You are on page 1of 25

Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

Khái niệm chung:


Chất thải rắn(CTR):
Là toàn bộ các phế thải (ngoài dạng lỏng và khí ) được loại bỏ từ các
hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người

Nguồn phát sinh của chất thải rắn:

Nhà dân, khu Cơ quan Nơi vui chơi,


dân cư. trường học giải trí

Bệnh viện, cơ
Chợ, bến xe, Công ty sản sở y tế
nhà ga xuất và bán

Khu công
Giao thông, Chính quyền
nghiệp, nhà
xây dựng. địa phương
máy, xí nghiệp

Quy hoạch tổng thể:

Mục tiêu:
- Mục tiêu khoa học:phân loại thu gom xử lí khoa hoc nhằm giảm thiểu ô
nhiễm
- Mục tiêu kinh tế:tái sử dụng nguyên liệu và năng lượng,giảm chi phí...
- Mục tiêu xã hội:nâng cao nhận thức cộng đồng,xã hội hóa công tác bảo vệ
môi trường

Nội dung:
- Phân loại tại nguồn
- Thu gom
- Tái chế
- Xử lí

1
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

I Phân loại tại nguồn:


Mục đích:
- Tránh lãng phí nguyên liệu,năng lượng
- Tận dụng các nguyên liệu có khả năng tái chế
- Giảm diện tích đất bãi rác,kéo dài tuổi thọ bãi rác
- Giảm kinh phí đàu tư cho trang thiết bị thu gom vận chuyển xử lí
- Hạn chế tác hại của chất thải rắn lên con người và môi trường
- Bảo vệ cảnh quan

Có 2 hình thứ phân loại rác:


Thu gom lưu trữ và xử lí tại chỗ:
Là thu gom ban đầu lượng rác thải từ nguồn phát sinh ra nó ( nhà
ở hay những cơ sở
thương mại ) và chở đến các bãi chứa chung, các địa điểm hoặc bãi
chuyển tiếp
Thường thì các hệ thống thu gom sơ cấp ở các nước đang phát
triển bao gồm những xe chở rác nhỏ, xe hai bánh kéo bằng tay để thu
gom rác và chở đến các bãi chứa chung hay những điểm chuyển tiếp.

Nguồn nhân công và các thiết bị thu gom chất thải rắn

Nguồn phát sinh rác Người chịu trách Thiết bị thu gom
thải nhiệm
1) Từ các khu dân cư
- Nhà ở thấp tầng Dân cư tại khu vực, Các đồ dùng thu gom tại
người làm thuê nhà, các xe gom
- Nhà trung, cao tầng Người làm thuê, nhân Các máng tự chảy, các thang
viên phục vụ của khu nâng, các xe gom, các băng
nhà, dịch vụ công ty vệ chuyền chạy bằng khí nén.
2) Các khu vực sinh Các xe thu gom, các
kinh Nhân viên, dịch vụ côngtenơ lưu giữ, các thang
doanh thương mại công ty vệ sinh nâng, băng chuyền
3) Các khu công Các xe thu gom, các
nghiệp Nhân viên, dịch vụ công côngtenơ lưu giữ, các thang
4) Các khu sinh ty vệ sinh nâng, băng chuyền
họat ngoài Các thùng lưu giữ có mái
trời(quãng Chủ của khu vực, công che hoặc nắp đậy
trường, công ty công viên cây xanh
viên) Các băng chuyền và các

2
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

5) Các trạm xử lý thiết bị


nước thải Nhân viên vận hành
6) Các khu nông trạm Tùy thuộc vào trang bị của
nghiệp từng đơn vị riêng lẻ

Chủ của khu vực, công


nhân

Các quy trình xử lý tại chỗ điển hình:


• Rác được đổ đống trên phố.
• Rác được vun, thu gom và đổ vào các thùng rác trên phố.
• Rác được thu gom thủ công và chất vào các xe chở rác không tự đổ.
• Dỡ rác thủ công tại các điểm trung chuyển, phân loại và bốc xúc lên
xe để chở đi chôn lấp.

Các phương tiện lưu chứa tại chỗ:


Các phương tiện thu gom rác bao
gồm các túi đựng rác không thu hồi,
thùng đựng rác có nắp đậy (5-10 lít
dùng trong nhà, 30-90 lít dùng bên
ngòai, thùng đựng rác di động 500-
1000 lít,....).

Việc thu chứa rác trên các xe rác


từ các hộ dân cư được công nhân đi thu
gom mỗi ngày đem tập trung tại vị trí
xác định

3
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

Thuận lợi và bất lợi của từng phương thức thu gom:

Thuận lợi Bất lợi


Chất đống Dễ dàng với người dân Mất vệ sinh, kém mỹ
quan và rơi vãi bởi
những người nhặt rác.
Túi chất dẻo Vệ sinh, lấy nhanh, ít Đòi hỏi phải thu gom
phải quét, bọc kín các từng nhà, người dân phải
chất thải. mua túi.
Thùng rác nhỏ cố Dễ sử dụng cho ngươi Có khả năng tràn đầy
định qua lại
Xe đẩy cố định Thu gom và vận Kém mỹ quan, dễ bị phá
chuyển dễ dàng hoại
côngtennơ Gộp nhóm chất thải, Phải có không gian, kém
thu gom và vận chuyển mỹ quan, xa nhà ở
dễ dàng Rơi vãi bởi những người
nhặt rác

