước nhé!
Cậu bé liền làm theo lời ông, dù rằng tất cả nước đã chảy ra hết khỏi giỏ trước
khi cậu bé quay về đến nhà.
Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười vang và nói:
- Nước chảy hết mất rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!
Rồi ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước.
Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà
thì cái giỏ đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng “đựng nước
vào cái giỏ là điều không thể”, rồi đi lấy một chiếc xô để múc nước. Nhưng
ông cụ ngăn lại:
- Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu
có thể làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi!
Rồi ông lại bảo cháu ra sông lấy nước. Vào lúc này, cậu bé đã biết rằng không
thể đựng nước vào giỏ được, nhưng cậu muốn cho ông thấy rằng dù cậu chạy
nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu về đến nhà.
Thế là cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông, cái
giỏ lại trống rỗng.
- Ông xem này - Cậu bé hụt hơi nói - Thật là vô ích!
- Cháu lại nghĩ nó là vô ích ư? - Ông cụ nói - Cháu thử nhìn cái giỏ xem!
Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên, cậu bé nhận ra rằng cái giỏ trông khác
hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa
sạch sẽ.
- Cháu của ông, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không
hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu
từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy.

Vì sao mà sống
Có ba người mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế
nào để bản thân sống được vui vẻ.

- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? - Nhà hiền triết hỏi.

Người đầu tiên nói:

- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ hai nói:

- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn ngày hôm nay hay không, vì vậy
mà tôi sống.

Người thứ ba nói:

- Vì tôi có một gia đình phải nuôi dưỡng. Tôi không thể chết, vì vậy mà tôi
sống.

Nhà hiền triết lắc đầu nói:

- Thế thì đương nhiên các ông không được vui vẻ rồi, vì các ông sống chỉ vì sợ
hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ, chứ không vì lý tưởng.

Tờ giấy trắng!
Có một lần, tại một trường trung học, ngài hiệu trưởng đến gặp các em học sinh
để nói chuyện. Trong khi nói, ông giơ lên cho các em thấy một tờ giấy trắng,
trên đó có một chấm tròn đen ở một góc nhỏ, và hỏi:
- Các em có thấy đây là gì không?
Tức thì cả hội trường vang lên:
- Đó là một dấu chấm.
Ngài hiệu trưởng hỏi lại:
- Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng cả ư?
Và ngài kết luận:
- Thế đấy, con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt, mà quên đi tất cả
những phẩm chất tốt đẹp còn lại. Khi phải đánh giá một sự việc, hay là một con
người, thầy mong các em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn
có trên nó.

Hai viên gạch xấu xí


Đến miền đất mới, các vị sư phải xây dựng, mua dụng cụ và bắt tay vào làm
việc. Một chú tiểu được giao xây một bức tường gạch. Chú rất tập trung vào
công việc, luôn kiểm tra xem viên gạch đã thẳng thớm chưa, hàng gạch có ngay
ngắn không. Công việc tiến triển khá chậm vì chú đặc biệt kỹ lưỡng. Tuy
nhiên, chú không lấy đó làm phiền lòng bởi chú biết mình sắp sửa xây một bức
tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời.

Cuối cùng chú cũng hoàn thành công việc vào lúc hoàng hôn buông xuống. Khi
đứng lui ra xa để ngắm nhìn công trình lao động của mình, chú bỗng cảm thấy
có gì đó đập vào mắt: mặc dù chú đã rất cẩn thận khi xây bức tường song vẫn
có hai viên gạch bị đặt nghiêng. Và điều tồi tệ nhất là hai viên gạch đó nằm
ngay chính giữa bức tường. Chúng như đôi mắt đang trừng trừng nhìn chú.

Kể từ đó mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền chú tiểu đều dẫn họ đi khắp nơi
trừ đến chỗ bức tường mà chú xây dựng.

Một hôm có hai nhà sư già đến tham quan ngôi đền. Chú tiểu đã cố lái họ sang
hướng khác nhưng hai người vẫn nằng nặc đòi đến khu vực có bức tường mà
chú xây dựng. Một trong hai vị sư khi đứng trước công trình ấy đã thốt lên:
“Ôi, bức tường gạch mới đẹp làm sao!”

“Hai vị nói thật chứ? Hai vị không thấy hai viên gạch xấu xí ngay giữa bức
tường kia ư?” - Chú tiểu kêu lên trong ngạc nhiên.

“Có chứ, nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép thành một bức
tường tuyệt vời ra sao.” - Vị sư già từ tốn.

Đôi khi chúng ta quá nghiêm khắc với bản thân mình khi cứ luôn nghiền ngẫm
những lỗi lầm mà ta mắc phải, cho rằng cả thế giới đều nhớ đến nó và quy
trách nhiệm cho ta. Chúng ta dã hoàn toàn quên rằng đó chỉ là hai viên gạch
xấu xí giữa 998 viên gạch hoàn hảo.

