You are on page 1of 6

Bài dự thi tìm hiểu "Việt-Lào trong trái tim tôi"

Họ và tên: Dương Quang Vinh


Đơn vị: Chi đoàn Sở Kế hoạch và Đầu tư

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng cùng chung dãy núi Trường Sơn chạy dài theo biên
giới, có nhiều nét tương đồng về văn hóa và đã chung tay viết nên những trang lịch sử hào hùng của
hai dân tộc. Điều này đã góp phần xây đắp nên tình hữu nghị, đoàn kết keo sơn và mối quan hệ hữu
nghị đặc biệt Việt –Lào, tạo thành truyền thống quý báu, sức mạnh vô địch và nhân tố góp phần nên
thắng lợi của cách mạng mỗi nước. Tình hữu nghị đặc biệt giữa hai đảng, hai nhà nước và sự găn bó
thuỷ chung, son sắt giữa hai dân tộc được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn Phom-vi-hẳn
dày công vun đắp gây dựng, được các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai nhà nước kế tục cùng với
nhân dân hai nước quý trọng, nâng niu.

Câu 1: Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày, tháng, năm nào?
Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam –Lào được ký ngày, tháng, năm nào? Có bao nhiêu
điều khoản? Nội dung cơ bản là gì? Được ký bổ sung khi nào?

Ngày 05/9/1962, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đánh dấu một
mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước thời kỳ hiện đại. Kể từ đó, dưới sự lãnh đạo của hai
Đảng, nhân dân hai nước Việt – Lào anh em đã đồng lòng hỗ trợ lẫn nhau, kề vai sát cánh trên tinh
thần " hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa" trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống
nhất đất nước, đưa sự nghiệp các mạng của hai dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn. Sau khi Việt Nam
hoàn thành sự nghiệp thống nhất nước nhà và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời năm
1975, cả hai nước đều bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội, quan hệ Việt – Lào đã chuyển sang giai
đoạn mới, đó là mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai
Nhà nước, mà bằng chứng sinh động là Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào do đồng
chí Lê Duẩn và đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản ký ngày 18-7-1977, tại thủ đô Viêng Chăn,
nước CHDCND Lào.
Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam –Lào có bảy điều khoản và bao gồm những nội
dung sau:
Điều 1. Cam kết bảo vệ và phát triển các mối quan hệ đặc biệt Việt- Lào

Điều 2. TRên nguyên tắc bảo vệ độc lập dân tộc và giữ gìn an ninh quốc gia

Điều 3. Tăng cường quan hệ hợp tác XHCN, hai bên cùng có lợi về mọi mặt

Điều 4. Quyết tâm xây dựng biên giới Việt Nam- Lào thành biên giới hữu nghị anh em lâu
dài giữa hai nước trên cơ sở bản Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt
Nam và nước CHDCND Lào
Điều 5. Hai Bên hoàn toàn tôn trọng và ủng hộ đường lối quốc tế độc lập, tự chủ của nhau.
Điều 6. Hai Bên sẽ tiến hành các cuộc trao đổi ý kiến đều đặn về những vấn đề thuộc quan
hệ hai nước và những vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.

Điều 7. Hiệp ước này sẽ được phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày trao đổi thư phê chuẩn.

Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Lào-Việt Nam thể hiện quyết tâm cao của hai nước trong việc
phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-
vi-hản đặt nền móng. Trên cơ sở văn kiện này, hai nước đã tăng cường quan hệ mọi mặt, mở rộng
quan hệ ở mọi cấp, cả trung ương và địa phương. Nhìn lại chặng đường 30 năm tổ chức thực hiện
bản Hiệp ước (18/7/1977-18/7/2007) cũng là 30 năm thực hiện thắng lợi mối quan hệ truyền thống
quý báu, tình hữu nghị vĩ đại và đoàn kết thủy chung giữa Đảng, nhà nước và nhân dân hai nước;
làm cho mối quan hệ đặc biệt mẫu mực của hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, nở hoa kết trái.

Câu 2: " Việt – Lào hai nước chúng ta


Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long "

Câu thơ này của ai? Xuất hiện bao giờ? Trong hoàn cảnh nào ?

