You are on page 1of 7

CHƯƠNG V:

TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH, CHỌN MÁY NÉN

Giới thiệu máy nén:


1. Đặc điểm:
Là loại máy ngập dầu. Trục vít vừa nén dầu vừa nén môi chất. Như vậy
chính dầu làm giảm nhiệt độ của môi chất khi nén.
Dầu sau khi tách ra khỏi bình tách dầu được giải nhiệt bằng lỏng môi chất
sau khi ngưng tụ.
Hầu như không có ảnh hưởng khi hút phải lỏng.
Máy nén gọn gàng, chắc chắn, có khả năng chống va đập cao.
Năng suất lạnh có thể điều chỉnh từ 100% xuống đến 10% vô cấp và tiết
kiệm được công nén.
Tỷ số nén cao, có thể đạt tới 20
Dầu phun tràn trong máy nén ngoài tác dụng làm kín, bôi trơn, hấp thụ nhiệt
còn có tác dụng giảm tiếng ồn.
Cấu tạo đơn giản, số lượng chi tiết chuyển động ít, các bề mặt chuyển động
giữa hai vít và thân không tiếp xúc với nhau, độ kín giữa các khoang nén
dược giữ bằng lớp dầu phun do đó hầu như không có sự mài mòn chi tiết, độ
tin cậy cao, tuổi thọ cao.
Dễ lắp đặt, nền móng yêu cầu không cao do truyền động quay ổn định hơn
nhiều so với truyền động xung quanh qua lại của pittong trục khuỷu.
Có thể đạt nhiệt độ sôi thấp mà với máy nén pittong nhất thiết phải dùng chu
trình hai cấp.
Nhược điểm chủ yếu là:

Công nghệ gia công phức tạp.


Giá thành cao và cần có thêm hệ thồng phun dầu, bơm dầu, làm mát dầu.

