You are on page 1of 12

1.

Đề tài:
Theo dòng văn học trung đại, Nguyễn Khuyến đã kế thừa truyền thống của
các nhà nhà thơ trước đi tìm nguồn cảm hứng sáng tác thơ ca của mình từ
cuộc sống bình dị. Thơ văn trung đại trong giai đoạn trước thường mang âm
hưởng hào hùng, có tính trang trọng trang nhã. Nhưng khi đến Nguyễn
Khuyến thì yếu tố cổ kính đó đã dần bị phá vỡ. Nguyễn Khuyến mạnh dạng
đưa những bè rau muống, những dậu mồng tơi, cây chuối, cây đa, con trâu,
con lợn…..vào những vần thơ mượt mà của mình. Theo dòng chảy đó,
Nguyễn Khuyến trên cơ sở kế thừa đồng thời sáng tạo ra những nét độc đáo
riêng của mình. Cụ cũng lấy đề tài từ cuộc sống, cũng đi từ cái lớn lao đến
cái nhỏ nhặt. Đối với cụ những việc bình thường, cỏn con nhất của đời sống
sinh hoạt hằng ngày cũng làm cho cụ rung động, cảm xúc chẳng hạn: Bạn
đến chơi nhà, mừng ông lão hàng thịt, mất mùa, thầy đồ ve gái goá, đĩ cầu
nôm, nước lụt hà nam, than nợ, lụt hỏi thăm bạn….nó đã hẹ nhàng đi vào
thơ cụ. So với các nhà thơ trước thì đề tài Nguyễn Khuyến chọn thì có phần
tinh tế hơn, gần gủi với cuộc sống nhân dân lao động hơn. Nếu nói đề tài
thơ của Nguyễn Khuyến mới mẽ so với các thi hân trung đại giai đoạn
trước thì chưa chưa thật chuẩn xác. Bởi lẽ cụ Nguyễn Khuyến cũng thật sự
chưa thoát ly khỏi quy luật tả cảnh ngụ tình của lối thơ trung đại. Trong bất
kì một bài thơ phản ánh hiện thực nào cụ cũng lồng cái hình của bản thân
mình vào đấy. Chẳng hạn bài nược lụt hà nam:
Quan mễ Thanh liêm đã lỡ rồi,
Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi
Gạo dâm ba bát cơm còn kén,
Thuế một vài nguyên dáng vẫn đòi.
Tiếng sáo vo ve chiều nước vọng
Chiếc thuyền len lỏi bóng trăng trôi.
Đi đâu cũng thấy người ta nói,
Mười chín năm nay lại cát bồi.
Tuy bài thơ miêu tả thực lại cảnh nược lụt của vùng quê Hà Nam nhưng
qua đó ta vẫn cảm nhận được sự đòng cảm, sẽ chia của tác giả trước cảnh
nhân dân vất vả, khổ cực vì nược lụt. Hay tác giả phản ánh hiện tượng xã
hội thì cũng không diển tả lại một cách vô cảm mà kèm theo tính triết lí,
giáo dục:
Con gái đời này, gái mới ngoan
Quyết lòng ẩu chiến với Tây quan.
Ba vuông phất phới cờ bay dọc
Một bức tung hoành váy xoắn ngang.
Trời đất khó thương chàng bạch quỉ
Giang san riêng sướng ả hồng nhan
Nghĩ rằng thân ngán trai thời loạn,
Con gái thời nay, gái mới ngoan!
Nói như thế không có nghĩa là chúng ta phải phủ nhận những giá trị sáng
tạo, mới mẽ trong trong đề tài thơ Nguyễn Khuyến. Mà chúng ta phải thừa nhận
rằng việc miêu tả cuộc sống chân thực đó đã đánh dấu sự phát triển trong tư duy
nhận thức và phản ánh hiệ thực của nhà thơNguyễn Khuyến. Chính sự phát triển
này phù hợp với quy luật phát triển tiến trình văn học. Nó mang đến cho văn học
một cái nhìn tổng quát hơn, khách quan hơn, sát với cuộc sống đời thường hơn.
Văn học phản ánh cuộc sống chân thật, sống động. Vì thế mà những ngõ ngách
cuộc sống mới được phơi bày trong các tác phẩm văn học xem đấy như là một
hiện tượng thường gặp của cuộc sống hằng ngày.
Do đó, việc lựa chọn đề tài phản ánh trong thơ văn Nguyễn Khuyến có một
bước tiến lên so với giai đoạn trước và phù hợp với tiến trình phát triển của văn
học và xem đây cũng là một đóng góp riêng, một bước đi mới của thơ văn Nguyễn
Khuyến.