Câu thơ bất hủ trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về tình cảm đằm thắm, sâu lắng của nhân
dân Việt Nam đối với nhân dân các bộ tộc Lào và được ra đời trong hoàn cảnh:
Vào ngày 13-3-1963, lúc 12 giờ trưa, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
các vị lãnh đạo Ðảng và Nhà nước ta đưa tiễn Vua Sri Savan Vatthana cùng các vị khách quý Lào
lên đường về nước kết thúc chuyến thăm Việt Nam. Trong buổi tiễn Vua Lào, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã phát biểu:
"Thời gian đi thăm có hạn. Tình nghĩa hữu nghị khôn cùng. Tiễn đưa Nhà vua và các vị hôm
nay, lòng nhân dân Việt Nam vô cùng lưu luyến.

Cuộc đi thăm Việt Nam của Nhà vua và các vị làm cho hai nước chúng ta đã gần nhau về địa
dư lại càng gần nhau về tình nghĩa. Sự hiểu biết lẫn nhau và mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa hai
dân tộc anh em đã tiến lên một giai đoạn mới mẻ và tốt đẹp.
Hôm nay, Nhà vua và các vị rời đất nước chúng tôi, song những hình ảnh đẹp đẽ của cuộc đi
thăm vẫn lưu lại lâu dài trong lòng chúng tôi.
Thật là: Thương nhau mấy núi cũng trèo.
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.
Việt - Lào, hai nước chúng ta,
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long. "

Câu 3: Các văn kiện, sách báo của Việt Nam và Lào thường viết: "Việt Nam và Lào là
láng giềng gần gũi, cùng dựa vào dãy Trường Sơn". Bạn có thể kể tên các tỉnh của hai nước có
chung biên giới? Xin bạn đề xuất thêm ý tưởng đóng góp vào việc xây dựng đường biên Việt–
Lào hòa bình, hữu nghị?
Việt Nam và Lào là láng giềng gần gũi, cùng dựa vào dãy Trường Sơn như mái nhà che
chung hai tổ quốc, các tỉnh láng giềng có chung đường biên giới của hai nước đã kết nghĩa và có sự
hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh vực. Các tỉnh có chung đường biên giới của hai nước là:

1. Tỉnh Lai Châu - Tỉnh Phông–xa-lỳ, tỉnh Luông Pha Băng


2. Tỉnh Sơn La - Tỉnh Hủa Phăn
3. Tỉnh Thanh Hóa - Tỉnh Hủa Phăn
4. Tỉnh Nghệ An - Tỉnh Xiêng Khoảng, Bô Li Khăm Xay, tỉnh Hủa Phăn
5. Tỉnh Hà Tĩnh - Tỉnh Khăm Muộn, Bô Li Khăm Xay
6. Tỉnh Quảng Bình - Tỉnh Khăm Muộn
7. Tỉnh Quảng Trị - Tỉnh Xa-vẳn-na-khệt
8. Tỉnh Quảng Nam, - Tỉnh Xê-koông
9. Thành phố Đà Nẳng - Tỉnh Xê-koông
10. Tỉnh KonTum - Tỉnh Át-ta-pư, tỉnh Xê-koông
11. Tỉnh Thừa Thiên Huế- Tỉnh Sa-la-van, tỉnh Xê-koông

Một số ý tưởng xin được đề xuất trong việc xây dựng đường biên Việt –Lào hòa bình, hữu nghị:

(tự tìm hiểu)

Câu 4: Tính đến nay Việt Nam và Lào đã ký bao nhiêu Hiệp định, Thỏa thuận hợp tác? Bạn
hãy kể tên một số công trình hợp tác Việt –Lào ?

