You are on page 1of 14

TÍNH CHẤT SÓNG CỦA ÁNH SÁNG

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. Hiện tượng tán sắc ánh sáng:
- Hiện tượng tán sắc ánh áng là hiện tượng xảy ra khi chùm sáng trắng
truyền qua lăng kính thì bị phân tích thành nhiều chùm sáng có màu sắc
khác nhau: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
- Nguyên nhân của hiện tượng tám sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết
suất của môi trường trong suốt vào bước sóng ánh áng. Đối với ánh sáng có
bước sóng càng dài thì chiết suất của môi trường càng nhỏ.
II. Hiện tượng giao thoa ánh sáng:
Khi hai sóng kết hợp gặp nhau se gây ra hiện tượng giao thoa.
Thí nghiệm: Young thực hiện được sự giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng
có tính chất sóng.
1) Hiệu quang trình( Hiệu đường đi, hiêu quang lộ):

r1 I
S1
x
O r2
C

S1, S2: 2 nguồn kết hợp


S1S2 = a: Khoảng cách giữa hai nguồn kết hợp.
OC = D: Khoảng cách từ hai nguồn kết hợp đến màn E(D>>a)
IS1=r1
IS2=r2
δ =| r1 − r2 | : Hiệu quang trình
CI=x: Khoảng cách từ điểm I đến vân sáng chính giữa C.
ax
δ=
D
2) Vị trí vân sáng:
λD
x=k ; k ∈Z
a
• K=0: Vân sáng chính giữa(vân trung tâm, vân bậc 0)
• K= ± 1 : Vân sáng bậc 1
• K= ± 2 : Vân sáng bậc 2
3) Vị trí vân tối:
(2k + 1) λD
x= ; k ∈Z
2 a
- Vân tối bậc n theo chiều dương ứng với k = n – 1
- Vân tối thứ n theo chiều âm thì k = n
VD:
+ Xác định vân tối thứ 15 (bậc 15) theo chiều dương(hoặc không nói gì) thì
k=14
+ Xác định vân tối thứ 15 theo chiều âm thì k=-15
4) Khoảng cách vân i: khoảng cánh giữa 2 vân sáng( hoặc vân tối) liên tiếp:
λD
i=
a
5) Tìm tính chất vân tại điểm cách vân sáng chính giữa một khoảng x cho
trước:
x
Ta lập tỉ số: =n
i
• Nếu n ∈ N : ta có vân sáng
• Nếu n=số nguyên + ½: ta có vâm tối
6) Tìm số vân sáng, vân tối trong giao thoa trường.
Gọi L là bề rộng của trường giao thoa.
L
Lập tỉ số: =n+x
2i
n: Phần nguyên, x: phần thập phân
o Số vân sáng =2n + 1
2 n x < 0,5
o Số vân tối= 
2n + 1 x ≥ 0,5
Lưu ý: Số vân sáng luôn luôn là số lẽ, số vân tối luôn luôn là số chẵn

CÁC DẠNG BÀI TẬP


Dạng 1. Xác định vân giao thoa, Khoảng cách giữa các vân
Câu 1. Hai khe Iâng cách nhau 1mm. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,6
µm cách đều hai khe. Tính khoảng cách giữa hai vân sáng hay hai vân tối
liên tiếp ở trên màn được đặt song song cách hai khe một khoảng 0,2m
Câu 2. Trong thí nghiệm Iâng khoảng cách giữa hai khe là 1mm khoảng cách
từ hai khe đến màn ảnh là 1m. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
0,6 µm
a. Tính hiệu đường đi từ S1 và S2 đến M trên màn cách vân trung tâm 1,5cm
b. Tính khoảng cách giữa hai vân sáng hoắc tối liên tiếp.
Câu 2. Trong thí nghiệm Iâng khoảng cách giữa hai khe là 1mm khoảng cách
từ hai khe đến màn là 2m
Khoảng vận đo được 1,2mm. Tính bước sóng ánh sáng.
Câu 3. Trong thí nghiệm giao thoa S1 và S2 cách nhau 2mm và cách màn
D=1,2m
Hai nguồn kết hợp phát ra ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa nhai vân
sáng liên tiếp là i=0,3mm. Tính bước sóng λ
Câu 3. Trong thí nghiệm khe Young: D=2m, a=1mm, λ = 0,6µm
a. Tính khoảng cách vân i
b. Định vị trí vân sáng thứ 3 và vân tối thứ 4.
c. Ở M cách vân sáng trung tâm 5,4mm có vân sáng hay vân tối thứ mấy.
Câu 4. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng λ = 0,6µm . Khoảng cách
hai khe là 0,3cm khoảng cách từ hai khe sáng đến màn là 2m. Hãy xác định
khoảng vân và vị trí vân sáng bậc 3 trên màn.
Câu 5. Trong thí nghiệm giao thoa hai khe S1S2=a=2mm. Khoảng cách từ 2
khe đến màn D=1m. Khoảng cách từ vân sáng bậc 1 đến vân sáng bậc 4 ở
cùng bên so với vân trung tâm là 0,99mm
1. Tính bước sóng của ánh sáng sử dụng
2. Tìm vị trí vân tối bậc 5 và vân sáng bậc 4

