You are on page 1of 40

Thân gửi bạn !

Ở đây chúng tôi không trực tiếp thực hiện lĩnh vực này nên chúng tôi chỉ cung cấp cho
bạn một số thông tin tham khảo cùng với các địa chỉ bạn liên hệ.

Thân chào bạn !

1. http://www.lamdong.gov.vn

2. Trung tâm thông tin Nông nghiệp và PTNT


- Tên giao dịch: ICARD (Information Center for Agriculture and Rural Development)

- Điện thoại: 04 - 8235804/7332160 Fax: 04 – 8230381

- Internet: www.agroviet.gov.vn

3. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam


Vietnam agricultural science institute ( VASI )
Thanh trì - Hà Nội - Việt Nam
Tel: (84.4) 8615480
Fax: (84.4) 8613937
E-mail: vasi@hn.vnn.vn

4. Bộ Nông nghiệp và PTNT có hai trụ sở chính tại:


Phía Bắc: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
ĐT: (04) 8468160
FAX: (04) 8454319

Phía Nam: Văn phòng đại diện Bộ tại TP. Hồ Chí Minh
135 Passteur, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (08) 8228471
FAX: (08) 8224776

5. http://www.nghean.gov.vn
lúa
Chương I: Qui định chung

1. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật


1.1. Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho các giống lúa sản xuất tại các vùng trồng lúa ở
Nghệ An.
1.2. Quy trình kỹ thuật này nhằm đảm bảo cho việc thâm canh các giống lúa đạt năng
suất trung bình: đối với lúa thuần 50-55 tạ/ha/vụ, lúa lai 60-65 tạ/ha/vụ.
2. Yêu cầu sinh thái
2.1. Điều kiện đất đai, địa hình
- Đối với lúa nước: ở Việt Nam lúa được gieo cấy ở hầu hết các nhóm và các loại đất biến
động theo thứ tự sau: Đất phù sa, đất glây, đất mặn, đất phèn, đất mới biển đổi, đất cát
biển, đất xám, đất đỏ. Nhưng muốn lúa có năng suất cao đất trồng cần đáp ứng một số
yêu cầu sau:
+ Địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng.
+ Hàm lượng dinh dưỡng N,P,K tổng số khá.
+ Độ pH từ 4,5 đến 7.
+ Độ mặn < 0,5% tổng số muối tan.
- Đối với lúa cạn: Ngoài các chỉ tiêu pH, tổng số muối tan có yêu cầu như cây lúa nước.
Lúa cạn (gieo thẳng) cần đất nhẹ hơn, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt
nhẹ. Đất có độ dốc <50.
2.2. Lượng mưa
Lúa yêu cầu nhiều nước hơn các cây trồng khác. Lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung
bình từ 6-7mm/ngày trong mùa mưa, 8-9mm/ngày trong mùa khô. Một tháng cây lúa cần
khoảng 200 mm nước. Sự thiếu hụt hay thừa nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát
triển của cây lúa.
2.3. ánh sáng
ánh sáng ảnh hưởng đến cây lúa trên 2 mặt: Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang
hợp, số giờ chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa, kết quả của lúa
sớm hay muộn. Cường độ ánh sáng thuận lợi cho lúa từ 250-400 calo/cm2/ngày.
2.4. Nhiệt độ
Nhiệt độ làm lúa sinh trưởng nhanh hay chậm, phát dục tốt hay xấu. Lúa sinh trưởng bình
thường ở nhiệt độ 25-280C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 170C sinh trưởng của lúa chậm lại, nếu
thấp hơn 130 C thì lúa ngừng sinh trưởng, nếu nhiệt độ thấp kéo dài nhiều ngày lúa có thể
chết. Nhiệt độ cao, trong phạm vi từ 28-350C thì lúa sinh trưởng nhanh nhưng chất lượng
kém. Nhiệt độ >400C cây lúa sinh trưởng nhanh nhưng tình trạng sinh trưởng xấu, nếu
kéo theo gió lào, ẩm độ không khí thấp thì cây chết. Mức độ ảnh hưởng nhiệt độ cao hay
thấp, mạnh hay yếu là tuỳ thuộc vào giống lúa và giai đoạn sinh trưởng, phát triển của
lúa. Nhiệt độ thích hợp cho lúa nảy mầm là 28-320C, trổ bông, phơi mau yêu cầu nhiệt độ
20-380C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến ra hoa kết quả sớm hay muộn của lúa. Một số giống lúa
mẫn cảm với nhiệt độ, khi tích luỹ đủ một số nhiệt nhất định (tổng tích ôn) trong đời sống
của mình thì sẽ ra hoa kết quả. Tổng tích ôn của giống ngắn ngày là 2.000-2.5000C, giống
dài ngày là 3.000-3.500 0C.
Chương II: Kỹ thuật làm mạ

