You are on page 1of 30

Bộ sách: Khám phá tư duy

Phần VI: Những câu chuyện về gia đình.

Tự nhiên -xã hội -tư duy


Thư gửi con

Hai bố con đã cãi vã với nhau. Con đã rất bực tức và bố cũng thế. Bố đã mất
bình tĩnh, thế là hai bố con ta to tiếng với nhau. Con biết đấy, rốt cuộc là la hét
chẳng giúp ích được gì ngoại trừ làm cho mọi thứ đều trở nên tồi tệ hơn.

Bố rất vui khi tối qua con đã đến và xin lỗi bố.Điều đó bố biết không dễ dàng
chút nào, đặc biệt là khi ai cũng nghĩ rằng mình đúng.

Bố cũng xin lỗi con. Bố đã sai khi mất bình tĩnh như thế. Con biết đó, làm một
điều sai thì rất dễ dàng, nhưng lấy lại điều sai đó thì vô cùng khó.Bố cũng cảm
thấy rất khó khăn khi nói xin lỗi con, con trai. Nhưng bố thật mừng vì cuối
cùng bố cũng đã xin lỗi.

Có lẽ con không biết đâu, khi con nổi nóng bố cảm thấy như mình mất hết
quyền lực. Bố sợ hãi!!!!! Bố không còn điều khiển được cảm xúc nữa. Hoặc là
bố phải đấu tranh, hoặc là bố phải trốn chạy. Bố đã chọn cách thứ nhất.

Nói lời xin lỗi quả khó thật, nó cưỡng lại quy luật tự nhiên vì lòng tự ái của con
người. Ai cũng luôn nghĩ là mình đúng, trong khi xin lỗi nghĩa là công nhận
mình sai. "Xin lỗi", nó cần một sự thay đổi trong tư tưởng, cần phải chấp nhận
rằng mình đã sai, cần sự nhún nhường, nghĩa là khước từ những gì mình đã
nghĩ trong đầu trước đó.

Nhưng xin lỗi cũng có cái hại của nó, vì đã xin lỗi rồi thì khi khác, nếu trường
hợp y như thế này lại tái diễn thì lời xin lỗi không còn chút giá trị gì hết.
Nhưng bố biết rằng xin lỗi là đúng đắn. Bố và con phải rút kinh nghiệm, phải
làm thế nào, cư xử thế nào trong tương lai. Và vì vậy hai bố con phải quên đi
những lỗi lầm của nhau.hai bố con không thể mang cái sai trong suốt hành trình
còn lại của đời mình.

Bố rất vui, con trai, con đã đến xin lỗi bố và cho bố cơ hội để xin lỗi con. Hai
bố con đã cho nhau cơ hội để tha thứ lẩn nhau, để cả hai bố con mình biết: Bố
yêu con như thế nào và con cũng yêu bố đến mức nào.

Bố của con.
ĐÂY LÀ BỨC THƯ CỦA MỘT NGƯỜI BỐ GỬI MỘT NGƯỜI CON SAU
CUỘC CÃI VÃ.CÓ THỂ BỐ MẸ KHÔNG NÓI LÊN THÀNH LỜI NHƯ
THẾ NÀY.NHƯNG HÃY TIN RẰNG TRONG ĐẦU BỐ MẸ LUÔN CÓ
MỘT BỨC THƯ TƯƠNG TỰ NHƯ THẾ.MỖI KHI BẠN BUỒN BÃ VÀ BỊ
TỔN THƯƠNG VÌ NHỮNG LỜI NÓI CỦA BỐ MẸ TRONG LÚC GIẬN
DỮ, HÃY ĐỌC BỨC THƯ NÀY ĐỂ XOA DỊU LÒNG MÌNH...ĐỄ BIẾT
RẰNG CHA MẸ THƯƠNG YÊU CHÚNG TA BIẾT BAO NHIÊU
Tô mì của người lạ

Tối hôm đó cô cãi nhau với mẹ, rồi không mang gì theo cô đùng đùng ra khỏi
nhà. Trong lúc đang trên đường, cô mới nhớ ra rằng mình chẳng có đồng bạc
nào trong túi, thậm chí không có đủ mấy xu để gọi điện về nhà.

Cùng lúc đó cô đi qua một quán mì, mùi thơm bốc lên ngào ngạt làm cô chợt
cảm thấy đói ngấu. Cô thèm một tô mì lắm nhưng lại không có tiền!

Người bán mì thấy cô đứng tần ngần trước quấy hàng bèn hỏi:

- Này cô bé, cô có muốn ăn một tô không?

- Nhưng... nhưng cháu không mang theo tiền... - cô thẹn thùng trả lời.

- Ðược rồi, tôi sẽ đãi cô - người bán nói - Vào đây, tôi nấu cho cô một tô mì.

Mấy phút sau ông chủ quán bưng tới cho cô một tô mì bốc khói. Ngồi ăn được
mấy miếng, Sue lại bật khóc

- Có chuyện gì vậy? - ông ta hỏi

- Không có gì. Tại cháu cảm động quá! - Sue vừa nói vừa lấy tay quẹt nước
mắt.
- Thậm chí một người không quen ngoài đường còn cho cháu một tô mì, còn
mẹ cháu, sau khi cự cãi đã đuổi cháu ra khỏi nhà. Chú là người lạ mà còn tỏ ra
quan tâm đến cháu, còn mẹ cháu.... "bả" ác độc quá!!" - cô bé nói với người
bán mì...
Nghe nói vậy, ông chủ quán thở dài:

- Này cô bé, sao lại nghĩ như vậy? Hãy suy nghĩ lại đi, tôi mới chỉ đãi cô một tô
mì mà cô cảm động như vậy, còn mẹ cô đã nuôi cô từ khi cô còn nhỏ xíu, sao
cô không biết ơn mà lại còn dám cãi lời mẹ nữa?

Sue giật mình ngạc nhiên khi nghe điều đó.

"Tại sao mình lại không nghĩ ra nhỉ? Một tô mì của người lạ mà mình cảm thấy
mang ơn, còn mẹ mình đã nuôi mình hàng bao năm qua mà thậm chí mình
chưa bao giờ tỏ ra quan tâm đến mẹ dù chỉ một chút. Mà chỉ vì chuyện nhỏ
mình lại cự cãi với mẹ.

Trên đường về, cô thầm nghĩ trong đầu những điều cô sẽ nói với mẹ:" Mẹ ơi,
con xin lỗi. Con biết đó là lỗi của con, xin mẹ tha thứ cho con..."

Khi bước lên thềm, cô nhìn thấy mẹ đang lo lắng và mệt mỏi vì đã tìm kiếm cô
khắp nơi. Nhìn thấy cô, mẹ cô nói:" Vào nhà đi con. Chắc con đói bụng lắm rồi
phải không? Cơm nước mẹ nấu xong rồi, vào nhà ăn ngay cho nóng..."
Không thể kiềm giữ được nữa, cô òa khóc trong tay mẹ.

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta dễ cảm kích với những hành động nhỏ mà
một số người chung quanh làm cho chúng ta, nhưng đối với những người thân
thuộc, nhất là cha mẹ, chúng ta lại xem sự hi sinh của họ như chuyện đương
nhiên...

Tình yêu và sự quan tâm lo lắng của cha mẹ là món quá quý giá nhất mà chúng
ta được tặng từ khi mới chào đời.