Câu 4. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng. Khoảng cách hai khe là
0,3mm khoảng cách từ hai khe sáng đến màn là 1m, khoảng vân đo được là
2mm. Tính bước sóng ánh sáng
Câu 5. Trong thí nghiệm Iâng các khe được chiếu bởi ánh sáng trắng.
Khoảng cách giữa hai khe là 0,3mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m.
a. Tính khoảng cách giữa vân sáng bậc 1 của ánh sáng màu đỏ ( λd = 0,76µm
) và vân sáng bậc 1 của ánh tím ( λt = 0,4µm )
b. Tính khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 của màu đỏ và vân sáng bậc 2 của
màu tím.
Câu 6. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng: D=1m, a=1mm; khoảng
cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng 1 bên của vân trung tâm
là 2,4mm
a. Tính bước sóng của ánh sáng
b. Với ánh sáng có bước sóng 0,7 µm thì khoảng cách từ vân tối thứ 4 đến
vân tối thứ 10 ở cùng 1 bên của vân sáng trung tâm là bao nhiêu.
Câu 7. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng. Các khe S1 và S2 được
chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là a=1mm.
Khoảng cách giữa màn và khe là D=3m. Khoảng vân đo được i=1,5mm
a. Tìm bước sóng của ánh sáng tới
b. Xác định vị trí của ánh sáng bậc 3 và vân tối bậc 4.
Dạng 2. Số vân sáng tối quan sát được trên màn
Câu 1. Người ta thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc bằng hai khe Iâng
cách nhau 0,5mm với ánh sáng có bước sóng λ = 0,5µm và quan sát hiện
tượng giao thoa trên màn E cách hai khe 2m
1. Tại các điểm M1, M2 cách vân trung tâm lần lượt là 7mm và 10mm ta có l
loại vân gì? bậc bao nhiêu?
2. Biết chiều rộng của vùng giao thoa quan sát được trên màn là 26mm.
Tính số vân sáng, vân tối quan sát được.
3. Nếu thực hiện giao thoa trong nước có chiết suất n=4/3 thì có hiện tượng
gì sảy ra? Tính khoảng vân trong trường hợp này.
Câu 2. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Iâng người ta dùng ánh
sáng đơn sắc có λ = 0,5µm , khoảng cách giữa hai khe F1 và F2 bằng 0,5mm,
khoảng cách từ màn đến hai khe là 2m
a. Tính khoảng vân i
b. Biết bề rộng của giao thoa trương L=30mm. Tính số vân tối và sáng quan
sát được
c. Ở điểm cách vân sáng chính giữa 7mm, 10mm có vân sáng hay vân tối.
Caau 3. Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe Iâng và phát ra đông
thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,6µm và λ2 chưa biết. Khoảng
cách hai khe a=0,2mm, khoản cách từ khe đến màn D=1m
1, Tính khoảng vân đối với λ1
2. Trông một khoảng rộng L=2,4cm trên màn, đếm được 17 vạch sáng, trong
đó có 3 vạch là kết quả trùng nhau của hai hệ. Tính bước sóng λ2 , biết hai
trong ba vạch trùng nhau nằm ngoài cùng của L.
Dạng 3. Độ rộng của quang phổ bậc k
Câu 1. Trong thí nghiệm giao thoa hai khe S1 và S2 có a=0,5mm. D=2m.
Chiếu sáng khe S bằng một ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa 6 vân sáng
kiên tiếp cạnh nhau là 1,2cm
1. tính bước sóng của ánh sáng
2. Thay chùm sáng đơn bằng chùm sáng trắng. Tính chiều rộng của quang
phổ bậc 1 và quang phổ bậc hai trên màn ảnh. Bước sóng của ánh sáng tím
là 0,4µm và ánh sáng đỏ là 0,75µm
3. Lại dùng chùm ssáng đơn sắc nói trên. Chắn sau khe S1 bằng một tấm
thuỷ tinh chiết suất n=1,5. Ta thấy vân sáng chính giữa bị dịch chuyển đến vị
trí của vân sáng bậc 20 cũ. Tính chiều dày của bản thuỷ tinh.
Câu 2. Trong thí nghiệm Iâng người ta chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc
song song vào hai khe hẹp song song với nhau trên một màn chắn sáng.
Khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm. Vân giao thoa được hứng trên một màn
ảnh E đặt song song và cách mặt phẳng của hai khe một khoảng 2m. Biết
rằng khoảng cách giữa 8 vân sáng liên tiếp cạnh nhau là 1,68cm.
a) Tính bước sóng ánh sáng
b) Thay chùm ánh sáng đơn sắc nói trên bằng một chùm ánh sáng đỏ có
bước sóng 0,75µm . Tính khoảng vân
c) Thay chùm ánh sáng đơn sắc nói trên bằng một chùm ánh sáng trắng.
Tính chiều rộng của quang phổ bậc một và của quang phổ bậc hai trên màn
E. Cho biết bước sóng của ánh sáng tím là 0,4 µm

