You are on page 1of 16

SƯƠNG MÙ QUANG HÓA

**********
I. Khái quát về sương mù quang hóa (Photochemical smog).
Cuộc cách mạng công nghiệp là nguyên nhân chính làm tăng các chất ô nhiễm
trong không khí trong suốt ba thế kỉ qua. Trước 1950, nguyên nhân chính gây ra sự ô
nhiễm này là do đốt than đá để sản sinh ra năng lượng, để nấu ăn và để vận chuyển. trong
điều kiện thích hợp, khói và SO2 được sinh ra từ việc đốt than đá có thể kết hợp với
sương mù để hình thành nên dạng gọi là “sương mù công nghiệp”(industrial smog). Ở
nồng độ cao, sương mù công nghiệp có thể rất độc đối với con người và các sinh vật sống
khác. London là thành phố nổi tiếng thế giói về sương mù công nghiệp. Sự kiện sương
mù London nổi tiếng nhất xảy ra vào tháng 12/1952, khi đó sương mù dày đặc kéo dài
trong 5 ngày đã tạo ra bầu không khi độc hại và làm chết khoảng 400 người. Ngày nay,
việc sử fụng nhiên liệu hóa thạch, năng luợng hạt nhân, và thủy điện thay vì than đá đã
làm giảm đáng kể sự xuất hiện của sương mù công nghiệp. Tuy nhiên, việc đốt các nhiên
liiệu hóa thạch như gas, xăng dầu có thể gây ra một vấn đền ô nhiễm không khí khác là
hiện tượng sương mù quang hóa.
1. Sương mù thông thường.
♦ Sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp
không khí sát mặt đất, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1 km. Nó giống
như mây thấp nhưng khác ở chỗ sương mù tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đất,
còn mây thấp không tiếp súc với bề mặt đất mà cách mặt đất một khoảng cách
được gọi là độ cao chân mây. Chính vì thế người ta xếp sương mù vào họ mây
thấp.
2. Định nghĩa sương mù quang hóa.
♦ Từ lâu, trong các nghiên cứu về môi trường, các nhà khoa học thế giới đã
miêu tả một hiện tượng ô nhiễm không khí đặc biệt, dưới tên gọi smog -
sương khói (ghép hai từ tiếng Anh fog - sương mù và smoke - khói). Theo đó,
smog được định nghĩa là "lớp mù quang hóa gây ra bởi sự tương tác giửa bức
xạ cực tím của mặt trời và bầu khí quyển bị ô nhiễm bởi các hydrocarbon và
ôxít nitrogen thoát ra từ khí thải động cơ”.
♦ Sương mù quang hóa là một dạng ô nhiễm không khí sinh ra khi ánh sáng mặt
trời tác dụng lên khí thải động cơ xe máy, khí thải công nghiệp … để hình
thành nên những vật chất như ozone, aldehit và peroxyacetylnitrate(PAN).
♦ Sương mù quang hóa xảy ra ở tầng đối lưu của khí quyển – nơi tập trung phần
lớn các chất khí gây ô nhiễm : NOx, các hợp chất VOCs (Volatile Organic
Compounds) …
3. Cơ chế hình thành sương mù quang hóa.
Dựa vào các nghiên cứu,người ta đã có thể kết luận rằng sương mù quang hóa
được tổng hợp từ NO, NO2, HNO3, CO, các nitrat hữu cơ(PAN), O3 và các chất
oxy hóa quang hóa. Vì thế cơ chế hình thành nên sương mù quang hóa cũng là cơ
chế hình thành nên các hợp chất trên, đồng thời đó là các điều kiện khiến các hợp chất
này có thể tồn tại trong khí quyển. Trong điều kiện thích hợp, các hợp chất tham gia
vào sự hình thành sương mù quang hóa có thể tạo thành các hạt nhân hình thành nên
aerosols.
♦ Sự quang phân của NO2 khởi đầu cho sự hình thành sương mù quang hóa.
NO, dạng chiếm ưu thế (về lượng) của NOx, phản ứng với O 2 để tạo thành
NO2. Lượng nhỏ NO2 này gây ra các phản ứng tiếp theo thông qua sự phân
hủy của nó, hình thành nên chu trình quang phân NO2.

♦ Ở đây hv kí hiệu cho một photon năng lượng bị hấp thụ bởi nito oxit, gây ra
sự phân hủy NO2 thành NO và O. Nguyên tử oxy được giải phóng phản ứng
với phân tử O2 để tạo ra ozon

