You are on page 1of 21

Nhìn nhận về xã hội: 

Chọn mặt gửi vàng 

Chọn mặt gửi vàng

+ Chơi với người tốt như đi trong sương mù, tuy áo không ướt nhưng lúc nào 
cũng tươi mát. 

+ Chơi với người không biết phải quấy như ngồi trong cầu tiêu, tuy áo không 
dơ nhưng lúc nào cũng nghe thấy hôi thối. 

+ Chơi với người ác như đứng trong rừng đao kiếm, tuy thân người chưa bị 
thương nhưng lúc nào cũng sợ hãi. 

* Trong Phật giáo có một câu chuyện: 

Phật Đà và Nan Đà một hôm đi qua khu chợ, đến trước một cửa hàng bán cá 
thì dừng lại. Phật Đà nói với Nan Đà: 
­ Nan Đà, con hãy vào trong cửa hiệu bán cá, sờ vào chiếc chiếu cỏ bày cá! 
Sau khi Nan Đà đã làm theo, Phật Đà bèn hỏi: 
­ Con thử ngửi xem tay con có mùi vị gì! 
­ Mùi tanh. Nan Đà sau khi ngửi trả lời. 
Phật Đà bèn dạy: 
­ Nan Dà, nếu người thân cận ác mà không biết, chơi với bạn xấu, dù cho thời 
gian ngắn ngủi, nhưng vì ác nghiệp có ác tập, nên danh ác của nó đã có thể 
bay xa rồi. 
Phật Đà và Nan Đà lại đi đến một cửa hàng bán hoa, Phật Đà lại nói với Nan 
Đà: 
­ Con hãy vào trong hiệu bán hoa và lấy một cái túi đựng hoa! 
Sau khi Nan Dà trở ra, Phật Đà lại hỏi: 
­ Bây giờ con đặt túi hoa xuống, ngửi tay của con xem có mùi vị gì? 
­ Hương thơm nức. Nan Đà trả lời. 
Phật Đà bèn nói: 
­ Nếu con hay thân cận với bậc thiện tri thức, kết giao với bạn tốt và học tập 
họ thì những tính tốt của của họ sẽ ảnh hưởng tốt đến con. Từ nay về sau, con 
nên gần gũi với Xá Lợi Phất, Mục Kiều.

Kết luận:

+ Gần gũi người tốt thì như vào nhà có cỏ thơm và hoa lan, ở lâu trong nhà 
nên không thấy thơm bởi vì mình cũng đã hóa thơm rồi. Gần gũi người xấu 
thì như vào cửa hàng cá ươn, ở lâu trong đó nên không thấy hôi thối bởi vì 
mình cũng đã hóa tanh rồi. 

+ Son vốn đã có sẵn màu đỏ. Sơn vốn đã có sẵn màu đen. Vì vậy người quân 
tử phải thận trọng trong giao du, thân cận. 

+ Thế mới biết sự tu dưỡng của con người ít nhiều đều bị ảnh hưởng của môi 
trường, điều quan trong phải biết định hướng, chọn bạn mà chơi thật sáng 
suốt nếu không dù có bản chất tốt đẹp nếu a dua theo số đông sớm muộn gì ta 
cũng bị tha hóa theo cái xấu của người khác. 

Cho nên có thể nói, kết giao với bạn không thể không cẩn thận. "Gần mực thì 
đen, gần đèn thì sáng"

Những lời khen chứa một phần xấu xí 

Những lời khen chứa một phần xấu xí


Năm 1859, một phụ nữ bỗng ngã lăn ra chết hai ngày sau đêm khiêu vũ.
Trong đêm này bà ta được ca tụng là người có tấm lưng ong đẹp nhất. Mổ
khám nghiệm tử thi mới hay bà ta bị dập 3 chiếc xương sườn, xương đâm
vào lá gan gây ra tử vong. Thủ phạm là chiếc corset thắt quá chặt.

Một tư liệu phương Tây đã dẫn nguồn tin đáng tin cậy.
Thì ai còn lạ gì chuyện ấy, khi cô nàng Scaclet trong Cuốn theo chiều gió
phải nghiến răng kìm tiếng rên đau đớn để cho bà vú mạnh tay siết chặt eo
chiếc váy khi nàng chuẩn bị đi dự dạ hội khiêu vũ ở trang trại Mười hai cây
sồi. Khổ chưa, cái giá phải trả thật là khốn khổ để được cánh đàn ông khen
đẹp!

Khi người Trung Quốc khen phụ nữ có gót sen nhỏ nhắn cũng là khi người
phụ nữ xứ họ phải chịu cực hình trong tục bó chân tàn bạo, mỗi đôi chân là
một sự tàn phế man dại.

Khi người Nhật khen người phụ nữ xinh đẹp trong chiếc áo Kimônô cũng là
khi người phụ nữ Nhật phải chịu làm hình nộm cứng đờ, đau nhức các khớp
xương gần như là mạn tính.

Khi người đàn ông khen chiếc áo dài Việt cũng là khi rất có thể họ đang hả
hê thưởng thức 2 miếng phó mát ở 2 bên eo bạn, là khi họ đắc thắng ngâm
thơ: “ Áo em trắng quá nhìn thâu da”, hay: “ Trời Sài Gòn anh đi mà chợt
“thấy”…/Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông. Thấy hết, và kệ cái nóng 35 độ
trong bó cứng của xứ Huế hay cái lạnh 10 độ trong phong phanh của trời Hà
Nội.

Khi giới chính trị đàn ông khen người phụ nữ “tòng phu” thì cũng là khi họ
vì họ, vì muốn giữ giọt máu, nguồn gien của chính họ trong một xã hội cha
truyền con nối.

Khi người đàn ông khen người phụ nữ “tiết hạnh”, chồng chết mà vẫn “tòng
tử”theo con thì cũng là khi họ muốn giữ mảnh ruộng của dòng tộc họ không
về tay kẻ khác, mặc cho thân phận người phụ nữ có thể úa tàn.

Khi họ muốn người phụ nữ phải hội đủ công dung ngôn hạnh, cũng rất có thể
là khi họ bày tỏ lòng tham không đáy, muốn có cả bốn phương trong bàn tay
mình, muốn có cả 4 mùa trong một ngày, muốn cả 4 cung bậc chỉ trong một
nốt nhạc, mặc cho người phụ nữ phải loay hoay xoay xở hàng thiên niên kỷ
trong một cổ bốn tròng.

Thế đấy bạn gái ạ, trong những lời khen đôi khi có chứa vài sự thật đắng cay.

