You are on page 1of 14

CÁC RÀO CẢN TRONG THƯƠNG

MẠI QUỐC TẾ

1 Nhóm 1 - K40E1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

 Lê Quang Lập (Nhóm trưởng)


 Phạm Văn Hiển
 Nguyễn Đức Ngọc
 Đỗ Thị Thu Nguyệt
 Trần Minh Tuấn

2 Nhóm 1 - K40E1
NỘI DUNG TRÌNH BÀY

I. Khái niệm về rào cản trong Thương mại


quốc tế
II. Phân loại rào cản theo WTO :
1. Rào cản thuế quan
2. Rào cản phi thuế quan
III. Xu hướng áp dụng rào cản trong Thương
Mại Quốc Tế

3 Nhóm 1 - K40E1
I. Khái niệm về rào cản trong Thương
mại quốc tế
 Khái niệm : Rào cản thương mại là bất kì biện pháp hay hành
động nào gây cản trở đối với thương mại quốc tế.

 Theo WTO : Rào cản trong thương mại quốc tế bao gồm 2 loại
là các biện pháp thuế quan và các biện pháp phi thuế quan

 Theo Hoa Kỳ : Rào cản trong thương mại quốc tế bao gồm 9
nhóm cơ bản : Chính sách nhập khẩu; Tiêu chuẩn, kiểm tra,
nhãn mác và chứng nhận; Mua sắm của chính phủ; Trợ cấp
xuất khẩu; Bảo hộ sở hữu trí tuệ; Các rào cản dịch vụ; Các rào
cản đầu tư; Các rào cản chống cạnh tranh; Các rào cản
khác(tham nhũng, hối lộ, …)

4 Nhóm 1 - K40E1
II. Phân loại rào cản

Dựa trên cách tiếp cận của tổ chức WTO rào


cản trong thương mại quốc tế được chia
thành 2 loại :
1. Rào cản thuế quan (TARIFF)
2. Rào cản phi thuế quan (Non TARIFF)

5 Nhóm 1 - K40E1
II. Phân loại rào cản

1. Rào cản thuế quan : có 3 loại thuế quan phổ biến


như sau.
 Thuế phần trăm : Được đánh theo tỉ lệ phần trăm giá trị
giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.Đây là loại thuế được
sử dụng rộng rãi nhất nhưng nhìn chung còn ở mức cao.
 Thuế phi phần trăm : Bao gồm 3 loại, được áp dụng chủ
yếu cho hàng nông sản.
 Thuế tuyệt đối : Thuế xác định bằng một khoản cố định trên
một đơn vị hàng nhập khẩu.
 Thuế tuyệt đối thay thế : Quy định quyền lựa chọn áp dụng
thuế phần trăm hay thuế tuyệt đối.
 Thuế tổng hợp : Là sự kết hợp cả thuế phần trăm và thuế
tuyệt đối

6 Nhóm 1 - K40E1
II. Phân loại rào cản
 Thuế quan đặc thù :
 Hạn ngạch thuế quan : là một biện pháp quản lý nhập khẩu với 2 mức
thuế suất nhập khẩu. Hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan thì có mức
thuế suất thấp còn ngoài hạn ngạch thuế quan thì chịu mức thuế suất
cao hơn
 Thuế đối kháng(thuế chống trợ cấp xuất khẩu) : đánh vào sản phẩm
nhập khẩu để bù lại việc nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đó
được Chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp.
 Thuế chồng bán phá giá : nhằm ngăn chặn và đối phó với hàng nhập
khẩu được bán phá giá vào thị trường nội địa.
 Thuế thời vụ : là loại thuế với mức thuế khác nhau cho cùng một loại
sản phẩm. Thường được áp dụng cho hàng nông sản, khi vào thời vụ
thu hoạch trong nước thì áp dụng mức thuế suất cao nhằm bảo hộ
sản xuất trong nước.
 Thuế bổ sung : được đặt ra để thực hiện biện pháp tự vệ trong trường
hợp khẩn cấp.

7 Nhóm 1 - K40E1
II. Phân loại rào cản
 Hiện tại có một số loại thuế cụ thể được áp dụng trong Thương mại
quốc tế như sau :
 Thuế phi tối huệ quốc : là mức thuế cao nhất mà các nước áp dụng đối với
những nước chưa phải là thành viên của WTO và chưa kí kết hiệp định
thương mại song phương với nhau.
 Thuế tối huệ quốc : là thuế mà các nước thành viên WTO áp dụng cho
nhau hoặc theo các hiệp định song phương về ưu đãi thuế quan. Nó thấp
hơn nhiều so với thuế phi tối huệ quốc.
 Thuế quan ưu đãi phổ cập : nhằm ưu đãi cho một số hàng hóa nhập khẩu
từ các nước đang phát triển được các nước công nghiệp phát triển cho
hưởng.
 Thuế áp dụng đối với các khu vực thương mại tự do : là loại thuế có mức
thuế suất thấp nhất hoặc có thể bằng không đối với nhiều mặt hàng.
 Thuế quan ưu đãi khác : một số nước dành cho nhau các ưu đãi thuế
quan đặc biệt đối với một số sản phẩm, ví dụ một số nược tham gia kí kết
hiệp định thương mại máy bay dân dụng…

