You are on page 1of 33

Cun cút mẹ và đàn con

Cun cút mẹ ấp nở được một đàn con trong ruộng kiều mạch và thấp
thỏm lo sợ ngày một ngày hai người chủ ruộng đến gặt lúa. Bữa ấy
cun cút mẹ bay đi kiếm mồi và dặn lũ con phải lắng nghe rồi về nói lại
cho mẹ biết người đã nói những gì. Chiều tối cun cút mẹ bay về, lũ
con bèn thưa:

- Khốn rồi mẹ ơi, người chủ với anh con trai đến, ông ta bảo "kiều
mạch chín rồi. Con đến các bác hàng xóm, bạn bè, nhờ họ đến gặt
giúp kiều mạch". Khốn rồi, mẹ ơi, mẹ chuyển chỗ cho chúng con đi
chứ không sáng sớm mai là hàng xóm họ đến gặt lúa mất.

Cun cút mẹ nghe xong liền nói :

- Không sao cả, các con, còn lâu họ mới gặt kiều mạch, các con cứ
yên tâm ngồi đấy.
Và sáng sớm mai cun cút mẹ lại bay đi, dặn các con nghe xem người
chủ sẽ bảo gì. Khi cun cút mẹ bay trở về, lũ con th ưa với mẹ :

- Thế này này, mẹ ơi, người chủ lại đến, đợi mãi bạn bè và hàng xóm
chẳng ai đến cả. Ông ta mới bảo con trai :

" Con hãy đến ngay chỗ các anh em trai, anh em rể, anh em nuôi, nói
với họ là bố sai đến bảo ngày mai nhất thiết phải gặt kiều mạch".

- Các con đừng sợ các con ạ ngày mai họ cũng sẽ chẳng gặt
đâu.Cun cút mẹ nói.

Khi trở về, cun cút mẹ hỏi :

- Thế nào ?

- Người chủ lại đến với anh con trai, lại đợi chờ người nhà.

Chẳng có ai đến. Ông ta mới bảo anh con : "Thôi, con ạ, rõ là chẳng
hơi sức đâu mà trông đợi. Kiều mạch chín rồi. Con hãy sửa hái, sớm
mai tự chúng ta đến mà gặt thôi".
- Các con ạ, - cun cút mẹ nói - nếu như chính người ta tự bắt tay vào
công việc chứ không trông đợi ở những người khác thì người ta sẽ
làm. Phải thu xếp đi khỏi đây thôi.

Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã


hội.

Nhúng tay vào hàng chục lĩnh vực: điện ảnh, bất động sản, ngân
hàng, quảng cáo, PR, báo chí, tin học, thiết bị văn phòng...Sở
hữu và đồng sở hữu vài chục công ty, trong đó đã và đang gây
ấn tượng với những cái tên nổi tiếng như FPT, Zodiac (Hoàng
đạo), ACB, TOGI, Vĩnh Trinh Company, Thiên Ngân Galaxy... Từ
một sinh viên Toán cách đây 20 năm, Nguyễn Trung Hà đã từ bỏ
lối đi được dọn sẵn để hiện tại trở thành một nhà đầu tư "có
máu mặt" của Việt Nam.

Trong quá trình đi tìm nhân vật cho loạt bài này, với mục đích tiếp cận
những cựu HSG quốc tế thành danh trong lĩnh vực kinh doanh, tôi
nhận được không dưới 10 lời giới thiệu của nhiều doanh nhân thành
đạt về Nguyễn Trung Hà.

Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội

Trước khi là một nhà đầu tư, anh từng là một học sinh giỏi Toán?

Năm 1978, đạt giải ba HSG Toán quốc tế ở Rumani, cùng 40 người đạt điểm cao
nhất trong kỳ thi đại học, tôi được gửi lên trường quân sự trên Vĩnh Phúc để ôn
luyện tiếng, chuẩn bị cho việc sang Nga.

Năm sau, tôi sang MGU (ĐH Tổng hợp Moskva) học khoa Toán Cơ, ngành Toán lý
thuyết, lại chọn Lý thuyết số, môn cổ điển và kém ứng dụng nhất trong các nhánh
của Toán học. Nhưng chưa hết đại học thì tôi chán. Tôi tự nhận thấy học Toán
xong, rồi cũng không để làm gì.

Vì sao?

Tôi cho rằng, những gì dân Toán làm là: Tự đặt vấn đề, Tự giải quyết vấn đề rồi lại
Tự hoan hô. Nói chung là một chuỗi công đoạn “tự sướng” và ít có ích cho người
khác. Nói cách khác, giá trị của việc học Toán và làm Toán không cao.

Toán học vẫn được coi là nền tảng của nhiều môn khoa học khác. Những điều anh
nói dường như phủ nhận một quan niệm được rất nhiều người thừa nhận?
Kiến thức Toán khá cần thiết trong nhiều lĩnh vực, trong cuộc sống. Nhưng, những
thứ thực sự cần thiết cũng chỉ ở tầm vừa vừa thôi, nói nôm na là 1+1=2, chứ không
phải những cái hoành tráng, trừu tượng, cao siêu. Mà, Toán học bây giờ đi xa lắm
rồi, ở tận chân trời nào rồi.

Đa phần những vấn đề mà các nhà Toán học nghiên cứu, là do họ tự đặt ra, tự thấy
rằng nó rất có ích, rồi tự đi tìm lời giải và cũng chỉ có họ, hoặc những người theo
đuổi Toán ở tầm của họ mới hiểu được.

Vì không có ai hiểu được ngoài mấy ông Toán biết với nhau, nên cũng là các ông tự
hoan hô nhau. Ông này khen ông khác giỏi, khen những vấn đề xyz nào đó là giải
quyết được mấu chốt, là có ý nghĩa, ảnh hưởng rất lớn... và dân chúng, xã hội, thực
ra là chẳng hiểu tẹo nào về vấn đề đó... tung hô theo.

Anh có nghĩ rằng những điều này sẽ động chạm?

Tất nhiên, bất cứ chuyện gì nhạy cảm cũng có thể động chạm. Nhưng, tôi nói với tư
cách không phải người ngoại đạo. Tôi cũng từng học Toán. Rất, rất nhiều bạn bè tôi
cũng là dân Toán... Trong giới Toán nói chuyện với nhau cũng rất hiểu điều đó.
Chúng tôi còn dùng nhiều từ "trần trụi" hơn nhiều: chẳng hạn thủ dâm tư tưởng
(cười to). Vô nghĩa! Ông này Tiến sỹ, anh kia Tiến sỹ... toàn giải quyết vấn đề vô
nghĩa.

Anh từng học Toán, tức là cũng đã từng thấy rằng nó có ích. Mất bao lâu để anh đi
đến kết luận ngược như bây giờ?

Tất nhiên, ngày xưa, tôi không nghĩ ngay được cái điều mà tôi thấy bây giờ. Thời
đầu, cũng như rất nhiều SV Toán khác, tôi rất thích làm Toán. Mỗi lần tự giải quyết
được một bài toán, một vấn đề nào đó thì thấy rất sướng. Và, nếu có ai đó xung
quanh hoan hô thì càng vui, hay tự mình hoan hô cũng thấy hay, cũng đủ để thoả
mãn (cười).

Nhưng, cuộc đời có những thời điểm, những cột mốc có thể làm người ta thay đổi
cách suy nghĩ. Thay đổi một cách sâu sắc, về chất.

Năm 1982, tôi bị lao phổi và phải vào nằm trong Viện lao Moskva mất 1 năm. Thời
gian này, rảnh rỗi nên tôi có nhiều thì giờ suy ngẫm về cuộc đời. Sau khi ra Viện, tôi
trở thành người khác hẳn, trong cách nhìn cuộc sống. Tự dưng, tôi nhận thấy một
cách rất rõ ràng sự vô nghĩa của những cái mình đang theo đuổi, cụ thể là việc học
Toán, hay việc mình muốn đạt cái nọ, cái kia.

Người giỏi làm Toán là sự lãng phí

Nhưng, có một thực tế là dân Toán đa phần là những người giỏi và họ dễ thành
công, kể cả khi chuyển sang các ngành khác. Tức là Toán học có ích, ít nhất về mặt
đào tạo?

Có một số khái niệm bị đóng khung trong suy nghĩ. Nói thịt nghĩ ngay là thịt lợn,
chứ không phải thịt gà, thịt cừu, thịt bò... Nói giỏi hầu như chúng ta cũng hiểu là giỏi
Toán, nếu giỏi Văn, giỏi Lý, Hoá, Nhạc, Hoạ... sẽ cần phải chua thêm mấy cái danh
từ phụ.

Cá nhân tôi nghĩ có sự nhầm lẫn ở đây. Nhiều người nghĩ những người học giỏi
Toán khi nhảy sang các ngành khác làm cái gì cũng dễ giỏi, dễ thành công, tôi lại
cho rằng, những người giỏi Toán, bản thân họ là những người giỏi, tức là họ có
nhiều tố chất về trí tuệ để dễ thành công... Mà người giỏi thì học gì, làm gì cũng dễ
giỏi kể cả học Toán.

Chẳng qua, người có trí tuệ tốt từ bé thường được hướng, hoặc tự chọn vào những
môn mang tính khoa học, nhất là Toán. Thành ra, mật độ những người giỏi "dính
dáng" đến Toán là tương đối cao, nên dẫn đến sự đánh đồng khái niệm: dân Toán
là dân giỏi. Sự lãng phí ở đây là lẽ ra phải cho những người giỏi đó học ngành khác
hữu ích hơn là Toán.

Nhưng rõ ràng, rất nhiều kiến thức của Toán đã và đang được áp dụng trong rất
nhiều ngành nghề khác nhau?

Chúng ta nhầm lẫn trong việc định nghĩa thế nào là ứng dụng, dẫn đến hiểu Toán
có ứng dụng trong nhiều ngành. Không phải vậy. Toán hoàn toàn không có ứng
dụng. Tôi nghĩ kiến thức Toán ở bậc ĐH là bắt đầu không cần thiết. Càng nghiên
cứu lên cao, Toán càng ít tính ứng dụng hơn. Lúc đó, nó chỉ phục vụ cho những sự
phát triển nội tại của bản thân nó thôi. Tôi cho rằng vô ích. Nếu muốn nước ta đi
nhanh hơn thì có lẽ nên bỏ qua ngành học này.

Anh có mạnh miệng quá không?

Đó là sự thực. Để nói là vô ích hay không thì xác định xem ta đứng ở điểm nào đó
để nhìn. Nhiều người cứ lý luận, hoặc có thể chính họ tin rằng, Toán hữu ích.
Nhưng, nhìn ở góc độ phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện tại, cống hiến của Toán
thực sự không có gì.

