You are on page 1of 23

Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

MỤC LỤC

MỤC LỤC ........................................................................................................................... 1


MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 2
Chƣơng 1.TỔNG QUAN THỊ XÃ ĐỒ SƠN ...................................................................... 3
1.1.Điều kiện tự nhiên ......................................................................................................... 3
1.1.1.Vị trí địa lý .............................................................................................................. 3
1.1.2.Hệ sinh thái ............................................................................................................. 3
1.1.3.Đặc điểm khí hậu Đồ Sơn ....................................................................................... 5
1.1.4.Đặc điểm hải văn ..................................................................................................... 6
1.2.Điều kiện xã hội ............................................................................................................. 7
1.3.Du lịch ........................................................................................................................... 8
Chƣơng 2.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 10
Chƣơng 3.DU LỊCH ĐỒ SƠN .......................................................................................... 10
3.1.Tiềm năng du lịch Đồ Sơn ........................................................................................... 10
3.1.1.Tài nguyên du lịch thiên nhiên .............................................................................. 10
3.1.2.Tài nguyên du lịch lịch sử - văn hoá ..................................................................... 13
3.2.Hiện trạng du lịch Đồ Sơn ........................................................................................... 17
Chƣơng 3.CÁC HÌNH THỨC QUẢNG BÁ QUẢNG CÁO PHÁT TRIÊN DU LỊCH ĐỒ
SƠN ................................................................................................................................... 20
Chƣơng 4.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 22
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .............................................................. 23

1
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

MỞ ĐẦU

Thị xã Đồ Sơn có 2.450m bờ biển đầy cát mịn làm bãi tắm lý tƣởng, từ lâu Đồ Sơn đã là
một trong số những khu nghỉ mát nổi tiếng của nƣớc ta. Ngƣời xƣa hình tƣợng hoá Đồ
Sơn nhƣ đầu rồng đang hƣớng về viên ngọc (Hòn Dáu) đuôi quẫy ra khơi xa làm thành
đảo Bạch Long Vĩ. Ở Đồ Sơn có khá nhiều di tích lịch sử. Tƣờng Long đƣợc làm bằng
đất nung cao 10 tầng nằm trên đỉnh núi Ngọc Sơn. Nền tháp Tƣờng Long vẫn còn đó.
Viên gạch chân tháp còn đọc rõ hai hàng chữ Hán "Lý gia đệ tam đế, Long Thuỵ Thái
Bình tứ niên tạo" nghĩa là đời vua Lý thứ 3, niên hiệu Long Thuỵ Thái bình năm thứ tƣ
chế tạo (Lý Thánh Tông), tính theo dƣơng lịch là năm 1057. Nằm cạnh tháp là chùa Vân
Bản. Ở đây có một quả chuông đồng đƣợc đúc vào thời Trần có tên gọi là chuông Vân
Bản, là một trong những chuông đồng cổ Tiêu biểu nhất là tháp Tƣờng Long và chùa Vân
Bản, đƣợc xây dựng vào thế kỷ thứ 11.

Tục chọi trâu (độc đáo và duy nhất có ở nƣớc ta) vốn là lễ hội nhằm mục đích động viên
nhân dân và quân sĩ, đã ra đời từ đây. Phần cuối bán đảo Đồ Sơn là khách sạn Vạn Hoa,
bây giờ là Casino có 100 bậc đá xuống biển. Cách 4km đƣờng chim bay là đảo đèn Hòn
Dáu. Ở đảo Dáu có đền thờ Nam Hải Thần Vƣơng (Bộ tƣớng của nhà Trần) mà ngày 9 -
10 tháng giêng là Lễ Hội. Đó là thần may mắn che chở cho ngƣ dân những ngày bão tố.
Có thờ, có thiêng rồi trở thành sức mạnh tâm linh của những ngƣời đánh cá. Trƣớc khi ra
khơi, ngƣ dân thƣờng neo thuyền khấn tạ để đƣợc vững tâm nơi đầu sóng ngọn gió.

Với những điều kiện tự nhiên ban tặng kết hợp với những di tích lịch sử văn hóa nhƣ vậy
Đồ Sơn thực sự là một nơi có tiềm năng du lịch rất lớn tuy nhiên nó vẫn chƣa phải là khu
du lịch xứng tầm, do có một số nguyên nhân khác nhau và một trong những nguyên nhân
quan trọng đó chính là các hình thức quảng cáo quảng bá cho du lịch của Đồ Sơn vẫn còn
khá ít lẻ tẻ và không chuyên nghiệp. Với cái nhìn khách quan dƣới góc độ chuyên ngành
khoa học môi trƣờng em hy vọng sẽ đóng góp một phần nào đó những phát kiến cho
ngành du lịch Đồ Sơn nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung phát triển xứng tầm
du lịch bền vững. Đó chính là lý do em chọn đề tài “Các hình thức quảng bá du lịch Đồ
Sơn”.

Em xin cảm ơn Thầy Lê Văn Lanh và các thầy cô bộ môn sinh thái khoa Môi Trường đã
tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Đồ Sơn, trong việc khảo sát nghiên cứu
và hoàn thành bài luận này!.

2
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

Chƣơng 1.TỔNG QUAN THỊ XÃ ĐỒ SƠN

1.1.Điều kiện tự nhiên

1.1.1.Vị trí địa lý


Thị xã Đồ Sơn là một bán đảo cách trung tâm thành
phố Hải Phòng 22km về phía Đông Nam, nằm ở
Hình 1.Toàn cảnh Casino Đồ Sơn 1 khoảng vùng tọa độ 20o39'28'' - 20o44'20''B và
106o45'45'' - 106o49'48''. Ba phía Đông, Tây, Nam của
Đồ Sơn đều giáp biển, còn phần đất liền của bán đảo nối với huyện Kiến Thụy. Bãi tắm
biển Đồ Sơn

Tại đây có một khu nghỉ mát gồm nhiều bãi biển
có phong cảnh đẹp nhất ở miền bắc Việt Nam.

Địa hình

Đồ Sơn có thể coi là một bán đảo nhỏ do dãy núi


Rồng vƣơn dài ra biển tới 5 km, với hàng chục
Hình 2.Bãi tắm biển Đồ Sơn mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m. Về phía tây và tây
bắc, thị xã Đồ Sơn tiếp giáp với huyện Kiến Thụy,
các hƣớng còn lại tiếp giáp với biển Đông. Do ở phía bắc và phía nam của thị xã này là
hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo
nhiều phù sa nên nƣớc biển ở khu vực này không thực sự đƣợc trong so với các khu vực
nghỉ mát khác ở miền bắc Việt Nam nhƣ Trà Cổ, Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh), Cát Bà
(thành phố Hải Phòng), Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) v.v., nhƣng do có phong cảnh đẹp, hệ
thống nhà hàng - khách sạn tƣơng đối hoàn chỉnh, giá cả sinh hoạt không quá đắt và vị trí
gần các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng nên vẫn có sức thu hút du khách lớn hơn
hẳn so với các khu vực nghỉ mát khác ở miền bắc Việt Nam.

