You are on page 1of 10

Nắng Xuân

Thấy Nắng vàng soi mình bên cửa sổ,


Biết mùa Xuân đang lặng lẻ trở về,
Trời Đông buồn những ngày tháng ủ ê,
Thay áo mới của Mùa Xuân rực rỡ.
Nên Em ơi! trái tim xin rộng mở,
Cho Tình Anh khẻ gõ cửa bước vào,
Ướp nụ hôn lên môi mắt hư hao,
Cho thắm thiết dạt dào Tình tuyệt diệu.
Để thơ Anh lại rung lên vần điệu,
Ý thơ ru lòng chất ngất men say,
Ta bên nhau, niềm hạnh phúc đong đầy,
Dù Mái tóc bạc màu theo năm tháng.
N.K.T.290307

Lãng Mạn
Nắng reo vui dưới chân rồi,
Đưa tay Anh dắt lên đồi Tình Yêu.
Thã hồn mơ mộng phiêu diêu,
Dù rằng tuổi tác xế chiều Em ơi!
Nhìn xem Cánh Bướm lả lơi,
Nụ hoa say đắm trọn đời bên nhau.
Dù đôi ta sẻ bạc đầu,
Tình xin thắm thiết đậm màu thời gian.
N.K.T.290307

Nụ Hôn
Anh sẻ hôn lên tóc Em mềm mại,
Tìm hương thơm ngây dại buổi ban đầu.
Hôn bờ vai đả gầy guộc hư hao,
Vì hạnh phúc chồng con bao năm tháng.
Rồi Anh sẻ nhẹ hôn lên vầng trán,
Xóa ưu tư ,sầu muộn, giận hờn,
Xin khoan dung, độ lượng, vị tha hơn,
Để cùng bước , đường đời đầy chướng ngại.
Rồi nắm tay Anh Kéo Em gần lại,
Cho đôi tim hòa nhịp đập yêu thương,
Nhắm mắt đi, anh dẫn tới thiên đường.
Cũa Tình ái mặn nồng cùng Trăng gió.
N.K.T.290307
Luyến tiếc một thời
Không tiếng ve đầu mùa hè gọi nắng,
Không xinh tươi màu phượng thắm sân trường,
Nhưng nắng vàng cũng quấn quít vấn vương,
Bao nổi nhớ niềm thương thời cắp sách.
Nơi đất lạ mùa hè về nắng gắt,
Không tìm ra đâu màu mắt yêu thương,
Lòng bâng khuâng và nhung nhớ lạ thường,
Những kỷ niệm , sân trường màu áo trắng.
Những lúc đạp xe, trên con đường vắng,
Nhớ bạn bè xưa, tan lớp hẹn hò nhau,
Bò bía, chè , kem chuyện vãn đổi trao ,
Ôi đẹp quá ngày nào còn đi học.
Nguyên Thảo 23.5.08
Mưa trên biển vắng
Trên biển vắng chiều nay mưa buồn bã,
Rơi nặng nề chuyên chở cả niềm đau,
Và không gian mây xám ngắt một màu,
Như đưa tiễn linh hồn người quá cố.
Em ra đi giữa trăm ngàn nỗi nhớ,
Giọng ca buồn còn nức nở đêm khuya,
Hạnh phúc là bao sao sớm chia lìa,
Mưa thổn thức ngoài kia dòng suối lệ.

N.K.T. 10.03.2001
* Bài thơ tưởng nhớ Ca sĩ Ngọc Lan

Về Từ Giấc Mộng
Ngủ đi giấc mộng sẽ dài,

Sẽ đưa Em tới cõi ngoài Bồng Lai .

Thôi không vướng bận bi ai,

Lối Hoa Em bước dặm dài, mỏi chân .

Xuống đây ngồi xuống thật gần,

Hương thơm phong nhụy lâng lâng cõi lòng .

Ru quên ngày tháng long đong,

Quên đi sầu muộn, trĩu trong tâm hồn .

Niềm vui ngày mỗi nhiều hơn,

Quay về cuộc sống, lối mòn cỏ hoa .

Đường êm chân bước về nhà,

Niềm vui con trẻ , truyền qua lòng mình .