Hiện nay có nhiều phương pháp làm mạ nhưng ở Nghệ An chỉ áp dụng 2 phương pháp đó
là mạ ruộng và mạ sân (mạ trên nền đất cứng, mạ bờ). Cho nên trong quy trình này chúng
tôi chỉ giới thiệu 2 phương pháp làm mạ nói trên.
1. Kỹ thuật làm mạ ruộng
1.1. Chọn đất gieo mạ
Chọn loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất cát pha, thịt nhẹ là tốt nhất. Đất phải chủ
động được tưới tiêu, nhất là khâu tưới. Vụ Mùa chọn nơi cao, vụ Xuân chọn nơi khuất
gió Bấc để hạn chế rét cho mạ. Cũng có thể gieo mạ ngay trên ruộng cấy, dùng để cấy
cho ruộng đó.
1.2. Làm đất
Đất phải được cày bừa kỹ, nhuyễn và bằng phẳng.
Làm luống rộng 1,2-1,4m, rãnh sâu 20cm, rộng 20-25cm. Mặt luống phải bằng phẳng,
không đọng nước.
1.3. Mật độ gieo: 50-60 gam giống/m2 (25-30 kg/sào).
- Lượng hạt gieo cho 1 ha lúa cấy các giống lúa thuần:
+ Vụ Hè thu, vụ mùa 80-100 kg.
+ Vụ Đông xuân: 110-120 kg.
- Lượng hạt gieo cho 1 ha lúa cấy các giống lúa lai: 24-30kg (1,2-1,5kg/sào).
1.4. Kỹ thuật ngâm, ủ hạt giống và gieo mạ
Trong điều kiện cho phép nên phơi hạt giống dưới nắng nhẹ 2-3 giờ trước khi ngâm để
xúc tiến hoạt động của các hệ men, tăng khả năng nảy mầm.
- Ngâm, ủ:
Thóc giống sau khi xử lý vớt ra, rửa sạch và đưa vào ngâm: Trong vụ Hè thu, vụ Mùa
ngâm 24-36 giờ đối với lúa thuần và 12-18 giờ đối với lúa lai; Trong vụ Xuân ngâm 48-
72 giờ đối với lúa thuần và 24-36 giờ đối với lúa lai. Ngâm đến khi hạt thóc có phôi mầm
màu trắng là được. Thay nước 6-8 giờ/1 lần trong quá trình ngâm. Sau đó vớt ra đãi sạch
nước chua và đem ủ bằng thúng, bằng bao tải ...
- Trong vụ Xuân khi mầm dài bằng 1/2 hạt và rễ dài bằng hạt thì đem gieo được. Còn
trong vụ Hè thu, vụ Mùa thì hạt nứt nanh là đem gieo được. Nếu mầm ngắn thì ngâm
nước để nó dài ra.
Chú ý: Sau khi mầm mạ đã đủ tiêu chuẩn đem gieo nhưng điều kiện bên ngoài bất thuận
(trời mưa to, nhiệt độ thấp <150C) cần phải luyện mầm (rải mỏng trên nền nhà 1-3 ngày)
để mầm mạ quen dần với điều kiện ngoại cảnh.
1.5. Bón phân.
- Lượng phân bón: Tuỳ đất mà sử dụng lượng phân bón khác nhau. Có thể bón với lượng
4 tạ phân chuồng thật hoai mục + 5-7kg đạm urê + 20-25kg supe lân + 4-5kg kali
Clorua/sào (500m2). Ngoài ra nếu đất chua có thể bón thêm 20-25 kg vôi bột/sào.
- Cách bón: Sau khi làm đất kỹ thì bón lót sâu 2 tạ phân chuồng/sào, sau đó bừa lại 1
lượt, lên luống, dùng phân chuồng thật hoai mục bỏ rải đều trên mặt luống mỗi sào 2 tạ,
dùng cào răng dài vùi trộn phân vào đất, bón tiếp trên mặt luống mỗi sào 20-25 kg supe
lân + 2-3 kg kali Clorua + 2-3 kg đạm urê. Bón xong dùng cào răng hoặc bằng tay vùi
khoả phân vào đất ở độ sâu 3-4 cm. Lượng phân còn lại bón thúc khi mạ có 2-4 lá.
1.6. Cách gieo: Khi gieo mạ cần đảm bảo gieo đều, gieo chìm 1/3 hạt mặt mộng xuống
dưới đất.
1.7. Thời vụ:
TT Thời vụ Thời gian gieo mạ Ghi chú
I Vụ Xuân
1 Xuân sớm 5-15/12
2 Xuân muộn 10/1-30/1
II Vụ Hè thu
1 Hè thu thâm canh 10-20/5 Giống dài ngày gieo trước,
2 Hè thu chạy lụt 30/4-10/5 giống ngắn ngày gieo sau.
III Vụ Mùa
1 Mùa sớm 20-30/5
2 Mùa trung 20/5-5/6
3 Mùa muộn Trong tháng 7
1.8. Chăm sóc:
- Phun thuốc trừ cỏ dại: Dùng thuốc cỏ Sofit theo liều lượng khuyến cáo để phun cho mạ
sau khi gieo 2-3 ngày tuỳ điều kiện thời tiết và mùa vụ.
Tưới nước: Sau khi bón thúc lần 1, đưa nước vào ruộng mạ cho láng mặt ruộng. Sau khi
bón thúc lần 2 đưa mực nước lên 1/5 chiều cao cây mạ và luôn giữ đủ nước để ruộng mạ
mềm bùn.
- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên thăm ruộng, nếu phát hiện thấy sâu bệnh phải tiến
hành phun ngay. Đặc biệt chú ý sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn ...
Trong vụ Đông xuân cần chú ý chống rét cho mạ: Có thể áp dụng các biện pháp sau để
chống rét cho mạ:
+ Rắc tro bếp: 10-13kg/sào.
+ Phủ nilon.
+ Đêm cho nước vào, ngày tháo nước ra, cho ngập 1/2-1/3 cây mạ.
+ Tăng cường bón phân kali.
2. Kỹ thuật làm mạ sân (thường áp dụng trong vụ Xuân)
2.1. Chọn đất, làm đất
Chọn nơi có nền đất cứng hoặc sân gạch, xi măng. Lấy đất có thành phần cơ giới từ cát
pha đến thịt nhẹ, đất có kết cấu tơi xốp, đất phải sạch cỏ dại đem về trộn với phân, dàn
mỏng ra một lớp dày 3-5 cm và gieo hạt. Cứ cách 1,2-1,4 m đặt một hàng gạch giữa
luống để tiện cho việc chăm sóc (tưới nước, nhổ cỏ...).
2.2. Ngâm, ủ hạt giống: Làm tương tự như phần mạ ruộng.
2.3. Mật độ: Có thể gieo dày hơn mạ ruộng nhưng cũng không nên gieo quá dày. Nên
gieo 60-70 gam giống/m2 tương đương 30-35 kg/sào.
2.4. Bón phân:
- Lượng phân cho 1 sào (500m2): Bón 20 kg supe lân + 6kg đạm urê + 6 kg kali clorua +
250 kg phân chuồng hoai mục.
- Cách bón: Có thể bón lót toàn bộ (trộn với đất) hoặc để lại 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng
kali để bón thúc khi cây có 2-3,5 lá.
2.5. Chăm sóc:
Sau khi gieo cần chú ý che chắn xung quanh để đề phòng chuột, gà... phá hại. Thường
xuyên tưới nước đảm bảo độ ẩm cho cây. Nếu trời rét thì phải bón tro bếp, phủ nilon để
chống rét cho mạ.
Thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện thấy sâu bệnh hại thì tiến hành phun thuốc ngay.
Chương III: Kỹ thuật cấy ở ruộng sản xuất