Cha mẹ không mong đợi chúng ta trả công nuôi dưỡng nhưng......
Liệu có bao giờ chúng ta quý trọng sự hy sinh vô điều kiện này của cha mẹ
chúng ta chưa??
Mảnh nhôm khắc số

Sau một thời gian khá dài khi người bố mất, người con gái mới vào phòng bố,
cô thấy một chiếc hộp màu đen, được trạm trổ một cách rất công phu, có đề
chữ: Tặng con gái!

Cô gái mở chiếc hộp và ngạc nhiên khi thấy trong hộp chỉ là một mảnh nhôm
xấu xí co khắc số 23. Cô rất lấy làm ngạc nhiên, tại sao bố cô lại giữ một vật
không có giá trị trong một chiếc hộp đẹp như thế.

Rồi bẵng đi một thời gian cô con gái quên đi thắc mắc ấy. Cho đến khi cô sinh
đứa con đầu lòng. Lúc từ bệnh viện cô thấy nét mặt của chồng rất mừng. Cô
hỏi có chuyện gì thế anh?

Người chồng trả lời anh vừa nhặt được một báu vật, nói rồi người chồng liền
rút ở túi mình ra một mảnh nhôm xấu xí có khắc số 23, anh bảo đó là mảnh
nhôm người ta đeo vào cổ chân con gái anh để không nhầm lẫn với con gái
người khác. Đây là vật mà chỉ có con gái anh mới có.....Và bây giờ thì cô đã
hiểu vi sao bố cô lại trân trọng mảnh nhôm đó thế.
Về nhà đi con!

Trong một thị trấn nhỏ, một người cha cãi nhau với Paco – đứa con trai nhỏ của
mình. Vào sáng hôm sau, người cha phát hiện đứa con của mình đã bỏ nhà ra
đi.

Tràn ngập hối hận, người cha nhận thấy rằng đứa con trai thật sự quan trọng
hơn tất cả mọi điều trên thế gian này. Ông muốn sửa chữa lại mọi việc.

Ông đi tới một cửa hiệu nổi tiếng nhất thị trấn và treo một tấm biển
"Paco, về nhà đi con. Cha yêu con lắm. Hãy gặp cha ở đây vào sáng mai."

Sáng hôm sau, người cha đi đến cửa hiệu, ở đó đã có bảy cậu bé cùng tên Paco
và cũng chạy trốn khỏi nhà mình. Những đứa trẻ này đã nghe được tiếng gọi
đầy tình thương, và mỗi đứa đều hy vọng đó chính là người cha đang gọi mình
về nhà với vòng tay rộng mở.

- Theo hoahoctro.com

Hoa hồng tặng mẹ


Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Khi bước
ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó
sao lại khóc.

- Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ
có 75 xu trong khi giá một hoa hồng đến 2 đôla.

Anh mỉm cười và nói với nó:

- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.

Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi,
anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:

- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.

Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới
đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:

- Đây là nhà của mẹ cháu.

Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.

Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một
bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch về nhà mẹ anh để trao tận
tay bà bó hoa.

Bố tớ là công nhân!
Tôi chưa bao giờ nghe trộm người khác nói chuyện. Nhưng có một lần tôi đã
làm điều đó khi đi ngang phòng con trai tôi. Khi ấy vợ tôi đang trò chuyện
cùng Bobby - đứa con trai nhỏ của chúng tôi - về những chuyện của con với
bạn.
Dường như vợ tôi đã nghe vài đứa bạn của Bobby khoác lác về công việc của
bố chúng - những vị giám đốc và những ông chủ lớn. Sau đó chúng hỏi Bobby:
“Bố cậu làm nghề gì, Bobby?”. Bobby lúng túng, e ngại và ngoảnh mặt nói
nhỏ: “Bố tớ là công nhân!”. Đợi cho bọn trẻ ra về, vợ tôi gọi Bobby đến, hôn
lên đôi má bầu bĩnh của con rồi bảo: “Bobby, con đã nói rằng bố là một công
nhân, điều đó không sai! Nhưng mẹ nghĩ là con chưa thật sự hiểu được công
việc ấy có ý nghĩa như thế nào. Vậy mẹ nói cho con nghe điều này!”.
Rồi vợ tôi bắt đầu: “Trong tất cả những ngành công nghiệp làm giàu đất nước,
trong những cửa hiệu buôn bán hay bất cứ khi nào con trông thấy một tòa nhà
mới xây, hãy nhớ điều này con trai, chính những người công nhân bình thường
như bố con đã làm những công việc đồ sộ đó! Đúng là người giám đốc có được
những chiếc bàn làm việc sang trọng và quần áo sạch sẽ cả ngày. Đúng là họ
phác thảo ra những công trình và điều hành công việc. Nhưng để biến tất cả
thành hiện thực chính là nhờ vào những người công nhân như bố con. Nếu
những ông chủ ngưng làm việc trong một năm, bánh xe công nghiệp vẫn
chuyển động dù có chậm lại, nhưng nếu thiếu những người như bố con, thì
bánh xe ấy không chuyển động được nữa!”.
Tôi đã cố ngăn dòng nước mắt chực trào ra vì xúc động khi bước vào phòng.
Ánh mắt Bobby sáng lên, rồi đứa con trai bé bỏng bật dậy chạy đến ôm lấy tôi:
“Con rất tự hào khi được làm con trai của bố vì bố là một trong những công
nhân bình thường ấy, những người đã làm nên những công việc thật vĩ đại mà
không ai biết được”.
(Theo Inspirational Stories)

Mẹ sẽ không lạnh nữa...


Một đêm mùa đông, trời đất phủ đầy tuyết. Một phụ nữ trên đường về nhà đi
qua một chiếc cầu đá. Đang đi, chợt chị nghe thấy tiếng khóc trẻ con yếu ớt và
đứt đoạn vọng lên từ dưới dạ cầu. Chị tất tả rẽ tuyết lội xuống và cảnh tượng
trước mắt khiến chị sững sờ, đau đớn: Một người phụ nữ bê bết máu đang nằm
co quắp. Trên thân thể của chị chỉ còn một chiếc váy mỏng, nhưng vòng tay
của chị đang ôm chặt một đống váy áo mà từ đó phát ra tiếng oe oe khe khẽ.
Người phụ nữ qua đường cúi xuống khẽ mở bọc quần áo. Một đứa trẻ tím ngắt
tay chân co quắp miệng há hốc như con cá bị quăng lên cạn đang thoi thóp thở.
Chị hiểu ngay người mẹ sau khi đẻ rơi con ở dọc đường đã gắng sức bọc lên
người con mình mọi mảnh vải chị có với hy vọng hơi ấm sẽ cứu sống đứa con
chị.
Đứa trẻ được người phụ nữ qua đường mang về nuôi, mẹ nó được chôn cất ở
gần đó. Mãi tới khi nó đã 12 tuổi, sau nhiều lần đắn đo, người phụ nữ quyết
định nói ra sự thật. Chú bé im lặng nghe chị kể mắt nhìn xuống đất, tay vân vê
vạt áo.
Chị dẫn con thăm mộ mẹ đẻ của nó. Trời chớm đông xám xịt, gió lạnh chích da
thịt nhoi nhói. Chú bé quỳ trước mộ mẹ hồi lâu. Sau chút lưỡng lự, nó xin chị
cứ về nhà trước. Chiều con, người phụ nữ ra về, lòng băn khoăn. Đi được nửa
đường, cầm lòng không nổi, chị quay trở lại nghĩa địa.
Cũng như hơn chục năm trước, cảnh tượng chị nhìn thấy lại khiến chị cầm lòng
không nổi. Con chị quỳ trước mộ người phụ nữ đã chọn cái chết để nó được
sống, trên người thằng bé cũng chỉ còn bộ cánh mỏng. Trên nấm đất trụi cỏ là
đống quần áo ấm của đứa bé. "Mẹ sẽ không lạnh nữa, mẹ nhé". Chị nghe thằng
bé lẩm bẩm khấn.

