You are on page 1of 14

Ôn tập và kiểm tra

phần Tiếng Việt


I. TỪ VỰNG
1. Lý thuyết:
Cấp độ khái quát của nghĩa
từ ngữ; từ tượng thanh, từ tượng
hình; từ ngữ địa phương và biệt
ngữ xã hội; các biện pháp tu từ
từ vựng (nói quá, nói giảm nói
tránh).
2. Thực hành:
• Dựa vào kiến thức về văn học dân gian và cấp độ
khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp
vào những ô trống theo sơ đồ sau:

Truyện dân gian

Truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười


* Yêu cầu:
- Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong
sơ đồ trên. Cho biết trong những câu giải
thích ấy có từ ngữ nào chung.
- Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện
pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh.
- Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ
tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh.
Trả lời:
- Giải thích các nghĩa hẹp trong sơ đồ trên:
+ Truyền thuyết: Là truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện
lịch sử xa xưa, có yếu tố thần kì.
+ Truyện cổ tích: Là chuyện dân gian kể về cuộc đời, số
phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc (như mồ côi,
thường mang lốt xấu xí, người dũng sĩ...)
+ Truyện ngụ ngôn: Là truyện dân gian mượn chuyện về
loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng nói gió
về con người.
+ Truyện cười: Là truyện dân gian dùng hình thức gây cười
để mua vui hoặc phê phán, đả kích.
Phần giải thích các từ ngữ đó có các điểm chung như là:
chúng cùng là truyện dân gian ( từ ngữ có cấp độ khái quát
cao hơn ).
- Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp
tu từ nói quá hoặc nói giảm, nói tránh:

* Nói quá
- Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ cắn tiền vỡ tan.
---
Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho
Đêm nằm thì ngáy o o
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm
Trên đầu những rác những rơm
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu...
* Nói giảm nói tránh
- Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình,
một câu có dùng từ tượng thanh:

* Từ tượng hình

Chúng ngồi ngất nghểu trên lưng trâu.

* Từ tượng thanh

Mưa rơi tí tách.


II. Ngữ pháp
1. Lý thuyết:
Trợ từ, thán từ; tình thái từ; câu ghép
2. Thực hành:
a) Viết hai câu, trong đó có một câu có dùng
trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ
và thán từ
- Chính bạn đã làm ra nó à?
- Ái chà, cậu được nhiều điểm tốt thế cơ à?
b) Đọc đoạn trích sau:
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
C1 V1 C2 V2 C3 V3
Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân
gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt
Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân
chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân
chủ cộng hòa.
( Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập )
- Xác định câu ghép trên ( phần gạch chân )
- Có thể tách câu Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị
trên thành 3 câu đơn được vì nó không làm thay đổi ý cần
diễn đạt. Nhưng khi tách ra thành 3 câu đơn thì mối liên
hệ và nối tiếp của 3 sự việc sẽ không được thể hiện rõ
bằng khi gộp thành ba vế của câu ghép.
c) Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích
sau:
Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như
ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên
nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta
cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của
tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca
dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt
của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất
đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ
trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
Các câu ghép ( được gạch chân)
Trong đó câu ghép thứ nhất là câu ghép liên hợp có quan hệ
so sánh; câu ghép thứ hai là câu ghép chính phụ có quan hệ
nhân quả
HẾT
Thực hiện
Lê Hạnh Hiền Minh
Tạ Thị Thắm
Đặng Tuyết Thoa
Lê Hà Trang
Hoàng Ngọc Liên
Đặng Tuyết Thoa

You might also like