Vậy, anh nói thế nào, khi vẫn luôn có những hình thức tôn vinh đóng góp của các
nhà Toán học? Và, cả những nỗ lực và sự đầu tư để Toán phát triển. Phải chăng xã
hội nhầm lẫn hết?

Toán là một trò chơi. Tôi ví dụ, thi nhảy cao chẳng hạn, cũng là một trò chơi, một trò
thể thao. Bản thân cái việc nhảy cao, chẳng có ý nghĩa gì cả, ngoài 1 điều duy nhất
là có tác dụng về tinh thần. Nó có thể thoả mãn khát khao chinh phục một cái gì
đấy, hay thúc đẩy cho nhiều người yêu thích và hứng thú luyện tập thể dục.

Toán học cũng vậy. Học tiếp lên, nghiên cứu tiếp lên, có thể ra được những cái khá
hơn cái cũ, cũng như nhảy cao, cố gắng 2m10, rồi 2m12 sẽ đạt được mục tiêu là
chinh phục kỷ lục nào đó. Ngoài ý nghĩa này thì toàn bộ công đoạn nỗ lực đó là vô
nghĩa.

Vô nghĩa? Giải thưởng Clay của Ngô Bảo Châu được nhiều người coi là niềm tự
hào là một ví dụ phản bác lại nhận định của anh?

Đúng, nó là sự tự hào. Về khía cạnh này thì rất có ý nghĩa.

Những nhà Toán học thành công, cũng như những VĐV thể thao thành công sẽ
nuôi dưỡng được niềm tự hào cho những người liên quan, trong gia đình, thậm chí
trong cộng đồng của họ. Nhưng, điều ấy có ý nghĩa gì khác, cũng như kỷ lục thế
giới có ý nghĩa gì, ngoài cái danh kỷ lục?

Đừng vẽ son, tô hồng quá cho dân Toán. Phát triển xã hội thì đừng đưa những đầu
óc tinh tuý nhất vào ngành Toán, để họ trăn trở với những việc tự đặt vấn đề rồi tự
giải quyết vấn đề. Lãng phí. Những đầu óc ấy có thể làm được việc khác, hữu ích
hơn nhiều lần.

Anh lấy những tiêu chí nào để đánh giá một cái gì đó là hữu ích?

Đơn giản thôi, một cái gì đó hữu ích là khi người ta dùng nhiều. Thực ra, chính xác
hơn, dùng nhiều mới là có khả năng hữu ích chứ chưa dám chắc là hữu ích thật
sự. Chứ nhiều kiến thức Toán cao siêu, trừ một bộ phận rất nhỏ của xã hội hiểu
được, còn đa phần chẳng ai hiểu gì, thế thì nói gì đến dùng hay ứng dụng.

Những nhà Toán học hi sinh vì xã hội để đi lừa đảo đám đông. Họ có đóng góp rất ít
ngoài việc việc làm gương để khích lệ thêm nhiều trí tuệ tinh hoa khác đi theo vào
con đường đó, mà chính ra, ngay cả điều này không nên nhìn nhận là đóng góp.
Cố gắng không lấy bằng nếu không bắt buộc

Quay lại trường hợp của anh, sau khi ra viện và thay đổi nhận thức về cuộc sống,
anh hiện thực hoá suy nghĩ của mình như thế nào?

Sau đó, thực sự tôi chỉ học tiếp sao cho cốt hoàn thành nốt bậc học vì không còn
cảm thấy hứng thú nữa. Tôi dành thời gian để học những thứ khác, tự học và học
qua các thầy. Định kiếm thêm cái bằng Tâm lý nhưng thậm chí, tôi thấy ngay cả
việc này cũng vô nghĩa nốt.

Về sau này, tôi vẫn theo học nhiều thứ khác, nhưng cố gắng không lấy bằng làm gì
nếu không bắt buộc.

Năm 1985, tốt nghiệp MGU, tôi xác định ngay tinh thần không học tiếp làm gì, và về
nước. May mắn, tôi có việc ngay tại Viện Cơ học, thuộc Viện Khoa học Viện Nam.

Thời đó, cơ chế chưa thoáng và xin việc không dễ, chắc anh có thuận lợi về mặt
quan hệ?

Không biết vì lý do gì đấy, tôi được nhận ngay (cười). Có thể nói con đường sự
nghiệp của tôi rất thuận lợi.

Anh bắt đầu nghiêng sang việc kinh doanh như thế nào?

Hồi đó, Viện Cơ thuộc dạng khá nhất về mặt năng động ứng dụng, làm kiểu chân
trong chân ngoài...

Các bác lãnh đạo Viện lúc đó như bác Đạo (Nguyễn Văn Đạo), bác Điệp (Nguyễn
Văn Điệp) đều yêu quý và tạo điều kiện cho nhân viên làm thêm bên ngoài. Chúng
tôi lập nhóm ứng dụng cơ học vào điện lạnh, sấy… Hợp đồng ký dưới danh nghĩa
của Viện, và Viện được phần trăm. Sau này, khi thấy việc tách ra riêng, có con dấu
riêng sẽ thuận lợi hơn về mặt kinh doanh và cũng có lợi hơn, chúng tôi lập công ty.

Năm 1989, tôi lập công ty Zodiac (tên tiếng Việt là Hoàng đạo), trực thuộc Hội Tin
học, kinh doanh máy móc, thiết bị tin học. Sau khi có Luật Doanh nghiệp (năm
1991), chuyển thành công ty TNHH. Dần dần, do nhu cầu phát triển mà những
mảng kinh doanh sau này như ngân hàng, bất động sản, tin học… là sự tiến lên và
mở rộng theo sự phát triển tất yếu.

Tức là, anh đến với kinh doanh do sự đưa đẩy của thời cuộc? Thời đó, với các nhà
khoa học như các anh, tính riêng lương có đủ sống không?

Đủ, bằng chứng là tôi vẫn sống đây (cười). Không thể nói do đồng lương không đủ
sống mà người ta chuyển sang kinh doanh được. Kinh doanh là việc tự thân.

Có thể, có những sai lầm lại dẫn đến thành công. Mình tưởng rằng mình giỏi và có
thể làm được điều gì đó, nên cứ thế làm, và làm được, đâm ra lại càng nghĩ rằng
mình giỏi thật. Sau này, khi có nhiều kinh nghiệm hơn rồi, nhìn lại mình biết trong
những cái làm ấy có nhiều sai sót.

Tôi ra kinh doanh bắt đầu từ việc nghĩ rằng, mình làm kinh doanh giỏi. Thực sự,
bây giờ tôi không ưa kinh doanh, mà lại thích làm Toán hơn.

Có mâu thuẫn với điều anh khẳng định: Toán là lãng phí và vô nghĩa?

Không mâu thuẫn. Làm Toán như một trò chơi thì vẫn thấy nó hay, nó đẹp. Làm
Toán như một sự thủ dâm tinh thần thì vẫn tự thấy sướng, thấy hứng thú (cười).
Mặc dù đúng là những trò chơi, hay sự "tự sướng" chẳng có ý nghĩa gì đối với xã
hội. Còn kinh doanh không thấy vui, vì nó càng ngày càng bẩn.
Cụ thể hơn là cái gì bẩn: môi trường?

Tôi quen với môi trường logic hơn. Môi trường kinh doanh bây giờ có nhiều sự phi
logic, đôi khi kết quả đạt được không phụ thuộc bản thân ý tưởng kinh doanh mà
còn nhiều điều kiện phụ khác.

Muốn đầu tư vào những lĩnh vực liên quan đến công chúng

Cùng một lúc sở hữu nhiều công ty trong nhiều lĩnh vực, anh làm thế nào để vận
hành và quản lý tốt?

Nói chung, ở tất cả mọi công ty, tôi đều không làm gì quá sâu sát. Thực ra thì người
ta không thể biết được nhiều thứ, quan trọng là biết tổ chức. Quản lý kinh doanh đòi
hỏi các kỹ năng, còn đầu tư đòi hỏi những ý tưởng.

Tôi ít biết (và vì thế không thích) quản lý kinh doanh nhưng tôi có nhiều ý tưởng và
có thể nhận biết người chuyên môn giỏi và sâu hơn mình để làm các việc. Phần
việc của tôi là đưa ra định hướng, chiến lược: chẳng hạn quyết định hướng đi, xác
định mục đích, thời điểm làm, khả năng sinh lời, lên kế hoạch tài chính, huy động
tiền vốn, lựa chọn đội ngũ lãnh đạo chủ chốt...

Anh có mặt trong rất nhiều lĩnh vực sôi động trong nền kinh tế thị trường, trong đó
anh ưu tiên cho lĩnh vực nào?

Tôi muốn đầu tư vào những lĩnh vực liên quan đến công chúng: điện ảnh, bất động
sản, ngân hàng, quảng cáo, báo chí...Sự thành bại trong kinh doanh ở những lĩnh
vực này ít bị ảnh hưởng bởi các cơ quan công quyền.

Hiện tại anh coi "mảng" đầu tư lớn nhất của mình là gi?

Hiện tại, tôi đang cho mình nghỉ hưu. Thời gian lúc này dành nhiều cho việc đọc
sách.

Anh đọc những sách gì?

Đọc rất tạp (cười) sách lịch sử, tiểu thuyết, triết học phương Đông...

Một chút về cá nhân anh?

Tôi sinh năm 1962, dân chuyên Toán Chu Văn An, lấy vợ được 21 năm, có 2 con
gái. Vợ tôi là Tiến sỹ Toán - Lý, dân chuyên Toán ĐH Tổng hợp. Tôi là người lười
biếng, thích suy nghĩ hơn là hành động, thích nói phét hơn là làm.

Cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện này.

• Hoàng Lê (thực hiện)

Nghề không được phép có sai lầm


Thầy X là một người thầy mẫu mực, nghiêm túc và uy tín nhiều năm
trong nghề. Suốt cuộc đời làm nghề sư phạm của mình, ông có thể tự
hào rằng mình chưa từng phạm một sai lầm nào và đã đóng góp
được nhiều công sức cho nền giáo dục nước nhà.

Vào năm học cuối cùng trước khi nghỉ hưu, trong lớp học của ông có
một cậu học sinh nọ dốt đặc môn toán. Người thầy ấy chưa biết ở
những môn học khác, cậu học sinh này học hành ra sao nhưng chỉ
riêng với môn toán do ông phụ trách thôi, cậu học sinh này chắc chắn
là không thể đủ điều kiện để lên lớp.