2. Nghệ thuật tả cảnh:
Có lẽ việc chọn đề tài gần gủi với đời sống hằng ngày đã góp phần cho thơ
Nguyễn Khuyến trở nên mộc mạc, thôn quê hơn. Nhưng bên cạnh tính giản dị dơn
sơ vẫn toát lên vẽ độc đáo, đặc sắc trong cáh miêu tả bức tranh thiên nhiên của
Nguyễn Khuyến.
Cụ Nguyễn là một nhà nho sinh ra trong thời thế loạn lạc, là một con người
có tài có đức nhưng đành bất lực trước thời cuộc. Chính cuộc bất nản cuộc sống
quan trường mà đành lui về sống ẩn dật để giữ tiết danh. Trong cuộc đời cujcos
khoản thời gian khá dài gắn bó với cuộc sống “ao đầy ruộng cả”, một cuộc sống
nhân tản chan hòa ở thôn quê. Và đấy cũng là điều kiện giúp cụ có cơ hội hòa
mình vào cảnh ruộng đồng, cảnh hội hè đình đám, cảnh nghèo khó của nhân dân.
Chính sự gần giủ mà đã giúp cụ có cái nhìn tinh tế hơn, sâu sắc hơn về cuộc sống.
Do đó, bất kì một đề tài giản dị nào, một bức tranh thiên nhiên nào không trở nên
đơn diệu, thô thiển trước con mắt của nghệ sĩ tài năng này. Điều đó thể hiện qua
việc chọn lựa những chi tiết nghệ thuật, đặc sắc, độc đáo. Bởi lẽ thiên nhiên, cuộc
sống muôn màu muôn vẻ, có lắm những cảnh trí, có những đường nét đa dạng,
phức tạp. Do đó, muốn truyền tải vào nội dung bài thơ ngắn gọn xúc tichsthif đòi
hoirnguwowif nghệ sĩ phải có một cái nhìn tinh tế, nhạy bén để chọn lọc những chi
tiết nào tiêu biểu nhất. Điều ấy được minh chứng qua chùm thơ của Nguyễn
Khuyến. Trong bài “Thu điếu” tác giả viết:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biết theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẻ đưa vèo
Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gói, buông cằn lâu chẳng được,
Cá đâu đóp đọng dưới chân bèo.
Đây là bứ tranh mùa thu của làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Một bài thơ vẻn
vẹn chỉ tám câu mà đã khắc họa lên một khung cảnh trời thu bao la, rộng lớn.Bức
tranh cuộc sống thật bình yên, vắng lặng tưởng chừng như tranh vẽ. Cái tài ở đây
tác giả đã chọn lọc những chi tiết nghệ thuật đặc trưng: “Ao thu nước trong veo”,
“Ngõ trúc quanh co”, “lá vàng”, “Tầng mây lơ lững”…..Những chi tiết đã vẻ nên
bức tranh thu Bắc Bộ với cảnh “ao liền ao”, tiết trời trong xanh, không khí vắng
vẻ. Nhưng bức tranh ấy không có vô hồn mà ngược lại đậm chất tình cảm của nhà
thơ. Có hòa mình vào thiên nhiên thì mới lắng nghe được tiếng “lá vàng trước gió
khẻ đưa vèo”. Chỉ với chi tiết nghệ thuật này lột tả hết được tài năng quan sát và
khả năng cảm nhận tinh tế của nhà thơ mà thôi. “Lá vàng trước gió khẻ đưa vèo”
một âm thanh tưởng chừng như không có nhưng chính âm thanh đó làm nổi bậc
cái yên tĩnh, tĩnh lặng của bức tranh thu đặc sắc, độc đáo là ở chổ ấy.
Những bức tranh thiên nhiên mà Nguyễn Khuyến miêu tả điều có căn bản ở
sự thật và tác giả dùng vài nét chấm phá nghệ thuật để mang đến bức tranh đó một
vẽ đẹp đơn giản, trong trẻo nhưng cũng không kém phần lung linh:
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
_______________________
Lân ao lóng lánh bóng trăng loe
Da trời ai nhuộm mà da xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy,
Đọ năm ba chén đã say hè.