Và đôi khi chúng ta quá nhạy cảm với lỗi lầm của người khác. Khi bắt gặp ai
đó mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết. Và hễ có ai nhắc đến tên người đo, ta lại liên
hệ ngay đến lỗi lầm của họ mà quên bẵng những điều tốt đẹp họ đã làm.

Cần phải học cách rộng lượng với người khác và với chính mình. Một thế giới
nhân ái trước hết là một thế giới nơi lỗi lầm được tha thứ.
Trên hoang đảo

Một chuyến tàu ngoài khơi gặp bão và bị đắm. Có hai người dạt đến một hoang
đảo. Cả hai đã nhiều lần làm thuyền nhưng không lần nào thành công. Cuối
cùng, họ đồng ý với nhau là cùng ngồi cầu nguyện. Mỗi người sẽ ở một nửa
hòn đảo xem lời cầu nguyện của ai sẽ linh nghiệm.
Đầu tiên, người thứ nhất cầu nguyện có được thức ăn. Sáng hôm sau, người thứ
nhất tìm thấy một cây có nhiều quả rất ngon nên anh ta không còn phải lo lắng
đi tìm thức ăn nữa. Ở phần bên kia hòn đảo, đất vẫn khô cằn và người thứ hai
không tìm được gì cả.
Hết một tuần, người thứ nhất cầu nguyện cho có bầu bạn. Chỉ sau một ngày, ở
bên đảo của người thứ nhất có một chiếc tàu khác bị đắm và một người phụ nữ
dạt vào. Hai người chuyện trò cho bớt cô đơn, còn ở phần bên kia hòn đảo,
người thứ hai vẫn không có gì khác.
Liên tục ngững ngày sau đó, người thứ nhất cầu nguyện được căn nhà, quần áo
ấm và nhiều thức ăn hơn. Phép màu lại xảy ra. Những gì anh ta ước thường
xuất hiện ngay vào buổi sáng ngày hôm sau. Tuy nhiên, vẫn không có gì khác
xảy ra ở phần đảo của người đàn ông thứ hai.
Cuối cùng, người thứ nhất và người phụ nữ - nay đã là vợ anh ta- cầu nguyện
có một chiếc tàu. Sáng hôm sau, một chiếc tàu lớn xuất hiện trên bãi biển.
Người thứ nhất dẫn vợ mình lên tàu và quyết định bỏ người thứ hai ở lại trên
đảo. Anh ta nghĩ rằng người kia không đáng được nhận bất kì tứ gì anh ta có
được từ những lời cầu nguyện riêng của anh ta.
Khi chiếc tàu chuẩn bị rời bến, bỗng người thứ nhất nghe thấy có tiếng nói
vang lên từ không trung:
-" Tại sao ngươi lại bỏ bạn mình?".
Người thứ nhất thản nhiên cao giọng:
-"Tất cả mọi thứ đều do tôi cầu nguyện mà có. Anh ta chẳng cầu nguyện được
gì cả nên anh ta không xứng đáng để đi cùng tôi."
-"Ngươi sai rồi" – giọng nói vang lên trách móc – " Từ đầu đến cuối, anh ta chỉ
ước có một điều và ta đã thực hiện cho anh ta điều ước ấy".
Người thứ nhất rất ngạc nhiên:
-"Hãy cho tôi biết anh ta đã ước gì vậy?"
-"Anh ta đã ước rằng những lời cầu nguyện của ngươi được biến thành sự
thật!" ....

Không thể nhìn từ một phía


Mặt trăng và Mặt Trời tranh cãi với nhau về Trái Ðất. Mặt Trời nói : "Lá và cây
cối, tất cả đều màu xanh". Nhưng Mặt Trăng thì lại cho rằng, tất cả chúng mang
một ánh bạc lấp lánh. Mặt Trăng nói rằng, con người trên Trái Ðất thường ngủ.
Còn Mặt Trời lại bảo con người luôn hoạt động đấy chứ.
- Con người hoạt động, vậy tại sao trên Trái Ðất lại yên ắng đến vậy ? Mặt
Trăng cãi.
- Ai bảo là trên Trái Ðất yên lặng ?- Mặt Trời ngạc nhiên- Trên Trái Ðất mọi
thứ đều hoạt động, và còn rất ồn ào, náo nhiệt nữa.
Và họ cãi nhau rất lâu, cho đến khi Gió bay ngang qua.
- Tại sao các bạn lại cãi nhau về chuyện này chứ ? Tôi đã ở bên cạnh Mặt Trời
khi Mặt Trời nhìn xuống Trái Ðất, và tôi cũng đi cùng Mặt Trăng khi Mặt
Trăng xuất hiện. Khi Mặt Trời xuất hiện, mọi thứ là ban ngày, cây cối màu
xanh, con người hoạt đông. Còn khi Trăng lên, đêm về, mọi người chìm vào
giấc ngủ.
Nếu chỉ nhìn mọi việc dưới con mắt của mình, thì mọi thứ chẳng có gì là hoàn
hảo, trọn vẹn cả. Không thể đánh giá Trái Ðất chỉ bằng con mắt của Mặt Trời
hoặc Mặt trăng được.

You might also like