1. Làm đất: Đất phải cày bừa kỹ, sạch cỏ dại. Trong điều kiện cho phép nên cày ải sau
khi thu hoạch để diệt mầm mống sâu bệnh và hoai mục gốc lúa. Sau đó cày lại và bừa kỹ,
bằng phẳng.
2. Thời vụ cấy:
TT Thời vụ Thời gian cấy Tuổi mạ
I Vụ Xuân
1 Xuân sớm 10-20/1 4,5-5 lá
2 Xuân muộn 25/1-20/2 3-3,5lá
II Vụ Hè thu Xong trước 10/6 18-20 ngày
III Vụ Mùa
1 Mùa sớm 20/6-30/6 18-30 ngày
2 Mùa trung Trước 10/7 30-45 ngày
3 Mùa muộn Trước 10/8 30-50 ngày
3. Mật độ cấy.
- Đối với lúa thuần:
+ Vụ Mùa, Hè thu cấy 45-50 khóm/m2, 3-4 dảnh/khóm.
+ Vụ Xuân cấy 45-50 khóm/m2, 3-4 dảnh/khóm.
- Đối với lúa lai:
+ Vụ Mùa, Hè thu cấy 45-46 khóm/m2, 1-2 dảnh/khóm.
+ Vụ Xuân cấy 40-42 khóm/m2, 1-2 dảnh/khóm.
4. Kỹ thuật cấy: Lúa lai nói riêng, các giống lúa ngắn ngày nói chung không nên nhổ
cấy. Biện pháp tốt nhất là xúc đặt, đảm bảo cây mạ không bị tổn thương. Nên cấy thẳng
hàng, cấy theo băng rộng 1,2-1,4m, hướng băng cấy vuông góc với phương mặt trời mọc
và lặn.

