You are on page 1of 3

Bài 1.

DẪN LUẬN VĂN HOÁ VÀ VĂN HOÁ HỌC

1. ĐỊNH NGHĨA/ KHÁI NIỆM VĂN HOÁ

Văn hoá là sản phẩm của hoạt động người, là sự sáng tạo của con người từ cái nhỏ nhất
đến cái lớn nhất trên mọi lĩnh vực của đời sống . Văn hoá bao trùm lên lên tất cả các mặt
của đời sống con người, khiến bất kỳ định nghĩa nào đưa ra cũng khó có thể bao quát hết
được nội dung của nó. Do đó cần coi các định nghĩa ấy là những bổ sung lẫn nhau để có thể
tái hiện văn hoá như một chỉnh thể.

Với tư cách một chỉnh thể, văn hoá mang trong mình những đặc trưng bất biến sau:
- Văn hoá là cái phân biệt con người với động vật, văn hoá là đặc trưng riêng có của xã
hội loài người.
- Văn hoá không phải là sản phẩm của sự kế thừa về mặt sinh học, mà phải qua giáo
dục, nhận thức, giao tiếp trao truyền.
- Văn hoá là cách ứng xử đã được hình mẫu thành những khuân mẫu ứng xử.

2. CÁC THÀNH TỐ VĂN HOÁ

Sự kết tinh của các mặt của cuộc sống được thể hiện qua các thành tố của văn hoá. Sự
phân chia văn hoá thành nhiều thành tố hay hai, ba thành tố của hệ thống/ chỉnh thể văn
hoá cũng không đi ra ngoài cách phân chia phổ biến (phù hợp với quan điểm của UNESCO
về văn hoá và di sản văn hoá), phân văn hoá thành hai thành tố: Văn hoá vật chất và văn
hoá tinh thần. Những thành tố văn hoá mà giáo trình nêu cũng thuộc về hai bộ phận văn
hoá vật chất và văn hoá tinh thần.

3. CÁC CHỨC NĂNG CỦA VĂN HOÁ

Văn hoá là sản phẩm của sự nhân hoá thế giới tự nhiên của con người để tạo ra cái "tự
nhiên" thứ hai, tức là tạo ra văn hoá. Văn hoá được được xem là một thiên nhiên thứ hai /
hệ sinh thái văn hoá phải có của con người. Nó cùng với hệ sinh thái tự nhiên làm nên môi
trường sống của con người. Do đó văn hoá mang những chức năng xã hội bao trùm nhất, cơ
bản nhất là chức năng giáo dục.

Là sản phẩm của hoạt động người, Văn hoá không phải là một thực thể tồn tại tự nó, và
tồn tại bên ngoài con người, mà là toàn bộ những sản phẩm, hành động bao chứa vốn kinh
nghiệm xã hội, tạo thành "môi trường văn hoá", nuôi dưỡng đời sống con người. Hoạt động
văn hoá vì thế diễn ra liên tục. Muốn cho hoạt động này khỏi bị đức đoạn thì mỗi thế hệ
người phải thường xuyên làm công việc giáo hoá đối với thế hệ tương lai. Chức năng giáo
dục của văn hoá thể hiện ra như sự kế thừa lịch sử, đảm bảo tính liên tục của lịc sử.

Bác sĩ Sing người Ấn Độ đã kể về trường hợp phát hiện cô Kamala bị chó sói nuôi từ nhỏ.
Khi rời hang sói, Kamala đã 12 tuổi. Ban ngày, cô thường ngũ trong xó nhà, đêm đến thì
tỉnh táo và đôi khi sủa lên như chó rừng. Bình thường cô đi hai chân, khi bị đuổi thì chạy
bằng bốn chi rất nhanh.Trong bốn năm học nói, Kamala chỉ nhớ được hai từ. Cô không thể
trở lại làm người, và chỉ sống đến năm 18 tuổi.

Sự kiện trên đây cho thấy vai trò / sự tác động của văn hoá đối với con người cực kỳ
quan trọng. Nó chứng tỏ đứa trẻ khi mới sinh ra chưa phải là người, vì không tiếp nhận được
một sản phẩm văn hoá xã hội nào của loài người truyền cho cả. Đúng như nhà xã hội học
người Mỹ R.E. Pacco đã nói: "người không đẻ ra người, đứa trẻ chỉ trở nên người trong quá
trình giáo dục".

