You are on page 1of 16

Bộ điều tốc Tuabin thuỷ lực

Đàm Khắc Tiến - Tổng công ty Sông Đà

Trong tự nhiên có nhiều nguồn năng lượng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong các nguồn năng lượng đó phải kể đến thuỷ điện. Điều khiển nhà máy
thuỷ điện nhằm đạt được công suất tối ưu là vấn đề hết sức quan trọng.

Hệ thống Tuabin thuỷ lực:

Nước từ hồ chứa thượng lưu được dẫn vào hệ thống đường ống áp lực và buồng xoắn, tại
đây nước được gia tốc tới vận tốc rất lớn. Qua hệ thống cánh hướng, nước được dẫn vào
tuabin thuỷ lực làm quay tuabin đồng thời làm quay máy phát điện (thông thường trục
của tuabin được nối thẳng với trục máy phát). Từ đầu cực máy phát, dòng điện được tăng
áp qua máy biến áp lực và dẫn lên trạm phân phối hoà vào lưới điện quốc gia.

Tuabin thuỷ lực là một bộ phận quan trọng nhất trong nhà máy thuỷ điện, bằng sự thay
đổi tốc độ nó quyết định công suất phát của tổ máy. Là một thiết bị có cơ cấu phức tạp,
trọng lượng và kích cỡ lớn, tuabin đòi hỏi phải có độ bền cao, vận hành ổn định trong
thời gian dài (tuổi thọ vận hành 40 năm, thời gian đại tu 6 năm, trung bình vận hành 3000
giờ/năm ).

Tuabin thuỷ lực bao gồm 2 phần chính (loại tuabin Kaplan trục đứng): Roto tuabin (gồm
bánh xe công tác-BXCT được nối với trục tuabin thông qua khớp nối truyền động momen
xoắn, trục, ổ hướng và ổ chèn trục) và Stato tuabin (gồm vành đáy tuabin để đỡ trục dưới
cánh hướng, các vành làm kín, vành stato tuabin, bộ cánh hướng dòng ) và bộ ống xả,
buồng xoắn.

Tuỳ theo mực nước thượng lưu và khi tải trên lưới điện thay đổi đòi hỏi lượng điện phát
ra của nhà máy phải thay đổi phù hợp. Vấn đề đặt ra là phải điều chỉnh đồng bộ giữa độ
mở hệ thống cánh hướng nước nhằm điều chỉnh lưu lượng nước vào tuabin và điều chỉnh
góc nghiêng của BXCT, tạo cho tuabin tốc độ ổn định.
Để điều chỉnh độ mở cánh hướng người ta sử dụng các servomotor (thông thường 2
servomotor) và hệ thống xilanh thuỷ lực. Truyền động của servomotor sẽ qua hệ thống
xilanh gắn với vòng điều chỉnh, giữa cánh hướng và vòng điều chỉnh có các khớp truyền
động.

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật số, bộ điều tốc tuabin được tự động hoá
hoàn toàn có khả năng thu thập các thông số quá trình một cách liên tục, tự động điều
chỉnh ổn định quá trình vận hành.

Bộ điều tốc tuabin gồm bộ điều tốc kỹ thuật số và bộ điều tốc thuỷ lực.

Phần điều tốc kỹ thuật số:

Sơ đồ khối hệ thống điều tốc tuabin

Mỗi tuabin được cung cấp một hệ thống điều tốc tự động riêng biệt có khả năng điều
khiển tốc độ, công suất phát, lưu lượng nước vào tuabin cho phép tổ máy vận hành ổn
định, hoàn hảo ở chế độ vận hành song song với nhau và với hệ thống điện.

Bộ điều tốc kỹ thuật số được lắp trong các tủ điều khiển tại tổ máy, các thông số được
giám sát qua hệ thống SCADA ở phòng điều khiển trung tâm. Bộ điều tốc có cấu hình dự
phòng kép cả về phần cứng và phần mềm, một hệ giao tiếp tốc độ cao được thiết lập giữa
hai card xử lý đảm bảo quá trình chuyển mạch không trễ trong mọi chế độ vận hành.
Nguyên lý điều chỉnh là thuật toán PID có nhánh hồi tiếp.