Cũng như khi người đàn ông khen người phụ nữ thắt đáy lưng ong là khi họ
mong muốn một người khéo chiều chồng và khéo nuôi con. Đúng thế, chắc
chắn chỉ có những người làm nhiều và ăn ít, thức khuya dậy sớm thì mới thắt
đáy lưng ong ở trong cái xã hội không có aerobic cũng như thể dục thẩm mỹ,
chạy bộ, lắc vòng…

Nên chi, bạn ạ, bạn phải coi chừng những lời khen.
Đôi khi họ khen mình là nữ tính để họ dễ bề thôn tính cả không gian và âm
thanh, khi bạn thu mình lại và ăn nói nhỏ nhẹ trước họ. Khen bạn dịu dàng là
để bạn không bộc lộ trí thông minh hơn họ: Không cãi lại họ và họ dễ dàng
áp đặt.

Họ khen bạn là phái đẹp để bạn đừng làm hơn những gì của một bông hoa.

Họ khen bạn là hoa để họ làm ong làm bướm, đậu rồi lại bay. Họ khen bạn là
hoa để bạn làm vai trò trang trí, để bạn không ở địa vị cao, không nhận nhiều
lương của họ. Và đôi khi, cao hứng lên, họ còn trịch thượng phán xét bạn là
hữu sắc vô hương nếu bạn lỡ không hơn một vật trang trí.

Họ khen vợ họ là bà nội tướng giỏi để họ yên tâm một mình tung hoành nơi
biên ngoại với tri thức, sự nghiệp, khoa bảng, quan trường, nhà trò con hát…

Thế đấy! Đừng sung sướng với những lời khen để biến mình thành người
khác. Mỗi bạn gái đã là một kho tàng của chính mình. Mỗi người chỉ cần là
một nốt nhạc cũng đủ làm cho giai điệu cuộc sống rực rỡ âm thanh. Có
những lời khen chứa đựng một phần xấu xí. Hỡi một nửa nhân loại, hãy cảnh
giác với lời khen!

Đoàn Công Lê Huy ( trò tuyện đầu tuần-HTT online )

Ba người thầy vĩ đại 

Ba người thầy vĩ đại

Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: "Thưa
Hasan, ai là thầy của ngài?"
Hasan đáp: "Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của
các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian
của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.

Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm
đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng
cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà
trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: "Khuya khoắt
thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không
ngại ở chung với một tên trộm."
Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi
đêm ông ta lại bảo: "Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!"
Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: "Có trộm được gì không?" và ông ta đều
đáp: "Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ". Ta chưa
bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc.

Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ
ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến
nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy
ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: "Ngày mai tôi sẽ làm
được, có thể lắm chứ!"

Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một
con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó
thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác. Hoảng sợ,
nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng,
mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu
đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta: con người phải biết chiến
thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động.

Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một
đứa bé trên tay cầm một cây nến dã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi
đứa bé: "Con tự thắp cây nến này phải không?" Đứa bé đáp: "Thưa phải."
Đoạn ta hỏi: "Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy
sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?"

Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: "Ngài thấy ánh sáng đã biến mất,
vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?"

Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng
sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi
tất cả những tự hào về kiến thức của mình.

Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có
nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi
của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ
cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì
ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết
yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa
là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn
vật.

Người thầy là người thông qua đó ta bắt đầu học cách học hỏi. Người thầy
cũng như một hồ nước nơi chúng ta đang học bơi. Một khi chúng ta đã học
được cách bơi, cả đại dương mênh mông là của chúng ta."

Những Người Mà Bạn Cần Có 
Những Người Mà Bạn Cần Có

Bạn thấy những người gần gũi nhất với mình như thế nào? Họ tốt bụng? Hài
hước? Dễ đồng cảm? Thân thiện? Họ có thể có một trong những phẩm chất
trên nhưng lý do thực sự khiến bạn làm thân với họ là vì họ có được những
phẩm chất mà bạn mong mình có. Sau đây là những người bạn mà ta cần có
trong cuộc sống:

- Một người thầy, người cố vấn. Đây là người cho bạn những lời khuyên.

- Một người nuôi dưỡng - để bạn có thể tin tưởng trông cậy vào người đó.

- Một người bạn đồng minh - người luôn luôn ủng hộ bạn.

- Một người bạn tâm hồn - người luôn có chung quan điểm với bạn.

- Một người bạn đồng nghiệp - bạn có thể trò chuyện thân mật, chia sẻ mọi
điều với người đó ở cơ quan.

- Một người bạn thuở ấu thơ - giúp bạn nhớ lại một tuổi thơ êm đềm.

- Bạn đồng cảnh - đó là những người có cùng cảnh ngộ với bạn, ví dụ đang
mang thai, đang có hoàn cảnh khó khăn, đang thất nghiệp.... Người ấy sẽ có
những cảm giác giống như bạn.

- Một người bạn cùng trong cơn khủng hoảng - người ấy sẽ chia sẻ nỗi đau
đớn chung với bạn.

- Người đối lập với bạn - đó là người mà những điểm mạnh của người ấy lại
là điểm yếu của bạn. Người đó sẽ giúp bạn khám phá những niềm vui mới
trong cuộc sống.

Một người bạn có thể cùng lúc đảm nhiệm vài vai trò nhưng nên nhớ rằng
không có một người nào có thể đáp ứng được tất cả mọi mong muốn trên của
bạn. Nếu bạn cứ đòi hỏi điều đó thì mối quan hệ của bạn với người đó sẽ rất
căng thẳng. Vì vậy, bạn chớ vội đi kiếm tìm những người bạn mới mà bằng
cách nào đó chứng tỏ cho những người bạn cũ của bạn thấy bạn đánh giá họ
cao như thế nào
Ai thực sự đã làm đời bạn khác đi? 

Ai thực sự đã làm đời bạn khác đi?

Hãy thử trả lời vài câu hỏi dưới đây:

- Hãy kể tên năm người giàu nhất thế giới. Hãy kể tên vài người đoạt vương
miện hoa hậu hoàng vũ trong mấy năm gần đây. Hãy kể tên 10 người đã đoạt
giải Nobel. Hãy kể tên 6 nghệ sĩ mới đây được nhận giải thưởng của viện hàn
lâm khoa học-nghệ thuật điện ảnh trao tặng.

Bạn có thể trả lời dễ dàng không? Chắc là không? Vấn đề là không ai trong
chúng ta nhớ đến những ngôi sao của ngày hôm qua cả, dù những thành tích
của họ không phải là thành tích hạng hai. Họ là những siêu sao trong lĩnh vực
của họ. Thế mà khi tràng pháo tay chấm dứt, khi những giải thưởng mờ nhạt
đi, những thành tích bị lãng quên thì những lời chúc mừng nồng nhiệt cùng
những tước hiệu cũng sẽ bị chôn vùi theo chủ nhân của nó.