Thu gom tập trung và vận chuyển chất rải đô thị:

Thu gom tập trung hay còn gọi là thu gom thứ cấp bao hàm không
chỉ việc gom nhặt chất thải rắn từ những nguồn khác nhau mà còn cả
việc chuyên chở các chất thải đó tới địa điểm tiêu hủy.Việc dỡ đổ các xe
rác cũng được coi là một phần của hoạt động thu gom thứ cấp. Như vậy
thu gom thứ cấp cách thu gom các loại chất thải rắn từ các điểm thu gom
chung (điểm cẩu rác) trước khi vận chuyển chúng theo từng phần hoặc
cả tuyến thu gom đến một trạm trung chuyển, một cơ sở xử lý hay bãi
chôn lấp bằng các loại phương tiện chuyên dụng có động cơ.

Phương thức thu gom:


Thu gom theo khối: trong hệ thống này các xe thu gom chạy theo một
quy trình đều đặn theo tần suất đã được thỏa thuận trước (2-3 lần/tuần
hay hằng ngày...) những xe này dừng lại mỗi ngã ba, ngã tư và phát tín
hiệu. Mọi gia đình được yêu cầu phải có thùng rác của riêng mình ở
trong nhà và mang đến cho người thu gom rác vào những thời điểm được
quy định trước.

Thu gom bên lề đường: hệ thống thu gom này đòi hỏi một dịch vụ đếu
đặn và một thời gian biểu tương đối chính xác. Các cư dân cần phài đặt
alị thùng rác sau khi đã được đổ hết rác. Điều quan trọng là các thùng rác
này phải có dạng chuẩn, nếu không sẽ có hiện tượng rác không được đổ
hết ra khỏi thùng(ví dụ các loại giỏ, hộp cacton...). trong trường hợp này

4
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

rác có thể bị gió thổi hay súc vật làm vương vãi ra, làm quá trình thu
gom trở nên kém hiệu quả. Ở những nuớc có thu nhập thấp, hình thức
thu gom bên lề đường thường không phù hợp. Một số vấn đề thường nảy
sinh trong cách thu gom này ví dụ những người nhặt rác có thể sẽ đổ
những thùng rác này ra để nhặt trước, thùng rác này có thể bị mất cấp,
phá hoại, súc vật bị lật đổ hay bị vứt lại trên phố trong một thời gian dài.

Hệ thống thu gom vận chuyển chất thải rắn:

Các loại thiết bị tập trung vận chuyển CTR


Hệ thống xe thùng di động(tách rời): xe nâng(hoistruck), xe kéo(tilt-
frame) sàn nghiêng nâng lên hạ xuống tự đổ, xe có tời kéo(truck-tractor)
Hệ thống xe thùng di động(HTĐ) là hệ thu gom trong đó các
thùng chứa đầy rác được chuyên chở tới các bãi thải rồi đưa thùng không
về vị trí tập kết ban đầu. Hệ thống này phù hợp để vận chuyển CTR từ
các nguồn tạo ra CTR, cũng có thể chất thùng rác đã đầy lên xe và thay
bằng thùng rỗng tại điểm tập kết.

Ưu điểm:
Đa dạng về hình dạng và kích thước cho nên cơ động thích hợp
với nhiều loại CTR,thu gom được từng loại CTR.
Nhược điểm:
Do các thùng lớn và công việc lại thường phải thực hiện bằng thủ
công nên thường không chất được đầy, do vậy hiệu quả sử dụng dung
tích kém. Nếu bốc dỡ bằng cơ giới mới tận dụng được hết dung tích.

Hệ thống xe thùng cố định(HTCĐ): máy đầm nén bốc dỡ cơ giới, máy


đầm nén bốc dỡ thủ công.
HTCĐ là hệ thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác vẫn cố định
đặt ở nơi tập kết rác, trừ 1 khoảng thời gian rất ngắn nhấc lên đổ rác vào
xe thu gom(xe có thành xung quanh làm thùng).

Máy đầm nén bốc dỡ cơ giới: thường để vận chuyển CTR đến các khu,
bãi thải vệ sinh, trạm trung chuyển hoặc trạm xử lí CTR
máy đầm nén bốc dỡ thủ công: dùng để chuyên chở bốc dỡ CTR ở các
khu nhà ở, hiệu quả hơn so với loại bốc dỡ cơ giới vì lượng CTR cần bốc
xếp ở rải rác với số luợng ít, thời gian xúc, bốc xếp ngắn.

5
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

Ưu điểm:
Hệ thống này được sử dụng rộng rãi để thu gom mọi loại CTR,khá
đa dạng về hình dáng và kích thước

Nhược điểm:
Không thu gom được các loại CTR nặng, cồng kềnh như của công
nghiệp, công trường xây dựng,phá dỡ công trình...

Chọn tuyến đường thu gom vận chuyển:


Các yếu tố cần xét đến khi chọn tuyến đường vận chuyển:
Luật và chính sách có liên quan tới việc tập trung CTR, số lần thu
gom 1 lần
Điều kiện làm việc của hệ thống vận chuyển, các loại xe vận
chuyển
Tuyến thu gom được bắt đầu và kết thúc qua các phố chính
Ở vùng địa hình dốc thì hành trình đi từ cao xuống thấp
Chất thải phát sinh tại các nút giao thông, khu phố đông đúc thì phải
được thu gom vào giờ có mật độ giao thông thấp

Thiết kế tuyến thu gom:


Lập bản đồ vị trí các điểm tập trung CTR trên đó chỉ rõ số lượng,
thông tin nguồn chất thải
Phân tích các thông tin về dân cư, địa hình, điều kiện giao thông, điều
kiện kinh tế, xã hội.
Lập các phương án về tuyến và so sánh các tuyến đường bằng
cách thử dần để chọn được tuyến đường hợp lí.

