You are on page 1of 3

Phòng trị bệnh tiêu chảy ở heo con

Đỗ Kháng
Báo nông nghiệp số 119 ra ngày 16/6/2005
Bệnh tiêu chảy heo con do vi khuẩn Ecoli xảy ra tương đối phổ biến trên các đàn nái nuôi
con ở ĐBSCL. Bệnh do vi khuẩn Ecoli thuộc type K88- K99 và 987p gây ra, vi khuẩn
bám vào thành ruột, tích tụ và phát triển nhanh chóng gây cản trở cho sự hấp thu dinh
dưỡng, đồng thời tiết độc tố về đường ruột tạo ra hiện tượng thẩm thấu ngược gây ra tiêu
chảy. Đây cũng là một bệnh gây nguy hiểm cho heo và làm thiệt hại kinh tế lớn cho
người chăn nuôi; bệnh có thể gây tử vong 50,25%, mặt khác khi vật bị bệnh thì tốc độ
tăng trọng kém (0,045 kg/ngày so với 0,144 kg/ngày/con ở heo bình thường). Bệnh có thể
xảy ra trong suốt thời gian heo con theo mẹ.
Triệu chứng: Heo con tiêu chảy phân trắng hoặc vàng, xám, mùi tanh; heo bị bệnh gầy
yếu, lông xơ xác, đi đứng xiêu vẹo uể oải, biếng bú. Bệnh kéo dài gây mất nước trầm
trọng, rối loạn trao đổi chất và chết. Để hạn chế bệnh xảy ra và giảm thiểu tác hại của
bệnh, chúng tôi lưu ý bà con một số biện pháp phòng chống như sau:
- Tẩy uế, sát trùng tiêu độc chuồng trại để giảm thiểu tối đa một số vi khuẩn trong chuồng
nuôi trước khi đưa nái vào chuồng đẻ từ 7-10 ngày.
- Luôn giữ cho chuồng nuôi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát tránh gió lùa, mưa tạt.
- Đảm bảo cho heo con đủ ấm trong suốt thời gian theo mẹ, nhất là tuần lễ đầu phải đủ
36-340C rồi giảm dần theo độ tuổi.
- Cho heo con bú được sữa đầu chậm nhất sau khi sinh trước 2 giờ.
Bổ sung một trong những sản phẩm sinh học hoặc thảo dược sau để ức chế sự phát triển
của vi khuẩn và tăng sức đề kháng của heo con.
* Dùng cơm mẻ (Pribiotic) với liều 1ml/con từ ngày thứ 3 sau khi sinh đến ngày 10 tuổi.
* Dùng chế phẩm EM1 liều 1 ml/kg thể trọng/ngày cho uống từ ngày thứ 3 đến khi biết
ăn thì định kỳ 10 ngày bổ sung vào thức ăn 1 lần.
* Mật heo khoẻ (heo có trọng lượng từ 80 kg trở lên) cho uống với liều: So sinh 0,5
ml/con, 1 tuần tuổi: 1ml/con; 2 tuần tuổi: 1,5ml/con; 3 tuần tuổi: 2ml/con, mỗi tuần cho
uống 1 lần.
* Than tre: Bổ sung vào nước uống hoặc trộn thức ăn với liều lượng 1-1,5% cho ăn hoặc
uống trong suốt thời gian nuôi. (Than đốt toàn tính, cách đốt như đun than củi).
- Chích ngừa vaccine cho heo mẹ trước khi sinh 2-3 tuần.
- Khi heo con bị bệnh tiêu chảy:
* Phải bổ sung ngay nước có pha các chất điện giải (nước biển khô, Elystolis…) để tránh
hiện tượng mất nước.
* Cho uống một trong những chế phẩm nêu trên với liều gấp đôi, hoặc bổ sung thêm men
tiêu hoá (Biosybtil).
* Can thiệp bằng hoá dược đặc trị: Ampi coli D để diệt khuẩn và diệt độc tố.