Môi trường xã hội loài người / môi trường văn hoá, đối với mỗi đứa trẻ mới ra đời chính là
cái tập thể bao quanh chúng. Lúc đầu là gia đình, gia tộc, làng xóm tiếp đến là trường học
và các nhó xã hội khác, đã nối tiếp nhau thực hiện công việc giáo dục- xã hội hoá một cá
nhân. Đó là viêc giáo dục, dạy dỗ nhằm trao truyền cho những đứa trẻ những kỷ năng và tri
thức, những chuẩn mực và tập dần cho trẻ cách ứng xử phù hợp với những khuôn mẫu của
cộng đồng mà đứa trẻ là thành viên. Công việc này diễn ra liên tục để mỗi cá nhân có trong
mình những yếu tố chung của đời sống tập thể, biết tự kiểm soát hành vi của mình để có
thể ứng xử hài hoà (theo những điều đã được) trước từng trường hợp cụ thể của đời sống.

4. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA VĂN HOÁ HỌC

4.1. Văn hoá với văn minh, văn hiến, văn vật.

Đây là những khái niệm gắn liền với văn hoá học. Quan hệ giữa các khái niệm có cả
những nét tương đồng và khác biệt.

- Quan hệ giữa văn hoá và văn minh: Văn hoá (văn: vẻ đẹp, hoá: biến cải) và Văn minh
(văn: cái đẹp, minh: ánh sáng) là những khái niệm gần gũi, có quan hệ mật thiết, không đối
lập nhau, song cũng không hoàn đồng nhất. Cả hai khái niệm cùng được dùng để chỉ sức
mạnh sáng tạo của con người. Người ta phân biệt nội hàm hai khái niệm này tuỳ theo văn
cảnh: Thuật ngữ văn hoá và văn minh thường sử dụng với một nội dung giống nhau khi nó
được đặc trong quan hệ dẫn đến các yếu tố khác như: kinh tế, chính trị, xã hội; song khi
vấn đề được bàn đến trong khoá học văn hoá, thì sự phân biệt văn hoá văn minh là cần
thiết.

Văn minh dùng để chỉ trình độ phát triển cao của nền văn hoá.Việc xác định "cao" hay
"thấp" được dựa vào hai tiêu chí cơ bản là: tính duy lý và tính phổ biến của nền văn hoá ấy.

+ Tính duy lý thể hiện ở mức độ hiện thực hoá các sức mạnh vật chất, sức mạnh sáng
tạo của con người, được biểu đạc qua hệ thống hoạt động sản xuất xã hội, gồm sản xuất vật
chất và sản xuất tinh thần (hệ thống các chuẩn mực, các tri thức).

+ Tính phổ biến thể hiện ở chỗ các thành viên trong cộng đồng văn hoá đó đều hoạt
động dựa trên hệ thống chuẩn mực, giá trị mà cộng đồng ấy xây dựng nên, tạo nên tính
đồng nhất văn hoá trong mỗi thành viên; mặt khác những hệ thống chuẩn mực, giá trị ấy có
ảnh hưởng mạnh đến các nền văn hoá khác.
Chính vì có hai thuộc tính trên nên văn minh còn được dùng để chỉ tình trạng tiến bộ
chung các cộng đồng người ở mọi cấp độ, từ địa phương, nhà nước, khu vực cho đến nhân
loại.

Ở cấp độ phổ quát toàn nhân loại, văn minh được hiểu là sự tổng hoà những thành quả
vật chất và tinh thần của loài người trong qúa trình cải tạo thế giới; là thước đo của tiến bộ
xã hội và mức độ khai hoá của con người. khi loài người tách mình ra khỏi thế giới động vật
thị cũng là bước khởi đầu của văn minh. Theo tinh thần đó, khái niệm văn minh bao gồm
bốn nội dung cơ bản: Nhà nước, chữ viết, đô thị và trình độ kỹ thuật.

- Văn hiến, văn vật: Đây là những thuật ngữ đặc trưng của văn hoá phương đông. Văn
hiến dùng để chỉ những giá trị tinh thần do những người hiền tài chuyển tải. Văn vật dùng
để chỉ truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp được thể hiện thông qua một đội ngũ nhân
tài và hiện vật trong lịch sử.

4.2. Văn hoá tộc người

Văn hoá tộc người là tổng thể các yếu tố về tiếng nói, chữ viết, sinh hoạt văn hoá vật
chất và tinh thần, cá sắc thái tâm lý và tình cảm, phong tục và lễ nghi... khiến người ta
phân biệt tộc người này với tộc người khác .