♦ M là một phân tử thứ ba (thông thường là O 2 hay N2 vì chúng có nhiều trong


không khí) hấp thụ năng lượng thừa từ phản ứng để ngăn chặn phản ứng
phân hủy O3 thành O và O2.
♦ Ozon sinh ra phản ứng với phân tử NO để tái sản sinh ra NO2 và phân tử O2.
NO(g) + O3(g) -----> NO2(g) + O2(g)
♦ Khi tỉ lệ giữa NO2 và NO lớn hơn 3 thì phản ứng hình thành ozon là phản ứng
chủ đạo. Nếu tỉ lệ này nhỏ hơn 3 thì phản ứng phân hủy ozon giữ vai trò chủ
đạo và giữ cho nồng độ ozon dưới mức nguy hại.
♦ Phản ứng của hidrocacbon với NO và O2 sản sinh ra NO2 cũng xảy ra dưới
ánh sáng mặt trời, làm tăng tỉ lệ giữa NO2 và NO.
♦ NO2, O2 và hydrocarbon phản ứng với nhau dưới đk ánh sáng mặt trời sản
sinh ra peroxyacetylnitrate (CH3CO-OO-NO2)
NO2(g) + O2(g) + hydrocarbons ----------> CH3CO-OO-NO2(g)
♦ Nhưng việc thải ra một lượng lớn NOx, CO, các hợp chất carbonyl và các
hydrocarbon bởi các nguồn nhân tạo đã phá vỡ chu trình quang phân, cái
mà không làm cho nồng độ của NO2 và O3 trong không khí tăng lên nếu như
không bị phá vỡ. CO và hydrocarbons, thông qua phản ứng của chúng với các
góc hydroxyl thêm vào đó là sự quang phân của các hợp chất carbonyl, phá
hủy chu trình quang phân thông thường thông qua việc hình thành các gốc
peroxyl. Các gốc peroxyl này ngăn chặn phản ứng giữa O3 và NO, vì vậy làm
kết thúc chu trình và làm tích tụ O3 trong không khí.
Sơ đồ hình thành sương mù quang hóa
(Note: according to the materials of the Environment Agency)
a. Phản ứng tạo ra các gốc hydroxyl:
 Các gốc hydroxyl xuất hiện trong không khí do sự xuất hiện của nước bởi
các phản ứng sau:

 O(1D) được gọi là nguyên tử oxy.


 Sự hình thành OH đánh dấu sự bắt đầu của chuỗi phản ứng phức tạp
trong khí quyển.
b. Phản ứng của OH với carbon monoxide(CO):
 OH phản ứng với CO để tạo thành CO2 và H (gốc hydro tự do linh
động). Gốc hydro tự do này nhanh chóng phản ứng với O2 trong không khí
để tạo ra HO2 ( gốc hydroxyl )

( M là phân tử thứ ba để thu nhận năng lượng thừa )


 HO2 sau đó phản ứng với NO để sinh ra OH v à NO2

 NO2 được sinh ra ở trên hấp thụ năng lượng từ mặt trời và lại quang phân
để sinh ra NO và O và kế tiếp là O3.
 Vì vậy OH và CO tiếp tục tái thiết lại NO2 thông qua việc sản sinh ra O3
và do đó tích tụ O3 trong không khí.
 Sự hình thành O3 không thể diễn ra mãi khi cả hai chu trình quang phân bị
phá vỡ và không bị phá vỡ đều chịu sự chi phối bởi các yếu tố luôn thay
đổi như bóng mây, vị trí của mặt trời trong ngày và thời gian ( ngày
,đêm ).
c. Phản ứng của OH với các hợp chất carbonyl:
 Trong các hợp chất carbonyl như anđehit và xeton, OH phản ứng với
chúng, tách nguyên tử hidro ra khỏi nhóm carbonyl, tạo thành nước:

 R’’ là R’ với một H bị tách ra. Gốc aldocarboxyl R(CO) hay gốc
ketocarbonyl RO(O)CH( )R’’ được hình thành rất linh động và tạo
thành gốc acyl. Gốc acyl này, được sinh ra một cách nhanh chóng, phản
ứng với O2 trong không khí để tạo thành gốc peroxyl RC(O)O2 hay
RC(O)CH(O2 )R’’. Các gốc peroxyl này phản ứng với NO để tái sản sinh
ra NO2 không phải thông qua phản ứng với O3 mà bởi
aldocarbonylperoxyl RC(O)O2 và ketocarbonylperoxyl RC(O)CH(O2 )
R’’.

 Điều này dẫn đến việc tích tụ O3 nhiều hơn trong không khí. Hơn nữa,
RC(O)O hay RC(O)CH(O )R’’ được tạo ra là những gốc tự do và phản
ứng vói phân tử O2 để tạo ra gốc alkylperoxyl RO2 hay RC(O)O2 và
CO2.

 Gốc RO2 hay RC(O)O2 này lại tái hình thành NO2 thông qua phản ứng
với NO, NO lại hình thành nên gốc alkyloxy, gốc alkyloxy này đến lượt
mình lại phản ứng với O2 để làm tăng các aldehyde và HO2

 Điều này lại khởi đầu một chuỗi phản ứng mà sẽ xảy ra cho tới khi hình
thành một sản phẩm trung gian là HCHO. HCHO lại phản ứng với OH ,
sinh ra HC(O) và H2O. HC(O) phản ứng tiếp với O2 cho ra HO2

 Điều này lại dẫn đến sự tích tụ ozon trong khí quyển nhiều hơn và tái hình
thành OH . Nếu OH không thể lặp lại chu trình với một alđêhit khác thì
nó sẽ đi đến cuối chu trình bằng việc sản sinh ra axit nitric HNO3. Gốc
aldocarbonylperoxyl cũng có thể tham gia phản ứng cuối cùng vói NO 2 để
tạo thành nitrate.
 Nếu R ở phản ứng trên là một gốc metyl, sản phẩm cuối sẽ là
peroxyacetylnitrate, một hợp chất độc hơn.
d. Phản ứng của OH với các hydrocarbon:
 Gốc hydroxyl tự do sẽ nhận một nguyên tử hidro khi nó phản ứng với
alkane để hình thành H2O và một gốc tự do mới là gốc alkyl, gốc alkyl này
phản ứng với phân tử O2 để hình thành gốc alkyloperoxy.

 Sau đó, RO2 phản ứng với gốc peroxyl và phá hủy chu trình quang phân
thông thường.
e. Sự quang phân của các hợp chất carbonyl:
 Các hợp chất carbonyl tự chúng có thể hấp thụ năng luợng từ ánh sáng mặt
trời thông qua phản ứng quang phân.

 Các gốc sinh ra tham gia các phản ứng như trên đã trình bày gây ra sự tích
tụ ozon trong không khí.