Và đây là những câu hỏi khác, hãy xem thử bạn sẽ trả lời như thế nào:

- Hãy kể tên vài thầy cô đã giúp đỡ bạn trong quá trình học tập. Hãy kể tên 3
người đã từng giúp bạn trong những lúc khó khăn. Hãy kể tên vài người đã
cho bạn những bài học đáng giá. Hãy nghĩ đến người đã làm bạn thấy cuộc
sống giá trị và ý nghĩa. Hãy nghĩ đến năm người mà bạn thích nói chuyện với
họ. Hãy nêu tên một nhân vật trong phim nào đó mà câu chuyện của họ làm
bạn ngưỡng mộ và rung động.

Dễ hơn phải không? Và bài học chính là những người đã làm cuộc đời bạn
khác đi không phải là những người danh tiếng nhất, nhiều tiền nhất, hay
nhiều giải thưởng nhất. Họ chính là những người đã từng bận lòng với bạn.

Lòng tự trọng dân tộc 
Lòng tự trọng dân tộc

Cách đây mấy ngày, đang uống cà phê, tôi được gặp và trò chuyện trong
chốc lát với một em bé bán vé số. Khi em mời tôi, một người không mua và
cũng không thích “trúng số”, tôi ngỏ ý: “Chú thấy cháu bán "món hàng" này
ít người mua mà nhiều người bán, sao cháu không nghĩ đến một cách bán
hàng khác tốt hơn?". Cháu bé lễ phép trả lời tôi: "Cháu cũng chỉ bán vé số
một thời gian thôi. Khi nào có điều kiện, cháu sẽ làm việc khác".

Tôi ngạc nhiên trước câu nói tự tin của một cháu bé nghèo. Đúng là có
những lúc, do hoàn cảnh, ta phải làm những việc nhọc nhằn, thu nhập thấp và
có vẻ làm bé nhỏ con người mình đi. Nhưng nếu đó là việc làm lương thiện,
và ta có lòng tự trọng như em bé bán vé số kia, thì có thể tự tin rằng trước
sau gì cơ hội cũng sẽ đến với ta, và ta sẽ có điều kiện để thực sự là chính
mình.

Một nhà nghiên cứu kinh tế người Mỹ cũng chân thành khuyên chúng ta
không nên cứ mãi dựa vào ưu thế nhân công rẻ để may gia công và đóng giày
dép, mà nên học cách của người Ấn Độ dám đi thẳng vào kinh tế tri thức để
góp phần biến thế giới này thành "thế giới phẳng" - tạo một sự ngang bằng
trong nắm bắt cơ hội và phát triển.

Thì đúng là như thế, nhưng liệu chúng ta có đủ tự tin như em bé bán vé số
kia để trả lời: "Chúng tôi cũng chỉ làm những công việc này một thời gian,
khi có điều kiện, chúng tôi sẽ làm những việc khác, những việc mà ngài đã
khuyên". Nhưng làm sao để "có điều kiện" - nghĩa là "điều kiện cần và đủ"
khi chúng ta cứ mãi thấy mình nhỏ bé, lép vế, khi ta chỉ muốn "xin" mà ít
chịu nghĩ, ít chịu làm, bắt đầu từ những việc nhỏ, những việc “tầm thường"?

Đã có một thời chúng ta đã quá tự hào đến mức tự tôn, đến mức cao ngạo về
mình, rồi giờ đây lại xuất hiện một tâm lý ngược lại, là quá tự ti, quá rụt rè và
tự làm nhỏ mình đi mỗi khi xuất hiện trước người ngoài. Cả hai xu hướng ấy
đều là kết quả của một cách nhìn nhận sai về mình, và đều dẫn tới sự thiếu tự
trọng. Một con người khi đã thiếu tự trọng thường hành xử thiếu tôn trọng
người khác, và thiếu tôn trọng chính mình, và do đó, dễ bị người khác xem
thường. Mà khi người ta đã xem thường mình, thì làm sao mình tồn tại đúng
với nhân cách mà mình muốn có được?

Nếu một con người phải sống với lòng tự trọng, thì một dân tộc, một đất
nước càng phải biết sống tự trọng, và tự trọng cao. Không phải bằng cách tự
ca ngợi mình, "mục hạ vô nhân" - coi người khác "không có ký lô nào" mà ta
sở đắc được lòng tự trọng. Cũng không phải cứ ngồi mơ tưởng viển vông về
những "đại sự" mình sẽ làm, mình sẽ hơn người, mà cứ thế ta sẽ hơn người,
ta sẽ là "số một". Cũng không phải bằng lối so sánh giản đơn, cơ học giữa
"mình ngày trước" với "mình bây giờ" mà vội tự thỏa mãn, cho là mình đã
"tăng trưởng vượt bậc", và coi đó là biểu hiện của lòng tự trọng. Nhưng càng
không phải nhìn ra ngoài đâu đâu cũng thấy "rồng" thấy "hổ" rồi nhìn lại
mình thấy nhỏ nhít như mèo, như cheo để thở dài an phận mà run sợ khúm
núm trước người ngoài, để đến nỗi bị người ta lừa cho, ép cho, đè cho mà cứ
nghĩ mình khiêm cung.

Tất cả những biểu hiện dù rất trái ngược nhau ấy lại quy tụ ở chỗ thiếu lòng
tự trọng. Một lòng tự trọng bình thường, không nống lên, vói lên, cũng
không hạ xuống, xẹp xuống. Khi ta nói "tôi là người Việt Nam", thì dù tự
hào, dù chua xót, câu nói đĩnh đạc một cách bình thường ấy đã ẩn chứa trong
nó lòng tự trọng. Của một con người. Của một dân tộc.

Thanh Thảo

Miếng mồi nguy hiểm 

Miếng mồi nguy hiểm

Chương trình thế giới loài vật của National Geographic có chiếu một đoạn
phim ngắn về cách những con chim đại bàng săn bắt cá ở những ao hồ. Tuy
bay rất cao trên trời, nhưng với đôi mắt rất sắc chúng có thể thâý những con
cá đang bơi ở phía dưới. Và khi đã "chấm" một con mồi, chúng liền xếp cánh
lại và chúi thẳng xuống mặt nước với tốc độ hon 70km/giờ. Khi tới mặt hồ,
chúng giương xoè móng vuốt ra chộp lấy con mồi và bay vào bờ.
Trong chương trình đặc biệt của buổi tối hôm đó đã chiếu một cảnh rất khác
thường. Một con đại bàng chúi xuống và chộp được một con cá bằng móng
vuốt của nó. Thế nhưng con cá lại rất to, có lẽ ngoài dự tính của con đại
bàng. Khi nó bắt đầu bay vào bờ, bạn có thể thấy rõ sự căng thẳng trên vẻ
mặt của nó. Nó biết sẽ không đủ sức để vừa bay vừa quắp con cá đó vào bờ,
thế là nó quyết định thả con mồi xuống. Thế nhưng những móng vuốt của nó
đã bấu quá chặt vào con mồi nên giờ đây không thể thả ra. Nó vùng vẫy
nhưng vô vọng. Con đại bàng từ từ chìm xuống nước và chết vì...không thể
thoát khỏi con mồi của nó!