Dạng 4. Xác định các bức xạ của ánh sáng trắng cho vân sáng,
vân tối tại một điểm(trùng nhau)
Câu 1. Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với nguồn sáng là hai bức xạ có bước
sóng lần lượt là λ1 = 0,5µm và λ2 = 0,6µm . Xác định vị trí các vân sáng của
hai hệ vân trùng nhau, khoảng cách hai nguồn 1mm và từ hai khe đến màn là
2m
Câu 2. Trong thí nghiệm Iâng a=1mm, D=2m, chiếu ánh sáng đơn sắc λ
Trên màn người ta quan sát được 11 vân sáng, hai vân ngoài cùng cách nhau
8mm
1. Tìm bước sóng của ánh sáng thì nghiệm
2. Xác định vị trí vân sáng bậc 3 và vị trí vân tối bậc 5
3. Bây giờ chiếu khe bằng hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng
λ1 = 0,4 µm; λ2 = 0,6 µm . Hỏi tại vị trí nào trên màn hai vân sáng của hai ánh
sáng đơn sắc trùng nhau?( chú ý rằng với bức xạ λ1 chỉ quan sát được 11
vân)
Câu 2. Người ta thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe Iâng, khoảng cách
hai khe a=2mm, màn quan sát đặt song song với mặt phẳng chứa hai khe và
cách nhau D=2m
1. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc. Ta đo được khoảng cách từ
vân trunh tâm đến vân sáng thứ hai mươi là 12mm. Tìm bước sóng của ánh
sáng đơn sắc
2. Chiếu hai khe bằng ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong vùng từ
0,4 µm → 0,7 µm . Tìm bề rộng quang phổ liên tục gần vân trung tâm nhất.
Tìm số bức xạ cho vân sáng tại một điểm trên màn cách vân sáng trung tâm
d=2mm.
Câu 3. Người ta thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe Iâng, khoảng cách
hai khe a=1mm, màn quan sát đặt song song với mặt phẳng chứa hai khe vfa
cách nhau D=3m
1. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc. Ta đo được khoảng cách từ
vân trung tâm đến vân sáng thứ 4 là 6mm. Tìm bước sóng của ánh sáng đơn
sắc
2. Chiếu hai khe bằng ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong vùng từ
0,42 µm → 0,72 µm . Tìm bề rộng quang phổ liên tục gần vân trung tâm nhất.
Tìm số bức xạ cho vân sáng tại một điểm trên màn cách vân sáng trung tâm
d=9mm.

Câu 2. Hai khe Iâng cách nhau 2mm, được chiếu sáng bằng ánh sáng trắng.
Hiệ tượng giao thoa quan sát được trên màn E đăth song song và cách S1S2
là 2m. Xác định bước sóng của những bức xạ bị tắt tại vị trí cách vân sáng
trung tâm 3,3mm
Câu 3. Hai khe Iâng cách nhau a=0,8mm và cách màn D=1,2m.
a) Chiếu ánh sáng đơn sắc bước sóng λ1 = 0,75µm vào hai khe. Tìm khoảng
vân và xác định điểm M cách vân trung tâm 4,5mm. Điểm M thuộc vân sáng
hây vân tối bậc mấy.
b) Chiếu đồng thời 2 bức xạ đơn sắc λ1 = 0,75µm và λ2 = 0,45µm vào hai khe.
Lập công thức xác định vị trí trùng nhau của các vân tối của hai bức xạ trùng
nhau(Điểm hoàn toàn tối trên màn)
c. Lập công thức xác định vị trí điểm có cùng màu với van trung tâm