MÁY NÉN TRỤC VÍT


Giống như máy nén pittông máy nén trục vít cũng thuộc vào loại máy
nén thể tích. Hơi (hoặc khí) được nén đến áp suất cao nhờ sự giảm thể tích
tạo bởi các rãnh vít và thân máy nén.
Máy nén trục vít là loại máy quay nhanh và không có các xupap đầu
hút và đầu đẩy. Các bộ phận làm việc là các vít quay nhưng không tiếp xúc
với nhau và không tiếp xúc với thân máy. Các vít chỉ cho phép tiếp xúc với
nhau trong trường hợp có cung cấp dầu bôi trơn cho máy nén. Máy nén trục
vít có thể có các loại như sau :
Máy nén trục vít có dầu bôi trơn.
Máy nén trục vít nén khô. Trong đó các bộ phận chủ yếu của máy được làm
mát bởi hơi hoặc lỏng làm việc trong máy nén.
Máy nén trục vít nén ướt bằng cách phun vào máy một lượng nhỏ chất lỏng
để làm giảm nhiệt độ của hơi hoặc khí sau khi nén.
Ngày nay trong kỹ thuật lạnh loại máy nén trục vít có dầu bôi trơn
được sử dụng rất rộng rãi. Dầu bôi trơn với số lượng lớn được phun vào các
khoang làm việc để chèn kín các khe hở giữa các bộ phận làm việc của máy
nén, để giải nhiệt hơi nén và các chi tiết bị nóng, để bôi trơn và giảm tiếng
ồn của máy nén.
Máy nén trục vít có thể có cấu tạo một, hai hoặc nhiều roto. Trong đó
máy nén loại hai roto là được sử dụng nhiều nhất. Máy nén có cấu tạo : thân
2 có thể tháo lắp thành hai phần theo chiều thẳng đứng, nắp trước 1 có chứa
buồng hút và nắp sau 3. Trong thân hình trụ có chứa roto dẫn động 5 và roto
có các răng của vít dẫn động và vít bị động ăn khớp vào nhau như cặp bánh
răng. Lực dọc trục tác dụng lên roto được hấp thụ bởi ổ đỡ chặn 7. Một phần
lực dọc trục được khử bởi các pittông tháo tải 8. Trong phần dưới của thân
máy ở vùng nén của hơi có lắp một ngăn kéo 9 để điều chỉnh công suất máy
nén. Ngăn kéo có một cái chốt định vị giữ cho nó không quay xung quanh
trục của nó, nhưng có thể chuyển dời tự do dọc theo trục của ngăn kéo. Đây
là một phương pháp điều chỉnh công suất tốt nhất.
Trong các máy nén trục vít nén khô và nén ướt đều không cho phép
các vít tiếp xúc với nhau, cho nên sự đồng bộ trong khi quay giữa hai trục vít
được thực hiện nhờ sự liên kết của các cặp bánh răng lắp trên hai trục vít.
Từ cuối những năm 50 và đầu những năm 60 bắt đầu xuất hiện máy
nén trục vít có dầu bôi trơn. So với máy nén khô và máy nén ướt chúng có
cấu tạo đơn giản hơn. Nhờ có dầu bôi trơn cho nên các vít có thể tiếp xúc
với nhau, do đó không cần các bánh răng truyền động nữa. Các bộ phận
chèn và các ổ đỡ cũng đơn giản hơn.
Trong kỹ thuật lạnh máy nén trục vít có dầu bôi trơn được sử dụng với
năng suất lạnh từ 50 đến 3500 KW và làm việc với các tác nhân lạnh NH3,
R12 và R22. Tốc độ quay của máy nén tùy thuộc vào đường kính của trục
vít có thể dao động trong khoảng từ 1500 đến 12000 v/phút.
Các chỉ tiêu năng lượng của máy nén trục vít tốt nhất ở các điều kiện
làm việc tối ưu cũng tương đương với máy nén pittông, nhưng với năng suất
lạnh không lớn nó có phần kém hiệu quả hơn. Ngược lại kích thước máy nén
trục vít thì nhỏ gọn hơn nhiều so với máy nén pittông. Chênh lệch áp suất
giữa đầu hút và đầu đẩy của máy nén trục vít có thể đạt tới 17÷21 bar.
So sánh với máy nén pittông máy nén trục vít có các điểm ưu việt như
sau : có độ tin cậy cao và lâu bền ; quay rất nhanh cho nên kích thước máy
nhỏ gọn, không có các chi tiết chuyển động tịnh tiến và các lực quán đính
kèm theo ; bộ phận quay rất cân bằng về mặt động học cho nên không cần
nền móng kiên cố ; không có các xupap, xecmăng và các chi tiết chịu lực
nặng nề dễ hư hỏng ; các chỉ tiêu năng lượng và thể tích đều ổn định trong
thời gian vận hành lâu dài ; các tổn thất áp suất trong cửa hút và cửa đẩy đều
nhỏ vì không có các xupap ; hầu như không có hiện tượng va đập thủy lực ;
có khả năng làm việc với môi chất hai pha ; có thể vận hành máy mà không
cần có người trông coi thường xuyên.
Tất cả những ưu điểm nói trên đã cho phép máy nén trục vít có vốn
đầu tư và chi phí vận hành trên một đơn vị năng suất đều nhỏ hơn so với
máy nén pittông.
Nếu so sánh với máy nén ly tâm thì máy nén trục vít có các ưu điểm
như sau : không có vùng mất ổn định về thủy lực ; có thể làm việc với tất cả
các tác nhân lạnh khác nhau mà không cần thay đổi nhiều về cấu tạo ; tốc độ
quay của máy nén không ảnh hưởng đến tỷ lệ số nén của máy ; điều chỉnh
công suất về kinh tế nhờ sự thay đổi tốc độ quay của máy (nhưng vẫn không
ảnh hưởng đến tỷ số nén) và điều chỉnh bằng ngăn kéo.
Một ưu điểm nổi bật của máy nén trục vít đó là trong cùng một máy
nén có thể thực hiện hai hoặc nhiều cấp nén bằng cách trộn một lượng hơi
lạnh cần thiết đi qua từ thiết bị trao đổi nhiệt trung gian tới. Nguyên lý này
được thực hiện có kết quả trong chu trình máy lạnh tương tự như chu trình
máy lạnh hai cấp với sự làm lạnh trung gian không hoàn toàn.
Dầu bôi trơn máy nén trục vít xuất phát từ các đặc điểm làm việc của
máy phải có các yêu cầu đặc biệt như sau : dầu bôi trơn phải có tính chất ít
hòa tan với tác nhân lạnh ; độ nhớt của dầu không thay đổi quá nhiều theo
nhiệt độ ; nếu tác nhân lạnh tan được trong dầu thì độ nhớt của dầu cũng
không được thay đổi quá lớn.
Dầu được phun vào máy nén trục vít là để giảm các khe hở giữa các
vít đồng thời để làm mát các vít và thân máy, từ đó làm giảm các tổn thất thể
tích và giảm tiêu hao công nén cho máy. Tuy nhiên để phun dầu vào máy
cũng tiêu tốn một công suất nhất định, cho nên việc xác định lượng tiêu hao
dầu tối ưu cho máy nén trục vít có dầu bôi trơn là một việc làm rất cần thiết
và rất có lợi.
Lượng dầu Gd này có thể xác định theo công thức :
Gd = Ggd
Trong đó : G- lượng tác nhân lạnh làm việc trong máy nén trục vít
gd- lượng dầu tiêu hao trên 1 kg tác nhân lạnh Kg/Kg.
Giá trị gd có thể xác định theo hình sự phụ thuộc của giá trị gd vào tỉ
PK PK
số nén P . Ta thấy nó phụ thuộc vào tỷ số nén P và loại tác nhân lạnh làm
O O
PK
việc trong máy. Tỷ số P càng lớn thì sự rò rỉ tác nhân lạnh càng nhiều, do
O