Trong 45 năm kể từ khi Việt Nam và Lào thiết lập quan hệ ngoại giao (1962-2007) hai nước
đã ký hàng loạt văn kiện, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để hai nước củng cố và tăng cường quan hệ
hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Tính đến tháng 7-2007,
hai nước đã ký khoảng 50 văn bản. Dưới đây là một số văn bản chính:
- Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào (18-7-1977)
- Hiệp ước Hoạch định biên giới (tháng 7-1977).
- Hiệp định Lãnh sự (1985).
- Hiệp định về quy chế biên giới (1990).
- Hiệp định Hợp tác kinh tế-văn hóa-khoa học, kỹ thuật 1992-1995 (tháng 2-1992).
- Hiệp định về kiều dân (1-4-1993).
- Hiệp định Quá cảnh hàng hóa (23-4-1994).
- Hiệp định Hợp tác lao động (29-6-1995).
- Hiệp định Hợp tác kỹ thuật- văn hóa- khoa học kỹ thuật 1996-2000 (14-1-1996).
- Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (14-1-1996).
- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (14-1-1996).
- Hiệp định Vận tải đường bộ (26-2-1996).
- Hiệp định về trao đổi nhà trụ sở và nhà ở của cơ quan đại diện (1-4-1996).
- Hiệp định về hợp tác nông lâm và phát triển nông thôn năm 1997 và giai đoạn 1998-2000 (12-8-
1997).
- Hiệp định Bổ sung và Sửa đổi quy chế biên giới (tháng 8-1997).
- Hiệp định Hợp tác Thương mại và Du lịch (tháng 3-1998).
- Hiệp định Quy chế tài chính và quản lý các chương trình dự án sử dụng vốn viện trợ không hoàn
lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào (tháng 3-1998).
- Hiệp định Tương trợ tư pháp (6-7-1998).
- Hiệp định Hợp tác chống ma túy (6-7-1998).
- Hiệp định Hợp tác về năng lượng-điện (6-7-1998).
- Thỏa thuận Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam -
Lào giai đoạn 2001-2010 (6-2-2001).
- Hiệp định Hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào thời kỳ
2001-2005 (6-2-2001).
- Hiệp định Tín dụng xây dựng đường 18B (tháng 7-2001).
- Thỏa thuận giữa Việt Nam và Lào về Quy chế sử dụng cảng Vũng Áng (tháng 7-2001).
- Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định vận tải đường bộ ký ngày 24-2-1996 (tháng 7-2001).
- Nghị định thư 2001 thực hiện Hiệp định đường bộ sửa đổi (tháng 7-2001).
- Nghị định thư về hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai nước (tháng 1-2002).
- Thỏa thuận về cơ chế tài chính và quản lý dự án sử dụng viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành
cho Chính phủ Lào (tháng 1-2002).
- Thỏa thuận Viêng Chăn (tháng 8-2002).
- Hiệp định miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông (ký ngày 5-4-2004 có hiệu lực từ
ngày 1-7-2004).
- Hiệp định hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai Chính phủ năm 2003.
- Hiệp định bổ sung Hiệp định tín dụng số VL-01 giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và
Chính phủ nước CHDCND Lào (16-7-2004).
- Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật 2006-2010 giữa Chính phủ CHXHCN
Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào (4-1-2006).
- Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (tháng 4-2005).
- Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật năm 2007 giữa Chính phủ Việt Nam và
Chính phủ Lào (6-1-2007).
Ngoài ra hai bên còn ký một số hiệp định hợp tác về du lịch, hàng không; Cơ chế chung về
hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật; Cơ chế thanh toán; Cơ chế đào tạo cán bộ; Cơ chế quản
lý thương mại, du lịch; Thỏa thuận về hợp tác chuyên gia; Thỏa thuận về quản lý thuế quan đối với
hàng hóa và phương tiện quá cảnh và phối hợp chống buôn lậu ở biên giới hai nước; Thỏa thuận
hợp tác giữa Bộ Tài chính Lào và Tổng cục Hải quan Việt Nam; nhiều thỏa thuận hợp tác trên nhiều
lĩnh vực khác.

