You are on page 1of 17

Cải tiến công tác ở ngành công nghiệp

hóa chất
14 bước để ngăn ngừa ô nhiễm
3/1992
Hiệp hội các nhà sản xuất hóa học (CMA) 2501
MSt.N.W Washington DC 20037
(202) 887-1100
Chú ý:

Tập sách này miêu tả các phương pháp lý thuyết và thực tế mà ngành công nghiệp hóa
chất đang sử dụng nhằm cải thiện tình trạng sức khoẻ, an toàn lao động và bảo vệ môi
trường. Chúng tôi đặc biệt tập trung vào hệ thống giảm tạo phế thải và giảm hóa chất rò
rỉ.

Ðối tượng độc giả của tài liệu này bao gồm những người hoạt động trong các ngành kỹ
thuật muốn tìm hiêủ thêm về Chương trình Phong chống ô nhiễm của CMA và sự liên hệ
của nó với chương trình "Responsible Care Initiative". Tài liệu này không thể phân tích
toàn bộ những chính sách, pháp luật cụ thể hoặc các vấn đề kỹ thuật có thể phát sinh khi
triển khai chương trình phòng chống ô nhiễm. Mỗi công ty cần tham khảo ý kiến của cố
vấn luật riêng của mình về vấn đề này.

Tài liệu này có thể sao chép và phân phối tự do nhưng đã được bảo vệ bản quyền. Hiệp
hội sản xuất hóa chất (CMA), chủ bản quyền, cấp giấy phép tái bản và phân phối tài liệu
này cho những trường hợp sau mà không cần trả tiền bản quyền.

1. Tài liệu có thể được tái bản, sao chép nhưng không được sửa đổi. Các ấn phẩm tái
bản được khuyến khích in trên giấy tái chế.

1. Tất cả các bản copy tài liệu này đều phải có trang bìa với những ghi chú về bản
quyền của CMA.

2. Không ai được phép bán các bản sao tài liệu này theo giấy phép bản quyền, trừ
CMA.

Lời giới thiệu


Vào thập kỷ 90 và bước vào Thế kỷ 21, ngành công nghiệp hóa chất đang phải đối mặt
với nhiều thử thách. Công chúng đang mất dần tin tưởng vào ngành công nghiệp này.
Yêu cầu về các quy định với những điều khoản bắt buộc thi hành đang trở nên ngày càng
cấp bách. Trong nội bộ ngành công nghiệp hóa chất đang hình thành 1 quan niệm rằng,
những cam kết chất lượng mới là tối cần thiết để có 1 vị thế cạnh tranh trên thị trường
toàn cầu.

Trước những vấn đề nói trên, ngành công nghiệp hóa chất đang tự cam kết với chính
mình để cải thiện các hoạt động nhằm đạt mục tiêu tiếp tục cải thiện tình trạng sức khoẻ,
an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

Ngành công nghiệp đang phải trực tiếp giải quyết những mối quan tâm, lo ngại của quần
chúng. Năm 1988, ngành công nghiệp hóa chất đã ban hành 1 chương trình cải cách mới
mang tên "Responsible Care". Chương trình này được xây dựng nhằm giúp các công ty
đáp lại những mối quan ngại của quần chúng về sức khoẻ, an toàn lao động và chất lượng
môi trường. Chương trình "Responsible Care" hoan nghênh ý kiến đóng góp và sự tham
gia hỗ trợ của quần chúng.

Tài liệu này miêu tả cuộc cách mạng thầm lặng mà ngành công nghiệp hóa chất đang tiến
hành trong các hoạt động của mình để cải tiến công tác.

Trước hết, chúng tôi bàn về những nỗ lực cụ thể nhằm giảm tác dụng của các hoạt động
công nghiệp đối với môi trường, với các công nhân và với quần chúng.

Triển khai các cơ hội để ngăn ngừa ô nhiễm


Khi triển khai các chương trình ngăn ngừa ô nhiễm, ngành công nghiệp hóa chất phải đối
mặt với nhiều thử thách. Trong chương này, chúng tôi xin miêu tả một số trong những
thử thách đó.

Thay đổi tình hình doanh nghiệp

"Responsible Care" là một bước chuyển biến quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngành công nghiệp hóa chất. Trước đây, giống như tất cả các ngành khác,
ngành công nghiệp hóa chất chỉ tập trung vào những tiêu chuẩn cốt yếu về lợi nhuận.
Hiện nay, trong khi vẫn chú ý đến việc sản xuất ra sản phẩm và kiếm lãi, thì phương thức
hoạt động của doanh nghiệp cũng quan trọng như mục tiêu lợi nhuận trước kia. Ðối với
một số công ty thì đây là một sự thay đổi lớn về triển vọng của công ty. Ðối với một số
khác, đây chỉ là 1 sự điều chỉnh nhỏ trong những chính sách của doanh nghiệp.
"Responsible Care" mang lại cho các công ty 1 cơ sở hữu ích để giúp họ tiến hành những
thay đổi đó.

Thử thách đối với các cán bộ, công nhân khi thực hiện chương trình này

Ðể thực hiện thành công mục tiêu phòng chống ô nhiễm, đòi hỏi mọi thành viên bao gồm
các nhà sản xuất, nhà nghiên cứu, những người lập kế hoạch, và các nhân viên phải lựa
chọn quan điểm về phòng chống ô nhiễm. Phần lớn các dự án về cắt giảm ô nhiễm đều
khởi đầu từ những hoạt động hàng ngày như: khoá các vòi nước chảy liên tục, tái chế
nhựa và giấy, triển khải quy trình sản xuất trong điều kiện tối ưu hơn và thực hiện công
tác bảo dưỡng duy tu máy móc thiết bị. Những người đã lựa chọn ngăn ngừa ô nhiễm sẽ
có thể đóng góp phần quan trọng, thông qua những công việc của chính mình.

Giáo dục, nâng cao nhận thức về mục tiêu và khuyến khích bảo vệ môi trường đều là
những khái niệm dễ nói hơn là thực hiện. Một khẩu hiệu được mọi người thường dùng
trong thời đại "hướng về môi trường " của chúng ta hiện này là "toàn thế giới suy nghĩ
nhưng chỉ vài địa phương hành động".