Thế nhưng, cha mẹ của cậu học sinh đã hết lời năn nỉ thầy “thông
cảm” cho con trai của họ. Ban đầu, người thầy ấy rất bực mình vì thái
độ học hành bê bối cùng kết quả hết sức thảm hải của cậu học sinh
kia và quyết định không hề có chuyện “thông cảm” gì ở đây hết. Nếu
cậu học sinh kia muốn được tốt nghiệp thì chỉ còn một cách duy nhất
là cậu ta phải ở lại lớp thêm một năm nữa và cố gắng học hành cho
nghiêm chỉnh mà thôi.

Cha mẹ của cậu bé không đồng tình với cách giải quyết vấn đề như
vậy. Họ không muốn chỉ vì một môn toán mà lại ảnh hưởng đến
tương lai cuộc đời con trai họ thêm những một năm nên họ cứ tìm
đến nhà người thầy và tìm đủ cách để năn nỉ mãi. Cuối cùng, nể tình
họ là chỗ quen biết và cũng vì quá mệt mỏi, chẳng muốn mình cứ bị
người khác phiền nhiễu, người thầy ấy đã quyết định nâng điểm trung
bình cho cậu học sinh kia để cậu ta có đủ điều kiện được lên lớp.

Gần mười năm trôi qua, người thầy sống những năm tháng về hưu
thật hạnh phúc, yên ả và dường như ông đã quên hẳn chuyện mình
nâng điểm cho cậu học sinh kia, bởi trong thâm tâm, thật tình ông
cũng chẳng muốn nhớ đến một chuyện như thế để làm gì. Người
thầy ấy có một đứa cháu gái cũng đang học trung học. Trong một lần
nọ, khi để ý đến chuyện học hành của cháu gái mình, bất chợt ông
nhận ra bài tập toán trong vở của cháu có những bài bị giải sai bét -
những lỗi sai rất căn bản, không thể nào chấp nhận được. Ông cụ tìm
cách giảng giải, sửa sai những lỗi trong bài tập cho cháu mình,
nhưng con bé không chịu nghe và cứ nằng nặc bảo:

- Ông biết không? Những bài này là cháu chép lại bài giải của thầy đã
sửa trên bảng, làm sao mà sai được?

Ông cụ giật mình, hỏi:

- Thế thầy giáo của cháu là ai? Tên gì?

Cháu gái đáp:

- Thầy dạy môn toán của cháu là thầy S - học sinh ngày xưa của ông
đấy. Ngày xưa, cháu nhớ đã có lần cha mẹ của thầy S dẫn thầy đến
nhà mình chơi mà, ông quên rồi sao?

Hóa ra, thầy giáo dạy toán của cháu gái ông bây giờ chính là cậu học
sinh mà ngày xưa ông đã từng “thông cảm” nâng điểm cho cậu ta đủ
điều kiện được lên lớp.

Nghề dạy học là một nghề không bao giờ được phép sai lầm, dù là
sai lầm nhỏ nhất. Không có nghề nghiệp nào trong xã hội mà những
sai lầm lại để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bằng nghề sư
phạm. Làm hư hỏng một sản phẩm, một công trình thì đó cũng chỉ là
những thiệt hại về mặt kinh tế và chúng ta có thể sửa sai và khắc
phục lại, hoặc bỏ hẳn đi để làm một sản phẩm mới, công trình mới.
Thế nhưng làm hỏng một con người, một thế hệ là những lỗi lầm
không bao giờ có thễ chuộc lại được.

Lại Thế Luyện

Ít dám bảo vệ chính kiến


Tại một đại hội nọ ở địa phương kia, có một người được nhiều đại
biểu đề cử bầu vào chức vụ lãnh đạo, ngoài những người dự kiến
ban đầu.

Đây là tình tiết khá đặc biệt bởi trước nay hầu như các đại hội kiểu
này chỉ bầu những người dự kiến. Điều này cho thấy không khí dân
chủ của đại hội và tinh thần trách nhiệm của các đại biểu nên đại hội
hào hứng hẳn lên.

Vị mới được đề cử cũng vui mừng chấp nhận sự đề cử. Thế nhưng
trao đổi công khai ở hội trường và sau hội trường một lúc, đoàn chủ
tịch đại hội đề nghị vị mới được đề cử … suy nghĩ thêm (!). Và vị mới
được đề cử đã xin rút khỏi danh sách đề cử.

Đại hội ở địa phương khác, tình hình diễn ra tương tự. Chỉ khác là
sau lúc suy nghĩ, vị mới được đề cử không rút lui, vẫn đồng ý để tên
trong danh sách bầu cử.

Nhiều đại biểu vỗ tay hoan hô nhưng cũng thật bất ngờ, vị mới được
đề cử đã không trúng cử vì nhiều đại biểu không bầu cho vị đó, họ đã
thay đổi quyết định ở phút chót.

Vị được đề cử nhưng rút lui cũng như những đại biểu thay đổi quyết
định ở phút chót chủ yếu do không dám bảo vệ chính kiến của mình.
Có nhiều cách biện minh khéo léo như một cách nói cửa miệng là
chọn “giải pháp an toàn”, dĩ nhiên an toàn cho bản thân hoặc quyền
lợi cá nhân.

Lại việc rình rang xe cộ diễu hành trên đường phố để tuyên truyền về
trật tự an toàn giao thông mà kết quả là làm cho đường phố chật chội
thêm, nhiều ý kiến đã phê phán.

Một vị có trách nhiệm trong ngành giao thông vận tải ở địa phương
nói với tôi: Quyết thay đổi bằng cách tận dụng lợi thế của các phương
tiện truyền thông hiện đại. Song tôi vẫn thấy xe cộ diễu hành rình
rang trên đường phố, hỏi thì vị cán bộ thở dài: Phải trình bày thuyết
phục người nọ người kia, mệt lắm, thôi thì cứ “lối cũ em làm”.

Chúng tôi cười xòa nhưng trong lòng xốn xang: Bảo vệ chính kiến
khó thật!

Nhưng chính kiến, dường như chính nó mới thúc đẩy sự phát triển?
Đó là những ý kiến mới mẻ, thoát ra ngoài khuôn thước cũ, tìm tòi
các con đường vươn tới hiệu quả cao hơn cho mục tiêu chung.

Thời hội nhập càng cần có chính kiến, mỗi cá nhân, mỗi mặt hàng và
suy rộng ra là một địa phương và cả nước phải có cái riêng, càng nổi
bật càng tốt, để không bị chìm lẫn giữa thế giới bao la.

Ở đây, câu nói của đời sống nông nghiệp nghìn xưa “xấu đều hơn tốt
lỏi” chắc chắn không còn phù hợp.
Sáu Nghệ ( Tiền Phong)

Cạnh tranh trong những việc tầm thường

Cạnh tranh là động lực của phát triển. Nhưng đó là cạnh tranh lành
mạnh, cạnh tranh những cái chính đáng. Còn cạnh tranh những cái
tầm thường, những cái nhỏ nhặt thì tác dụng lại hoàn toàn ngược lại.

Trong cơ quan nhà nước người ta cạnh tranh nhau về chức vị mà


không cạnh tranh về nghĩa vụ về khả năng. Công nhân cạnh tranh
nhau về lương thưởng mà ít cạnh tranh về tay nghề. Nông dân làm
ruộng tranh giành nhau từng m2 một bên bờ ruộng rồi chửi bới nói
xấu nhau cũng chỉ vì chừng ấy. Trong khi còn bao nhiêu đất hoang
hóa, đất cằn cần cải tạo thì không tranh nhau mà khai hoá, cải tạo.

Ở không ít làng quê người ta cạnh tranh nhau xem ai vai vế cao hơn
trong họ, trong làng, ai đáng được ngồi mâm trên. Ai có cái nhà to
hơn, có cái xe tốt hơn… thế mà không nghĩ tới chuyện nước ăn nước
ở của mình như thế nào.

Người nước ngoài vào Việt Nam cứ thắc mắc sao ở Việt Nam không
có những khu phố có kiến trúc nhà giống nhau, mà cứ nhấp nhô nhà
thấp nhà cao, mỗi nhà một kiểu. Hoá ra người ta cạnh tranh nhau
ngay cả trong chuyện nhà thấp cao. Ở khu phố tôi ở trọ rất lạ là nhà
xây sau cứ phải cao to khác lạ hơn nhà xây trước. Họ chỉ tính toán
kiểu đó mà không nghĩ tới chuyện mĩ quan đô thị và những chuyện
khác.

Ra đường thì chen lấn từng tí một để đi trước. Các bạn trẻ bây giờ
không ít người suốt ngày chỉ lo cạnh tranh nhau về các mốt quần áo,
điện thoại xem ai sành điệu hơn ai. Bạn mua được hàng hiệu mình
cũng không được kém hơn.

Nhìn ra các nước người ta cạnh tranh trong làm ăn buôn bán để làm
giàu cho tổ quốc, cho nhân dân, còn một bộ phận trong chúng ta chỉ
mải chạy đua những chuyện tầm thường.

Phan Thị Tâm


Ví dụ... ta lấy nhau...

Ví dụ em và anh quyết định cùng về dưới một mái nhà sau một thời
gian thử thách sức “chịu đựng” lẫn nhau. Hai trái tim yếu ớt thường
hay bị lỗi nhịp khi xa nên bắt buộc chủ nhân của chúng phải tìm đến
với nhau. Thế thì sao nhỉ?

Thì... mỗi buổi sáng em sẽ được đánh thức bằng tiếng huýt sáo rộn
ràng theo điệu nhạc vui nhộn, anh tươi cười bên phin cà phê thơm
lừng và đĩa trứng ốp la điểm tâm nóng hổi sẵn sàng như mời gọi trên
bàn... Anh hí hoáy chuẩn bị xe đưa em đến công sở trong khi em làm
duyên trước gương, mà không hề nhăn mặt hay phàn nàn: “Sao mà...
lâu thế?”

Em sẽ… chờ anh và chúng mình cùng đi ăn mỗi buổi trưa, mười lăm
phút bên nhau cũng đủ để em thỏa nổi nhớ mong anh. Nếu hôm nào
anh bận, em sẽ đi ăn trưa với bạn bè và không quên tặng anh một nụ
hôn gửi hương cho gió, nhưng em vẫn rất muốn biết anh đi đâu, ăn gì
khi không có em đấy nhé! Nhớ nhắn tin cho em!

Em sẽ... lao ngay vào bếp sau mỗi giờ tan sở để chuẩn bị cho anh
bữa cơm chiều sum họp đầm ấm với món chủ đạo là... trứng nhiều
món và rau luộc. Hôm nào thích ăn tươi chắc phải nhờ tay anh rồi vì
anh vốn rất rõ tài nghệ bếp núc “cao thủ” của em... Và anh cũng
không muốn bàn tay búp măng chỉ biết gõ bàn phím máy tính kia bị
nhăn nheo, hư hao vì hóa chất từ nước rửa bát và xà phòng giặt đồ,
anh nhỉ?