Qua 30 năm tổ chức thực hiện các văn kiện đã ký kết, quan hệ Việt – Lào đã được thực thi
nghiêm chỉnh theo những nguyên tắc cơ bản ghi trong Hiệp ước nói trên và đã thu được những kết
quả thực tế. Sự hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội đã phát triển không ngừng. Sự hợp tác
về quốc phòng, an ninh cũng được đẩy mạnh. Sự phát triển nguồn nhân lực và cấp học bổng cho
học sinh của hai nước được tăng cả về chất và về số lượng. Sự giao lưu và giúp đỡ lẫn nhau của
nhân dân các địa phương, các tỉnh của hai nước được tăng cường có kết quả. Đầu tư, thương mại
của hai nước không ngừng phát triển. Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế ngày càng phong phú, đa dạng,
đi vào trọng tâm, trọng điểm và tăng trưởng không ngừng. Việt Nam đã có nhiều dự án đầu tư tại
Lào với số vốn ngày càng tăng, đứng thứ hai trong số những nước đầu tư vào Lào. Đầu tư của hai
bên tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm như điện lực, lâm nghiệp, khảo sát và khai khoáng, giao
thông vận tải, trồng cây công nghiệp...
Hợp tác kinh tế Việt – Lào đã không ngừng phát triển, giai đoạn 2001-2005, kim ngạch xuất
nhập khẩu song phương đạt khoảng 687,8 triệu USD, bình quân 137,5 triệu USD/năm, trong đó Việt
Nam nhập siêu 55,2 triệu USD, bằng 8,02% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm. Riêng năm
2005, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước đạt 165 triệu USD. Hàng hóa nhập khẩu từ Việt
Nam chiếm khoảng 30% thị phần của Trung và Nam Lào. Việt Nam xuất khẩu sang Lào chủ yếu là
hàng nông sản (chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu) gồm: gạo, thịt các loại, trâu bò sống, hải sản, rau
quả, thực phẩm, dược phẩm, xi măng, sắt thép… Hàng Việt Nam nhập khẩu từ Lào, ngoài các mặt
hàng tiêu dùng có xuất xứ từ Thái Lan như thực phẩm chế biến, đồ gia dụng, thuốc lá…, còn có
những sản phẩm của Lào như hàng lâm sản (gỗ, song mây, sa nhân…). Việt Nam hiện là một trong
những nhà đầu tư lớn nhất tại Lào với 90 dự án, tổng số vốn 500 triệu USD, tập trung vào các lĩnh
vực: Nông-lâm nghiệp, khai khoáng, điện lực, giao thông vận tải. Dự án lớn nhất của Việt Nam hiện
nay là xây dựng Nhà máy Thủy điện Xêcaman 3, công suất 260 MW với tổng số vốn 232 triệu
USD. Đầu tư của Lào vào Việt Nam có 7 dự án với tổng số vốn 16,7 triệu USD, tập trung vào các
lĩnh vực: Bưu điện, Giao thông vận tải...
Thực hiện Chương trình “Tăng cường quan hệ thương mại Việt – Lào”, hai bên đã thống
nhất các nguyên tắc, tạo điều kiện phát triển trao đổi buôn bán giữa hai nước, trong đó có các hoạt
động biên mậu. Phía Lào đã thực hiện giảm thuế cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Lào; Việt Nam
đã ban hành Quy chế về cửa hàng giới thiệu và bán hàng hóa của Lào tại Việt Nam.
Về lĩnh vực Công – Nông nghiệp: Trong những năm qua, Việt Nam và Lào đã ký các văn bản thỏa
thuận mua và bán điện trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở các huyện vùng biên giới giữa
hai nước. Đến nay, đã có hơn 10 huyện thuộc các tỉnh Xa Lạ Văn, Hủa Phăn, Xa Văn Na Khệt của
Lào được sử dụng nguồn điện của Việt Nam thông qua đường dây tải điện cao thế của Việt Nam
kéo đến các trạm biến áp ở biên giới; Lào khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong
lĩnh vực khai thác khoáng sản phục vụ xây dựng nhà máy nhiệt điện ở khu vực Bắc Lào; Việt Nam
đã giúp Lào thực hiện chương trình khảo sát, lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1/200.000 tại khu
vực Bắc Lào và thực hiện chương trình thăm dò, khảo sát muối kali, thạch cao ở khu vực Trung
Lào; Trong giai đoạn 2006 – 2015, hai bên tiếp tục thực hiện dự án Nhà máy Thủy điện Xêcaman 3,
công suất 260 MW với tổng số vốn 232 triệu USD. Được sự giúp đỡ và hợp tác tích cực của Việt