(Thu ẩm)
Thơ cụ dường như nhắt đến nghệ thuật tả chân nhưng ta không thể gán cho
cụ là tả chân để vịnh cảnh mà ngược lại cụ tả cảnh mà ngược lại cụ tả cảnh bằng
sự cảm nhận của thi nhân bao giờ cũng chan hòa, đồng cảm với thiên nhiên như
chính hơi thở của mình. Ta dã thấy rằng trong khi làm thơ không những cụ chỉ để
chao năng khiếu nghệ thuật làm việc mà còn để cho tâm hồn rung động, tình cảm
của cụ bàng bạc trong cảnh làm cho cảnh như nhóm nhẹ màu sắc của tâm hồn:
“lưng dậu phất phơ……………..hoe”. Trái tim nhà thơ lúc này đã trãi rộng cùng
với thiên nhiên để thưởng thức những nét đẹp thanh túy của “Làng ao lóng lánh
___________” nét đẹp mộc mạc đơn sơ nhưng không kém phần lãn mạn. Trong
mõi bài thơ tả cảnh là một bức tranh lại mang một vẽ đẹp riêng không hòa lẫn
nhau. Cả bài thứ ba là “Thu vịnh” cũng nói về cảnh trời thu nhưng nét đẹp của bức
tranh thứ ba này có phần hoàn chỉnh hơn:
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hui
Né biết tông những tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng tren không ngỗng nẽ nào
Nhân __ cũng vưa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.”
(Thu vịnh)
Thật đẹp đẽ và ý dị biết bao khi đọc câu thơ “ Né biết tông những tầng khói
phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào”. So với hai bài thơ thu trước bài thơ này ta
thấy thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến không còn là một bức tranh đứng yên.
Ta cảm nhận được thiên nhiên cũng đang chủ động háo hức với cuộc sống thực tại,
giữa nhà thơ và cảnh vật có sự giao cảm, đồng cảm lẫn nhau. Như vậy qua ba bức
tranh thu của Nguyễn Khuyến đã lột tả được tài năng miêu tả thiên nhiên cũng như
khả năng chọn lựa chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mình. Cũng là đề tài mùa thu
nhưng Nguyễn Khuyến cảm nhận sắc trời vào thu bằng khả năng riêng của mình.
Chính điều đó cũng góp phần tạo nên phong cách riêng trong thơ Nguyễn Khuyến.
Về phương diện cấu trúc của một bài thơ tả cảnh Nguyễn Khuyến thật sự
chưa thoát ly hết cái lối thơ cổ truyền, đó là cách sắp xếp bức tranh không theo
một trật tự hất định mà miêu tả theo cảm hứng và diển ------ của tình cảm. Trong
bài thơ “Thu điếu” chẳng hạn ” Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biết theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẻ đưa vèo”.
Tầm quan sát của tác giả lúc đầu là những cảnh vật xung quanh, dưới bầu
trời nhưng sau đó lại hướng tầm nhìn của mình lên vũ trụ bao la ”Tầng mây lơ
lững trời xanh ngắt?” và sau đó tiếp tục thay đổi đột ngột quay lại “Ngõ trúc quanh
co khách vắng teo”. Đấy là sự miêu tả không theo một trật tự sắp xếp nào mà tác
giả tả theo tâm trạng tình cảm. Chắc có lẽ trong vũ trụ thiên nhiên bao la của
những ngày cuối thu đã làm cho tác giả cảm nhận được sự nhỏ bé, lẻ loi của mình
trước cuộc sống. Đó có thể là trạng thái ban đầu, tác giả cảm thấy ngỡ ngàn trước
cảnh vật và ngắm cảnh trong tâm trạng buồn chán, suy tư “Tựa gói, buông cằn lâu
chẳng được, cá đâu đóp đọng dưới chân bèo”. Và bài “Thu ẩm” cũng thế, ta thấy
cái nhìn của tác giả lần lược chú ý đến những “gian nhà cỏ thấp le te”, đến “ngõ
tối lập lòe”, lại nhẹ lướt tầm nhìn lên “lưng giậu”, trên “lân áo lóng lánh” rồi
laijtanrg mạn trên bầu trời bao la “Da trời ai nhuộm mà da xanh ngắt?”. Tác giả
ngắm cảnh trong tâm thế nhàn tản vừa uống rượu vừa thưởng thức phong cảnh
đêm thu. Tâm trạng của tác giả trong bài thơ này ta thấy có sự chủ động, sẵn sàng
hơn cho tới bài thơ “thu điếu”. Nhưng về trật tự sắp xếp các chi tiết trong bài thơ
trong bài thơ thì không có gì đổi khác so với bài thơ “thu điếu”. Đó là tác giả sắp
xếp theo những ----- thái ình cảm, các chi tiết không theo qui luật nhất định nào.