1.1.2.Hệ sinh thái

Một số hệ sinh thái đặc trƣng vùng Đồ Sơn và lân cận

3
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

Hệ sinh thái Đặc trƣng cơ bản


Cửa sông Nằm ở phía bắc Đồ Sơn, có cấu trúc nửa kín, biển đang lấn sâu vào
hình phễu lục địa. Có tiềm năng nuôi trồng hải sản và xây dựng cảng. Thuỷ vực
(Bạch Đằng) nƣớc lợ có các bãi triều sú vẹt. Đa dạng sinh học cao. Vùng để trồng
ƣơm giống và cƣ trú của hải sản nƣớc mặn, lợ

Cửa sông Nằm ở phía nam, cấu trúc hở, nƣớc lợ. ảnh hƣởng phù sa lớn. Bồi tụ
Châu Thổ kiểu châu thổ lấn biển. Tiềm năng nông nghiệp và hải sản. Vùng ƣơm
(Văn úc) giống và cƣ trú của hải sản

Đồi, núi thấp Có Cửu Long Sơn, núi Độc, với các thảm rừng trồng, vƣờn rừng,
vƣờn nhà, núi đá trọc, các nhà hàng, nhà nghỉ, nhà dân đƣợc xây
dựng ở độ cao khác nhau.

Hệ nông Do khai hoang, lấn biển và các bãi triều lầy, đồng bằng thấp ven bờ,
nghiệp ven bãi sú vẹt, đất ngập nƣớc ven biển. Đất bị mặn hoá và axit sunphat
biển .Trồng lúa nƣớc năng suất thấp

Hệ thống đầm Quai đắp từ đất ngập nƣớc có sú vẹt, đầm tù đọng, ít cống máng, bị
nuôi thuỷ sản ngọt hoá, ô nhiễm, suy thoái. Nuôi tôm cá nƣớc lợ năng suất thấp và
ven biển Giảm dần theo thời gian

Rừng ngập Phát triển ở rìa các cửa sông, vịnh, vụng nhỏ ven bờ hoặc dọc bờ
mặn sông.

Đất giàu hàm lƣợng lƣu huỳnh, giàu mùn bã hữu cơ, môi trƣờng địa
hoá yếm khí, đầm lầy hoá. Nơi sống, ƣơng nuôi giống hải sản, nơi
sản xuất tôm cua.

Đất ngập Là phần ngập nƣớc của các cửa sông Lạch Tray và Văn úc. Đáy bùn,
triều Nơi ƣơm giống hải sản, nơi đậu của chim di cƣ

Cỏ biển Phân bố ở dƣới triều, có tác dụng giữ phù sa

Nơi ƣơng nuôi và sinh đẻ của hải sản và sản xuất chất dinh dƣỡng

Nơi cung cấp cacbon, nitơ, cá trƣởng thành cho vùng lân cận

Bãi cát biển Phân bố rộng khắp ven bờ bán đảo Đồ Sơn. Bãi rộng, thoải, cỡ hạt

4
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

nhỏ và vừa, chủ yếu phục vụ du lịch. Một vài bãi dùng làm bến cá,
bến tàu

Các vụng nhỏ Bát vạn Đồ Sơn: Vạn Tác, Vạn Bún, Vạn Ngang, Vạn Thốc, Vạn
Hoa, Vạn Hƣơng, Vạn Lẻ, Vạn Lê. Có độ sâu duy trì, ít bị bồi lấp. Có
tiềm năng giao thông, cảng biển, phục vụ du lịch. Đƣợc dùng làm bến
cá từ lâu đời và nay một số đã trở thành bãi tắm.

Lạch triều Ngọc Hải, đƣợc dùng làm bến cá từ lâu đời, nay đang bị bồi lấp

Đáy mềm Phân bố từ độ sâu 6 m trở ra. Đáy bùn nông. Tiềm năng hải sản: Sam,
tôm, cá..

Đảo nhỏ (đảo Là hệ sinh thái rừng tự nhiên tƣơng đối nguyên trạng, nhiều chim,
Hòn Dáu) không có thú lớn. Môi trƣờng tốt cho chim biển, các loài giáp xác ở
rạn đá

Tiềm năng kinh tế, du lịch, nghiên cứu khoa học, phục vụ quốc phòng

Vùng khơi Tiềm năng hải sản và du lịch

1.1.3.Đặc điểm khí hậu Đồ Sơn

Đồ Sơn có khí hậu gió mùa nhiệt đới, mùa hạ nóng ấm, mƣa nhiều từ tháng V - IX, mùa
đông lạnh, ít mƣa, từ tháng XI - III. Tháng IV và X là tháng chuyển tiếp khí hậu. Nhiệt
độ trung bình năm 23 - 24oC, mùa hè 28 - 29oC, mùa đông 17 - 18oC. Bức xạ trung bình
110 - 115 kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ quanh năm dƣơng. Nhiệt độ nƣớc biển trung
bình năm là 23,5oC, vào tháng 5 – 9 là 25oC và dƣới 20oC vào tháng 11 – 3.

Chế độ gió có hai mùa rõ rệt là:

1- Mùa đông gió Đông Bắc từ tháng XI - III, gió thịnh hành các hƣớng Bắc, Đông
Bắc, sức gió trung bình cấp 5 - 6, mạnh nhất cấp 7- 8, hàng tháng có 3 - 4 đợt gió;
2- 2- Mùa hạ gió Tây Nam, từ tháng V - IX, gió thịnh hành hƣớng Đông, Đông Nam,
tốc độ trung bình đạt 5,5- 6m/s. Tại Đồ Sơn, tốc độ gió trung bình 6 - 8m/s, số
ngày có gió mạnh trên 10m/s là 30 ngày, tốc độ gió mạnh nhất đạt đến 45 - 50 m/s
trong bão.

5
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

Lƣợng mƣa trung bình năm 1.500 - 2.000 mm. Số ngày mƣa trong năm khoảng 100 -
150, ở Đồ Sơn là 115 ngày, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè (VI - X), trung bình
trong giai đoạn này cứ 1,3 ngày nắng lại có 1 ngày mƣa. Lƣợng mƣa cao nhất vào tháng 8
là 325mm, thấp nhất vào tháng 2 là 6mm. Lƣợng mƣa giờ cực đại đạt đến 103,6 mm.
Những cơn mƣa >50mm đã gây ngập úng đô thị. Mƣa 150mm trong 3 giờ gây ngập úng
khoảng 50 ha, sâu 0,5 - 1m, trong thời gian từ 3 giờ đến 1 ngày đêm. Độ ẩm trung bình
82 - 88%, cao vào các tháng 2,3,4 và thấp vào các tháng 10,11,12. Tổng lƣợng bốc hơi
năm 700 - 750 mm.