Điều khiển vị trí: sử dụng thuật toán điều chỉnh PD, tín hiệu vào là vị trí thực của cánh
hướng và vòng trượt của các servomotor. Khi vận hành ở chế độ quá tải, sự giới hạn tốc
độ của cánh hướng và BXCT được đặt lên hàng đầu nhằm tránh tuabin lệch khỏi vị trí tối
ưu. Điểm đặt vị trí của BXCT được tính toán dựa theo điểm đặt vị trí cánh hướng và giá
trị cột nước.
Điều khiển giới hạn độ mở: độ mở giới hạn có thể được điều chỉnh trong khoảng -5 đến
105%.

Điều khiển vận tốc: sử dụng thuật toán điều chỉnh PID có phản hồi, giá trị đặt của bộ
điều khiển vận tốc có thể được điều chỉnh trong khoảng 90 đến 110%. Dải tần số chết có
tác dụng trong suốt quá trình vận hành song song và có thể điều chỉnh được. Bộ điều
chỉnh PID sẽ xác định điểm đặt cho servomotor điều khiển cánh hướng bằng cách tính
toán sự sai lệch giữa giá trị đặt và tốc độ thực tế. Hàm truyền của bộ điều khiển khi bỏ
qua hiện tượng trễ vi sai:

Kp: Hệ số tỷ lệ

Tn : Thời gian tích phân.

Td : Thời gian vi phân.

bp: độ dốc của đặc tính tốc độ

Khi bp » 0:

Điều khiển độ mở cánh hướng: giá trị đặt có thể được điều chỉnh trong khoảng -5 đến
105%, chế độ vận hành của bộ điều khiển này chỉ có thể được lựa chọn khi tổ máy vận
hành ở chế độ song song, trong các chế độ khác điểm đặt của độ mở sẽ là độ mở thực của
cánh hướng.

Điều khiển lưu lượng: giá trị đặt có thể được điều chỉnh trong khoảng -5 đến 105%. Lưu
lượng thực tế được tính toán từ cột nước, vận tốc tuabin, vị trí của cánh hướng và BXCT.
Bộ điều khiển sử dụng thuật toán PI, xác định giá trị đặt cho vị trí của servomotor cánh
hướng bằng cách tính toán sự khác nhau giữa giá trị đặt và lưu lượng thực tế. Hàm truyền
của bộ điều khiển có dạng:

Điều khiển mực nước: giá trị điểm đặt đã được xác định trước, nó chỉ có thể được xác
định lại thông qua các thiết bị đầu cuối, bảng vận hành hay giao diện thông tin. Bộ điều
khiển sử dụng thuật toán PI.
Một số thông số của bộ điều tốc:

- Chuẩn giao diện: RS232, RS485, Ethernet.

- Dải tốc độ chết : £ 0.02%

- Dải tần số đo được ứng với tốc độ : 1.2 ¸10000Hz.

- Thời gian chết : £ 0.2s

- Độ ổn định tốc độ : £ 0.3%

- Độ ổn định công suất : £ 0.4%

- Hệ số tỷ lệ Kp: 0 ¸500.

-Thời gian tích phân Tn : 0.05 ¸5000s.

- Thời gian vi phân Td : 0 ¸10s.

- Độ dốc của đặc tính tốc độ bp: 0 ¸10%.

- Thời gian mở cánh hướng có thể điều chỉnh : 10 ¸1000s.

Các tính năng tự động hoá của bộ điều tốc:

- Điều chỉnh vị trí các cánh hướng đồng bộ với điều chỉnh độ nghiêng của BXCT.

- Giám sát và kiểm tra tốc độ, lưu lượng.

- Điều chỉnh việc chọn nhanh mức tải.

- Vận hành đa nhiệm theo thời gian thực.

- Giao diện Ethernet chuẩn với hệ thống SCADA.

- Giao diện HMI tại phòng điều khiển và tủ điều khiển tại chỗ.

- Ghi và thông báo các sự kiện trong quá trình vận hành.

- Bảo vệ điện một chiều các Module I/O, kiểm tra cao tần hệ thống.