Em sẽ... đăng ký học ngay những khóa nữ công gia chánh để đỡ


đần... việc nhà giúp anh. Anh vốn chê em không có năng khiếu oshin,
nhưng em sẽ cố học để được sánh vai ngang hàng cùng... anh, em
sẽ tự nấu cho anh một bữa đặc sản vào những dịp cuối tuần. Nếu có
bạn bè tham dự, hẳn anh sẽ mát mặt vì bà xã của anh cũng không tệ
đến nỗi nào.

Nếu hôm nào anh về muộn vì công việc hay họp mặt bạn bè trong bộ
dạng nồng nặc hơi men, em sẽ... không cằn nhằn hay mắng nhiếc, vì
lúc đó em thà blogging, chat với bạn bè còn hơn là la hét độc thoại
với cái khúc gỗ sặc sụa mùi men là anh. Và bù lại, em sẽ... được đi
offline thỏai mái nếu anh không tháp tùng cùng em được nhé!

Những ngày cuối tuần đẹp trời, em sẽ... được ngồi sau xe để anh
đưa đi ngắm phố xá. Em sẽ... không phải giả vờ hờn dỗi để được anh
đưa đi ăn kem, mà hờn dỗi thật sự nếu anh... quên chở em đi tới
quán kem kỷ niệm của chúng mình.

Những ngày lễ, tết, em sẽ... không còn cô đơn chờ đợi một bông hoa
của anh từ Dịch Vụ Điện Hoa, mà sẽ được nhận cả một bó hoa tươi
thơm ngát từ bàn tay dịu dàng nhưng rắn chắc của anh, kèm nụ cười
tươi hiền hòa muôn thuở mà em luôn mơ màng trong suốt thời thiếu
nữ mới đó mà đã xa.

Và... em sẽ... tặng anh một... bầy nhóc “vừa nếp, vừa tẻ” khóc cười
nhộn nhịp cả ngày, vì cả hai chúng mình đều rất thích trẻ con. Nhưng
nếu lỡ có một bề “cu tí” hoặc một bề “vịt trời” thì cũng không sao anh
nhỉ? Anh từng bảo, anh rất thích con gái vì nó dịu dàng, dễ bảo và
“xinh” giống... em (?!). Chúng mình sẽ bận rộn cả ngày với những
thiên thần nhỏ để anh không còn thời gian... phát sinh “vấn đề” với
các cô gái khác. Mà nhỡ anh có “vấn đề” đó thì em sẽ... tung chiêu
bài: bế em ra khỏi cuộc đời anh bằng cách hằng ngày anh phải bế em
trên tay từ giường ra cổng cho anh biết thế nào là... sức "quyến rũ”
của vợ anh(?!)

Em sẽ... Em sẽ... mệt rồi. Và anh cũng đã... toát mồ hôi hột khi đọc
những ví dụ trên, em biết. Nếu anh không đồng ý với quan điểm nào,
anh hãy nói để chúng ta cùng chỉnh sửa và... viết tiếp, anh nhé! Chứ
đừng im lặng thở dài thườn thượt, nhìn em bằng đôi mắt mang hình
viên đạn, hoặc lẳng lặng trao em một phong bì dày cộm gồm toàn
những... ví dụ ta xa nhau, em sẽ khóc sưng cả mắt mất! Đồng ý với
em nhé, anh thân yêu!

Ăn mày xin vàng


Phú ông nọ giàu có nhất trong vùng nhưng rất hà tiện. Bao nhiêu
vàng bạc, ông giấu cất trong nhà, không đem bố thí cho một ai. Hôm
ấy, có lão ăn mày đến năn nỉ phú ông mà xin cho một nén vàng. Phú
ông quát tháo, sai người đuổi đi. Nhưng lão ăn vẫn lại trở lại xin vàng,
ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Rốt cuộc phú ông
cho lão một nén rồi sai người đầy tớ theo rình. Ban đầu lão ăn mày
mừng rỡ, cười hí hởn. Nhưng đến khoảng đất trống, lão đặt nén vàng
bên mình rồi ngủ khò. Tên đầy tớ bèn lén lại gần ăn cắp nén vàng nọ
đem về cho chủ. Hôm sau, lão ăn mày trở lại nhà phú ông xin vàng
như cũ. Phú ông nói:

-Hôm qua tôi cho ông một nén đâu rồi ?

Ông lão ăn mày vuốt râu rồi trả lời:

-Tôi để nó kế bên mình. Nhưng khi tôi vừa nhắm mắt thì nó cũng mất
đi. Bởi vậy tôi trở lại.

Phú ông suy nghĩ về câu nói của lão ăn mày, hiểu rằng khi nhắm mắt
chết thì sự nghiệp không còn gì hết. Ông bèn đem vàng bạc dùng vào
việc phước thiện. Gặp những người trọng tuổi, phú ông thuật lại
chuyện lão ăn mày nọ. Ai nấy đoán rằng: Không chừng lão ấy là Tiên
trá hình để răn đời.

Vị giám độc một phút


Công việc là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống
của mọi người. Ai cũng mong muốn có được một công việc tốt, vừa
thể hiện năng lực lao động của bản thân, vừa có thu nhập cao.

Tuy nhiên, trên thực tế không dễ dàng tìm được một môi trường làm
việc mà ở đó nhân viên phát huy được khả năng tối đa, ở đó người
lãnh đạo thật sáng suốt và điều hành công việc rất khoa học, tình
cảm giữa các đồng nghiệp thật gắn bó, đoàn kết với tinh thần trách
nhiệm cao…

Vị Giám đốc Một phút là câu chuyện thú vị kể về quá trình tìm kiếm
và tích lũy về những kinh nghiệm quản lý của một chàng trai trẻ vừa
tốt nghiệp đại học với tấm lòng tràn đầy nhiệt huyết, muốn đem
những kiến thức học được ra cống hiến cho xã hội.

Anh không chỉ mong được làm việc trong một môi trường làm việc
tuyệt vời để có thể phát huy hết năng lực bản thân mà còn mơ ước
trở thành một người quản lý xuất sắc nên đã hạ quyết tâm đi tìm một
vị giám đốc lý tưởng.

Hành trình tìm kiếm ròng rã trong nhiều năm. Chàng trai đã đến nhiều
nơi, từ những thành thị nhỏ bé đến những thủ đô tráng lệ của các
cường quốc năm châu… Anh đã gặp gỡ nhiều cấp quản lý, từ những
quan chức trong chính phủ đến các giám đốc doanh nghiệp, từ các
giáo sư đại học đến những người quản lý cửa hàng, từ giám đốc
ngân hàng đến những người chủ nhà hàng, khách sạn, cả nam và nữ
giới, từ người trẻ tuổi đến trung niên…

Trong suốt hành trình trên, anh đã chứng kiến nhiều cách quản lý
khác nhau nhưng vẫn chưa tìm ra người và nơi mình mong được
gặp. Mãi cho đến khi anh gặp được một vị giám đốc rất đặc biệt - Vị
Giám đốc Một phút - người thành công thật sự trong cương vị của
mình với phương pháp làm việc chỉ gói gọn trong vòng một phút
nhưng rất hoàn hảo, vừa tạo hiệu quả công việc cao nhất, vừa xây
dựng được một môi trường làm việc thân thiện giữa các nhân viên
với nhau, một người quản lý tuyệt vời luôn đảm bảo được lợi ích của
công ty cũng như quyền lợi của nhân viên.

Vị Giám đốc Một phút cho rằng muốn điều hành và quản lý công
việc được tốt, người lãnh đạo phải giúp nhân viên lập ra mục tiêu
một phút, đồng thời phải luôn dành ra một phút khen ngợi những
thành quả tốt của nhân viên để khích lệ tinh thần làm việc của mọi
người và một phút khiển trách đối với các việc làm sai trái của nhân
viên để giúp họ hiểu rõ trách nhiệm của mình và hoàn thiện bản thân.

Nhờ áp dụng những bí quyết hữu ích từ Giám đốc Một phút, chàng
thanh niên trẻ đã tìm ra phương cách quản lý cho riêng mình và anh
cũng sớm trở thành vị Giám đốc Một phút.

Câu chuyện thú vị trong cuốn sách sẽ chia sẻ với các bạn rất nhiều
điều. Đó là những kiến thức đã được đúc kết từ những những nghiên
cứu trong các lĩnh vực tâm lý học, y học và khoa học hành vi về cách
con người hợp tác tốt nhất với người khác để giúp bạn hoàn thành
được xuất sắc trong vai trò quản lý của mình.

Khi chỉ nhìn vào tựa đề, hẳn không ít người sẽ nghĩ cuốn sách này
chỉ dành cho những người làm công việc quản lý, nhưng thật ra, ý
nghĩa và giá trị thực chất của nó có thể ứng dụng trong nhiều mặt của
cuộc sống.

Trong công việc sau khi áp dụng ba bí quyết một phút, bạn sẽ cảm
thấy thích thú với công việc hơn và ít căng thẳng hơn, sự nghiệp sẽ
được thăng tiến hơn.

Ở môi trường gia đình, bạn có thể vận dụng ba “bí quyết một phút” để
thu được những kết quả rất khả quan như: giúp các con của bạn biết
tự quản cuộc sống tốt hơn, giúp vợ hoặc chồng của bạn có cách cư
xử tốt hơn...

Những ý tưởng hữu ích trong Vị Giám đốc Một phút đã nhanh
chóng lan rộng và được hàng triệu giám đốc, những nhà quản lý
trong danh sách 500 tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới của tạp chí
Fortune cũng như các doanh nghiệp khắp thế giới đã và đang ứng
dụng những kinh nghiệm quản lý quý báu trong cuốn sách này.

Cuốn sách bé nhỏ này đã làm được những điều lớn lao thật đáng
ngạc nhiên – đã làm tăng năng suất, hiệu quả trong công việc và
những thành tích, tiến bộ đối với từng cá nhân cũng như đối với các
công ty, tập đoàn lớn trên thế giới như: Toyota, Toshiba, Doughnut,
Wells Fargo, Sony Corp, Victoria’s Secret, Yellow Pages, Abbot
Labs, Foodmaker, Hilton Hotels, Bayer Corporation…

Charles Lee, chủ tịch công ty Verizon đã viết: “Sau ngần ấy năm, tôi
vẫn cầm đến cuốn sách Vị Giám đốc Một phút trong những phút
giây rãnh rỗi hiếm hoi nhằm ôn lại những kỹ thuật quản lý của mình.
Cho đến lúc này, tôi chưa tìm thấy một cuốn sách nào có những lời
hướng dẫn quản lý con người tốt hơn và dễ vận dụng hơn cuốn sách
này.”