Chỉ 5 phút nữa thôi!


Cuộc sống là một chuỗi những điều ưu tiên. Và những điều ưu tiên hàng đầu
của bạn là gì? Hãy dành cho những người mà bạn yêu quý hơn 5 phút trong
quỹ thời gian hằng ngày của bạn.

Trong công viên, một người phụ nữ ngồi gần một người đàn ông trên băng ghế
gần sân chơi cho trẻ em.

“Đó là con trai tôi”, người phụ nữ vừa nói vừa chỉ tay về phía cậu bé mặc áo
len đỏ đang chơi cầu trượt.

“Nó trông rất khoẻ mạnh” người đàn ông đáp lời.

“Còn con trai của tôi là đứa mặc áo len màu xanh ấy”.

Nói rồi, ông ta nhìn đồng hồ và nói với theo cậu con trai: “Về thôi, Todd”, cậu
bé tên Todd quay nhìn bố nài nỉ: “5 phút nũa thôi mà bố, chỉ 5 phút nữa thôi”.

Người đàn ông khẽ gật đầu và cậu bé lại tiếp tục chạy nhảy với vẻ rất sung
sướng.

5 phút trôi qua, người cha đứng dậy và nói: “Sao? Bây giờ chúng ta về được
chưa con?”. Todd lại nài nỉ một lần nữa: “Bố, 5 phút nữa, chỉ 5 phút nữa thôi!”.

Người đàn ông lại mỉm cười và nói: “Được rồi!”.

Người phụ nữ thấy vậy bèn thốt lên: “Ông thật là một người cha kiên nhẫn”.

Người đàn ông cười và chậm rãi nói: “Con trai cả Tommy của tôi bị một kẻ lái
xe say rượu đụng chết năm ngoái trong khi nó đang chạy xe đạp gần đây. Tôi
chưa bao giờ dành nhiều thời gian cho Tommy và bây giờ tôi có thể đánh đổi
bất cứ thứ gì để có thể ở bên nó dù chỉ 5 phút.

Tôi nguyện rằng sẽ không bao giờ lặp lại lỗi lầm đó với Todd. Todd nghĩ nó có
5 phút để chơi đùa. Nhưng sự thật là tôi đã có thêm 5 phút nữa để nhìn nó chơi
đùa”.

(Theo Netlaughter)
Em muốn trở thành người có thể

Thầy giáo hỏi cả lớp: "Lớn lên các em thích làm gì nào?". Hàng loạt âm thanh
cất lên vang cả phòng học: "Em thích trở thành cầu thủ", "Em muốn làm bác
sĩ", "Em muốn trở thành tổng thống", "Em thích làm lính cứu hỏa", "Em muốn
làm giáo viên", "Em ước mơ trở thành vận động viên đua xe"... Ngoại trừ một
cậu bé.

Thầy giáo để ý thấy cậu bé chỉ ngồi im mà không nói gì. "Sau này lớn lên em
muốn làm gì?", thầy giáo đến bên cậu bé và hỏi. "Có thể", cậu bé đáp. "Có
thể?", thầy giáo hỏi lại. "Vâng ạ", cậu bé trả lời, "Mẹ của em luôn bảo rằng em
chẳng thể làm gì ra trò. Vì vậy, khi lớn lên, em muốn trở thành người có thể".
Học cách lắng nghe

Nửa đêm. Chuông điện thoại reo vang làm người mẹ thức giấc. Như chúng ta
biết, ai nghe điện thoại reo lúc nửa đêm cũng bực mình nhìn đồng hồ và lẩm
bẩm… Nhưng buổi đêm đó thì khác, người mẹ ấy cũng khác.

Nửa đêm. Những ý nghĩ lo lắng bỗng tràn đầy trong đầu óc của người mẹ. Và
người mẹ nhấc máy “Alô ?”. Bỗng bà nghĩ đến con gái mình. Bà nắm ống nghe
chặt hơn và nhìn về phía người bố, lúc này đã tỉnh dậy xem ai đã gọi điện cho
vợ mình.

- Mẹ đấy ạ? - Giọng nói trên điện thoại cất lên, như đang thì thầm, rất khó đoán
là người gọi bao nhiêu tuổi, nhưng chắc chắn là cô gái đó đang khóc. Rất rõ.
Giọng thì thầm tiếp tục:

- Mẹ, con biết là muộn rồi. Nhưng đừng nói … đừng nói gì, để con nói đã. Mẹ
không cần tra hỏi đâu, đúng con vừa uống rượu. Con mới ra khỏi đường cao
tốc và…

Có cái gì đó không ổn. Người mẹ cố im lặng…

- Con sợ lắm. Con chỉ vừa mới nghĩ là mẹ có thấy đau lòng không nếu một
cảnh sát đến cửa nhà mình và bảo con đã chết vì tai nạn. Con muốn… về nhà.
Con biết, một đứa con gái bỏ nhà đi quả thật là hư hỏng. Con biết có thể mẹ lo
lắng. Lẽ ra con nên gọi cho mẹ từ mấy ngày trước, nhưng con sợ… con sợ…

Người mẹ nắm chặt ống nghe, nuốt tiếng nấc. Người mẹ nén những cái nhói
lên đau đớn tận trong tim. Khuôn mặt con gái bà hiện rõ ràng ngay trước mặt
bà. Bà cũng thì thầm: “Mẹ nghĩ…”.

- Không! Mẹ để con nói hết đã! Đi mẹ!

Giọng cô gái năn nỉ, lúc này giọng cô gái như một đứa trẻ không được che chở
và đang tuyệt vọng. Người mẹ đành dừng lại, và bà cũng đang nghĩ xem nên
nói gì với con. Giọng cô gái tiếp:

- Con là đứa hư hỏng, mẹ ạ! Con trốn nhà! Con biết con không nên uống rượu
say thế này, nhưng con sợ lắm, mẹ ơi! Sợ lắm…

Giọng nói bên kia lại ngắt quãng bởi những tiếng nấc. Người mẹ che miệng,
mắt đầy nước. Tay người mẹ chạm vào ống nghe điện thoại làm vang lên tiếng
“cạch”, nghe như tiếng đặt máy, cô gái vội kêu lên:

- Mẹ còn nghe con không ? Con xin mẹ đừng đặt máy!

- Con cần mẹ, con thấy cô đơn lắm!

- Mẹ đây, mẹ sẽ không đặt máy đâu – Người mẹ nói.