Một mình ngành công nghiệp không thể đạt được những mục tiêu phòng chống ô nhiễm
mà cần có sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội. Chẳng hạn như, những người
làm công tác quản lý có vai trò cực kỳ quan trọng.

Thử thách đối với những nhà quản lý trong việc thực hiện cắt giảm nguồn gây ô
nhiễm

Những nhà quản lý nếu quan tâm đẩy mạnh các dự án cắt giảm nguồn ô nhiễm sẽ giúp
ngành công nghiệp bằng cách xem xét kỹ lưỡng những quy định về môi trường và loại bỏ
những rào cản không cần thiết. Ví dụ như, 1 phương pháp truyền thống dùng để đánh giá
và xem xét cấp phép cho 1 dự án là phương pháp dựa trên cơ sở đánh giá công nghệ. Ðể
có thể giảm nguồn chất thải ô nhiễm, nhiều dự án yêu cầu thay đổi quy trình hơn là lắp
đặt bổ sung các thiết bị kiểm soát ô nhiễm. Theo những người đã từng xin cấp phép cho
các dự án chiến lược nhằm cắt giảm nguồn gây ô nhiễm (vốn thường đòi hỏi sự thay đổi
quy trình công nghệ ), thủ tục cấp giấp phép thường làm chậm tiến độ công việc của họ
hoặc cản trở cho việc thực hiện dự án. Nếu 1 nhà máy có nhu cầu xin cấp giấy phép hoạt
động mà việc xin giấy phép cho dự án cắt giảm nguồn chất thải quá khó khăn, thì nhà
máy đó có thể sẽ không ngại khi đề xuất những dự án của mình.

Theo chương trình "Responsible Care", ngành công nghiệp hóa chất luôn ủng hộ mục
tiêu cắt giảm nguồn chất thải gây ô nhiễm, dài hạn, bao gồm cả việc giảm khối lượng
phát thải lẫn giảm số lượng hợp chất thải ra môi trường.

Ðáp ứng nhu cầu thị trường với xu hướng giảm nguồn chất thải gây ô nhiễm

Các doanh nghiệp Mỹ đang cạnh tranh ngày càng mạnh trên thị trường thế giới. Sự thành
công trong cuộc cạnh tranh này trực tiếp ảnh hưởng đến sức mạnh của nên kinh tế. Ngành
sản xuất của Mỹ đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và là 1 trong số ít ngành thực sự
mang lại sự thịnh vượng cho đất nước. Hơn nữa, ngành công nghiệp sản xuất ở Mỹ là
nguồn chủ yếu của những tiến bộ công nghệ, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và cải
thiện điều kiện xã hội.

Ví dụ như, ngành sản xuất hóa chất đã sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho cả thị
trường trong và ngoài nước. Ðược coi là 1 ngành công nghiệp cơ bản, ngành này đã tạo
ra những sản phẩm đóng vai trò những yếu tố thiết yếu trong các ngành sản xuất các sản
phẩm phẩm như sản phẩm dệt, dược phẩm, ô tô...

Ngành sản xuất công nghiệp cũng là ngành chịu sự cạnh tranh mạnh từ nước ngoài.
Ngành sản xuất của Mỹ phải chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh với những đối thủ
nước ngoài thì mới nâng cao được chất lượng cuộc sống. Vài trò không thể thay thế của
các hóa chất trong các quy trình sản xuất hiện đại đã biến ngành công nghiệp hóa chất trở
thành tối quan trọng trong nên kinh tế cạnh tranh quốc tế của Mỹ. Từ năm 1980, ngành
công nghiệp hóa chất Mỹ đã mang lại 139 tỷ USD thặng dư thương mại, giúp Mỹ duy trì
cán cân thương mại.

Các công ty hóa chất đang tích cực tìm kiếm những phương pháp để giảm lượng hóa chất
rò rỉ trong khi vẫn tiếp tục cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, các quy
định, yêu cầu mang tính kiểm soát đang cản trở những công ty này đạt được những mục
tiêu đó. Các mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi ngành công nghiệp tiến hành những
thay đổi linh hoạt. Sự linh hoạt này kết hợp với sự góp sức của các nhà quản lý cũng như
toàn thể cộng đồng sẽ giúp ngành công nghiệp hóa chất đương đầu với những thử thách
trong tương lai.

Ngành công nghiệp hóa chất tin tưởng chắc chắn rằng việc sớm cắt giảm những nguồn
phế thải gây ô nhiễm sẽ làm lợi cho xã hội, giải quyết được mối lo ngại của quần chúng
và giảm những nguy cơ do các chất gây ô nhiễm gây ra.

Một thách thức đổi với toàn xã hội, ngành công nghiệp, chính phủ và các công dân là làm
sao để tạo ra môi trường kinh tế trong đó, các nhà sản xuất của Mỹ có thể duy trì khả
năng cạnh tranh của mình, tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế nhưng đồng thời vẫn cải
thiện được chất lượng môi trường.

Trong tài liệu này, chúng tôi miêu tả khái quát cách thức mà nền công nghiệp hóa chất sử
dụng để đương đầu với thử thách này, bao gồm cả những cam kết chung về ngăn ngừa ô
nhiễm. Nếu độc giả muốn tìm hiểu thêm thông tin về chương trình "Responsible Care",
xin vui lòng quay số của CMA: 1-800-624-4321.

"Responsible Care" - Cơ sở để cải tiến công tác môi trường

Vụ rò rỉ hóa chất ở Bhopal, ấn Ðộ vào năm 1984 đã càng thúc giục ngành công nghiệp
hóa chất phải tăng cường kiểm tra những hoạt động của mình và nỗ lực hơn để cải tiến
công tác 1 cách toàn diện. Từ năm 1986 đến năm 1989, nhiều thành viên của hiệp hội các
nhà sản xuất hóa chất (CMA) đã phát triển những chương trình tự nguyện.

Năm 1988, ngành công nghiệp hóa chất Mỹ đã chính thức lựa chọn "Responsible Care".
Nhiều nguyên tắc của chương trình này xuất phát từ một chương trình tương tự do ngành
công nghiệp hóa chất Canada bắt đầu triển khai từ năm 1984. "Responsible Care" trở
thành chương trình bắt buộc đối với các thành viên thuộc CMA.
Theo "Responsible Care", ngành công nghiệp hóa chất cam kết cải tiến các hoạt động của
mình để cải thiện tình hình sức khoẻ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường và đồng thời
phải thực hiện những cam kết của mình bằng những hành động cụ thể.