Chương IV Chăm sóc ở ruộng sản xuất


1. Bón phân
1.1. Lượng phân bón
Tuỳ thuộc vào giống lúa, loại đất, mùa vụ mà có lượng phân bón khác nhau. Cụ thể bón
với lượng phân bón như sau:
- Lúa lai
+ Vụ Đông xuân: 4-5 tạ phân chuồng + 13 -15 kg đạm urê + 20-25 kg supe lân +
7-8 kg kali clorua / sào.
Khi dùng phân hỗn hợp NPK thì tuỳ loại để có lượng bón cho phù hợp. Cụ thể là: NPK
loại 5:10:3 bón với lượng 40 kg + 8-10 kg đạm urê + 5-6 kg kali clorua/sào; Phân NPK
8:10:3 bón với lượng 40 kg +6-8 kg đạm urê + 5-6 kg kali clorua/sào; Phân NPK loại
16:16:8 bón với lượng 20 kg + 6-8 kg urê + 4-5 kg kali clorua/sào.
+ Vụ Hè thu: 3 - 4 tạ phân chuồng + 11-12 kg đạm urê + 20 kg supe lân + 5-6 kg
kali clorua /sào.
Khi dùng phân hỗn hợp NPK thì tuỳ loại để có lượng bón cho phù hợp. Cụ thể là: NPK
loại 5:10: 3 bón với lượng 30 kg + 7,5-8,5 kg đạm urê + 4-6 kg kali clorua/sào; Phân
NPK 8:10:3 bón với lượng 30 kg + 6-7 kg đạm urê + 3,5-5 kg kali clorua/sào; Phân
NPK loại 16:16:8 bón với lượng 15 kg + 6-7 kg urê + 3-4 kg kali/sào.
+ Vụ Mùa: 3-3,5 tạ phân chuồng + 10 -11 kg đạm urê + 20 kg supe lân + 5-5,5 kg
kali clorua /sào.
Khi dùng phân hỗn hợp NPK thì tuỳ loại để có lượng bón cho phù hợp. Cụ thể là: NPK
loại 5:10: 3 bón với lượng 30 kg + 7-8 kg đạm urê + 3,5-4 kg kali clorua/sào; Phân NPK
8:10:3 bón với lượng 30 kg + 5-6 kg đạm urê + 3-4 kg kali clorua/sào; Phân NPK loại
16:16:8 bón với lượng 15 kg + 5-6 kg urê + 3-3,5 kg kali clorua/sào.
- Lúa thuần
+ Vụ Đông xuân: 3,5-4 tạ phân chuồng + 11-12 kg đạm urê + 20 kg supe lân 5-5,5 kg
kali clorua / sào.
Khi dùng phân hỗn hợp NPK thì tuỳ loại để có lượng bón cho phù hợp. Cụ thể là: NPK
loại 5:10: 3 bón với lượng 35 kg + 7-8 kg đạm urê +3-4 kg kali clorua/sào; Phân NPK
8:10:3 bón với lượng 35 kg + 5-6 kg đạm urê + 3-4 kg kali clorua/sào; Phân NPK loại
16:16:8 bón với lượng 15 kg + 6-7 kg urê + 3-3,5 kg kali clorua/sào.
+ Vụ Hè thu: 3-3,5 tạ phân chuồng + 9-10 kg đạm urê + 20 kg supe lân + 5 kg
kali clorua /sào.
Khi dùng phân hỗn hợp NPK thì tuỳ loại để có lượng bón cho phù hợp. Cụ thể là: NPK
loại 5:10:3 bón với lượng 25 kg + 6-7 kg đạm urê + 4 kg kali clorua/sào; Phân NPK
8:10:3 bón với lượng 20 kg + 4,5-5,5 kg đạm urê + 4 kg kali clorua/sào; Phân NPK loại
16:16:8 bón với lượng 10 kg + 5,5-6,5 kg urê + 10 supe lân + 3,5 kg kali clorua/sào.
+ Vụ Mùa: 2,5-3 tạ phân chuồng + 8 - 9 kg đạm urê + 15 kg supe lân + 5 kg kali
clorua /sào.
Khi dùng phân hỗn hợp NPK thì tuỳ loại để có lượng bón cho phù hợp. Cụ thể là: NPK
loại 5:10: 3 bón với lượng 25 kg + 5-6 kg đạm urê + 4 kg kali clorua/sào; Phân NPK
8:10:3 bón với lượng 25 kg + 3,5-4,5 kg đạm urê + 4 kg kali clorua/sào; Phân NPK loại
16:16:8 bón với lượng 10 kg + 4,5-5,5 kg urê + 10 supe lân + 3,5 kg kali clorua/sào.
Tuỳ vào độ chua của đất để bón từ 20-25 kg vôi bột/sào trong vụ Xuân và 15-20
kg trong vụ Hè Thu- vụ Mùa.
1.2. Cách bón
Phương châm sử dụng phân bón hiện nay là “Bón tập trung, bón nặng đầu và chủ yếu là
bón lót”. Cụ thể như sau:
- Khi dùng phân đơn:
+ Bón lót trước khi cấy toàn bộ phân chuồng + phân lân + vôi + 50-60% lượng phân đạm
urê đối với đất cát pha, thịt nhẹ và 60-70% đối với đất sét và thịt nặng + 50% lượng kali.
Vôi bón càng sớm càng tốt, có thể bón trước và sau khi cày bừa lần một. Các loại phân
bón khác bón trước khi cấy, bón xong bừa ít nhất 1-2 lần để lấp vùi phân sâu và đều vào
đất vừa giữ được phân, vừa đề phòng rét đậm dễ gây chết lúa (nếu phân không được trộn
đều và vùi sâu vào đất).
+ Bón thúc lần 1 (thúc đẻ): Bón sau khi cấy 12-15 ngày đối với vụ Xuân và 10-12
ngày đối với Hè thu - vụ Mùa bón 80-90% lượng đạm urê còn lại.
+ Bón thúc lần 2 (bón thúc đòng): Bón hết lượng phân đạm và kali còn lại. Bón vào thời
điểm lúa chuyển sang đứng cái, làm đòng. Trường hợp bón thúc xong đợt phân này
khoảng 28 ngày mà thấy lúa kém màu thì bón thêm 1-2 kg đạm urê. Nếu thấy màu lúa
xanh đẹp, cây tốt thì không nên bón nữa.
- Khi dùng phân hỗn hợp NPK:
+ Bón lót 100% lượng phân chuồng + 100% phân NPK + 100% lượng phân lân.
+ Bón thúc lần 1: 60-70% lượng phân đạm urê đối với đất sét và thịt nặng, 50-60% đối
với đất cát pha, thịt nhẹ.
+ Bón thúc lần 2: Toàn bộ lượng đạm urê còn lại + 100% lượng kali clorua.
- Khi bón phân cho lúa cần lưu ý
+ Nhìn trời: Khi bón phân thúc cho lúa nếu trời mưa, trời rét phải dừng bón phân. Trời
nắng nóng, gió Lào (gió Tây Nam) thổi mạnh thì nên bón phân vào buổi chiều tối. Tiến
hành sục bùn ngay sau khi bón phân để hạn chế mất đạm.
+ Nhìn cây: Quan sát cây tốt hay xấu, xanh hay vàng, khoẻ mạnh hay sâu bệnh. Qua đó
đánh giá mức độ tốt xấu của cây mà bón thêm phân gì, bón bao nhiêu là đủ để đảm bảo
cây lúa phát triển tốt.
2. Phòng trừ cỏ dại
- Trường hợp ruộng ít cỏ: Nên dùng tay để nhổ là tốt nhất, kết hợp dùng cào răng sưa sục
bùn.
- Trường hợp ruộng cỏ nhiều: Có thể dùng các loại thuốc trừ cỏ để diệt. Các loại thuốc
diệt cỏ phổ biến và quy trình sử dụng trừ cỏ cho ruộng lúa theo hướng dẫn của Chi cục
BVTV tỉnh.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc trừ cỏ
- Mặt ruộng phải bằng phẳng trước khi cấy.
- Khi pha vào nước phải đảm bảo sao cho thuốc hoà tan thật đều trong nước.
- Cần phun đủ lượng nước pha để thuốc được phân bổ đều, không gây ảnh hưởng đến cây
trồng, thường cần 2-3 bình bơm (loại 8 lít) cho 1 sào (500m2).
- Không phun thuốc lúc trời nắng gắt hay có gió lớn hoặc sắp mưa, không phun thuốc khi
lúa sắp chín trở đi.
Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc theo chỉ dẫn có ghi ở nhãn mác hoặc ngoài bao bì.
3. Tưới nước
Thường xuyên giữ nước ở mức 3-5 cm, khi lúa chuẩn bị phân hoá đòng có thể tháo kiệt
nước. Luôn giữ nước 5-10 cm ở thời kỳ làm đòng. Lúa có đòng già rút nước lần hai, song
chỉ để 1-2 ngày rồi tưới lại ngay. Khi chín sữa thì tháo cạn và chỉ giữ đủ ẩm.
4. Phòng trừ sâu bệnh
4.1. Phần bệnh hại
Một số loại bệnh hại thường gặp và cách phòng trừ chúng:
a. Bệnh đạo ôn (còn gọi là bệnh cháy lá trên lúa)
- Nguyên nhân: Do nấm Pincutaria oryzae gây ra.
- Triệu chứng: Đầu tiên vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ ở trên lá có màu nâu nhạt hay xám
tro hoặc xám xanh. Sau đó lan rộng ra và có hình thoi, vết bệnh có màu xám hoặc xám
tro, xung quanh vết bệnh màu nâu, ngoài cùng thịt lá bị biến vàng. ở mức nặng các vết
