You are on page 1of 2

Bài thi lần 2 môn Lịch sử nghệ thuật

GVHD:KTS ThS Trương Ngọc Lân


SVTH:Nguyễn Trung Bảo – 51KD9

Nguyễn Phan Chánh,Rửa rau cầu ao,màu nước trên lụa, 1931, bộ sưu tập cá nhân
bác sĩ Montel.

Tranh lụa hiện đại Việt Nam mới ra đời từ thập niên 1930. Điểm khác biệt nhất giữa
kỹ thuật vẽ tranh lụa cổ và tranh lụa hiện đại Việt Nam là ở chỗ: tranh lụa cổ
thường được vẽ trực tiếp trên lụa khô, trong khi quá trình tranh lụa hiện đại giống
như sự nhuộm đi nhuộm lại màu lên mặt lụa; lụa được căng trên khung gỗ và trong
quá trình vẽ họa sĩ có thể rửa lụa nhiều lần rồi vẽ tiếp tới khi như ý.

Xét về phương diện mỹ thuật Việt Nam hiện đại thì dấu mốc 1925 đánh dấu mốc rất
quan trọng sự ra đời trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương do ông Victor
Tardieu làm hiệu trưởng, sự ra đời này có một vị trí rất quan trọng. Nó đã đánh dấu
cho sự khởi đầu cho nền mỹ thuật Việt Nam. Năm 1931 có một sự kiện quan trọng,
Trong Triển lãm Thuộc địa ở Paris năm 1931, lần đầu tiên xuất hiện những bức
tranh lụa của Việt Nam: Chơi ô ăn quan; Lên đồng; Rửa rau cầu ao; Em bé cho
chim ăn của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh,ngoài ra còn có 2 bức là bữa cơm và cô gái
bán bánh đ ược công bố sau này. Bốn bức tranh này đã được in trang trọng trên
báo L'Illustrations số Noel 1932.Trong đó bức Rửa rau cầu ao được đánh giá là bức
trứ danh nhất trong số sáu tác phẩm của Nguyễn Phan Chánh triển lãm dịp Noel
năm 1931 trên phố La Boétie, Paris.

Trước khi cảnh Rửa rau cầu ao được thể hiện trên lụa thì trong ký ức của họa sĩ đã
hình thành nhiều cảnh người thiếu nữ ngồi rửa rau cầu ao trước nhà ở những làng
quê mà ông hay qua lại.
Bài thi lần 2 môn Lịch sử nghệ thuật
GVHD:KTS ThS Trương Ngọc Lân
SVTH:Nguyễn Trung Bảo – 51KD9

Bố cục bức tranh này chỉ là một người thiếu nữ, lại ngồi trên cái cầu bắc nhô ra
ngoài bờ ao. Tấm ván cầu ao to rộng, tương xứng với cô ngồi rửa rau một mình, để
cô ngồi cho vững vàng. Vì không thấy trước cầu phải có hai cái cọc và đằng sau phải
bắc lên bờ ao nên nếu vẽ cô rửa rau quay hẳn mặt ra ngoài thì ván cầu cũng phải
ngang ra, như thế là bố cục không tốt. Phải để cái cầu nghiêng một bên ra phía bờ
ao, rồi để nghiêng phía sau, vì ở đây người rửa rau ngồi nghiêng nghiêng, chỉ thấy
ba phần mặt. Muốn cho cô ngồi được vững vàng trên cầu thì tay bên phải quàng lên
đùi để khi chuyển động tay cho dễ rửa rau, tay bên trái tất nhiên phải để vào giữa
người. Ngoài cánh tay này còn có đùi và chân bên trái, cũng để ngồi trên cầu cho
vững và để cầm rổ ở dưới nước cho chặt. Bàn chân bên phải bị che một phần vì
cánh tay thò xuống rửa rau, bàn chân bên trái cũng bị che về khoảng giữa bởi cánh
tay bên trái. Như thế rất là hợp cách, vì hai tay giơ ra để cầm rổ và rửa rau sẽ che
bớt được hình ảnh bàn chân, lại giữ được mép cầu, làm cho cô rửa rau ngồi rất
vững vàng, chắc chắn. Đùi chân trái của cô với chiếc quần gần thẳng xuống, làm cho
bức tranh chắc chắn, vuông vắn hơn. Cái đuôi khăn mỏ quạ của cô dong xuống
trước người cũng có ích, che được màu áo trắng trước ngực. Rổ rau đặt bên kia cầu
lấp được chỗ trống trên cầu, lại có ấn tượng như giữ được cái cầu, tránh để phía cô
nghiêng nặng quá. Con dấu trong đó cũng rất hợp vì hình con dấu vuông, (...) nét
ngang nét dọc của cái ấn cũng rất có ích, làm chắc chắn thêm ấn tượng tròn tròn
của hai cái rổ. Đầu múi cầu phía ngoài ao có nhô ra một đoạn cọc cắm xuống nước,
đỡ cho cái cầu khỏi gập ghềnh. Xa xa là phông, có một đường chạy từ đầu gối cô gái
chạy lại để phân biệt được giữa ao và nước.

Màu sắc tranh rất đơn giản, chỉ có màu đen của quần, của khăn mỏ quạ và màu
trắng của áo làm nổi bật thân hình cô gái. Về màu nóng thì màu đen của cầu và hai
cái rổ đối lại với màu lạnh là màu áo, màu đen ở bên cánh tay phải làm rộng ra và
giảm bớt được màu trắng của cánh tay. Màu xanh của rau là màu lạnh đan xen với
màu nóng của cái cầu và cái rổ. Nhìn phía dưới cầu, ta thấy được bóng cầu và hai
cái rổ dưới nước, biết là đang rửa rau dưới ao. Màu phông hồng hồng đậm đậm rất
hợp với những màu trong tranh và thêm nổi bật được áo trắng của cô gái.

Có những bức tranh sau này không phải vẽ lên lụa mà là trong trí nhớ. Thường tôi
đi vẽ sớm dọc theo bờ sông, bờ ngòi. Khi đi qua một cái bến thấy cô thiếu nữ đang
rửa rau dưới bến, áo trắng quần đen mơ màng trong sương buổi sáng, trông thật là
mơ mộng, thật là đẹp. Nếu là khi đi vẽ thì tôi lấy phác họa bức tranh này vì tôi
thường thích các cảnh sương mù mơ màng thơ mộng. Hay một bức tranh khác: nếu
các bạn xuống làng Kim Liên, đi quặt ra đường tay phải, phía bên chùa cách chừng
vài ba chục thước, về buổi sáng hay buổi chiều có cái ao rộng chừng hai mươi thước.
Trước mặt các bạn sẽ hiện ra một bức tranh rửa rau cầu ao rất đẹp, thích hợp với
tranh lụa. Trên cầu ao là một cô thiếu nữ rửa rau cách bạn chừng hơn mười thước,
mặc áo trắng quần đen, ngồi trước ngõ làng, đằng sau lưng cô là một con đường đi
sâu vào trong làng. Xung quanh cô là cây cối um tùm, cả một màu xanh thẳm bao
bọc lấy cô nổi bật hình dáng yểu điệu của cô. Bức tranh này rất sống, rất linh động,
mãi mãi về sau, thỉnh thoảng vẫn hiện ra trong tôi, đó là một bức tranh thiên tạo...".

You might also like