- Mẹ ơi, con lẽ ra phải nói với mẹ. Con biết lẽ ra con phải nói với mẹ. Nhưng
khi mẹ nói chuyện với con, mẹ chỉ luôn bảo con là phải làm gì. Mẹ nói mẹ đã
đọc hết quyển sách tâm lý và biết cách dạy con, nhưng tất cả những gì mẹ làm
là chỉ bắt con nghe thôi. Mẹ không nghe con. Mẹ không bao giờ để con nói với
mẹ là con cảm thấy ra sao. Cứ như là cảm giác của con chẳng quan trọng gì
vậy. Có phải vì mẹ nghĩ mẹ là mẹ của con và mẹ biết hết mọi lời giải đáp
không ? Nhưng đôi khi con không cần những lời giải đáp. Con chỉ cần một
người lắng nghe con…

Người mẹ lặng đi. Bà nhìn những quyển sách tâm lý bà để ở đầu giường.

- Mẹ đang nghe con – Người mẹ thì thầm.

- Mẹ ơi, khi ở trên đường cao tốc, con không điều khiển nổi xe nữa. Con nhìn
thấy một cái cây to lắm chắn đường con. Con muốn đâm vào nó. Nhưng con
cảm thấy như con đang nghe mẹ dạy rằng không thể lái xe khi vừa uống rượu.
Cho nên con dừng lại đây. Mẹ ơi, vì con vẫn còn… muốn về nhà – Cô gái dừng
lại một chút – con đi về nhà đây, mẹ, cho con về, mẹ nhé?

- Không – người mẹ vội ngắt lời, cảm thấy cơ thể như đông cứng lại – con ở
yên đó! Mẹ sẽ gọi một chiếc taxi đến đón con. Đừng tắt máy, hãy nói chuyện
với mẹ trong khi chờ taxi đến.

- Nhưng con muốn về ngay, mẹ ơi…

- Nhưng hãy làm điều này vì mẹ, hãy chờ taxi đi, mẹ xin con.

Người mẹ thấy cô gái im lặng. Thật đáng sợ. Không nghe cô trả lời. Người mẹ
nhắm mắt, thầm cầu nguyện trong khi người bố đi gọi một chiếc taxi.
Cô gái im lặng rất lâu nhưng cô không tắt máy và người mẹ cũng vậy.

- Có taxi rồi mẹ ạ! - Tiếng cô gái bỗng vang lên và có tiếng xe ôtô dừng lại.
Người mẹ bỗng thấy nhẹ nhõm hơn. - Con về nhà ngay đây, mẹ nhé!

Có tiếng “tích”, có lẽ là tiếng tắt máy điện thoại di động. Rồi im lặng.

Người mẹ đứng dậy, mắt nhòe nước. Bà đi vào phòng cô con gái 16 tuổi.
Người bố đi theo, và hỏi:

- Em có nghĩ là cô bé đó sẽ biết là cô đã gọi nhầm số điện thoại ?

Người mẹ nhìn đứa con gái đang ngủ ngon trên giường, và trả lời:

- Có lẽ cô bé đã không gọi nhầm…

- Bố mẹ làm gì thế ? - Giọng ngái ngủ của cô con gái cất lên khi cô mở mắt và
thấy bố mẹ đứng cạnh giường mình.

- Bố mẹ đang tập… - Người mẹ trả lời.

- Tập gì ạ ? – Cô bé lẩm bẩm, gần như lại chìm vào giấc ngủ.

- Tập lắng nghe – Người mẹ nói thầm và vuốt tóc cô con gái…

Chữ viết trên tường


Một người mẹ mệt mỏi trở về từ cửa hàng bách hóa, kéo lê túi thực phẩm qua
cửa bếp. Cậu con trai tám tuổi đang đợi chị về, lo lắng kể cho me nghe về việc
đứa em trai nó đã làm:

- Khi con đang chơi ở ngoài kia còn bố thì gọi điện thoại, em đã lấy sáp màu
viết lên tường, lên chỗ giấy dán tường ở phòng mẹ mà mẹ vừa mới mua ấy ạ.
Con đã bảo nó là mẹ sẽ rất tức giận nếu phải dán lại chỗ giấy đó.

Người mẹ thở dài, vầng trán đẫm mồ hôi nhăn lại: "Bây giờ em con đang ở
đâu?".

Bỏ túi đồ ra, với những bước chân kiên quyết, chị đi về phía phngf đứa con trai
nhỏ, nơi cậu bé đang trốn. Chị gọi cả họ tên đầy đủ của con trai lúc bước vào
ppòng. Còn cậu bé thì run lên, nó nghĩ, hẵn là ngày tận số của nó đã đến. Trong
mười phút tiếp theo, người mẹ chỉ than vãn, càu nhàu về chỗ giấy dán tường
đắt tiền và chị đã phải giữ gìn như thế nào, về tất cả những phiền toái, tốn kém
vì phải sửa lại. Càng mắng mỏ, chị càng tức giận. Ra khỏi phòng con trai, tâm
trạng rối bời, chị bước những bước nặng nề về phòng riêng. Khi nhìn lên bức
tường, người mẹ khóc. Trên tường là một trái tim lớn, bên trong viết dòng chữ
"Con yêu mẹ"...

Giờ đây, tờ giấy dán tường đó vẫn được giữ nguyên như lúc người mẹ nhìn
thấy, chỉ thêm một chiếc khung tranh rỗng được treo lên bao bọc lấy trái tim
đó, như để nhắc nhở người mẹ hãy dành thời gian đọc những dòng chữ con trẻ
viết trên tường
(Chicken Soup)

Trở về
Một người lính trở về nhà đoàn tụ với gia đình sau nhiều năm tham chiến ở
nước ngoài. Từ San Francisco anh gọi điện về thăm hỏi gia đình.

- Cha mẹ ơi, con đang trở về nhà đây. Nhưng con có điều muốn xin phép cùng
cha mẹ. Con muốn dẫn bạn cùng về nhà mình.

- Ồ, được thôi con trai. Cha mẹ rất sẵn lòng đón tiếp bạn con.

- Nhưng có điều này cha mẹ nên biết: anh ấy bị thương khá nặng trong chiến
tranh, mất cả cánh tay và đôi chân. Anh ấy không còn chỗ nào để nương tựa, vì
vậy con muốn anh ấy về sống cùng chúng ta.

- Cha mẹ rất tiếc khi nghe điều này, có thể chúng ta sẽ giúp anh ấy tìm được
chỗ trú ngụ.

- Ồ không, con muốn anh ấy ở cùng chúng ta kia.

- Con không biết con đang đòi hỏi điều gì đâu con trai. Một người tàn tật như
vậy sẽ là một gánh nặng đè lên vai chúng ta. Chúng ta còn cuộc sống riêng tư
của chúng ta nữa chứ, không thể để một điều như vậy chen vào cuộc sống của
chúng ta được. Tốt hơn hết là con quay về nhà và quên anh chàng ấy đi. Anh ta
chắc sẽ chóng tìm được cách tự kiếm sống thôi.

Nghe đến đó, người con trai gác máy. Vài ngày sau đó họ đột nhiên nhận được
cú điện thoại từ cảnh sát San Francisco báo tin người con trai đã chết sau khi
ngã từ một tòa nhà cao tầng. Cảnh sát cho rằng đây là một vụ tự sát.