Phần điều tốc thuỷ lực:

Bộ điều tốc thuỷ lực gồm bể chứa dầu, van trượt điều khiển chính, máy bơm trục vít, bộ
lọc, các sensor đo mức và nhiệt độ.
Bộ tác động điện thuỷ lực biến đổi các tín hiệu từ bộ điều khiển kỹ thuật số thành các đại
lượng cơ tương ứng. Bộ khuếch đại thuỷ lực gồm có van động và van phân phối chính
nối hệ thống ống dầu áp lực với servomotor của cánh hướng và hệ thống cấp dầu áp lực.
Hệ thống dầu có áp lực 4.0¸6.3MPa.

Hệ thống khí nén cung cấp cho bình tích áp, cân bằng áp lực hệ thống.

Với hệ thống van, thời gian tác động được giới hạn tương ứng với đòi hỏi của sự thay đổi
tốc độ. Ngoài ra còn có một van trượt điện từ độc lập để dừng khẩn cấp tuabin bằng cách
tác động để servomotor đóng khẩn cấp các cánh hướng mà bỏ qua các tín hiệu từ bộ điều
khiển.

Các thiết bị đo:

- Đầu đo lưu lượng theo phương pháp Witer-Kennedy.

- Đo áp suất vi sai tại buồng xoắn

- Công tắc giới hạn và cảnh báo sự đồng bộ giữa các cánh hướng.

- Đo vị trí vành điều chỉnh hay độ mở cánh hướng.

- Đo áp suất xilanh và nhiệt độ dầu áp lực.

- Đo độ lệch trục của Tuabin.

Ngoài ra còn có các hệ thống đo khác đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, ổn định.
31-10-2006, 10:35 AM
Làm thế nào phát theo công suất định trước?

Để phát theo công suất định trước, người ta thường thực hiện một trong các cách sau:

1/. Điều chỉnh trực tiếp tần số đặt của máy phát. Tăng tần số đặt --> tăng công suất. Đến
khi nào công suất đạt được mong muốn. Cách này sử dụng với các máy có bộ điều tốc
không phức tạp lắm.

2/. Đối với các máy có bộ điều tốc phức tạp, thường có mạch đo lường công suất. Đặt
trươc một công suất, máy sẽ nhìn cống suất đặt, và nhìn công suất thực. Từ sai biệt sẽ cho
ra tín hiệu tăng hay giảm tần số đặt.

Tuy nhiên, dù cả 2 cách, cũng cần có bộ điều chỉnh droop.

Khi các máy nối song song với nhau, hay nối chung vào lưới, độ droop sẽ có tác dụng gì?

Nếu tải bình thường và tần số ổn định thì chẳng có tác dụng gì rõ rệt. Mỗi máy sẽ được
đặt một công suất nào đó.

Thí dụ,
Máy 1 có công suất định mức 33 MW, được đặt ở 20MW (60% tải định mức).
Máy 2 có công suất 66 MW, cũng đặt ở 40MW ứng với 60% định mức.
Nếu ta chỉnh độ droop của máy 1 là 4%, và máy 2 là 8%:

Nhưng khi có thay đổi tần số thì lại khác.

Khi tần số giảm 1% thì:


Máy 1 sẽ tăng công suất lên 1% /4% =0,25 công suất định mức, nghĩa là tăng khoảng
8MW
Máy 2 sẽ tăng công suất lên 1%/8% = 0,125 công suất định mức, nghĩa là cũng tăng
khoảng 8MW.
Như vậy ta thấy 2 máy đáp ứng khác nhau, máy 1 phải tăng quá nhiều so với công suất
của nó.

Nhưng nếu ta chỉnh độ droop của cả 2 máy bằng nhau, thí dụ cùng bằng 4%, thì khi tần
số thay đổi, cả 2 máy cũng sẽ thay đổi công suất theo tương ứng với nhau. Máy lớn thay
đổi nhiều, máy nhỏ đổi ít.

Như thí dụ trên, máy 1 sẽ tăng 8MW, và máy 2 sẽ tăng 16 MW.