6
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

II Xử lý chất thải rắn:


Mục tiêu của xử lý CTR là giảm hoặc loại bỏ thành phần không
mong muốn trong chất thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh, tận
dụng vật liệu và năng lượng trong chất thải, đảm bảo tính bền vững, phù
hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội và quá trình hiện đại hóa.

1) Kỹ thuật xử lý CTR:
• Giảm thể tích cơ học (nén, ép)
• Giảm thể tích hóa học (đốt);
• Giảm kích thước cơ học (băm, cắt, nghiền,...)
• Tách loại theo từng thảnh phần (thủ công hoặc cơ giới)
• Làm khô và khử nước (giảm độ ẩm cú cặn);

2) Phương pháp xử lí chất thải rắn:


Khi lựa chọn các phương pháp xử lý CTR cần xem xét các yếu tố sau:
• Thành phần tính chất CTR(CTR sinh hoạt, công nghiệp,..), thành
phần nguy hại và không nguy hại
• Tổng lượng CTR cần được xử lý
• Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng
• Phù hợp yêu cầu bảo vệ môi trường

Phương pháp xử lí cơ học:


Các phương pháp thường được dùng là:
• Tách các thành phần (kim loại, giấy, thủy tinh ...) ra khỏi chất thải
• Lọc và tạo rắn đối với các chất thải rắn bán lỏng
• Làm khô bùn bể chứa...
• Đốt cháy không thu hồi nhiệt(giấy vụn, nhựa, cao su, da, cây
gỗ,chất thải rắn từ các bệnh viện...)

Phương pháp xử lí hóa lí:


• Phân loại, tách tái chế các thành phần (kim loại,giấy,thủy tinh ...)
ra khỏi chất thải
• Thủy phân
• Sử dụng CTR như nhiên liệu
• Đúc, ép các chất thải công nghiệp để làm vật liệu xây dựng

Phương pháp xử lí sinh học:


• Chế biến phân ủ sinh học(các loại CTR sinh hoạt có thành phần
hữu cơ lớn,bùn, phân...)

7
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

• Mêtan hóa trong các bể thu hồi khí sinh học

Một số phương pháp xử lý CTR đã được áp dụng:


Xử lý CTR bằng công nghệ ép kiện:
Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải
tập trung thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp
thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tẫn dụng được như:
kim loại, nylon, giấy, thủy tinh, plastic,...được thu hồi để tái chế. Những
chất còn lại sẽ được băng tải chuyền qua hệ thống ép, nén rác bằng thủy
lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện
với tỉ số nén rất cao.
Các kiện rác đã ép nén này được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn
hoặc san lấp những vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát.
Trên diện tích này, có thể sử dụng làm mặt bằng để xây dựng công
viên, vườn hoa, các công trình xây dựng nhỏ và mục đích chính là làm
giảm tối đa mặt bằng khu vực xử lý rác.
Kim loại

Thủy tinh
Rác Phễu Băng Phân
thải nạp rác tải rác loại
Giấy

Nhựa

Các khối kiện Băng tải Máy


sau khi ép thải vật liệu ép rác

Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ ép kiện

Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ HYDROMEX:


Đây là công nghệ mới, lần đầu tiên được áp dụng tại Hawai Hoa
kỳ(2/1996). Công nghệ Hydromex nhằm xử lý rác đô thị (cả rác độc hại)
thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và sản
phẩm nông nghiệp hữu ích
Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác sau đó
polyme hóa và sử dụng áp lực lớn để nén ép, định hình các sản phẩm.

8
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

CTR chưa Kiểm tra bằng mắt


phân loại

Cắt, xé,nghiền tơi nhỏ

Chất thải lỏng


hỗn hợp Làm ẩm

Thành phần Trộn đều


polyme hóa

Ép hay đùn ra

Sản phẩm mới

sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex


- Công nghệ Hydromex có những ưu, nhược điểm sau:
- Công nghệ tương đối đơn giản, chi phí đầu tư không lớn
- Xử lý được cả chất thải rắn và lỏng
- Trạm xử lý có thể di chuyển hoặc cố định
- Rác sau khi xử lý là bán thành phẩm hay sản phẩm đem lại lợi ích
kinh tế.
- Tăng cường khả năng tái chế tận dụng lại chất thải, tiết kiệm diện tích
đất làm bãi chôn lấp.
- Tuy nhiên đây là một công nghệ chưa được áp dụng rộng rãi trên thế
giới.Công nghệ này mới được đưa vào sử dụng vào tháng 2/1996 ở
Hoa Kỳ nên chưa thể đánh giá được hết ưu khuyết điểm của nó.Các
sản phẩm của Hydromex mới ở dạng trình diễn.