Câu 3. Trong thí nghiệm giao thoa với ánh sáng trắng. Tìm những vạch sáng
của ánh sáng đơn sắc nào nằm trùng vào vị trí của vân sáng bậc 4 của ánh
sáng mầu đỏ có λd = 0,75µm . Biết khi quan sát chỉ nhìn thấy các vân sáng
có bước sóng từ 0,4µm → 0,76µm
Câu 4. Thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng 2 khe Young khoảng cách giữa
hai khe sáng bằng 2mm, khoảng cách từ hai khe sáng đến màn bằng 3m
1. Khi chiếu các khe bằng ánh sáng bằng nguồn đơn sắc người ta đo được
khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân sáng chính giữa bằng 4,5mm. Tính
bước sóng của ánh sáng.
2. Nếu dùng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4 µm đến 0,75 µm để chiếu
sáng các khe thì tại điểm M cách vân chính giữa 5mm, có những bức xạ nào
cho vân sáng, những bức xạ nào cho vân tối.
Câu 5. Thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng 2 khe Young với ánh sáng có
bước sóng λ1 = 0,5µm ta thu được các vân giao thoa trên màn (E) cách mặt
phẳng 2 khe khoảng D=2m, khoảng cách vân i=0,5mm
a. Tính khoảng cách hai khe
b. 2 khe được chiếu sáng đồng thời 2 bức xạ λ1 = 0,5µm và λ2 = 0,6µm . Tìm
vị trí 2 vân sáng của hai bức xạ trùng nhau
c. Hai khe được chiếu bằng áng sáng trắng (có bước sóng λ từ 0,4µ m → 0,7 µ m )
Xác định bước sóng của các bức xạ cho vân sáng tại điểm A trên màn và
cách vân trung tâm 3,3mm.
Câu 6. Hai khe Iâng cách nhau a=1mm được chiếu sáng bằng nguồn đơn sắc
có bước sáng λ = 0,5µm . Người ta quan sát các vân giao thoa trên một màn
song song với mặt phẳng của hai khe và cách mặt phẳng này khoảng D=1m
a. Tính khoảng vân của hệ giao thoa
b. Thay nguồn sáng đơn sắc bằng nguồn sáng trắng. Mô tả hiện tượng trên
màn
Tại điểm M cách vân trung tâm 2mm đặt khe của kính quang phổ song song
với các vân. Nhìn qua kính quang phổ ta thấy quang phổ nhiều màu của ánh
sáng trắng nhưng trong đó có hai vân tối. Giải thích hiện tượng. Tính bước
sáng của hai ánh sáng đó
Câu 7. Thực hiện thí nghiệm Iâng với các khe hẹp S1 và S2 cách nhau
a=2mm. Nguồn sáng S cách đều hai khe, phát ra ánh sáng đơn sắc, có bước
sóng λ = 0,6m . Các vân giao thoa hứng trên màn (E) cách hai khe đoạn
D=2m. Bề rộng vùng giao thoa hứng trên màn (E) là 10,5mm
a. Tính khoảng vân i.
b. Tính số vận sáng, số vân tối quan sát được trên màn trong vùng giao thoa
c. Bây giờ khe S phát ra hai ánh sáng đơn sắc, có bước sóng λ = 0,6m và
λ ' = 0,48m . Hỏi ở những vị trí nào trên màn (E) trong vùng giao thoa, các vân
sáng của hai ánh sáng đơn sắc nói trên trùng nhau.
Câu 8. Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Iâng, các khe S1 và S2 cách
nhau a=1mm. Khe sáng S cách đều hai khe S1 và S2 và phát ra ánh sáng
trắng. Quan sát hiện tượng trên màn (E) cách hai khe S1 và S2 đoạn D=1m
Tính các bước sóng tương ứng với những vạch đen trên quang phổ cho bởi
một kính quang phổ, có khe đặt tại điểm M cách vân trung tâm một đoạn
6mm. Biết rằng ánh sáng trắng gầm các ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến
thiên liên tục từ λt = 0,4µm đến λd = 0,76µm
Câu 9. Thí nghiệm Iâng hai khe cách nhau 2mm và cách màn quan sát 2m
1. Hiện tượng giao thoa sảy ra đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng
λ1 = 0,5µm và λ2 = 0,6 µm . Mô tả hiện tượng và xác định vị trí mà tại đó các
vân sáng của hai bức xạ trùng nhau.
2. Hiện tượng giao thoa với ánh sáng trắng
a. xác định bước sóng của những bức xạ bị tắt tại vị trí điểm M cách vân
trung tâm 3,3mm
b. Tính chiều rộng của quang phổ bậc 1 và quang phổ bậc hai trên màn. Biết
bước sóng của ánh sáng đỏ và tím lần lượt là 0,75µm và 0,4µm
3. Khoét tại M một khe nhỏ song song với vân trung tâm. Đặt sau M, khe
của ống chuẩn trực của một máy quang phổ hãy cho biết trong máy quang ta
thu được một quang phổ như thế nào.
Câu 10. Trong thí nghiệm Iâng về hiện tượng giao thoa ánh sáng, nguồn
sáng đơn sắc là khe S đặt song song, cách đều hai khe S 1 và S2. Khoảng cách
hai khe S1 và S2 là a = 0,2mm. Vân giao thoa được hứng trên màn ảnh đặt
sau hai khe S1 và S2 song song và cách chúng 1m
a. Khoảng cách giữa 10 vân sáng cạnh nhau là 2,7mm. Tính bước sóng của
ánh sáng đơn sắc của nguồn.
b. Chiếu khe S bằng ánh sáng trắng. Ở điểm nằm cách vân sáng trung tâm
2,7cm có những vân sáng của ánh sáng đơn sắc nào của nguồn
