You are on page 1of 10

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM

LỚP 11T1.


Bằng

Tháng 10/2007.

1
GIẢI BÀI TOÁN HÌNH HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ

Giải các bài toán hình học bằng phương pháp tọa độ tỏ ra chiếm ưu thế trong
những kì thi học sinh giỏi tỉnh, quốc gia và quốc tế. Tại sao? Bởi vì phương pháp
này sẽ giúp ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian và bài giải sẽ đơn giản hơn so với
cách làm bài cổ điển. Nó còn đòi hỏi người áp dụng phải có tư duy sắc bén trong
việc lựa chọn hệ trục tọa độ phù hợp và kiến thức đủ để thực hiện ý tưởng đó. Để
giúp các bạn hình dung được phương pháp này, nhóm chuyên đề chúng tôi xin trân
trọng giới thiệu với các bạn đề tài “giải bài toán hình học bằng phương pháp tọa
độ’’. Mời các bạn xem qua…
A. Kiến thức cần nhớ:
- Các phép toán vector (cộng, trừ, tích vô hướng, quy tắc 3 điểm…)
- Một số điều kiện cần nhớ:
uuuu
r 1 uuu r uuur
 
+Nếu M là trung điểm của AB thì OM  OA  OB với O là điểm bất
2
kì.
uuur 1 uuu r uuu r uuur
+Nếu G là trọng tâm của ABC thì OG  (OA  OB  OC ) với O tùy ý.
3
uuu r uuur r
+Nếu AB  CD  AB.CD  0 ;
- Tọa độ của vector, tọa độ điểm, hệ số góc…
- Biểu thức tọa độ của các phép toán vector, độ dài đoạn thẳng…
- Phương trình đường thẳng, khoảng cách từ 1 điểm tới đường thẳng, góc
giữa 2 đường thẳng.
- Ba đường Conic, đường tròn, tiếp tuyến đường tròn…
r r r r
- Chú ý: Với u  ( x1 ; y1 ) v  ( x2 ; y2 ) thì u  v  x1 x2  y1 y2  0
r r
u cùng phương với v  x1 y2  y1 x2 .
B. Bài toán minh họa:

Bài toán 1:
Cho hình vuông ABCD. Trên BD lấy điểm M không trùng với B, D. E, F lần
lượt là hình chiếu của M trên các cạnh AB, AD. Chứng minh rằng:
a) CM  EF .
b) Ba đường thẳng CM, BF, DE đồng quy.

2
Phân tích: Ta có thể thấy bản chất bài toán yêu cầu ta chứng minh
uuuu
r uuur uuuur uuur
CM .EF  0. Và tồn tại số k sao cho CM  kCG , với G là giao điểm của BF và
DF.Như vậy, theo tư tưởng phương pháp tọa độ thì ta cần chọn hệ trục tọa độ phù
hợp nhất để giải bài toán này. Theo các bạn ta cần chọn như thế nào?
Hướng dẫn:
Xét hệ trục tọa độ như hình:
Khi đó ta có:
A(0;0), B(a;0), C(a;a), D(0;a)
Với a = AB=AD=CD=BC (a>0)
 phương trình cạnh BD là:
x ya
Vì M  BD  M(b; a-b)
 E(b; 0); F(0; a-b); (0<b<a)
a) Ta có:
uuuur
CM  (b  a; b)
uuur
EF  (b; a  b)
uuuur uuur uuuur uuur
 CM . EF = -b(b-a)-b(a-b)= 0  CM  EF
x y
b) Phương trình của DE:   1  ax  by  ab
a b
x y
Phương trình của BF:   1  (a  b) x  ay  a( a  b)
a a b
Gọi G là giao điểm của DE và BF thì tọa độ của G là nghiệm của hệ:
 ab 2
 x 
 ax  by  ab a 2  b 2  ab
 
