You are on page 1of 28

Cuộc sống nội tại: 

Cuộc sống là những va đập 

Cuộc sống là những va đập

Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá
khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đăng đẳng bị mặt trời nung
đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ
cuốn tôi vào sông suối.

Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính
những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một
hòn sỏi láng mịn như bây giờ”.

Bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Cảm thấy lý thú với chuyến đi của
hòn sỏi hay xúc động trước ánh mắt lạc quan của nó đối với cuộc đời đầy
biến động? Đã bao giờ bạn thấy được rằng chính những chông gai mới tạo
nên những hình hài đẹp và ấn tượng, dù là hình hài được tạo bởi chính những
vết thương và sự đớn đau?

Có thể là bạn, có thể là tôi, cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau,
cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến niềm hạnh phúc. Vượt qua được gian khổ,
vượt qua những cuộc thử thách, vượt qua được những nỗi đau là bạn đã tự
làm hoàn thiện chân dung mình.

Cuộc sống là vô vàn những điều biến động. Vì vậy, cho dù trong khó khăn
hay trong hạnh phúc, cũng mong bạn luôn nhớ cuộc hành trình của hòn sỏi
để sống tự tin hơn, để mang những yêu thương xoa dịu và làm lành những
vết thương. Sự va đập của cuộc sống chẳng có gì đáng sợ đâu bạn ạ!

Để thay đổi, bạn phải dám lớn lên 
Để thay đổi, bạn phải dám lớn lên

+ Yếu tính của sự sống là sự thay đổi. Toàn thể cuộc sống tự nó là 1 chuyến
đi liều. Trong số hàng ngàn, hàng triệu cái liều lĩnh của cuộc đời mà ta phải
dấn bước vào, cái liều lớn nhất có lẽ là liều lớn lên. Lớn lên không chỉ là sự
trưởng thành về thể lý mà còn là sự trưởng thành về tinh thần. Mà 1 trong
những yếu tố thể hiện điều ấy chính là việc dám độc lập.
+ Có người dù đi qua cả cuộc đời cũng chưa dám hay không bao giờ dám
thực hiện 1 cú nhảy liều lĩnh nhất của cuộc đời mình là dám độc lập, dám lớn
lên. Họ chưa 1 lần dám tách mình khỏi cha mẹ. Họ bằng lòng và an phận với
những gì mình đang có.
+ "Sự yên ổn đích thực & duy nhất của đời sống chính là ở chỗ biết tích cực
nếm trải sự bất an của cuộc đời". Hãy mạnh dạn tạo cho mình 1 sự thay đổi,
làm 1 cú nhảy liều của cuộc đời để khẳng định tính độc lập cho mình & chấp
nhận những hệ lụy có thể đến dù đau xót & tê tái đến đâu. Và cũng cần có sự
can đảm nữa. Phải biết can đảm đương đầu với những điều mới mẻ, với
chông gai, thử thách khi bắt đầu cuộc sống mới. Can đảm đối mặt với những
điều mình chưa hề biết để tiến đến tương lai. Quá trình trưởng thành rất cần 1
tính cách dám liều.
+ Tình yêu sẽ đem lại động lực cho những thay đổi lớn lao ấy. Nó sẽ làm
điểm tựa cho lòng can đảm để con người có thể làm mới chính mình. Tinh
yêu sẽ không khoanh tròn lại ở tình cảm trai gái mà đó còn là lòng yêu
thương tôn trọng mà cha mẹ hay những người thân dành cho mình. Nếu bạn
đã không may mắn có được tinh yêu ấy thì bạn bè chính là nuồn động viên
tốt nhất nhưng phải biết chọn lựa 1 cách khôn ngoan.
+ Nếu tôi được sinh ra trong 1 ngôi sao không may mắn, không có bất kỳ
điểm tựa nào, không có nghĩa là tôi sẽ không tạo được sự lấy đà cho bản thân
để có thể tự nắm lấy định mệnh của đời mình

Phải bị ngã để học cách đứng lên 
Phải bị ngã để học cách đứng lên

Bình thường ai cũng vậy, mong muốn cho cuộc đời mình thật êm ái, nhẹ
nhàng, đầy may mắn. Điều đó là tất yếu bởi nhu cầu về hạnh phúc của con
người. Có thể bạn cũng thế, và mình cũng thế.

Nhưng thói đời thường không phải vậy. Người xưa có câu "Họa vô đơn chí,
phúc bất trùng lai" cơ mà. Đã là họa thì họa cứ vào tới tấp, còn phúc thì
không bao giờ đến lần 2. Nếu là vậy thì con người chắc chắn phải đối mặt
với những điều không mong đợi với xác suất rất cao. Và chính tại đây là
thước đo bản lĩnh của mỗi người. Sau mỗi lần té đau, họ có đứng dậy được
không? Đứng dậy như thế nào? Điều đó thể hiện được cái riêng của từng
người (hay nói chính xác hơn là đẳng cấp).

Anh bị té đau, mọi người nhìn anh, anh vừa đau vừa xấu hổ, không muốn
đứng dậy chỉ muốn chui tọt xuống một cái lỗ nào đó cho rồi. Trốn tránh hết
mọi thứ và cho rằng thế là xong. Nhưng như thế là chưa xong, mọi sẽ mãi
mãi chỉ nhớ về anh với hình ảnh anh bị ngã chổng vó lên trời (hình ảnh này
xấu lắm lắm). Còn khi ngã đau, anh khóc lóc kêu gào, đòi người dìu, người
bế để đứng dậy thì hình ảnh anh khắc sâu trong tâm khảm mọi người là hình
ảnh của một con nhười hèn yếu, nhút nhát, kém cỏi (mà theo mình nghĩ đây
là tiếng xấu chớ chẳng thơm tho gì cho cam). Trái lại, khi ngã, anh biết kềm
nén cơn đau, cố gắng đứng dậy nếu có thể, thì hình ảnh của anh trong tim
mọi người sẽ rất đẹp, không ai nhớ đến hình ảnh khó coi của anh khi bị ngã
đau nữa mà họ chỉ còn nghĩ về anh với sự kính trọng tự đáy lòng, nhớ đến
anh như 1 con người đầy nghị lực, không sơ thử thách, anh thật tuyệt vời.

Ngã, đau thật! Nhưng ngã sẽ cho anh hiều bài học để đời mà trước kia dù là
nằm mơ có thể anh vẫn không thấy. Ngã dạy anh biết cách đứng lên như thế
nào cho thích hợp. Vì đứng lên khi bị ngã cũng là 1 nghệ thuật, phải biết
chọn đúng hòan cảnh, tức là không gian và thời gian. Ví dụ như bị ngã chỉ
gây ra vài vết thương ngòai da thì không sao, đứng lên vẫn là anh hùng; còn
nếu ngã nặng quá gãy cả xương chẳng hạn, thì đứng lên không đúng lúc chỉ
tổ làm cho mình bị thương nặng thêm mà thôi (có khi còn bị mắng là ngốc
nữa ấy chứ).

Và quan trọng hơn hết, ngã (tức là thất bại ý) sẽ làm cho anh biết trân trọng
những gì anh có, biết quý gí những thứ mà trước kia anh không màng tới,
nhắc nhở anh đã làm gì không phải trong thời gian qua. Và đây chính là cơ
hội cho anh nếm trải tất cả những cung bậc của cuộc sống, cay-đắng-ngọt-
bùi, và khi té anh có thể kiểm chứng đực ai là những người thật lòng với anh
nhất, vì chỉ có những người thật lòng với anh thì mới luôn có mặt bên anh lúc
anh gặp nạn, sẵn sàng đưa tay để làm điểm tựa cho anh không câu nệ.

Vậy ra ngã cũng đau phải là quá tệ, cũng đâu là mất tất cả, nếu biết cách
đứng lên có thể bạn sẽ có nhiều hơn trước kia ấy chứ! Phải không nào?

Tuổi trẻ 

Tuổi trẻ

Tuổi trẻ không phải là một giai đoạn của cuộc sống, nó là tình trạng của tinh
thần; nó không phải là vấn đề của má hồng, môi đỏ, sức khỏe dẻo dai; nó là
vấn đề của ý chí, của khả năng sáng tạo, sức sống mãnh liệt của cảm xúc; nó
là sự tươi mát của mùa xuân bất tận của cuộc sống.