bệnh liên kết lại với nhau làm cho lá chết.
Trên cổ bông và trên đốt thân vết bệnh tương tự ở trên lá. Nếu bệnh nặng sẽ bao quanh
đốt thân và cổ bông làm cho cổ bông lõm vào, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển chất
dinh dưỡng làm cho lúa phát triển kém, hạt bị lép nhiều. Nếu bị hại quá nặng thì ở vết
bệnh sẽ bị gãy.
- Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp phòng chống bệnh đạo ôn chủ yếu vẫn là biện pháp canh tác. Trong đó sử
dụng phân bón cân đối, bón đúng lúc, bón đúng cách đóng vai trò quan trọng, hạn chế
đến mức thấp nhất sự xâm nhập của bệnh đạo ôn trên lúa. Trường hợp khi phát hiện được
vết bệnh đạo ôn trên lá hay ở cổ bông thì dùng thuốc phun ngay để hạn chế sự lây lan trên
diện rộng.
Đối với đạo ôn lá: Điều tra khi có tỷ lệ bệnh 3-5% thì ngừng bón thúc đạm hoá học, sau
đó phun các loại thuốc như: Beam 75WB, Plash 75WB, Kasai 16,2SC và 21,2WP,
Fujione 50EC… theo liều khuyến cáo.
Đối với đạo ôn cổ bông: Thời kỳ lúa ôm đòng - trổ cần theo dõi thời tiết chặt chẽ. Trong
điều kiện gặp nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, sáng sớm có nhiều sương mù… cần tiến hành
phòng trừ bằng các loại thuốc như phần đạo ôn lá trước và sau trổ 7 ngày.
b. Bệnh bạc lá
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Xanthomonas oryzea gây nên.
- Triệu chứng: Bệnh xuất hiện trên phiến lá ở ngọn và 2 bên mép lan vào giữa lá, khi mới
xuất hiện vết bệnh màu xanh đậm, gặp nắng nóng héo vàng, tế bào chết tạo thành màu
trắng xám, vết bệnh hình gợn sóng, sáng sớm trên vết bệnh có giọt dịch màu trắng đục,
khô màu vàng nâu chứa vi khuẩn và lây lan theo nước.
- Biện pháp phòng trừ: Chủ yếu bằng biện pháp canh tác, bón phân cân đối, tập trung bón
lót, không bón phân lai rai, nhất là đạm, tăng cường bón kali, phân chuồng, vôi, không
bón thúc quá muộn. Khi có bệnh bạc lá xuất hiện 5-10% số lá có thể dùng các loại thuốc
như Xanthomex 20WP, Sasa 20WP, Starnor 20WP… theo liều khuyến cáo.
c. Bệnh khô vằn
- Nguyên nhân: Do nấm Corticium Sasakii gây ra.
- Triệu chứng: Phá hại tất cả các bộ phận trên mặt đất. Giai đoạn mạ nhiễm bệnh khô vằn
thì chết ngay. Lúa cấy bệnh xuất hiện vào thời kỳ lúa đứng cái và làm đòng. Nó xuất hiện
ở bẹ lá với vết bệnh màu xanh hình bầu dục. Thông thường là xanh tối hoặc ẩm ướt, lan
rộng ra, xanh vàng lẫn với mô còn khoẻ tạo ra đường vằn như da hổ. ở bẹ lá bắt đầu lên
lá, vết bệnh ở lá tương tự ở bẹ lá. Nếu bị nặng lá bị khô lụi và chết. ở cổ bông khi bị
bệnh cổ khô tóp lại chuyển thành màu sáng.
- Biện pháp phòng trừ: Chú ý giữ mức nước vừa đủ trong ruộng không được để ruộng
khô nước, cấy với mật độ vừa phải… Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên nhất là giai
đoạn cuối lúa đẻ nhánh trở đi, khi phát hiện có 5-7% dảnh lúa bị bệnh cấp 1-3 thì dùng
các loại thuốc sau đây để phun Valydaxin 3-5L, Vivadamy 3-5DD, thuốc bột (bao thiếc)
Jing Gang Meisu 5SL, 10WP… theo liều khuyến cáo.
d. Bệnh bỏng lá lúa
- Triệu chứng: Bệnh gây hiện tượng bỏng lá lúa làm giảm khả năng quang hợp, bệnh
nặng làm cho lá lúa khô cháy (nhiều khi giống bạc lá).
- Biện pháp phòng trừ: Không thúc đạm vào cuối vụ, phát hiện bệnh kịp thời, khi bệnh
mới phát sinh có thể dùng một trong các loại thuốc sau: Anvil 5SC, Rovral 50WP,
Tiltsuper 300ND… phun theo liều khuyến cáo.
- Ngoài ra còn có một số bệnh hại như: Bệnh thối bẹ, thối thân, lem lép hạt, tiêm lửa,
vàng lụi, nghẹt rễ, lúa von, tiêm hạch, vàng lùn, vàng lá da cam, đốm sọc vi khuẩn, tiêm
hạch... Biện pháp phòng trừ chúng là: bón phân cân đối, hợp lý; xử lý hạt giống trước khi
ngâm; gieo trồng đúng mật độ, đúng thời vụ; dùng thuốc hoá học...
4.2. Phần sâu hại
a) Rầy nâu
- Triệu chứng gây hại: Chúng thường tập trung chích hút ở thân cây, bẹ lá.
- Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra, thăm đồng phát hiện sớm ổ rầy ngay từ
đầu vụ khi có mật độ 6-9 rầy non/khóm ở thời kỳ làm đòng và 17-25 rầy non/khóm ở thời
kỳ trổ thì dùng các loại thuốc hoá học như Bassa 50EC, Actara 25WG, Regent 800WP,
Applaud 15WP, Trebon 10EC phun theo liều khuyến cáo.
b) Sâu đục thân lúa bướm 2 chấm
- Triệu chứng gây hại: Sâu non đục vào thân cây cắn đứt các mạch dẫn dinh dưỡng, nước
làm cho nõn, dảnh, bông lúa bị khô héo.
- Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc hoá học để phòng trừ như Padan 95SP ở thời
kỳ lúa đẻ nhánh thì phun sau khi bướm rộ 5-7 ngày, thời kỳ lúa trổ thì phun 2 lần vào lúc
lúa hé đòng (trỗ 1%) và sau đó 5 ngày. Hoặc thuốc Regent 800WP phun sau khi bướm rộ
3-4 ngày, Basudin 10G, Regent 0,3G, Oncol 5G rắc lúc bướm rộ… Liều lượng theo
khuyến cáo ghi ngoài bao bì nhãn mác.
c) Sâu cuốn lá nhỏ
- Triệu chứng gây hại: Sâu non mới nở ra nhả tơ cuốn 2 mép lá lúa lại làm tổ sống ở
trong ăn diệp lục trừ lại lớp biểu bì, mỗi sâu non trung bình cuốn được 5±0,5 lá lúa (khi
lúa đẻ nhánh) và 4±0,5 lá lúa (khi lúa làm đòng).
- Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc hoá học như: Padan 95SP, Regent 800WG,
Trebon 10EC, Sachong Shuang 95WP ... theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì nhãn
mác.
d) Bọ xít dài
- Triệu chứng gây hại: Chúng thường tập trung trên bông lúa và chích hút làm cho hạt lúa
bị đen, phẩm chất giảm, thậm chí làm lép hạt.
- Biện pháp phòng trừ: Gieo trồng tập trung, đúng thời vụ. Điều tra nguồn bọ xít qua đầu
vụ Đông để bắt diệt là biện pháp cho hiệu qủa cao, điều tra khi có mật độ từ 6-8 con/m2 ở
thời kỳ lúa trổ, thì dùng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Padan 95SP, Decis
2,5EC, Regent 800WG, Sát trùng đan 90BTN… theo liều khuyến cáo.
Ngoài ra còn một số sâu hại khác như rầy xanh đuôi đen, sâu cắn gié, sâu năn... cần kiểm
tra đồng ruộng thường xuyên, phát hiện sớm để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Chương V: Thu hoạch
Tiến hành thu hoạch khi lúa chín >90%. Chọn ngày nắng ráo thu hoạch. Vào mùa mưa lũ
cần tranh thủ thu hoạch sớm để tránh mưa lụt gây mất mùa. Sau khi thu hoạch đem về
tuốt lấy hạt, phơi khô đến khi ẩm độ còn 13% thì đem quạt sạch và cất. Thường phơi
trong 1,5-4 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Trong trường hợp thu hoạch về chưa
phơi được ngay (gặp trời mưa) thì cần rải mỏng để thóc không bị ẩm mốc, nảy mầm./.
Định mức kinh tế kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch
1 ha lúa thuần