Nhiều lúc trong cuộc sống chúng ta cũng gặp phải những "miếng mồi" nguy
hiểm như vậy. Chúng ta có cảm giác bất kỳ lúc nào mình đều có thể thả nó
ra, nhưng chính lúc đó lại hiểu rằng giờ đây không phải là chúng ta chộp lấy
nó mà chính nó đang chộp lấy mình. Hãy cảnh giác với những "miếng mồi
nguy hiểm" đó. Nhiều người nghĩ rằng bất kỳ lúc nào mình thích, mình đều
có thể bỏ. Thế nhưng hậu quả thường rất đáng tiếc. Họ đã bị chính những thứ
đó bám chặt lấy và giết chết cuộc đời của ho.

ý nghĩa cuộc sống1 

Cộng đồng và cá thể

Mặt thứ 1:

* Nếu chúng ta ngẫm nghĩ về cuộc đời và nỗ lực của mình, chúng ta sẽ sớm 
nhận ra rằng, hầu hết những hoạt động và mong muốn của chúng ta đều có 
quan hệ với sự tồn tại của người khác. Chúng ta nhận ra rằng, về bản chất 
giống loài, chúng ta cũng giống như những động vật sống theo bầy: 

+Chúng ta ăn thức ăn người khác trồng, mặc quần áo người khác may, sống 
trong nhà người khác xây. 
+ Hầu hết những gì ta hiểu biết và tin tưởng đều do người khác bày cho ta 
thông qua một ngôn ngữ, mà ngôn ngữ cũng do những người khác tạo ra. 

+ Nếu không có ngôn ngữ, khả năng tư duy của chúng ta sẽ rất hạn chế ­ chỉ 
tương đương với những động vật cao cấp; vì thế chúng ta phải thừa nhận 
rằng, để chúng ta hơn được động vật, trước hết chúng ta phải mang ơn vì 
được sống trong cộng đồng loài người.

+ Một cá thể bị bỏ rơi một mình từ khi sinh ra sẽ có suy nghĩ và cảm nhận 
hoang dã như động vật, đến mức chúng ta khó mà tưởng tượng được. 

+ Vậy nên, căn cước và ý nghĩa tồn tại của một cá thể nằm ở chỗ, anh ta 
không hẳn là một sinh thể đơn lẻ mà là thành viên của một cộng đồng lớn của 
con người, cộng đồng dẫn dắt đời sống vật chất và tinh thần của anh ta từ khi 
sinh ra tới khi chết.

* Cái làm nên giá trị của một con người trong cộng đồng phụ thuộc trước hết 
vào việc những tình cảm, suy nghĩ và hành động của anh ta giúp ích được 
bao nhiêu cho sự tồn tại của người khác. Tùy theo thái độ của anh ta trong 
mối quan hệ này mà chúng ta đánh giá anh ta thuộc loại tốt hay xấu.

Mặt thứ 2:

+ Dễ nhận thấy rằng, trải qua bao thế hệ, tất cả tài sản vật chất, tinh thần và 
đạo đức mà chúng ta nhận được từ cộng đồng đã được tạo dựng bởi những cá 
thể sáng tạo đơn lẻ: người tìm ra cách dùng lửa, người tìm ra cách trồng trọt, 
và người phát minh ra đầu máy hơi nước.

+ Chỉ cá thể đơn lẻ mới có thể tư duy và qua đó, tạo ra những giá trị mới cho 
xã hội, vâng, thậm chí đề ra những quy phạm đạo đức mới để đời sống cộng 
đồng hướng theo.

+ Nếu không có những cá thể sáng tạo, suy nghĩ và phán xét độc lập, thì sự 
phát triển lên cao của xã hội là khó tưởng tượng; cũng như vậy, một cá thể 
đơn lẻ sẽ không thể phát triển nếu thiếu mảnh đất dinh dưỡng của cộng đồng. 

* Một số kết luận:

+ Một cộng đồng lành mạnh là một cộng đồng gắn liền với tính độc lập của 
những cá thể

+ Có sự tách bạch một cách tương đối giữa cá nhân với cộng đồng.

+ Ở một chừng mực nhất định, tổ chức đã thay thế thủ lĩnh, nhất là trong lĩnh 
vực kỹ thuật, song cũng đã có thể cảm thấy điều tương tự trong khoa học.
+ Đặc biệt nhạy cảm, sự thiếu hụt cá tính trong lĩnh vực nghệ thuật đang lộ 
rõ. Hội họa và âm nhạc xuống cấp trông thấy

+ Trong chính trị, không chỉ thiếu người cầm lái mà sự độc lập tinh thần cũng 
như ý thức về lẽ phải của dân chúng cũng giảm sút khủng khiếp.

+ Chỉ trong hai tuần, vì báo chí, đám đông mù quáng ở một quốc gia nào đó 
có thể bị làm cho giận dữ và kích động đến nỗi những người đàn ông sẵn 
sàng khoác áo lính để đi giết người và bị giết vì những mục đích chẳng lấy gì 
làm cao quý của những thế lực nào đó.

Như vậy: Sự phát triển về kinh tế và kỹ thuật đã khiến cho cuộc đấu tranh 
sinh tồn của con người càng thêm gay gắt, vì thế, sự phát triển tự do của cá 
nhân bị tổn hại nặng nề.

+ Nhưng mặt khác, kỹ thuật phát triển lại giúp cá nhân ngày càng phải lao 
động ít hơn mà vẫn thỏa mãn được các nhu cầu chung. Việc phân công lao 
động có kế hoạch đang ngày càng trở nên một đòi hỏi cấp thiết, và việc phân 
công này sẽ mang lại sự bảo đảm về vật chất cho từng cá thể. Sự bảo đảm 
này, cũng như sức lực và thời gian dư ra của các cá thể, sẽ là một lợi thế cho 
sự phát triển nhân cách. Cộng đồng nhờ thế sẽ khỏe mạnh trở lại.