Bảng 1.Một số đặc trƣng mƣa tại Hòn Dấu

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lƣợng mƣa (mm) 26 29 39 76 152 241 325 264 264 184 33 16
Số ngày mƣa 5 9 11 8 9 12 11 16 14 10 6 4

1.1.4.Đặc điểm hải văn

Chế độ triều trong vùng thuộc loại nhật triều đều điển hình, chu kỳ ổn định. Mỗi tháng có
hai kỳ triều cƣờng, mỗi kỳ 11 - 13 ngày và hai kỳ triều kém, mỗi kỳ 3 - 4 ngày. Các điều
kiện thời tiết đặc biệt nhƣ gió mùa, bão, lốc... gây ra những biến đổi phức tạp chế độ triều.
Thuỷ triều là một nguyên nhân chủ yếu gây ra sự biến đổi mực nƣớc các sông, tác động
không tốt tới chất lƣợng nƣớc. Thuỷ triều dâng cao trong mùa khô gây xâm nhập mặn sâu
vào đất liền. Chế độ thuỷ triều ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng tiêu thoát nƣớc thải của
thành phố.

Dòng chảy biển có ba loại: Dòng chảy Vịnh Bắc Bộ xuất hiện ngoài sƣờn bờ ngầm
(tƣơng ứng độ sâu 30m) và có tính thuận nghịch, phụ thuộc mùa, với tốc độ 20 - 30 cm/s
theo hƣớng Tây Nam trong mùa gió Đông Bắc và 10 - 20 cm/s theo hƣớng Đông Bắc
trong mùa gió Tây Nam. Dòng chảy triều theo con nƣớc lên xuống, thƣờng mạnh nhất
khi thuỷ triều lên xuống ngang qua mực nƣớc biển trung bình. Dòng triều có thể đƣa một
khối lƣợng nƣớc lớn vào cửa sông. Dòng sóng dọc bờ mang tính cục bộ, tạo bãi và doi
cát.

Nƣớc dâng trong bão có thể đến 3,5 m. Dâng cao mực nƣớc biển do hiệu ứng nhà kính tại
Hòn Dấu 2,24 mm/năm trong giai đoạn 1957 – 1989. Ô nhiễm dầu có thời kỳ lên đến 5,2
mg/l trong nƣớc và 4,3 mg/g trong đất, vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép trên 15 lần.

6
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

1.2.Điều kiện xã hội

Địa giới hành chính hiện nay của thị xã đƣợc thiết lập từ năm 1988. Diện tích thị xã Đồ
Sơn hiện nay là 30,49km2, dân số >3 vạn ngƣời. Thị xã Đồ Sơn hiện có 4 phƣờng nội thị
là Ngọc Xuyên, Ngọc Hải, Vạn Sơn, Vạn Hƣơng và một xã ngoại thị là Bàng La. Các
phƣờng nội thị đã và đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, phân hoá thành hai khu
vực là khu dân cƣ và khu nghỉ mát nằm sát biển.

Nằm trong vùng tam giác tăng trƣởng kinh tế phía Bắc, Đồ Sơn có vị thế hết sức thuận
lợi cho phát triển kinh tế biển và du lịch. Theo nguồn thông tin của UBND thị xã năm
2000, Đồ Sơn có >60 nhà nghỉ, khách sạn, trong đó có 10 khách sạn 2 sao và rất nhiều
nhà nghỉ điều dƣỡng của các cơ quan bộ ngành trung ƣơng. Ngoài ra còn có >200 khách
sạn mini. Hàng năm thị xã đón >68 – 80 vạn lƣợt khách du lịch. Mật độ khách cao nhất là
vào các ngày hội, ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần. Ngành du lịch năm 2000 đóng góp 56%
(gần 70%) tỷ trọng kinh tế địa phƣơng (khoảng 20 tỷ đồng).

Do cơ cấu ngành nghề đa dạng với nhiều đặc thù nghề riêng biệt, đời sống cƣ dân thị xã
Đồ Sơn phân hoá rõ nét trong lối sống, thu nhập và điều kiện phát triển. Ngọc Hải, Ngọc
Xuyên là hai phƣờng đánh cá truyền thống, cƣ dân có thu nhập không ổn định, phụ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên và chứa đựng nhiều yếu tố may rủi nên đa phần không giàu.

Những năm trƣớc từng có trên 600 tàu thuyền đánh bắt ven bờ, nhƣng nay bộ phận ngƣ
dân kiếm đủ vốn thƣờng chuyển sang các hoạt động trên bờ an toàn và có lợi nhuận cao
hơn, nhƣ nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh du lịch... Xã Bàng La chủ yếu làm muối và sản
xuất nông nghiệp. Do năng suất lúa thấp và giá muối hạ, gần đây, nhiều hộ đã chuyển
sang nuôi trồng thuỷ sản.

Do hoàn cảnh địa lý nên Đồ Sơn không có dân bản địa. Nghề cá đã mang ngƣ dân đến
vùng biển này, định cƣ gắn liền với những vùng bờ có khả năng đỗ thuyền to, làm nên
“Bát vạn chài”, đƣợc lƣu truyền trong văn học dân gian và tồn tại đến ngày nay. Tại đền
Nghè, ngƣời Đồ Sơn hiện vẫn thờ “Lục vị tiên công” có công mở đất và hai vị thần bảo
trợ là Đế Thích Thần Vƣơng và Nam Hải Thần Vƣơng, gọi chung là Bát bộ Tôn thần.
Ngoài ra ở Đồ Sơn còn có nhiều di tích văn hoá, tâm linh, lịch sử, gắn liền với cảnh quan
và con ngƣời nơi này. Huyền thoại, tín ngƣỡng tâm linh, lễ hội vốn là phần hồn của
văn hoá truyền thống vạn chài vẫn đƣợc bảo tồn phát huy và đang trở thành một
yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh doanh du lịch.

Trong 12 quận huyện của Hải Phòng, Đồ Sơn là điểm có công tác bảo vệ môi trƣờng
tốt nhất. Công ty công trình công cộng phụ trách thu gom quản lý rác thái tại các trục

7
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

đƣờng chính, mỗi ngày thu gom đƣợc từ 80 - >100 m3 rác. Thị xã đã xây dựng và đƣa
vào vận hành bãi rác Bàng La đảm bảo yêu cầu kỹ thuật vệ sinh môi trƣờng. Diện tích bãi
rác hiện đang hoạt động là 1 ha, dự kiến mở rộng thêm 1 – 2 ha nữa (đầu tƣ 5 – 6 tỷ
đồng). Những năm gần đây, phƣờng Ngọc Hải đã triển khai thành công mô hình tự quản
môi trƣờng, trong đó cƣ dân đóng góp kinh phí cho việc thu gom rác thải sinh hoạt trong
các ngõ xóm nhỏ, nhà nƣớc và nhân dân cùng đóng góp kinh phí bê tông hoá đƣờng và
cống rãnh. Vấn đề mại dâm và ma tuý ở Đồ Sơn đang đƣợc tích cực giải quyết.