Ðể thực hiện lời cam kết đó, giám đốc điều hành của các công ty thành viên CMA đã xây
dựng 1 chương trình hành động gồm 6 yếu tố chính. Mỗi yếu tố nêu lên 1 mặt của
chương trình nhằm đảm bảo sự thành công của "Responsible Care":

6 yếu tố đó là: ???????????????+ Các nguyên tắc chỉ đạo

?????????????????????????????????????+ Nghĩa vụ của


các thành viên

?????????????????????????????????????+ Các nguyên tắc


quản lý

?????????????????????????????????????+ Cơ quan tư vấn


nhân dân

?????????????????????????????????????+ Công tác tự


đánh giá

?????????????????????????????????????+ Ðội ngũ các nhà


quản lý và điều hành

Những nguyên tắc chỉ đạo của "Responsible Care"


Với tư cách là một thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất hóa chất, công ty chúng tôi
cam kết sẽ không ngừng nỗ lực trong việc cải tiến công tác quản lý hóa chất của mình.
Chúng tôi xin cam kết sẽ điều hành doanh nghiệp trên cơ sở những nguyên tắc sau:

 Xem xét và trả lời ý kiến của quần chúng về các hóa chất và các hoạt động của
chúng tôi.

 Phát triển và sản xuất các hóa chất an toàn trong sản xuất, vận chuyển, sử dụng
và tiêu hủy về các sản phẩm và quy trình mới cũng như những sản phẩm và quy
trình đang sử dụng.

 Kịp thời báo cáo với các quan chức có trách nhiệm, các cán bộ, công nhân viên,
các khách hàng và toàn thể công luận về những nguy cơ cho sức khoẻ hoặc môi
trường liên quan đến các hóa chất và đề xuất các biện pháp bảo vệ.

 Hướng dẫn tỉ mỉ cho khách hàng về cách thức sử dụng, vận chuyển và tiêu hủy
các sản phẩm hóa chất 1 cách an toàn.
 Tiến hành các hoạt động của doanh nghiệp mình với cách thức sao cho có thể
bảo vệ môi trường cũng như sức khoẻ và sự an toàn cho cán bộ, công nhân và
toàn thể nhân dân.

 Nâng cao hiểu biết về ảnh hưởng của các sản phẩm, quy trình và phế thải của
mình đối với sức khoẻ, sự an toàn và với môi trường thông qua việc tiến hành
hoặc hỗ trợ cho các nghiên cứu khoa học.

 Phối hợp hành động để giải quyết những vấn đề phát sinh khi vận chuyển, tiêu
hủy các chất độc hại.

 Phối hợp với chính quyền và các cơ quan hữu trách khác trong việc thiết lập các
tiêu chuẩn, quy định và pháp luật nhằm bảo vệ cộng đồng, nơi sản xuất và bảo vệ
môi trường.

 Phát triển các nguyên tăc hoạt động của "Responsible Care" bằng cách chia sẻ
những kinh nghiệm và hỗ trợ cho những doanh nghiệp khác trong việc sản xuất,
vận chuyển, sử dụng hoặc tiêu hủy các chất hóa học.

Các nguyên tắc chỉ đạo - Nghĩa vụ của các thành viên

Ðể xây dựng 1 nền móng vững chắc cho "Responsible Care", các nhà điều hành và quản
lý thuộc CMA đã soạn thảo và ký kết 10 nguyên tắc chỉ đạo giúp cải tiến hoạt động của
ngành công nghiệp này. Họ đã kiểm định sự cần thiết phải tuân theo những nguyên tắc
chỉ đạo này bằng cách sửa đổi lại quy chế của CMA, buộc các công ty phải triệt để tôn
trọng những nguyên tắc này như một Nghĩa vụ bắt buộc của các thành viên CMA. Ðiều
kiện này cho thấy ngành công nghiệp hóa chất đã rất nghiêm túc thực hiện "Responsible
Care". 10 nguyên tắc chỉ đạo này xác lập 1 thoả thuận ngầm giữa các công ty thành viên
CMA với quần chúng, tạo cơ sở cho hoạt động của họ tại Mỹ.

Các thành viên CMA phải triệt để tuân theo 10 nguyên tắc chỉ đạo của "Responsible
Care" như 1 nghĩa vụ bắt buộc. Ðiều kiện này cho thấy ngành công nghiệp hóa chất đã rất
nghiêm túc thực hiện các mục tiêu của "Responsible Care".

Các nguyên tắc quản lý

Các nguyên tắc quản lý tạo cơ sở cho ngành công nghiệp để thực hiện những nguyên tắc
chỉ đạo nói trên. Chúng vạch ra những phương pháp thích hợp có thể chấp nhận được
trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của ngành công nghiệp nhằm cải thiện sức khoẻ, an
toàn và bảo vệ môi trường.

Hiện nay, "Responsible Care" bao gồm 6 hệ thống quản lý - Mỗi hệ thống chịu trách
nhiệm về một lĩnh vực hoạt động cụ thể của ngành công nghiệp, với những hướng dẫn
thực chi tiết.

Các hệ thống quản lý


1. Nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng và trả lời trong trường hợp khẩn cấp
(CAER) - Xác định và trả lời những mối quan tâm lo ngại của cộng đồng.

2. Ngăn ngừa ô nhiễm, tạo ra 1 cơ sở hệ thống để giảm bớt và quản lý chất thải và
hóa chất rò rỉ.

3. Quy trình an toàn - Ðảm bảo sự an toàn trong các hoạt động của nhà máy.

4. Phân phối - Cung cấp 1 hệ thống phân phối, vận chuyển các hóa chất.

5. Sức khoẻ và sự an toàn của công nhân - đảm bảo sự an toàn ở nơi làm việc.

6. Hướng dẫn sử dụng sản phẩm - bảo đảm các sản phẩm của nhà máy được sử dụng
hợp lý trên thị trường.

Ban tư vấn cộng đồng

Chương trình "Responsible Care" của CMA luôn tiếp nhận những ý kiến đóng góp của
quần chúng. Một bên thứ ba sẽ tập hợp những ý kiến độc lập và rất đa dạng của quần
chúng về hoạt động của ngành công nghiệp và báo cáo lên CMA. Uỷ ban tưvấn cộng
đồng tập hợp những ý kiến chính trên toàn quốc, của mọi thành phần bao gồm bác sĩ,
nông dân, nhà đạo đức, nhà môi trường học và lãnh đạo hiệp hội các nữ cử tri.