Sơ đồ tóm tắt các phản ứng xảy ra trong sương mù quang hóa

Step 1: O3 + hv + H2O ---> O2 + 2HO·


Step 2: 2HO· + 2R-H + 2 O2 ---> 2RO2· + 2H2O
Step 3: 2RO2· + 2NO ---> 2NO2 + 2RO·

Step 4: 2NO2 + hv ---> 2NO + 2O

Step 5: 2O2 + 2O ---> 2O3


II. Các điều kiện để hình thành sương mù quang hóa.
1. Các chất gây ra sương mù quang hóa.
 Phải có nguồn tạo ra các nitơ oxit(NOx) và các hợp chất hữu cơ dễ bay
hơi(VOCs).
(Việc định nghĩa VOCs (Volatile Organic Compounds) là gì được bàn cãi rất
nhiều và cũng có nhiều định nghĩa khác nhau. VOC được tạm gọi là "những chất hóa
học phản ứng được với nitơ oxit trong khí quyển, dưới tác dụng của tia cực tím (của
ánh nắng) tạo thành sương mù. Trong sương mù đó có chứa ozon (O3), alđehyt,
peoxyt axetyl nitrat và một lượng nhỏ các chất oxy hóa. Phản ứng quang hóa học
dưới tác dụng của nitơ oxit phân hủy dung môi hữu cơ tạo ra những tác nhân oxy
hóa:
VOC + ánh sáng + NO2 + O2  O3 + NO + CO2 + H2)
 Nồng độ cao của hai chất này trong không khí có liên quan đến quá trình công
nghiệp hóa và quá trình vận chuyển.
 Quá trình công nghiệp hóa và quá trình vận chuỵển tạo ra những chất ô nhiễm
này thông qua việc đốt nhiên liệu hóa thạch.
2. Thời gian trong ngày.
 Thời gian trong ngày là một yếu tố rất quan trọng về lượng sương mù quang
hóa xuất hiện:
 Vào lúc sáng sớm, giao thông làm tăng lượng thải của các oxit nitơ và
VOCs khi chúng ta lái xe đi làm.
 Vào khoảng giữa buổi sáng, lượng xe cộ lưu thông giảm, các oxit nitơ và
VOCs bắt đầu phản ứng và hình thành NO2, làm tăng nồng độ của nó.
 Khi mà ánh sáng mặt trời trở nên gắt hơn vào lúc trưa,NO 2 bị phá vỡ và sản
phẩm phụ của nó được sinh ra và làm tăng nồng độ O3 trong không khí.
 Cùng lúc đó, một số phân tử NO2 được sinh ra có thể phản ứng với các hợp
chất hữu cơ dễ bay hơi để sinh ra các hóa chất độc hại như PAN(Peroxyacyl
nitrate).
 Khi mặt trời lặn, việc sản sinh ra O3 tạm thời ngừng lại. Lượng O3 mà còn
tồn tại trong không khí được tiêu thụ bởi một vài phản ứng khác nhau.
3. Một vài yếu tố khí tượng
 Những yếu tố này bao gồm:
 Mưa có thể làm giảm bớt sương mù quang hóa vì các chất ô nhiễm được rửa
trôi khỏi không khí cùng với nước mưa.
 Gió có thể thổi sương mù quang hóa đi và thay thế nó bằng không khí trong
lành. Tuy nhiên, lượng chất ô nhiễm bị thổi đi có thể gây ô nhiễm ở những
khu vực xa hơn.
 Hiện tượng đảo nhiệt có thể làm tăng sự nghiêm trọng của sương mù
quang hóa. Thông thường thì trong ngày, không khí gần bề mặt bị đốt nóng
và bốc lên cao mang theo các chất ô nhiễm lên độ cao cao hơn. Tuy nhiên,
nếu sự đảo nhiệt phát triển thì các chất ô nhiễm có thể bị giữ lại gần bề mặt
của trái đất. Các quá trình đảo nhiệt gây ra sự suy giảm sự trộn lẫn không
khí và vì vậy làm giảm phân tán chất ô nhiễm theo chiều thẳng đứng. Các
quá trình đảo nhiệt có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
Hiệu ứng đảo nhiệt (heat island effect)
(Hiện tượng đảo nhiệt: Là hiện tượng mà lớp không khí sát mặt đất lạnh,khi
mặt trời chiếu vào thì lớp lạnh chưa phát tán kịp nên lớp trên nóng hơn.
Từ lâu con người đã biết đô thị hoá ảnh hưởng tới nhiệt độ trung bình. Nhiệt độ
tại các khu vực trung tâm của thành phố lớn thường cao hơn ít nhất là vài độ so với
miền quê xung quanh. Sự ấm hoá này được gọi là ''hiệu ứng đảo nhiệt'' và càng
mạnh ở những thành phố càng lớn. Ví dụ, thành phố Melbourne ở Australia có ba
triệu người và thỉnh thoảng không khí tại đây ấm hơn 7 độ C so với vùng miền quê
xung quanh.
Cường độ của hiệu ứng đảo nhiệt thay đổi trong ngày hoặc hàng ngày. Các
nguyên nhân hiệu ứng đảo nhiệt:
 Có nhiều máy móc hơn trong thành phố: Lượng nhiệt toả ra tại các thành
phố rất cao. Chúng có nguồn gốc từ máy điều hoà nhiệt độ, đốt nhiên liệu,
hệ thống sưởi ấm và xe cộ. Tất cả đều được thải ra các khu phố. Tác động
của những loại máy móc này cùng với việc sưởi ấm các toà nhà có tác
động lớn hơn nhiều tới nhiệt độ vào mùa đông. Nhiệt toả ra từ toà nhà có
thể chiếm tới 10% hiệu ứng đảo nhiệt.
 Các bề mặt tối: Thường có các bề mặt tối, chủ yếu là nhựa đường trên
mái nhà, mặt đường và bãi đỗ xe, hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn
chứ không phải bức xạchúngtrởlạikhônggian.
 Hiệu ứng hẽm núi: Các toà nhà đối mặt với nhau và bức xạ theo chiều
ngang. Do vậy, nếu đứng trên phố, chúng ta sẽ hấp thụ nhiệt từ các toà
nhà đó. Hiệu ứng này là lớn nhất vào ban đêm.
 Ít nhiệt ngầm hơn: Khi nước được hút khỏi đất và bốc hơi khỏi lá cây,
nhiều năng lượng được hấp thụ dưới dạng nhiệt bốc hơi ngầm. Tại các
thành phố, có ít nhiệt ngầm được hấp thụ do có ít cây cối, đặc biệt là tại
khu vực trung tâm.
 Có ít gió hơn: Thường thì trong các thành phố có ít gió hơn do các toà
nhà chắn gió. Toà nhà làm cho nhiệt do thành phố tạo ra không bị cuốn
đi.)
4. Địa hình:
Địa hình cũng là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng
của hiện tượng sương mù quang hóa. Các khu vực dân cư tập trung trong các thung
lũng thì fễ bị ảnh hưởng bởi sương mù quang hóa hơn vì những đồi núi bao quanh họ
có khuynyh hướng làm giảm dòng không khí do đó làm tăng nồng độ các chất gây ô
nhiễm. Thêm vào đó, các thung lũng thường nhạy cảm với sương mù quang hóa vì sự
đảo nhiệt tương đối mạnh có thể phát triển thường xuyên trong những khu vực này.