Người cha và mẹ đau buồn này vội vã bay đến San Francisco và được dẫn đến
nhà táng thành phố để nhận xác con. Họ nhận ra anh ngay, nhưng họ cũng kinh
hoàng nhận ra một điều khác cùng lúc. Con trai họ chỉ còn lại một tay và một
chân.
Chiếc hộp
Có một người cha nghèo đã quở phạt đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng
phí cả một cuộn giấy gói quà mầu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận
khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một cái hộp giấy.
Sáng sớm hôm sau, đứa con gái nhỏ vẫn mang hộp quà đến nói với cha: "Con
tặng bố!". Người cha cảm thấy bối rối vì cơn giận dữ của mình tối hôm trước
nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra, thấy cái hộp trống rỗng.

Ông mắng con gái. Đứa con gái nhỏ ngước nhìn cha, nước mắt rưng rưng,
thưa: "Bố ơi, đó đâu phải là cái hộp rỗng, con đã thổi đầy những nụ hôn vào
hộp để tặng bố mà!".

Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy đứa con gái nhỏ cầu xin con tha
thứ.

Đứa con gái nhỏ, sau đấy không bao lâu, qua đời trong một tai nạn. Nhiều năm
sau, người cha vẫn khư khư giữ cái hộp giấy bên mình, mỗi khi gặp chuyện nản
lòng, ông lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà đứa con gái
bé bỏng của ông đã thổi vào chiếc hộp.

Trong cuộc sống, chúng ta đã và sẽ nhận được những chiếc hộp quý giá chứa
đầy tình yêu và những nụ hôn vô tư từ con cái của chúng ta, từ bạn bè, gia đình.
Trên đời này, chúng ta không thể có được tài sản nào quý giá hơn những chiếc
hộp chứa đầy tình yêu vô tư như thế.

Tội lỗi
Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi
làm tôi phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném
cho bà một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, một trong
những đứa bạn học trong lớp la lên: “Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!”.

Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi
cuộc đời tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà: “Mẹ chỉ muốn biến
con thành trò cười!”.
Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy
lòng tôi tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn
thoát ra khỏi nhà, không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành
thật chăm chỉ, và sau cùng, tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.
Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế,
tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với
cuộc sống, với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi
mua cho mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự
nhủ thế là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi.
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí
bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam
lũ đứng trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa
giận vừa lo vợ tôi biết chuyên, hét lên: “Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ
thế? Đi khỏi đây ngay!”. Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời “Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa
chỉ!” và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm liên lạc với bà trong suốt một thời
gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ mẹ
còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao?
Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi
nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì
tò mò hơn là muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài
ngày trước đó và do không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu
đáo.
Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ
để lại cho tôi:
“Con yêu quý,
Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất
ngờ và làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường
tham dự buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến
đó nhìn con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian
con đi học ở đây.
Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt.
Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con
con mắt của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho
con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên
người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy
cả một thế giới mới, bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ..
Mẹ yêu con lắm,
Mẹ...".
Thiên thần

Có một đứa bé sắp chào đời. Nó bèn hỏi Thượng Đế:

- Họ nói ngày mai Người sẽ đưa con xuống trần gian, nhưng làm sao con sống
nổi ở đó khi mà con quá nhỏ bé và bất lực như thế này?

Thượng Đế đáp:

- Trong số những thiên thần, ta đã chọn cho con một người. Thiên thần của con
sẽ đợi con và săn sóc con chu đáo.

Đứa bé lại nài nì:

- Nhưng này con không phải làm việc gì ngoài ca hát và vui cười hạnh phúc
chứ?

Thượng Đế đáp:

- Thiên thần của con sẽ hát cho con nghe và cũng sẽ tươi cười với con mỗi
ngày. Con sẽ cảm nhận được tình thương của người dành cho con và con sẽ
thấy rất hạnh phúc.

Đứa bé lại hỏi:

- Và làm sao con có thể hiểu được khi họ nói chuyện với con bằng một ngôn
ngữ mà con chưa hề biết đến?

Thượng Đế trả lời:

- Thiên thần của con sẽ nói với con bằng những ngôn từ nhẹ nhàng và đẹp đẽ
nhất mà con chưa từng được nghe, đồng thời với sự nhẫn nại và cẩn trọng,
thiên thần của con sẽ dạy con biết nói.

- Con nghe nói chốn trần gian lắm kẻ xấu xa. Ai sẽ bảo vệ con?

- Thiên thần của con sẽ hộ trì con ngay cả khi điều đó đe dọa đến tính mạng của
người.

- Nhưng con sẽ rất buồn vì không còn được nhìn thấy Ngài nữa.

- Thiên thần của con sẽ luôn nói với con về Ta, và dạy con cách thức quay về
với Ta dù rằng Ta luôn cận kề con.

Vào giây phút đó, ở nơi thiên đường ngâp tràn an lạc nhưng người ta vẫn có thể
nghe thấy những tiếng gọi vang vọng từ cõi thế, và đứa bé vội vàng hỏi
Thượng Đế:

- Thưa Ngài, nếu con phải đi ngay bây giờ, xin hãy cho con biết tên thiên thần
hộ mạng của con.

- Tên của người không quan trọng, con chỉ đơn giản gọi người là "Mẹ".
Quyền được khóc

Trong vùng ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn bên bàn ăn, bao quanh là cả gian nhà
đang ngủ yên trong bóng đêm, tôi lặng lẽ ngồi khóc một mình.

Cuối cùng, tôi cũng đưa được hai đứa con lên giường ngủ. Là một ông bố mới
vừa chịu cảnh gà trống nuôi con, tôi phải vừa làm bố, vừa làm mẹ của hai đứa
con nhỏ. Tôi mới vừa cho chúng tắm xong. Mà nào có phải là công việc kỳ cọ
thôi, tôi phải đương đầu với hai đứa trẻ tinh nghịch trong phòng tắm. Chúng
không ngừng múa may quay cuồng, cười đùa la hét và chốc chốc lại ném tung
mọi thứ trong phòng. Đùa chán, chúng mới chịu thay đồ lên giường với điều
kiện là tôi phải xoa lưng cho mỗi đứa năm phút đồng hồ. Rồi tôi lại phải nhấc
cây đàn ghi-ta lên, tiến hành nghi thức hát ru hằng đêm với một loạt bài hát dân
ca, kết thúc với bài "Những chú ngựa nhỏ xinh xắn", bài mà chúng ưa thích
nhất. Tôi hát đi hát lại bài ấy, hạ dần âm thanh và tiết điệu cho đến khi thấy
chúng có vẻ ngủ say mới ngừng hẳn.

Tôi vừa mới ly dị vợ và được quyền nuôi dạy con cái. Quyết định dành mọi nỗ
lực để mang đến cho bọn trẻ một cuộc sống gia đình bình thường và ổn định,
tôi đã khoác lên một bộ mặt hạnh phúc và cố duy trì nề nếp trong gia đình như
lúc trước. Chẳng có gì thay đổi trong các nghi thức được tiến hành hàng đêm
trước khi ngủ, ngoại trừ sự vắng mặt của mẹ chúng. Tôi đã cố gắng chạy theo
những thói quen của bọn trẻ. Cho đến lúc này, mọi chuyện đều suôn sẻ: một
đêm nữa trôi qua bình yên.