Hạng mục ĐVT Khối lượng


Đông xuân Hè thu Vụ mùa
I. Chi phí nhân công
1. ở ruộng mạ 8 8 8
- Cày Công 2 2 2
- Bừa “ 3 3 3
- Lên luống, bỏ phân, gieo “ 1 1 1
- Bón phân, vôi “ 1 1 1
- Phun thuốc, làm cỏ “ 1 1 1
2. ở ruộng cấy 155 155 155
- Cày Công 10 10 10
- Bừa “ 20 20 20
- Cày “ 60 60 60
- Bón phân, vôi “ 5 5 5
- Phun thuốc, làm cỏ “ 20 20 20
3. Thu hoạch “ 40 40 40
II. Chi phí vật tư
1. ở ruộng mạ
- Giống kg 110-120 80-100 80-100
- Đạm urê “ 12-15 12-15 12-15
- Supe lân “ 60-75 60-75 60-75
- Kali clorua “ 20-25 20-25 20-25
- Vôi bột “ 60-75 60-75 60-75
- Thuốc bảo vệ thực vật Lít 0,1 0,1 0,1
- Phân chuồng Tấn 1,5 1,5 1,5
2. ở ruộng cấy
- Đạm urê kg 220-240 180-200 160-180
- Supe lân “ 400 400 300
- Kali clorua “ 100-110 100 100
- Vôi bột “ 400-500 300-400 300-400
- Phân chuồng Tấn 7-8 5-8 5-8
- Thuốc bảo vệ thực vật Lít 2 2 2
Định mức kinh tế kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch 1 ha lúa lai

Hạng mục ĐVT Khối lượng


Đông xuân Hè thu Vụ mùa
I. Chi phí nhân công
1. ở ruộng mạ 7 7 7
- Cày công 2 2 2
- Bừa “ 2 2 2
- Lên luống, bỏ phân, gieo “ 1 1 1
- Bón phân, vôi “ 1 1 1
- Phun thuốc, làm cỏ “ 1 1 1
2. ở ruộng cấy 145 145 145
- Cày công 10 10 10
- Bừa “ 20 20 20
- Cờy “ 50 50 50
- Bón phân, vôi “ 5 5 5
- Phun thuốc, làm cỏ “ 20 20 20
3. Thu hoạch “ 40 40 40
II. Chi phí vật tư
1. ở ruộng mạ
- Giống kg 24-30 24-30 24-30
- Đạm urê “ 4-5 4-5 4-5
- Supe lân “ 20-25 20-25 20-25
- Kali clorua “ 4-5 4-5 4-5
-Vôi bột “ 20-25 20-25 20-25
- Phân chuồng tấn 0,5 0,5 0,5
- Thuốc bảo vệ thực vật lít 0,1 0,1 0,1
2. ở ruộng cấy
- Đạm urê “ 260-300 220-240 200-220
- Supe lân “ 400-500 400 400
- Kali clorua “ 140-160 100-120 100-110
- Vôi bột “ 400-500 300-400 300-400
- Phân chuồng tấn 8-10 6-8 6-7
- Thuốc bảo vệ thực vật lít 2 2