III. Các ảnh hưởng của sương mù quang hóa.


Sương mù quang hóa làm giảm tầm nhìn, gây nên những tác động có hại đối với sức
khỏe của con người, gây hại cho cây trồng và làm hao mòn nhiều lọai vật liệu.
1. Tác động lên sức khỏe của con người.
 Sương mù quang hóa được đặc trưng bỏi hàm lượng O3 cao trong không khí.
Nồng độ ozon thấp ở tầng không khí gần mặt đất có thể làm cay mắt, mũi và
cổ họng. Khi sương mù tăng lên, nó có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe
nghiêm trọng hơn như:
 Hen xuyễn, viêm phế quản, ho và tức ngực
 Làm tăng sự nhạy cảm đối với các lây nhiễm về đường hô hấp
 Làm giảm chức năng của phổi.
 Ôxy là chất khí duy trì sự sống (nếu trong khí thở có ít hơn 15% ôxy thì cơ thể
đã có thể chết ngạt), nhưng ôzôn lại là khí độc hại. Ôzôn gây phù phổi nặng,
làm co thắt và tê liệt đường hô hấp khiến người bệnh không có phản ứng khi
có các dị vật lọt vào. Vì vậy, khi tiếp xúc lâu dài với ôzôn sẽ có nguy cơ bị
tích tụ các dị vật trong phế quản và phổi, là điều kiện có khả năng dẫn đến ung
thư.
 Việc tiếp xúc với sương mù quang hóa trong thời gian dài thậm chí có thể gây
tổn thương các mô phổi, gây ra sự sớm lão hóa ở phổi, và góp phần gây ra
bệnh phổi mãn tính. Trẻ em, thanh niên và người lớn mà có chức năng phổi
yếu được xem như những người có nguy cơ cao.
 Các Peroxyacetylnitrate và các chất oxi hóa khác cùng với ozone là những
chất kích thích mắt mạnh nhất.
 Sương mù là vấn đề của nhiều thành phố và các nước, nó gây hại đến sức
khỏe của con người. Khoảng cách tầng O3 trên mặt đất, SO2, NO2, CO rất độc
hại cho người già, trẻ em, và những người có vấn đề về tim mạch và phổi như
khí thủng,viêm phế quản,hen suyễn.Nó có thể gây khó thở,giảm khả năng làm
việc của phổi và là nguyên nhân gây thở ngắn,vô cùng đau đớn khi nuốt,thở
khò khè và khi ho.Nó còn làm cho mũi và mắt sưng tấy lên, làm khô màng
nhầy bảo vệ của mũi và cổ họng và cản trở khả năng đấu tranh chống sự
nhiễm trùng của cơ thể,dễ bị mắc bệnh hơn.Số người nhập viện và chết vì
bệnh đường hô hấp tăng trong suốt giai đọan tầng ozone quá cao.
 Sương mù hình thành trong điều kiện khí hậu ở những nước hay thành phố có
nền công nghiệp phát triển - tức ở đó không khí đã bị ô nhiễm nặng.Tuy
nhiên,tồi tệ hơn trong thời tiết ấm và có ánh nắng khi mà dòng không khí bên
trên đủ ấm cản trở sự lưu thông thẳng đứng.Nó đặc biệt phổ biến ở những
vùng trũng được bao quanh bởi những đồi núi.Nó thường tồn tại trong những
khoảng thời gian dài ở những thành phố có dân cư tập trung cao hay khu vực
đô thị như các thành phốn London, New York, Los Angeles, Mexico, Houston,
Toronto, Athens, Beijing, Hong Kong, Randstad hay vùng Rurh và nó có thể
đạt đến mức nguy hiểm.
(Trong lịch sử đã có những việc xảy ra đột ngột giết chết hàng ngàn người trong
một thủ đô.
 London: vào khỏang thế kỷ 19 được xem là thời kỳ mãnh liệt của sương mù
và với tên gọi là: ’súp đậu’.Đỉnh điểm là vào năm 1952,sương mù đã làm tối
sầm cả con đường của London và giết chết khỏang 4000 người trong thời
gian ngắn là 4 ngày (và hơn 8000 người chết nữa cũng đã chịu ảnh hưởng
của nó trong những tuần,tháng tiếp theo).
 Tehran:Vào tháng 12 năm 2005,các trường học và các văn phòng công cộng
đã phải đóng cửa ở Tehran,Iran và 1600 người đã nhập viện do sương mù đã
xâm nhập vào bộ lọc khói của xe hơi.
USA:
 30-31 tháng 10 năm 1948,Donora,PA:20 người chết,600 người phải nhập
viện,hàng ngàn người chịu ảnh hưởng.
 Tháng 10 năm 1953 tại New York sương mù đã giết khoảng từ 170 đến
260 người.
 Tháng 19 năm 1954 ở Los Angeles:lượng sương dày đã làm đóng cửa các