Cụ mở đầu bài thơ bằng câu:
“Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm khuya đóm lập lòe”
Hai câu thơ đã vẽ ra cho ta một khung cảnh trời thu trong đêm tối với
những hả thấp thoáng của những ngôi nhà thơ, ánh sáng yếu ót của những chú
đom đóm “lập lòe”. Nhưng đế câu năm, tác giả đột ngột hỏi câu “Da trời ai nhuộm
mà da xanh ngắt?” tại sau ban đêm mà da trời lại xanh ngắt? phải chăng cụ miêu tả
hai cảnh (ngày và đêm) trong một bài thơ. Hay là vẽ đẹp lung linh huyền ảo của
thiên nhiên đã làm cho đôi mắt nhà thơ “hoa mắt” không phân biệt đâu là ngày đâu
là đêm. Đọc đến đây ta tưởng chừng như là một điều nghịch lý nhưng đến hai câu
cuối bài thơ tác giả lại lý giải điều thắc mắc đó một cách có tình có lý theo qui luật
tự nhiên của người trong trạng huống “ngà ngà say”:
“Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy
Độ năm ba chén đã say nhè” .
Trạng thái của một người đang say bao giờ vẫn thế, họ nhìn mọi thứ vừa
thật vừ lung linh huyền ảo. Nhưng câu thơ đặt ra là tác giả say vì rượu hay say vì
cảnh vật? chắc có lẽ nhà thơ đang say cả hai. Bởi nếu thiên nhiên không đẹp thì
sao khơi gợi nghệ thuật, cảm nhận tác giả để khắc họa nên một bức tranh tuyệt tác
như thế. Chính họa cảnh đã tạo điều kiện cho cụ ngẫu hứng sáng tác, tạo điều kiện
cho cụ bộc lộ khả năng nghệ thuật của mình. Tài năng nghệ thuật đó đã đạt đến độ
tinh vi tinh xão như là một họa sĩ thực thụ. Nhìn chung cảnh lúc nào cũng đuộm
tình cũng vịnh cảnh ngụ tinhfcuar tác giả. “Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe”, đấy
là lối thơ cổ xưa nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng cái mới của tác giả là so vói
lối thơ xư thì trong thơ cụ Nguyễn đã giảm rõ tính ước lệ cũng như những điển
tích điển cổ. Ngược lại, cụ thiên về tả chân hơn là biểu cảm tượng trưng. Chính
điều ấy cũng đã góp phần tạo thêm phong vị riêng của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Bên cạnh lói mòn cổ xưa thì tác giả cũng mạnh dạng riêng cho mình một
trật tự miêu tả riêng mà lối mieu tả ấy lại hợp với qui luật xa gần hội họa:
Chùa xưa ở lãn cùng cây đá,
Sư cụ nằm chung với khói mây,
Dăm thế ngõ đâu tăng trúc ấy
Thuyền ai khách đợi đến đâu đây.
(Nhớ cảnh chùa đọi)
Trong bài thơ trên ta thấy lối miêu tả của nhà thơ theo lối trật tự xa dần,
trước sau. Cái nhìn trước tiên là cái nhìn khái quat ”chùa xưa ở lẫn cùng cây dá”
sau đó mới đến quan từng cảnh vật cụ thể theo lối từ xa đến gần. Và điều đó chúng
ta cũng bất gặp ở bài thu vịnh:
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hui
Né biết tông những tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái”.
Trước hết cụ Nguyễn phóng tầm mắt lên bầu trời bao la rộng lớn “Trời thu
xanh ngắt mấy tầng cao” rồi lại thu tầm nhìn trở về với cảnh trí quanh ta. Nhưng
cảnh trí dưới mặt đất nhà thơ cũng đi từ trật tự từ xa đến gần từ lớn đến nhỏ. Như
vậy cho thấy cụ Nguyễn Khuyến cũng đã sáng tạo rất thành công trong việc phá
cách lối thơ xưa. Nói như thế không có nghĩa là trước Nguyễn Khuyến không có
nhà thơ nào phá cách mà chưa đậm nét, rõ ràng, đặt sắc như thơ Nguyễn Khuyến.
sự tinh sảo này đã đạt đến kĩ thuật riêng của nhà thơ, chỉ vài đường nét chấm phá
nhà thơ vẽ nên được một bức tranh tuyệt đẹp mà luật hội họa không chê vào đâu
được:
“Mặt nước mênh mông nổi một hòn
Núi già nhưng tiếng vẫn còn non
Mãnh cây thưa thớt đầu như trọc
Ghềnh đá long lai ngắn chữa mòn
Một lá về đâu xa thăm thẩm
Nghìn nhà trông xuống bé con con
Dãu già đã hẳn hơn ta chửa?
Chống gạy lên cao gối chẳng chồn!”