Tuổi trẻ có nghĩa là sự xốc nổi của lòng dũng cảm lấn át sự rụt rè, của lòng
khát khao sự phiêu lưu trong những cuộc tình bay bổng. Điều này thường tồn
tại trong một người tuổi 60 hơn là một chàng trai trẻ tuổi 20. Không ai già
bởi con số của năm tháng, chúng ta chỉ trở nên già nua bởi sự cằn cỗi trong
lý tưởng của chúng ta.

Năm tháng có thể mang đến những vết chân chim trên làn da, nhưng không
mang đến vết nhăn nheo trong tâm hồn. Sự lo lắng, sợ hãi, sự ngờ vực sẽ bóp
chết con tim và làm cho tinh thần trở thành tro bụi.

Cho dù là 60 hay 16, người ta còn để cho trái tim của mình đập những nhịp
đập quyến rũ của điều kỳ diệu, không bao giờ đánh mất sự khát khao tìm tòi
cái mới của trẻ thơ và những trò chơi của cuộc sống. Chừng nào trong trái
tim bạn và trái tim tôi vẫn tồn tại những luồng sóng rung cảm, chúng ta vẫn
còn nhận được sự tươi đẹp, niềm vui, niềm hy vọng, lòng dũng cảm và sức
mạnh của tha nhân, của Thượng đế, thì khi đó chúng ta còn trẻ.

Khi trí tưởng tượng mất đi, tinh thần của bạn bị bao phủ bởi lớp băng giá của
sự hoài nghi, và hóa đá vì sự bi quan, thì khi đó bạn đã già ngay cả khi bạn
mới 20. Nhưng trí tưởng tượng của bạn vẫn còn bay bổng để nắm bắt những
đợt sóng lạc quan, yêu đời, thì khi đó bạn vẫn còn trẻ dù đã ở tuổi 80.

YOUTH
Samuel Ullman

Youth is not a time of life; it is a state of mind; it is not a matter of rosy


cheeks, red lips and supple knees; it is a matter of the will, a quality of the
imagination, a vigor of the emotions; it is the freshness of the deep springs of
life.

Youth means a temperamental predominance of courage over timidity of the


appetite, for adventure over the love of ease. This often exists in a man of
sixty more than a boy of twenty. Nobody grows old merely by a number of
years. We grow old by deserting our ideals.

Years may wrinkle the skin, but to give up enthusiasm wrinkles the soul.
Worry, fear, self-distrust bows the heart and turns the spirit back to dust.

Whether sixty or sixteen, there is in every human being's heart the lure of
wonder, the unfailing child-like appetite of what's next, and the joy of the
game of living. In the center of your heart and my heart there is a wireless
station; so long as it receives messages of beauty, hope, cheer, courage and
power from men and from the infinite, so long are you young.

When the aerials are down, and your spirit is covered with snows of cynicism
and the ice of pessimism, then you are grown old, even at twenty, but as long
as your aerials are up, to catch the waves of optimism, there is hope you may
die young at eighty.

Hành trình vô tận 

Hành trình vô tận


Tiểu sử mỗi con người với ấu thơ là cổ tích, là niềm tin hồn nhiên. Không có
niềm tin không thành cổ tích…Khi lớn, nứt mầm khỏi thế giới cổ tích ta
không còn tin vào huyền thoại bảy sắc cầu vông. Thấy thế giới thực tế hơn,
trần trụi hơn. Không ít bạn trong chúng ta thấy “khủng hoảng” niềm tin vào
một thế giới cổ tích.

Nhưng em ạ, hãy như loài người rời xa ấu thơ cổ đại. Với niềm tin trời tròn
đất vuông, với đấng tạo hóa huyền diệu… Họ đã dũng cảm đương đầu với sự
thật để tìm ra biết vao chân lý tự nhiên. Con người đã đi vòng quanh thế giới
để săm soi qua đất tròn. Con người leo lên tháp Piza thả một cục đá định
hướng lực hút trái đât. Rồi con người bay vào bầu trời, không gian…

Em hãy bắt trước để nhìn vào thực tế cuộc sống như nó vốn có để nhận thức
chân lý xã hội. Thấy được hành trình của loài người trong không gian là vô
tận.

Bao giờ cho tới ngày xưa 

Bao giờ cho tới ngày xưa

Ngày xưa bao giờ cũng đẹp. Vì đó là ngày xưa của trời xanh mây trắng, của
hồn nhiên, chưa biết màu trời có khi dông và vị đời có khi đắng. Ngày xưa
em chơi bi, chơi thuyền, êm ấm bên sự vỗ về của người thân. Ngày xưa em
thỏa sức tưởng tượng vào sự ngây thơ: một chiếc que em trở thành dũng sĩ,
một chiếc bút em trở thành giáo viên…Tuyệt vời là thế

Tri thức của con người như quả bong bóng. Bên trong là điều ta đã biết. bên
ngoài là điều ta chưa biết. Khi ta lớn khôn bên trong phình to ra những điều
ta đã biết, thì cũng cùng lúc tiếp xúc với bên ngoài là những điều ta chưa biết
phình to lên gấp bội. Và thế là càng học càng thấy dốt. Càng nhiều kiến thức
càng bị rợn ngợp trước bao điều em chưa biết.

Trong thực tiễn, sự phát triển tất yếu đi lên, tiến bộ mà vẫn gào “ngày xưa
ơi” thì thật là kỳ dị. Vậy mà có nhiều bạn như vậy đấy. Cả ngàn năm phong
kiến, xã hội thối nát là do đường lối đương thời. Hạng nho sĩ quần thần cứ
mơ tưởng tiếc nuối mãi về một xã hội ngày xưa “thời vua Nghiêu, vua
Thuấn”. Nghiêu, Thuấn là ai, thời nào ? họa chăng chỉ có trong niềm mong
mỏi vô vọng mà thôi. Hôm nay đây, nhiều người cứ tiếc thương mãi cây đa,
giếng nước, con đò. Nhưng ngay cả một đứa trẻ con ở nông thôn cũng biết
được rằng nước máy về làng sẽ trong lành hơn nước giếng, chiếc cầu bắc qua
sông sẽ tuyệt hơn con đò ngang…Một nông thôn :

“Lúc chiều về giục nắng nương khoai

Trâu bò về giục mõ xa xôi”

Là một nông thôn đẹp, nên thơ: nhưng cứ giữ mãi như vậy sao?. Và bao giờ
mới hoàn thành công nghiệp hóa nông thôn…?

“Con người ngày xưa tốt”. “Xã hội ngày xưa tuyệt”. Thói thường, con người
ta thường hay thương nhớ ngày xưa, mặc dù ngày xưa chỉ là bản thảo của
ngày hôm nay. Nếu cứ “duy cựu” thì hai chữ “Đổi mới” sẽ có vị trị nào trong
sự nghiệp của dân tộc chúng ta hôm nay? Ngay cả khi đang cầm trong tay
sách mà dung lượng thông tin và kiến thức có gấp 10 lần ngày xưa cũng
không ít bạn hoài cổ, kêu ca là không bằng ngày xưa.

Có thể giải thích điều này bằng một cơ chế tâm lý phức tạp với lý do chính

+Tính cải biên trí nhớ

+Biểu hiện sai lạc sự đánh giá

Không bao giờ quay trở lại ngày xưa. Không ai tắm hai lần trên cùng một
dòng sông.

“Trung thành với truyền thống không có nghĩa là quay về với những thế kỷ
đã tàn lụi để ngắm một dãy dài những bóng ma, mà trái lại đem hết sức mình
tiến về tương lai, như dòng sông chỉ có chảy ra biển mới gọi là trung thành
với ngọn nguồn của nó”

Nhân sinh quan tích cực 

Nhân sinh quan tích cực 

Mỗi người đều có một nhân sinh quan khác nhau, có người lạc quan, có người 
bi quan. Người lạc quan luôn nghĩ về mặt tốt của mọi việc, giữ cách nhìn lạc 
quan; người bi quan lại luôn nghĩ về mặt xấu của mọi việc, giữ cách nhìn bi 
quan.