Lý luận trên được áp dụng khi nối vào một hệ thống vô cùng lớn.
Tuy nhiên trong hệ thống, ít khi nào người ta chỉnh các máy có cùng độ droop như nhau.
Các máy có công suất lớn, máy đời mới, máy có thể thay đổi công suất dễ dàng thường
được chọn độ droop thấp, để dễ đáp ứng theo tần số hơn.
Các máy có công suất thấp, đời cũ, thay đổi công suất chậm chạp, thường được chọn độ
droop cao hơn, để ít nguy hiểm cho máy hơn.

Đối với các máy nối song song và không nối vào lưới: Khi tần số thay đổi các máy cũng
sẽ thay đổi công suất. Nhưngkhi các máy thay đổi công suất thì tần số lại được cải thiện.
Như vậy mỗi khi có biến động về tải, cuối cùng các máy sẽ trở về một trạng thái cân bằng
nào đó, với một trị số gia tăng công suất nào đó.

Trong trường hợp này, cách chọn độ droop cũng như trên. Còn nếu không tính toán gì cả,
thì có thể độ droop của 2 máy chênh lệch nhau quá lớn, một máy sẽ lãnh đủ, và một máy
cứ ì ra đó.
Còn nếu đặt máy ở chế độ Isolate, độ droop ~0, thì chuyện phân bố công suất theo kiểu
trời ơi là điều không tránh khỏi.

Tuy nhiên, nếu các bộ điều tốc của các máy không thể chỉnh độ droop được (các máy rẻ
tiền, hoặc bộ điều tốc quá cũ, hoặc quá đơn giản) thì bắt buộc nên có một bộ điều chỉnh
phân chia tải.

Các nhà máy khi phát vào lưới thường giữ một công suất cố định. Trường hợp này, các bộ
điều tốc được chuyển sang chế độ "không điều tốc gì cả". Có máy gọi là chế độ "load
limit". Chế độ đó thường là chế độ thủ công, Fix trị số đặt cố định cho cơ cấu thừa hành
cuối cùng. Thí dụ như với Tua bin hơi, thì đó là vị trí của bộ van hơi đầu vào Tua bin (có
thể lên đến 6, 7 van hoặc hơn, sử dụng Cam điều khiển bằng thủy lực). Đối với Tua bin
khí, thì cố định lưu lượng dầu hoặc khí đốt dẫn đến Tua bin. Đối với máy Diesel thì cố
định tay gas, và các tua bin nước thì cố định độ mở van nước như bạn nói....

Thực tế ra, mỗi loại Tua bin có một đặc tính tải khác nhau: tải tối thiểu, tải tối đa, và tải
tối ưu.
Khi điều hành hệ thống, Trung tâm điều độ hệ thống điện thường yêu cầu các nhà máy
phát chạy theo các kiểu như sau:

Tua bin khí chạy dầu: giá thành cao, tốc độ khởi động nhanh, chỉ chạy phủ đỉnh. Khi
thiếu điện, khởi động máy là chạy tối đa luôn. Khi đó bộ điều tốc không làm việc ở chế
độ điều chỉnh theo tần số, mà chuyển hẳn sang chế độ điều chỉnh nhiệt độ khí thoát.
Nghĩa là chỉ giảm lượng dầu khi các thông số nhiệt bị vi phạm. Đôi khi, cũng được yêu
cầu chạy công suất cố định nào đó. Nhưng thường các Tua bin khí có hệ thống điều tốc
khá hiện đại, nên điều khiển theo kiểu vòng kín, hồi tiếp công suất qua bộ chuyển tín
công suất, hoặc qua trị số đặt cho lưu lượng dầu.

Tua bin khí chạy khí, giá thành thấp, ngoài ra lại còn phải cung cấp nhiệt dư cho lò hơi
phía đuôi, nên thường chạy nền. Đã chạy là chạy liên tục, tăng tải tối đa, cũng chạy theo
chế độ điều chỉnh nhiệt độ khí thoát. Công suất của máy phát đuôi hơi phụ thuộc vào
nguồn nhiệt dư của Tua bin khí, nên không điều chỉnh gì lớn.