Xử lý CTR bằng phương pháp ủ sinh học:

Khái niệm:
Ủ sinh học (compost)có thể được coi là quá trình ổn định sinh hóa
các chất hữu cơ để thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm
soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình
Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền
thống,được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và ở Việt

9
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

Nam.Những đống lá hoặc đống phân có thể để hàng năm và thành chất
thải hữu cơ rồi thàng phân ủ ổn định,nhưng quá trình có thể tăng nhanh
trong một tuần hoặc ít hơn.Quá trình coi như một quá trình xử lý tốt hơn
quá trình lên men yếm khí bùn hoặc quá trình hoạt hóa bùn.Quá trình ủ
áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước,sau là
xử lý cho tới khi nó thành xốp và ẩm.Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra
để giữ cho vật liệu luôn luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian
ủ.Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hóa sinh hóa các chất
thối rữa. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy là CO2,nước và các
hợp chất hưu cơ bền vững như lignin, xenlulô, sợi.

Công nghệ ủ sinh học theo các đống:


Công nghệ ủ đống thực chất là một quá trình phân giải phức tạp
gluxit, lipit và protêin với sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí vá kị
khí. Các điều kiện pH, độ ẩm, thoáng khí (đối với vi khuẩn hiếu khí)
càng tối ưu vi sinh vật càng hoạt động mạnh và quá trình ủ phân càng kết
thúc nhanh.Tùy theo công nghệ mà vi khuẩn kị khí hoặc vi khuẩn hiếu
khí sẽ chiếm ưu thế. Công nghệ ủ đống có thể là ủ tĩnh thoáng khí cưỡng
bức, ủ luống có đảo định kì hoặc vừa thổi khí vừa đảo. Cũng có thể ủ
dưới hố như kiểu ủ chua thức ăn chăn nuôi hay ủ trong hầm kín thu khí
metan.

Công nghệ ủ sinh học theo quy mô công nghiệp:


Rác tươi được chuyển về nhà máy, sau đó được chuyển vào bộ
phận nạp rác và được phân loại thành phần của rác trên hệ thống băng
tải(tách các chất hữu cơ cần phân hủy, chất vô cơ, chất tái sử dụng) phần
còn lại là phần hữu cơ phân hủy được qua máy nghiền rác và được băng
tải chuyển đế khu vực trộn phân bắc để giữ độ ẩm. Máy xúc đưa vật liệu
này vào các ngăn ủ, quá trình lên men làm tăng nhiệt độ lên 65 -70oC sẽ
tiêu diệt các mầm bệnh và làm cho rác hoại mục. Quá trình này được
thúc đẩy nhờ quạt gió cưỡng bức. Thời gian ủ là 21 ngày,rác được đưa
vào ủ chín trong 28 ngày. Sau đó sàng để thu lấy phấn lọt qua sàng mà
trong đó các chất trơ phải tách ra nhờ bộ phận tỷ trọng. Cuối cùng ta thu
được phân hữu cơ tinh có thể bán ngay hoặc phối trộn thêm với cáa
thành phần cần thiết và đóng bao.
Nếu thị trường có yêu cầu phân hưu cơ cao cấp, phân hưu cơ cơ
bản sẽ được trộn với thành phần dinh dưỡng N, P , K và một số nguyên
tố hóa học vi lượng hoặc một số phụ gia kích thích sinh trưởng.
Giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp lên men hiếu
khí để sản xuất phân bón hữu cơ tổng hợp là phương pháp có nhiều ưu
điểm nhất vì:
- Loại trừ được 50% lương rác sinh hoạt bao gồm các chất hưu cơ là
thành phần gây ô nhiễm môi trường đất ,nước và không khí

10
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

- Sử dụng lại được 50% các chất hữu cơ có trong thành phần rác thải
để chế biến phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái. Hạn
chế việc nhập khẩu phân hóa học để bảo vệ đất đai.
- Tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp. Tăng khả năng chống ô
nhiễm môi trường. Cải thiện điêu kiện sống của cộng đồng.
- Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng. Dễ kiểm soát chất lượng sản
phẩm.
- Giá thành tương đối thấp. Có thể chấp nhận được.
- Phân loại rác thải có thể sử dụng được, các chất có thể tái chế(như
kim loại màu, sắt thép, thuỷ tinh, nhựa, giấy, bìa,...)phục vụ cho công
nghiệp.

Trong quá trình chuyển hóa, nước rác sẽ chảy ra. Nước này sẽ được
thu lại bằng một hệ thống rãnh xung quanh khu vưc để dưa về một bể đặt
tại cuối khu ủ rác. Tại đây nước rác sẽ được bơm tưới vào rác ủ để bổ
sung dộ ẩm.

Nhược điểm:
- Mức độ tự động của công nghẹ chưa cao.
- Việc phân loại rác thải vẫn phải thực hiện bằng phương pháp thủ
công nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nạp liệu thủ công, năng suất kém.
- Phần tinh chế chất lượng kém do tự trang tự chế
- Phần pha trộn và đóng bao thủ công, chất lượng không đều.