Thật ra, trên thế giới không có lạc quan tuyệt đối, cũng không có bi quan 
tuyệt đối; “Tâm sinh tắc chủng chủng pháp sinh, tâm diệt tắc chủng chủng 
pháp diệt” (Tâm sinh có vô vàn cách sinh, tâm diệt có vô vàn cách diệt). Lạc 
quan, bi quan, đương nhiên có nhân duyên bên ngoài, nhưng đa số đều là tự 
mình tạo nên. 

Có một vị quốc vương, khi ra ngoài đi săn không may bị đứt một ngón tay, 
mới hỏi vị đại thần thân cận nên làm thế nào? Đại thần nói với giọng lạc 
quan, nhẹ nhõm: “Đây là việc tốt!” Quốc vương nghe vậy giận lắm, trách ông 
hí hửng khi thấy người khác gặp nạn, vì thế ra lệnh nhốt ông vào đại lao. Một 
năm sau, quốc vương lại ra ngoài đi săn, bị thổ dân bắt sống, trói vào đàn tế, 
chuẩn bị tế thần. Thầy phù thủy đột nhiên phát hiện quốc vương khuyết mất 
một ngón tay, cho rằng đây là vật tế không hoàn chỉnh, bèn thả quốc vương 
ra, thay vào đó viên đại thần tùy tùng làm vật hiến tế. Trong niềm vui thoát 
nạn, quốc vương nghĩ tới viên đại thần vui vẻ từng nói rằng mất ngón tay là 
việc tốt, liền ra lệnh thả ông, và xin lỗi vì đã vô cớ bắt ông chịu nạn 1 năm 
trong ngục tối. Vị đại thần này vẫn lạc quan nói: “Cái họa 1 năm ngồi tù 
cũng là việc tốt, nếu như tôi không ngồi tù, thì thử nghĩ, vị đại thần theo 
người đi săn mà bị lên đàn hiến tế kia sẽ là ai?” 

Bởi vậy, việc tốt chưa chắc đã tốt hoàn toàn, việc xấu cũng chưa chắc đã  
hoàn toàn xấu; Phật giáo dạy “vô thường”, mọi chuyện có thể thành tốt, mọi  
chuyện có thể nên xấu. Người bi quan mãi mãi nghĩ đến mình chỉ còn một  
triệu đồng mà buồn lo, người lạc quan vĩnh viễn hạnh phúc chỉ vì mình vẫn  
còn mười ngàn đồng. 

Khi Tô Đông Pha bị giáng về đảo Hải Nam, sự cô tịch, hoang vu trên đảo, 
so với thời kỳ đầu ông mới được thăng chức vùn vụt, đúng là hai thế giới 
khác nhau một trời một vực. Nhưng sau đó, Tô Đông Pha nghĩ, giữa vũ trụ 
này, sống trên hòn đảo cô độc này, thực ra, không chỉ có một mình ông, trái 
đất cũng là một hòn đảo cô độc giữa biển cả, giống như con kiến giữa chậu 
nước, khi leo lên một phiến lá, đây cũng là một hòn đảo mồ côi. Vì thế, Tô 
Đông Pha cảm thấy, chỉ cần có thể biết hài lòng là có thể vui vẻ. 

Ở trên đảo, mỗi lần ăn một món hải sản địa phương, Tô Đông Pha lại thấy 
mình thật may mắn vì có thể đến đảo Hải Nam này. Thậm chí, ông nghĩ, nếu 
trong triều có vị đại thần nào đến đây sớm hơn ông, ông làm sao có thể được 
tự mình nếm những món ăn ngon lành như thế? Vì vậy, nghĩ đến mặt tốt của 
mọi chuyện, là sẽ cảm thấy cuộc đời hạnh phúc không gì sánh nổi. 
* Những nhà sư xuất gia theo Phật giáo, chỉ một chiếc áo cà sa, một đôi giày 
cỏ mà vân du khắp cõi. Họ có thể đồng hành cùng kẻ hành khất, nhưng cũng 
có thể ngồi ngang với bậc quân vương, xem ra lẻ loi một mình, nhưng tăng có 
cả pháp giới, cùng một thể với chúng sinh trong vũ trụ, vậy nơi nào có chỗ 
cho cô đơn đây?

Bởi vậy: đời người không có vui buồn tuyệt đối, chỉ cần một tinh thần phấn 
đấu, tích cực, chỉ cần luôn nghĩ đến mặt tốt của mọi chuyện, tự nhiên có thể 
biến khổ thành vui, biến khó thành dễ, biến nguy thành an. Helen Keller nói: 
“Hướng về ánh nắng, bạn sẽ không nhìn thấy bóng tối.” Nhân sinh quan tích 
cực, chính là ánh nắng trong trái tim, lời này thật là chân giá trị! 

Đại sư Tinh Vân 
Nguồn : ebud.net

Sự lựa chọn 

Sự lựa chọn

Tình huống: 

+ Một nhóm trẻ con đang chơi trên hai đường ray xe lửa, một vẫn đang hoạt 
động và một đã hư hỏng không được sử dụng từ lâu. Chỉ có 1 đứa trẻ chơi 
trên đường ray đã hư trong khi tất cả các em khác vẫn vô tư đá bóng trên 
đường ray đang hoạt động. 

+ Rồi xe lửa đến, ngày càng gần… bạn chỉ là một người điều khiển đường 
ray, không có cách nào dừng xe lửa lại nhưng bạn có thể chuyển đường ray xe 
lửa, như thế sẽ cứu được phần lớn các em đang đá bóng… nhưng cũng có 
nghĩa em chơi một mình ở đường ray hỏng sẽ hy sinh. 
Bạn sẽ chuyển hướng xe lửa hay vẫn để nó đi đúng hướng? 

Hãy dừng một chút và suy nghĩ cho sự lựa chọn của mình. 

Sự lựa chọn: 
Có phải bạn chọn cách chuyển đường ray xe lửa để cứu phần lớn những đứa 
trẻ. Đúng không nào? Hầu hết chúng ta sẽ làm thế! Hi sinh một em để cứu 
nhiều em khác vô tội là cách rất đáng làm, rất đạo đức và có tình người. 

Nhưng…Bạn ơi, bạn có bao giờ nghĩ là đứa trẻ chơi 1 mình trên đường ray 
hỏng thật ra đã có quyết định đúng đắn khi biết chọn nơi an toàn để chơi, và 
em đã can đảm khi mạnh dạn đấu tranh cho điều đúng dù phải đấu tranh 1 
mình. Và thật không công bằng khi bắt em phải hi sinh cho những em khác 
biết đường ray không an toàn vẫn chơi, biết sai vẫn làm. 

Cuộc sống xung quanh…Tình huống này chúng ta gặp rất thường, số ít luôn 
phải hy sinh cho số đông bất kể số đông có bảo thủ thế nào, ngu dốt đến đâu, 
sai lầm ra sao trong khi số ít có trách nhiệm, mạnh mẽ, thông thái. 

Tại sao không ?... 
Nếu là tôi, quyết định khôn ngoan nhất là cứ để chuyến xe lửa đi theo con  
đường của nó vì: 

1. Những đứa trẻ chơi trên đường ray đang hoạt động nhận thức được rất rõ là 
xe lửa có thể đến bất cứ lúc nào và sẽ chạy khi nghe tiếng còi từ xa nên 
không chắc tất cả các em đều gặp nguy hiểm. Còn nếu chuyển đường ray thì 
em kia chắc chắn sẽ hi sinh vì em không bao giờ nghĩ xe lửa có thể qua 
đường ray này. 

2. Và đường ray hư chắc chắn sẽ không an toàn. Để cứu vài đứa trẻ bằng cách 
chuyển đường ray, chúng ta sẽ phải hi sinh 1 một em và đặt tính mạng hàng 
trăm hành khách trên tàu lên sợi chỉ mảnh vì tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc 
nào. 

+ Cuộc sống là một chuỗi các quyết định khó khăn mà chúng ta phải  
đối mặt. Chúng ta luôn bị đặt ở giữa ngã 3 đường và tự mình phải chọn  
đường đi cho bản thân và chịu trách nhiệm về nó. 

+ “Những điều đúng không phải lúc nào cũng phổ biến, và những điều  
phổ biến không phải lúc nào cũng đúng”. 
Hãy mạnh dạn sống để được là chính mình. Hãy biết đứng lên cho điều  
đúng dù đó có nghĩa phải đứng một mình

Bao nhiêu tiền là đủ trong cuộc sống? 