Từ năm 2000, Đồ sơn đƣợc xếp vào hệ thống các điểm du lịch quốc gia, đƣợc ƣu tiên đầu
tƣ phát triển (dự kiến sẽ có 2800 tỷ đồng cho phát triển du lịch Cát bà, Hạ Long, Đồ
Sơn). Trong những năm tới Đồ Sơn có kế hoạch triển khai hàng loạt các dự án phát triển
và bảo vệ môi trƣờng. Đáng chú ý là các dự án: Mở rộng đƣờng 14; Hoàn chỉnh kè luồng
Ngọc Hải; Xây mới cảng cá Ngọc Hải (400 tỷ đồng); Phát triển hạ tầng cơ sở và du lịch
về phía bờ tây bán đảo, xây dựng đƣờng bao nối Bàng La với khu du lịch, san lấp gần
100 ha vùng vịnh để xây dựng khu vui chơi giải trí, công viên nƣớc; Phủ xanh đất trống
và dọc đƣờng giao thông bằng các loại cây chủ yếu là cây ăn quả, keo, lát, thông, bằng
lăng, phƣợng, sữa..; Xây dựng sân gôn ở cuối đƣờng 14; Phục chế Tháp Tƣờng Long;
Xây dựng cáp treo sang đảo Dấu; Cải tạo bến tàu không số thành khu di tích km “0” của
đƣờng mòn Hồ Chí Minh trên biển và bến tàu du lịch, xuất nhập cảnh (dự kiến 90 tỷ
đồng); Xây dựng nhà máy xử lý nƣớc thải theo mô hình ở Hạ Long (dự kiến 28 tỷ
đồng)...

1.3.Du lịch

Hòn Dáu

8
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

Hình 3.Đảo Hòn Dáu

9
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

Đồ Sơn có bãi cát khá mịn, với nhiều loại cây nhƣ phi lao, bàng, dừa trồng ven bờ. Đằng
sau bãi biển là những ngọn núi và đồi thông. Trƣớc đây Đồ Sơn là nơi lui tới nghỉ ngơi,
hƣởng thụ của vua chúa quan lại. Hiện nay còn ngôi nhà bát giác kiên cố của Bảo Đại -
ông vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.

Bãi tắm Đồ Sơn chia làm 3 khu chính: khu 1 nằm ngay đầu thị xã Đồ Sơn, khu 2 có nhiều
khách sạn hiện đại, khu 3 yên tĩnh và kín đáo. Vào mùa hè, Đồ Sơn rất đông du khách từ
khắp mọi miền Việt Nam cũng nhƣ khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi và leo núi,
ngắm nhìn phong cảnh biển đẹp buổi chiều tà. Nơi đây cũng nổi tiếng cả nƣớc về hệ
thống hàng ngàn nhà nghỉ với đầy đủ "em út" phục vụ du khách nam với giá 100 ngàn/h
(đã bao gồm tiền phòng). Khu du lịch Hòn Dáu mới đƣợc xây dựng cũng là một điểm đến
hấp dẫn. Tại đây hiện nay có sòng bạc duy nhất ở miền bắc Việt Nam, phục vụ cho du
khách quốc tế. Từ Đồ Sơn, bằng tàu cao tốc, du khách có thể đi ra đảo Cát Bà hoặc vịnh
Hạ Long.

Văn hóa truyền thống

Chọi trâu Đồ Sơn

Lễ hội chọi trâu đƣợc tổ chức hàng năm vào ngày 9 tháng 8 âm lịch.

Chƣơng 2.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quan sát, phỏng vấn, thực địa, thảm khảo các tài liệu thứ cấp và phân tích tài liệu để làm
rõ các tài nguyên du lịch ở Đồ Sơn gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
lịch sử-văn hoá. Kiến nghị các phƣơng pháp phát triển du lịch Đồ Sơn.

Chƣơng 3.DU LỊCH ĐỒ SƠN

3.1.Tiềm năng du lịch Đồ Sơn

3.1.1.Tài nguyên du lịch thiên nhiên

Đồ Sơn hội tụ các điều kiện phát triển du lịch như:

10
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

 Nhiều cảnh quan đẹp.


 Đa dạng hệ sinh thái.

Nơi đây có bãi cát mịn, bên bờ biển rợp bóng phi lao, phía sau là những ngọn núi và đồi
thông. Khí hậu nơi đây rất phù hợp đối với du lịch nghỉ dƣỡng. Các hệ sinh thái chứa
đựng nhiều loài loài động, thực vật trong đó có nhiều loaì chim, rong tảo, sinh vật nổi,
sinh vật lội và sinh vật đáy. Đa dạng loài và hệ sinh thái và là điều kiện thuận lợi phát
triển du lịch. Bên cạnh việc cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào còn là các hấp dẫn cho
các khách du lịch sinh thái.

Đồ Sơn có một dãy núi chín ngọn, uốn lƣợn suốt dọc bán đảo, gọi là Cửu Long Sơn.
Ngọn đầu tiên là Long Sơn (núi Tháp). Tiếp đến là Đồn Cao, có đồn luỹ bằng đất do
Phạm Đình Trọng, tƣớng nhà Trịnh xây để đàn áp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.
Chân núi Tháp và Đồn Cao là Vụng Ngọc (Ngọc Xuyên). Đỉnh cao nhất trong dãy là
Mẫu Sơn (Chòi Mòng) có di tích một trạm quan sát từ thời Lê. Mẫu Sơn còn có tên là đồi
500, do đơn vị Hải quân phiên hiệu C.500 đặt trạm ra-đa trên đó trong những năm kháng
chiến chống Mỹ, để phát hiện tàu thuỷ của Mỹ xâm phạm lãnh hải miền Bắc, góp phần
cùng quân dân ven biển bắn cháy nhiều tàu địch. Từ ngọn Mẫu Sơn có 2 nhánh núi chẽ
ra, hình thành một thung lũng khá lớn gọi là Vụng Chẽ. Vụng Ngọc và Vụng Chẽ từng là
hai vụng biển cổ, có lẽ tồn tại trong thiên niên kỷ I, nay đã trở thành thềm biển cổ. Nhánh
núi chẽ sang phía tây gọi là Linh Sơn, nơi chúa Trịnh từng lập bản doanh dƣới chân núi
vào thế kỷ 18. Nhánh núi chẽ sang phía đông gọi là Tiên Sơn, trên núi có một vùng đất
phẳng hình bàn cờ, dƣới chân có Hang Dơi khá lớn, là nơi sinh sống làm tổ của dơi. Tiếp
theo là các đỉnh Linh Sơn, Ba Dì (Vạn Ngang), Ông Rao, Nò Hàu, Vạn Hoa.