 ( a  b) x  ay  a (a  b)  y  a( a  b)
2

 a 2  b 2  ab
 ab 2 a ( a  b) 2  uuur  a 2 (b  a )  a 2b 
 G 2 ; 2   CG   2 ; 2  (*)
 a  b  ab a  b  ab   a  b  ab a  b  ab 
2 2 2 2

uuuu r
Mà CM = (b-a; -b) (**)
Từ (*)(**) ta được
uuur a2 uuuu
r
CG  2 CM  G, C, M thẳng hàng.
a  b 2  ab

3
 Ba đường thẳng BF, DE, CM đồng quy.
Bài toán 2:(1998 APMO)
Cho tam giác ABC và D là chân đường cao hạ từ A. Gọi E và F là các điểm
nằm trên đường thẳng qua D sao cho AE  BE , AF  CF , và E, F không
trùng D. Giả sử M, N là các trung điểm tương ứng của BC và EF. Chứng
minh rằng AN  NM .

Nhận xét: Ta có thể chọn gốc tọa độ tại D với trục hoành nằm trên BC. Rồi
sau đó tính toán thì cũng sẽ ra được kết quả bài toán nhưng việc tìm toạ độ E, F
hơi khó khăn. Vì vậy tốt nhất là ta đặt gốc toạ độ tại A và đặt trục hoành sau cho
đường thằng qua D, E, F vuông gốc với nó.
Hướng dẫn:
Ta sử dụng hệ toạ độ trực chuẩn
A
sao cho A(0,0), D(d,1), E(e,1), F(f,1).
Vì hệ số góc của đường thẳng AE là
1
nên hệ số góc của BE là - e
e
và BE có phương trình là
F
y 1
 e
xe B
D M
N
C
Tương tự BC có phương trình E

y 1
 d .
xd

Giải hai phương trình trên ta được tọa độ điểm B là (d+e,1-de).

Hoàn toàn tương tự ta được toạ độ của điểm C là (d+f,1-df).

Từ đó, ta có

 e f de  df   e f 
M d  ,1   và N  ,1.
 2 2   2 

2 e f
Vì vậy hệ số góc của AN là và của MN là  .
e f 2

4
Vậy AN  MN W

Bài toán 3 : (2000 APMO)


Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến và phân giác kẻ từ A theo thứ tự cắt BC
tại M và N. Từ N kẻ đường thẳng vuông góc với NA cắt MA và BA lần lượt tại Q
và P. Từ P kẻ đường thẳng vuông góc với BA, cắt NA tại O. Chứng minh
QO  BC .

Nhận xét: Đề bài cho AN là đường phân giác nên AB và AC sẽ đối xứng qua nó.
Điều này gợi ý cho ta đặt gốc tọa độ tại N và trục hoành nằm trên AN.

Lời giải: Chọn hệ trục tọa độ trực chuần như trên. Thế thì phương trình AB sẽ
có dạng y  ax  b và phương trình AC
là:
y   ax  b .

Giả sử BC có phương trình là y  cx , ta


dễ dàng tính được tọa độ của B, C là
 b bc   b bc  .
B , , C   , 
 ca ca  ca ca

Và suy ra toạ độ của M là:


 ab abc  .
M , 2 2 
 c a c a 
2 2

Từ phương trình AB và PO, suy ra

 b 
A   ,0 , O  ab,0  .
 a 

Nên ta viết được phương trình đường

 ab 
thẳng AM, rồi suy ra toạ độ Q là Q  0, .
 c 

5
1
Từ đó suy ra hệ số góc của OQ là  , và của BC là c. Vì vậy OQ  BC.W
c

Bài toán 4 : (2007 Quốc gia VN)