Nhiệt điện chạy than, giá thành khá thấp, và nhiệu điện dầu, giá thành khá cao, nhưng nói
chung là do quán tính nhiệt lớn, nên cũng thường được yêu cầu chạy công suất cố định.
Các nhà máy thừong thích chạy ở công suất khoảng 85% mã, ở đó là suất tiêu hao nhiên
liệu thấp nhất. Nhưng thường thì không được như vậy.

Thủy điện lớn, thường dễ dàng điều chỉnh công suất nhất, giá thành rẻ nhất, nhưng phải
tích nước ở đầu mùa mưa, và tiết kiệm nước ở cuối mùa khô, nên có phương thức vận
hành khá phong phú, thường được giao cho nhiệm vụ điều tần. Nhưng cũng thường được
yêu cầu chạy công suất cố định.

Các nhà máy nhiệt điện cổ, ngày xưa rất thường được đưa vào điều tần, nhưng bây giờ lại
hay được yêu cầu chạy cố định, hay chạy nền, do không còn tác dụng gì nhiều trên hệ
thống lưới phát triển quá nhanh.
auto24
31-10-2006, 10:42 AM
Vậy thì chắc các bạn sẽ thắc mắc, tại sao các máy phát đều có chức năng đó, mà chúng ta
không sử dụng hết?

Có lẽ là do 1 số lý do như sau:

Lý do thứ 1: vấn đề quan hệ cung cầu.

Một hệ thống điện ổn định thừong phần cung phải cao hơn phần cầu đôi chút, có thể là
15%, có thể hơn, tùy quan điểm mỗi nước. Như vậy trong hệ thống luôn tuôn có một số
lượng nguồn dự trữ.

Giả sử như nếu yêu cầu một nhà máy chạy 150 MW, nhà máy đó có thể điều 4 máy, mỗi
máy 50 MW, chạy ở 37,5 MW. Vậy 4 máy đó còn dự trữ 50MW. Điều này sẽ kinh tế hơn
chạy 3 máy, mỗi máy 50 MW đầy tải.
Chạy 4 máy, mặc dù thêm phần nhiên liệu khởi động cho 1 máy, nhưng cả 4 máy đều làm
việc ở vùng có hiệu suất cao nhất (suất tiêu hao nhiên liệu thấp nhất).
Hơn nữa làm việc ở mức tải như thế này, máy sẽ có độ ổn định nhiệt tối ưu. Tuổi thọ sẽ
được giữ ở mức dài nhất.
Ưu điểm khác nữa là các máy này có thể tham gia vào điều tần. Mà trong hệ thống, nếu
càng nhiều nhà máy tham gia vào điều tần thì tần số của hệ thống càng ổn định. Hiện nay,
nếu các bạn xem ở các máy tự ghi tần số của bất kỳ nhà máy nào, các bạn cũng thấy tần
số lưới của chúng ta còn dao động ở biên độ lớn lắm.
Và chỉ khi nào tham gia vào điều tần, thì các hệ thống trên mới phát huy tác dụng. Còn
nếu chạy công suất cố định, hoặc min, hoặc max thì chẳng có gì để nói.

Trong khi đó, ở Việt Nam, thường xuyên bị thiếu điện. Đầu tư các nhà máy điện vốn rất
lớn, thu hồi vốn chậm. Tiến độ thi công khá lâu. Vì thế chỉ có nhà nước, và các công ty
vốn cực mạnh, muốn làm ăn lâu dài mới đủ sức đầu tư. Trong khi đó tải tiêu thụ thì càng
ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt. Với tình trạng cung không đủ cầu như trên thì sử
dụng phương thức như trên là hợp lý nhất.

Lý do thứ 2: tiêu chuẩn về chất lượng điện. 2 tiêu chuẩn chủ yếu là tần số và điện áp.
Tiêu chuẩn của ta tương đối không ngặt nghèo như một số nước trên thế giới. Cũng là để
phù hợp với tình trạng mất cân đối cung cầu như hiện nay.
Lý do thứ 3: mất cân bằng về tuổi đời các máy phát điện:Khi trong hệ thống có cả các
máy đời rất mới, rất hiện đại, thì vẫn còn tồn tại những máy rất cũ, lạc hậu. Nếu các máy
này được đưa vào điều tần, thì với độ droop rất lớn, có thể trên 16% như các tua bin hơi
đời cũ, thì mức độ và tốc độ đáp ứng rất kém. Mức độ đáp ứng có thể tạm cải thiện bằng
phương pháp điều tốc thủ công. Vận hành viên theo dõi tần số lưới, và điều chỉnh công
suất phát. Nhưng tốc độ đáp ứng thì rõ ràng là quá chậm.