NGÔ
Chương I: Quy định chung
1. Mục tiêu kinh, tế kỹ thuật
- Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho tất cả các giống ngô trồng ở Nghệ An.
- Quy trình kỹ thuật này nhằm đảm bảo cho việc thâm canh ngô đạt năng suất cao
nhất.
2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây ngô
2.1.Yêu cầu về nhiệt độ
Cây ngô là loại cây trồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Nhiệt độ lý tưởng để ngô
sinh trưởng và phát triển là 25-30oC.
- Lúc gieo hạt ngô: Khi gieo nếu nhiệt độ thấp hơn 13oC, phần lớn các giống ngô
không nảy mầm. Nếu nhiệt độ khi gieo thấp dưới 15oC thời gian nảy mầm sẽ kéo dài,
tỷ lệ nảy mầm thấp, độ đồng đều của ruộng ngô sau này kém, chăm sóc khó khăn,
năng suất thấp.
- Giai đoạn ngô trổ cờ, tung phấn, phun râu, thụ phấn cây ngô rất mẫn cảm với nhiệt
độ. Nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn này là từ 22-28oC. Nếu giai đoạn này gặp điều
kiện bất thuận có nhiệt độ thấp hơn 13oC hoặc cao hơn 35oC sức sống của hạt phấn
giảm mạnh hoặc bị chết, khả năng thụ phấn của cây ngô kém dẫn đến bắp ngô ít
hạt, thậm chí không có hạt.
2.2.Yêu cầu về ánh sáng
Cây ngô yêu cầu ánh sáng mạnh, trồng trong điều kiện được chiếu sáng mạnh ngô
sẽ cho năng suất cao, phẩm chất hạt tốt.
2.3. Yêu cầu về nước
Ngô là cây cần đất ẩm, nhưng khả năng chịu úng kém. Bình quân một cây ngô trong
vòng đời cần phải có 7-10lít nước để sinh trưởng và phát triển. Nhu cầu về nước của
cây ngô thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng:
- Lúc gieo hạt ngô, hạt đất cần có độ ẩm 70-80%.
Giai đoạn ngô nảy mầm tới lúc ngô có 7-9lá cần độ ẩm đất 65-70%. Giai đoạn này
cần khoảng 10% tổng lượng nước cả vụ.
- Giai đoạn ngô có 7-9 lá đến lúc ngô trổ cờ, yêu cầu độ ẩm đất thích hợp 75-80%,
lượng nước cần khoảng 21% tổng lượng nước của cả vụ.
- Giai đoạn trổ cờ, tung phấn, phun râu cần độ ẩm đất thích hợp từ 75-80%. Lượng
nước yêu cầu của cây ngô từ thời kỳ tung phấn phun râu cho đến chín sữa chiếm 44-
52% lượng nước toàn vụ.
- Giai đoạn từ chín sữa đến thu hoạch yêu cầu độ ẩm đất 60-70%, chiếm 17-18%
tổng lượng nước cả vụ.
2.4.Yêu cầu về đất đai
Cây ngô có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên ngô thích hợp nhất là
trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ màu mỡ cao, dễ thoát nước, tầng canh tác
dày, độ pH: 6-7.
Chương II: Giống Ngô
1. Giống ngô thụ phấn tự do
Gồm các giống ngô TSB1, TSB2, VM1, Q2, MSB49…
Đặc điểm chính của nhóm này là khả năng thích ứng rộng, dễ tính, chịu hạn, chịu đất
xấu, chịu thiếu phân hơn các giống ngô lai phù hợp cho những nơi trình độ và khả
năng đầu tư thâm canh còn thấp, những nơi điều kiện ngoại cảnh quá khắc nghiệt.
Hạt thu từ vụ trước có thể làm giống cho vụ sau. Độ thuần của giống về chiều cao
cây, chiều cao đóng bắp, màu sắc hạt không cao. Năng suất của các giống này
thường thấp.
2. Giống ngô lai
Gồm các giống ngô lai không quy ước và giống ngô lai quy ước.
2.1. Giống ngô lai quy ước: Là những giống ngô lai được tạo ra bằng cách lai giữa
các dòng tự phối, như: Bioseed 9797, Bioseed 9698, DK888, DK999, LVN4, LVN10,
C919… Đặc điểm cơ bản của nhóm này là: năng suất cao hơn hẳn các giống thụ phấn
tự do, độ thuần của giống về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp,
màu sắc hạt…rất cao nếu chất đất và chăm sóc đồng đều. Yêu cầu của các giống ngô
lai này thâm canh cao, cần trồng trên đất tốt và lượng phân bón cao hơn trồng ngô
thường mới phát huy hết ưu thế năng suất. Khả năng thích ứng với điều kiện khắc
nghiệt như hạn, úng, đất xấu, thiếu phân…thường không bằng các giống thụ phấn tự
do. Hạt giống chỉ dùng một vụ, nếu lấy hạt thu hoạch của vụ này làm giống cho vụ
sau thì ngô sẽ phân ly ra nhiều loại dạng hình làm độ thuần và năng suất giảm
mạnh. Thuộc nhóm này có nhiều kiểu lai: lai đơn, lai ba, lai kép, lai nhiều dòng.
Thông thường trong điều kiện thâm canh, các giống lai càng ít dòng cho ưu thế lai và
năng suất càng cao, nhưng yêu cầu đầu tư cao và giá giống cũng cao hơn các giống
lai nhiều dòng.
2.2.Giống ngô lai không quy ước: Là những giống ngô được lai tạo bằng cách lai
một giống lai quy ước với một giống thụ phấn tự do, như: LS6, LS8…chúng thường
mang dạng trung gian của 2 dạng bố mẹ. Năng suất và độ thuần khá, khả năng thích
ứng và chịu dựng điều kiện khó khăn khá hơn giống lai quy ước. Hạt giống cũng chỉ
dùng một vụ nhưng dễ sản xuất, năng suất hạt lai cao nên giá rẻ. Nhóm giống này
khuyến cáo gieo trồng thay thế các giống ngô địa phương ở những nơi có trình độ
đầu tư thâm canh còn thấp, điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt.