(Vịnh núi an lão)
Nhà thơđã vẽ bức tranh theo đúng qui luật viễn cận, đó là những cái ở gần
điều lớn hơn ở xa, những cái ở gần nhhif rõ hơn cái ở xa, màu sắc ở xa đâmj hơn
màu sác ỏ gần. Vì thế mở đầu bài thơ tác giả đã phát họa nên mọt khung cảnh
chung cho bức nền “Mặt nước mênh mông nổi một hòn” và khi tầm quan sát ngày
càng gần hơn thì đặc điểm từng cảnh vật điều lộ rõ.
“Mãnh cây thưa thớt đầu như chọc
Ghềnh đá long lai ngắn chữa mòn”.
Bao giờ cũng thế những cái gần tầm mắt ta thì lớn nhwnhx cái xa tầm mắt
ta dần dần nhỏ di xa tằm hút:
“Một lá về đâu xa thăm thẩm
Nghìn nhà trông xuống bé con con”.
Trong hai câu thơ ba bốn tác giả đã thâu tóm cái dáng dấp chung của ngọn
đôi sừng sững với những chi tiết cụ thể, tỉ mĩ (Cây thưa thớt, vách đá vựng cheo
leo). Sau khi đã tạo nên dược cái phong nền của bức tranh Nguyễn Khuyến điểm
vào đấy cái hồn cảnh vật bằng những chi tiết của sự sống (một chiếc lá và ngôi
chùa nhỏ bé) đã làm cho cảnh vật thêm sống động. Thật dệp đẻ và tài tình khi tác
giả khắc họa nên bố cục của bức tranh phong cảnh hay nói đúng hơn đó là những
nét độc đáo trong tanh vẽ của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Cụ Nguyễn Khuyến không những có tài năng trong việc sắp đặc chi tiết
nghệ thuật và xây dựng bố cục của một bức tranh mà còn nỗi rõ trong việc lựa
chọn màu sắc và ánh sáng cho bức tranh. Chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái khi nhìn
thấy bầu trời trong xanh
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”
(Thhu vịnh)
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”
(Thu điếu)
“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”
(Thu ẩm)
Tuy điều là màu da xanh của da trời nhưng mức độ, sác thái màu sắc có sự
khác nhau, tạo cho ta một cảm giác khác nhau, một vẽ đẹp khác nhau trong từng
bức tranh.
Đôi khi giữa màu sắc và ánh sáng nó hòa quyện vào nhau nó gợi nên vẻ đẹp
mờ mờ, một thứ ánh sáng lung linnh:
“Nước biết trong như tâng khói phủ------------“
(Thu vịnh)
Màu sác nhẹ nhàng kết hợp với ánh sáng mờ mờ tỏ tỏ. làm cho bức tranh đã
đẹp lại càng lung linh.Nhưng đôi khi bức tranh lung linh lại đổi thành màu đen lúc
tối lúc sáng:
“Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
-----------------------------------
Lân ao lóng lánh bóng trăng loe “
(Thu ẩm)
Màu săc trội hơn hết trong bức tranh này là màu sắc nhàn nhạc mờ ảo giống
như màu sắc của bức tranh “thủy mạc”, những màu sắc dể gây cảm xúc lãng mạn
và mang một phong vị tinh tế. đó là màu sắc của mặc nước ao thu, hàng giậu ẩn
hiện sau màn sượng nhẹ:
“Nước biết trông như tầng khí phả”
(Thu vịnh)
“Hàng giậu-----------------nhạt”
(Thu ẩm)
Màu sắc của hoa cỏ héo vá dưới nắng hè:
Ngõ trước vườn sau un những cỏ,
-----------thắm nhạt ngán cho thuê.
Thỉnh thoảng nhà thơ lại điểm vào cái nền màu sắc và ánh sáng đen trầm ấy
một vài ánh sáng “lập lòe”, xen lẫn giữa đậm và nhạt đẻ lầm nổi bậc cái cảm giác
man mác buồn của khung cảnh trời thu. Và tác giả đã thật sự thành công trong việc
vận dụng điêu luyện phương pháp tương phản màu sắc và ánh sáng trong hội họa.
Những điểm nhấn màu của bức tranh là hình ảnh chiếc lá vàng bay vèo
trong mặt nước trong trẻo của ao thu, hay là ánh sáng ánh của ánh trăng chọc
thủng màng sương và sáng lóe trên mặt hồ.
“Lá vàng trước gió khẻ đưa vèo”
(Thu điếu)
“Lân ao lóng lánh bóng trăng loe”
(Thu ẩm)
Những điểm chấm phá ấy không nhiều nên nó không là cho bức tranh bị loãng mà
trái lại nó hòa quyện, gắn bó lãn nhau tạo nên một vẽ đẹp lung linh huyền ảo.