Nguyên Thảo 28.04.07

Thấy Lại Quê Hương


Chiều nay chợt thấy lại Quê hương,
Thấy những hàng cây, những nẻo đường,
Thấy ghe thuyền nhỏ qua sông rạch,
Mang theo nỗi nhớ với niềm thương.
Thấy Mẹ già nua ngồi tựa cửa,
Thời gian nhuộm mái tóc màu sương,
Đàn em chẳng thấy hồn nhiên nữa,
Thoáng nét lo âu với chán chường.

N.T.7.7.84

Tắt đèn
Tắt đèn xe lửa bỗng tối om,
Ngước mắt nhìn sao nởmấy chòm,
Chợt nhớ quê hương xa nhìn dặm,
Mấy đêm cúp điện, mấy đêm không?
Quây quần bên chiếc đèn dầu hoả,
Mẹ thắp hao mòn những ngóng trông,
Phương trời con sống đời phiêu bạt,
Nhớ Mẹ tuôn rơi lệ mấy dòng.

N.T. 2.8.88
*Xe lữa đi Herning bị cúp điện lúc 19 giờ 20.

Nỗi lòng cuả Mẹ


Vui vì đoàn tụ cháu con,
Buồn thương sót lại đứa con bên nhà.
Chân đi lòng cứ xót xa,
Rồi đây ruột thịt tách ra nghìn trùng.
Đường mây sông núi chập chùng,
Trông vời quê cũ, không ngừng lệ tuôn.
Tìm đâu bóng dáng thân thương,
Trời xa đất lạ, đoạn trường từ đây.
N.T. 8.7.90
* Kính Tặng Dì Phán lúc Dì đi đoàn tụ ở Mỹ.

Nhìn con say ngủ


Chợt yên lặng say giấc nồng con ngủ,
Lòng hân hoan, ấp ủ những niềm vui,
Đôi lúc như con đang nhoẻn miệng cười,
Cho Hạnh phúc xinh tươi thêm đời sống.
Ngủ nưã đi con dù bên ngoài lạnh cóng,
Mà trong đây con vẫn ấm tình người,
Bên Mẹ Cha lòng rộn rã xinh tươi,
Con lại nhoẻn miệng cười như sung sướng.
N.T.25.12.95

Ru con
Ngủ đi con, con ngủ cho lâu,
Mẹ ru con nôi thắm muôn màu,
Quạt cho con muỗi kia bay lượn,
Gọi giấc mơ nồng ấm ban đầu.
Ngủ đi con ngủ sâu thêm nữa,
Khi no nê dòng sữa Mẹ hiền,
Lớn nhanh theo giấc ngủ thần tiên,
Mặc thế giới đảo điên nghiêng ngã.
Bông hồng tươi bông hồng rợp lá,
Gai nhiều như vất vả cuộc đời,
Gánh cho con gánh hết con ơi,
Cho con ngủ giấc đời êm ả,
Giật mình thức xung quanh xa lạ
Rờ tay Ba con đã yên tâm,
Rồi say sưa tổ ấm con nằm,
Tươi cười ngủ mơ vòng tay Mẹ.
N.T. 1.8.95
*Tặng Diệu Nhiên.

Theo dòng sữa Mẹ


Ôi thật đẹp khi Mẹ nghiêng dòng sữa,
Mớm cho con từng bữa sáng trưa chiều,
Mỗi miếng ăn Mẹ cẩn thận chắt chiu,
Cho dòng sữa nuôi đời con khôn lớn.
Rồi con đi con nói năng đùa giỡn,
Mẹ sướng vui quên hết nỗi nhọc nhằn,
Quên đêm dài,đêm thao thức trở trăn,
Dỗ con ngủ mổi lần con bật khóc.
Mẹ vuốt má rồi nhẹ nhàng vuốt tóc,
Con hãy ngoan đừng hờn dỗi con ơi!
Nhạc ru con say giấc mộng tuyệt vời,
Vượt gian khổ chông gai đời cản lối.

Cách Phóng Sinh THÍCH NỮ CHÂN THIỀN . Việt Báo Thứ Tư, 8/27/2008, 9:03:00 PM

Phóng Sinh có rất nhiều cách:

- Có những cách mê mờ, ngu muội làm đau đớn cho nhau, làm tan cửa nát nhà, làm
xảy đàn tan nghé, làm cha lìa con, vợ lìa chồng, con cái lạc lõng, bơ vơ! Đó là cách: Đi
mua, đi bắt, đi săn, đi lưới, đi bẫy thú rừng, chim muông về để Phóng Sinh!