Uỷ ban tư vấn cộng đồng trực tiếp góp phần vào sự phát triển của Responsible Care
thông qua việc xem xét và đánh giá công tác quản lý. Ban tư vấn cộng đồng hoạt động
như 1 ban chỉ đạo trong suốt quá trình đánh giá xem liệu những công tác này có thực sự
giải quyết được những mối lo ngại của quần chúng hay không?

Tự đánh giá của mỗi thành viên

Bất kỳ chương trình nào cũng cần có công tác đánh giá những tiến bộ trong công tác của
mình. "Responsible Care" yêu cầu mỗi công ty thành viên phải có báo cáo hàng năm về
mỗi một lĩnh vực quản lý.

Bản mẫu tự đánh giá đã cung cấp 1 công cụ quản lý nội bộ cho CMA và các công ty
thành viên để tự đánh giá những tiến bộ của mình.

Tổ chức các nhà quản lý và điều hành

Các nhà điều hành và quản lý cấp cao của các công ty thành viên CMA đều khẳng định
rằng, họ cần phải có cam kết ở cấp cao nhất đồng thời cần hỗ trợ những điều kiện cần
thiết để đảm bảo sự thành công của Responsible Care. Họ đã phát triển những tổ chức
khu vực, mang tên "Tổ chức các nhà điều hành quản lý ", tạo điều kiện cho các công ty
chia sẻ kinh nghiệm và những tiến bộ trong quá trình thực hiện Responsible Care.
Các cuộc họp khu vực thường kỳ cho phép các nhà điều hành cấp cáo nhất của công ty có
dịp gặp các đồng nghiệp của mình để thảo luận về các hoạt động triển khai chương trình
"Responsible Care" ở phạm vi doanh nghiệp. Thông qua Tổ chức các nhà quản lý và điều
hành, lãnh đạo các công ty có cơ sở để giám sát việc thực hiện cam kết "Responsible
Care" của toàn ngành công nghiệp và để theo dõi những tiến bộ của toàn ngành trong
việc cải tiến công tác.

Theo "Responsible Care", ngành công nghiệp hóa chất cam kết trong nội bộ ngành về
việc thực hiện những cải tiến trong công tác và thực hiện mục tiêu ưu tiên.

Hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm


Vạch ra những định hướng mới theo tinh thần của Responsible Care. Hệ thống ngăn ngừa
ô nhiễm được xây dựng nhằm cải thiện những nỗ lực của ngành công nghiệp trong việc
bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường thông qua giảm lượng phát thải và
lượng chất rò rỉ. Hệ thống này kết hợp và đồng thời mở rộng thêm 4 chương trình hiện
nay của CMA.

Hệ thống này đặt ra 3 mục tiêu lâu dài như sau


1. Giảm khối lượng các chất gây ô nhiễm thải vào đất, nước và không khí.

1. Tiếp tục giảm lượng chất thải phát sinh ở các nhà máy

2. Quản lý lượng chất thải và chất rò rỉ còn lại sao cho có thể bảo vệ sức khoẻ cộng
đồng và môi trường.

Một vấn đề rất quan trọng đối với hệ thống này là định nghĩa thuật ngữ "chất thải ". Trên
cơ sở tham khảo tài liệu của Ban tư vấn cộng đồng, CMA đã lựa chọn 1 định nghĩa rộng
về chất thải:

Chất thải bao gồm tất cả các loại vật liệu thừa hoặc đổ bỏ ở dạng thể khí, lỏng hoặc rắn
của 1 nhà máy, kể cả các loại độc hại và các loại không độc hại mà không được tiếp tục
sử dụng trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ, và bản thân
chúng không phải là sản phẩm hàng hóa.

Hệ thống này cũng chú trọng đến việc đấu thầu đổ bỏ chất thải nhằm bảo vệ nguồn nước
ngầm và các môi trường ở các bải phế liệu.

Các công ty thành viên của CMA đều thừa nhận rằng để có thể tiếp tục giảm được lượng
phát thải trong một thời gian dài cần có những cam kết và sự đóng góp sức người sức
của. Thông qua hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm, các công ty này đã vạch ra một phương
hướng mới nhằm giảm nguồn chất thải gây ô nhiễm.
Hệ thông ngăn ngừa ô nhiễm - Cơ sơ cho những tiến bộ
Với 14 nguyên tắc quản lý, hệ thống này tạo ra một cơ sở vững chắc để giảm lượng chất
thải và rò rỉ hóa chất vào môi trường đồng thời đến quản lý các nguyên vật liệu dư thừa.

Nguyên tắc 1: Giao trách nhiệm tới từng doanh nghiệp

Cấp quản lý cao nhất của doanh nghiệp sẽ đưa ra một cam kết rõ ràng thông qua các
chính sách, phương tiện và các nguồn lực để tiếp tục giảm lượng phát thải vào đất, nước,
không khí của từng bộ phận của doanh nghiệp mình.

Cam kết quản lý là nền tảng cho toàn bộ chương trình "Responsible Care", cũng như
chương trình giảm chất thải ô nhiễm của nó. Việc thực hiện chương trình này của các
công ty rất khác nhau, từ những cam kết bằng lời không chính thức đến những chính sách
được soạn thảo kỹ lưỡng. Mỗi công ty và/hoặc đơn vị cần phải xác định cách thức tốt
nhất để đạt được những thay đổi căn bản trong hoạt động cuả doanh nghiệp mình và phải
xác định thái độ phù hợp với "Responsible Care" và với những hệ thống liên quan.

Nguyên tắc 2: Danh mục kê khai các chất thải và các hóa chất rò rỉ

Mỗi nhà máy cần có một danh mục kê khai các chất thải được tạo ra hoặc rò rỉ vào đất,
nước, không khí với số lượng được xác định chính xác hoặc ước tính.