Văn hoá tộc người với các yếu tố cơ bản trên làm nên tính đặc trưng và đặc thù của tộc
người, là nền tảng nẩy sinh và phát triển ý thức tộc người, thực hiện chức năng cố kết tộc
người. Một dân tộc bị mất văn hoá riêng thì ý thức tộc người cũng sẽ bị mai một. Văn hoá
tộc người làm nên tính đa dạng của một nền văn hoá dân tộc (quốc gia).
4.3 Văn hoá vùng

Văn hoá vùng là một thực thể văn hoá bao chứa những sắc thái văn hoá chung (thể
hiện qua nếp sống và lối sống của cư dân như sản xuất, nghi lễ, tín ngưỡng, hội hè, qua các
hoạt động văn hoá nghệ thuật, qua phong tục và phong cách sống...) từ đó có thể phân biệt
với các vùng văn hoá khác.

Những đặc trưng chung ấy hình thành trong quá trình lich sử lâu dài, tạo nên tương đồng
văn hoá / tính đồng nhất của các cộng đồng người cùng sống trên vùng lãnh thổ.

4.4. Tiếp xúc và giao lưu văn hoá

Thực tế cho thấy, xuyên suốt tiến trình lịch sử, tất cả các nền văn hoá hiện tồn đều là
hiện thân như kết quả của quá trình giao lưu, tiếp xúc. Giao lưu và tiếp xúc là phương thức
tồn tại của mọi nền văn hoá trên hành tinh này.

Tiếp xúc và giao lưu văn hoá được hiểu là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có
văn hoá khác nhau, tiếp xúc lâu dài với nhau gây ra sự biến đổi mô thức văn hoá của một
hoặc cả hai bên.

Trong giao lưu có thể sảy ra hiện tượng những yếu tố của nền văn hoá này thâm nhập
vào nền văn hoá kia, trường hợp này là tiếp thu thụ động; hoặc một số yếu tố của nền văn
hoá kia được nền văn hoá này vay mượn, trường hợp này gọi là tiếp thu chủ động. Trên cơ
sở của yếu tố nội sinh và ngoại sinh mà chủ nhân nền văn hoá ấy sẻ điều chỉnh, cải biên cho
phù hợp, dẫn đến sự giao thao văn hoá. Từ góc độ này thì nội dung của một nền văn hóa cụ
thể được phân xuất thành: yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh.

Việc phân chia như thế chỉ mang tính tương đối. Cùng với thời gian, yếu tố ngoại sinh có
thể biến thành yếu tố nội sinh, hoặc bị biến đổi một cách căn bản để trở nên phù hợp hơn
với nền văn hoá đã tiếp nhận nó. Việc tiếp thu nho giáo, Phật giáo của Việt Nam và một số
nước Đông Nam Á là một minh chứng về sự biến đổi đó.

Dưới góc độ giao lưu tiếp xúc văn hoá, có thể nói văn hoá Việt Nam là kết quả của các
cuộc gặp gỡ văn hoá lớn trong khu vực.
- Giao lưu văn hoá Ấn Độ: Giao lưu trực tiếp qua đường biển đông; giao lưu gián tiếp qua
văn hoá Bắc thuộc, qua văn hoá Chămpa ở Trung bộ và văn hoá Óc Eo ở Nam bộ.
- Giao lưu văn hoá với Trung Hoa: Chủ yếu bằng con đường cưỡng bức (bị xâm lược, đô
hộ và đồng hoá).
- Giao lưu văn hoá phương tây: Trong lịch sử, sự giao lưu này chủ yếu diễn ra thông qua
các kênh: buôn bán đường biển; sự đô hộ của thực dân Pháp, kế đến là đế quốc Mỹ (miền
Nam việt Nam). Ngày nay, giao lưu văn hóa với phương Tây đã có thêm nhiều hình thức
mới.
5. VĂN HOÁ VÀ CÁC BỘ MÔN VĂN HOÁ HỌC

Văn hoá là môn khoa học tích hợp(Integral Science), vừa nghiên cứu văn hoá nói chung,
vừa nghiên cứu hiện tượng văn hoá riêng biệt. Mục đích của văn hoá học là phát hiện ra và
phân tích tính qui luật của những biến đổi văn hoá - xã hội. Đối tượng của văn hoá học
chính là văn hoá.

Văn hoá được xem xet từ nhiều góc độ, do vậy văn hoá học có thể được nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau, tạo nên nhiều phân môn như:
- Lịch sử văn hoá
- Địa lý văn hoá
- Văn hoá học đại cương
- Cơ sở văn hoá.
...

You might also like