- Và cũng có những cách Phóng Sinh thật tuyệt vời, đúng Chính Pháp: Một công mà
được đôi việc là vừa lợi mình, vừa lợi người, cũng là tự độ mình và tha độ chúng sinh.

Sau đây là một vài cách Phóng Sinh vừa lợi mình vừa lợi người mà không làm thiệt hại,
khổ đau cho ai:

-- Cách Phóng Sinh Thứ Nhất: Tùy cơ ứng biến sao cho hợp lý, hợp tình, thí dụ:

- Khi thấy đàn kiến bị lụt thì vớt

- Khi thấy cua cá mắc lưới thì gỡ

- Khi thấy thú rừng mắc bẫy thì thả...

-- Cách Phóng Sinh Thứ Hai: Ăn chay càng nhiều, càng tốt đó là cách Phóng Sinh trực
tiếp nhất: Ăn chay một miếng là tha mạng sống một sinh vật, ăn chay hai miếng là tha
mạng sống hai sinh vật...Cách Phóng Sinh này giúp chúng ta:
- Có sức khỏe

- Dung nhan sáng sủa, xinh tươi

- Tuổi thọ được tăng vì "không Sát Sinh"

- Phúc đức tăng trưởng vì có lòng Từ Bi "Phóng Sinh"

Do đó mà Thân Tâm Thường Thanh Tịnh và tự động có An Lạc.

-- Cách Phóng Sinh Thứ Ba là học hỏi mà Tu sửa, và buông bỏ mọi thói hư tật xấu để
Phóng Sinh chính mình ra khỏi vòng Sinh Tử Luân Hồi: Chúng ta vì quá Vô Minh với cái
Tâm Thức Nhị Biên lúc nào cũng thật/giả, phải/trái, thiệt/hơn, đẹp/xấu, giỏi/dốt,
thắng/thua...Do lẽ đó mà có sinh, có tử!

Tất cả vì tư lợi, vì thỏa mãn cho Bản Ngã (tức là có lợi cho Bản Thân mình) nên cái gì
tốt, cái gì hay, cái gì có lợi là vơ hết vào cho mình, do đó cứ nhắm mắt mà làm bừa dù
biết rằng cái công việc mình làm đó sẽ hại mình, hại người, và sự việc này có thể đi
đến kết quả là tan hoang thảm khốc nhất cũng mặc kệ! Chung qui cũng chỉ vì yêu
thương, trân quí Thân mình và những gì thuộc về mình quá mức! Cho nên lúc nào cũng
tư lợi và bảo vệ đến cùng tột dù có phải chết sống!

Vì thế mà càng ngày càng tham lam đủ mọi thứ:

- Tham tiền tài

- Tham danh vọng

- Tham quyền hành

- Tham ái dục

- Tham ăn

- Tham ngủ...

Và cũng bởi quá tham lam như thế nên lúc nào cũng quỷ quyệt, ăn gian, nói dối, ích kỷ,
ghét ghen, mưu mô, thủ đoạn, đấu tranh để mà vơ vét cho thật nhiều đến nỗi không
còn biết thế nào là vừa, là đủ nữa! Rồi tham không được thì sân hận, thù hằn, ghen
tuông, ghét bỏ! Còn nếu tham được thì tự kiêu, ngạo mạn, và coi đời bằng nửa con
mắt!

Đó là những nguyên nhân nhốt chúng ta mãi trong Luân Hồi Sinh Tử!

- Những ai gàn dở, bướng bỉnh, cố chấp với những thành kiến không thể nào thay đổi
được! Thì người ấy đã tự tạo, tự chiêu cảm cho chính mình thành một dòng nghiệp lực
kiên cố, sâu dầy để tự trói, tự đầy đọa khổ đau, tự nguyện, tự đưa, và tự nhốt mình
vào vòng Sinh Tử!
- Những ai khôn ngoan hơn, vì đã Tu nhiều đời nên khá thấm nhuần Đạo Pháp! Nay
được gặp lại Phật Pháp thì nhận ra liền, chẳng còn chút nào nghi ngờ cho nên cứ tinh
tấn mãi, để tiến tới Chân Lý Giải Thoát một cách dễ dàng; Những vị này dĩ nhiên làVô
Minh mỏng, rất thông minh nên dễ nhạn Chân, cũng dễ buông xả để mà Phóng Sinh
cho chính mình ra khỏi vòng Sinh Tử Luân Hồi vô lý ấy!