trường học,các họat động công nghiệp bị ngưng lại trong cả tháng.
 Cũng tại New York,năm 1963 co 200 người chết và năm 1966 là 169
người chết vì ảnh hưởng của sương mù.
 Thành phố Bắc Kinh Chìm trong sương mù,nhiều chuyến bay đã bị hủy,đóng
cửa các tuyến quốc lộ chính nối với thủ đô,nhiều người dân đã chọn các
phương tiện công cộng thay vì tự lái xe,các cơ quan khí tượng đã khuyến cáo
người già và trẻ em nên ở trong nhà để tránh bệnh về đường hô hấp.)
2. Tác động lên thực vật và các lọai vật chất.
Các cây trồng cũng như những lòai thực vật nhạy cảm khác thì bị gây hại nhiều
hơn là sức khỏe của con nguời ở nồng độ ozon thấp. Một vài lọai cây như thuốc lá,
rau bina, cà chua và đậu đốm (pinto beans) là những lọai nhạy cảm với ozon. Những
lá cây trong khu vực có sương mù quang hóa xuất hiện những đốm màu nâu trên bề
mặt lá sau đó chuyển sang màu vàng. Lớp ozon ở tầng mặt đất có thể hủy họai lá cây,
làm giảm sự phát triển, khả năng sinh sản và quá trình sinh sản. Nó có thể gây ra sự
mất khả năng tự vệ trước các lọai côn trùng cũng như bệnh tật và thậm chí còn gây
chết cây. Hình 3 và 4 chỉ ra sự tác động của ozon đối với thực vật:
Đối với các loại vật liệu: ozon dễ dàng phản ứng với những loại vật liệu hữu cơ,
làm tăng sự hủy họai ở cao su, tơ sợi, nilong, sơn và thưốc nhuộm.
IV. Các biện pháp phòng chống và khắc phục hậu quả.
Những biện pháp phòng chống sương mù quang hoá, cũng chính là các biện pháp
làm giảm ô nhiễm không khí - đó là các biện pháp nhằm giảm lượng thải ra các khí:
hydrocarbon và ôxít nitrogen thoát ra từ khí thải động cơ hay các quá trình sản xuất
công nghiệp:
 Giảm các khí thải từ các động cơ: Đây vẫn là một vấn đề mà cả thế giới
đang quan tâm. Các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu, và đã có
rất nhiều giải pháp được đưa ra.
(Thiết bị chuyển đổi-xúc tác (catalytic converters)
Thiết bị chuyển đổi-xúc tác trong các ống bô xe là một cách để giảm
lượng CO và NO sinh ra
Chất xúc tác được sử fụng là Platin hoặc hợp chất của Platin và Rodi
(rhodium)
Platin xúc tác cho phản ứng của những hidrocacbon chưa cháy hết( ví fụ
như pentan) và ozy để sinh ra CO2 và hơi nước:
C5H12 platinum catalyst
+ 8O2 5CO2 + 6H2O
(pentane) ------------------->
Rôđi xúc tác cho phản ứng giữa CO và NO để hình thành nên CO2 và N2:
rhodium catalyst
2CO + 2NO 2CO2 + N2
------------------->
Quá trình hình thành N2 tù NO phải xảy ra nhanh hơn so với quá trỉnh oxi
hóa CO thành CO2 , nếu không thì tòan bộ Co sẽ bị oxi hóa thành CO 2 trước khi
nó có thể được sử fụng để làm giảm hàm lượng NO
Động cơ xe chỉ có thể sử fụng bộ chuyển hóa-xúc tác nếu chúng sử fụng
xăng không pha chì vì chì trong xăng làm cho các chất xúc tác mất họat tính.)
 Giảm các khí thải từ các nhà máy: Các nhà máy phải có các hệ thống xử lý
khí thải đạt tiêu chuẩn, các ống khói phải đủ độ cao.
 Phải tìm kiếm và khuyến khích việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch.
 Đối với các quốc gia và các tổ chức quốc tế: cần có các luật định, các hiệp
ứơc qui định cụ thể về vấn đề này.
(Theo tiêu chuẩn châu Âu thì giới hạn nồng độ ozon ảnh hưởng tới sức
khỏe con người là 110 mg/m3/8 giờ, mức độ ảnh hưởng xấu tới thực vật là 65
mg/m3/24 giờ.
Giảm ô nhiễm môi trường do ozon sinh ra liên quan chặt chẽ với việc giảm
VOC. Ở Ấn Độ người ta cố giảm 70 - 80% lượng VOCs phát tán so với năm 1999.
Các tổ chức và chính phủ đã quan tâm tới việc hạn chế sử dụng dung môi
trong sản xuất sơn và các ngành khác có thải ra VOCs. Cục Bảo vệ Môi trường của
Mỹ (EPA) quy định hàm lượng VOCs trong sơn phải nhỏ hơn 340g/l.)