Chính vì thế, nên ngày xưa, khi các máy điện cổ điển ở miền nam phải tham gia điều tần,
thì phải có thiết bị riêng bên ngoài để theo dõi công suất các máy, tần số lưới, và xuất ra
các tín hiệu gởi đến governor từng máy.

Và cũng chính vì chẳng sử dụng đến chức năng này, nên cũng chẳng có cách tính toán
chỉnh định thống nhất cho toàn công ty.
Tuy nhiên, sau này, nếu hệ thống điện của chúng ta dần dần ổn định hơn, thì các chức
năng này sẽ được sử dụng tối đa. Khi đó có lẽ sẽ có những bộ phận ngồi tính toán cài đặt
thống số cho từng máy, sao cho có lợi nhất về chất lượng điện, phù hợp nhất với tính chất
từng máy, và nâng hiệu quả lên cao nhất.

Các bộ điều tốc của các động cơ sơ cấp kéo máy phát thường được thực hiện theo kiểu vô
sai. Đầu ra thường là một khâu tích phân. Nếu đầu ra không phải là khâu tích phân thì
người ta sẽ biến nó thành một khâu tích phân bằng cách lắp đặt thêm một khâu hồi tiếp vi
phân. Thí dụ như lấy vi phân của lưu lượng dầu đưa về khống chế bộ điều chỉnh tần số.
Hoặc các bộ điều tốc hợp bộ với MP có thể lấy vi phân của chính công suất máy phát.
Các bộ điều tốc kiểu cổ điển dùng hệ thống thủy lực thường không hồi tiếp vi phân, mà
thực hiện luôn khâu tích phân kiểu Xy lanh và Pis ton có lỗ tiết lưu.

Các khâu tích phân này thường là thay đổi được. Đối với các bộ điều tốc điện tử, thì còn
có thể thay đổi riêng biệt biên độ và góc pha. Các bộ điều tốc cơ khí thì đơn giản thay đổi
biên độ bằng cách điều chỉnh cánh tay đòn, hoặc điều chỉnh một đường tiết lưu bypass lỗ
tiết lưu trên Pis ton.

Thay đổi khâu tích phân này sẽ làm thay đổi tốc độ đáp ứng của công suất máy phát theo
tần số.

Đối với các máy nối với lưới, hoặc nối song song, thì tùy theo từng thể loại người ta sẽ
điều chỉnh phối hợp các tốc độ đáp ứng các máy với nhau, phối hợp theo quán tính nhiệt,
quán tính cơ, và phối hợp theo độ dốc của từng máy.

Điều này bảo đảm khi lưới có những thay đổi đột ngột, thì các máy sẽ phối hợp với nhau
nhịp nhàng, để đáp ứng với lưới, mà không sợ bị mất ổn định, máy này phát ra quá nhiều,
máy kia thu vào hoặc không đáp ứng.
Công suất vô công.

Công suất vô công của MPĐ, được thể hiện bằng góc lệch phase giữa dòng điện và điện
áp. Nguyên nhân sâu xa của nó lại là do góc lệch giữa từ trường của Ro To và từ trường
quay của Stator (E và U, I). Mà chủ yếu vẫn là do độ lớn của từ thông Rô to.

Như vậy, một máy phát phát ra trên lưới bao nhiêu, chủ yếu là do dòng điện kích từ. Điều
chỉnh dòng điện kích từ có thể điều khiển được công suất vô công phát ra trên lưới.

Trong một máy phát hoạt động độc lập, bộ điều áp sẽ điều chỉnh điện áp theo một trị số
chính xác. Tùy thuộc vào nhu cầu hữu công và vô công của tải, bộ điều áp sẽ cho ra dòng
điện kích từ đủ để đáp ứng được công suất đó, và giữ điện áp ổn định.