Thế hệ @ còn chung tiếng nói? 

Thế hệ @ còn chung tiếng nói?

1. Thế nào là Thế hệ @?

Thế hệ @? Chắc chắn là để chỉ Thế hệ Trẻ, Thế hệ Mới. Nếu tính theo thập
niên sinh: có Thế hệ 60-x, Thế hệ 70-x, Thế hệ 80-x… Thế hệ @ gần nhất
với Thế hệ 80-x. Nếu gọi theo phong cách sống, Thế hệ @ là thế hệ của thời
đại công nghệ thông tin, những đại diện của thế hệ này gần nhất với những
thành tựu của công nghệ thông tin - có thể nói họ sống - hít thở bằng
Internet, e-mail, chat...Trên thế giới chưa thông dụng cách gọi Thế hệ @,
người ta hay gọi Thế hệ bị lãng quên, Thế hệ đánh mất (Lost Generation),
Thế hệ X, Thế hệ P (Pepsi-Cola Generation), Thế hệ Tiếp theo (Next
Generation)… Chỉ có ở Việt nam phát sinh cách gọi này (ngoài ra có thể một
phần vì đỉnh điểm ước mơ của các đại diện của thế hệ này là có được một
chiếc xe máy Honda nhãn hiệu @), Thế hệ @ nên khoanh vùng là để chỉ Thế
hệ Trẻ Việt Nam. Thế hệ @ chỉ để chỉ thế hệ trẻ ở thành phố Việt nam vì gọi
lớp thanh niên nông thôn Việt Nam là Thế hệ @ sẽ không chính xác - lớp
thanh niên này có cách sống, kiểu nghĩ cùng những giấc mơ khác.

Câu hỏi đặt ra là: Sinh viên và thanh niên thành thị Việt Nam ngày nay là ai,
họ nghĩ gì, ước mơ gì? Họ thiết kế cuộc sống của mình như thế nào? Cảm
giác gì đặc trưng và liên kết thế hệ của họ?

2. Thế hệ @ là ai?

Phỏng theo ý tưởng của nhà triết học Đức Schopenhauer khi nhìn nhận về
một con người hay một thế hệ là trả lời các câu hỏi:

– Anh ta (họ) là người như thế nào? (Ở đây nói về những tố chất chủ quan,
tính cách: lãng mạn hay khô khan thực dụng, dũng cảm hay hèn nhát, dám
đấu tranh hay an phận thủ thường, lạc quan hay bi quan…)

– Mọi người nhìn nhận anh ta (họ) như thế nào? (Ở đây nói về chỗ đứng, địa
vị trong xã hội: được kính trọng hay bị khinh thường, được đặt niềm tin hay
gây thất vọng)

– Anh ta (họ) có gì? (Ở đây nói về những yếu tố vật chất và phi vật chất mà
đối tượng sở hữu: giàu hay nghèo, hiểu biết hay dốt nát…)

Dựa trên những tiêu chí trên, mỗi người có những đánh giá của riêng mình
về Thế hệ @. Theo cá nhân tôi, Thế hệ @ khá thực dụng và hệ quả của xuất
phát điểm này là thái độ hèn nhát, không dám đấu tranh và cái nhìn bi quan
trong cuộc sống (từ cái nhìn này đến lối sống hiện sinh, hưởng thụ… Không
phải ngẫu nhiên người ta đặt câu hỏi: Phải chăng Thế hệ @ là sự cộng hưởng
của Thế hệ Thực dụng, Thế hệ Thờ ơ và Thế hệ Bạo lực? (Mai Chi, Thế hệ A
còng, talawas, 24.02.2003)
Ở mọi dân tộc và trong mọi thời đại, thế hệ trẻ thường không được đánh giá
đúng; ở châu Á nói chung và Việt nam nói riêng, đặc biệt là bây giờ; thế hệ
trẻ chỉ được coi là một thế hệ quá độ, một thế hệ phải chấp nhận, không bao
giờ được đặt niềm tin và hy vọng. Về phương diện sở hữu, có thể nói Thế hệ
@ là thế hệ hiểu biết và giàu có nhất so với các thế hệ cha anh.

3. Thế hệ @ nghĩ gì, ước mơ gì?

Thế hệ @ không phải là một thế hệ đồng nhất, mỗi đại diện của thế hệ có
những suy nghĩ và ước mơ riêng.

Cá nhân tôi nghĩ: Phải kiếm tiền!


Thời đại nào cũng là thời đại của đồng tiền và đặc biệt là thời đại này - đồng
tiền vẫn là thước đo giá trị phổ biến nhất. Chúng ta nên thừa nhận giá trị của
nó, chấp nhận nó như một tất yếu chứ không nên có thái độ dè bỉu tiêu cực.
Có một quan niệm cần loại bỏ là người giàu là người xấu xa, bẩn thỉu… Làm
việc tại phòng gắn máy lạnh của một cao ốc trong downtown Hà Nội hay Sài
Gòn và một ngày chỉ nhiều nhất là hai lần nghĩ tới hay tiếp xúc với "nhân
dân", một lần khi đóng tiền cứu trợ lũ lụt và một lần khi dừng lại mua mít
dọc đường với mức lương gấp mười lần lương bố hay thầy giáo cũ chỉ hai
năm sau khi tốt nghiệp đại học không có gì là đáng xấu hổ. Vấn đề là ta biết
đóng và đóng được nhiều tiền cứu trợ lũ lụt hơn, ta không chỉ mua mít mà
còn mua và tiêu thụ nhiều sản phẩm nông nghiệp khác - đó là một cách gián
tiếp thúc đẩy nông nghiệp, giúp đỡ bà con nông dân (và cả bà con buôn bán
nhỏ nữa).

Tất nhiên là phải kiếm tiền bằng kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm và sức lao
động của mình chứ không phải bằng bất cứ giá nào. Đồng tiền bao giờ cũng
chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích. Quan điểm của đạo Khổng
"Vinh thân, tề gia, trị quốc…", ở đây theo tôi có thể được hiểu muốn nói gì
thì nói, trước tiên anh phải kiếm được tiền, nuôi sống bản thân mình và giúp
đỡ được gia đình mình và mọi người.
Cách đây 80 năm, Phan Khôi phê phán tầng lớp thanh niên Việt Nam có học
và du học thời đó chỉ mải mê cơm áo mà không nghĩ đến câu hỏi "Làm gì để
có ích cho xã hội?" Tôi cũng đồng ý với lời Phan Khôi kêu gọi: "Mỗi một vị
thanh niên tân học hãy đem vài phần mười của cái mình đã lấy được ở ngoại
quốc ra mà truyền bá cho dân chúng, để nâng cao cái tầng trí thức của họ lên,
như thế gọi là giúp ích".