Mặc khác màu sắc đó của bức tranh nó không đứng yên mà đôi lúc nó thoắt
hiện thoắt ẩn để gợi một vẻ đẹp mờ mờ ảo ảo:
“ Tiếng sáo vo ve chiều nước vọng
Con thuyền len lõi bóng trăng trôi”
(Nước lụt)
Tóm lại thơ tả cảnh của Nguyễn Khuyến có hòa quyện nhịp nhàn
của hai yếu tố thi và họa. Thi và họa trang hòa vào nhau để làm nổi bậc vẻ đẹp của
một bức tranh thiên nhiên làng quê Việt Nam của Nguyễn Khuyến. Bên cạnh đó ta
cũng thấy được cái tình cũng như tài năng của nhà thơ đã thể hiện và chính hai yếu
tố này cũng hổ trợ lẫn nhau để giúp nhà thơ có cái nhìn tinh té hơn, sâu sắc hơn về
cuộc sống. Đọc những vần thơ Nguyễn Khuyến ta không những cảm thơ ông về
tài mà còn phục thơ ông về đức của một con người thanh cao.
3. Tính dí dỏm, hài hước trong thơ Nguyễn Khuyến:
Trong rất nhiều bài thơ viết về nông thôn, Nguyễn Khuyến ngoài việc lộ tả hết
vẻ đẹp thôn dã của bức tranh ta còn cảm nhận được sự vui tươi, hóm hỉnh của
vọng văn đẩy đưa của nhà thơ. Tính chất nhạc điệu trong thơ Nguyễn Khuyến
thể hiện ở nhiều cung bậc, Nhưng trước hết là ở chất ca dao, dân ca. Mặc dù là
một nhà nho nhưng Nguyễn Khuyến dã việt hóa thể thơ _____________ của
trung quốc một cách thuần thục. Nhà thơ không dúng lối thơ xưa là cổ kính,
trang trọng qua những hình ảnh “đài cát” hay tượng trưng ướt lệ bằng cát điển
cố điển tích. Ngược lại trong thơ Nguyễn Khuyến rất đời thường như tính lời
ăn tiếng nói của người dân. Đây không phài là hiện tượng đầu tiên của dòng
văn học trung đại nhưng đến Nguyễn Khuyến chúng ta thấy rõ nét hơn, đậm đà
chất dân dã hơn. Giọng điệu ca dao trong thơ Nguyễn Khuyến khác so với Hồ
Xuân Hương. Hồ Xuân Hương mượn từ thơ ca dao, tục ngữ để thể hiện cái tôi
cái tình của mính:
“Không chồng mà chữa mới ngoan
Có chồng mà chữa thế gian thiều gì”
(Hồ Xuân Hương)
Hay trong bài “Mời trầu”:
“Quả cao nho nhỏ,
----------------------------------”
Còn riêng Nguyễn Khuyền, cụ vận dụng ca dao, tục ngữ vào thơ văn không
nhằm mục đích để khẳng định cái tôi cá nhân của mình, để thể hiện cá tính của
bản thân. Ngược lại, ca dao tục ngữ đi vào thơ Nguyễn Khuyến một cách tự
nhiên như chính hơi thở của Nguyễn Khuyến trong cuộc sống. một cái gí đó trở
thành huyết máu trong con người một cách nhẹ nhàng tự nhiên:
“Mới biết có chồng như có cánh
Gian sơn gánh vác nhẹ bằng lông”
(Muốn có chồng)
Hay trong bài “Thầy đò ve gái góa”:
“Bắc cấu, câu cũng không hờ hững
Cần nính, tình xưa vẫn đắn cay”.