Việc lập ra một bản danh mục này là rất cần thiết để xác định, nắm bắt được những cơ
hội có thể cắt giảm được lượng phát thải. Theo điều luật về các kế hoạch khẩn cấp và
Quyền được biết của cộng đồng (EPCRA, còn gọi là SARA Title III) ban hành vào năm
1986, nhiều công ty thuộc CMA có nhiệm vụ báo cáo về lượng hóa chất rò rỉ ở nhà máy
của mình. Phần lớn các công ty này sẽ sử dụng các danh mục SARA nói trên làm cơ sở
cho danh mục theo yêu cầu của hệ thống này. Hệ thống Ngăn ngừa ô nhiễm khuyến khích
các công ty tự đánh giá những danh mục của mình và mở rộng chúng với mọi loại chất
thải và nguyên liệu, kể cả loại độc hại và không độc hại.

CMA, EPA và các tổ chức khác đã cung cấp những tài liệu cần thiết về các phương pháp
xác định lượng phát thải và lượng chất rò rỉ. CMA đã có những nỗ lực đáng kể trong các
lĩnh vực đánh giá lượng chất rò rỉ từ trang thiết bị (Phát thải bất thường ) và xác định
lượng chất rò rỉ từ các bể chứa và các khu vực bị tràn chất thải (phát thải thứ cấp). CMA
có đầy đủ các tài liệu hướng dẫn về 2 lĩnh vực này. Ngoài ra, các chuyên gia của CMA đã
phát triển một phần mềm giúp thu thập các dữ liệu về phát thải bất thường (POSSEE) và
phát triển một số hình thức nhằm ước tính lượng phát thải thừ cấp(PAVE).

Phần lớn các dự án giảm chất thải đều xuất phát từ những
công việc đơn giản hàng ngày. Tất cả các cán bộ, nhân viên
đều có thể góp phần quan trọng việc giảm lượng chất thải.
Nguyên tắc 3: Ðánh giá những tác động có thể
Việc đánh giá những tác động có thể đối với môi trường, sức khoẻ và sự an toàn của
công nhân cũng như là của cộng đồng sẽ giúp xác định được những trọng điểm cần ưu
tiên.

Theo nguyên tắc này, các nhà máy phải tiến hành đánh giá những tác động mà các chất
phát thải hoặc rò rỉ có thể gây ra đối với các công nhân cũng như toàn thể cộng đồng.
Nhiều nhà máy có thể tiến hành các chương trình kiểm tra các bệnh nghề nghiệp cho
công nhân. Một số nhà máy khác có thể mở rộng quy mô kiểm tra với cả cộng đồng,
thông qua các cuộc điều tra ngắn hạn hoặc thông qua việc theo dõi lâu dài. Một số nhà
máy lại sử dụng những hình thức đánh giá ước lượng tác động của những hoạt động của
mình đối với công nhân và toàn thể cộng đồng. Tuy nhiên, hình thức đánh giá phụ thuộc
vào những vấn đề lo ngại của công nhân và cộng đồng.

Nguyên tắc 4: Công tác giáo dục và lắng nghe ý kiền từ phía công nhân và quần
chúng

Giáo giục nâng cao nhận thức đồng thời đối thoại với công nhân và đại diện quần chúng
về bản danh mục các hóa chất phát thải và rò rỉ, về đánh giá các tác động và những rủi
ro đối với cộng đồng.

áp dụng những phương pháp mới nằm trong chương trình nâng câo nhận thức cộng đồng
thuộc hệ thống CAER, các công ty phải chú ý lắng nghe ý kiến đóng góp của công nhân
và cộng đồng về những vấn đề cơ bản trong những hoạt động của họ. Một công việc
không thể thiếu là tiến hành giáo dục giúp nâng cao nhận thức của công nhân và quần
chúng, giúp họ hiểu được các thuật ngữ khái niệm kỹ thuật được sử dụng để mô tả hoạt
động của nhà máy, được sử dụng trong danh mục hóa chất phát thải và rò rỉ cũng như để
đánh giá những tác động và rủi ro có thể xảy ra.

Những công ty thực hiện được điều này đều thấy được tầm quan trọng của mối liên hệ
với cộng đồng. Trong một số trường hợp, việc thiết lập một hệ thống liên hệ giữa nhà
máy và cộng đồng trở thành những cơ hội đầy khó khăn thử thách.

Nguyên tắc 5: Thiết lập những kế hoạch, mục đích và những mục tiêu ưu tiên của
chương trình cắt giảm chất thải

Thiết lập những kế hoạch, mục đích và những mục tiêu ưu tiên của chương trình cắt giảm
chất thải, có xem xét đến những mối quan tâm lo ngại của quần chúng và những tác động
có thể đối với sức khoẻ sự an toàn và môi trường.

Một nhà máy chỉ nên triển khai kế hoạch giảm lượng phát thải sau khi đã lập danh mục
các hóa chất phát thải hoặc rò rỉ, tiến hành đánh giá các tác động có thể và lắng nghe ý
kiến đóng góp của công nhân và quần chúng.
Mỗi công ty /nhà máy tiến hành chương trình cắt giảm chất thải với những xuất phát
điểm rất khác nhau bởi vì nhiều công ty đã và đang triển khai những dự án làm cắt giảm
chất thải trong một thời gian dài. Trong thực tế, một số công ty đã tiến hành một chương
trình chính thức nhằm cắt giảm chất thải của riêng doanh nghiệp mình trong suốt 10 năm
qua. Do đó, mỗi công ty và/hoặc nhà máy cần phải xác định những cơ hội cho riêng
mình, tìm hiểu những mối quan tâm lo ngại của quần chúng về doanh nghiệp mình, xác
định những mục đích và mục tiêu ưu tiên của bản thân doanh nghiệp mình và độc lập
triển khai kế hoạch cắt giảm chất thải.

Nguyên tắc 6: Triển khai kế hoạch cắt giảm chất thải

Tiếp tục giảm lượng chất thải tạo ra và rò rỉ vào môi trường, ưu tiên hàng đầu giành cho
việc cắt giảm nguồn tạo chất thải, sau đó là tái chế hoặc tái sử dụng chất thải và cuối
cùng là xử lý chất thải. Những kỹ thuật này có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp
với nhau.

Cục bảo vệ môi trường Mỹ đã đồng ý phê duyệt 1 hệ thống, bao gồm cắt giảm nguồn tạo
chất thải, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải và cuối cùng là xử lý chất thải.