Ngoài chín ngọn trong dãy núi Rồng còn có một ngọn núi cách biệt ở phía đông, gọi là
núi Độc và một núi đảo là Hòn Dáu, viên ngọc trƣớc miệng Rồng. Đảo Hòn Dáu nằm
cách đất liền hơn 800m, có độ cao khoảng 40m, có nhiều cảnh quan đẹp, không khí trong
sạch, có rừng già tự nhiên và tháp Hải Đăng.

Đồ Sơn có Bát cảnh (8 thắng cảnh) nổi tiếng là: Khánh Minh Cổ Tự (chùa cổ Khánh
Minh), Phật Tích Tầm U (Tìm hƣơng Phật tích), Thạch phố Quan Ngƣ (xem cá phố đá),
Long Tỉnh Quán Trạc (Tắm ở giếng Rồng), Cốc Tự Dạ Minh (Chùa Hang Dơi liệng),
Đông Sơn Cao Ngoạ (Nằm khểnh núi Đông), Đế Bà Miếu Vịnh (Vịnh đền Bà Đế) và
Tháp sơn Hoài cổ (nhớ núi Tháp xƣa).

Liên kết các thắng cảnh nói trên là Tùng lâm mộc xuất (rừng thông nối dài), có từ xƣa
nhƣng đã nhiều lần đƣợc trồng lại. Nơi ngắm rừng thông tuyệt vời nhất là từ biệt thự Bảo
Đại ở núi Vung. Có 2 loài thực vật địa phƣơng rất giá trị, đó là hoa trinh trắng mọc ở

11
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

núi Vạn Ngang (chỉ có 2 cánh màu trắng)


và cây lá men sứa dùng để muối sứ.
Thanh niên Đồ Sơn gọi hoa trinh trắng là
hoa tình yêu vì cho rằng nó liên quan đến
sự tích đền Vạn Ngang.

Dọc chân núi Tiên Sơn hàng loạt khách


sạn nhà hàng đã mọc lên: khách sạn Hoa
Phƣợng, khách sạn Công Đoàn, khách sạn
Hải Âu và các trạm điều dƣỡng... Đi hết
Hình 4.Bãi tắm Đồ Sơn núi Tiên Sơn, sẽ gặp ngay một khu rừng
thông kéo ra sát mép nƣớc. Đó là Đồi Thông
hay núi Vạn Ngang. Trên ngọn Vạn Hoa có khách sạn La Poong sau đổi thành khách sạn
Vạn Hoa và nay là Casino Đồ Sơn.

Tại Đồ Sơn có 3 khu bãi tắm hoàn chỉnh:

Khu I:

Hình 5.Khu I - Khu Du lịch nghỉ mát Đồ Sơn; Đêm mở cửa đầu tiên hè 1994
Kéo dài từ mũi Độc đến đồi 66 (Nà Hầu), bãi biển nơi đây dài và rộng nhất ở Đồ Sơn,
gồm 3 bãi tắm, mỗi bài dài hàng trăm mét rộng từ vài chục đến hơn trăm mét.

Khu II:

Là bãi tắm tốt nhất ở bán đảo Đồ Sơn cả về chất lƣợng của cát cũng nhƣ độ trong của
nƣớc biển, vì vậy đây thƣờng tập trung số lƣợng lớn khách du lịch đến tắm biển.

Khu III:

12
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

Nằm ở sƣờn Tây của bán đảo nên mùa hè không chịu sự tác động của sóng hƣớng đông,
vì vậy bãi tắm này mang tính trung gian giữa bãi triều và bãi cát. Bãi dài 750m, chỗ rộng
nhất 175m, chỗ hẹp nhất 50m. Nhìn chung bãi biển này ít thuận lợi đối với hoạt động tắm
biển.

3.1.2.Tài nguyên du lịch lịch sử - văn hoá

Bán đảo Đồ Sơn là mảnh đất của huyền thoại cả trong quá khứ và hiện tại. Quá khứ có
huyền thoại 6 vị Tiên khai lập ra Đồ Sơn, huyền thoại bà Chúa Đế, có chiến thắng huyền
thoại ở vùng biển Đại Bàng năm 1788. Những năm Pháp thuộc, Bến Nghiêng từng là một
quân cảng đón nhận, rồi tống tiễn những tên lính viễn chinh xâm lƣợc. Trong thời gian
chiến tranh chống Mỹ vùng biển Đồ Sơn là nơi bắt đầu của con đƣờng huyền thoại -
Đƣờng mòn Hồ Chí Minh trên biển, mà dấu tích cảng vẫn còn đến hiện nay. Những di
tích này có giá trị lịch sử cao, thu hút sự chú ý của nhiều du khách.

Đồ Sơn có một số di tích lịch sử văn hoá hấp dẫn nhƣ: Đền Bà Đế đƣợc xây dựng vào
khoảng năm 1736 dƣới chân núi Độc; Miếu Vạn Ngang nằm ở lƣng chừng núi Vạn
Ngang về phía đông; Chùa Hang, điểm đầu của hành trình Phật Giáo vào đất Việt; Đền
thờ "Nam Hải Thần Vƣơng" trên đảo Hòn Dáu; Dấu tích móng Tháp Tƣờng Long,
đƣợc xây dựng vào thời nhà Lý trên đỉnh ngọn Long Sơn.

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG

Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn đã có từ hơn 900 năm nay. Lễ hội chọi trâu ở vùng biển Đồ
Sơn phản ánh tín ngƣỡng cầu mong mùa mang tốt tƣơi và võ công oanh liệt một thời xa
xƣa. Ngày nay lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã đƣợc xếp vào hạng lễ hội quốc gia và đã thu
hút hàng vạn du khách.

13
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

Hình 6.Hội trọi trâu Đồ Sơn

14
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

THẦN TÍCH TƢỚC ĐIỂM ĐẠI VƢƠNG.

Ở Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Xuyên, ( các xã của huyện Đồ Sơn) đều thờ chung một vị tôn
thần, tên hiệu là Tước Điểm Đại Vương.

Theo thần tích, dưới chân Núi Tháp, thuộc đìa phận xã Ngọc Xuyên, có một ngôi đền,
mỗi khi trời u ám, thường có một vị thần râu tóc bạc phơ hiện hình ngồi trên thạch
bàn, trước cửa đền có hai con trâu chọi nhau. Cảnh đó thường diễn ra vào mùng 9
tháng 8 hàng năm, nên dân ba xã làm mâm bột đặt trong đền làm lễ cầu thần hiện
Sáng ra, chỉ thấy dấu chân chim sẻ trên đó, nên đặt tên là Tước Điểm thần.