Vị Giám đốc Một phút là một câu chuyện thú vị, dễ đọc và ngắn gọn,
thể hiện ba bí quyết rất thiết thực: mục tiêu một phút, một phút
khen ngợi và một phút khiển trách đã liên tục xuất hiện trong danh
sách những cuốn sách bán chạy nhất trong hơn hai thập kỷ qua và
trở thành một hiện hiện tượng toàn cầu. Bất cứ ai làm công tác quản
lý cũng đều biết đến cuốn sách Vị Giám đốc một phút cũng như giá trị
to lớn của nó.

(First News)

Link down
http://www.4shared.com/file/39295205/4e05d3ec/Vi_Giam_doc_m
ot_phut.html

Link down sách audio


http://www.box.net/shared/static/p33ays7wgk.zip

Chuột và Mèo

Đời xưa, chuột vốn là một giống linh thiêng ở trên Trờị Trời giao cho
nó giữ chìa khóa kho lúa của Trờị Nhưng chuột không phẳi là một loài
đaqng tin cẩn, nhân được giữ chìa khóa, cứ tự do đến mở kho rủ
nhau vào ăn rả rích hết bao nhiêu là lúạ

Sau Trời biết, lấy làm giận lắm, mới không cho ở trên ấy nữa, mà
đuổi xuống dưới hạ giới để săi giữ chìa khóa lẫm thóc của nhân gian.

Nhưng chứng nào tật ây, chuột lại rủ nhau vào lẫm thóc của người rả
rích ăn. Đến nỗi người phải có câu than rằng:
"Chuột kia xưa ở nơi nào ?
Bây giờ ăn lúa nhà tao thế này ?"

Người lấy làm chua sót, mới kêu với vua Bếp. Vua Bếp liền bắt nó
đem lên trả Trơi và tâu rằng:

- Chuột này vốn chuột của Thiên Đình, sao Thiên Đình lại thả nó
xuống hạ giới ?

Trời nói:

- Ừ, trước nó ở trên này giữ chìa khoá kho thóc cho tạ Nhưng bởi nó
ăn vụng lúa của ta nhiều lắm nên ta không cho nó ở trên này, ta đuổi
nó xuống hạ giới cho nó giữ lúa ở dưới ấỵ

Vua Bếp tâu:

- Nó xuống dưới ấy nó lại ăn vụng lúa hại lắm. Bẩm,chúng con thiết
nghĩ: luá của Trời nhiều, lúa của người ít, của Trời nó ăn không hết
chớ của người nó cứ ăn mãi, thì có ngày hết cả, người đến chết đói
mất. Vậy xin bây giờ lại cho nó lên trên Trời là phảị

Trời nghe tâu phán rằng:

- Không được. Ta đã đuổi nó đi cho xa, ta không thể cho nó lại lên
đây nữạ Thôi bây giờ có một cách: Ta có một con mèo, ta cho chú
đem xuống hạ giới để khi nào chuột nó ăn lúa của nhân gian thì thả
mèo ra cho nó bắt chuột, rồi gầm gừ ăn chuột đi, còn khi nào nó
không muốn bắt chuột, thì chú bảo con mèo cứ kêu với con chuột
rằng: "Nghèo, nghèo, nghèo", thì chuột nó cũng sợ mà nó phải bỏ đị

Vua Bếp lạy tạ, rồi lại đem chuột va đem cả mèo xuống hạ giớị Rồi cứ
theo như lời dậy mà làm.

Thành thử bấy giờ khi nào mèo rình bắt được chuột, rồi mèo cứ "gầm
gừ, gầm gừ" và khi nào không bắt được chuột thì mèo ngồi
kêu:"nghèo, nghèo, nghèo, nghèo"...

Nhưng lúc ấy, mèo hồi nghĩ lại, mới lấy làm giận vua Bếp, vì tại vua
Bếp mèo mới phải xuống dương gian. Nhưng không làm gì nổi vua
Bếp, mèo chỉ còn cách thỉnh thoảng vào giữa đống tro bếp mèo để
phóng uế.
Đôi bạn đường
Một già một trẻ cùng đi trên đường. Hai người nhìn thấy một túi tiền
lăn lóc giữa đường. Người trẻ nhặt lên và bảo:

-Thượng đế gửi lộc cho tôi đây. Còn ông già bảo:

-Chúng ta cùng hưởng chứ. Người trẻ cãi lại:

-Không, chúng ta đâu có cùng thấy, một mình tôi nhặt lên thôi. ông
già chẳng nói gì thêm. Hai người đi tiếp một chút nữa. Chợt họ nghe
thấy có người cưỡi ngựa đuổi theo sau, quát bảo:

-Đứa nào ăn cắp túi tiền? Người trẻ sợ hãi nói:

-Bác ơi, không khéo vì cái của bắt được của chúng ta mà chúng ta
khốn mất. ông già liền bảo:

-Của bắt được của ônh chứ đâu phải của chúng ta, thế thì anh khốn
chứ chúng ta không khốn. Người ta tóm cổ người trẻ và giải về tỉnh
xét xử, còn ông già ung dung trở về nhà.
Trí khôn của người Do Thái

Một anh chàng Ả rập đi qua sa mạc Saharah, vô cùng khát nước, và
anh ta trông thấy cái gì đó ở phía xa xa. Hy vọng kiếm được ít nước,
anh ta tiến lại gần nơi nó, nhưng chỉ thấy một ông già Do Thái ngồi
cạnh một chiếc bàn nhỏ với hàng đống ca-vát để ở trên. Anh chàng Ả
rập hỏi: "Làm ơn cho tôi xin một ít nước, tôi sắp chết khát rồi."

Ông già trả lời: "Tôi không có nước, nhưng sao anh không mua một
chiếc cavat? Cái cavat này hợp với cái áo của anh đấy."

Anh chàng Ả rập phát khùng: "Tôi cần quái gì cavat, ông già ngốc
nghếch, Tôi cần nước!"

"OK, anh không mua cavat. Nhưng để cho anh thấy là tôi là một
người tốt bụng, tôi sẽ bảo cho anh biết rằng ở ngọn đồi đằng kia,
cách đây khoảng 4 dặm, là một nhà ăn rất tuyệt. Đi theo lối đó, họ sẽ
cho anh uống bao nhiêu nước anh thích cũng được."

Anh chàng Ả rập cám ơn ông già, và đi theo đường ông chỉ đến ngọn
đồi và cuối cùng cũng mất bóng. 3 giờ sau anh chàng Ả rập bò lết
đến bên ông già đang ngồi cạnh chiếc bàn bán cavat. Ông già bảo:
"Tôi bảo anh là cách đây khoảng 4 dặm phía ngọn đồi có một nhà
hàng. Anh không tìm thấy à?"

Anh chàng Ả rập bực tức: "Tôi thấy nó rồi. Họ không cho tôi vào vì tôi
không có cavat."

Con chó biết nói

Ngày xưa, có một ông già giàu nhất làng. Tiền bạc của ông kiếm
được phần nhiều là do những món nợ ăn lời quá vốn, hoặc những
âm mưu cướp giật ruộng đất, nhà cửa của dân lành. Càng có nhiều
tiền lão càng cay nghiệt. Không bao giờ lão chịu bố thí, cứu giúp cho
chòm xóm. Lúc nào lão cũng lăm lăm kiếm nhiều tiền hơn nữa để trở
thành phú hộ ăn trên ngồi trước thiên hạ.

Lão có nuôi một con chó mực, lão thương con chó còn hơn con ruột.
Lão cho con chó ăn ngon như lão, cho ngủ trên giường và chăm sóc
kỹ lưỡng. Lão thường ao ước:

- Giá như con mực này biết nói tiếng người thì ta sẽ trở thành một
người nổi tiếng nhất làng. Ta sẽ làm tiền thiên hạ mỗi khi ai muốn
nghe nó nói. Và nhờ vậy mà ta sẽ có nhiều tiền, ta sẽ ăn trên ngồi
trước người.

Một anh đầy tới biết ý muốn của lão chủ, nghĩ kế làm tiền chủ cho bỏ
ghét. Anh lựa lúc chủ vui mà nói rằng:

- Thưa ông chủ, tôi biết một vị tu sĩ trong núi có phép dạy chó nói
tiếng người. Nếu ông cho tôi dắt chú mực đi học, chắc chắn trong ba
tháng sẽ nói được như tôi.

Lão già khoái quá hỏi giá bao nhiêu. Anh đầy tới tính phỏng lối năm
nén bạc. Lão liền đưa cho anh năm nén bạc và một nén làm lộ phí.

Anh đầy tới dắt chó ra đi. Anh không đi vào núi mà lại đưa chó về nhà
cha mẹ mình ở cách đó khá xạ Anh giao chó cho cha mẹ nuôi và trăm
năm nén bạc, nhờ cha mẹ mua ruộng cho anh. Ở chơi vài ngày rồi
anh trở lại nhà chủ, thưa rằng:

- Ông tu sĩ nhận tiền và hứa sẽ dạy chú mực biết nói trong hai tháng.
Ông ta đòi thêm ba nén bạc nữa về lớp dạy gấp rút này.

Lão già bằng lòng lắm, hy vọng sẽ có con vật đặc biệt nhất làng. Lão
đi khoe khắp nơi và hăm rằng kẻ nào khinh khi lão sẽ bị chó chửi thay
lão.

Thời gian trôi qua, đến ngày hẹn, lão trao ba nén bạc nữa cho anh
đầy tới và cho thêm hai nén đi đường. Anh chàng khôn ranh ôm bạc
về nhà nhờ cha mẹ cất, chờ anh về cưới vợ. Anh gọi con chó lại vuốt
đầu tỉ vẻ cám ơn nó. Vài hôm sau anh trở lại nhà chủ một mình.

Lão già ngạc nhiên thấy không có con chó, lật đật hỏi:

- Chó mực đâu? Chó mực đâu? Sao mày lại về một mình?