Các Vị ấy thì lúc nào cũng Phóng Sinh cho mình và cho người trong từng giây, từng
phút, từng Sát Na, bởi thế dù muốn hay không đương nhiên họ vẫn đang trên con
đường Bồ Tát Đạo, là đang phá Ngã Chấp và Pháp Chấp đến tận cùng! Do đó mà mọi
hành động, mọi lời nói đều hoàn hảo! Không có chút sơ hở nào, đó mới đúng Chân
Nghĩa của sự thực hành và ứng dụng "Ba La Mật", vậy nên Thân Khẩu Ý tức Thân Tâm
(là Chính Mình), Thế Giới (Tức là Người và Vũ Trụ Vạn Vật) Tuyệt Đối Thanh Tịnh!

Quả đúng là: "Thực Tướng, Thực Hành và Thực Dụng"

Sau đây là phương pháp Phóng Sinh của các Vị Tu Chân Chính: Giử cho Công Phu
không sơ hở, tức là giử sao cho Công Phu thật miên mật ngày cũng như đêm 24/24 thì
việc Phóng Sinh sẽ dễ dàng như trở bàn tay!

Những qui tắc của các Ngài là:

- Phóng Sinh chính mình là Phóng Sinh cho người.

- Phóng Sinh là hỷ xả, tha thứ cho người, tức là hỷ xả, tha thứ cho chính mình.

- Phóng Sinh là tự độ chính mình và cũng là tha độ chúng sinh.

Tại sao Phóng Sinh chính mình là Phóng Sinh cho Người?

Thưa:

Khi Ta đang hận thù ai thì Tâm Ta không thể an lạc được! Vì lúc nào tâm trạng ta cũng
chĩu nặng những buồn đau! Và khổ nhất là khi phải tiếp xúc, làm việc với nhau hằng
ngày thì nỗi đau buồn này làm sao mà tả cho xiết được!

Nhưng với Công Phu, chúng ta sẽ dễ dàng hỷ xả để buông bỏ đi những oán thù vô ích
ấy! Thì ngay giây phút buông bỏ đó là Tâm Ta có sự hoan hỷ, hạnh phúc, an lạc ngay
lập tức! Đó là chúng ta tự Phóng Sinh cho chính mình, đồng thời cũng là Phóng Sinh
cho người, vì người ấy đã được ta tha, không còn hận thù nữa!

Xin thưa:

Đạo ở ngay đó, và Trí Tuệ Từ Bi cũng là ngay đó!

Lục Tổ Huệ Năng nói rằng:

"Tự Tâm Mê tức Chúng Sinh, Tự Tâm Ngộ tức Phật"

Cũng thế ấy, tự Tâm chúng ta nếu cứ ngoan cố, chấp thật chặt là tự cột, tự đưa, tự nhốt
mình vào Địa Ngục!

Với Công Phu miên mật 24/24 là:

- Niệm Phật

- Trì Chú

- Tham Công Án

- Tham Thoại Đầu

Chúng ta tự bão hòa được mọi Tập Khí, thói hư, tật xấu thành Công Phu; Vì Công Phu
đã quen rồi, đã thuần thục quá rồi nên nó luôn luôn tự động là Công Phu 24/24, dù
chúng ta có muốn ngưng cũng chẳng thể được! Thì còn lo gì mọi hoang mang, mọi sợ
hãi nữa! Khi khỏe mạnh cũng như lúc yếu đau, khi hoạn nạn cũng như lúc sắp lìa đời,
lúc nào cũng giống như lúc nào, toàn là Công Phu và Công Phu....

Công Phu tự đối nội (tức là Tâm), Công Phu tự đối ngoại (Tức là Thân và Thế Giới) một
cách thật vi tế và tuyệt vời. Công Phu tự thanh lọc Thân Tâm đến độ Siêu Thanh Tịnh!

Do đó mà:

"Công Phu chính là Định Huệ, Định Huệ chính là Công Phu"

- Vì có Công Phu mà hòa đồng Thân Tâm, Thế Giới.

- Vì có Công Phu mà vượt Thời Gian lẫn Không Gian.

- Vì có Công Phu nên khiêm cung, đức độ, tự đập Ngã, đập Pháp từng Sát Na mà học
hỏi tinh tấn mãi không ngừng...