KIỂM SOÁT SƯƠNG MÙ QUANG HÓA


 Để giảm bớt sự hình thành sương mù quang hóa thì cần thiết phải kiểm soát các
nguồn thải những chất ô nhiễm sơ cấp như: NO và VOCs trong không khí. Đó là
một vấn đề phức tạp và không thể giải quyết một cách dễ dàng. Nó đòi hỏi phải
có sự hợp tác giữa chính phủ, các khu công nghiệp và các cá nhân. Một vài giải
pháp thay thế cho việc kiểm soát các nguồn thải công nghiệp và giao thông ( các
nguồn thải chính gây ra các chất ô nhiễm sơ cấp ) như bảo quản, sử dụng các loại
nhiên liệu thay thế, và phát trịển các công nghệ mới. Một vài biện pháp kiểm soát
VOCs và NOx :
1. Kiểm soát VOCs
Một vài công nghệ mới đã được phát triển và nhịều loại thiết bị khác nhau được sử
dụng, mỗi loại tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau đối với việc kịểm sóat các nguồn thải
ra VOCs
a. Nồng độ VOCs cao ( >500 ppm ): 3 phương pháp thường sử dụng phổ biến
với hàm lượng VOCs cao là: phương pháp ngưng tụ hơi đông lạnh ( refrigerated vapour
condensation), hấp thụ hơi bằng dung môi hòa tan (solvent vapour absorption), và pp
flaring. Việc chọn phương pháp nào tùy thuộc vào nồng độ thải cho phép và giá thành.
 Phương pháp ngưng tụ hơi đông lạnh có nghĩa là sư ngưng tụ xảy ra ở nhiệt
độ xấp xỉ âm 80oC.
 PP hấp thụ hơi bằng dung môi hòa tan được ứng dụng phổ biển ở những
nơi mà VOCs ( có chứa khí ) được làm cho nổi bong bóng thông qua một
dung môi hữu cơ có khả năng tiếp nhận VOCs dứoi dạng dòng khí. Các chất
VOCs sau đó được giải thoát khỏi dung môi bằng cách nung nóng và partial
vacuum. Sau đó chúng có thể được ngưng tụ ở một nhiệt độ cao hơn rất nhịều
so với nhiệt độ trong phương pháp đông lạnh với sự vắng mặt của một lượng
lớn các khí trơ.
 PP flaring( pp đốt ) có thể được sử dụng để xử lí lưu lượng và nồng độ cao
của các chất hữu cơ dễ bay hơi và thường đi kèm với các biện pháp thu hồi
khác. Việc đốt các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi không chỉ làm mất đi các chất
hữu cơ dễ bay hơi mà tạo ra một nguồn thải NOx. Vì vậy phuơng pháp này
không được chấp nhận như là một pp duy nhất để lọai bỏ VOCs với nồng độ
cao. (nghĩa là nó luôn phải đi kèm vói các phương pháp thu hồi cũng như xử lí
Nox được sinh ra)
b. Nồng độ VOCs vừa phải (100-500 ppm)
Đối với nồng độ VOCs vừa phải của nguồn thải, thì phương pháp hấp thụ
carbon tái sinh hay đốt cháy hòan tòan được sử dụng. Ở nhiệt độ trong khỏang
từ 750-1000oC các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi bị phân hủy đến 99%. Một
thiết bị trao đổi nhiệt được sử dụng để làm nóng luồng khí bằng ống hơi trước
khi đem đốt để tiết kiệm nhiện liệu. Những lò đốt sử dụng thêm xúc tác có thể
tiết kiệm được nhiên liệu dùng cho việc phân hủy VOCs trên bề mặt xúc tác ở
430oC.
 Sự hút bám cacbon tái sinh xảy ra khi luồng khí đi qua môt lớp đệm cacbon đã
được họat hóa. Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi đuợc hấp thụ vào carbon.
Nước và VOCs được thu hồi thông qua quá trình ngưng tụ. Phương pháp này
có thể đạt hiệu suất 99% đối với nồng độ VOCs từ 10 đến vài trăm ppm.
c. Nồng độ VOCs thấp ( <100 ppm )
 Các dòng không khí có chứa hàm lượng VOCs thấp được cho đi qua một hộp
nhỏ có chứa carbon hoạt hóa ( 1 hộp chỉ xài một lần ). Carbon hoạt hóa sẽ có
khả năng lưu trữ 6.6 kg VOCs trên một kg carbon ở nồng độ 100 ppm và 0.33
kg VOCs trên 1 kg carbon ở nồng độ 5 ppm. Ở nồng độ cao hơn, thì sự kết
hợp giữa việc hấp thụ và thiêu đốt carbon là cần thiết.
Các tấm lọc sinh học: Hệ thống lọc sinh học sử dụng vi khuẩn để làm giảm
hàm lượng VOCs. Nói một cách đơn giản, hệ thống lọc sinh học hoạt động bằng cách
hút không khí ô nhiễm, làm ẩm dòng không khí và sau đó định hướng dòng không khí
đi qua một miếng đệm lọc có chứa một lượng lớn nhiều lọai vi khuẩn khác nhau. Các
vi khuẩn sử dụng VOCs như một nguồn thức ăn và biến đổi chúng thành hơi nước và
CO2. Vì hệ thống dựa trên sự biến dưỡng sinh học nên không cần phải sử dụng nhiên
liệu, và hệ thống thực sự là tự họat động. Hệ thống lọc sinh học đòi hỏi phải kiểm tra
chút ít và vì các vi khuẩn có khả năng sinh sản một cách tự nhiên nên việc duy trì hệ
thống sinh học không đòi hỏi nhiều công sức. Hơn nữa, vì lớp đệm lọc có chứa nhiều
loại vi khuẩn khác nhau, nên nếu thành phần hỗn hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có thay
đổi thì hệ thống vẫn có thể thích nghi hoàn tòan trong vòng 3-4 tuần vì những vi
khuẩn thích nghi nhất sẽ phát triển trội hơn trong lớp đệm lọc. Hiệu suất của hệ thống
xử lí là 72%.
Lọc sinh học TRG: lọc sinh học khử chất ô nhiễm bằng cách cho dòng không
khí đi qua một môi trường xốp, ẩm có chứa rất nhiều vi sinh vật. Chất ô nhiễm được
chuỵển từ pha khí sang pha lỏng và sau đó bị phân hủy sinh học. Phân trộn được sử