(“Khi anh có một đồng anh sẽ tiêu một đồng cùng em, khi
anh có 100, đồng anh cũng sẽ tiêu 100 đồng ấy cùng
em...”

Tớ nghĩ đây là câu hỏi mà bất cứ một người trưởng thành nào
cũng đặt ra cho mình. Thật ra rất là dễ để hình dung ra cuộc
sống sau này của mình sẽ thế nào (nghĩ hay nói thì dễ hơn
làm mà), và có rất nhiều người đã hình thành sẵn mục tiêu
trước khi tạm biệt thân phận cây tầm gửi phụ thuộc gia đình
bắt đầu công cuộc mưu sinh. Nhưng rồi trên con đường mưu
sinh ấy, họ dần bị cuộc sống cuốn đi, và những mục tiêu họ
đặt ra hết sức rõ ràng và khoa học trước khi bắt đầu cuộc
chơi bị biến dạng, và chính họ bị biến thành nạn nhân của các Hình ảnh: Internet
ảo ảnh mục tiêu mới, to hơn, hấp dẫn hơn, nhưng vô nghĩa.

Chẳng hạn, A. đặt ra cái ngưỡng vật chất cần đạt được là 2 tỷ: 1 tỷ mua nhà, 500 triệu mua xe và
các tiện nghi, 500 triệu gửi nhà băng. Hết! Sau đó, A. nỗ lực để có một đời sống tinh thần A. cho
là dễ chịu nhất: có một gia đình êm ấm, vợ đẹp con khôn, công việc phù hợp khả năng và sở
thích của mình. Đây là một mục tiêu rất sáng sủa, đẹp và khả thi.

Nhưng khi đã đạt ngưỡng vật chất (có 2 tỷ), A. không dừng lại, ảo ảnh của cuộc sống phù hoa,
của “đẳng cấp xã hội mới” mà A. vừa vươn tới không cho phép A. dừng lại. Phải rồi, gia đình có
êm ấm không, vợ đẹp con khôn có hạnh phúc không khi mà thằng nhà bên tài sản nó lại là 10 tỷ?
A. nghĩ thế và dẹp tất cả mục tiêu cưới vợ có con để lao vào cuộc chiến với các ảo vọng mới.

Nhưng rút cục: 10 tỷ và 2 tỷ khác nhau thế nào? Về mặt số học thì 10 tỷ gấp 5 lần 2 tỷ. Nhưng đối
với A, sự khác biệt giữa con số này gần như là bằng 0. Là một người bình thường, A. không cần
có 10 tỷ để đảm bảo cuộc sống hạnh phúc (không tính đến lạm phát giống như một quốc gia Phi
Châu xa xôi, nơi người ta phải vác cả bao tải tiền đi ăn sáng). A không cần có 5 tỷ để mua 5 ngôi
nhà, 2.5 tỷ để mua 5 cái xe và 5 lần các vật dụng tiện nghi, 5 tài khoản 500 triệu gửi ngân hàng, A
không cần có đến 10 tỷ giống như thằng hàng xóm (có thể 10 tỷ là ngưỡng vật chất của thằng
nhà bên ấy, nhưng có liên quan gì đến A?). Đối với A, 10 tỷ hay 100 tỷ đi nữa thì vẫn giống nhau.

Và A. đánh đổi tất cả để “vươn lên”, nhưng bi kịch là A. không coi việc kiếm tiền là một niềm vui,
mà đơn thuần là lăn lộn và đánh đổi tất cả cho những mục tiêu mới. A. khác với Rockerfeller ngày
xưa hay Bill Gates bây giờ, các vĩ nhân này không chủ động kiếm tiền, tiền chỉ là một thứ phó
phẩm phát sinh từ niềm yêu thích kinh doanh của họ. Họ không chủ động tạo ra đống tài sản
khổng lồ đó, họ chỉ đi theo niềm hạnh phúc trong sở thích, sự nghiệp của họ. Tiền của họ lại chảy
vào quỹ nghiên cứu này khác, từ thiện, phục vụ đam mê kinh doanh… Xét cho cùng, họ cần
nhiều tiền thế để làm gì?

Có lẽ, bi kịch của A. xuất phát ở chỗ: quê hương của A là một
vùng đất nghèo, có lịch sử nghèo đói lâu dài nên tích lũy một
cách vô độ trở thành phản xạ có điều kiện của mọi người.
Tích lũy cho mình, cho con cháu với nỗi lo nơm nớp: một
ngày nào đó, khó khăn quay lại, mình và con cháu vẫn có thể
tồn tại. Hơn nữa, luật pháp nơi A sống còn tạo điều kiện cho
tư tưởng tích lũy vô độ của A phát triển: luật không quan tâm
lắm đến nguồn gốc tài sản và cũng không đánh thuế mạnh
cho hoạt động thừa kế như một số quốc gia khác làm (như
Singapore hay các quốc gia Bắc Âu chẳng hạn). Nhân đây
mới thấy các quốc gia kia họ sáng suốt: họ không khuyến
khích thừa kế như một mũi tên nhằm hai đích: một là ngăn
cản những “con thiêu thân” bất chấp hiểm nguy, bất chấp luật Hình ảnh: Internet
pháp để tích lũy thật nhiều cho mình và đời sau, đồng thời,
hai là khiến mọi công dân sinh ra phải có trách nhiệm với tương lai chính mình (vì không thể sống
“tầm gửi” và đứng trên vai người khổng lồ mãi được). Đó là một thứ luật pháp văn minh và đúng
đắn cần thực hiện.

Nhưng ở quê A. không thế? A. nghe nói còn có những đứa trẻ mới tuổi teen mà tài sản đã lên tới
hàng trăm tỷ. A. nghe nói có những đứa trẻ mới sinh ra mà tương lai của cháu chắt chút chít nó
đã được đảm bảo. Xã hội tạo cho A. một áp lực vô hình khiến cuộc sống A không tài nào thoát
được cái vòng quay tiền bạc bất tận. Để rồi một ngày khi ngoảnh lại, tuổi đã 60, tóc bạc, run rẩy
ngồi trên khối tài sản bằng nhà bên nhưng A chưa một lần thanh thản được thức dậy sớm, đạp
xe về một miền quê xa xôi và vẽ tranh cái miền quê an lành ấy như ước mơ hồi A còn nhỏ.

Đoạn vẽ vời với miền quê này nọ hơi “sến” nhỉ? Thôi kết thúc bằng cách mượn lời một người bạn
thân hứa với bạn gái thế này: “Anh không hứa sẽ có BMW hay biệt thự này nọ cho em, nhưng
anh hứa: nếu cùng em đi đến tận cùng của cuộc sống, khi anh có một đồng anh sẽ tiêu một đồng
cùng em, khi anh có 100 đồng anh cũng sẽ tiêu 100 đồng ấy cùng em”...

Trong lúc chưa thể trở thành đại gia thì tôi viết lăng nhăng thế thôi. Có khi năm 50 tuổi nhìn lại cái
entry này chắc buồn cười lắm, bụng tự nhủ: “Cái thằng này, thanh niên gì mà sống chả có khát
vọng. Chết, thanh niên mà chưa gì đã có tư tưởng hưởng thụ thế mới là chết!”

Giọt nước mắt thành người­Lệ Chi 
Giọt nước mắt thành người-Lệ Chi

Nước mắt là kết tinh cảm xúc, tình cảm của con người. Đừng cố che giấu
những giọt nước mắt. Hãy khóc để là chính mình...

Lúc còn bé mới được sinh ra, khi ta “oa oa” cất tiếng khóc chào đời thì là lúc
giọt nước mắt bắt đầu chảy. Giọt nước mắt trẻ thơ thấy thương thương làm
sao!

Đó là giọt nước mắt của một thiên thần bé nhỏ, giọt nước mắt hạnh phúc vì
được sinh ra trên đời này, được nằm trong vòng tay của người mẹ, được
ngắm nhìn bằng ánh mắt sung sướng của người cha. Đôi mắt dễ thương tuôn
ra những giọt nước mắt trong ngần, không pha chút bụi trần.