Tôi đã phải đứng dậy thật nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra một tiếng động nào
dù là nhỏ nhất. Nếu không, chúng có thể giật mình thức dậy, đòi nghe thêm một
vài bài hát hay một vài câu chuyện kể nữa. Tôi nhón gót bước ra khỏi phòng,
chỉ dám khép hờ cửa rồi rón rén bước xuống cầu thang.

Ngồi thừ bên ghế bên cạnh bàn ăn, tôi mới nhận ra rằng, kể từ khi tan sở về nhà
cho đến lúc ấy, tôi mới có dịp ngồi xuống ghế nghỉ ngơi. Tôi đã phải lao vội
xuống bếp, tất bật nấu nướng rồi dọn bàn phục vụ và động viên hai thiên thần
bé nhỏ ấy ăn hết khẩu phần bữa tối. Sau đó, tôi lúi húi rửa bát đĩa, loay hoay
với những đòi hỏi vụn vặt mà bọn trẻ đặt ra chỉ để khiến tôi phải chú ý đến
chúng. Xong việc bếp núc, tôi lom khom bên bàn học, cùng làm bài tập nhà với
con bé chị đang học lớp hai, đồng thời chia sẻ thời gian với thằng bé út bằng
cách tán thưởng bức vẽ mới nhất của cu cậu, hoặc bò lê dưới nền nhà chơi trò
xếp hình khối với nó. Rồi đến giờ tắm rửa, rồi kể chuyện, rồi xoa lưng, hát ru...,
và cuối cùng, sau một thời gian mệt nhọc, tôi mới có được một vài phút cho
riêng mình. Không gian vắng lặng và bình yên quả là món quà thư giãn vô giá.

Rồi tất cả vụt ào đến, đổ ập xuống người: mệt mỏi, gánh nặng trách nhiệm, nỗi
lo về những hoá đơn tính tiền mà tôi không chắc rằng mình có thể thanh toán
được trong tháng này. Cả một chuỗi dài những lo toan cần thiết để duy trì nhịp
sống của một gia đình. Vậy mà chỉ mới gần đây thôi, tôi cũng còn có bạn đời,
có người gánh đỡ một phần trách nhiệm, chia sẻ một phần công việc, và giúp
tôi thanh toán một phần trong số những tấm hoá đơn tính tiền kia.

Và cuối cùng là cô đơn. Cảm giác cô đơn bao trùm lấy tôi, đẩy tôi xuống tận
đáy biển lạc loài và tuyệt vọng. Tất cả đều rời bỏ tôi, chỉ còn khối lo lắng và
phiền muộn. Tôi cảm thấy mình không còn chịu đựng thêm được nữa. Trong
nỗi tuyệt vọng, tôi bật khóc lúc nào chẳng biết. Tôi cúi đầu, lặng lẽ khóc một
mình.

Bất chợt, một vòng tay bé xíu quàng quang người tôi. Tôi nhổm dậy và bắt gặp
khuôn mặt ngây thơ của đứa con trai năm tuổi đang chăm chú ngước mắt lên
nhìn tôi.

Tôi hoàn toàn bối rối khi nhận ra rằng thằng bé đã nhìn thấy tôi khóc. "Xin lỗi
con, Ethan. Bố không biết con vẫn còn thức." Tôi không hiểu vì sao mình lại
nói với con như vậy, nhưng người ta thường xin lỗi khi để người khác thấy
mình khóc, mà tôi cũng không phải là một ngoại lệ. "Bố rất lấy làm tiếc. Bố
không định khóc đâu. Chỉ vì, tối nay bố cảm thấy hơi buồn một chút thôi."

"Không sao đâu bố. Khóc được cũng tốt thôi, bố cũng có quyền khóc chứ!"

Ôi, con trai của tôi! Không thể nào diễn tả hết niềm hạnh phúc mà thằng bé đã
mang đến cho tôi. Đứa con trai năm tuổi của tôi, vị thiên thần ngây thơ với trực
giác tinh khôi và trong ngần ấy, đã ban cho tôi cái quyền được khóc. Dường
như thằng bé muốn nói với tôi rằng tôi không cần phải là một người luôn mạnh
mẽ và kiên cường, rằng đôi lúc tôi cũng có thể ngả lòng và bộc lộ những cảm
xúc của mình.

Thằng bé rúc vào lòng tôi. Hai bố con chúng tôi ôm nhau và trò chuyện một
lúc. Sau đó, tôi đưa nó về phòng và bế nó lên giường, cẩn thận đắp chăn cho
nó, sau một ngày dài chấm dứt bằng một sự việc như thế, tôi đã có thể lên
giường và ngủ một giấc thật ngon. Cám ơn con, con trai của bố!
Mưa

+ Mưa! Ngoài ruộng, ông bố ướt sũng mình, cố vớt những thân lúa bập bềnh
trong nước. Trong giảng đường, đứa con trai mơ màng ngủ. Ngoài phố, những
tia nắng ấm áp vươn dài.
+ Mưa! Cả sân lúa nhớp nháp, lưng người bố cồng xuống. Trong vũ trường,
thằng con quay cuồng theo tiếng nhạc, ánh điện nhập nhoè.
* Trời vẫn mưa! Ông bố bán vội số lúa, khăn gối vào trại cai nghiện thăm con.
Phố phường vàng nắng thế nhưng lúc ấy, trong lòng đứa con trai lại tầm ngầm
mưa đổ.
Tạp chí Kiến thức ngày nay
Người mẹ và ngọn núi

Có hai bộ lạc là kẻ thù truyền kiếp của nhau. Một sống ở vùng đồng bằng và
một ở trên núi cao. Một hôm, những người ở núi cao đột ngột đổ xuống tấn
công bộ lạc ở đồng bằng. Họ không chỉ cướp bóc của cải, lương thực mà còn
bắt một đứa bé 3 tuổi mang về.

Những người sống ở đồng bằng không biết cách vượt qua những ngọn núi cao
để tìm ra nơi kẻ thù đang sống. Họ cũng không thể lần theo dấu vết của đối
phương. Tuy nhiên, bộ lạc cũng cử một đội gồm những chiến binh xuất sắc
nhất đi tìm đứa bé mang về.

Những người đàn ông đã thử hết cách này đến cách khác, tìm hết lối đi này đến
lối đi khác, nhưng sau nhiều ngày nỗ lực hết sức họ cũng chỉ leo lên được lưng
chừng ngọn núi hiểm trở. Cảm thấy tuyệt vọng và bất lực, họ đành bỏ cuộc và
quyết định quay về. Khi đang thu dọn đồ đạc, họ kinh ngạc thấy người mẹ trẻ
mất con đang từ phía đỉnh núi cao băng xuống. Và họ như không tin vào mắt
mình khi thấy đứa bé bị bắt cóc đang được người mẹ cõng trên lưng. Làm sao
mà điều đó có thể xảy ra?

Những chiến binh đón chào người mẹ trẻ và hỏi: "Dù đã cố hết sức chúng tôi
vẫn không thể vượt lên được ngọn núi này. Làm cách nào mà cô làm được điều
đó trong khi chúng tôi - những người đàn ông mạnh mẽ và có khả năng nhất
của bộ tộc - đã không thể?". Người mẹ trẻ nhún vai đáp: "Đứa bé không phải là
con của các anh!".
Gái Ngoan Dạy Chồng

Ngày xưa có một người đàn ông giàu, vợ chết sớm, chỉ có độc một người con
trai . -Đứa con vốn người xấu nết, đần độn, lại là tay chơi bời lêu lổng không
chịu học hành hay làm ăn gì cả.