Riêng sác Đồng Khánh Địa Dư Chí Lược ghi rõ: " Đền HÙng Trấn Tước Điểm Thần
thờ thuỷ thần Đồ Sơn trên Núi Tháp thuọc huyện Nghi Dương. Tương truyền, dân ba
xã Đồ Sơn sống bằng nghề chài lưới, vẫn muốn lập ngôi đền để thờ thuỷ thần, có
người trong xã mộng thấy Thần Thuyền nên dựng đền trên núi Tháp, ngày hôm sau
người đó lên núi thấy một đàn chim sẻ quây lượn trong giây lát rồi bay ra phía biển.
Dân Đồ Sơn dựng đền trên núi. Hội chọi trâu được tổ chức hàng năm vào mùng chín
tháng Tám âm lịch hàng năm là ngày đại sự. Ca dao có câu:

" Dù ai buôn đâu bán đâu

Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Mùng chín tháng tám thì về chọi trâu"

Nguồn gốc hội chọi trâu còn được sách Đồng Khánh Dư... ghi lại qua lời tương
truyền: " Xưa có người dân trong xã đi qua đền Hùng Trấn Tước Điểm Thần thấy hai
con trâu húc nhau, thấy động chúng bỏ chạy xuống biển. Về sau, dân xã Đồ Sơn mở
hội chọi trâu vào ngày mùng 9 tháng 8 âm lịch hàng năm và cho rằng trong ngày hội
thế nào cũng có rtận mưa to gió lớn. Đó là thuỷ thần Đồ Sơn hiển linh.

HUYỀN TÍCH BÀ ĐẾ.

Đây là một câu truyện nhuốm màu sắc thần thoại mà dân Đồ Sơn đã sáng tạo nên
nhằm giải thích nguồn gốc lễ hội chọi trâu mà bao đời nay đã vô cùng gắn bó với họ.

15
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

Nàng là người con gái đẹp nhà nghèo, tên là Đế, có tiếng hát mê hồn quyến rũ đã đến
tai vua Thuỷ Tề. Hồng nhan bạc phận, nàng bị oan với tội hoang thai. Hôm nàng bị
dìm xuống nước, mây vàn vũ, trời âm u, và biển như thể nổi giận, từng đợt sóng chồm
lên. Ba lần bọn hào lý ném nàng xuống biển là ba lần nàng nổi lên. Chúng đã dùng
dây thừng buộc nàng vào cối đá, ném xuống. Vua Thuỷ Tề chỉ chờ có vậy đón người
vợ oan ức về cung sau bao nhiêu tháng ngày đằng dẵng nhớ thương cái giây phút truy
hoan ấy.

Nơi vua Thuỷ Tề đón nàng về cung bỗng dưng có rất nhiều tôm cá. Vì thế, người ta
bèn tổ chức chọi trâu, mỗi một vạn chài được phép mang một con trâu ra thi đấu.
Trâu của vạn chài nào thắng, tức là năm ấy vạn chài ấy được độc chiếm bãi cá. Con
trâu thắng cuộc được dùng vào tế thần, cầu mong thuỷ thần phù hộ cho dân chài Đồ
Sơn quanh năm được mùa tôm cá.

LỄ HỘI ĐẦU XUÂN

Hình 7.Lễ hội đầu xuân


Những nơi tham quan, vui chơi giải trí ở Đồ Sơn :
• Tháp Tƣờng Long, đền Ngọc, suối Rồng (di tích thời nhà Lý) nằm ở phƣờng Ngọc
Hải.
• Đền Bà Đế ở chân đồi Độc cuối bến Xăm, phƣờng Duyên Hải.

16
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

• Lễ hội chọi trâu: Đấu loại đầu tháng 6 Âm lịch, chung kết vào ngày 9/8 Âm lịch hàng
năm, tại sân vận động thị xã.
• Ba bãi tắm khu I, khu II, khu III : Đứng ở quán Đại Dƣơng phía Bắc đồi 72, ta có thể
quan sát toàn bờ phía Đông bán đảo Đồ Sơn.
• Bến tàu "Không số", nơi xuất phát của những con tàu không số của Hải quân nhân dân
Việt Nam trên "đƣờng Hồ Chí Minh" trên biển từ miền Bắc vào chi viện cho miền Nam
đánh Mỹ. Hiện nay chứng tích bộ khung của cầu tàu vẫn nằm ở mép bờ thung lũng xanh
tại khu III Đồ Sơn.
• Khu Casino Đồ sơn trƣớc là khách sạn Vạn Hoa - một toà nhà cổ kiến trúc theo kiểu
gôtích châu Âu, khuôn viên đẹp, có bãi đỗ trực thăng.
• Chợ Cầu Vồng có bán nhiều cá khô, tép xăm, mực khô, xá sùng, hầu, mắm tôm đặc,
vây cá nháp, bong bóng cá dƣa, cá sủ.
• Bến Nghiêng: Cuối khu II Đồ Sơn có tàu thuỷ cao tốc đón khách du lịch đi tham quan
Hòn Dáu, đảo Cát Bà và vịnh Hạ Long.
• Biệt thự Bảo Đại:Trên đồi Vung, năm 1999, Công ty khách sạn du lịch Đồ Sơn vừa
đầu tƣ phục chế "Dinh Bảo Đại". Dinh rộng gần 1.000 m2 bao gồm: đại sảnh, nơi vua
Bảo Đại tiếp khách, phòng ngủ của Hoàng hậu Nam Phƣơng và của các hoàng tử, công
chúa. Các phòng ăn, phòng trà, phòng đọc sách và cả hầm rƣợu; bếp riêng cho Hoàng gia
ở tầng hầm đƣợc khôi phục nhƣ cũ. Đến đây du ngoạn khách có thể ngồi ở ngai vàng mặc
sắc phục vua và hoàng hậu chụp ảnh kỷ niệm.
LỄ HỘI ẨM THỰC

Các hải sản Tôm, Cua, Nghẹ…và những đặc sản mang đậm văn hóa Việt Nam.

Hình 8.Hội đua thuyền rồng Đồ Sơn

3.2.Hiện trạng du lịch Đồ Sơn

17
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

Vốn là một khu du lịch nổi tiếng từ xƣa với vẻ đẹp kết hợp hài hòa giữa núi rừng và biển
đảo, nhƣng những năm gần đây, Đồ Sơn đã tự đánh mất hình ảnh của mình bởi kiểu làm
du lịch chụp giật, ăn xổi ở thì.

Trong tiềm thức của du khách, khu du lịch Đồ Sơn gần nhƣ không hiện hữu. Nhƣng hôm
nay, Đồ Sơn đang đổi thay đáng kể...