11
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

Rác tươi Phân hầm


cầu

Cân điện tử

Sàn tập kết

Công nhân Bể chứa


Băng phân Tái chế
nhặt thủ công
loại

Nghiền
băng chuyền
Trộn
máy xúc
Cung cấp
độ ẩm
Kiểm soát
nhiệt độ tự Lên men
động 21 ngày

Thổi khí
cưỡng búc
ủ chín
Máy xúc

Máy xúc
sàng

Tinh chế
Vê viên

Đóng bao

Trộn phụ gia N,P,K

Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp

12
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ủ sinh học:


- Ảnh hưởng của độ ẩm
- Ảnh hưởng của nhiệt độ
- Làm thoáng và kích thước hạt
- Tốc độ tiêu thụ oxi
- Mức độ và tốc độ ủ
- Các chỉ tiêu đối với quá trình ủ tốc độ cao
- Hệ số nhiệt độ hô hấp hàng ngày (hiệu ứng hô hấp)
- Ảnh hưởng của pH và tỉ lệ C/N
- Nuôi cấy và xáo trộn
- Sự thay đổi axit hữu cơ trong quá trình phân giải
- Tổn thất nitơ trong quá trình ủ
- Sự chuyển hóa photpho

Xử lý rác bằng phương pháp đốt:

Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho 1 số loại
rác nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác.Đây là 1 giai
đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxi trong không khí, trong
đó các rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn không
cháy. Các chất khí được làm sạch hay không được làm sạch thoát ra
ngoài không khí, chất thải rắn được chôn lấp.
Xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm
giảm tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng
công nghệ tiên tiến còn có ý nghĩa cao bảo vệ môi trường. Đây là
phương pháp xử lý rác tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp
vệ sinh vì chi phí để đốt 1 tấn rác cao hơn khoảng 10 lần.
Công nghệ đốt rác thường sử dụng ở các quốc gia phát triển vì
phải có 1 nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt
như là 1 dich vụ phúc lợi xã hội của toàn dân.Tuy nhiên đốt rác sinh hoạt
bao gồm nhiều chất khác nhau, sinh khối độc và dễ sinh dioxin. Nếu giải
quyết việc xử lý khói không tốt (phần xử lý khói là phần đắt nhất trong
công nghệ đốt rác).
Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc
các công nghiệp cần nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bị 1
hệ thống xử lý khí thải rất tồn kém, Nhằm khống chế ô nhiễm không khí
do quá trình đốt có thể gây ra.
Hiện nay ở các nước Châu Âu có xu hướng giảm việc đốt rác thải
vì hàng loạt các vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải xem xét và
thường áp dụng để xử lý rác độc hại như rác bệnh viện và công nghiệp vì
các phương pháp xử lý khác không giải quyết triệt để được

13
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

Có 2 phương pháp chính trong việc đốt chất thải rắn:


Đốt cháy cả đống là 1 lựa chọn tương đối đơn giản. Rác thải
thường được đưa vào lò đốt chuyển động với tốc độ chậm bên trong
khoang đốt,việc thải khí qua ống dẫn chạy qua 1 tuốc pin( để sản xuất
điện), rồii qua các bộ phận làm giảm bớt ô nhiễm không khí (để hủy bụi
và các chất gây ô nhiễm), cuối cùng là qua ống khói và bay vào khí
quyển. Thông thường những nguyên liệu duy nhất phải lấy khỏi dòng
chất thải trước khi được tiêu hủy là các chất thải cồng kềnh hoặc các chất
thải có khả năng độc hại như xylanh khí.
Đốt tầng chất lỏng bao gồm việc chất thải đô thị trước khi xử lý
được đưa vào 1 thùng sắt chịu nhiệt hình trụ, trong đó đổ đầy 1 lớp các
chất đã được “ lỏng hóa” nhờ khí nén ở mức cao gồm các chất trơ như
cát xilic, đá vôi, alumin và các vật liệu gốm. Mặc dù ít được sử dụng
rộng rãi trên thế giới nhưng biện pháp này đã được chứng minh là hoạt
động rất linh hoạt, được nhiều nhà máy áp dụng để xử lý các nguồn rác
thải có nhiều giá trị năng suất tỏa nhiệt khác nhau.Tuy nhiên, khác với
công nghiệp đốt cả đống, CTR đô thị thô cần phải qua xử lý sơ bộ trước
đó để phân ra thành từng lô có cùng kích cỡ rồi mới chuyển vào trong lò
đốt.

Những lò đốt chuyên dụng thường có những thành phần sau:


- Bộ phận nhận chất thải và bảo quản chất thải
- Bộ phận nghiền và phối trộn chất thải
- Bộ phận cấp chất thải, chấtlỏng, bùn và chất rắn
- Buồng đốt sơ cấp
- Buồng đốt thứ cấp
- Thiết bị làm nguội khí hay nồi hơi chạy bằng nhiệt dư để giảm nhiệt
độ
- Hệ thống rửa khí
- Quạt hút để hút khí và không khí vào lò khi duy trì áp suất âm
- Ống khói

Công nghệ đốt có những ưu điểm là:


- Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải đô thị
- Công nghệ này cho phép xử lý toàn bộ chất thải đô thị mà không cần
nhiều diện tích đất sử dụng làm bãi chôn lấp rác

14
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

Nhược điểm:
- Vận hành dây chuyền phúc tạp, đòi hỏi phải có năng lực kỹ thật và
tay nghề cao
- Khi áp dụng phương pháp đốt rác ở những nước có thu nhập thấp, có
2 hạn chế chính đó là chi phí đầu tư, chi phí tiêu hao năng lượng, chi
phí xử lý cao và tính hiệu quả
- Các vấn đề cần cân nhắc trước khi lựa chọn phương pháp đốt bao
gồm:
- Số lượng rác thải
- Năng suất tỏa nhiệt của rác thải
- Các tiêu chuẩn môi trường
- Lựa chọn vị trí

III Thu hồi và tái chế CTR:


Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể
sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lãi cho các hoạt
động sinh hoạt và sản xuất

Những lợi ích:


- Tái chế rác là 1 trong những biện pháp được ưu tiên không chỉ nhằm
giảm thiểu rác thải tại nguồn mà còn đóng góp quan trọng đến nhu
cầu phát triển kinh tế của các quốc gia
- Tái chế rác được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và nhiều
ngành công nghiệp do mang lại những lợi ích sau:
- Bảo tồn nguồn lợi sản xuất tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên giảm nhu
cầu sử dụng nguyên liệu thô cho sản xuất
- Ngăn ngừa sự phát tán các chất độc hại vào môi trường
- Cung cấp nguồn nguyên vật liệu có giá trị cho công nghiệp
- Kích thích phát triển những qui trình công nghệ sản xuất sạch hơn
- Tránh phải thực hiện các qui trình mang tính bắt buộc như xử lí hoặc
chôn lấp rác thải

Các hoạt động thu hồi và tái chế chất thải:


Hoạt động thu hồi và tái chế chất thải được thực hiện thông qua hệ
thống thu gom theo mạng lưới 3 cấp gồm:

• Cấp thứ 1 : gồm người đồng nát và người nhặt rác

15
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

• Cấp thứ 2: những người thu mua đồng nát,người thu mua phế liệu
từ những người thu nhặt tại bãi đổ rác, người nhặt rác và đồng nát
trên vỉa hè trong toàn thành phố
• Cấp thứ 3: Gồm những người buôn bán hoạt động kinh doanh với
quy mô lớn hơn ở nhiều địa điểm cố định và các đại lý thu mua là
điểm nút đặc biệt trong buôn bán như các bên trung gian giữa các
ngành công nghiệp và người bán lại.

Tùy thuộc vào vị trí,nguồn nguyên liệu,công nghệ sản xuất,thành


phần chất thải mà lựa chọn các phương pháp tái sinh khác nhau
Các loại chất rắn và xỉ không thể sử dụng được nữa được đổ ở bãi
chôn lấp hoặc đổ xuống biển.
Tất cả các vật liệu trước và sau khi sử dụng có thể cần cho hoạt
động kinh doanh có trong rác thải đô thị như các chất thải hữu cơ, kim
loại, nhựa, giấy, kính, .. được gọi là “vật liệu có thể tái chế “
Hoạt động tái chế cũng cần chi phí để thu gom, vận chuyển, chế
biến và ngăn chặn các hoạt động tiêu cực lên môi trường do quá trình tái
chế gây ra, do đó, nếu như chi phí tái chế cao hơn lợi ích tái chế thì lúc
đó hoạt động tái chế không được coi là hoạt động kinh doanh. Nếu chi
phí tái chế thấp hơn lợi ích tái chế thì hoạt động tái chế được coi la hoạt
động kinh doanh

Sơ đồ hệ thống hoạt động tái chế ở Đức:


Cơ quan trường chất thải khác Chính quyền địa Đốt rác, chôn lấp
học phương

Người tiêu dùng


Ngời tiêu dùng rác thải bao bì
Hệ thống tái chế chất thải

Đầu tư
Đưa ra giá thu gom và
tái chế

Các công ty sản xuất


và bán

16
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

Sơ đồ hệ thống tái chế chất thải tại Pháp:

Chất thải khác


Chính quyền Đốt, chôn lấp
Người tiêu dùng địa
phương(phân
Rác thải bao bì loại và thu
gom) Tái chế

Hỗ trợ về giá cả
Bao gồm tái chế nhiệt

Tái chế

Đầu tư
Áp dụng chi phí thu gom và tái chế

Công ty sản xuất


vàn bán hàng

Công nghệ tái chế lốp cao su:

Lốp cao su

Thu gom

Làm vụn
Nhiệt phân

Chế biến thành


Dầu khí Muội than hạt và bột cao su

Sử dụng tái sử dụng


Sử dụng Công nghiệp
nặng

17
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

Tái chế bóng đèn ống tại Brazin:

Bóng đèn ống hỏng

Thu gom

Đập vỡ

Giao thông, xây Phân loại


dựng.

Thủy tinh
Đui đèn

Phân loại tẩy rửa sạch

Làm men thủy ngân chế tạo


Vật liệu nhôm vụn cho sx gốm lọc lại bóng mới

Tái sử dụng sx bóng đèn ác quy NaCl

18
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

Công nghệ thu hồi dầu thải ở Hồng Kông:

Dầu thải

Khử nước bằng


Phương pháp li tâm xử lý nước loại bỏ

Chưng cất
ở 100- 160oC tách dầu nhẹ nguyên liệu

chưng cất
ở 330- 350oC tách chất bẩn bằng graphite

Cô đặc dầu sử dụng

Các chất cặn đáy

Đóng thùng Asphalt Sử dụng

Quá trình thu hồi nhiên liệu (RDF) từ rác thải đô thị:

rác thải đô thị Tách loại Tách loại Nghiền


lần 1 lần 2 lần 1

Tách bằng từ Điều khiển từ xa

Tách loại Nghiền


Sấy khô lần 3 lần 2

Tách bằng quạt thổi

Trộn Làm nguội sàng

vôi thành phần(RDF)

19
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

Sơ đồ lưu chuyển các dòng tái chế rác tại Hà Nội:

33,5kg / người
Nguồn sản sinh rác (hộ Người mua phế
gia đình, chợ, nhà Thu gom- ngày liệu
hàng, khách sạn...)