Trong hai bài thơ trên nhà thơ dựa vào các câu ca dao: “ Gái có chòng nhưng gông
đeo cổ” và “Muốn sang thì ------------Thầy”. tuy những câu thơ trên dựa vào các
câu ca dao dựa trên ý tứ của ca dao nhưng ta cảm nhận được cái gì đó rất tự nhiên
như chính lời ăn tiếng nói của người dân hằng ngày và đôi lúc nhà thơ cũng đẩy
đưa, đùa cợ một cách tự nhiên:
“Trời dẩu yêu nhưng có phận
Vợ mà dụng dại đếch ăn ai
Cớ sau vợ lại hơn trời nhỉ
Vợ chỉ hơn trời với cái chai”
Chất dân dã đời thường trong lời thơ Nguyễn Khuyến rất khác so với NguyễnDu
và Hồ Xuân Hương. Chẳng hạn ở Nguyễn Du trong câu Kiều:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Hay câu:
“Vầng trăng ai sẽ làm đôi
Nữa in gói chiếc nữa soi dặm dường”
Giọng điệu của những câu thơ đượm chất buồn và mang màu sắc triết lý. Còn đối
với hồ Xuân Hương bên cạnh sử dụng ngôn ngữ ca dao, tục ngữ vào thơ để thể
hiện cái cá tính riêng còn phản phất một chát giọng buồn tuổi than thân:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chiềm với nước non”
(Bánh trôi nước)
Còn riêng Nguyễn Khuyến, ca dao tục ngữ trong thơ ông luôn đượm chất dí dõm
hóm hĩnh từ những câu thơ có chất tình hài hước:
“ Yêu thầy cũng muốn cho thầy dạy
Dạy cháu nên rồi mẹ trái ngay”
(Thầy đồ ve gái góa)
Và đôi lúc tiếng cười dí dỏm kia lại mang một giọng điệu châm biến, trào phúng
sâu cay:
“Nghĩ càng thêm ngán trai thời loạn,
Con gái thời nay gái mới ngoan!”
(Đĩ cầu nôm)
Bên tính hài hước của lối ca dao, tục ngữ, thơ Nguyễn Khuyến còn dân dã chính
câu từ sử dụng. Từ ngữ trong thơ Nguyễn Khuyến lúc nào cũng gần gũi với cuộc
sống đời thường:
“Hay thật là hay đáo để!
Bảo một đàng quáng một nẻo.
Thôi thế thời thôi cũng được!
Phi đằng nọ tắc đằng kia”.
(Tăng học trò củ đi làm cho Tây)
Hay trong bài “Tạ người cho hoa trà”.
“Xem hoa ta chỉ xem bằng mũi
Đếch thấy mùi hương một tiếng khà”
Ngay cách sư dụng những từ khẩu ngữ (hay thật, hay đáo để, một đằng một nẻo,
đằn nọ đằng kia, đếch…) trong câu thơ nó tạo nên sự gần gủi, giản dị thông
thường. Chắc có lẽ, đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên tính cách hài hước
của thơ cụ Nguyễn. Ngoài ra tác giả còn đưa ra những đại từ như “Mình, ta”
vào…..
Sở dĩ giọng thơ Nguyễn Khuyến đầy chất trữ tình tươi tắn chắt có lẽ bắt nguồn từ
tính cách hài hước của nhà thơ:
“Những lúc say sưa cũng muốn chừa
Muốn chừa nhưng tính lại ham ưa
Hay nưa nên nỗi không chừa được
Chừa được nhưng cũng chẳng chừa”.
(Chừa rượu)
Tuy nói đến tật xấu của bản thân nhưng nhà thơ chọn một cách noispha trò rất độc
đáo. Chính cách lí giải dòng vo đó của tác giả đã tạo nên tính lý thú hay tiếng cười
thông cảm của người được nghe. Họ xem đó không phải là tật xấu của cụ mà xem
dó như là một trò vui giải trí của nhà thơ. Rất hay và đọc đáo cho thơ Nguyễn
Khuyến. Có thể nói Nguyễn Khuyến là một nhà nho già nhưng tâm hồn không già
bao giờ. Ngay cả lúc lứa tuổi bước vào về xế chiều mà vẫn pha trò vui khi bạn đén
thăm.
“Dã bấy lâu bác đến nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Ao sâu nước cả khôn chày cá
Vườn ruộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra hoa cà mới nụ
Bầu vừa rụng rún mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách trà không có
Bác đến chơi đây ta với ta”.
Thật dí dõm, hài hướt cụ đón bạn không phải bằng tất cả thứ “Cao lương mĩ vị”
trên đời mà đón bạn bằng những thứ thuộc về “cây nhà lá vườn” những thứ rất đổi
nông thôn người Việt. Nhưng cái độc đáo của bài thơ không dừng lại ở nét độc đáo
trong cách tiếp đón bạn mà đọng lại trong một vẽ đẹp tình bạn cao cả. Đó là cái
chhaan thật của cuộc sống nó vượt qua tất cả bằng những thứ của cải vật chất,
những lể nghi phong tục đời thường. Họ đến với nhau bằng cả một tấm tình “ta
với ta”.
Chính cái cá tính hài hước, vui nhộ đó của nghà thơ đã ăn sâu từ trong mạch máu,
hơi thở nên ngay cả những lúc đau đớn nhất ta vần thấy được vẽ tin tưởng, lạc
quan:
“ Ai chẳng biết cháng đời là phải
Vội vàng sau đã mãi lên tiên
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua”
Trước cái chết của người bạn thân tác giả không hề tỏ vẽ khóc tan mà vẫn nghĩ là
bạn mình ra đi xa về một thế giới khác, và không ngày gặp lại. Trước một sự mắt
mát lớn như vậy nhà thơ vẫn cố ngán sự xúc đọng để bạn ra đi dược nhẹ nhàng.