Anh làm bộ âu sầu kể lại rằng:

- Thưa ông chủ, tôi không ngờ chú mực lại vô ơn bội nghĩa đến thế.
Ông tu sĩ đã dạy nó nói được tiếng người đàng hoàng như tôi, vừa
thấy tôi là chú kêu tên tôi ngaỵ Tôi hỏi thăm sức khỏe của chú để thử
tài ông thầy, thì chú trả lời ron rót y như tôi nói chuyện với ông chủ
vậy. Chú nói rằng: "Tôi về nhà rồi chủ tôi sẽ biết. Tôi sẽ kể hết tội ông
chủ làm lâu nay, như cho vay lấy lời cắt cổ, gạt người ta lấy của, kiện
cáo đoạt nhà, cướp ruộng thiên hạ, lo lót quan trên, hãm hại dân
lành. Tôi sẽ tố cáo ông chủ trước mặt quan phủ để ngài bắt lão chủ
bỏ tù, tịch thu tài sản mới được... ".

Thưa ông chủ chú còn nói nữa, nhưng tôi không dám thuật hết cho
ông chủ nghe, tóm lại chú biết hết các chuyện ám muội của ông chủ
và nhất định cho ông chủ vào tù. Tức quá tôi lấy búa chém đứt đầu
nó rồi.

Lão già toát mồ hôi hột. Lão đâm lo vì tội ác rành rành như thế, nếu
con chó nói hết thì lão không tránh khỏi tai họa. Lãm cảm ơn anh đầy
tớ đã giúp lão giết con vật "đáng yêu" và cứu lão thoát nạn. Lão cho
anh ba nén bạc gọi là thưởng công anh.

Từ đó lão bớt dần tính ác độc và bủn xỉn, lão sợ những con vật rồi
đây sẽ biết nói và sẽ không bỏ qua những việc làm có tội của lão.

Còn anh đầy tới, anh xin nghỉ làm ở nhà chủ, anh về nhà với cha mẹ
lo làm ruộng, rồi anh cưới vợ, cất nhà riêng. Anh nuôi con chó mực
như các con chó khác, và nó cũng chỉ "biết nói" gâu gâu mà thôi.
Vị luật sư tốt bụng

Một buổi chiều, một luật sư giàu có đang ngồi sau chiếc limousine thì
thấy hai người đàn ông đang ăn cỏ ở ven đường. Ông liền ra lệnh
cho lái xe dừng lại, sau đó bước ra khỏi xe để xem xét.

"Sao các ông lại ăn cỏ?" vị luật sư hỏi một người đàn ông.

"Chúng tôi chả có xu nào để mua thức ăn." người đàn ông khốn khổ
trả lời.

"Ồ, thế thì đi theo tôi."

"Nhưng thưa ông, tôi có vợ và 2 đứa con!"

"Đưa họ đi cùng! Và anh nữa, đi cùng chúng tôi đi!" ông ta nói với
người còn lại.

"Nhưng thưa ông, tôi có 1 vợ và 6 đứa con!" người đàn ông trả lời.

"Đưa tất cả họ đi cùng!"

Tất cả đều trèo lên chiếc xe, mặc dù đó là một chiếc xe lớn, nhưng
không hề dễ dàng vì quá đông. Lúc đang trên đường đi, một người
lên tiếng, "Thưa ngài, ngài thật quá tốt bụng. Cảm cơn vì đã mang tất
cả chúng tôi đi cùng."

Gã luật sư hoan hỉ, "Không có gì, cỏ ở nhà tôi cao hàng mét."

Thằng điên

Các anh có trông thấy người phải bệnh điên bao giờ không?

Đương lúc hôn mê rồ dại, người điên lăn xuống nước, giẫm lên lửa, đâm vào chông gai, mặt hớn hở, miệng
nghêu ngao, vẫn tự tin cho mình là phải.

Đến khi gặp thầy thuốc hay, hết cách chạy chữa, người điên khỏi dần và tỉnh lại.

Bà con kể chuyện lại người ấy làm lúc đang có bệnh điên, thì người ấy rùng mình lấy làm khổ. Bà con kể lại
chuyện người ấy lúc uống thuốc tỉnh dần, thì người ấy vui vẻ lấy làm mừng và ân hận gặp thầy, gặp thuốc
muộn quá.

Ấy người phải bệnh điên vừa còn chữa được thì như thế. Chớ nếu là người bệnh phải bệnh điên nặng không
thể chữa được, thì người ấy không những không chịu phục thuốc lại còn mắng thầy thuốc làm cho mất tính
thường của mình đi nữa.

Dương Minh Tử

Lời bàn: Bệnh điên nói trong bài này đây tức là cái lòng tư dục nó làm cho con người mê lú như điên cuồng,
không còn biết phải trái là gì nữa. Nếu người mắc bệnh tư dục còn nhẹ, may nhờ có người dạy bảo cho, thì còn
có thể hối ngộ, sửa nết lại mà sửa dần tính xấu đi được. Nhưng nếu là người mắc bệnh tư dục nặng quá hoặc
có ai muốn giáo hoá cho, thì người ấy chẳng những không hối ngộ sửa nết lại được mà lại còn trách oán cả
người giáo hoá, bảo người ấy là làm mình mất cả tính thường đi. Ôi! Đáng sợ lắm thay! Lương tâm mất một vài
phần thì còn có thể cứu được, chớ lương tâm mà tán tận, thì còn gì là người mà mong hoá đi được nữa. Cho
nên ta phải cố giữ lấy lương tâm. Chớ bảo một cái lỗi nhỏ có phạm vào cũng không can chi. Cái nết đã quen đi
rồi, thì khác nào như xuống dốc, chỉ có phần lăn xuống, thụt sa lầy, chỉ có phần thụt xuống, chớ không tài nào
lăn trở lại hay ngoi lên được nữa.

Một ly sữa
Một cậu bé nghèo làm nghề bán hàng rong để kiếm tiền học. Một
ngày nọ nhận thấy mình chỉ còn mỗi một hào mà bụng đang đói, cậu
định bụng sẽ sang nhà kế bên xin một bữa ăn. Một phụ nữ đẹp ra mở
cửa. Bối rối trước cuộc gặp gỡ không hẹn trước này thay vì ăn cậu
xin uống. Người phụ nữ đoán ra cậu đang đói và mang đến cho cậu
một ly sữa lớn.

Cậu chầm chậm nhấp từng ngụm sữa rồi hỏi: “Cháu phải trả cho cô
bao nhiêu ạ"
Người phụ nữ trả lời: "Cháu không nợ cô cái gì cả. Mẹ cô đã dạy
không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt"

Cậu bé cảm kích đáp: “Cháu sẽ cám ơn cô từ sâu thẳm trái tim
cháu.".

Khi ra đi cậu cảm thấy khoẻ khoắn hơn và niềm tin của cậu vào con
người cũng mãnh liệt hơn. Trước đó cậu gần như muốn đầu hàng
trước số phận.

Nhiều năm sau đó người phụ nữ bị ốm nặng. Các bác sĩ địa phương
đều bó tay. Họ chuyển bà đến một thành phố lớn và tiến sĩ Howard
Kelly được mơi đến tham vấn. Khi ông nghe tên thị trấn nơi người
phụ nữ ở, một tia sáng ánh lên trong mắt ông. Ngay lập tức ông
khoác áo choàng và đi tới phòng bênh người phụ nữ ở.

Ông nhận ra được ngay ân nhân của mình năm xưa. Quay về phòng
hội chuẩn, ông quyết định dốc hết sức để cứu bệnh nhân này. Và
cuối cùng nỗ lực của ông đã được đền đáp.

Tiến sĩ Howard Kelly đề nghị phòng y vụ chuyển cho ông hoá đơn
viện phí của ân nhân. Ông viết vài chữ bên lề của tờ hoá đơn và cho
chuyển nó đến người phụ nữ. Bà nhìn tờ hoá đơn và biết rằng sẽ
phải thanh toán nó hết đời mới xong. Bỗng nhiên có cái gì đó khiến
bà chú ý và bà đọc những dòng chữ này:

"Trị giá hoá đơn bằng một ly sữa."

Ký tên: tiến sĩ Howard Kelly

Những bài học giản dị

Trước đây, có hai ông bà cụ sống rất hoà thuận, có cả một vườn dưa
chuột. Ông cụ thì thường xuyên chăm sóc vườn dưa, còn bà cụ thì
thường làm dưa chuột muối. Mỗi mùa đông, ông cụ lại nghiên cứu
các bản danh sách giới thiệu hạt giống để đặt mua loại tốt nhất. Cả
gia đình sẽ vui vẻ giúp ông xới đất, trồng và chăm sóc dưa chuột.
Còn bà cụ thì rất thích làm món dưa chuột muối. Thậm chí, bà cũng
thường xuyên đọc sách dạy nấu ăn để xem những thủ thuật làm dưa
chuột muối.

Ai cũng nói đó quả là một gia đình hạnh phúc, và vị khách nào đến
nhà chơi cũng được tặng một bình dưa chuột muối “đặc sản” mang
về. Dần dần, những người con lập gia đình và chuyển đi. Nhưng họ
vẫn liên tục được bố mẹ gửi cho những hộp dưa chuột muối.

Nhưng cuối cùng thì ông cụ mất. Mùa xuân năm sau, tất cả con cái
về thăm mẹ và bảo:

- Chúng con biết mẹ rất thích làm dưa chuột muối, nên chúng con sẽ
đặt mua hạt giống, sẽ trồng và chăm sóc dưa chuột cho mẹ.

Người mẹ mỉm cười:

- Cảm ơn các con, nhưng các con không cần trồng dưa đâu, vì mẹ
thật sự không hề thích làm dưa chuột muối. Mẹ chỉ hay làm món đó vì
bố các con thích trồng dưa chuột mà thôi.

Tất cả những người con đều rất ngạc nhiên, chỉ có người con út có
vẻ buồn. Bởi vì bố anh từng kể với anh rằng ông không hề thích trồng
dưa chuột, nhưng vì mẹ anh thích làm dưa chuột muối nên ông trồng
dưa để làm bà vui lòng mà thôi.

Đây là câu chuyện vui hay buồn? Nhiều người cho rằng đây là một
câu chuyện vui. Ông cụ và bà cụ vui vẻ làm một việc vì nhau, và việc
đó lại còn có ích cho mọi người. Nhưng tại sao nó cũng là một câu
chuyện buồn? Vì ông cụ và bà cụ không thể thật sự chia sẻ những
nhu cầu, niềm vui, sở thích của bản thân với nhau. Nên thay vì cùng
tốt hơn và tạo ra những điều mới, họ lại bị dính với một việc mà họ
nghĩ rằng là trách nhiệm đối với nhau.