Thu gom bằng xe Người Ngành công


đẩy tay thu gom nghiệp tái chế
phế liệu

Vận chuyển 12,9- 26,2 kg/người/ngày


Người nhặt rác

Bãi chôn lấp


Người thu Người mua phế
gom mua liệu
phế liệu

IV. Sản xuất sạch hơn là gì


Sản xuất sạch hơn là một cách tiếp cận lý thuyết và thực tiễn nhằm
giảm các tác động tới môi trường từ các hoạt động của con người thông
qua việc sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên, các phương pháp, các
công nghệ và, tất cả những vấn đề đề cập ở trên, cũng như quản lý quá
trình và các hoạt động. Sản xuất sạch hơn có thể được áp dụng cho các
sản phẩm, các quá trình và dịch vụ.

Sạch hơn tốt hơn cho các doanh nghiệp


Tại sao vậy ? Các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn là
doanh nghiệp đã giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm, do
đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh
tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn.

Ðến nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng
nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15% !

20
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

Các lợi ích của sản xuất sạch hơn


Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng sản xuất sạch hơn không chỉ
mang lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích về mặt môi trường. Các lợi ích
này có thể tóm tắt như sau:

• Cải thiện hiệu suất sản xuất;


• Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn;
• Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị;
• Giảm ô nhiễm;
• Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải;
• Tạo nên hình ảnh về mình tốt hơn
• Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và và an toàn.

Sản xuất sạch hơn được áp dụng tại nhiều điểm hoạt động từ dự
báo nhu cầu để thiết kế một sản phẩm và thải bỏ sản phẩm đó ở cuối chu
trình sống của nó. Điều đó có thể đạt được thông qua:

Quản lý nhu cầu - Tác động tới nhu cầu của sản phẩn nhất định hoặc
dịch vụ cộng đồng. Do đó, câu hỏi được đặt ra là: Liệu sản phẩm hay
dịch vụ có cần thiết hay không? phục vụ cho ai? Tại sao? Không có sản
phẩm, dịch vụ thay thế hay có sẵn trên thị trường à? Liệu có nhu cầu về
sản phẩm chịu ảnh hưởng của giá cả, thuế, kế hoạch và mẫu thiết kế hay
không?

Quản lý nhu cầu – các ví dụ


- Thuế sử dụng gas/khí của các phương tiện vận chuyển và giảm phí
cho các phương tiện giao thông công cộng.
- Tập trung và cung cấp nhân công địa phương, xây dựng khu sinh
hoạt văn hoá và nơi mua bán ở gần nơi sinh hoạt.
- Đánh thuế những mặt hàng chỉ sử dụng một lần và khuyến khích sản
xuất ra các sản phẩm có thể tái sử dụng/ bền.
- ©Hộp công cụ e-textile.
- Chọn nguyên liệu tốt hơn - lựa chọn các nguyên liệu có ít tác động
đến môi trường. Các nguyên liệu nhất định có thể dễ bị phân huỷ bởi
sinh vật hơn, dễ làm mới lại, bền, có ít độc tố hơn, v.v.. so với các loại
nguyên liệu khác.

Lựa chọn nguyên liệu – các ví dụ


- Dầu bôi trơn gốc dầu hay dầu/sơn gốc nước
- Sunphát crôm hay thuộc da bằng thuốc có gốc thực vật.

21
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

- Gỗ cứng hay gỗ mềmNăng lượng gốc cacbon hay năng lượng mới.

Thiết kế sản phẩm gây ít tác động nhất – các sản phẩm và dịch vụ
được thiết kế giảm thiểu các tác động tới môi trường. Điều này có ý
nghĩa trong việc lựa chọn nguyên liệu và quá trình sản xuất ảnh hưởng
tới môi trường ít nhất hoặc áp dụng các công nghệ gây ra ít tác động nhất
có thể được.

Thiết kế sản phẩm ít tác động nhất – các ví dụ


- Máy pha cafe có phần ủ ấm hay hơn là để cafe trong cốc và sau đó
đun nóng lại
- Các thiết bị điện có chế độ nghỉ chờ
- Tủ lạnh không sử dụng đến các chất làm mát như PCB
- Các loại xe con chạy trên 30 km/ lít xăng.
- Các quá trình tráng phim rửa ảnh mà không thải bỏ bạc.

Sử dụng ít tác động nhất – không chỉ là các tác động trong quá trình
sản xuất hoặc các quá trình đã được tối giản hoá, các tác động nhỏ nhất
cũng có nghĩa đối với pha sử dụng các sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ.
Điều này hàm ý rằng đôi khi việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ khác
nhau là cần thiết hoặc nên thay đổi cách sử dụng hàng hoá, dịch vụ so
với thông thường.

Sử dụng ít tác động nhất – các ví dụ


- Đi xe đạp thay cho ô tô nếu có thể
- Tắt đèn hoặc tắt các thiết bị điện khi không cần thiết hoặc khi không
sử dụng.
- Đi lại bằng các phương tiện công cộng – ví dụ. tàu, taxi, xe buýt nhỏ
- thay vì đi bằng xe ô tô cá nhân hay máy bay
- Mua bán ở gần nơi ở hơn là phải đi xa.
- Nên mua bán ở các quán nhỏ ven đường gần nhà hơn là đi đến các
siêu thị ở xa.

