You are on page 1of 4

Bài 4.

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA


NGƯỜI VIỆT NAM

Ngôn ngữ là sản phẩm tư duy đặc thù của dân tộc.
Nước ta có 54 dân tộc cũng là có 54 tiếng nói khác nhau,
với cuộc sống tinh thần và tập quán xã hội khác nhau.
Theo ngôn ngữ văn hoá, các dân tộc được xếp vào 8
nhóm văn hoá ngôn ngữ tộc người.

I. DÂN TỘC VÀ NHÓM NGÔN NGỮ TỘC NGƯỜI

1. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Việt - Mường:

Việt, Mường, Thổ, Chứt.

2. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Môn - Khơ Mer

Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Co, Chơ Ro, Cơ Ho, Cơ Tu, Gié - Triêng,
Hrê, Kháng, Khơ Mer, Khơ Mú, Mạ, Mảng, Mnông, Ơ Đu, Tà Ôi, Rơ Măm,
Xinh Mun, Xơ Đăng, Xtiêng.

3. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Tày - Thái

Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.

4. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Mông - Dao

Dao, Mông, Pà Thẻn.

5. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Ka Đai

Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo.

6. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo

Chăm, Chu Ru, Ê Đê, Gia Rai, Rag Lai.

7. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Hán


Hoa, Ngái, Sán Dìu.

8. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Tạng - Miến

Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù Lá, Si La.


Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, lịch sử ngôn ngữ Việt Nam có một
nền tảng chung là ngôn ngữ Đông Nam Á, đồng thời có một lịch sử phát
triển lâu dài, và có nguồn đa nguồn. Lịch sử phát triển tiếng Việt trải qua ba
giai đoạn. Đó là:

- Tiền Việt - Mường.


- Việt - Mường chung.
- Tiếng Việt độc lập.

Sắc thái đặc thù của ngôn ngữ Việt Nam là sự giao thoa, tiếp xúc đan xen
giữa những yếu tố nội sinh với những bồi đắp ngoại sinh. Lịch sử đã trộn các
yếu tố ấy ở vùng lòng chảo Bắc Bộ và vùng vịnh cổ Hà Nội để tạo nên tiếng
Việt / kinh phong phú và thanh tao, được thể hiện trong văn hoá giao tiếp
cùng cách sử dụng ngôn từ của người Việt Nam.

II. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI
VIỆT NAM

- Vừa cởi mở vừa rụt rè:


Đặc trưng này bắt nguồn từ văn hoá làng xã với hai đặc trưng cơ bản là
tính cộng đồng và tính tự trị, tôn ti. Làng xã người Việt là những không gian
văn hoá đóng kín, và ở đó, mỗi cá nhân đều cảm thấy thoải mái rong cộng
đồng quen thuộc, bởi ở cộng đồng này, họ hành xử theo những quy tắc đã có
sẵn. Tuy nhiên, khi đi ra ngoài cộng đồng quen thuộc đó, họ sẽ tở nên lúng
túng vì không định vị được chính xác vị thế của mình, do đó mà mất tự tin,
dẫn đến việc rụt rè, tự khép mình lại.

- Ứng xử thiên về tình cảm:


Ảnh hưởng chủ yếu của văn hoá sông nước và tính cộng đồng làng xã.

- Trọng danh dự:


Tuy nhiên trọng danh dự thái quá nên mắc bệnh sĩ diện. Đặc điểm này
cũng khiến cho người Việt rất sợ dư luận và thường sống dựa theo dư luận.
- Cẩn trọng, giữ ý trong giao tiếp để giữ gìn sự hoà thuận:
Không biểu lộ cảm xúc, nguyện vọng hay nhu cầu trước mặt người khác.
Đặc điểm này nhiều khi dẫn đến thái độ vòng vo, cân nhắc thái quá trong
giao tiếp.

- Thiếu tính quyết đoán:


Đây là hệ quả của việc giữ gìn ý tứ và cân nhắc thái quá trong giao tiếp.

- Hệ thống nghi thức lời nói phong phú với các đặc điểm như trọng tình,
khiêm cung, lịch sự, phù hợp với các quan hệ xã hội.

III. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN TRONG NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ


VIỆT NAM

Văn hoá ứng xử / giao tiếp của người Việt đã được kết tinh lại trong nghệ
thuật sử dụng ngôn từ. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của người Việt có những
đặc trưng cơ bản như sau:

- Tính ước lệ cao: hay diễn đạt bằng các con số biểu trưng, ước lệ: ba thu,
nói ba phải, ba mặt một lời, chín tầng mây...

- Tính cân xứng, so sánh và tương phản cao, tạo nên kiểu từ, câu đối ứng:
Trèo cao / ngã đau; Ăn vóc / học hay; Đời cha ăn mặn / đời con khát nước...

- Giàu tính nhịp điệu và tiết tấu - đậm chất thi ca.

- Giàu chất biểu cảm - sản phẩm của nền văn hoá trọng tình. Chất biểu
cảm biểu hiện đậm ở mặt từ ngữ. Đó là một từ, bên cạnh yếu tố gốc có sắc
thái nghĩa trung hoà, thường có nhiều biến thể với những sắc thái nghĩa biểu
cảm. Ví dụ: màu xanh (trung tính), sẽ còn có: xanh rì, xanh rờn, xanh lè,
xanh rợn, xanh ngắt, xanh um, xanh lè...; các từ láy mang sắc thái biểu cảm
mạnh cũng rất phát triển ở tiếng Việt. Ví dụ: nhỏ (trung tính), sẽ còn có: nhỏ
nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhặt, nhỏ nhắn... Về ngữ pháp, tiếng Việt có một hệ
thống hư từ biểu cảm rõ rệt, đã góp phần làm tăng cường hệ thống phương
tiện biểu cảm cho tiếng Việt, như: à, ư, nhỉ, nhé, chăng, chớ, hở, sao, chứ...

- Linh hoạt và mềm dẻo, do ảnh hưởng từ văn hoá sông nước và văn hoá
giao tiếp. Đặc điểm này, trước hết bộc lộ ở hệ thống ngữ pháp ngữ nghĩa
hoạt động linh hoạt và có khả năng khái quát cao; trong lời nói, tính linh
hoạt bộc lộ ở chỗ người Việt ưa dùng cấu trúc động từ - trong một câu có
bao nhiêu hành động thì có bấy nhiêu động từ. Điều này khác với ngôn ngữ
phương Tây - ưa thích dùng danh từ. Tính linh hoạt, năng động còn là
nguyên nhân khiến tiếng Việt thiên về dùng cấu trúc chủ động, kể cả những
câu bị động cũng bị 'hoán đổi' theo cấu trúc chủ động.
Như vậy, có thể nói rằng, giao tiếp của người Việt đã phần nào minh chứng
cho nền văn hoá trọng tình và văn hoá sông nước Việt Nam.

You might also like