- Và cũng vì có Công Phu mà việc Phóng Sinh được vẹn toàn Tuyệt Đối.

Chú Ý: Rất nhiều người hiểu lầm về chữ "Thiền" và "Tham Thiền":

- Khi nói đến "Thiền" là chỉ nghĩ đến ngồi Thiền mà thôi! Nhưng không biết rằng dù
ngồi hay không ngồi cũng vẫn cứ "Tham Thiền" một cách thật miên mật.

- Theo Lai Quả Thiền Sư và Duy Lực Thiền Sư:

Tham Thiền là kiếm cho mình một Công Án, hay một câu Thoại Đầu thích hợp, Thí
dụ:

- Công Án "MU" hay "Tôi Là Ai" …

- Câu Thoại Đầu : Khi chưa có Trời Đất Ta là cái gì?


Hay Niệm Phật là Ai? …

Chọn một câu, và cứ tự hỏi liên tục 24/24. Khi thì hỏi ra tiếng, khi thì hỏi thầm, suốt
ngày đêm: ăn, ngủ, làm việc, nghỉ ngơi …

-- Đừng hiểu lầm Tham Thiền là ngồi Thiền; Tham là hỏi, hỏi để Nghi, Có Nghi thì sẽ có
Ngộ, tuy nhiên nếu chỉ Tham Thiền mà không ngồi Thiền là vô cùng thiếu sót! Chúng
ta rất cần ngồi, ngồi càng nhiều càng tốt, do lẽ đó mà có những buổi Nhiếp Tâm 2
ngày, 5 ngày, 7 ngày…Đức Thích Ca còn phải ngồi 49 ngày thì chúng ta là gì mà không
ngồi? Thường thì trong những buổi Nhiếp Tâm dễ có cơ hội "Ngộ".

-- Tham Thiền không dùng Thức Tâm phân biệt đi truy tìm (tìm hiểu, đoán mò để giải
đáp câu hỏi), truy tìm chỉ là Hồ Nghi, là lọt vào Tương Đối vì dùng trí óc để suy lường,
tức Thế Gian Pháp, còn Chính Nghi thì chỉ cho Tâm không hiểu, không biết chứ không
cho Tâm đi truy tìm là không dùng bộ óc, nên không lọt vào Tương Đối, tức Xuất Thế
Gian Pháp.

Vậy: Tham là hỏi. Dùng câu Công Án hay Thoại Đầu để "Hỏi", "Hỏi" một cách rõ ràng
từng chữ, phải kiên trì mà "Hỏi", "Hỏi" bằng cả 84 ngàn lỗ chân lông, và 360 cái xương
trong Thân mình, chứ không chỉ "Hỏi" bằng miệng là niệm Công Án! Chỉ cần chú Tâm
100% mà "Hỏi", không giải đãi, không nôn nóng thôi thúc, không mong cầu, dĩ nhiên là
không hôn trầm; "Hỏi" mãi sẽ có Nghi, Nghi tức không hiểu, càng không hiểu càng Hỏi
tiếp, dù Vọng Tưởng bời bời nổi lên cũng mặc kệ nó, không cần đè nén hay cắt đứt nó!
Cứ Chú Tâm vào Công Án mà "Hỏi" tới mãi, "Hỏi" không ngừng, để không bị gián đoạn
Câu Hỏi ấy, là chúng ta sẽ có Công Phu miên mật, Công Phu này tự quét sạch mọi
Vọng Tưởng, tự khởi Nghi Tình, chứ đừng cứ cố tạo Nghi Tình; Khi Nghi Tình thành khối
tức đến giai đoạn đầu sào trăm thước, vẫn cứ tiếp tục mà Tham và Tham mãi…(có
nghĩa là từ đầu sào trăm thước tiến thêm một bước nữa) thì tự động bộ óc sẽ tạm
ngưng hoạt động, Nhất Niệm Vô Minh ngừng, cũng là đã lìa được Ý Thức; Khối Nghi này
tự động phá vỡ Vô Thủy Vô Minh (Tức là Cái KHÔNG), còn gọi là Căn Bản Vô Minh, là Cội
Nguồn Sinh Tử.