dụng phổ biến như là một môi trừong nuôi dưỡng các vi sinh vật bên cạnh các môi
trườnng nhân tạo khác. Các vi sinh vật còn lại sau quá trình chuẩn bị phân trộn hình
thành nên các chủng vi sinh vật ưu thế để môi truờng nuôi cấy nhanh chóng trở nên
hiệu quả trong việc khử các chất ô nhiễm. Các tấm lọc sinh học là một công nghệ
vượt trội dùng cho xử lí nguồn thải không khí tại POTWs (publicly owned treatment
works), nếu như H2S được loại bỏ. Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi
trừơng đại học Nam Cali xác định rằng một hệ thống lọc sinh học 2 giai đọan sẽ xư lí
được nguồn VOCs có chứa H2S. Giai đoạn thứ nhất giữ vai trò là một môi trường trơ,
khô ráo và chống acid, hoạt động ở pH thấp để khử H 2S. Giai đoạn thứ hai sẽ sử
dụng phân trộn ở pH =7 để khử các chất hữu cơ còn lại. Giai đoạn thứ nhất sẽ là một
hệ thống kín với môi trường có chứa carbon hoạt hóa. Giai đoạn này sử dụng các vi
khuẩn tự dưỡng sống trong môi trường acid như thiobacillus thioaxidans để khử H2S.
Những vi sinh vật này oxi hóa H2S thành sulphide để tạo năng lượng và sống tốt trong
môi trường pH thấp. Những sinh vật và các hệ vi khuẩn này tương đối phổ biển vì
chúng đảm nhiệm vai trò ăn mòn acid sulfuric của các hệ thống cống rãnh. Vì sự khử
H2S sẽ được thực hiện trong giai đoạn thứ nhất nên sẽ không có acid hay sản phẩm
sunfua vô cơ trong môi trường đệm sử dụng phân trộn ở gia đoạn thứ hai. Axit được
tạo ra trong đệm carbon sẽ được thoát ra ngoài hệ thống cống xả nước thải.
PP ngưng tụ lạnh: là pp cho phép thu hồi các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi để
sử dụng lại. Quá trình ngưng tụ lạnh đòi hỏi nhiệt độ rất thấp để các hợp chất hữ cơ
dễ bay hơi có thể được ngưng tụ. Theo cách truyền thống thì các chất làm lạnh
chrolofluorocarbon như CFC-12 được sử dụng để làm ngưng tụ VOCs, nhưng vì
những chất này là tác nhân gây suy giảm tầng ozon nên nitơ lỏng được sử dụng để
thay thế trong quá trình ngưng tụ lạnh ở nhiệt độ cực thấp ( < -160 oC ). Quá trình
ngưng tụ lạnh phù hợp nhất với những dòng xả có tốc độ lưu chảy thấp ( dưới 0.927
standard cumec ) và/hay nồng độ hơi VOCs phải trên 100 ppm về thể tích.
Kiểm soát VOCs bằng cách sử dụng các chất oxihoá:
Có rất nhiều kĩ thuật và phương thức để làm giảm sự phát thải. Chúng bao gồm
những dạng làm suy giảm sự phát thải thường sử dụng như các chất oxi hoá và các chất
hấp thụ, các kĩ thuật xử lí không khí như sự quay vòng và từng đợt, và sử dụng các thiết
bị điều chỉnh để kiểm soát sự phát thải ở mỗi nhà máy.
Máy oxi hóa nhiệt tái sinh (regenerative thermal oxidation-RTO) có thể tiến
hành một cách hiệu quả với nhiều VOCs ngay cả khi có sự dao động về thể tích dòng
không khí. RTO bao gồm một khoang đốt ( combustion chamber ) được đặt sát với một
vài khoang thu hồi năng lượng.
Các máy oxi hóa có khả năng thu hồi nhiệt (recuparative thermal oxidizers)
gồm một khoang đốt với một thiết bị trao đổi nhiệt chính để thu hồi nhiệt từ dòng khí bị
đốt cháy và sử dụng nó để đốt nóng dòng không khí đi vào buồng đốt. Các máy oxihóa
này tiêu biểu gồm một thiết bị trao đổi nhiệt hình hộp và hình ống ( a shell-and-tube heat
exchanger) có khả năng thu hồi 70% lượng nhiệt sơ cấp. Với nhiệt độ oxihóa xấp xỉ
760oC thì lượng nhiệt thừa sinh ra sẽ được thu hồi như là một sự thu hồi nhiệt thứ cấp.
Nhiệt thu hồi thứ cấp này được sử dụng trong quá trình làm nóng (lò hoặc máy sấy) hoặc
để tạo ra hơi nước hay nước nóng. Máy oxihóa có khả năng thu hồi nhiệt thích hợp nhất
cho các ứng dụng ở những nơi mà lượng nhịệt thừa có thể được sử dụng.
Các máy oxi hóa sử dụng xúc tác(catalytic oxidizers): vận hành trên qui trình
giống như máy oxi hoá có thể thu hồi nhiệt hay máy oxi hoá có khả năng tái sinh nhiệt
nhưng sử dụng chất xúc tác để thúc đẩy quá trình oxi hóa. Chất xúc tác làm giảm lượng
nhiệt cần thiết để đốt nóng dòng không khí trước khi đưa vào khoang đốt xuống dưới
315.55oC, giúp tiết kiệm được chi phí vận hành so với các máy oxihoá có khả năng thu
hồi nhiệt thông thường. Điều này cho phép máy oxihoá được chế tạo từ một loại thép
kém chịu nhiệt hơn, do đó làm giảm chi phí chế tạo. Điều bất thuận lợi chính của hệ
thống này là chi phí bảo trì cao hơn do phải kiểm soát và duy trì chất xúc tác.
2.Kiểm soát NOx:
Các nitơ oxit là sản phẩm của tất cả các quá trình đốt cháy thông thường. Chúng
đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát sương mù quang hoá. Rất nhiều công nghệ đã
được phát trịển để kiểm soát sự phát thải NOx.
Phương pháp khử không xúc tác có chọn lọc ( selective non-catalytic
reduction) (phun urê). Trong phương pháp này urê được phun vào ống khí ở nhiệt độ
1600-2100oF. Ở nhiệt độ này và với sự có mặt của oxy, urê phân huỷ, phóng thích ra NH 2.
NH2 phản ứng với NO để tạo thành N2 và H2O.