Theo hệ thống này, mỗi công ty cần đánh giá khả năng cắt giảm nguồn tạo ra từng loại
chất thải hoặc hóa chất rò rỉ. Việc đánh giá này cho phép xác định những mục tiêu ưu tiên
của chương trình cắt giảm chất thải. Hệ thống này đòi hỏi các nhà máy phải đặt mục tiêu
ưu tiên hàng đầu cho các dự án cắt giảm nguồn phát thải hoặc nguồn rò rỉ, sau đó mới
đến các chương trình tái chế / tái sử dụng hoặc xử lý chất thải.

Mỗi công ty cần xác định những mục tiêu ưu tiên của riêng họ và triển khải các kế hoạch
nhằm đạt được những mục tiêu của mình. Khi xác định những mục tiêu ưu tiên của
chương trình cắt giảm chất thải, các công ty cần xem xét những tiêu chí như: chỉ số rủi ro
/lợi ích, mối quan tâm lo ngại của quần chúng, tính khả thi về mặt kỹ thuật, quy mô của
nhà máy, các yếu tố kinh tế, và các yếu tố khác như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Ngành công nghiệp hóa chất dự định sẽ phân định trách


nhiệm cho mọi công tác của mình.
Nguyên tắc 7: Ðánh giá những tiến bộ đạt được

Việc đánh giá những tiến bộ đạt được của mỗi nhà máy trong việc giảm lượng phát thải
những hóa chất rò rỉ vào không khí, nước, đất thông qua việc cập nhật của bản danh mục
kê khai số lượng hóa chất rò rỉ hoặc phát thải được thực hiện ít nhất mỗi năm một lần.

Công tác kiểm tra đánh giá những tiến bộ đạt được trong việc giảm lượng chất phát thải
và rò rỉ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các nhà máy cần có những hình thức riêng để
đánh giá những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện những kế hoạch mục tiêu cắt giảm
nguồn ô nhiễm của mình. Khi tiến hành một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm, các nhà
máy cần coi những kỹ thuật cắt giảm ô nhiễm nói chung là một vấn đề cần được chú ý
trong các chương trình giáo dục cộng đồng và trong quá trình đối thoại với quần chúng.

Bằng cách lựa chọn chương trình "Responsible Care"


ngành công nghiệp hóa chất đã cam kết cải tiến các hoạt
động và giải quyết những quan tâm lo ngại của quần chúng.
Nguyên tắc 8: Ðối thoại về những tiến bộ đạt được

Tiếp tục đối thoại với công nhân và đại diện quyền chúng về những thông tin xung quanh
các chất phát thải hoặc rò rỉ, những tiến bộ đạt được trong việc cắt giảm nguồn ô nhiễm
và những kế hoạch trong tương lai. Nếu có thể được, cần tiến hành những cuộc đối thoại
này dưới hình thức các cuộc nói chuyện tay đôi và cần chủ trọng lắng nghe, sau đó thảo
luận những ý kiến của quần chúng.

Nguyên tắc 8 đưa ra một quy trình thu nhận thông tin phản hồi từ công nhân và quần
chúng nhân dân. Các nhà máy sử dụng những hình thức nêu ra trong chương trình nâng
cao nhận thức cộng đồng thuộc hệ thống CAER trong việc duy trì mối liên hệ với quần
chúng và thông tin với quần chúng về những hoạt động và các tiến bộ đạt được để giải
quyết những mối quan tâm lo ngại của họ (Nguyên tắc 4).

Nguyên tắc 9: Kết hợp các khái niệm về cắt giảm ô nhiễm trong các kế hoạch hành
động

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng hoặc sửa đổi những quy trình, quy phạm và các
sản phẩm mới, cần kết hợp các mục tiêu ngăn ngừa rò rỉ hóa chất và chất thải.

Việc kết hợp những khái niệm cắt giảm nguồn gây ô nhiễm trong quá trình lập kế hoạch
doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao những kết quả đạt được trong việc ngăn ngừa ô nhiễm tại
nguồn. Các đơn vị doanh nghiệp cần cân nhắc khi phát triển những sản phẩm mới, mở
rộng hoặc thay đổi đáng kể các quy trình sản xuất. Do vậy những người trực tiếp lập kế
hoạch cho các hoạt động của doanh nghiệp cần có hiểu biết cụ thể về những mục tiêu cắt
giảm ô nhiễm của doanh nghiệp mình.

Nguyên tắc 10: Tiếp tục triển khai những hoạt dộng khác

Một chương trình hợp tác liên tục nhằm khuyến khích và hỗ trợ cho việc cắt giảm hóa
chất phát thải và rò rỉ.

Theo nguyên tắc này, các công ty có thể linh hoạt trong việc lựa chọn những hình thức
hoạt động của mình, dưới đây là một số ví dụ về những hoạt động đó:

a. Chia sẻ các thông tin về kỹ thuật và những kinh nghiêm thu được với các khách
hàng và nhà cung cấp.
b. Hỗ trợ để phát triển những kỹ thuật nhằm cắt giảm các hóa chất phát thải hoặc rò
rỉ.

c. Trợ giúp để xây dựng một mạng lưới quan trắc không khí khu vực.

d. Tham gia phát triển các hình thức điều tra nhằm đánh giá những tác động của các
hóa chất rò rỉ đối với môi trường, sức khoẻ, an toàn.

e. Cung cấp các cơ sở và tài liệu cho đào tạo.

f. Hỗ trợ chính quyền địa phương và các tổ chức khác trong việc xây dựng những
chương trình cắt giảm chất thải vì lợi ích cộng đồng.

4 nguyên tắc cuối cùng trực tiếp đề cập đến quản lý chất thải. Theo các nguyên tắc này,
các công ty không thể loại bỏ tất cả các chất thải và hóa chất rò ri.

Nguyên tắc 11: Ðánh giá hoạt động của doanh nghiệp

Tiến hành đánh giá định kỳ về công tác quản lý các chất thải liên quan đến những hoạt
động và trang thiết bị của mỗi công ty thành viên, có cân nhắc đến những mối quan tâm
lo ngại của cộng đồng, những tác động đối với sức khoẻ, sự an toàn và đối với môi
trường.

Theo nguyên tắc này, các công ty cần thực hiện đánh giá một cách có hệ thống, tập trung
vào việc cải tiến những hoạt động cải tiến chất thải của mình. Những cải tiến này cần
phải giải quyết được những mối quan tâm lo ngại của cộng đồng và những tác động đến
sức khoẻ, sự an toàn và môi trường.