Cho tam giác ABC có B, C cố định và A thay đổi. Gọi H, G lần lượt là trực tâm và
trọnh tâm của tam giác. Tìm quỹ tích điểm A, biết trung điểm K của HG thuộc
đường thẳng BC.
Đối với bài này thì ta vẫn sử dụng hướng làm trên. Các bạn hãy tự làm trước khi
xem lời hướng dẫn nha !
 Hướng dẫn :Chọn hệ trục Oxy với O là trung điểm của BC, trục nằm trên BC
với B  1,0  , C  1,0  và A  m, n 

 m n
Khi đó dễ thấy G  , và phương trình đường thẳng AB là
 3 3

xm yn n mn
  x y n.
1  m 0  n m 1 m 1

Đến đây dễ dàng tìm được phương trình đường cao kẻ từ C là

n n
1 x  1   y  0  0  x  y 1  0 .
m 1 m 1

Mà đường cao kẻ từ A có phương trình là x  m .

1  m2 

Nên H có toạ độ là: H  m, .
 n  

 2m n 2  3m 2  3 
Suy ra I trung điểm của HG có tọa độ là K  , .
 3 6n 
2
m n2
Lại có K  BC  yk  0 nên n 2  3m 2  3  0    1.
1 3

x2 y2
Vậy quỹ tích của A là Hyperbol có phương trình là   1.
1 3
6
Giới hạn : Đến đây thì theo các bạn, điểm A có chạy hết trên (H) hay không ?

Bài toán 5 : (1999-2000 Singapore)


Trong tam giác ABC; C  60o ; D, E, F là các điểm tương ứng nằm trên các cạnh
BC, AB, AC. Gọi M là giao điểm của AD và BF. Giả sử CDEF là hình thoi. Chứng
minh DF 2  DM .DA .

Nhận xét : Đây là 1 dạng bài tập tính toán theo độ dài đoạn thẳng nếu các bạn
chọn phương pháp tọa độ. Lưu ý kết quả mặc dù không đẹp nhưng nó vẫn đạt hiệu
quả cao cho hầu hết các bài toán dạng này !
Hướng dẫn : Ta chú ý rằng C  60o . Nên khi đặt góc tọa độ tại C sẽ dễ dàng
tính tọa độ của các điểm khác.
Chọn gốc tọa độ tại C và cho trục hoành nằm trên CA với A a, a 3 (a>0),  
 1 3  3 3
F  1,0  và D  , , E  , .
 2 2   2 2  A

 a 3a 
Từ đó ta tính được B  , 
 2  a  1 2  a  1  D E
M
 a1 a 3a  a  1 
và M  , 
.
 2 1  a  a  1  a  a
2 2
C B
 F

2
 1  3
Suy ra DF  1, DA    a    1  a  a 2 và
2

 2  4
2 2
 a1 a 1  3a  1  a  3
DM 2        

 2 1  a  a2  2  
 2 1  a  a2 
 2  

1
 .
1  a  a2

7
Từ đó ta được DF 2  DM .DA . W

C. Bài tập vận dụng :

Bài 6 : Cho 2 điểm A, B cố định, phân biệt. Tìm tập hợp các điểm M thỏa mãn
MA2  MB 2  k với k là 1 số thực cho trước.
¤ Gợi ý :Xét 1 hệ trục tọa độ từ đó viết phương trình của M bằng cách lấy
điểm M ( xM ; yM ) bất kỳ thuộc X dựa vào điều kiện của bài tìm ra mối quan
hệ giữa xM và yM .Hoặc ta có thể làm theo phương pháp vertor.
Bài 7 : Cho tam giác đều ABC cạnh a. Trên cạnh AB lấy điểm M sao cho
2MA= MB. Hãy tìm điểm N trên đường thẳng AC thỏa mãn 1 trong các điều kiện :
a) BN  CM
b) BIC·  120O với I là giao điểm của BN và CM.
uuur uuuu r