Rồi theo tháng năm ta lớn lên, những lần ham chơi trốn học cạnh bờ ao đuổi
bướm, hái hoa cùng cô bé nhà bên rồi bị mẹ đánh đòn. Và nước mắt lại rơi…
Giọt nước mắt hờn hờn, tủi tủi. Giọt nước mắt rơi từ đôi mắt thơ ngây, chưa
biết suy ngẫm cái nào đúng, cái nào sai. Giọt nước mắt đó đã bắt đầu pha lẫn
chút cảm xúc dạo đầu của trẻ con, khóc mà cứ mếu miệng không biết tại sao
lại khóc!

Thời gian lại chầm chậm trôi, ta lớn khôn thêm tí nữa. Những lần bị mẹ cha
la rầy, ta lại khóc. Nước mắt lại rơi vì lúc đó ta đã biết được rằng mình đã sai.
Giọt nước mắt là giọt nước mắt ý thức. Đó là giọt nước mắt hối hận kèm lời
xin lỗi “ba mẹ ơi, con đã sai”...
...Và rồi, khi thực sự bước vào tuổi trưởng thành thì mỗi giọt nước mắt của ta
mang một sắc thái tâm trạng hoàn toàn khác. Đó là giọt nước mắt sau khi đã
thấm thía một điều gì đó. Có thể là giọt nước mắt của những lần vấp ngã thật
đau trong cuộc sống. Dù có cứng rắn và tự nhủ lòng “không được khóc”
nhưng mà… ta vẫn khóc.

Khóc để rồi đứng lên bước tiếp vì cuộc sống còn nhiều điều tốt đẹp đang chờ
ta nếu cố gắng và có niềm tin.

Thời gian trôi đi theo quy luật của tạo hóa thì giọt nước mắt vẫn theo ta trên
chặng dường ta bước. Nhưng dù sao đi nữa, khóc chưa hẳn là buồn, vì có
những giọt nước mắt tuôn chảy khi ta thực sự hạnh phúc. Hạnh phúc vì được
sinh ra trên đời; hạnh phúc vì có ba có mẹ, có anh chị em; hạnh phúc vì có
một người bạn thân để sẻ chia; hạnh phúc vì có một người để yêu, để nhớ, để
giận hờn; hạnh phúc vì có một người bạn trăm năm; hạnh phúc vì có thêm
một đứa trẻ ra đời,….

Vì vậy, trong cuộc sống, bạn ơi hãy nhớ rằng, đừng cố gắng che giấu những
giọt nước mắt. Hãy khóc để là chính mình, bạn nhé! Vì nước mắt là kết tinh
của những cảm xúc, tình cảm của con người. Hãy khóc để rồi cười chứ đừng
cười nhiều để rồi phải khóc.

Hạnh Phúc Trong Sự Chân Thành 

Hạnh Phúc Trong Sự Chân Thành

Tất cả mọi người đều chuộng sự thật, người ta thà chấp nhận một sự thật xấu 
xí còn hơn một sự dối trá tốt đẹp... Có thể nói ở đâu không có sự chân thành 
thì ở đó không có hạnh phúc đích thực.

Một cô gái dù xinh đẹp, sang trọng nhưng sẽ chẳng có giá trị gì và chẳng 
mang lại niềm vui cho ai khi cô ta luôn dối trá.

* Người chân thành luôn giữ được sự thanh thản trong tâm hồn. Không sợ 
gặp phải tai nạn, vì dối trá sẽ sợ bị "dấu đầu lòi đuôi" còn chân thành chỉ có 
một chân dung, không phải sợ bị phát hiện.

* Người chân thành bao giờ cũng được người khác tin cậy, yêu mến. Lời nói 
chân thành có sức thuyết phục rất cao. Một lời tỏ tình chân thành dù vụng về 
vẫn khiến trái tim đối tượng rung động còn hơn ngàn lời mật ngọt nhưng dối 
trá.

* Khi bạn đánh mất nhiều thứ như tiền bạc, công việc nhưng nếu được tin cậy 
thì bạn vẫn còn nhiều cơ hội để vươn lên. Ngày nay những nhà tuyển dụng ở 
các công ty rất quan tâm đến phẩm chất này. Có những nhân viên tuy thiếu 
hụt một số kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu nhưng cô dám nói lên sự thật 
ấy họ vẫn nhận vào làm và đào tạo sau.

* Danh ngôn có câu "Chân thành, đó là sự khôn ngoan cao cấp nhất".
Nhiều người cho rằng khôn ngoan khi dối gạt được người khác, thật ra họ chỉ 
khiến người ta tin trong khoảnh khắc còn người chân thành mới chiếm được 
lòng tin ở người khác lâu dài.

* Nhà văn Sê­khốp đã viết "Dối trá là xúc phạm người nghe và tiện hóa 
người nói" cho nên không nói dối khi không cần thiết. Nói dối làm mắt bạn 
tối lại, tim đập nhanh hơn và cử chỉ trở nên lúng túng, dáng vẻ đẩy đưa, với 
những kẻ tinh đời thì họ nhận ra ngay.

* Được sống bên những người chân thành cuộc sống bao giờ cũng dễ chịu, 
hạnh phúc, trong một không khí tràn đầy tin tưởng, không phải đối phó, đóng 
kịch, được bộc lộ con người thật của mình.

Nhìn vào mắt một người chân thành giống như soi mình vào một cái hồ nước 
trong trẻo, ta thấy được chiều sâu thật sự của nó và thấy được bóng dáng của 
chính ta .

Bạn có dám thực hiện ước mơ? 

Bạn có dám thực hiện ước mơ?

Bạn nào khi lớn lên trong lòng cũng tràn đầy những ước mơ. Ước mơ tích
cực giúp cho cuộc sống lấp lánh và tươi đẹp. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì
bạn chỉ là 1 kẻ phù phiếm, hão huyền. Biến được những ước mơ thành hiện
thực đó mới là những bạn thành công và hạnh phúc nhất.
Đừng ngai những ước mơ cao xa!

Khi nhìn1 cây cổ thụ, bạn có hình dung được ban đầu nó cũng chỉ là 1 hạt
giống nhỏ nhoi? Hãy gieo vào lòng mình 1 ước mơ và nuôi dưỡng nó lớn lên,
nhất là khi những ước mơ ấy bắt nguồn từ thiên hướng của bạn.Bạn thích vẽ,
đó là cơ sở để mơ thành 1 họa sĩ nổi tiếng. Bạn có khiếu buôn bán sao ko mơ
thành 1 nhà doanh nhiệp? Thích nghiên cứu, học hỏi bạn có thể mơ thành 1
nhà khoa học.Bạn có khiếu viết sách,sao ko mơ thành nhà báo, nhà văn.

Hay giúp đỡ người khó khăn,cơ nhỡ bạn có thể mơ thành 1 nhà hoạt động xã
hội... Không nên nhờ người khác thực hiện thay cho mình.

Một điều tệ hại nhất là nghĩ rằng ai đó sẽ thay ta thực hiện những ước mơ.Dù
là cha mẹ hay người đàn ông ta yêu.Chỉ có chính bạn mới biến được những
ước mơ của bạn thành hiện thực.Nếu ko ,dù đi xa đến đâu,bạn cũng chỉ là kẻ
nhờ người khác"cõng"mà thôi.

Ước mơ chỉ thành với 1 quyết tâm sắt đá.Ứơc mơ càng đẹp, càng lớn thì thử
thách càng cao,nó đòi hỏi thời gian,sự kiên trì lẫn tài năng và ý thức luôn học
hỏi .Càng khó khăn thì sự thành công của bạn càng vinh quang. Không
ngừng ước mơ.

Thật đáng buồn khi 1 cuộc sống ko còn ước mơ,đó là dấu hiệu của sự già
cỗi,chán chường,lụi tàn...Hãy luôn đặt ra những ước mơ và xem đó là cái
đích để ta chinh phục.Ước mơ ko chỉ dành cho mình mà còn cho cộng đồng
quanh ta.

Cách sống... 

Cách sống...