Nguyên tắc 12: Xem xét, lựa chọn và duy trì quan hệ làm ăn với các đối tượng nhận
thầu và các nhà sản xuất

Việc thực hiện một quy trình xem xét, lựa chọn các đối tượng nhận thầu và các nhà sản
xuất cần cân nhắc những hoạt động quản lý sao cho có thể bảo vệ được môi trường, sự
an toàn và sức khoẻ của công nhân cũng như toàn cộng đồng.

Theo nguyên tắc này, các công ty cần phải thực hiện 1 quy trình xem xét, lựa chọn được
các đối tượng nhận thầu và các nhà sản xuất có uy tín trong vấn đề quản lý chất thải.

Các đối tượng nhận thầu bao gồm mọi đối tượng có tư cách pháp nhân đảm nhận việc
vận chuyển và xử lý chất thải và nguyên liệu thứ cấp. Ðó là những nhà máy xử lý chất
thải (thường là của tư nhân), các nhà máy đổ bỏ hoặc tiêu hủy chất thải, các cở sở tái chế
và làm vệ sinh bể chứa hóa chất.

Các nhà sản xuất là những đối tác độc lập tiến hành một hoặc một số công đoạn sản xuất,
gia công những chi tiết, phụ tùng sản phẩm cho một công ty thành viên CMA, sử dụng
nguyên liệu đầu vào của công ty đó và tạo ra những chất thải từ công đoạn sản xuất.
" Cả thế giới suy nghĩ, nhưng chỉ một số địa phương thực
hiện".
Nguyên tắc 13: Bảo vệ nguồn nước ngầm

Mỗi công ty thành viên tiến hành theo dõi, kiểm soát hoạt động kỹ thuật để cải thiện khả
năng phòng chống và phát hiện sớm các sự cố rò rỉ hóa chất có thể gây ô nhiễm nguồn
nước ngầm.

Nguyên tắc này chỉ ra tầm quan trọng của tài nguyên nước ngầm. Do đó, các công ty cần
tiến hành một chương trình nhằm cải tiến những nỗ lực nhằm phát hiện và ngăn ngừa rò
rỉ hóa chất từ hoạt động sản xuất thông qua một kế hoạch được áp dụng cho những hóa
chất đang bị rò rỉ hoặc có khả năng sẽ bị rò rỉ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Nguyên tắc 14: Xem xét các lĩnh vực hoạt động trước đây

Triển khai một trương trình liên tục nhằm xem xét các hoạt động cũng như công tác quản
lý chất thải trước đây và phối hợp với các bên hữu quan để giải quyết những vấn đề của
từng bộ phận thuộc công ty thành viên có cân nhắc đến các mối quan tâm lo ngại của
cộng đồng và các tác động đến sức khoẻ, sự an toàn và môi trường.

Trong khi 13 nguyên tắc trên chỉ áp dụng đối với những hoạt động hiện nay thì nguyên
tắc này lại được áp dụng cho những hoạt động trước kia nhưng vẫn thuộc trách nhiệm
hiện nay của công ty. Nguyên tắc này đòi hỏi các công ty phải xây dựng một phương
pháp để đánh giá những lĩnh vực còn tồn tại, đặt ra những mục tiêu ưu tiên để giải quyết
mọi vấn đề phát sinh từ những hoạt động trước đây và từ công tác quản lý phế thải, đồng
thời phối hợp với các đối tác khác để giải quyết những vấn đề đó. Các đối tác gồm có:
các cơ quan chính phủ, những chủ doanh nghiệp trước kia, những người thực hiện, cơ
quan bảo hiểm và cộng đồng.

Ðánh giá những tiến bộ đạt được của toàn ngành công
nghiệp
Ðây là một bộ phận của hệ thống phòng chống ô nhiễm. Theo đó, các công ty có trách
nhiệm gửi một bản báo cáo gồm 3 phần tới CMA hoặc một cơ quan được uỷ quyền. 3
phần đó là:

1. Tự đánh giá:

Mỗi công ty phải báo cáo theo từng lĩnh vực trong số 6 hệ thống nói trên. CMA sẽ thu
thập các báo cáo này để đánh giá những tiến bộ đạt được của toàn ngành công nghiệp.

2. Báo cáo tình hình rò rỉ hóa chất


Hành năm, các công ty phải báo cáo về tình hình rò rỉ hóa chất dựa trên danh mục kê khai
các hóa chất độc hại rò rỉ mà đa số thành viên CMA phải trình lên cục bảo vệ môi trường
Mỹ theo luật về kế hoạch khẩn cấp và quyền được biết của cộng đồng.

3. Thông tin về chất thải

Kể từ năm 1990, các công ty thành viên phải tiến hành điều tra về tình hình chất thải
hàng năm (trước kia các cuộc điều tra mang tính chất tự nguyện).

Theo hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm, các công ty sẽ nộp bản


báo cáo gồm 3 phần như trên để giúp xác định những tiến
bộ mà họ đạt được và xác định lượng hóa chất phát thải và
rò rỉ cụ thể.
Tóm tắt
Trong tài liệu này, chúng tôi đưa ra một cái nhìn khái quát về chương trình "Responsible
Care" và miêu tả chi tiết về hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm.

Theo hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm, nền công nghiệp hóa chất xây dựng nền tảng cho một
mục tiêu lâu dài. Ðó là mục tiêu giảm cả về lượng chất thải tạo ra lẫn lượng các hóa chất
giải phóng vào môi trường. Ðiều này không có nghĩa là đòi hỏi các công ty phải giảm
một lượng đáng kể sau mỗi năm bởi vì các công ty còn phải thích ứng với những thay đổi
của sản xuất và nhu cầu thị trường. Mục tiêu này đòi hỏi những nỗ lực không ngừng để
có thể giảm về cơ bản lượng phát thải trong một thời gian dài.

Theo "Responsible Care", ngành công nghiệp hóa chất tự cam kết tiến hành những thay
đổi về hoạt động, thực hiện những mục tiêu ưa tiên và thường xuyên cải tiến công tác. Ðể
thực hiện được chương trình này, cần phân định trách nhiệm công tác rõ ràng.

Việc cải tiến công tác đòi hỏi phải có thời gian, tiền bạc và công sức lao động. Trong quá
trình thực hiện, chúng ta sẽ kêu gọi những người khác cùng tham gia và cùng đối đầu với
những thử thách.