Mỗi người thuộc thế hệ @ có ước mơ riêng. "Giới trẻ ngày nay được tự do
theo đuổi giấc mơ đời mình, mà đa số giấc mơ đó là có được sự sung sướng
về vật chất và tiện nghi, hơn là đặt nặng vấn đề gia đình hoặc xã hội".
Cá nhân tôi không ước mơ sẽ có xe @ (vì bây giờ tôi đang chạy xe
Mercedes).
Nhưng về Việt Nam chắc chắn tôi sẽ mua và mua được xe @ nếu thực sự đó
là loại xe tốt và đi xe @ sẽ được mọi người coi trọng hơn.
Cá nhân tôi không có ước mơ mà chỉ có những dự định, kế hoạch cho tương
lai mà chắc chắn tôi sẽ thực hiện được, ví dụ như mở Công ty tư vấn luật, kế
toán và quản trị kinh doanh - kiếm tiền và giúp mọi người cũng kiếm được
tiền như mình.

4. Thế hệ @ thiết kế cuộc sống của mình như thế nào?

Theo cảm nhận của tôi, đa số đại diện của Thế hệ @ lựa chọn con đường đi
du học, sau đó ở lại hoặc về nước làm thuê cho công ty nước ngoài… Đi làm
thuê lương cao, hết giờ làm không phải suy nghĩ nhiều - có thời gian để
hưởng thụ những giá trị của cuộc sống @.
Một người @ viết: "điều tôi muốn là một gia đình nhỏ/vợ dễ thương và con
cái hiền lành/để làm một gia đình gắn bó/yên bình trong cái sự đua tranh"
(away, www.ttvn.net) , tuy nhiên theo tôi ý tưởng này không phải là phổ biến
trong Thế hệ @.
5. Cảm giác gì đặc trưng và liên kết thế hệ @?

Theo tôi, đó là cảm giác mất hướng, thiếu vắng niềm tin. Tôi đồng ý với ý
kiến của Trần Hanh X là "thế hệ trẻ ngày nay thiếu niềm tin, theo cả hai
nghĩa - họ không có niềm tin nội tại và cũng không được ai tin tưởng… thế
hệ trẻ ngày nay nhạy cảm hơn lớp cha anh, nên họ không dễ dàng gì bị mê
luỵ vào những sự cuồng tín ảo. Nhưng mặt khác, họ cũng không tìm thấy các
giá trị mới khả dĩ đáng theo đuổi…" (Bài Xin góp thêm một suy nghĩ nhỏ với
tác giả Mai Chi về "Thế hệ @", talawas, 27.02.2003)

Một người @ viết "Tôi, cũng như bao người trẻ khác, biết chỉ nói không là
không đủ. Không thể đổ lỗi cho chiến tranh, cho thế hệ trước, cho cơ chế,
cho bất lực, hay cho những thế lực bên ngoài mãi được. Tôi biết rằng đã đến
lúc tôi phải góp một phần vào để tạo ra sự thay đổi. Phải làm một cái gì đấy.
Vâng, một cái gì đấy!" (Thư của một người @, talawas, 27.02.2003) nhưng
đa phần họ chưa biết phải làm gì. Nếu chỉ đơn giản là kiếm mảnh bằng, kiếm
một chỗ làm lương cao… với họ là không khó. Nhưng ngay cả khi đạt được
tất cả những thứ đó rồi, họ vẫn sẽ bị dằn vặt bởi ý nghĩ "Mình vẫn chưa làm
được gì".
Bản thân tôi cũng luôn bị "khủng hoảng đường lối", luôn phải đi tìm câu trả
lời cho câu hỏi "Làm gì?"
Bên cạnh đó, đa phần những đại diện có cảm giác cô đơn, cô đơn giữa mọi
người (theo tôi vấn đề này chắc ở thế hệ nào cũng có). Bên cạnh mong muốn
"Tôi một mình ngơ ngẩn số không / Chỉ muốn một mai cựa mình tỉnh giấc /
Làm một điều gì nhỏ nhặt / Số không vu vơ thành có nghĩa cho đời", người
@ đã viết nỗi cô đơn thành thơ: "Tôi chỉ có mình tôi / Ở cũng vậy mà đi
cũng vậy …/ Tôi một mình, chỉ mỗi một mình thôi / Ðến cũng được mà đi
cũng được …"
(www.tathy.com/thanglong)

Thay lời kết:

Biểu tượng @ nói nên được phần nào vấn đề của Thế hệ @. Chữ A dùng để
chỉ ngôi đầu bảng. Thế hệ A là thế hệ đầu bảng, thế hệ tiên tiến, thế hệ ưu
việt nhất. Rất tiếc chữ a gắn với Thế hệ @ chỉ là chữ a thường, đã thế lại còn
bị trói tròn trong cái đuôi còng của nó. @ còn gợi hình dung một đường xoáy
ốc rối rắm, phức tạp khởi đầu từ một cái nhân hình số 0, chỉ có hy vọng lớn
lao là đường xoáy ốc này hướng lên phía trên.

(Phan An Tuấn)

Nét tiêu biểu của thanh niên @ là thực dụng

Tính thực dụng của thanh niên ngày nay khởi nguồn từ nền giáo dục phổ
thông yếu kém, gia đình, nhà trường và xã hội không tìm được phương thức
nào để giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu và nhận thức được các giá trị đạo đức
truyền thống (cái này gọi cách khác là bản sắc văn hoá). Bên cạnh đó,
Internet lại là một người bạn hào phóng và thông thái đến độ có thể níu chân
những thanh niên Việt nam ngồi lại hàng giờ bên máy tính, các hoạt động xã
hội từ thành thị cuốn theo nông thôn ngày càng vận động gấp gáp để đuổi kịp
theo tốc độ hoà nhập kinh tế với ngoại quốc, chất thải xã hội không bài tiết ra
ngoài được bao nhiêu cho nên tất cả đều được trộn lẫn với nhau thành một
thứ hổ lốn, những giá trị và phi giá trị. Net và Văn hoá hỗn tạp, hai yếu tố
này đã chi phối hoàn toàn đời sống tinh thần và đời sống vật chất của thanh
niên.