Kinh nghiệm “gột” lợn con sau cai sữa ở Quan Đình, Quan Độ
Minh Huy
Tạp chí chăn nuôi số 7-2005
Hiện nay người nuôi lợn nái thường cai sữa lợn con từ 40 - 45 ngày tuổi.
Nếu nuôi dưỡng không tốt thì tỷ lệ hao hụt rất cao, có khi tới 30 - 40%.
Đây là khâu khó khăn nhất trong các giai đoạn nuôi lợn (lợn hậu bị hoặc
lợn thịt).
Bởi vì, đàn lợn con đang sống trong một không gian (chuồng nuôi) quen
thuộc, luôn có lợn mẹ ở bên cạnh che chở. Khi tách mẹ, hoặc phải chuyển
đến sống ở một nơi hoàn toàn mới lạ và nhất là lại phải ăn những thức ăn
khác (về độ nóng, độ mặn, mùi vị...) rất dễ gây ra các stress làm ảnh
hưởng rất lớn đến sinh trưởng của chúng.
Vì vậy cần phải lưu ý khắc phục được các yếu tố này, khi cai sữa nên
chu yển lợn mẹ đi chuồng khác càng xa càng tốt, để đàn con ở lại thêm ít
ngày nữa đảm bảo chuồng luôn khô ráo, ấm áp, cho ăn thức ăn tốt hơn, sau
đó mới chuyển đàn con sang chuồng nuôi gột hoặc đem bán.
Thường đa số các hội nuôi lợn nái sinh sản là họ nuôi tiết (gột). Tùy theo
yêu cầu thị trường, người nuôi chấp nhận mua loại lợn có trọng lượng từ
10 - 15 - 20kg mà ấn định thời gian gột từ 20 - 45 ngày.
Gột lợn con sau cai sữa, nếu có kỹ thuật tốt sẽ thu lãi rất lớn, bởi vì giai
đoạn này tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng rất thấp (thường từ 1,8
- 2 đơn vị thức ăn/1 kg tăng khối lượng). Nhiều hộ ở Quế Dương (Hoài
Đức - Hà Tây), Lãi Sơn (Tú Sơn - Kiến Thụy - Hải Phòng), Quan Đình,
Quan Độ (Từ Sơn - Bắc Ninh) chuyên mua lợn con cai sữa về gột, tu y
không có lợn nái nhưng hàng năm xuất bán lợn con giống cho các hộ nuôi
lợn thịt hoặc nuôi lợn choai xuất khẩu (lợn từ 37 - 45kg) hàng trăm con...
Các hộ này đều trở nên giàu có.
Sau một thời gian kiên trì, tìm hiểu, học hỏi một số hộ chuyên gột lợn con
ở 2 xã Quan Đình, Quan Độ - Từ Sơn - Bắc Ninh, xin nêu một số bí quyết
gột lợn con cổ truyền rất đơn giản nhưng đem lại hiệu quả rất cao.
Vùng này có tập quán nấu rượu và chuyên gột lợn con, lãi từ nấu rượu
không nhiều mà chủ yếu nấu rượu để lấy bỗng rượu gột lợn con. Các hộ
gột lợn ở đây thường mua một lúc từ 2 - 6 đàn lợn con mới cai sữa ở
những vùng chuyên nuôi nái sinh sản hoặc ra chợ Chờ, chợ Từ Sơn... mua
những đàn xấu, lợn ế chợ (nhưng những lợn này chủ yếu là thiếu ăn,
không bị còi cọc, phân biệt rất dễ: da mềm không nhăn nheo, mỏng, không
trụi lông...); giá những con lợn này thường rẻ hơn từ 1/3 - 1/2 so với giá
lợn bình thường bán ở chợ mà lại rất mau lớn.