Khi máy phát nối vào lưới, tình hình cũng như ôộ điều tốc và công suất hữu công.

Nếu U lưới bị thấp hơn điện áp đặt của bộ điều áp, dòng kích từ sẽ tăng, và tiếp tục tăng
cho đến khi đủ. Nhưng vì máy có công suất nhỏ so với lưới vô tận nên dù có tăng kích từ
lên hết cỡ, vẫn không cải thiện được bao nhiêu điện áp. Kết quả là máy sẽ bị quá kích từ,
quá công suất vô công.

Trường hợp ngược lại nếu U thấp, máy sẽ bị giảm kích từ quá mức.

Nếu 2 máy nối song song với nhau, và cùng nối vào lưới, sẽ có tình trạng một máy phát
vô công quá mức, trong khi máy kia thu vào quá nhiều.

Để cải thiện tình trạng này, bộ điều áp luôn có một bộ phận phân tích dòng kháng và đưa
vào hiệu chỉnh lại dòng kích từ. Việc hiệu chỉnh được đặt ra sao cho máy có độ dốc y hệt
như bộ điều tốc. Tứ là cũng có một độ dốc, một trục là điện áp lưới, và trục kia là công
suất vô công.

Bộ phận này trong bộ đêều thế hơi khác với bộ điều tốc, ở chỗ ngoài việc nó có thể điều
chỉnh độ dốc từ 1 trị số % nào đó khi nối lưới (còn gọi là droop) hoặc giữ cố định (flat)
nó còn có thể điều chỉnh được độ dốc dương (boost).

Độ dốc dương mục đích để bù trừ lại trở kháng ngắn mạch của máy biến áp tăng áp nối
với máy phát. Ngoài ra, khi máy phát hoạt động độc lập, độ dốc dương sẽ bù trừ cho sụt
áp trên đường dây đến một khoảng cách nào đó. Nhờ đó, nó có thể giữ điện áp ở một
điểm cách xa máy phát ổn định, trong khi tín hiệu dòng và áp lại lấy ở ngay đầu cực máy
phát.

Cách nào để các bộ điều thế, kể cả những bộ điều thế rất xưa vẫn làm được nhiệm vụ
trên.

Thông thường, các bộ điều thế cho máy phát điện có rất nhiều chức năng: Điều chỉnh
điện thế theo 1 điện thế chuẩn, giới hạn dòng kháng thiếu kích thích, giới hạn tỷ số U/f
khi khởi động và khi có sự cố, cường hành kich thích khi lưới bị sụt áp quá mức, chuyển
đổi giữa mạch điều chỉnh thủ công và điều chỉnh tự động... và có cả mạch bù dòng kháng
để tạo độ dốc theo ý muốn.

Phần cơ bản nhất mà bộ điều thế nào cũng có, đó là điều chỉnh điện thế theo 1 điện thế
chuẩn. Mạch điện làm việc theo nguyên tắc điều khiển hồi tiếp. điện thế ra của máy phát
điện được đưa qua máy biến thế đo lường, giảm áp xuống theo tỷ lệ và so sánh với một
điện thế chuẩn. Đầu ra của bộ so sánh sẽ đi điều khiển các mạch công suất và cuối cùng
là điều chỉnh kích từ.

Ta thấy Ump = A (du) = A (Ump - U chuẩn)


trong đó
Ump là ảnh của điện thế máy phát
A là độ lợi của toàn mạch.
Nếu A vô cùng lớn, ta có thể thấy dU --> 0

Hay: Ump = U chuẩn.

Tuy nhiên, nếu trong mạch so sánh điện thế, ta cộng thêm vào một tín hiệu tỷ lệ với dòng
điện thì tín hiệu đưa vào mạch so sánh sẽ bằng: Ump + k(Imp)

Ump + k(Imp) = U chuẩn.
Hay: Ump = U chuẩn - k I
Nếu ta cho k là 1 số phức sao cho thành phần cộng thêm vào sẽ chỉ là thành phần dòng
kháng thì:

Ump = U chuẩn - k.I kháng = U chuẩn - k'. Q

Vẽ hàm trên trong hệ tọa độ Q, U ta sẽ được một đường bậc nhất giống hệt như đường f,
P mà QT đã có dịp nói trong những bài trước.