¤ Gợi ý :Thực chất bài toán là tìm điểm N AC sao cho ( BN ; CM )  90O
uuur uuuu
r
(câu a) hay ( BN ; CM )  120O (câu b).Vì vậy, thử chọn trung điểm của BC
uuuu r
làm gốc tọa độ  tọa độ điểm B, C, A, M rồi suy ra tọa đô vertor CM , viết
uuur
phương trình cạnh AC  tọa độ BN  xong câu a. Còn câu b, các bạn hãy
nhớ lại công thức tính góc giữa 2 vector rồi áp dụng những kĩ thuật cần
thiết để giải quyết yêu cầu bài toán.
Bài 8 : (1995 IMO) Cho A, B, C, D là bốn điểm phân biệt nằm trên một đường
thẳng, theo thứ tự đó. Đường tròn đường kính AC và BD cắt nhau tương ứng tại X
và Y. Đường thẳng XY cắt BC tại Z. Cho P là điểm nằm trên đường thẳng XY khác
Z. Đường thẳng CP cắt đường tròn đường kính AC tại C và M, và đường thẳng BP
cắt đường tròn đường kính BD tại B và N. Chứng minh rằng AM, DN và XY đồng
quy.
¤ Gợi ý : Chọn gốc tọa độ tại A và trục hoành nằm trên cạnh AB với
B  0, b  , M  s, t  và tâm đường tròn C1, C2 có toạ độ lần lượt là  0, r1  ,  b, r2  .
Bài 9 : (2000 IMO) Hai đường tròn C1 và C2 cắt nhau tại M và N, l là tiếp
tuyến chung của hai đường tròn sao cho khoảng cách từ M đến l nhỏ hơn N. A và B
lần lượt là tiếp điểm trên C1 và C2. Đường thẳng qua M song song với l cắt C1 ở C
và cắt C2 ở D. CA và DB gặp nhau ở E, AN và CD gặp nhau ở P, BN và CD gặp
nhau ở Q. Chứng minh rằng: EP  EQ.

8
¤ Gợi ý: Chọn gốc tọa độ tại P và trục hoành song song với AC. Đặt phương
trình AC và BD lần lượt là y  p và x  q . Gợi r  AP  BP và s  CP  DP.
Bài 10 : (2000-2001 Singapore) Cho tam giác nhọn ABC, D là chân đường
vuông góc hạ từ A xuống BC, E là chân đường vuông góc hạ từ D xuống AC và F
là điểm nằm trên đoạn thẳng DE. Chứng minh rằng AF vuông góc với BE khi và
FE BD
chỉ khi  .
FD DC

¤ Gợi ý: Chọn gốc tọa độ tại D với A  0, a  , B  b,0  , C  c,0  , E  x, y  và


b 1 t
F  tx, ty  với a, b, c, t  0 . Rồi chứng minh AF  BE   .
c t

§Nhận xét:
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong phần nào về phương pháp tọa độ
trong hình học qua 10 bài tập điển hình. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp các bạn dễ
dàng hình dung được ý tưởng phương pháp và ứng dụng rộng rãi trong giải toán!
Mặc dù đã rất cố gắng chắt lọc và sưu tầm bài tập, quyển chuyên đề này ắt hẳn sẽ
mắc nhiều thiếu sót, mong các bạn hãy nhiệt tình đóng góp ý kiến để xây dựng
chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn! Xin cám ơn các bạn đã chú ý theo dõi..

9
Tài liệu tham khảo:
- Tìm tòi các lời giải khác nhau của bài toán hình học 10 (PGS.TS Nguyễn
Văn Lộc).
- Tài liệu tham khảo từ các trang web diendantoanhoc, toanthpt…
- Tuyển chọn theo chuyên đề Toán học &Tuổi trẻ (quyển 1).
- Tuyển tập các bài toán IMO quốc tế.
 Mọi chi tiết xin liên hệ:
Nhóm chuyên đề ProOne lớp 11T1 (2007-2008) trường THPT chuyên Nguyễn
Bỉnh Khiêm.

Copyright©2007 Educational ProOne Group.Allright reserverd.

10

You might also like