Còn về "Niệm Phật" mà được Tuyệt Đối Miên Mật thì cũng sẽ tiến tới kết quả chung như
"Tham Thiền"! Tuy nhiên "Niệm Phật" thì không có "Nghi" vì đã có Đối Tượng là Phật Di
Đà tiếp dẫn rồi!

(Lời Tòa Soạn VB: Ni Sư Thích Nữ Chân Thiền hiện là Viện Chủ Thiền Viện Sùng Nghiêm,

Bình Yên Cuộc Sống


Anh không còn trẻ để phiêu lưu tìm gặp,
Tìm dư hương ngày cũ, tháng năm xưa,
Hình ãnh Em, nổi nhớ nói sao vừa,
Nhưng cuộc sống yên bình như chọn lựa.

Anh không muốn dấy lên ngọn sóng,


Mặt biển bình yên, phẳng lặng hôm nay,
Hạnh phúc trong tay, bình dị vơi đầy,
Hãy ôm lấy, mà giữ gìn chăm chút.

Đừng vì những xuyến xao lòng dăm phút,


Mà phá tan hạnh phúc của bao năm,
Cuộc sống lứa đôi, dù có lúc thăng trầm,
Hãy sống đẹp, cho lòng mình thanh thãn.
Nguyên Thảo 280808

Trời vào Thu chưa


Anh hỏi vào thu chưa ?
Mà mây mù khắp lối ? (anh Tuan )
Người về lòng trăm mối (anh Son ) -- (chu moi la thanh trac )
Gió giật đến phương nào ? (chi Van )

Cho lá vàng tơi tả !


Giọt lệ nào khôn ngăn ! (chi Van )
Cho tình buồn chất ngất --- ( chu ngat la thanh trac )
Phố sầu mây giăng ngang (Minh Nguyet )

Mưa ngâu ngập tràn lan


Thổn thức chiếc lá vàng
Xót xa cây khô héo ---- (chu heo la thanh trac )
Nỗi niềm em riêng mang. (Minh Nguyet )

Tiếng ai đó cười vang


Lòng thôi hết băn khoăn
Chợt nhớ rằng hè muộn (chi Vinh)
Nắng vẫn gắt ngoài sân (chi Vinh )

Đi qua Mùa Thu với Người


Anh hỏi,
trời đã vào Thu chưa,
Mà Mây mù…
giăng giăng khắp lối, “
Chưa gần nhau ...
…. sao trời vội tối ??
Đã phải đưa người về đó thôi !!
Người về bên người ta
Có gì không ???
Sao mắt thu nhạt nhòa ?
Để mưa thu trên đường dài
….. hơn thế kỷ
Để lòng anh đau
..... tựa ngàn năm
Làam thế nào để nói với em
Về những điều có thể
…và ngàn lần không thể trong anh
Về những điều ấm áp mà mùa thu lấy từ mùa hạ
Và băng giá mùa đông
Không giết chết đươc mùa xuân ….
Chỉ xin em hãy làm thời gian không thay đổi
Để anh mãi mãi ….
….. đi qua mùa Thu với người !!
Khoa Tuấn & Diệu Hoài

Tâm tình bàn phím


Không Phím không vô tri,
Đôi lúc cũng giận hờn,
Gỏ hoài không ra chữ,
Cho người nhớ người mong.
Bên ni vẫn gỏ dều,
Và âm thầm chờ đợi,
Còn bên nớ lặng câm,
Cho lòng ai tiếc nuối.
Nguyên Thảo 190808
Lấy chồng
Má ơi! đừng gã con xa,
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu?
Bây giờ thé giới cơ cầu,
Lấy chồng ngoại quốc bao lâu con về?
Xăng dầu, vật giá quá ghê,
Cứ tăng vùn vụt, nhớ quê đau lòng.
Má ơi! Đồng ruộng dòng sông,
Tình yêu đất nước đậm trong tim mình.
Thôi thì duyên nợ ân tình,
Thương nhau thì gặp kết duyên vợ chồng.
Nguyên Thảo 090708
Lời khuyên cuả Mẹ
Con ơi! Có lấy chồng xa,
Siêng lên trên net, vé sales mua về.
Dù xăng lên giá thấy ghê,
Mẹ Ba không phải ủ ê buồn lòng.
Trông mau có cháu ẵm bồng,
Đành thôi thong cảm, qua thờI khó khăn.
Thương con Ba Mẹ nhớ rằng,
Trăm năm hạnh phúc, xa gần nề chi.

You might also like