Thấy con không lo nối nghiệp nhà, người nhà giàu rất buồn phiền, biết rằng của
cải của mình sẽ có một ngày đội nón ra đi mà thôị Bởi vậy, ông bèn tính
chuyện kiếm cho con một người vợ khôn ngoan đảm đang, để may ra nó sẽ
ngăn chặn tay chồng, bảo vệ một phần nào cơ nghiệp.

Nghĩ vậy, ông cất công đi khắp nơi tìm kiếm, nhưng đi đã nhiều nơi mà vẫn
chưa thấy một người nào vừa ý.

Một hôm, đến một vùng kia, nhân mỏi chân, ông nghỉ lại một gốc đa bên
đường. Ông bỗng thấy ở một cây táo gần đấy có một bọn trẻ đang tranh nhau
trẩy ăn . Một chốc sau, một cô gái tuổi chừng đôi tám, cũng đến trẩy táọ Ông
mới lân la lại gần hỏi xin ăn .

Lúc này, táo chín đã bị bọn người trước trẩy hết, chỉ còn những quả xanh,
nhưng cô gái cũng cố chọn lấy những quả ương ương đưa cho khách.

Thấy cô gái tốt bụng, ông ta nghĩ : "Sởi lởi, trời gởi của cho, quăn co, trời gò
của lạị Chỉ có người nào tốt bụng với mọi người mới xứng đáng được hưởng
giàu có sung sướng".

Bởi vậy, ông mới tìm đến nhà cô gái, giả làm một người lỡ độ đường, xin nghỉ
trọ một tốị Và rồi ông được gia đình cô gái ân cần tiếp đãị

Để thử xem cô gái có khôn ngoan không, ông lân la làm quen với nàng. Khi
biết cô sắp đi chợ, ông đưa ra một quan tiền nhờ mua hộ cho mình "một nắm
gió, một bó lửa". Cô gái chẳng nói chẳng rằng, mua về cho ông một cái quạt và
một con dao đánh lửạ Thấy thế, ông thầm khen ngợi, nhưng vẫn định thử thêm
cho biết.
Qua ngày hôm sau, ông dậy sớm, giở tay nải đưa cho cô mấy bát gạo nếp, nhờ
nàng thổi giúp cho mình một nồi vừa cơm vừa bánh để ăn và đem đi ăn đường.
Cô gái không từ chối, vội lấy gạo ra vo . Trước khi cho vào nồi, nàng bớt lại
một ít giã làm bột vắt bánh rồi hấp luôn vào cơm . Khi nàng bưng ra, ông già
lấy làm vừa ý, cho là con người đó đủ cả đức hạnh, khôn ngoan, đảm đang ít
có. Bèn quyết định trở về sửa soạn lễ hỏi cho con trai làm vợ.

Đứa con trai của ông từ ngày có vợ lại càng lêu lổng ; hắn thường bỏ nhà đi
đánh đàn, đánh đúm với bọn vô lại, làm cho ông hết sức buồn. Và điều làm ông
lo lắng nhất là hắn thỉnh thoảng lại trộm tiền của ông, khi dăm bảy quan, khi
một vài vác, tung vào cuộc đỏ đen . Mặc dù ông đánh đập, mặc dù vợ hắn
khuyên lơn, nhưng hắn chứng nào vẫn tật ấỵ Dần dần ông buồn phiền thành
bệnh. Một hôm, biết mình sắp chết, ông gọi con dâu đến bên giường dặn nhỏ :

- Này cha đã gần đất xa trờị Chồng con là một thằng "Phá gia chi tử", cơ
nghiệp này chỉ còn một sớm một chiều mà thôi . Cha rất thương con xấu số. Từ
lâu cha làm ăn dành dụm, có để được một hũ vàng chôn ở sau vườn. Vậy cha
cho riêng con hũ vàng đó, đừng cho chồng con biết. Sau này chồng con có thật
sự ăn năn hẵng giúp cho nó làm lại cuộc đờị

Đứa con trai ông sau khi người cha qua đời, lại càng chơi bời mặc sức. Vợ hết
khuyên lơn đến cầu khẩn, hắn chẳng những đã không nghe lại còn phũ phàng
với vợ. Mỗi lần thua bạc, hai người lại càng xô xát. Nhiều lần vì vợ cản trở,
hắn đánh đập vợ không tiếc tay và làm nhục nàng trước mặt mọi ngườị Một
hôm để khỏi vướng, hắn viết giấy cho vợ đi lấy chồng khác rồi đuổi nàng ra
khỏi cửạ

Từ đó, hắn phỉ chí tung hoành không một ai dám cản. Quả như lời đoán của bố
hắn, mấy chục mẫu ruộng đều lần lượt "nướng" vào sòng bạc. Hết ruộng vườn
tới nhà ở, chẳng bao lâu tất cả cơ nghiệp mấy đời lưu truyền lại đều sạch sành
sanh . Cuối cùng không một đồng dính túi, không một nghề cầm tay, hắn đành
bỏ làng mạc quê quán, đi lang thang khắp đầu đường xó chợ, ngửa tay xin ăn
qua ngàỵ

Còn về người đàn bà sau khi bị chồng đuổi, mới đổi tên, tìm đến trấn thành mở
một ngôi hàng nước. Sau ít lâu, kiếm được một số nhỏ, nàng bắt đầu buôn hàng
tấm. Số vốn của nàng ngày một lớn dần. Một hôm, gặp hai em bé gái mồ côi đi
ăn xin, nàng thương tình đưa về nuôi làm con, coi như ruột thịt. Cuộc đời dần
dần nở hoa trước mắt nàng. Trong một dịp đi tìm kiếm củi, hai con nàng nhặt
được một khúc gỗ mục, về chẻ ra thấy có mấy thoi vàng. Có vốn lớn lại có tài
kinh doanh, nên chẳng bao lâu, nàng trở nên giàu có, nổi tiếng trong trấn. Tiền
bạc tuôn về như nước. Tuy sống sung sướng nhưng nàng vẫn ở một thân một
mình. Thấy nàng giàu có, nhiều kẻ ngấp nghé muốn "gá nghĩa Châu Trần",
nhưng người đàn bà ấy nhất thiết từ chối mọi lời đường mật. Mặc dù người
chồng bạc bẽo và mặc dầu mười lăm năm xa cách, nàng vẫn không quên được
tình xưa nghĩa cũ. Đã nhiều lần nàng thuê người lần đi các chợ búa phố phường
dò hỏi nhưng tin tức của chồng càng hỏi, càng bặt tăm .