Ông Lê Khắc Nam, Chủ tịch UBND thị xã Đồ Sơn cho hay, hơn 4.000 tỉ đồng đã đƣợc
đầu tƣ để triển khai một loạt các công trình, dự án nhằm phát triển du lịch Đồ Sơn theo
hƣớng bền vững. Trong các dự án này, có khu du lịch quốc tế Hòn Dáu do một công ty cổ
phần ở TP.HCM đầu tƣ 100 triệu USD với quy mô 106 ha, trong đó có cầu nối đảo Dáu
với đất liền, các loại hình du lịch sinh thái gồm khu vui chơi giải trí, bể bơi thông minh.
Một khách sạn tiêu chuẩn 4 sao của Công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng (Đồ
Sơn Casino) cũng sẽ đƣợc khai trƣơng vào dịp này với gần 100 phòng đạt tiêu chuẩn
quốc tế. Tại đây, một casino sẽ đƣợc khánh thành để thay cho sòng bài cũ. Tòa nhà Vạn
Hoa, vốn là casino cũ sẽ đƣợc đầu tƣ nâng cấp thành trung tâm hội nghị quốc tế... Theo
ông Nam, các dự án đang tiến triển tốt, đƣợc nhiều cấp quan tâm và quan trọng hơn là
ngày càng có nhiều doanh nghiệp mạnh dạn tìm đến Đồ Sơn.

Liên hoan du lịch Hải Phòng diễn ra từ 28/4 - 2/5 tại Đồ Sơn với các nội dung chính:
Ngày 28/4: Hội chợ thƣơng mại, du lịch, trình diễn thời trang du lịch, khai mạc cuộc thi
hoa hậu Hải Phòng. Ngày 29/4: Chọi trâu, biểu diễn lƣớt ván, đua thuyền, nhảy dù, ca
múa nhạc. Ngày 30/4: Giới thiệu tour du lịch thể thao bằng xe đạp Hải Phòng - Kiến
Thụy - Đồ Sơn, du khảo về suối nƣớc nóng Tiên Lãng, khai mạc lễ hội, bắn pháo bông,
hoa đăng trên biển. Ngày 1/5: Khánh thành khu tƣởng niệm đƣờng Hồ Chí Minh trên
biển, đua thuyền rồng, thi đấu bóng chuyền bãi biển, chung khảo hoa hậu. Ngày 2/5: Biểu
diễn nghệ thuật dân tộc, bế mạc hội chợ...

Nếu đúng nhƣ thế, có thể hy vọng từ nay Đồ Sơn sẽ không còn những bãi tắm đìu hiu,
nhếch nhác, những quán xá tạm bợ dựng lên để chèo kéo, "chặt chém" du khách. Đồ Sơn
đang nhƣ một công trƣờng lớn, hàng trăm nhà hàng xây lấn chiếm gây mất mỹ quan đang
đƣợc giải tỏa, các tuyến đƣờng đang đƣợc khẩn trƣơng sửa chữa sau các cơn bão năm
ngoái, tháp Tƣờng Long, một di tích lịch sử văn hóa từ thời Lý đang đƣợc tôn tạo. Khu
du lịch Suối Rồng, sân golf Đồ Sơn cũng đang đƣợc gấp rút xây dựng... Một không khí
hội hè xôm tụ chƣa từng có đang diễn ra ở Đồ Sơn: Lần đầu tiên, một lễ hội du lịch Đồ
Sơn sẽ kéo dài tới 5 ngày từ 28.4 - 2.5 với nhiều hoạt động mới: đua thuyền trên biển,
chọi trâu, thi ngƣời đẹp. Ngày 26.4, chuyến bay quốc tế đầu tiên đã nối Hải Phòng với
Ma Cao đƣa 70 khách du lịch ngoại quốc đầu tiên đến vui chơi tại khu khách sạn 4 sao
mới của Casino Đồ Sơn dƣới thung lũng Xanh, tiến tới là đƣờng bay thƣờng xuyên cho

18
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

khách đến Đồ Sơn và Hải Phòng. Có thể nói rằng chƣa bao giờ TP Hải Phòng lại quyết
tâm đến thế để vực dậy một thƣơng hiệu du lịch Đồ Sơn!

Tín hiệu vui từ Đồ Sơn

Ngay từ cuối năm 2005, UBND thị xã Đồ Sơn đã đề ra một chƣơng trình hành động
nhằm biến khu nghỉ mát Đồ Sơn trở về đúng với vị trí của nó - phát triển đồng bộ
với quy mô lớn. Chƣơng trình này nhanh chóng đƣợc thành phố, các tầng lớp nhân
dân và các DN nhiệt tình ủng hộ.

Theo đó, thị xã đã tiến hành kiểm tra các thủ tục về quyền sử dụng đất, hợp đồng
thuê đất, giấy phép sử dụng công trình và việc thực hiện nghĩa vụ thuế của một loạt
nhà nghỉ, khách sạn nhà hàng tại khu du lịch. Trên cơ sở ấy, thị xã đã yêu cầu các
cơ sở tự nguyện tháo dỡ các công trình vi phạm, trả lại cảnh quan thông thoáng,
sạch đẹp cho khu du lịch. Ngày 22/03/2006, UBND thị xã tiến hành giải toả 8 nhà
hàng, khách sạn với tổng diện tích 12.812 m2 thuộc quyền quản lý và sử dụng của
khách sạn Hoa Phƣợng.

Tại khu 2 Đồ Sơn có diện tích 7,7 ha do Cty Khách sạn Du lịch Đồ Sơn thuộc Tổng
cục Du lịch quản lý nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch cũng sẽ
đƣợc thu hồi. Tại diện tích này, các cơ sở kinh doanh chƣa chấp hành quyết định
giải toả, đề nghị lùi thời gian giải toả đến cuối năm 2006. Đây là các cơ sở có ký hợp
đồng thuê diện tích với Cty Khách sạn Du lịch Đồ Sơn. Tuy nhiên, phần lớn các cơ
sở này đều đã hết hạn hợp đồng và đều lấn chiếm, sử dụng vƣợt diện tích đƣợc thuê.
Do vậy, quan điểm của thị xã và của thành phố là sẽ tiến hành giải toả ngay trong
năm 2006. Cũng theo chƣơng trình hành động này, tất cả những đơn vị kinh doanh
có nhu cầu tiếp tục hoạt động sẽ đƣợc tập hợp về địa điểm kinh doanh theo quy
hoạch chung, có vị trí thuận lợi trong khu du lịch. Đây là biện pháp nhằm đảm bảo
nhu cầu kinh doanh của các cơ sở bị giải toả, tạo điều kiện hoàn thành nhanh chóng
việc giải toả nhằm phục vụ mùa du lịch 2006. Nhờ vậy, chỉ trong thời gian ngắn, thị
xã đã vận động tự nguyện tháo dỡ hoặc cƣỡng chế giải toả trên 70 điểm vi phạm trật
tự quản lý trên địa bàn khu du lịch Đồ Sơn. Nhận xét về kết quả này, theo ông Trần
Văn Hiếu - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng thì "... UBND thị xã đang đi
đúng hƣớng trong công tác từng bƣớc dọn sạch bãi biển, trả lại cho Đồ Sơn vẻ đẹp
vốn có của nó, đồng thời tổ chức hình thức dịch vụ du lịch ở đây một cách chuyên
nghiệp hơn".