c. Dịch khe S một khoảng 2mm theo phương vuông góc với trục đối xứng
của hệ và vuông góc với hai khe. Hệ thống vân trên màn ảnh se dịch chuyển
như thế nào?
Khoảng cách giữa khe S và hai khe S1 và S2 là l=20cm.
Câu 11. Hai khe S1S2 cách nhau a=1mm được chiếu sáng bằng một khe S
song song và cách đều hai khe.
1. S được chiếu sáng bằng ánh sáng có bước sóng có bước sóng λ = 0,656µm ,
Tính khoảng vân trên màn (E) cách hai khe 2m
2. Lặp lại thí nghiệm với ánh sáng màu lục. Biết bề rộng của 10 khoảng vân
liên tiếp bằng 1,09cm. Tính bước sóng của ánh sáng màu lục đó
3. Chiếu khe S bằng hai bức xạ λ1 = 0,56µm và λ2 người ta thấy vân sáng
bậc 3 của bức xạ λ2 trùng với vân sáng bậc hai của bức xạ λ1 . Tính i2. Bức
xạ λ2 nằm trong vung quang phổ nào
4. Bây giờ ta chiếu S bằng chùm ánh sáng trắng (có bước sóng λ từ
0,4 µm → 0,7 µm ) Xác định bước sóng của những bức xạ bị tắt tại điểm cách
vân sáng trung tâm 1,2cm
Câu 12. Ta chiếu sáng hai khe Young bằng ánh sáng trắng với bước sóng ánh
sáng đỏ λ1 = 0,75µm và ánh sáng tím là λ2 = 0,4µm . Khoảng cách hai khe là
a=0,5mm. Màn (E) cách mặt phẳng chứa hai khe là D=2m
a. Tính khoảng cách giữa vân bặc 4 của màu đỏ và màu tím.
b. Ở đúng vị trí của vân sáng bậc 4 của ánh sáng đỏ còm có những vân sáng
của bức xạ nào nữa không?
c. Nếu thay đổi khoảng cách a, D thì ở đúng vị trí vân sáng bậc 4 màu đỏ kết
quả tìm ở câu b có thay đổi không?
Dạng 5. Giao thoa có bản thuỷ tinh chắn một khe
Câu 1. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng khe Iâng, người ta cho biết
khoảng cách hai khe F1, F2 bằng 2mm, khoảng cách từ màn E đến hai khe
bằng 2m, ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng λ = 0,5µm
a. Tính khoảng vân
b. Đặt một bản thuỷ tinh mảng hai mặt song song có bề dày 0,1 µm chiết suất
n=1,5 trên đường đi của chùm tia sáng từ khe F1 đến màn E. Hỏi vân sáng
trung tâm còn ở vị trí cũ nữa không. Nếu không thì vân sáng chính chữa di
chuyển về phía nào? Một đoạn bằng bao nhiêu?
Câu 2. Thực hiện giao thoa ánh sáng với khe Iâng. Khe F được chiếu ánh
sáng đơn sắc: Hai khe nhỏ F1, F2 song song và cách đều F hoạt đọng như hai
nguồn kết hợp. Màn E đến hai khe D=2m và F1F2=a=4mm
Trên màn E khoảng cách từ vân bậc 5 bên này đến vân bậc 5 bên kia vân
chính giữa là 3mm
1. Viết biểu thức quang trình và xác định vị trí các vân sáng và vân tối.
2. Tính bước sóng λ của ánh sáng thí nghiệm
3. Đặt một bản mặt song song bằng thuỷ tinh có chiết suất đối với ánh sáng
thí nghiệm n=1,5 bề dày e=1mm, trên đường đi của chùm tia sáng suất phát
từ khe F1.
Hãy xác định độ rời của vân trung tâm? Theo hướng nào?
4. Thay bản chiết quang ở câu 3 bằng một bản chiết quang khác cùng bề dày
nhưng chiết suất n2 thì độ dời của hệ vân tăng thêm 5mm so với câu 3. Xác
định chiết suất n2
Câu 3. Một khe hẹp S cách đều hai khe song song và bằng nhau S1 và S2,
phát ánh sáng trắng. Hai khe cách nhau một khoảng a=2mm. Khoảng cách từ
S đến S1S2 là d=0,6m. Khe của một máy quang phổ đặt song song với khe S
và cách hai khe S1S2 một đoạn D=2m
1. Hãy giải thích tại sao trong máy quang phổ, ta lại trông thấy một quang
phổ liên tục
2. Trước khe S1 có một bản thuỷ tinh, độ dày 0,012mm chiết suất n=1,5 coi
như không phụ thuộc vào bước sóng. Hỏi trên quang phổ bây giờ xuất hiện
bao nhiêu vằn đen?
3. Để làm mất các vằn đen người ta tịnh tiến theo phương S1, S2. Hỏi khe
phải dịch chuyển theo chiều nào bao nhiêu? Trong quá trình khe S di chyển
hệ vằn thay đổi như thế nào?
Câu 4. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng chiếu ánh sáng đơn sắc
a=1mm. D=3m, ta thấy i=1,5mm
1. Tìmm bước sóng của ánh sáng
2. Xác định vị trí vân thứ 3 và vân tối thứ 4
3. Đặt ngay sau một trong hai khe sáng một bản mỏng phẳng có 2 mặt song
song bề dày e= 10µm , ta thấy hệ thống vân dịch chuyển trên màn quan sát
khoảng x0=1,5cm. Tìm chiết suất của chất làm bản mỏng.
Dạng 6. Giao thoa với sự di chuyển của nguồn
Câu 1. Một nguồn sáng đơn sắc S cách hai khe S1S2 một khoảng 10cm và
màn quan sát đặt cách S1S2 3m. Di chuyển S theo phương S1S2 về phía S1
một đoạn 0,2m. Hỏi hệ vân sẽ dịch chuyển về phía nào một đoạnbao nhiêu.
Câu 1. Người ta bố trí thí nghiệm giao thoa ánh sáng như sau: F, F1, F2 là các
khe hẹp nằm ngang
A=1mm, d=1m, D=2m
S là nguồn đơn sắc có bước sóng λ = 0,42 µm
E