Khi tôi nhìn những con đường đầy những bông hoa dại , tôi lo ngại đám cỏ ấy 
sẽ phá đi mảnh vườn của mình .
Đám trẻ thì lại tìm hái những bông hoa ấy tặng mẹ và vui đùa với những 
bông cỏ may .
Khi tôi gặp một kẻ say khướt đang mỉm cười , tôi chỉ ngửi thấy mùi rượu và 
sự kinh tởm , những kẻ khiến tôi phải quay mặt .
Nhưng đám trẻ của tôi thì nhìn và mỉm cười lại với họ .

Khi tôi nghe những đoạn nhạc mà mình thích tôi chẳng để tâm chút gì , chỉ 
ngồi lì và lắng nghe .
Đám trẻ nhà tôi lại nhún nhảy theo nhịp điệu , hát to lên dù chỉ với những lời 
mà chúng tự nghĩ ra .

Khi gió thổi qua mặt , tôi thu người lại , bực mình vì chúng làm rối mái tóc 
của mình và những bước chân thêm khó khăn .
Lũ trẻ thì nhắm mắt lại , dang hai tay như bay lên cùng với chúng , sau đó thì 
phá lên cười.

Khi tôi gặp một vũng bùn , tôi cố bứớc qua nhanh , lo sợ chúng sẽ làm bẩn 
giày và day lên những tấm thảm .
Đám trẻ thì ngồi quanh lại , chúng cố xây các đập nước , các dòng sông và nô 
đùa với những con giun.

Khi cầu nguyện , tôi luôn mong Chúa sẽ ban cho mình nhiều thứ .
Lũ trẻ thì khẽ nói : “Chúa ơi , cám ơn vì đã cho con đồ chơi và nhiều bạn bè . 
Con cũng chưa muốn lên Thiên đàng với Người vì con nhớ ba và mẹ con lắm 
!”

Phải chăng chính trẻ con mới là những nguời chỉ cho chúng ta cách sống , và
có lẽ vì thế những thiên thần luôn ở bên chúng .
Và hãy tận hưởng những quà tặng dù nho nhỏ của cuộc sống . Một ngày nào
đó , khi nhìn lại bạn sẽ nhận ra rằng đấy mới chính là những khoảnh khắc
đích thực của mình! 

Bỗng chốc... 

Bỗng chốc...
Bỗng chốc bạn nhận ra rằng có một sự khác biệt tinh tế giữa việc giữ chặt 
một bàn tay với việc trói buộc một tâm hồn. 

Rằng tình yêu không luôn là điểm tựa và chung sống không có nghĩa là sum 
vầy.

Rằng nụ hôn không phải là khế ước và những món quà không phải bao giờ 
cũng là những lời hứa chân thành. 

Rằng có những ngày nắng cũng mang đến những nỗi buồn không kém những 
chiều mưa. 

Và bạn học được cách ngẩng cao đầu chấp nhận thất bại, điềm tĩnh như một 
người lớn chứ không khóc lóc như một đứa bé. 

Và bạn bắt tay vào việc ngay hôm nay chứ không trông chờ vào những dự án 
viễn vông của ngày mai. 

Và bạn tự trồng hoa trong vườn nhà để tô đẹp cuộc sống chứ không trông chờ 
người khác mang hoa đến. 

Và bạn nhận ra rằng bạn có thể chịu đựng được. Rằng bạn thật sự mạnh mẽ. 
Rằng cuộc sống đáng yêu hơn bạn tưởng. 

Học cách đón nhận tình cảm và sự giúp đỡ 

Học cách đón nhận tình cảm và sự giúp đỡ

+ Bạn là người trao gởi tình cảm hay là người nhận lãnh tình cảm? Với bạn 
việc bày tỏ tình cảm của mình với người khác và việc nhận lấy tình cảm của 
người khác dành cho mình, việc nào dễ dàng hơn? Mặc dù việc để cho người 
khác bày tỏ tình cảm nghe như khá dễ dàng thế nhưng trên thực tế điều đó 
làm cho không ít người trong chúng ta bối rối.

+ Tôi là một trong số những người đó. Vâng, tôi thuộc tuýp người có thể giúp 
đỡ mọi việc cho những người xung quanh. Thế nhưng khi nhận được sự bày 
tỏ tình cảm và lòng biết ơn của họ tôi lại cảm thấy lúng túng. Thỉnh thoảng 
khi có người nào đó khen ngợi, tôi phải nỗ lực rất lớn chỉ để đơn giản là cảm 
ơn và bày tỏ tình thân ái. Khi một người khác muốn mua tặng tôi một tấm vé 
xem phim, rửa chén bát giúp tôi hay tặng tôi một món quà thì tôi muốn “trả 
lễ” lại ngay lập tức.

* Tại sao việc chấp nhận tình cảm của người khác lại khó khăn đến như vậy?

+ Bởi vì để nhận tình cảm từ một người nào đó đòi hỏi bạn phải cảm thấy 
xứng đáng và thoải mái với chính mình. Bạn phải tin tưởng rằng họ có tình 
cảm với bạn bởi vì chính bản thân bạn xứng đáng được yêu chứ không phải vì 
những việc bạn làm hay những món quà bạn tặng cho họ.

+ Bạn hãy mở lòng và đón nhận những tình cảm ấy dù cho đôi khi nó có thể 
làm cho bạn bị tổn thương. Và để giữ những tình cảm ấy, bạn phải học cách 
giao tiếp mềm dẻo và bạn có thể bảo vệ bạn tránh được sự tổn thương về mặt 
tình cảm.

+ Hãy để cho người khác yêu bạn. Lần sau nếu có người nào đó muốn khen 
ngợi bạn hay làm một điều gì đó tốt đẹp cho bạn thì bạn hãy hít một hơi thật 
sâu nhận lấy những tình cảm tốt đẹp ấy. Tự cho phép mình cảm nhận được 
lòng tốt của người khác sẽ giúp bạn dễ chịu hơn. Để yêu một ai đó hay tự yêu 
chính mình bạn phải có khả năng trao tặng tình yêu và biết cách nhận lấy.

* Bạn sẽ đáp lại bằng cách nào?

+ Thông thường chúng ta muốn “trả lễ” ngay lập tức. Như gắn bó thân thiết 
về mặt tình cảm… hoặc làm việc gì đó giúp họ để “trả nợ” cho xong. Điều 
này gây cảm xúc không tốt cho bản thân và cho cả người kia.

+ Bạn hãy coi đó là điều tất nhiên trong cuộc sống. Giúp đỡ nhau là việc rất 
bình thương. Và cách ứng xử tốt nhất là hãy sẵn sàng giúp đỡ người khác khi 
cần thiết và thoải mái đón nhận lại mà không phải băn khoăn gì.

Thói ưa nịnh 
Thói ưa nịnh

Đứa bé tập đi, bước chập chững. Mẹ nó ở góc nhà vỗ tay: “Giỏi quá, giỏi quá! 
Bước nữa nào”. Đứa bé cười ngỏn ngoẻn và gắng sức bước. Ăn cơm cũng 
phải khen nó mới chịu ăn... 

Tắm cũng phải khen nó mới chịu tắm. Mặc quần cũng phải khen nếu không 
nó cứ tồng ngồng cho ruồi bâu, muỗi cắn. Lớn lên, đi học được điểm khá, 
điểm giỏi là phải khen để nó hớn hở. 

Thậm chí học chưa giỏi cũng khen “có cố gắng” để mặt nó không xị xuống. 
Trẻ con ưa khen và khi chúng hớn hở nghe khen nom ngộ nghĩnh đáng yêu. 

Lớn lên còn thích khen quá lời thì không gọi ưa khen nữa mà gọi là ưa nịnh! 

… Vào công sở bây giờ thấy nhiều người bằng cấp cao, từng đi Nhật, đi Tàu, 
uống rượu Tây, đi xe máy lạnh. Sinh hoạt đã có phong cách như Tây nghĩa là 
áo vét, giày đen, lanh lẹ, bặt thiệp, bấm điện thoại di động điệu nghệ, vào 
mạng Internet nhoay nhoáy. 

Thế nhưng họp hành cuối tháng, cuối năm vẫn thấy không khí chưa phải Tây, 
chưa thẳng thắn mạch lạc nghĩa là ít nói thẳng nói thật mà màu mè rào đón, 
nhất là với cấp trên. 