Năm ấy, sau mấy tháng hạn, lúa khoai chết mòn trên những cánh đồng nứt nẻ.
Giá gạo cứ lên vùn vụt. Ngoài đường, người đi xin ăn kéo từng đoàn. Người
đàn bà lúc này đã là bà chủ hiệụ Bà xin phép quan trên cho mình đem tiền gạo
ra phát chẩn cho kẻ khó. Làm như thế, nàng còn mong một khi thấy yết thị dán
khắp thôn xóm thì chồng mình tất sẽ lần mò về, nếu hắn còn sống. Y như thế
thật, ngày bắt đầu phát, nàng đã thấy bóng dáng của chồng ngồi ở hàng cuối
đội quân lĩnh chẩn. Đúng là hắn. Từ ngày bắt đầu cầm bị gậy đến nay, hắn vẫn
chưa có cách gì để sống khá hơn và đỡ hèn hạ hơn trước. Bây giờ nghe nói có
phát chẩn, hắn vội mò đến đây và ngồi đầu hàng về phía tả. Thế nhưng khi
phát, những người giúp việc cho bà chủ hiệu lại được lệnh phát từ phía hữu lạị
Khi sắp sửa đến lượt hắn thì bọn họ tự nhiên nói lớn :

-- Hôm nay đã hết gạo, mời bà con về đợi đến ngày mai !

Hắn buồn bực trở ra . Qua ngày sau, hắn cố tìm đến thật sớm, ngồi vào đầu
hàng bên hữụ Nhưng hắn không ngờ, những người phát chẩn hôm nay lại bắt
đầu phát từ phía bên kia . Lúc sắp phát đến hắn thì chúng lại giơ thúng không
lên :

-- Hôm nay thế là lại hết gạọ Bà con hãy đợi đến mai .

Hắn thở than cho số đen đủi, lần trở ra về. Qua hôm sau, lại mò đến thật sớm.
Lần này hắn len vào ngồi đúng chính giữa đội quân lĩnh chẩn. Trong bụng hắn
nghĩ lần nầy thì không để mất phần được. Nhưng đến giờ phát, hắn không ngờ
người nhà của bà chủ hiệu hôm nay lại phát hai đầu phát lại và cuối cùng người
không được gì cả, vẫn lại là hắn. Ba lần hỏng cả ba, hắn rất ngao ngán, bèn
đánh liều tìm đến dinh cơ bà chủ để xin ăn . Gặp hai đứa con gái nuôi của vợ,
hắn ngả nón kêu van hết lờị Ở trong nhà ; người đàn bà nhìn ra biết là chồng,
đã do mưu của mình mà đến đây, bèn sai người hầu ra hỏi, xem hắn có biết làm
việc gì không để thuê mượn. Nghe hỏi thế, hắn vội trả lời :

-- Xin ông bẩm với bà lớn rủ lòng thương, cho tôi được ở hầu bà, rửa bát, quét
nhà, mọi việc tôi đều xin hết sức. Chỉ cho tôi ăn ba miếng là đủ rồi !

Người nhà trở ra cho hắn biết bà chủ nhận lờị Từ đó, hắn chăm chỉ làm lụng, cố
làm vừa lòng chủ. Nhưng chung quy hắn vẫn không biết chủ chính là vợ cũ của
mình. Về phần người vợ cũng không hề để lộ một tí cho hắn biết, chỉ dặn hai
con và người nhà đối đãi tử tế mà thôi . Sau một thời gian, thấy hắn chịu khó
làm ăn, người đàn bà mừng lắm. Một hôm nàng cho gọi hắn lên nhà hỏi xem có
biết chữ nghĩa gì không ! Hắn đáp :

- Tôi lúc nhỏ được đi học có biết ít nhiềụ


- Vậy từ mai trở đi, anh không hầu hạ nữa, cho anh ở gian nhà khách dạy đám
trẻ học tôi sẽ trả mỗi năm ba mươi quan .

Nghe nói, hắn tưởng không có gì sung sướng hơn thế nữa, cảm thấy lòng nhân
đức của bà chủ đối với mình bằng trời bằng biển, vội nhận lời ngay . Từ đó,
hắn đóng vai thầy đồ cố sức làm cho chủ tin cậỵ Nhưng người vợ vẫn thử mãi
không thôi .

Một lần, gặp ngày tết, bà chủ sai lấy tiền ra cho kẻ hầu người hạ. Nàng nói :

- Ta cho mỗi người năm quan, hãy mang đi đánh bạc cho vui, nếu hết sẽ cho
thêm . Thầy đồ ta cũng được năm quan tiền. Nhưng trong khi mọi người đem
tiền nướng vào xóc đĩa, bài mười, thì trái lại, hắn mang nguyên vẹn số tiền đó
về gửi cho chủ. Bà chủ hỏi :

- Tại sao anh không thích đánh bạc ? Hắn trả lời :

- Bẩm bà, tôi ngày xưa, vì cờ bạc mà đến nông nỗi nàỵ Cho nên bây giờ buộc
chỉ cổ tay thề rằng không đụng đến nó.

Thế rồi luôn miệng, hắn kể hết cho chủ nghe, từ cuộc đời cũ có ruộng nhiều, có
vợ ngoan như thế nào, rồi bán ruộng đuổi vợ ra sao, cho đến lang thang đói
rách, và ngày nay đã ăn năn hối lỗi v.v... Bà chủ hỏi :

- Anh còn thương vợ nữa không ? Hắn rầu rĩ :

- Tôi đã nhiều lần dò tìm mà không thấỵ

- Nghe anh nói tôi rất thương tình. Vậy tôi cho anh năm quan để anh đi tìm vợ.
Nếu hết tiền mà vẫn chưa thấy, anh cứ về đây, tôi sẽ cho thêm mà tìm cho rạ

Hắn mừng rỡ vâng vâng, dạ dạ, mang tiền đi tìm. Nhưng sau ba tháng trở về
với bộ mặt thiểu não, hắn cho chủ biết không hề thấy tung tích đâu cả, chắc là
vợ hắn đã chết.

Từ đấy, vợ thấy chồng chí tình, lại có lòng tu tỉnh, nên rất mừng. Nhưng nàng
vẫn chưa ra mặt vội, chỉ an ủi hắn hãy ở lại đây, may ra sẽ có ngày hội ngộ.

Một hôm, nhân ngày giỗ cha chồng, bà chủ nhờ thầy đồ chép bài văn tế. Hắn ta
ngạc nhiên và bội phần mừng rỡ khi thấy bài vị của tổ tiên nhà chủ chính là bài
vị tổ tiên mình. Lập tức, hai vợ chồng ôm nhau khóc lóc. Rồi sau khi cúng
xong, họ mời làng xóm và người nhà ngồi lại kể rõ sự tình. Ai nấy đều cho là
một cuộc tái ngộ hiếm có.

Về sau, hai vợ chồng dựng vợ gả chồng cho hai con nuôi, giao cửa hiệu lại cho
chúng cai quản. Sau đấy, họ dắt nhau trở về quê hương xưa, chuộc lại vườn
tược nhà cửa cũ. Và sau khi đã sống yên ổn ở quê nhà, vợ mới sai đào hũ vàng
bố chồng cho mình ngày xưa lên . Nàng nói :

- Có vàng chưa chắc đã có hạnh phúc. Cho nên trong những cơn túng thiếu
nhất, tôi vẫn không cần đến nó.

Nói đoạn, đem số vàng ấy cúng cho đền chùa để bố thí cho người nghèọ Từ
đấy, hai vợ chồng sống với nhau đến đầu bạc. Câu tục ngữ : "Làm trai rửa bát
quét nhà. Vợ gọi thì 'Dạ bẩm bà tôi đây !'" là do chuyện này mà ra.

You might also like