S F F1 C

F2
d D

a. Xác định phương của các vân giao thoa quan sát được trên màn E và vị trí
của vân sáng chính giữa. Tính khoảng vân
b. Tịnh tiến khe F theo phương thẳng đứng một đoạn 1cm lên cao, vân sáng
chính giữa có còn ở vị trí cũ không? nếu không thì vân sáng chính giữa di
chuyển về phía nào? một đoạn bằng bao nhiêu?
c. Giả sử bề rộng của trường giao thoa bằng 3cm. Tính số vân sáng và tối
quan sát được.
Câu 2. Thực hiện giao thoa với hai khe Iâng. Khe F chiếu ánh sáng đơn sắc:
Hai khe F1, F2 song song và cách đều F hoạt đọng như hai nguồn kết hợp.
Màn E để thu giao thoa cách hai khe F1, F2 là D=2m và F1F2=a=0,5mm,
khoảng cách từ F đến F1F2 bằng 5cm. Khoảng vân đo được bằng 2,2mm
1. Tính bước sóng của ánh sáng
2. Di chuyển khe F theo phương song song với các khe F1, F2 về phía F1 một
đoạn FF’=1mm. Tính độ dời của hệ vân trên màn E
3. Bây giờ để hệ vân dịch chuyển trở về vị trí lúc đầu người ta đặt một bản
mặt song song có bề dày e, chiết suất n=1,5 trên đường đi của tia sáng từ F 1
đến E. Tính bề dày của bản mặt song song.
Dạng 7. Giao thoa ánh sáng với gương phẳng Fresnel
Câu 1. Thí nghiệm về giao thoa ánh sáng được mô tả theo sơ đồ hình vẽ,
trong đó E
- O là giao tuyến của hai gương
- Nguồn S phát bức xạ có bước sóng
λ = 0,5µm S
- S cách O một đoạn d1=0,6m
- Màn song song và cách O d2=1,8m d1 d2
a. Chứng minh rằng trên màn ta thấy α
có hệ vân giao thoa
b. Khoảng cách vân i=1mm. Tính góc α O
c. Nếu nguồn S dịch chuyển ra xa dần O thì khoảng cách vân i sẽ thay đổi
như thế nào
Câu 2. Hai gương phẳng G1G2 đặt sát nhau, nghiêng một góc (π − α ) (với
α = 2,57.10 − 3 rad . Một khe hẹp S được rọi bằng ánh sáng đơn sắc i=0,5 µm
được đặt song song với giaop tuyến A của hai gương cách giao tuyến r=1m
1. Tìm khoảng cách S1S2 giữa hai ảnh ảo của S tạo bởi hai gương
2. Đặt một màn E phía trước gương song song với giao tuyến A và với S1S2
cách giao tuyến A một khoảng 1m, người ta quan sát thấy các vân giao thoa
trên màn, tìm số vân sáng quan sát được.
Câu 3. Trong thí nghiệm giao thoa nhờ khe Iâng, từ một khe hẹp S ngưòi ta
tạo được hai nguồn kết hợp cùng pha S1, S2 cách nhau 5mm, khoảng cách từ
chúng đến màn E là 2m
a. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc λv = 0,58µm (màu vàng). Tìm khoảng
vân và vị trí vân sáng bậc 3 trên màn
b. S1, S2 có thể được tạo nhờ hai hệ gương phẳng đặt nghiêng với nhau ột
góc (π − α ) với α rất nhỏ. Khe sáng S đặt song song với giao tuyến I của hai
gương và cách I là SI=1m. Màn E đặt vuông góc với mặt trung trực của S1S2.
Vẽ hình, tìm α và độ rộng vùng giao thoa trên màn. Nếu S phát đồng thời
hai ánh sáng đơn sắc λv = 0,58µm và λ x chưa biết vị trí vân sáng đầu tiên
cùng màu với vân trung tâm là x=1,16mm. Tìm λx cho biết vân sáng trung
tâm có màu hồng. Trên màn có mấy vân màu hồng như thế (ghi nhớ vân
màu hồng nên λx > λv ).
Câu 4. Hai gương Fresnel làm với nhau với nhau một góc (π − α ) được chiếu
sáng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5µm . Nguồn sáng và màn
quan sát đặt cách giao tuyến hai gương 1m
1. Biết rằng số vân quan sát được trên màn là 16. Tính α
2. Thay ánh sáng đơn sắc nói trên bằng ánh sáng trắng ( 0,4µm ≤ λ ≤ 0,8µm ) .
Hãy tìm tất cả các thành phần đơn sắc trong ánh sáng trắng cho vân tối tại
điểm P trên màn cách vân trung tâm một khoảng x=1,56mm.
Câu 5. Hai gương phẳng M1 và M2 hợp với nhau một góc α rất bé như hình
vẽ. S là khe sáng rất hẹp song song với giao tuyến O của hai gương
OS=R=25cm. Ánh sáng do S phát ra có bước sáng λ = 0,555µm . Ta quan sát
được vân giao thoa trên màn (E) song song với mặt phẳng chưa hai khe S 1-
S2 của S và cách S1S2 khoảng D=3m
a. Tính góc α biết khoảng vân i=1,11mm
b. Tính số vân quan sát được trên màn, biết rằng vùng giao thoa trên màn
giới hạn bởi hai tia phản xạ tại O
S
R
M1 M2
α