Người lười học được nhận xét: “Đồng chí đã có nhiều cố gắng học tập nâng 
cao trình độ mọi mặt tuy nhiên về chuyên môn có mặt còn hạn chế”. 

Một người ăn nhậu lè phè, công việc bê trễ được nhận xét: “Đồng chí sống rất 
hòa đồng với anh em, tuy nhiên hiệu suất công tác đôi lúc chưa thật cao”. 
Chưa thật cao, có thể hiểu là cũng đã cao dù cao thế nào thì không rõ. Văn 
nịnh hiện đại nó đã như thế. Người ưa nịnh bây giờ cũng hiện đại lắm! 

Nịnh là lối nói cốt lấy lòng nhau. Ngày xưa “bẩm cụ lý, bẩm quan”, bây giờ 
“báo cáo anh, báo cáo chị”. Ngày xưa: “Cụ dạy chí phải”, bây giờ: “Đồng chí 
chỉ đạo vô cùng sáng suốt”. 

Lắm lúc người đang tấm tắc ca ngợi “đồng chí chỉ đạo vô cùng sáng suốt” lại 
chính là người đã viết bài cho “đồng chí chỉ đạo” vừa đọc. Trong cơ quan có 
người hay nổi hứng làm thơ, viết văn, muốn kết bạn hay vay mượn tiền bạc 
của những người này không gì dễ bằng khen thơ, văn của họ. 

Cứ bốc hết lời dù thơ chẳng ra thơ, văn chẳng ra văn, người khen dám không 
ngượng miệng thì người nghe không bao giờ ngượng tai. Lại có người nhờ 
người khác viết văn, làm thơ đề tên mình vào rồi in ra sách bảo cấp dưới 
mua, đọc và khen. Nhu cầu nghe nịnh quả là đã phát triển vô cùng phong 
phú. 

Vào phòng làm việc của một số giám đốc, chủ tịch, bí thư, viện trưởng, cục 
trưởng, hội trưởng, ngành trưởng hoặc phó của họ, khác hẳn cảnh bên ngoài 
còn nhiều xám xịt, bên trong lòe loẹt như một “triển lãm” nhưng là “triển lãm 
cá nhân”. 

Thêm nhiều ảnh chụp cảnh du hí trong và ngoài nước, với nhân vật này với 
nhân vật nọ… ảnh vợ con (hoặc chồng con) đôi nơi cả ảnh con gái, con trai 
dĩ nhiên đều là của chủ căn phòng, tấm lớn tấm bé, tấm treo tấm dựng. 

Lắm nơi, tình hình của cơ quan, đơn vị càng khốn khó thì căn phòng ấy càng 
lòe loẹt. Đấy là một cách tự mình nịnh mình như có người in các­vi­dít đặt 
cho mình đủ thứ “nhà”, ưa nịnh như thế đã tới mức tự huyễn hoặc... 

Có thể kể mãi không hết những chuyện tương tự. Nếu ai phát hiện ra một 
thành phần nào đó, một tầng lớp nào đó, một vùng đất nào đó, một nghề 
nghiệp nào đó có đa số người không ưa nịnh, chỉ ưa nói thẳng, nói đúng thì 
đó có khi là phát hiện có tầm cỡ trong môn dân tộc học lẫn xã hội học nước 
ta. 

Cái thói ưa nịnh nguy hại cho cả người nói lẫn người nghe bởi làm mất sự 
tỉnh táo, không nhìn đúng được bản chất con người mình, bản chất sự vật, bản 
chất thế giới. 

Người nói nịnh cũng như người nghe nịnh đều vì mình chứ không vì người, vì 
hiện tại chứ không vì tương lai. Nịnh là một màn hài kịch lẫn bi kịch của 
cuộc sống, tuy nhiên tính hài kịch nhiều hơn. 

Nhiều người ngoài miệng bảo không ưa nịnh bởi biết rằng ưa nịnh là xấu 
nhưng họ không dám nghe lời nói thẳng nên bảo vậy để muốn nghe nịnh đấy 
thôi. 
Những người ưa nịnh sống với nhau sẽ tạo nên các mối quan hệ phỉnh phờ, 
tâng bốc, lấy lòng nhau, nói chung là không thật thà, đầu môi chót lưỡi, giả 
trá, điêu ngoa, sống với nhau như thế dễ đưa nhau xuống vực. Nhất là trong 
thế giới mở hiện nay…

Hãy nói những lời thành thật 

Hãy nói những lời thành thật

Tiềm thức có thể biến tất cả những điều tiếp thu được thành sự thực mà 
không hề phân biệt trắng đen. Đối với tiềm thức là không thể đùa cợt được, 
cũng không thể nói dối được.

Tiềm thức không có khả năng phán đoán và lựa chọn, nó có thể đem tất cả 
những điều bạn nghĩ trong lòng, cũng chính là “hiển ý thức” ra để suy xét, để 
thực hiện mà không phân biệt trắng đen. Vì vậy, nếu như bạn đang nghĩ : 
“Tôi muốn thế này, nhưng tôi không có cách nào là được cả”, thì tiềm thức sẽ 
cho đó là thật mà cố ý không cho mong muốn của bạn trở thành hiện thực. 
Ngược lại, nếu trong lòng bạn nghĩ rằng: “Tôi muốn nó, tôi rất vui mừng đón 
nhận nó”. Vậy thì tiềm thức sẽ đáp ứng mong muốn của bạn, sớm muộn gì 
thì cũng làm cho mong muốn của bạn trờ thành hiện thực. Vì vậy, bạn chớ 
nên nói ra những điều sẽ đem đến cho bạn sự phản tác dụng, hoặc những lời 
bất lợi. Ví dụ như những câu đại loại như: “Tôi có thể thất bại”, “Việc này có 
thể không thuận lợi” hoặc “Tôi không làm được”… là quyết không nên nói ra 
miệng. Bạn hãy thường xuyên nói với tiềm thức của bạn những điều có tính 
tích cực, tính xây dựng, chỉ cần một khi tiềm thức của bạn đã tiếp thu thì nhất 
định nó sẽ thực hiện. Khi bạn không ngừng nói ra những suy nghĩ có tính tích 
cực, bản thân bạn sẽ bắt đầu thay đổi dần, đến một lúc nào đó, bạn sẽ phát 
hiện ra rằng bản thân mình đã trở nên tích cực hơn trước kia rất nhiều và trở 
thành một người có sức hấp dẫn, một người hạnh phúc.
Vì vậy bạn cần phải thẳng thắn, chính trực ngay với chính bản thân mình thì 
mới được. Khi bạn nghe thấy bạn bè gặp vận may, nếu như bạn nói rằng: 
“Anh ta thật xảo quyệt”. Vậy thì tấm lòng chân thật của bạn như thế nào đây? 
Thật ra, bạn đang rất hâm mộ sự may mắn của người bạn ấy, trong lòng bạn 
cũng đang mong chờ một sự may mắn tương tự, và bạn nghĩ rằng: “Anh ta 
không nên may mắn như vậy!” Thế nhưng tiềm thức chỉ có thể có phản ứng 
với những suy nghĩ thật của bạn, vì vậy nó sẽ tiếp thu cách nghĩ của bạn 
rằng: “Không nên may mắn như vậy!” và nó sẽ làm mọi cách để cho vận may 
không thể nào đến với bạn được. Vì vậy, bạn cần phải thẳng thắn, trong lòng 
bạn phai chứa đầy những ý nghĩ hết sức chân thành, lương thiện. Nếu như 
bạn chân thành mong muốn có hạnh phúc, no đủ, khỏe mạnh thì trong lòng 
bạn không nên thêm vào những lời nói phủ định, nhất định những mong 
muốn đó của bạn sẽ được thực hiện.

Tôi thích sự đơn giản 

Tôi thích sự đơn giản

Khi tôi thấy một người giàu có, tôi ao ước mình sẽ có thật nhiều tiền như họ. 
Vì đơn giản tôi là 1 con người.

Khi tôi nhìn một người thành đạt về tri thức, tôi muốn mình cũng sẽ tài giỏi 
như thế. Vì đơn giản tôi là 1 con người.

Khi tôi nghe tên một người quyền thế, tôi thầm mong mình cũng sẽ được ở 
địa vị như họ. Vì đơn giản tôi là 1 con người. 

Nhưng...