Tận dụng lại – liệu các nguyên liệu đã qua sử dụng có thể được tái sử
dụng lại theo cách này hay cách khác không? Trực tiếp như, sau một số
bước làm sạch nhất định (tái sử dụng)? sau một vài quá trình thực sự (tái
chế)? hoặc chỉ thu hồi lại các thành phần có giá trị từ các chất thải (thu
hồi)? Nói chung, theo các phương pháp sau: tái sử dụng, tái chế lại, thu
hồi, mỗi lần như vậy đòi hỏi thêm lượng nguyên liệu đầu vào. Do đó, các
sản phẩm được thiết kế với mục tiêu tái sử dụng, tiếp đến là tái chế và
cuối cùng lài thu hồi để có thể giảm thiểu được các tác động tới môi
trường.

22
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

Tái sử dụng, tái chế, thu hồi– các ví dụ


- Tái sử dụng chai thuỷ tinh, quần áo, giầy dép, sách vở, báo chí, ...
- Tái chế nhựa, giấy, mảnh kim loại, dầu máy, nước thải,...
- Thu hồi kim loại từ bùn thải, thuỷ ngân từ pin, làm phân com pốt từ
chất thải hữu cơ...

Toàn bộ vòng đời sản phẩm – các tác động của sản phẩm, quá trình và
dịch vụ tới môi trường coi là bắt đầu từ khâu thiết kế, sản xuất ra sản
phẩm, giai đoạn sử dụng cho tới khi thải bỏ sản phẩm hoặc các thành
phần của sản phẩm đó. Điều này có nghĩa là trách nhệm đối với tác động
môi trường của các sản là không có giới hạn cho bất cứ giai đoạn nào
của vòng đời sản phẩm nhưng chỉ dừng lại sau khi kết thúc vòng đời của
nó và sản phẩm hay thành phần của nó đã được tái sử dụng hoặc tồn tại ở
trạng thái cân bằng. Ý tưởng của vòng đời là mối liên quan cụ thể khi so
sánh các ảnh hưởng của sản phẩm, các quá trình hay dịch vụ từ các
nguồn gốc khác nhau (sản xuất) nhưng đều có mục đích như nhau. Việc
tính toán dựa vào khả năng xác định các tác động của môi trường đối với
toàn bộ vòng đời của hai sản phẩm đem so sánh. Dẫu sao phần lớn kết
quả thường phụ thuộc vào việc giả định mục đích sử dụng các sản phẩm,
quá trình hay dịch vụ đó.

Toàn bộ vòng đời sản phẩm – các ví dụ


- Giầy dép - thải ra crôm sau khi sử dụng
- Lốp cao su – các hạt lốp lưu lại trên đường và tại bãi thải
- Xác ô tô – có khả năng tái sử dụng lớn nhất
- Giảm sử dụng các vật liệu tổng hợp trong xe ô tô con để dễ dàng tái
sử dụng lại.

Toàn bộ vòng đời sản phẩm – so sánh


- Sử dụng tách uống nước bằng nhựa (sử dụng một lần) hay dùng tách
bằng gốm
- Đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng hay bằng các
phương tiện cá nhân.
Hình 3-1: Biểu tượng chuẩn cho việc tái chế

23
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

Mục lục
Khái niệm chung: ........................................................................................................1
I Phân loại tại nguồn:...................................................................................................2
Thu gom lưu trữ và xử lí tại chỗ:..............................................................................2
Các quy trình xử lý tại chỗ điển hình:...................................................................3
Các phương tiện lưu chứa tại chỗ:........................................................................3
Thuận lợi và bất lợi của từng phương thức thu gom:...........................................4
Thu gom tập trung và vận chuyển chất rải đô thị:....................................................4
Phương thức thu gom:...........................................................................................4
Hệ thống thu gom vận chuyển chất thải rắn:........................................................5
Chọn tuyến đường thu gom vận chuyển:..............................................................6
II Xử lý chất thải rắn:....................................................................................................7
1) Kỹ thuật xử lý CTR:.........................................................................................7
2) Phương pháp xử lí chất thải rắn:.......................................................................7
Phương pháp xử lí cơ học:....................................................................................7
Phương pháp xử lí hóa lí:......................................................................................7
Phương pháp xử lí sinh học:.................................................................................7
Một số phương pháp xử lý CTR đã được áp dụng:..................................................8
Xử lý CTR bằng công nghệ ép kiện:....................................................................8
Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ HYDROMEX:................................8
Xử lý CTR bằng phương pháp ủ sinh học:...........................................................9
Xử lý rác bằng phương pháp đốt:.......................................................................13
III Thu hồi và tái chế CTR:.........................................................................................15
Các hoạt động thu hồi và tái chế chất thải:.............................................................15
IV. Sản xuất sạch hơn là gì..........................................................................................20
Sạch hơn tốt hơn cho các doanh nghiệp..................................................................20
Các lợi ích của sản xuất sạch hơn...........................................................................21

Tài Liệu Tham Khảo:


- Tài liệu được tải xuống từ địa chỉ www.e-textile.org 5
- ASI@ ITC U1S3-5 - What is Cleaner Production
e-textile

- KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG – Lê Văn Khoa (chủ biên)


- Tài Liệu CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG – TS.Trương Thanh Cảnh
- QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ- Nhà Xuất Bản Xây Dựng HÀ NỘI

24
Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

25

You might also like