đó phải tốn nhiều dầu hơn để chèn các khe hở.


Như vậy lượng nhiệt do dầu lấy đi từ máy nén trục vít sẽ là :
Qd = GdCd ∆td
Trong đó : Cd – nhiệt dung riêng của dầu ; ∆td = 20 ÷400C – độ chênh nhiệt
độ của dầu vào và ra khỏi máy nén.
Nhiệt độ của dầu đi vào máy td1 không nên quá cao, nhưng cũng
không nên quá thấp, mà tối ưu vào khoảng 30 ÷ 400C.
Ngoài lượng dầu Gd đưa vào khoang làm việc của máy nén còn có
một lượng dầu khác để bôi trơn ổ trục, chèn và pittông tháo tải cũng được
đưa vào máy. Vậy tổng lượng dầu cần thiết cho máy nén sẽ lớn hơn lượng
Gd.
II. Chu trình lạnh (log p-h):
Ta có nhiệt độ bốc hơi: to = - 8oC
Nhiệt độ ngưng tụ: tk = 36oC
Tra bảng 7.40 hơi bão hòa của R717( trang 176, Môi chất lạnh của Nguyễn
Đức Lợi và Phạm Văn Tùy)
to = - 8oC → Po= 3.1517 (bar) = 3.2147 (Kg/cm2)
tk = 36oC → Pk= 13.895 (bar) = 14.1729 (Kg/cm2)
vì 1bar = 1.02 at
1at = 1Kg/cm2
Ta dựng được chu trình lạnh:
logP

Giản đồ LogP-H
Các quá trình của chu trình là:
1-2 : Quá trình nén hơi đoạn nhiệt(s1=s2, s  0 ) từ áp suất bay hơi và nhiệt
độ bay hơi lên áp suất ngưng tụ và nhiệt độ T2 > Tk . Quá trình này tiến hành
trong vùng hơi quá nhiệt.
2-3 : Quá trình làm mát và ngưng tụ hơi môi chất đẳng áp, thải nhiệt cho
nước hoăc không khí làm mát.
3-4 : Quá trình đẳng entanpy từ áp suất ngưng tụ và nhiệt độ ngưng tụ xuống
áp suất bay hơi và nhiệt độ bay hơi.
4-1 : Quá trình bay hơi đẳng áp và đẳng nhiệt để thu nhiệt của môi trường.
Đây chính là quá trình làm lạnh mà ta muốn thực hiện.
Ta lập được bảng sau:

Điểm1234toC-89898-
8P(Kg/cm2)3.214714.172914.17293.2147h(KJ/h)14981667367467V
(m3/kg)0.37
Năng suất lạnh riêng:
qo = h1-h4 = 1498 – 367 = 1131 (KJ/h)
Ta không nên chọn Qo = Qpt vì như thế máy ta chọn chỉ vừa đủ để làm lạnh
năng suất ta cần. Mà như thế nếu máy hoạt động liên tục thì máy nén sẽ mau
chóng xuống cấp. Khi đó máy không đáp ứng được nhu cầu làm việc liên
tục. Do đó phải chọn Qo sao cho máy nén có thời gian nghỉ và đáp ứng được
nhu cầu làm việc khi máy nén đã cũ.
Thông thường số giờ vhạy máy được chọn trong khoảng 16 ÷ 20 h/ngày
Ta chọn thời gian chạy máy là 20/24 giờ :
Ta có : Qo  24 = Qpt  20
Qo = 1.2  Qpt = 1.2  2632 = 3158 (KW)
Lưu lượng hơi thực tế hút vào xylanh:
Qo 3158
G1 = q  1131  2.7 (Kg/s)
o

Thể tích hơi thực tế hút vào xylanh là:


Vh = G1  v1 = 2.7  0.37 = 0.999 (m3/s)
Trong đó: v1: thể tích riêng của hơi hút tại điểm 1 (m3/kg)
Nếu có kể đến sự giảm áp suất ở đầu hút Ph và tăng áp suất ở đầu
đẩy Pd thì hệ số chỉ thị thể tích có thể xác định theo công thức gần đúng:
 1

Po  Ph  Pk  Pd  n Po  Ph 
i  C   
Po  Po  Po 
 
Trong đó:
C: thể tích tương đối của khoảng chết C = 0.03 ÷ 0.05
Ph = Pd = 0.1 bar
Vậy hệ số chỉ thị thể tích (coi như n=1):
Po  Ph   P  Pd  Po  Ph 
i  C   k  
Po   Po  Po 
Chọn C = 0.03
3.1517  0.1   13.895  0.1  3.1517  0.1 
Ta có: i   0.03     0.88
3.1517  3.1517  3.1517 
Hệ số tổn thất không thấy được:
To 273  ( 8)
w    0.87
Tk 273  36
Hệ số lưu lượng của máy nén:
  i  w  0.88  0.87  0.7698 ≈ 0.77
Thể tích chuyển dời của pittông:
Vh 0.999
Vq    1.297 (m3/s) = 4670 (m3/h)
 0.77
Công suất nén đoạn nhiệt:
N s  G1  (h2  h1 )  2.7  (1667  1498)  456.3 (KW)
Công suất nén lý thuyết:
l  0.6 : Hiệu suất tổng kể đến ma sát, hiệu suất truyền động
N s 456.3
N el    760.5 (KW)
i 0.6
Công suất lắp đặt của động cơ:
N l  (1.2  2.1) N el
Ta chọn: Nl  1.4 N el = 1.4  760.5 =1064.7 (KW)
Vậy sau khi tính toán ta được:
Qo (KW)Vq (m3/h)Nl (KW)315846701064.7
Sau khi tính toán ta có thể tích quét là 4670 (m3/h) và dựa vào catalog máy
nén trục vít của Mycom ta chọn 2 máy nén trục vít 1 cấp model: N250LUD-
V
Các thông số kĩ thuật:
Tần số: 50 Hz
Môi chất sử dụng: NH3
Tốc độ quay của trục: 2950 (rpm)
Năng suất lạnh: 1639 (KW)
Ta chọn 2 động cơ, mỗi động cơ có công suất 450 (KW)

You might also like