"Responsible Care"- 10 nguyên tắc chỉ đạo vạch ra cơ sở


hoạt động cho toàn ngành công nghiệp hóa chất Mỹ.
Bhopal: Bi kịch của toàn nhân loại
Cho đến nay, toàn thế giới đều đã biết về thảm họa Bhopal - Sự cố công nghiệp lớn nhất
trong lịch sử. Theo tin chính thức, tổng số có 2500 người bị thiệt mạng và rất nhiều người
khác mắc phải các bệnh mãn tính. Trong khi đó, theo báo cáo không chính thức của địa
phương cho biết, tổng số thiệt hại cao hơn rất nhiều với khoảng 5000 đến 15000 trường
hợp tử vong.

Thảm họa này là biển hiện của một vấn đề đang trở nên ngày càng sâu rộng. Chỉ riêng ở
ấn Ðộ Union Cabede và hàng chục công ty khác đang sản xuất hàng trăm loại hóa chất
độc hại gây chết người. Ðó là những nơi có thể xảy ra những thảm họa. Những nguy cơ
liên quan đến loại hóa chất MIC vốn được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu chỉ là một
phần của toàn bộ vấn đề. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới, mỗi năm, các thuốc trừ
sâu gây ra khoảng 500.000 vụ ngộ độc ở các nước đang phát triển. Ðây không chỉ là nguy
cơ với các nước thế giới thứ ba. Tập đoàn Union Cabede là công ty hóa chất lớn thứ ba
của Mỹ, với khoảng 700 hầm mỏ nhà máy ở 37 nước. Những hoạt động của họ đã dẫn
đến những rò rỉ hóa chất độc hại. Nhưng ở những nước như ấn Ðộ vấn đề các hóa chất
công nghiệp độc hại cho sức khoẻ mà các công nhân và dân cư ở khu vực xung quanh
nhà máy đang phải chịu đựng càng trở nên phức tạp và trầm trọng hơn do tình trạng suy
dinh dưỡng, mức sống thấp, các bệnh truyền nhiễm và khả năng hạn chế của chính phủ
trong việc thiết lập các tiêu chuẩn an toàn. Một điều nực cười là việc bảo vệ sức khoẻ và
an toàn cho người dân ở các nước thế giới thứ nhất đã dẫn đến những điều luật của chính
phủ. Theo những điều luật này, các nhà sản xuất chỉ có thể xuất khẩu các hóa chất độc
hại sang các nước thế giới thứ ba. ở ấn Ðộ, trẻ em chơi đùa trên những đống chất thải
amiăng, các công nhân được bảo vệ khỏi bụi amiăng bằng khăn mùi xoa. Trong khi đó ở
Mỹ, trẻ em được sơ tán hoặc cách ly ra khỏi khu vực ô nhiễm và các công nhân được bảo
vệ bằng các bộ quần áo bảo hộ lao động đặc biệt.

Chỉ có những công nhân và quần chúng trực tiếp bị ảnh hưởng ở các nước thế giới thứ
nhất và thế giới thứ ba mới có thể phân biệt được các nguồn tạo chất thải độc hại. Chắc
chắn rằng, chỉ có sức mạnh đoàn kết quốc tế mới có thể trợ giúp nhằm tiến hành những
thay đổi xã hội vì lợi ích của mọi người dân ở đất nước này.

Sự nâng cao nhận thức của mọi người sau thảm họa Bhopal đã góp phần vào những cố
gắng để thực hiện Quyền được biết của cộng đồng. Nhưng không thể bắt người khác trả
giá cho những thay đổi này. Không thể tiến hành những thay đổi lâu dài về mặt xã hội
nếu không tiếp tục những cuộc đấu tranh cả trong nước và trên trường quốc tế.

ở trung tâm giáo dục và nghiên cứu Highlander, chúng tôi đã phản ứng lại sự cố này bằng
nhiều cách:

1) Video: Trong những ngày sau thảm họa Bhopal, chúng tôi đã đi thăm nhiều khu vực
để tham khảo ý kiến của những cộng đồng có liên quan đặc biệt tới sự cố này. Ðó là
những nơi mà các hóa chất cùng loại đang được sản xuất vận chuyển hoặc sử dụng, hoặc
những nơi đang diễn ra các hoạt động khác của Union Carbide. Băng Video với tựa đề
"Không còn hứa hẹn gì cho ngày mai", cho thấy những phản ứng của họ đối với thảm họa
này cũng như các kinh nghiệm và sự lo ngại về nguy cơ hóa chất độc hại. Nó cũng cho
thấy rằng trong khi các quốc gia trên thế giới đang áp dụng một "Tiêu chuẩn kép" đối với
các nước thế giới thứ ba, thì các cộng đồng thiểu số và nghèo khổ ở các nước này vẫn
đang phải chịu những nguy cơ về hóa chất và công nghiệp độc hại đối với sức khoẻ. Băng
Video này đã được gửi tới ấn Ðộ và được chiếu cho công chúng ở đó xem. Hiện nay băng
Video này vẫn đang có bán hoặc cho thuê.

2. Báo cáo: Cùng với các đồng nghiệp tại ấn Ðộ tại tổ chức nghiên cứu Châu á,
chúng tôi đang chuẩn bị một bản báo cáo công khai về vấn đề này. Bản báo cáo
miêu tả chi tiết về sự cố miêu tả ở Bhopal, điều tra sự liên hệ của hóa chất MIC và
hoạt động sản xuất thuốc trừ sâu trên toàn thế giới, kiểm tra hồ sơ của Union
Carbide và nêu lên một số vấn đề rộng hơn phát sinh từ sự cố Bhopal.

1. Chuyến thăm của các nhà hoạt động phong trào công nhân của ấn Ðộ. Mùa hè
năm nay, chúng tôi sẽ đón tiếp một đoàn đại biểu các nhà hoạt động phong trào
công nhân ấn Ðộ đến thăm và làm việc về vấn đề những hậu quả của thảm họa
Bhopal. Chúng tôi sẽ đưa họ đến gặp các thành viên của công đoàn địa phương,
những người quan tâm đến vấn đề các bệnh nghề nghiệp, các tổ chức COSH và
những người đào tạo lao động trong nước

You might also like