Để có k' thích hợp, người ta cho dòng điện thứ cấp của biến dòng đo lường rơi trên một tổ
hợp LC nối tiếp với nhau, và cộng vào với tín hiệu điện thế.
Muốn cho đặc tuyến trên không đi xuống, mà phải đi lên, người ta chỉ cần đảo chiều
dòng điện (đảo lại cách nối dây từ biến dòng ra).
Thông thường, khi máy hoạt động độc lập, mà tải ở gần máy, người ta cho k =0. Nghĩa là
đặc tuyến nằm ngang. Nếu tải ở xa máy phát, người ta điều chỉnh cho đặc tuyến dốc lên.
Khi máy hoạt động song song với các máy khác, có hoặc không nối với lưới, người ta
điều chỉnh dốc xuống, sao cho các máy có cùng độ dốc với nhau. Như vậy bảo đảm khi
điện thế thay đổi các máy sẽ thay đổi Q tương ứng với khả năng của nó. Sẽ không có tình
trạng máy này phát quá nhiều trong khi máy kia thu Q vào.
Tuy nhiên, đa số các máy phát điện nối lưới thường không nối song song, mà theo tổ hợp
máy phát - máy biến thế. Lúc đó, người ta lại cần phía cao thế của máy biến thế nối với
từng máy phát có độ dốc giống nhau. Chất lượng điện thế của khu vực tùy thuộc vào độ
dốc này.
Tới đây, ta gặp phải vấn đề tổng trở máy biến thế.
Theo những thiết kế ngày trước, tổng trở biến thế máy phát thường được thiết kế khoảng
10%. Công suất máy biến thế xấp xỉ gần bằng công suất máy phát. Như vậy khi mang tải
định mức, đầu ra của máy biến thế sẽ bị sụt áp đi 10% so với đầu vào.
như vậy, khi chưa làm gì trong bộ điều thế, bản thân hệ MP - MBA đã có độ dốc xấp xỉ
10 %. Độ dốc này khá lớn, làm cho chất lượng điện thế tai khu vực rất xấu.
Để giảm độ dốc này xuống khoảng 4% để máy phát đáp ứng tốt hơn với điện thế, người
ta phải tính toán sao cho độ dốc của máy phát dốc lên, với độ dốc là 6%, để phối hợp với
10% của biến thế.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu các máy phát nối song song với nhau, mà độ dốc của các
máy phát chưa đáp ứng được vấn đề phân chia công suất vô công, người ta có thể tăng
cường bằng cách đưa dòng của máy này về pha trộn với dòng của máy kia và ngược lại,
trước khi nối vào mạch so sánh điện áp.
Cách làm này tính toán sẽ phức tạp hơn, nhưng sẽ cho ra kết quả tốt hơn, và không làm
sụt giảm điện áp do độ dốc đã được chỉnh về 0.

Hiện nay ta thấy chất lượng điện thường khá thấp. Lý do là các máy biến áp mới lắp đặt
thường được tính toán với tổng trở ngắn mạch khá lớn, có máy đến 18%. Điều này có lợi
cho tính an toàn của hệ thống vì dòng ngắn mạch giảm xuống, nhưng lại không có lợi về
chất lượng điện năng.

Với tổng trở lớn như vậy, nên việc điều phối vô công trong hệ thống thường không được
thực hiện tự động, mà phài thực hiện thủ công, do A0 phát lệnh.
Hình 2: Đo lường tại cửa nhận nước

4. Bộ chuyển đổi đo lường chênh áp lưới chắn rác.

5. Đo mức nước thượng lưu.

6. Cảm biến đo áp suất lưới chắn rác.


Hot line
Phone: (+84-08) 2932.662
Fax: (+84-08) 2932.663

HP: (+84)913716770

Email: info@daviteq.com

Online:
Tin tức mới nhất

Sản phẩm mới


Bộ dẫn động
bằng piston

Bộ dẫn động
màng

Van Teflon
block

Van bi

Van bướm

Van V-notch

Web link

Hits 000010608

You might also like