Câu 6. Một ngồn sáng đỏ có dạng một khe hẹp song song với một gương
phẳng. Khoảng cách nắgn nhất từ nguồn đến mặt phẳng của gương là 1m.
Trên một màn E đặt vuông góc với mặt gương và song song với ngồn sán,
cách nguồn sáng một khoảng l=2m ta thấy có một hệ vân sáng, tối xen kẽ
nhau đều đặn và khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp cạnh nhau là
0,7mm. Giải thích hiện tượng và xác định bước sóng ánh sáng đỏ.
Dạng 8. Lưỡng lăng kính Fresnel
Câu 1. Một lưỡng lăng kính Fresnel có góc chiết quang A’=60’ làm bằng
thuỷ tinh chiết suất n=1,5(coi như không đổi) 1 nguồn sáng điểm đơn sắc S
có bước sóng λ = 0,5µm đặt trên mặt phẳng đáy chung của hai lăng kính cách
lăng kính khoảng SH=25cm. Lấy 1’=3.10 − 4 rad.
a. Tính khoảng cách 2 ảnh S1, S2 của S qua 2 lăng kính cho rằng 2 ảnh được
dịch đi từ S theo phương vuông góc với đường SH
b. Chứng minh rằng màn E đặt vuông góc với SH và cách lăng kính khoảng
HO=2m ta quan sát được hệ vân giao thoa. Tính khoảng cách vân.
c. Thay đổi nguồn khác có bước λ ' thì vị trí vân sáng thứ 5 bây giờ là vị trí
vân thứ 6 của nguồn trước. Tính λ '

S H O

Câu 2. Hai lăng kính cùng có góc ở đỉnh là A=20’ làm bằng thuỷ tinh chiết
suất n=1,5, có đáy gắn chung với nhau làm thành 1 lưỡng lăng kính. Một
nguồn sáng điểm S phát ánh sáng đơn sắc λ = 0,5µm đặt trên mặt phẳng của
đáy chung và cách 2 lăng kính một khoảng d=50cm
1. Tính khoảng cách giữa 2 ảnh S1 và S2 bởi tạo hai lăng kính. Xem rằng góc
A là rất nhỏ và các ảnh S1, S2 được dịch đi so với S theo phương vuông góc
với đường SH. Cho 1’=3.10-4rad
2. Trên màn ảnh E được đặt vuông góc với SH và cách H một khoảng d’=2m
ta quan sát được hệ vân giao thoa. Tính khoảng cách giữa 2 vân sáng liên
tiếp và số vân quan sát được trên màn
3. Khoảng cách giữa các vân và số vân quan sát được sẽ thay đổi thế nào
nếu thay đổi thế nào nếu thay đổi nguồn S bằng nguồn S’ phát ra bức xạ
λ ' = 0,45µm
4. Khoảng cách giữa các vân và số vân quan sát được sẽ thay đổi thế nào nếu
nguồn S(bức xạ λ ) đi xa dần hai lăng kính theo phương vuông góc với màn