Vấn đề khó nhất ở đây là làm sao phân biệt được lợn ốm, lợn khỏe. Những
hộ này có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chọn mua lợn. Qua tìm hiểu
một số hộ gột lợn giỏi ở 2 xã này xin nêu một số kinh nghiệm trong việc
phân biệt lợn ốm, lợn khỏe như sau:
- Những con lợn con khỏe mạnh mắt trắng sáng (con lợn mắt trắng thì
mua), nhân trung (quanh 2 lỗ mũi) luôn ướt, linh lợi, hậu môn khít và khô,
không dính phân, sờ da mềm và mát, phân đi dẻo thành khuôn (xem ở
chuồng nuôi). Ngược lại, lợn ốm mắt đỏ, ướt và thường có nhử, mũi khô,
lông xù và xỉn (không bóng). Phân đi táo hoặc nát, thả ra dõng (lồng to)
dáng vẻ lờ đờ, thích nằm, sờ tai nóng... Còn những lợn khỏe, đói ăn dáng
nhanh nhẹn, quẳng rau vào là tranh nhau ăn...
Những lợn này đưa về chuồng ấm áp (thường ở cạnh bếp) có rơm, rạ mềm
lót ổ, có sân cho lợn con ăn và vận động, bài tiết ở một góc sân.
Bí qu yết gột lợn con ở đây như sau: Chọn mua cám lụa (cám loại 1) đem
về sàng xảy kỹ, bỏ hết đầu thóc, vỏ trấu, cát sạn (thường phải loại đi 20 -
25%). Đem 75 - 80% cám sạch này trộn với 10% bột ngô, 10-15% bột gạo
và rau non thái nhỏ (1 tinh - 2-2,5 rau) nấu thật nhừ. Thường họ nấu 1
ngày 2 lần, mỗi lần cho ăn từ 2 - 3 bữa. Khi cho lợn ăn, múc cám ra thùng,
xô dùng tay bóp kỹ, vớt hết xơ ra cho lợn lớn ăn. Sau đó múc 1/3 bỗng
rượu nóng hòa lẫn với cám, trộn đều rồi đổ ra mẹt (lòng quét nhựa đường)
hoặc máng đảm bảo lợn con có đủ chỗ đứng ăn.
Cám được nấu nhừ, lại có thêm bỗng có mùi thơm và vị hơi chua nên lợn
con rất thích ăn. Bỗng còn có tác dụng tẩy giun sán (sạch sài)
Cứ như vậy, 1 ngày đêm cho đàn lợn con ăn 4 - 5 bữa. Con nào, con nấy
chỉ việc đứng húp no căng sau ra nằm ngủ nên rất mau lớn.
Một bí quyết nữa cũng cần lưu ý trong gột lợn con là phải tăng khẩu phần
ăn hàng ngày. Bởi vì lợn con tăng khối lượng rất nhanh. Cho nên nếu sau
5 - 7 ngày mới tăng khẩu phần một lần, thì ban đầu khẩu phần đáp ứng
được cho lợn duy trì và sản xuất (tăng khối lượng), sau sẽ chỉ đủ cho khẩu
phần duy trì mà thôi, lợn sẽ không lớn.
Nhân dân ở đây tăng khẩu phần hàng ngày rất đơn giản. Họ dùng thúng,
mủng, ca làm đơn vị đo lường.
ví dụ: ngày hôm nay nấu 5 ca cám hỗn hợp, thì ngày hôm sau nấu 5,5 ca,
ngày hôm sau nữa nấu 6,5 ca... (tăng dần đều).
Nếu gột lợn con giống ngoại thì cần cho thêm bột cá nhạt 6 - 8%, khô dầu
7 - 19%, giảm thức ăn tinh...
Tiến hành gột lợn con theo phương pháp trên, lợn con rất mau lớn, da
mỏng lông thưa, tỷ lệ hao hụt rất thấp.
ở Lãi Sơn (Tú Sơn - Kiến Thụy - Hải Phòng) nhà nào cũng gột lợn, hộ ít
nhất 10 - 15 con, hộ nhiều 80 - 100 con, cung cấp cho các hộ nuôi lợn thịt
và nhất là các hộ nuôi xuất khẩu lợn choai 37 - 45kg... đem lại hiệu quả
kinh tế rất cao.

You might also like