Cũng trong năm 2006, thị xã Đồ Sơn đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành quy hoạch
chi tiết cho khu du lịch này. Theo đó, Sở Xây dựng, Viện quy hoạch Hải Phòng phối

19
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

hợp với Trƣờng đại học Kiến trúc Hà Nội tiến hành nghiên cứu toàn bộ quy hoạch
và xây dựng kiến trúc đô thị cho khu 2 - Đồ Sơn, đến nay, đề án đã cơ bản hoàn
thành. Mặt khác, trong tháng 4/2006, UBND thị xã Đồ Sơn đã ký hợp đồng thuê một
Cty tƣ vấn Singapore nghiên cứu quy hoạch cho khu 1 và khu 3. Việc nghiên cứu
quy hoạch này sẽ hoàn thành trong vòng 6 tháng để đƣợc thông qua trong dịp cuối
năm 2006.

Hiện trạng

 Thi hành các văn bản pháp luật của uỷ ban nhân dân và luật pháp
 Tăng cƣờng kiểm tra an ninh dựa vào công an địa phƣơng công an thành phố đội
quản lý thị trƣờng số 15
 Các báo cáo về du lịch và môi trƣờng Đồ Sơn của các cơ quan trung ƣơng đang đi
vào hoạt động.
 Công tác truyền bá hình ảnh quảng bá du lịch và công tác bảo vệ môi trƣờng đƣợc
đẩy mạnh.(các panô, áp phích,tờ rơi…)

Chƣơng 3.CÁC HÌNH THỨC QUẢNG BÁ QUẢNG CÁO PHÁT TRIÊN DU LỊCH
ĐỒ SƠN

Các hình thức quảng cáo, quảng bá thu hút khách tới Đồ Sơn:

Theo em ngoài các hình thức quảng bá du lịch Đồ Sơn hiện nay mà thông qua tìm
hiểu, nghiên cứu em muốn đề xuất các hình thức khác mà Đồ Sơn còn thiếu và cần
thiết phải xây dựng và xúc tiến.

 Xây dựng website du lịch Đồ Sơn

Ở đây chúng ta cần phải xây dựng 1 website du lịch thực sự tức là phải đảm bảo
đƣợc các yêu cầu sau;
+thông tin hai chiều
+tính tiện dụng
+tốc độ truy cập
+đặc biệt phải trình bày đƣợc các đặc trƣng của du lịch Đồ Sơn

20
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

Việc tạo 1 trang web hay sở hữu 1 website hiện nay là vô cùng đơn giản nhất là
đối với các thế hệ 8X, hơn nữa khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thƣơng mại
quốc tế thì xây dựng website cho du lịch Đồ Sơn là rất cần thiết tuy nhiên hình
thức này chƣa đƣợc quan tâm, Đồ Sơn chƣa có 1 website riêng nào để quảng bá
hình ảnh du lịch của mình.

Với cách làm này thì mọi ngƣời quan tâm tới du lịch Đồ Sơn chỉ cần gõ địa chỉ là
họ có thể biết mọi thông tin về Đồ Sơn nhƣ các danh lam thắng cảnh, khách sạn,
giao thông...

 Đồ lƣu niệm

Xây dựng hoặc mở các gian hàng sản xuất các mặt hàng lƣu niệm đặc trƣng và tận
dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu thừa. (qua quá trình thực địa em nhận thấy rất
nhiều các loại vỏ sinh vật biển dọc theo một số nơi ở khu bãi tắm chúng ta nên tận
dụng)

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội hút khách du lịch tới đây đông nhất tuy nhiên các
mặt hàng lƣu niệm còn đơn giản và không mang tính đặc trƣng cao, bởi vậy loại
mặt hàng này cần phải đƣợc khuyến khích sản xuất.

Các cơ sở hạ tầng an ninh cũng phải đƣợc phát triển hơn nữa.

Chƣơng 4.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Đồ Sơn núi đồi trập trùng trong thế”Cửa long tranh châu” có vịnh đẹp và những bãi cát
dài thơ mộng là vùng đất có nhiều hải sản đặc trƣng và là miền hoa trái xanh tƣơi ngút
ngàn.

Văn hóa ẩm thực nơi đây nhƣ hải sản :Tôm, cua, nghẹ, ngao, mực…và những đặc sản
mang đậm văn hóa Việt Nam.

Du lịch Đồ Sơn vẫn còn những khó khăn nhƣ nƣớc biển không trong tuy nhiên các tiềm
năng về du lịch khác cũng rất phong phú đa dạng. Một trong những hình thức để phát
triển du lịch nơi đây cần phải có những hình thức quảng cáo quảng bá rộng rãi, đặc sắc để
thu hút thêm nhiều khác du lịch tới đây nhiều hơn nữa.Xây dựng một hệ thống hoàn
chỉnh có sự liên kết hợp tác giữa các ban ngành liên quan để phát triển du lịch. Chú trọng
phát triển du lịch bền vững.
21
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. (n.d.). Retrieved from http://vi.wikipedia.org

2. (n.d.). Retrieved from http://vi.wikipedia.org

3. (n.d.). Retrieved from http://vnexpress.net

4. (n.d.). Retrieved from http://www.dddn.com.vn/

5. (n.d.). Retrieved from http://www.haiphong.gov.vn/

6. (n.d.). Retrieved from http://www.tinhvan.com/tvis/webforum/vandan

7. (n.d.). Retrieved from http://www.ethitruong.vn/

8. Du lịch bền vững Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, Nxb ĐHQGHN, 2002.

9. Du lịch sinh thái- Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam của
Phạm Trung Lương, Lê Văn Lanh và nnk, Nxb Giáo dục, 2002.

10. Hướng Dẫn Thực Tập Tài Nguyên Môi Trường Đồ Sơn (Hải Phòng)
PGS.TS.Nguyễn Đình Hòe và THS.Nguyễn Thị Phương Loan.

11. Viettechs-www.viettechs.com. (2004). Cách làm báo cáo khoa học.

22
Hình thức quảng bá phát triển du lịch Đồ Sơn

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.Toàn cảnh Casino Đồ Sơn 1

Hình 2.Bãi tắm biển Đồ Sơn

Hình 3.Đảo Hòn Dáu

Hình 4.Bãi tắm Đồ Sơn

Hình 5.Khu I - Khu Du lịch nghỉ mát Đồ Sơn; Đêm mở cửa đầu tiên hè 1994

Hình 6.Hội trọi trâu Đồ Sơn

Hình 7.Lễ hội đầu xuân

Hình 8.Hội đua thuyền rồng Đồ Sơn

Bảng 1.Một số đặc trưng mưa tại Hòn Dấu

23

You might also like