Nam, ngành công nghiệp khai khoáng của Lào đã hoàn thành việc thăm dò và đánh gía trữ lượng
hơn 20 loại khoáng sản, trong đó có hơn 10 loại đã được khai thác như than đá, thiếc, thạch cao,
muối…, phục vụ các ngành kinh tế trong nước và xuất khẩu. Về nông nghiêp, Việt Nam đã giúp
Lào phát triển lương thực ở 7 vùng đồng bằng lớn, điều tra quy hoạch vùng cây ăn quả, phát triển
sản xuất ngô lai, xây dựng hệ thống thủy lợi, chia sẻ kinh nghiệm và giúp Lào phát triển nông
nghiệp và nông thôn với những hoạt động cụ thể như đào tạo cán bộ, xây dựng mô hình sản xuất…
Về hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ và du lịch: Trong giai đoạn 2001-2010: Việt Nam đã giúp Lào
hoàn thành tuyến đường 18B At-ta-pư (Lào). Các tuyến đường 8, 9,12 được hai bên quan tâm nâng
cấp; tạo điều kiện cho Lào sử dụng cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) với cơ chế đặc biệt.
Về lĩnh vực Giáo dục- Đào tạo: những năm vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận hành nghìn lưu
học sinh và cán bộ lào sang học các ngành nghề, các bậc học. Đồng thời Việt Nam còn cử nhiều
chuyên gia sang giúp lào trong lĩnh vực hành chính, quản lý giáo dục, giúp biên soạn chương trình,
sách giáo khoa cho học sinh và giáo viên nhiều ngành học khác nhau, giúp các thiết bị dạy học,
giúp xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú các tỉnh U-đôm-xay, Xa-
vẳn-na-khệt, Chăm-pa-xắc, Xê-Công, Ký túc xá sinh viên nước ngoài tại Đại học quốc gia Lào,
trường dạy nghề tỉnh Bò Kẹo và mới nhất là Trường năng khiếu và Đại học dự bị học sinh dân tộc
mà Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã cắt băng khánh thành ngày
06/2/2007, nhân dịp sang thăm hữu nghị chính thức nước CHDCND Lào. Trong năm 2005, Đài
Truyền hình Việt Nam đã khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên triển khai "Dự
án phụ đề tiếng Lào trên kênh VTV4" tiếp sóng tại Lào. Ngày 02/12/2005, nhân dịp kỷ niệm 30
năm thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, dự án phụ đề tiếng Lào trên kênh VTV4, với
100% vốn hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam ( khoảng 39 tỷ đồng) đã chính thức đi vào hoạt động.
Ngoài ra, được sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam, hiện Dự án xây dựng giúp Lào 04 trạm phát
sóng chuyển tíêp các kênh chương trfinh của Đài truyền hình Quốc gia Lào tại tỉnh Chăm-pa-xắc và
Pak Song (Nam Lào) do Đài truyền hình Việt Nam đang triển khai. Dự án này được xây bằng nguồn
viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào trị giá khoảng 130 tỷ
đông và vốn đối ứng của Lào khoảng trên 02 tỷ đồng Việt Nam. Bên cạnh những công trình của
chính phủ, một số tỉnh láng giềng biên giới đã có nhiều công trình hợp tác khác như: Trường Dân
tộc nội trú thị trấn Lạc Xao, tỉnh Bô-li-khăm-xay do tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam) tài trợ được xây dựng
từ 25/6/2006; Nghĩa trang Hữu nghị Việt- Lào ở thị trấn Anh Sơn thuộc tỉnh Nghệ An, biểu tượng
hùng tráng của tình hữu nghị Việt –Lào; công trình nhà sàn lưu niệm của Bộ Quốc phòng Lào tại
quê Bác Hồ (Nghệ An); Trường Trung học Hữu nghị Sỉ-khốt-tà-boong được xây dựng ở Viêng
Chăn, Cung văn hóa các Bộ tộc Lào ở Pắc-xế, tình Chăm-pa-xắc do Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư
xây dựng, Dự án xây dựng Trung tâm y tế chất lượng cao dành cho nhân dân thủ đô Viêng Chăn và
cả vùng lân cận đang được xúc tiến,….
Câu 5: Bạn hãy viết (không quá 1.500 từ) cảm nhận của mình về quan hệ Việt – Lào
(một suy ngẫm, một câu chuyện, một kỷ niệm sâu sắc…).

(tự tìm hiểu)

Câu 6: Theo bạn, có bao nhiêu người tham gia cuộc thi tìm hiểu "Việt-Lào trong trái tim
tôi".
Theo tôi có khoảng 01 triệu người tham gia cuộc thi này.

You might also like