Nhưng đằng sau cái dáng vẻ điềm tỉnh đó là cả một trái tim tràng đầy tình cảm xót
thương đau đớn:
“Tuổi già hạt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chang”.
Điều đó cho ta thấy đằng sau tiếng cười dí dởm hả hơi đó là ẩn chứ một trái tim
tình cảm dạc dào.
Tính chất nhạc điệu trong thơ Nguyễn Khuyến không những dừng lại ở những
khía cạnh trên mà ta còn bắt gặp qua nghệ thuật dùng từ của tác giả. Nhà thơ luôn
tạo lên những từ gợi hình gợi âm thanh:
“Năm giang nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe”
(Thu ẩm)
Hoặc
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”
(Thu vịnh)
Hay trong bài thơ khác.
“Quyên đã gọi hề quan quác quác
Gà rừng sáng gáy tẻ tè te
Lại còn giụt giả về hay ở
Đôi góc phong trần vẫn khỏe khoe”
Thông qua các từ lái gợi hình như: “thấp le te, đóm lập lòe, tẻo teo, quác quác, tẻ
tè te, khỏe khoe….”.
Tạo cho ta một cảm giác mới lạ. Mới lạ không bởi tính cách dùng từ lái mà mới lạ
ở sự sáng tạo từ hay:
“Một khóm thủy tiên dâm bảy cụm
Xanh xanh như sắp thập thò ra “
Hay
“Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”.
Ngoài ra, trong phong cách thơ Nguyễn Khuyến ta còn bắt gặp lối gieo vần trong
bài thơ cũng rất Nguyễn Khuyến. Những từ gợi hình ảnh, âm thanh được lập lại
nhiều lần trong bài thơ nhưng rất linh hoạt, uyển chuyển. Chính sự độc đáo này
của Nguyễn Khuyến mà đã góp phầm làm giọng thơ cụ Nguyễn luôn mang đầy
sắc thái tự nhiên nhịp nhàng.
“Những lúc say sưa cũng muốn chùa
Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa
Hay nưa nên nỗi không chừa được
Chừa được nhưng cũng chẳng chừa”
(Chừa rượu)
Tóm lại giọng thơ Nguyễn Khuyến rất hóm hĩnh, hài hước chính tính chất hài
hước tạo cho thơ ông những nhạc điệu khác nhau. Mõi bài thơ là một bài hát với
những cung bậc trầm bổng nên nó rất dặc sắc rất đa dạng.
4. Kết luận:
Nguyễn khuyến là một nhà thơ lớn trong dòng văn học thời đại Việt Nam.
Đến với thơ ông ta bắt gặp một sự mới mẻ độc đáo rất Nguyễn Khuyến. sự mói mẽ
này không những thể hiện ở đề tài, ngôn ngữ mà còn lộ tả ở tài năng nghệ thuật
của tác giả. Chính yeus tố đặc trưng này đã tạo cho Nguyễn Khuyến một phong
cách riêng, một tiếng nói riêng trên con người sáng tác.
Có thể nói Nguyễn Khuyến thật sự xứng đáng với tên là “Nhà thơ nông
thôn Việt Nam”. Bởi mõi bài thơ là một bức tranh chân thực cuộc sống, nó phản
ánh đầy đử chọn ven hết cái vẻ đẹp nguyên sơ của chốn thôn quê mộc mạc. Cái
cuộc sống ấy nó gần gủi, nó gấn bó với con người biết bao cứ tưởng chùng như
máu thuijt của nhà thơ. Những bài thơ của Nguyễn khuyến không phải là nhuwngx
mảnh tranh vẽ bằng ngôn ngữ vì nó mang cái hồn, cái tình của chính nhà thơ.
Chính chất tình này mà Nguyễn Khuyến đã tạo cho mình một vẽ đẹp riêng.
Tóm lại, Nguyễn Khuyến đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn học
nước nhà nói chung và góp phần cho tiến trình văn học phát triển nói riêng. Chính
bước tiến này của Nguyễn Khuyến đẻ dần đưa văn học ngày một tiến dần hơn với
cuộc sống. Đồng thời, văn học thể hiện một cách dầy đử ý nghĩa chức năng của
mình là phản ánh cuộc sống. Như vậy có thể nói Nguyễn Khuyến là một trong
những nhà thỏ khởi nguồn cho sự phát triển nền văn học hiên đại.

You might also like