Một thanh niên được đào tạo bài bản có thể hiểu biết và phân tích rạch ròi
những sự kiện đang diễn ra trong nước và trên thế giới chỉ thông qua việc thu
thập các thông tin trên Net trong một khoảng thời gian là vài giờ, hoặc vài
ngày; nhưng để hiểu và nhận thức được thế nào là ĐOÀN KẾT, BÁC ÁI và
giản dị hơn là khái niệm HOÀ BÌNH thì cái tầm vóc vững chãi của tuổi trẻ
kia hoàn toàn không giúp ích được gì cho nhân cách bé nhỏ trong những cái
đầu cũng bé nhỏ như những con Chip của Intel. Sự bất lực của phương pháp
giáo dục phổ thông truyền thống. Thanh niên ngày nay không thiếu niềm tin!
Họ tin vào sức mạnh vật chất của gia đình, tin vào hình ảnh của chính bản
thân mình trong ánh hào quang chói ngời những bằng cấp, những thành quả
học tập và chói lọi hơn cả là hào quang của những lời khen ngợi từ gia đình
và chúng bạn. Họ tin vào bất kể thứ gì họ bắt gặp trong cuộc sống, từ những
hoạt động nhân đạo, hoạt động thanh niên tình nguyện xây dựng xã hội lành
mạnh cho tới những cách thức kiếm tiền gian lận mà các tiền bối đã và đang
thể hiện trước mắt họ hay những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng với đua xe,
rượu mạnh, cờ bạc, tình dục và ma tuý. Chất thải xã hội không kịp bài tiết là
như thế, tất cả đều tồn tại cùng một lúc và không có bất kỳ một nhà giáo dục
nào có đủ năng lực chỉ ra rằng cái gì xấu sẽ bị đào thải (lại là một giá trị văn
hoá truyền thống bị lãng quên) Thanh niên ngày nay không chạy theo đồng
tiền ! Họ không có đủ sức khoẻ để chạy mà chỉ quanh quẩn trong xã hội và
bấu víu lấy một món tiền lương, tiền công mà họ nghĩ rằng như thế đã đủ để
ổn định cuộc sống của bản thân, và họ đấu tranh với nhau để giành giật
những món đó, những mẩu bánh thừa mà các ông chủ ném ra.

Những thanh niên được xem là ưu tú nhất, giỏi giang nhất nhặt nhạnh những
mẩu thừa to nhất hoặc vẫn còn chưa bị mốc, nhưng họ vẫn ngẩng cao đầu tự
hào là những con người ưu tú nhất Việtnam với mức lương tháng béo bở là
700 hay 1000USD! Thanh niên ngày nay đang bị bỏ rơi, không có sự thực
nào phũ phàng hơn điều này. Những nhà giáo dục, những chính khách,
những ông bố bà mẹ luôn nói với họ rằng hãy học cho thật giỏi để có thể tề
gia trị quốc bình thiên hạ, nhưng thanh niên học như thế nào thì không có ai
quan tâm, hoặc là sẽ bày cho họ những phương pháp học tập thiếu khoa học
và những bài giảng cũ kỹ. Biểu hiện rõ rệt hơn của hành động bỏ rơi là cách
hoạt động hướng nghiệp cho thanh niên đều không được xã hội quan tâm
nghiêm túc, chưa có một thời kỳ nào mà thanh niên phải lang thang khắp nơi
để tìm việc làm như hiện nay. Đó là sự bất lực của xã hội không có các nhà
quản lý chuyên nghiệp và cơ chế quản lý Nhà nước phong kiến hẹp hòi, tiếc
rằng hậu quả là không gì đo đếm. Thế hệ @ sẽ là thế hệ kế tiếp công việc xây
dựng Việtnam và rồi họ sẽ để lại dấu ấn lên lịch sử. Đó sẽ là những dấu ấn
đậm nét bởi vì sự đấu tranh giữa cái Đẹp và cái Xấu là không ngừng nghỉ và
dường như Thời đại của thế hệ @ là thời đại đỉnh cao của cuộc đấu tranh này
ở Việtnam trong một chu kỳ phát triển xã hội. 50 năm trước Việtnam có Bác
Hồ, nay ta đã có @, quả là thời thế tạo anh hùng !

Trau cau ( diễn đàn talawas)


Đàn vịt trời 

Đàn vịt trời

Vào những ngày mùa đông, chúng ta thường thấy hàng đàn vịt trời bay thành
hình chữ V, bay hàng trăm dặm từ Bắc xuống Nam để tìm nơi ấm cúng. Các
nhà khoa học đã khám phá rằng những đàn vịt trời đó có những quy luật di
chuyển rất đáng cho chúng ta suy ngẫm về tinh thần đoàn thể.

1. Mỗi khi con vịt vẫy cánh bay, chúng sẽ tạo ra một luồng gió quyện và tạo
ra một hấp lực nâng con vịt bay bên cạnh. Như vậy khi chúng bay theo đội
hình chữ V, thì con nọ nương vào hấp lực của con kia, chúng có thể bay nhẹ
nhàng hơn và tăng khả năng bay xa hơn gần gấp đôi.

Con người ta cũng vậy, nếu những người có cùng một chí hướng mà biết
cách hợp quần thành những đoàn thể hay cộng đồng để nương tựa nhau thì
dễ đạt được những mục đích cao cả hơn.

2. Khi một con vịt bị xa rời khỏi đội hình, thì nó sẽ cảm thấy bị đuối sức vì
phải tự lực, nên nó lại phải cố gắng bay vào trong đội hình để nương tựa vào
hấp lực của những con vịt bay trước.

Nếu chúng ta biết xếp chặt hàng ngũ, không xa rời đoàn thể hay cộng đồng
thì sẽ có lợi lớn.

3. Riêng con vịt bay đầu đàn là không được hưởng hấp lực của bạn đồng
hành, nên nó rất chóng mỏi mệt. Khi nó mệt thì nó sẽ bay xuống nương vào
đội hình và sẽ có con vịt khoẻ mạnh khác bay vào vị trí dẫn đầu, cứ như vậy
thay đổi trong suốt ngày baỵ

Trong cộng đồng con người cũng vậy, vai trò lãnh đạo luôn luôn đuợc thay
đổi tùy theo tình thế, theo tinh thần dân chủ.

4. Trong khi bay, chúng thường lên tiếng kêu quác quác để thúc dục nhau bay
theo kịp một tốc độ.

Trong các đoàn thể, người ta phải biết nhắc nhở nhau để giữ vững tinh thần
hay thắt chặt tình đồng đội, Trong quân ngũ, các quân nhân thường lên tiếng
đếm hoặc hát để tất cả đoàn đi theo nhịp quân hành.
5. Khi một con vịt bị đau hay bị bắn trọng thương phải rời khỏi đội hình, thì
sẽ có hai con vịt đồng hành rời theo để nâng đỡ và bảo vệ. Hai con đó ở bên
cạnh con vịt yếu kém cho đến khi tự bay đuợc, hoăc bị rớt chết, thì chúng
mới bỏ bay theo đoàn vịt khác.