8 Nhóm 1 - K40E1
II. Phân loại rào cản

2. Rào cản phi thuế quan :


 Các biện pháp cấm : như là cấm vận toàn diện, cấm vận
từng phần, cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu đối với một số
loại hàng hóa nào đó.
 Hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu : là hạn ngạch về số
lượng hoặc giá trị được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu
trong một thời kì nhất định(thường là 1 năm)
 Cấp giấy phép xuất nhập khẩu : có 2 loại
 Giấy phép về quyền hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
 Giấy phép xuất nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa hoặc
phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu nào đó.

9 Nhóm 1 - K40E1
II. Phân loại rào cản
 Các thủ tục hải quan : khi nó quá phức tạp, chậm chạp thì
sẽ trở thành các rào cản, như là quy định về kiểm tra trước
khi xếp hàng, quy định về cửa khẩu thông quan…
 Rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế : là các quy định
và tiêu chuẩn kĩ thuật, các quy định về phòng thí nghiệm và
quy định về công nhận hợp chuẩn.
 Các biện pháp vệ sinh động thực vật : bao gồm tất cả luật,
nghị định, quy định, yêu cầu, và thủ tục, kể cả các tiêu chí
sản phẩm cuối cùng, các quá trình và phương pháp sản
xuất thử nghiệm… liên quan trực tiếp đến an toàn thực
phẩm.Đây là một trong những loại rào cản phổ biến nhất
hiện nay và mức độ của nó ngày càng tinh vi.

10 Nhóm 1 - K40E1
II. Phân loại rào cản
 Các quy định về thương mại dịch vụ : như quy định về
thanh toán và kiểm soát ngoại tệ, quy định về quảng cáo và
xúc tiến thương mại… đều có thể trở thành rào cản trong
thương mại quốc tế nếu chúng không minh bạch và có sự
phân biệt đối xử.
 Các quy định về đầu tư có liên quan đến thương mại như
lĩnh vực không hoặc chưa cho phép đầu tư nước ngoài…
nhằm phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước
với doanh nghiệp nước ngoài.
 Các quy định chuyên ngành về các điều kiện sản xuất, thử
nghiệm, lưu thông và phân phối các sản phẩm được xác
định trong các hiệp định của WTO như : Hiệp định nông
nghiệp, Hiệp định về hàng dệt may và may mặc…

11 Nhóm 1 - K40E1
II. Phân loại rào cản
 Các quy định về sở hữu trí tuệ : như là quy định về xuất xứ
hàng hóa, thương hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp…
 Các quy định về bảo vệ môi trường bao gồm :
 Quy định về môi trường bên ngoài biên giới theo hiệp ước
hoặc công ước quốc tế.
 Quy định trực tiếp về môi trường trong lãnh thổ quốc gia
 Quy định liên quan trực tiếp đến môi trường nhưng thuộc mục
tiêu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
 Các rào cản về văn hóa : sự khác biệt về văn hóa và cách
nhìn nhận, đánh giá về giá trị đạo đức xã hội…
 Các rào cản địa phương : ở một số nước, luật lệ của Chính
phủ trung ương cũng có sự khác biệt so với các quy định
mang tính địa phương.

12 Nhóm 1 - K40E1
III. Xu hướng áp dụng rào cản trong
Thương Mại Quốc Tế

 Hiện nay trên nền kinh tế Thế giới đang có xu hướng toàn cầu
hóa, do đó việc áp dụng các rào cản trong Thương mại quốc tế
cũng có rất nhiều sự thay đổi, nhưng chủ yếu là theo hai xu
hướng cơ bản:
 Một là thuế quan hóa các biện pháp phi thuế quan.
 Hai là xu hướng cắt giảm thuế quan của các quốc gia.
 Tuy nhiên bản thân mỗi quốc gia đều muốn bảo hộ sản xuất
trong nước mình,chính vì vậy các rào cản trong thương mại
quốc tế ngày càng trở nên tinh vi hơn,những biện pháp chủ
yếu thường được sử dụng như là: Hàng rào kĩ thuật, rào cản
về môi trường ( Mỹ quy định không nhập khẩu những mặt hàng
thủy hải sản mà khi đánh bắt nó ảnh hưởng đến nguồn thức ăn
cho cá Heo), các rào cản về văn hóa (người theo đạo Hồi
không ăn thịt bò,nên loại hàng này bị cấm nhập khẩu)..

13 Nhóm 1 - K40E1
XIN CÁM ƠN

14 Nhóm 1 - K40E1

You might also like