Có lẽ, sự chia sẻ bao gồm cả hai mặt: Tôn trọng và yêu quý sở thích
của nhau, nhưng cũng được chia sẻ cả cảm xúc và suy nghĩ thật của
mình.
Bến đỗ bình yên của con thuyền

Thu Liễu
Thế giới phụ nữ

Khi mỗi con thuyền nhổ neo ra khơi, ai cũng hiểu những người trên
con thuyền đó sẽ phải tung mình vào biển cả đầy bất trắc, bao khó
khăn, cực nhọc, bao hiểm nguy đang chờ họ ngoài khơi xa. Song
chẳng mấy ai làm nghề sông nước lại sợ phải chống chọi với biển cả
đến mức chấp nhận từ bỏ khát vọng chinh phục biển cả, thậm chí chỉ
là từ bỏ một nghề kiếm sống cha truyền con nối dù có phải sinh nghề,
tử nghiệp để không gắn chặt suốt đời mình vào mỗi con thuyền. Có
chăng chỉ là sự cảm nhận, sự thấm thía, sự tiếc nuối và khao khát
đến cháy lòng những ngày họ được sống bình yên nơi bến bờ. Đối
với họ bến đỗ bình yên đó quý báu, quan trọng biết bao. Liệu mỗi
người trong chúng ta không làm nghề sông nước có hiểu hết những
ân ghĩa hàm chứa trong câu nói: gia đình phải là bến đỗ bình yên cho
mỗi con thuyền neo đậu trong cuộc sống hiện đại hôm nay? Và điều
quan trọng nhất là chúng ta phải làm gì để gia đình mãi là bến đỗ
bình yên.

Ngôi nhà với những người thân thương phải toàn bộ ý nghĩa
cuộc đời bạn
Bạn có thể chọn lựa cho mình cách sống độc thân, không kết hôn vì
cảm thấy cuộc sống hôn nhân sẽ làm ảnh hưởng đến những hoài
bão, ước mơ về con đường công danh, sự nghiệp của bạn. Điều này
rất phổ biến ở những nước phát triển khi người phải phụ nữ thực sự
được bình đẳng với nam giới, được tôn trọng tối đa ý thích cá nhân.
Và ở ngay nước ta giờ đây cũng có một số bạn gái chọn lựa cho
mình cách sống này. Cái được và cái mất của lối sống này cũng đã
có bao nhiêu nhà khoa học, các chuyên gia tâm lý chuyên tâm khảo
sát, nghiên cứu và công bố rộng rãi. Nhưng khi bạn đã quyết định
gắn cuộc đời mình vào một ai đó, khi bạn thực sự cảm thấy cần phải
có một gia đình trong đó có người vợ hiền, người chồng mạnh mẽ và
giầu lòng yêu thương với những đứa con ngoan thì bạn phải biết
sống vì họ, phấn đấu suốt đời và phải biết hy sinh vì họ. Đây là điều
kiện đầu tiên để gia đình bạn trở thành ốc đảo, là bến đỗ bình yên.

Ngôi nhà chỉ ít giông bão khi “cái tôi” này xếp sau “cái tôi” kia

Đó là đức tính nhường nhịn, hy sinh của mỗi thành viên trong gia
đình đối với nhau. Người chồng đang rất muốn mua một cái tivi màn
hình rộng, tinh thể lỏng để xem các chương trình thể thao cho thật
“đã” nhưng anh chợt bắt gặp ánh mắt thèm thuồng của vợ nhìn theo
các cô gái ăn mặc rất mốt ngồi trên những chiếc xe tay ga lướt trên
đường phố. Anh lập tức dành ưu tiên cho mong muốn của vợ. Khỏi
phải nói là người vợ đã cảm kích và hãnh diện về chồng mình ra sao
và cảm thấy mình là người vợ hạnh phúc thế nào để lại xả thân hơn
nữa cho cái tổ ấm của mình, vì chồng vì con. Đó là với một gia đình
mà hai vợ chồng đều có thu nhập cao, còn với một gia đình có thu
nhập chỉ đủ trang trải cho sinh hoạt hàng tháng, thậm chí còn nhiều
thiếu thốn thì sự hy sinh cái tôi này cho những cái tôi khác càng ý
nghĩa hơn, quan trọng hơn và cần thiết hơn để đổi lấy sự bình yên,
đầm ấm cho gia đình.

Ở đó nhân cách và cá tính của mỗi thành viên phải được tôn
trọng

Trừ những cá tính, thói quen có thể ảnh hưởng đến phẩm chất, nhân
cách thì mỗi thành viên trong gia đình phải cố mà sửa, trước tiên là vì
lợi ích của chính mình. Còn lại sẽ rất sai lầm nếu bạn cứ ép buộc mọi
người trong gia đình bạn phải nhất nhất làm theo ý thích của bạn,
nhất nhất phải từ bỏ những niềm đam mê, những thói quen, cá tính
dù lành mạnh của họ mà bạn ghét. Bạn sẽ trở thành nhỏ nhen, ích kỷ
và đáng ghét lắm đấy trong mắt bạn đời nếu luôn tìm cách ngăn cản
chồng mình thức đêm xem những trận đá bóng quốc tế hoặc chỉ là
thích ăn thịt chó trong khi bạn rất sợ mùi vị của nó. Điều dễ gây rạn
vỡ nhất là khi người này coi thường công việc, nghề nghiệp của
người kia: người này khinh rẻ người kia chỉ vì kiếm được ít tiền hơn
mình hoặc không thể thành đạt, giỏi giang như mình mong muốn. Bởi
như thế là đã làm tổn thương đến lòng tự trọng của nhau, xúc phạm
đến nhân cách của nhau mất rồi.

Chắt chiu từng “hạt bụi vàng” cho tình yêu


Kịp chuẩn bị bữa sáng cho người chồng làm ca đêm về còn đang ngủ
bù, kể cả không kịp chuẩn bị nhưng nếu bạn không quên để lại mảnh
giấy ghi vài dòng chữ biểu lộ sự quan tâm đến anh ấy trước khi ra
khỏi nhà đại loại như: "Anh yêu! Chúc anh bữa sáng ngon miệng",
hoặc “Em xin lỗi, anh tự chuẩn bị bữa sáng cho mình giúp em nhé".
Có nghĩa bạn đã để lại một món quà rất lý thú cho anh ấy vào buổi
sáng. Sẽ xiết chặt tình chồng vợ thêm rất nhiều nếu mỗi chuyến công
tác xa nhà, vừa tới nơi bạn đã gọi điện hoặc nhắn tin về cho chồng
(vợ) bạn ngay. Nhất là trước lúc đi ngủ, vợ bạn nghe được vài lời dặn
dò, tâm sự của bạn, lời chúc ngủ ngon, hoặc chỉ là dòng tin nhắn
“Anh rất nhớ em" thì cô ấy sẽ hạnh phúc vô cùng. Một động tác sửa
lại cổ áo cho chồng trước khi anh ấy ra khỏi nhà, pha cho chồng một
cốc sữa nóng hoặc một tách trà khi anh ấy phải làm việc khuya. Ít
nhất trong một ngày làm việc bạn không quên gọi một lần điện thoại
cho vợ hoặc gửi một tin nhắn, vợ bạn sẽ rất yên tâm và tin tưởng vào
bạn. Mỗi món quà dù rất đơn sơ, chẳng cần phải to tát, đắt tiền mà
chỉ cần đúng dịp, đúng thời điểm chứng tỏ bạn luôn quan tâm đến
bạn đời của ban điều đó sẽ khiến người bạn đời của bạn thực sự
cảm động. Từng chút, từng chút như vậy giống như người thợ kim
hoàn lặng lẽ, kiên nhẫn cả đời gom nhặt những hạt bụi vàng nhỏ li ti
để cuối cùng làm nên được bông hồng vàng rực rỡ và vô cùng đẹp
đẽ. Sự bình yên của gia đình cũng cần sự bền bỉ và cần mẫn của
chúng ta như vậy.

Muỗi thành thị, muỗi thôn quê

Có hai con muỗi kết bái làm anh em, con muỗi thành phố làm em và
con muỗi ở thôn quê làm anh.

Muỗi anh nói: “Các ông anh đại nhân ở trong thành thị đều dùng
những thức ăn cao lương mỹ vị, do đó mà da thịt phì nộn, em có lúc
nào bỏ qua cái phúc miệng lớn ấy không ? Nông phu tiều phu các
anh ở thôn quê ăn toàn là gạo thô gạo xấu, rau rừng, do đó mà máu
thiếu thịt xấu, anh làm sao cam tâm chịu khổ như thế này chứ ?”

Muỗi em nói: “Đúng vậy, em ở trong thành thị hình như ngày ngày
đều đi ăn tiệc, thật là ăn ngấy luôn”.
Muỗi anh nói: “Vậy thì em dẫn anh vào thành thị nếm thử mỡ béo tốt
của mấy ông anh đại nhân, sau đó anh dẫn em về nếm thử phong vị
thôn quê”.

Muỗi em bằng lòng và dẫn muỗi anh vào trước chùa Phật, chỉ hai bức
tượng đại nguyên soái Hanh, Cáp trước cổng chùa, nói: “Đây chính là
đại nhân, xin mời ăn nhanh lên”.

Muỗi thôn quê bèn bay cái vù lên trên thân tượng, chích rất lâu sau
đó phàn nàn nói: “Người trong thành thị của em to béo thật, nhưng lại
quá nhỏ nhen, anh dùng hết sức chích đã lâu, nhưng ngay cả một
giọt máu cũng không có, chứ đừng nói là có mùi vị”.

Suy tư:

Có người ở thôn quê thì cũng có người ở thành thị.

Người thôn quê lên thành phố thì cái gì cũng bỡ ngỡ vì ở quê chưa
từng thấy, nhưng cái lo sợ nhất của người thôn quê lên thành phố là
sợ lạc đường, sợ xe cộ tông, sợ bọn xấu lừa bịp, cho nên được kết
bạn hay có người quen ở thành phố thì tốt lắm, đỡ sợ hãi nơi thành
phố.

Nhưng con muỗi thành thị lại lừa dối con muỗi thôn quê.

Có những người kết bạn chỉ vì lợi cho cá nhân mình mà thôi, cho nên
họ chẳng cảm thấy áy náy khi “bán đứng” bạn mình; có những người
kết nghĩa anh em cũng chỉ vì để mình được tiến thân mà thôi, cho
nên thân tiến càng cao thì tình anh em kết nghĩa càng nhạt mờ, và
cuối cùng thì “chơi” luôn anh em sát ván, những người kết bạn bè anh
em theo kiểu này thì đầy dẫy trên mặt đất...

Người mù

Một người kia đã bị mù từ thuở vừa sinh ra đời. Mãi sống trong cuộc
đời tối tăm nên anh ta không tin gì cả ngoài bóng đêm thăm thẳm.

Có nhiều người thuật cho anh những câu chuyện nhưng anh ta vẫn
quả quyết:

- Tôi không tin gì cả vì tôi không thấy.