Chúng ta hãy suy ngẫm tới tình đồng loại và những quy luật của đàn vịt trời
mà đối xử với nhau trong cùng một cộng đồng hay đoàn thể.

Người thành công và Người thất bại! 

Người thành công và Người thất bại!

- Người thành công biết chính xác những gì mình muốn, tin tưởng vào khả
năng của mình và sẵn sàng cống hiến hết thời gian của cuộc đời để đạt được
điều đó.

- Người thất bại không có mục đích cụ thể cho cuộc sống, luôn tin rằng mọi
thành công đều là kết quả của vận may và chỉ thật sự bắt tay vào việc khi có
sự tác động từ bên ngoài.

- Người thành công có khả năng ảnh hưởng đến những người xung quanh và
hợp tác với họ trong thái độ thân thiện.

- Người thất bại tìm thấy khuyết điểm của mình ở người khác.

- Người thành công chỉ bày tỏ ý kiến về những điều mình biết và họ hoàn
toàn có thể thực hiện điều đó một cách rất khôn ngoan.

- Người thất bại phát biểu ý kiến về mọi vấn đề mà họ chỉ biết chút ít hoặc
hoàn toàn không có một chút kiến thức gì về chúng.

- Người thành công dung hoà quan hệ với tất cả mọi người mà không quan
tâm đến lợi ích đạt được.

- Người thất bại chỉ nuôi dưỡng quan hệ với những ai mà từ đó họ sẽ có


những thứ mà họ muốn.

- Người thành công luôn trao dồi kiến thức và mở rộng lòng khoan dung. Họ
sống hướng đến quyền lợi chung của cộng đồng.

- Người thất bại có trí tuệ hạn chế, sự vị kỷ chiến thắng lòng vị tha. Vì vậy
họ tách khỏi những cơ hội thuận lợi và mối quan hệ thân thiện với xã hội.

- Người thành công theo kịp thời đại và xem đây là một trách nhiệm quan
trọng để biết được điều gì đang diễn ra.

- Người thất bại chỉ quan tâm đến bản thân với những nhu cầu trước mắt và
bất chấp mọi thứ để thực hiện, không cần biết đó là điều tốt hay xấu.

Người thắng và kẻ thua 

Người thắng và kẻ thua

Người thắng luôn có cách giải quyết vấn đề, kẻ thua luôn gặp rắc rối khi giải 
quyết. Người thắng cuộc luôn có sẵn chương trình. Người bị thua luôn có sẵn 
lời bào chữa. Người thắng nói: “Để tôi thực hiện việc đó cho bạn”, kẻ thua 
bảo: “Đó không phải là công việc của tôi". Người thắng nhìn thấy cách giải 
quyết cho mỗi trở ngại, kẻ thua nhìn thấy trở ngại trong mỗi lời giải.

Người thắng cuộc nói: “Có lẽ khó nhưng tôi có thể làm được”, kẻ bị thua bảo: 
“Tôi làm được nhưng nó khó quá”. Khi người thắng phạm sai lầm, anh ta 
nhận: “Tôi đã sai” còn khi kẻ thua phạm sai lầm, anh ta phân bua: “Đó không 
phải lỗi của tôi”.

Người thắng thực hiện những lời cam kết, kẻ thua thực hiện những lời hứa 
hẹn. Người thắng có những ước mơ, kẻ thua có một âm mưu. Người thắng 
nói: “Tôi phải làm điều gì đó”, kẻ thua nói: “Điều đó phải được làm”. 

Người thắng là một bộ phận của tập thể, kẻ thua nằm bên ngoài tập thể. 
Người thắng nhìn thấy lợi ích, kẻ thua nhìn thấy đau khổ. Người thắng nhìn 
thấy những khả năng, kẻ thua nhìn thấy trở ngại. Người thắng tin rằng tất cả 
mọi người sẽ chiến thắng, kẻ thua tin rằng họ chiến thắng những người thua 
cuộc. 

Người thắng như là một máy điều nhiệt, kẻ thua như là cái nhiệt kế. Người 
thắng thích những điều mình nói, kẻ thua nói những điều họ thích. Người 
thắng sử dụng những lý lẽ cứng rắn bằng ngôn từ mềm mại. Kẻ thua sử dụng 
những lý lẽ mềm mại bằng ngôn từ cứng rắn.

Người thắng kiên định với những giá trị cao đẹp nhưng bỏ qua những điều 
nhỏ nhặt, kẻ thua cứng rắn với những điều nhỏ nhặt nhưng bỏ qua những giá 
trị cao đẹp. Người thắng sống theo triết lý của sự cảm thông: “Đừng làm 
những điều mà bạn không muốn người khác làm cho mình”, kẻ thua sống 
bằng lý lẽ: “Hãy làm điều đó trước khi nó làm cho mình”.

Nghịch lý cuộc đời 

Nghịch lý cuộc đời

Người ta thường vô lý và vị kỷ. Nhưng dù sao chúng ta vẫn yêu họ. Nếu bạn
làm tốt, người ta sẽ “buộc tội” bạn đang ẩn giấu những nguyên cớ ích kỷ.
Nhưng dù sao bạn vẫn phải làm tốt.

Nếu bạn thành công, bạn sẽ chiến thắng những người bạn thất bại và những
kẻ ghen ghét thật sự. Nhưng dù sao bạn cũng phải thành công. Điều tốt đẹp
bạn làm hôm nay có thể sẽ bị lãng quên vào ngày mai.
Nhưng dù sao bạn vẫn làm những điều tốt đẹp. Sự chân thật và tính lương
thiện có thể làm bạn bị tổn thương. Nhưng dù sao vẫn phải luôn chân thật và
lương thiện.

Những người vĩ đại nhất với những ý kiến vĩ đại nhất có thể bị hạ gục bởi
những kẻ tiểu nhân nhất với những ý nghĩ tầm thường nhất. Nhưng dù sao
vẫn phải suy nghĩ vĩ đại.

Bạn mất bao năm để xây dựng cái gì đó để rồi nó có thể bị phá huỷ sau một
đêm. Nhưng dù sao vẫn phải tiếp tục xây dựng.

Người ta thật sự cần giúp đỡ nhưng lại có thể tấn công bạn nếu bạn giúp đỡ
họ. Nhưng dù sao vẫn phải tiếp tục giúp đỡ.

Hãy cho thế giới này những điều tốt đẹp nhất và bạn sẽ bị ai đó càu nhàu
trong kẽ răng. Nhưng dù sao vẫn phải cho thế giới này những điều tốt đẹp
nhất mà bạn có thể.

You might also like