Tôi chưa bao giờ thử làm một công việc có tính sáng tạo vì tôi sợ sự phức tạp.
Tôi chưa từng ngồi quá 2 giờ đồng hồ để giải một bài toán khó. Vì tôi nghĩ nó 
quá phức tạp đối với tôi.

Tôi không dám đảm nhận bất cứ trọng trách gì vì tôi ghét có trách nhiệm. Đối 
với tôi trách nhiệm cũng là sự phức tạp.

Cuộc sống là vậy! Chúng ta hầu như ai cũng thích sống và tận hưởng những 
điều nhẹ nhàng và trước mắt vì điều đó thật là đơn giản. Nhưng đằng sau mỗi 
sự đơn giản chúng ta thấy đều có cả một quá trình phức tạp và không dễ dàng 
mà có được, buồn cười thay đó lại là những điều chúng ta chẳng thích thú khi 
phải đương đầu. Những người thành công mà chúng ta ngưỡng mộ, suy cho 
cùng họ là những người can đảm hơn chúng ta ở chỗ họ chịu chấp nhận bứớc 
qua những thử thách để cuối cùng có thể đơn giản hóa những phức tạp của 
họ. Vậy chúng ta nên ngưỡng mộ cái họ có hay sự can đảm của họ?

Phải nghĩ như thế nào nhỉ ? Ngưỡng mộ sự can đảm của họ ? những gì họ 
làm được phải trải qua biết bao gian lao cực khổ mới có được , rồi sau đó 
trầm trồ với những thứ họ đang có để không còn ganh tỵ đố kỵ mà hãy ráng 
cố gắng lấy họ làm gương .Một bài viết đơn giản nhưng không đơn giản tí 
nào

Lối sống.... là gì nhỉ? 

Lối sống.... là gì nhỉ?


Phong Sinh

Lối sống, nói một cách hơi nôm na, thì được hiểu là cách sống của
một tập thể người, người chứ không phải bất cứ cái gì khác, và phải
là tập thể, bởi vì một cá nhân thì không làm nên lối sống, dù rằng có
những lối sống bị ảnh hưởng bởi cá nhân....

Lối sống thế nào, ấy là tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân, và khi bạn sống
theo một cách nào đó, thì đấy là quyền của bạn, và bạn sẽ được
đứng vào một tập thể có lối sống ấy.

Lối sống tốt hay xấu, ấy cũng là tuỳ vào quan niệm của mỗi người, có
người cho là rất xấu, có người cho là chấp nhận được, còn có cả
những người tự hào....

Bạn đang sống lối sống nào thế?

Có lối sống tự do, thích gì thì mình làm nấy, chẳng ai cản trở được,
bởi vì mình muốn chứng tỏ mình mà, cho nên mình đi đua xe, mình đi
sàn nhảy, mình ngồi cafe thâu đêm.

Có lối sống gò bó, theo khuôn phép, cha mẹ bảo gì làm nấy, cô giáo
bảo gì học nấy, bạn bè bảo gì nghe nấy, sếp nói thế nào cũng gật gù,
có khi thành người ba phải.

Có lối sống thầm lặng, lặng lẽ lắng nghe, lặng lẽ quan sát, lặng lẽ yêu
thương, lặng lẽ hi sinh, lặng lẽ khóc.

Có lối sống sôi nổi, không ở trong đám đông là không chịu nổi, lúc
phát biểu thì hùng hồn, nếu hài hước một chút thì được mọi người
yêu mến, nếu không thì thành thùng rỗng kêu to.

Có lối sống hận thù, vì cái gì đấy mà căm ghét tất cả, suy nghĩ nhiều,
lúc nào cũng muốn làm điều cay độc, thực ra là trong tim có những
niềm đau.

Có lối sống yêu thương, lúc nào cũng nghĩ cho người khác, lúc nào
cũng cho rằng những việc mình làm là còn chưa đủ, và đôi khi mình
vô tình.

Lối sống nào cũng thế, là do mình chọn, không ai bắt mình cả. Nhận
rõ tốt xấu, mình sẽ thấy thoải mái hơn.

Người hận thù, là trong tim có những nỗi đau, thực ra là người đáng
thương. Người chia sẻ, thực ra là có những lúc vô tình, có những lúc
mình bỏ qua tình cảm của người thâm của mình, không chăm lo hết
được cho mình, có khi như thế là đáng giận. Người thầm lặng,
thường là không được đền đáp xứng đáng, bởi vì cuộc sống nhiều
khi vô tâm, và thời gian vô tình trôi. Người phá cách, có khi yêu
thương, có khi hờn giận, nhưng theo cách của họ, thực ra là đang
chịu đựng một số khuôn khổ nào đó.

Vậy bạn là người nào?

Có một lối sống khác, dung hoà, khi cần lắng nghe thì lặng lẽ, khi cần
thể hiện thì hùng hồn, khi chán nản thì phá cách, khi khác lại khuôn
khổ, lúc thì hài hước, lúc thì yêu thương. Đấy là cách sống mà tôi
vươn tới.

Bạn nghĩ sao?


Mặt trái cuộc đời 

Mặt trái cuộc đời 

Ăn thêm cái nữa đi con! 

­ Ngán quá, con không ăn đâu! 

­ Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng! 

­ Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi! 

Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe 
rơi xuống đường, sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi. 

Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ, 
xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. 
Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai: 

­ Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn. 

Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Ðứa em sốt 
ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi 
tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn. 

­ Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh. ­ con bé nói rồi thút thít. 

­ Ừ, tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai 
ngón thôi! 

Lý Thanh Thảo

Đôi khi 
Đôi khi 

* Đôi khi... bạn phải bị người ta cho leo cây, đợi chờ vài lần để thấm
cái cảm giá bực mình, lo lắng và hiểu rằng đừng nên dùng giờ dây 
chun với người khác... 

* Đôi khi... ai đó làm bạn tổn thương, phản bội hay lợi dụng bạn để


bạn có thể nhận ra ý nghia của sự thật, lòng chân thành và hiểu rằng 
tha thứ ko phải là điều gì quá khó... 

* Đôi khi... bạn cũng phải bị sụt sịt, hắt xì vài cái. Tự dưng điều đó


sẽ giúp bạn biết lo cho sức khoẻ mình hơn, biết ăn uống tập luyện
điều độ hơn...

* Đôi khi... cũng phải mạo hiểm để biết rằng đích đến chẳng còn xa. 
Rút lui ngần ngại ngay từ phút đầu tiên là bạn đang đánh mất đi cơ
hội khám phá ra khả năng tiềm ẩn của chính bản thân mình... 

* Đôi khi... bạn cũng phải mất đi những đồ vật bình thường để hiểu
được chúng ko đơn thuần chỉ là những vật vô tri vô giác. Mà đó là 
kỷ niệm, là tình cảm của người tặng gửi gắm, là nhân chứng của sự 
yêu thương; để biết trân trọng và gìn giữ những thứ mà chỉ khi mất 
đi mới thấy quý giá...

* Đôi khi... bạn phải bù đầu bù cổ vào công việc, ko kiếm ra được 1


chút thời giờ rảnh rỗi; để bạn nhận ra ko nên lãng phí thời gian. Vì 
nó là 1 trong những thứ hiếm hoi duy nhất ko trở lại bao giờ... 

* Đôi khi... bạn cũng phải bị vấp ngã vài lần để có thể tự dặn mình 
phải cẩn thận hơn trong tất cả mọi chuyện, để tránh ko phạm phải sai
lầm như thế 1 lần nữa. Và quan trọng hơn, là để biết rằng mình còn 
đủ bản lĩnh đứng lên... 

* Đôi khi... bạn phải bị một điểm 3 để biết chủ quan và lười biếng 
luôn trực chờ lôi tuột ta xuống dốc, và để dặn mình ko bao giờ được
ngừng cố gắng dù chỉ trong ý nghĩ... 

* Đôi khi... người ta ghét bạn, quay lưng lại với bạn để chợt nhận ra
rằng, thương một người không phải là dễ. Vì vậy, hãy để trái tim lên 
tiếng nếu bạn yêu thương ai đó...

* Đôi khi... bạn phải chấp nhận và đối đầu với tất cả những cái đôi
khi để tạo được bản lĩnh của mình trong cuộc sống...

You might also like