Phản ứng này làm giảm sự phát thải NO nhưng làm tăng sự phát thải N2O và NH3.
Phản ứng này phụ thuộc vào nhiệt độ của ống khí, tải trọng của thiết bị đun nóng ( boiler
load ) và lượng urê phun vào. Lượng urê phun vào phải được điều chỉnh khi các điều kiện
khác thay đổi.
PP khử sử dụng xúc tác có chọn lọc ( selective catalytic reduction-SCR ):
Trong phương pháp này amoni được phun vào ống khí. Amoni phân hủy NO một cách
chọn lọc để tạo thành nitơ và nước trong môi trường có oxi . Phản ứng này thường xảy ra
với sự có mặt chất xúc tác là platin. Trong pp này, ống khí nóng được cho đi qua chất xúc
tác platin khi amôni được phun vào. Quá trình khử NOx tạo thành N2 và H2O xảy ra bởi
các phản ứng sau:

Quá trình này vừa làm giảm sự phát thải SO2 vừa làm giảm sự phát thải NO. PP
này mang tính thực tế nếu như amôni luôn sẵn có và giá thành rẻ. Hiệu suất của pp này có
thể lên tới 90%.
PP Exxon Thermal DeNOx: Tương tự như pp SCR, pp Exxon Thermal DeNOx
sử dụng phản ứng NOx/amôni. Tuy nhiên, pp này không sử dụng chất xúc tác để thúc đẩy
phản ứng. Amôni được phun vào với tỷ lệ mol là 2:1 trong pp này. Hơn nữa nhiệt độ
được kiểm soát một cách chặt chẽ để định hướng cho phản ứng. Nhiệt độ tốt nhất nằm
trong khoảng từ 871-981oC. Dưới thang nhiệt độ này, amôni không phản ứng hoàn toàn
và có thể được phóng thích vào ống khí. Nếu nhiệt độ lớn hơn, phản ứng phụ sau đây có
thể xảy ra làm ảnh hưởng đến hiệu suất của pp:

PP khử bằng xúc tác: NOx được loại bỏ khỏi ống khí bằng sự khử bằng xúc tác
với amôni-chất khử sơ cấp-và ankan hoặc anken C2-10, hay rượu đơn chức C1-10-đóng vai
trò là chất khử thứ cấp-qua nền là oxit vanađi và titam dưới áp suất được kiểm soát. Đặc
biệt tỉ lệ mol giửa NO2/NO phải lớn hơn hoặc bằng 1 và phải nhỏ hơn hoặc bằng 300
trong môi trường giàu oxi bên trong thiết bị phản ứng khử nitơ. Amôni có thể được pha
loãng bằng khí đã được đốt nóng trước, để kiểm soát nồng độ NOx.
PP đốt cháy hoàn toàn: quá trình làm giảm sự phát thải NOx từ khí thải công
nghiệp có thể được thực hiện thông qua vịệc đốt cháy hoàn toàn được thực hiện bằng
cách employing primary measures in a fluidized bed furnace. Thiết bị đốt được trang bị
một thiết bị fluidized bed furnace tĩnh, một thiết bị đốt nóng thu hồi nhiệt, chất kết tủa
tĩnh điện, và một máy lọc hơi hai giai đoạn (máy lọc hơi này được làm ẩm)
Các khối bê tông làm sạch không khí: các khối bê tông hoạt động dưới xúc tác
quang học được đặt trên đường ở một vị thuận lợi đóng vai trò như một loại vật liệu làm
sạch không khí. Các điều tra viên đã phát trịển một loại gạch lót nền phối hợp vói khả
năng loại bỏ NOx bằng phản ứng oxi hóa thông qua phản ứng quang xúc tác của oxit
titan dưới tác dụng của tia UV. Các khối bêtông quang xúc hoạt động trong môi trường
ẩm và với nồng độ NOx khác nhau ở hai bên đường.

You might also like