Một vị lương y thấy vậy động lòng thương hại bèn cố gắng đi tìm một
linh dược tận Hy Mã Lạp Sơn về để chữa bệnh mù mắt cho anh ta.
Thoát khỏi bệnh mù mắt, anh ta rất sung sướng và trở nên tự phụ
luôn lớn tiến nói cùng mọi người rằng:

- Giờ đây tôi đã thấy được tất cả sự thật chung quanh tôi.

Có người biết chuyện khuyên anh ta và cho biết rằng những gì anh ta
trông thấy cũng chưa phải là tất cả. Anh ta chỉ mới thấy được những
gì trong phòng của anh thôi. Thế giới nầy còn có rất nhiều điều khác
mà anh chưa biết được như mặt trời, mặt trăng v.v... Anh ta bèn lớn
tiếng:

- Làm gì có những điều ấy. Tôi không tin. Những gì thấy được thì tôi
đã thấy tất cả rồi!

Mọi người đều thương hại cho anh ta, vì đôi mắt của anh ta đã thấy
nhưng anh ta vẫn còn bệnh mù.

Đôi khi chúng ta là những người sáng mắt nhưng thật sự chúng ta
đang bệnh mù.Chúng ta mù khi nhìn thấy những người bất hạnh cần
giúp đỡ mà chúng ta lại làm ngơ, chúng ta mù trước những bất công
và áp bức của người khác, mà chúng ta không lên tiếng bệnh vực họ.
Chúng ta mù khi sống mà không biết nghĩ đến cái chết , và cũng rất
vô tư khi cho rằng chết là hết. Lúc đó chúng ta đang mắc một căn
bệnh hiểm nghèo mà không có thuốc trị, chỉ có thể hết khi chúng ta
biết nhìn lại chính cuộc đời mình và bắt đầu một cuộc sống mới, hãy
mở đôi mắt tâm hồn chúng ta .
Nhà Sư Ghét Sự Giả Dối
Một nhà sư đứng tần ngần trước một cửa hàng giò chả, suy tính một
hồi rồi chỉ tay vào gói ruốc hỏi:

- Cái này là đồ ăn chay hả cô?

- Không! Nó làm từ thịt lợn đấy thầy ạ!

- Không có loại thế này mà là chay à?

- Tuyệt đối không có đâu!

Nhà sư nuốt nước miếng lẩm bẩm:

- Thế mà tuần trước đi ăn cưới, bọn nó cho mình mấy đĩa xôi ăn với
cái loại “sợi” này. Mình hỏi sợi gì, bọn nó bảo: “Bã sắn dây!”.

- Ồ thế thì nhà sư bị lừa rồi!

- Ức quá, vậy bán cho tôi nửa cân để tôi về vạch cái mặt lừa đảo của
bọn nó ra!

Cậu bé nghèo khổ và cây bật lửa thần

Xưa, có một đứa bé mồ côi, không anh em, cũng chẳng có họ hàng
thân thích. Mồ Côi phải đi xin ăn. Nhưng lang thang hết làng nọ sang
xóm khác, chẳng mấy khi Mồ Côi được no bụng. Một hôm, Mồ Côi
gặp thầy mo già đi cúng ở làng bên đang trên đường về. Thầy mo
thấy Mồ Côi quần áo rách rưới, mặt mày hốc hác, bèn hỏi:

- Này thằng bé nghèo khổ kia, mày muốn có nhiều tiền tiêu không?

Cậu bé Mồ Côi buồn bã đáp:

- Sao cụ lại hỏi thế? Cháu cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, bây
giờ có tiền tiêu sao lại không muốn. Nhưng làm thế nào lại có được
hả cụ?

Thầy mo bảo:
- Cứ theo lời tao bảo mà làm thì tức khắc có nhiều tiền. Tao biết ở
dưới hang núi sâu kia có rất nhiều vàng bạc. Mày vào lấy ra. Nhưng
mày hãy nghe cho kỹ mà nhớ lấy điều này: vàng bạc thì cho tha hồ,
mày muốn lấy bao nhiêu cũng được. Nhưng còn chiếc hộp nhỏ nằm
trên phiến đá vuông thì đấy là của tao. Mày cầm ra cho ta thì khắc
sung sướng.

Mồ Côi nghe theo lời dặn, cố lần theo đường hang tối dưới nước đi
tìm cái hộp. Hang sâu lắm, càng đi sâu vào càng thăm thẳm. Mồ côi
vẫn cố dò dẫm tiến vào. Một lúc sau, trong hang bớt tối, lại còn ít ánh
sáng mờ mờ ở góc hang. Mồ Côi liền mạnh bạo đi đến, thì thấy một
con chó đá ngồi sừng sững trong hang. Mồ Côi sợ quá, nhìn quanh
lại chẳng thấy vàng bạc đâu cả. Nó bèn lên tiếng hỏi chó đá:

- Chó đá ơi! Chó đá ngồi đây canh giữ hang, có thấy vàng bạc ở đâu
chỉ giúp tôi với.

Mồ Côi vừa nói dứt lời thì bỗng nhiên chó đá cất tiếng nói:

- Bạc thì phía sau lưng ta đây rồi. Còn vàng thì ở sâu phía trong kia,
cứ việc vào mà lấy.

Mồ Côi mừng rỡ đi vào trong trước, lấy vàng đã. Vừa bước vào phía
trong hang sâu, nó giật mình vì lại thấy con chó đá vừa rồi. Mồ Côi
hết sợ, lên tiếng hỏi xin, con chó đá lại chỉ ra phía sau:

- Vàng ở sau lưng ta ấy, vào mà lấy.

Mồ Côi nhanh nhẹn giắt vàng vào người rồi quay trở ra. Mãi đến lúc
này nó mới chợt nhớ đến cái hộp thầy mo dặn. Nhưng chiếc hộp ấy
nằm ngay trên lưng phiến đá, chẳng phải tìm lâu. Nó nhặt chiếc hộp
rồi tìm đường ra khỏi hang. Bao nhiêu vàng bạc, Mồ Côi không quên
khuân hết ra cửa hang, lão thầy mo vội vã giục:

- Cái hộp đâu? Đưa ngay cho ta đã!

Thầy mo cuống quýt vì cái hộp, cậu bé Mồ Côi giấu đi và nói:

- Trong hang chỉ toàn là vàng bạc thôi, chẳng thấy cái hộp ở đâu cả!
Không tin ông thử lần vào hang mà xem.

Thầy mo nghe thế thì giận lắm. Vừa tiếc, vừa chẳng biết làm thế nào
hơn, lão đành bảo:

- Mày thật là đồ ăn hại! Thôi thế này vậy: không tìm thấy cái hộp thì
mày phải nhường hết vàng này cho tao. Còn bạc thì phần mày. Thế là
may lắm rồi đấy!

Nói rồi thầy mo lấy vàng, Mồ Côi lấy bạc, đường ai nấy đi.

Mồ Côi được bạc trở nên giàu có. Nhưng cậu không giữ lấy một
mình. Cậu đi khắp thiên hạ, thấy ai nghèo khổ thì lại lấy bạc đem cho.
Chẳng bao lâu số bạc đã hết sạch, Mồ Côi lại trở nên nghèo túng.
Một hôm trong lúc vét túi, Mồ Côi mới sực nhớ ra có cái hộp mà bấy
lâu nay quên bẵng. Cậu vội mở hộp thì bên trong có một chiếc bật
lửa, cậu lấy tay thử bật một lần đầu. Chiếc bật lửa vừa kêu ”xạch”
một tiếng thì xung quanh sáng loé lên: Tiền bạc ở đâu đã theo lửa
bắn ra tung toé. Cậu lấy tay bật liên hồi một lúc thì đã đầy vàng bạc.
Mồ Côi lại lấy tiền vàng bạc đi khắp nơi cho người nghèo, và ai ai
cũng yêu quí cậu. Mồ Côi trở nên giàu có nhưng vẫn không quen
cuộc sống nghèo khó cũ. Vì thế hễ thấy các em bé đói rách, bao giờ
cậu cũng mua quần áo và cho ăn uống. Các em bé nghèo rất quý bạn
mới của mình, trong số đó có một em bé nhà nghèo thấy Mồ Côi, cứ
đi theo không rời nửa bước.

Tin đồn về cậu bé có bật lửa quý xôn xao đến tai vua. Vua sai lính bắt
Mồ Côi đến. Nhưng Mồ Côi đoán biết được mưu mô nên đã để bật
lửa ở nhà. Vừa nhìn thấy Mồ Côi, vua đã vội vã hỏi ngay:

- Nghe nói mày có bật lửa quý bật ra tiền và bạc phải không? Mày
hãy nộp cho tao.

Mồ Côi không chịu. Vua sai quân lính bắt nhốt Mồ Côi, đánh đập rất
đau. Tin đó lan truyền đi trong dân chúng, cậu bé nhà nghèo chạy về
nhà lấy chiếc bật lửa ra. Cậu bé bật lên hai cái thì hai con hổ xông ra
chỗ nhà vua. Cả lũ quan cũng bị hổ cắn chết. Từ đấy Mồ Côi lại lang
thang trên khắp các bản làng, với chiếc bật lửa thần trong tay, cậu
mang đến sự no ấm và bình yên cho mọi người
Cắt tóc không mất tiền!

Một người dắt tay một chú bé khoảng 5, 6 tuổi bước vào hiệu cắt tóc,
ông ta rất vội và bảo người thợ cắt tóc cắt cho ông ta trước rồi mới
cắt cho thằng bé. Ông ta nói:

- Nó chờ được mà, ông cắt cho tôi trước đi .

Người thợ cắt tóc làm theo lời của ông ta. Khi hoàn tất việc cắt tóc,
ông ta đứng dậy ra khỏi ghế và để thằng bé thế vào chỗ ngồi. Ông ta
cáo lỗi phải đi ngay và hứa sẽ quay lại để trả tiền cho cả hai. Vậy là
ông ta đi ra và người thợ bắt đầu cắt tóc cho thằng bé. Xong xuôi,
ông thợ bế đứa bé đặt lên một chiếc ghế và đưa cho nó tờ tạp chí để
đọc.

Nửa giờ trôi qua, rồi một giờ trôi qua. Cuối cùng người thợ hớt tóc lên
tiếng:

- Đừng sợ nhé nhóc! Bố mày sẽ quay lại liền.

Chú bé ngạc nhiên nói:

- Bố nào ạ? Ông ấy không phải bố cháu , cháu đang chơi ngoài


đường thì ông ấy tới bảo: "Theo bác đi cháu, chúng ta hãy vào hiệu
cắt tóc và cùng cắt tóc nào".

- ?????

You might also like