S H O

d d’

Câu 3. Để xác định độ lớn của góc tù ( gần bằng 1800) của một lăng kính
người ta bố trí sơ đồ giao thoa như hình vẽ. Bức xạ đơn sắc có λ1 = 633nm
được rọi lên khe S tạo ra chùm sáng phân kỳ sáu khe. Chùm này rọi lên đáy
lăng kính.
Trên màn (E) cách lăng kính 1,2m ta quan sát được hệ vân giao thoa với
khoảng cách vân i=0,475mm
a. Giải thích hiện tượng
b. Tính góc α của lăng kính, biết khe S cách lăng kính khoảng d1=30cm,
chiết suất thuỷ tinh ứng với λ1 là n1=1,5(lấy 1’ ≈ 3.10 − 4 Rad )
c. Tính số vân sáng quan sát được trên màn
d. Giữa nguyên các bố trí thí nghiệm, rọi lên khe S chùm sáng đơnm sắc
λ2 = 515nm thì thu được hệ vân có khoảng cách vân i2=0,4mm. Xác định
chiết suất n2 của thuỷ tinh làm lăng kính ứng với bức xạ này

S H

d α d’

Câu 4. Dung thí nghiệm với lưỡng lăng kính Fresnel để đo bước sóng của
bức xạ đơn sắc. Khoảng cách từ khe hẹp S đến lưỡng lăng kính là 0,5m, từ
lưỡng lăng kính đến màn quan sát là 1m. Đầu tiên ta chiếu sáng khe S bằng
bức xạ λ , rồi đo khoảng cách từ vân sáng thứ 10 bên trái vân trung tâm đến
vân sáng thứ 10 bên phải là 4,5mm. Sau đó thay đổi bức xạ λ bằng bức xạ
λ0 = 0,6 µm và cũng đo như trên thì được 0,6mm. Cho biết chiết suất lưỡng
lăng kính không phụ thuộc vào bước sóng
1. Tính λ
2. Biết chiết suất của lưỡng lăng kính là n=1,5. Tính góc chiết quang của
mỗi lăng kính và số vân quan sát được đối với bức xạ λ và λ0 . Lấy 1’
=3.10-4Rad
3. Trước một trong hai lăng kính, đặt một bản trong suốt chiết suất n=1,6 thì
thấy hệ vân ứng với bức xạ λ0 bị dịch chuyển 3,2 vân. Hỏi hệ vân bị dịch
chuyển theo chiều nào và độ dày của bản là bao nhiêu.

Dạng 9. Lưỡng thấu kính


Câu 1. Một thấu kính mỏng có tiêu cự f=50cm được cắt ra làm 2 phần bằng
nhau theo mặt phẳng qua trục chính. Một nguồn sáng điểm S phát ra ánh
sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5µm đặt trên trục chính cách thấu kính
khoảng d1=0,75m
1. Dịch nửa thấu kính ra xa trục chính một đoạn(một cách đối xứng)
O1O2=1mm. Tính khoảng cách 2 ảnh S1S2 của S
2. Người ta quan sát các vân giao thoa trên màn E vuông góc với trục chính
và thấy vân tối thứ 3 cách vân trung tâm 0,625mm. Tính khoảng cách từ
màn đến thấu kính.
3. Dịch nguồn S đến cách thấu kính 0,25m(vẫn trên trục chính). Hớt mỗi nữa
thấu kính một khoảng h=1,5mm tính từ quang tâm xong dán lại thành lưỡng
thấu kính(xem hình, trong đó O1 là quang tâm của nữa thấu kính trên lúc
chưa hớt và O2 là của nửa thấu kính dưới)
Tính khoảng cách 2 ảnh S1’S2’ của S và khoảng vân trên màn(màn vẫn cách
thấu kính như câu 2)

S O1
E
O2
Câu 2. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=30cm, bán kính đường rìa là
r=3,3cm. Thấu kính được cắt đôi theo mặt phẳng qua trục chính, sau đó dịch
2 nửa thấu kính 1mm theo phương vuông góc với trục chính và đối xứng qua
trục chính (HV). Một điểm sáng S phát bức xạ λ = 0,6µm đặt trên trục chính
cách thấu kính 45cm
1. Tính khoảng cách giữa hai ảnh O1
S1, S2 của S qua nửa thấu kính S H
2. Ta quan sát được hệ vân trên màn O2
(E) đặt vuông góc với trục chính và
cách thấu kính 3m (Về phía không có điểm S).
Tính khoảng cách vân, số vân sáng, số vân tối quan sát được

You might also like