Chương III: Kỹ thuật gieo trồng ngô


1. Chọn giống ngô tốt năng suất cao có thời gian sinh trưởng phù hợp
Trên cơ sở các giống ngô tốt đã được khuyến cáo, để chọn giống ngô phù hợp trong
từng thời vụ, phù hợp với cơ cấu cây trồng, né tránh những bất lợi về đất đai, nhiệt
độ, ánh sáng…chúng ta cần nắm vững thời gian sinh trưởng (TGST) của các nhóm
giống ngô để bố trí sản xuất cho phù hợp.
2.Thời vụ: Ngô có thể trồng quanh năm, tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết của từng
vùng có thể trồng thành từng vụ chính như sau:
2.1.Vụ Xuân: 20/1 – 20/2: gieo trồng những giống ngô lai đơn có năng suất
cao: như Bioseed 9698, Bioseed9797, Bioseed9999, CP888, CP999, C919, LVN10,…
2.2. Vụ Xuân Hè: 25/3 - 25/4: vụ này chỉ có ở một số vùng bãi ven sông
tiếp tục trồng ngô sau khi thu hoạch vụ ngô Đông Xuân (thời vụ này có ở một số
huyện: Tân Kỳ, Đô Lương, Thanh Chương,…). Vụ này nên trồng các giống ngô lai
đơn ngắn ngày năng suất cao, khả năng chịu hạn tốt như Bioseed 9698, C919,...
2.3.Vụ Hè Thu: Tranh thủ gieo trước ngày 30/6, không nên gieo sau ngày 10/7.
Gieo trồng những giống ngô chịu hạn, chịu nóng tốt, năng suất cao như: Bioseed
9698, C919, CP888,…
2.4.Vụ Đông: Gieo càng sớm càng tốt, cố gắng gieo xong trước ngày 10/10. Để
đảm bảo thời vụ trong những tình huống thời tiết bất thuận như mưa, gió, đất ướt
kéo dài thì biện pháp tốt nhất, chủ động nhất là làm ngô bầu, đặc biệt ở vùng đất hai
lúa thì đây là biện pháp tối ưu nhất cần được áp dụng. Trong vụ Đông sử dụng các
giống ngô ngắn ngày.
Trên đất màu, đất bãi: trồng các giống ngô ngắn này năng suất cao như:
Bioseed9797, Bioseed9999, CP999, CP989, C919, LVN4…Gieo trồng sớm trước ngày
10/9 thì ngoài các giống ngô trên còn dùng các giống ngô lai đơn dài ngày năng suất
cao như: LVN10, CP888…
Trên đất 2 vụ hai lúa: Gieo trồng các giống ngô ngắn ngày như: L6, LVN4, CP999,
CP989, Bioseed9797, Bioseed9999, Pacific60,…
2.5. Vụ Đông Xuân: 25/10-10/11 (thời vụ này có ở một số huyện: Tân Kỳ, Đô
Lương, Thanh Chương,…): Gieo trồng các giống ngô: C919, Bioseed9797,…
3. Kỹ thuật làm đất
Cày sâu bừa kỹ, sạch cỏ dại, thoát nước. Đối với ngô vụ Đông làm trên đất ruộng hai
vụ lúa cần phải cày sâu để lấy đất lên luống, mặt luống rộng 90-100cm đối với luống
trồng 2 hàng; mặt luống rộng 40cm đối với luống trồng 1 hàng .
4. Kỹ thuật gieo trồng
4.1. Kỹ thuật làm ngô bầu: Đất bùn trộn với phân chuồng ủ hoai mục tỷ lệ 2:1 và
4kg supe lân cho số bầu/sào, lót lá chuối hoặc giấy, rải đều bùn dày 5cm. Se bùn
dùng dao, thước đo cắt rời từng bầu kích thước 5x5x5(cm).
Ngô giống ngâm 10-12 giờ, ủ 16-20 giờ, cứ 4 giờ nhúng nước lại một lần đến khi nảy
mầm, dùng ngón tay chọc lỗ bỏ hạt vào bầu, lấy tro bếp phủ kín hạt. Luôn giữ độ ẩm
cho bầu ngô. Đưa bầu ngô ra ruộng khi cây ngô được 2-3lá (lúc ngô 5-7 - ngày).
Lúc đặt bầu ngô xoay lá ngô ra rãnh, tận dụng được ánh sáng quang hợp.
Làm bầu luôn luôn tốt hơn gieo thẳng: tranh thủ được thời vụ, xoay được lá ngô tận
dụng ánh sáng quang hợp, đảm bảo mật độ trên ruộng.
4.2. Mật độ: Tuỳ thuộc vào điều kiện thâm canh, đặc điểm của giống ngô mà có thể
trồng dày hay thưa. Nếu điều kiện thâm canh cao, các giống ngô ngắn ngày, các
giống ngô có góc lá đứng, gọn, thấp cây thì có thể trồng với mật độ cao hơn giống
ngô dài ngày, giống ngô cao cây, bộ lá rối, góc lá rộng, nơi trình độ thâm canh thấp.
Để đảm bảo có năng suất cao mật độ phải đạt 4,6-4,8 vạn cây/ha.
Khoảng cách trồng: 70cm x 30 cm x 1cây; Hoặc: 60cm x 40cm x 1 cây. Lượng
giống: 15-20kg/ha.
Chương IV: Chăm sóc ngô
1. Chăm sóc
- Tỉa định cây lần 1 khi ngô 3-4 lá và ổn định mật độ khi ngô 6-7 lá, mỗi hốc 1 cây
nếu bị khuyết cây thì hốc bên cạnh để 2 cây hoặc dắm bằng ngô bầu.
- Vun vừa kết hợp làm cỏ sau khi bón thúc lần 1 (ngô 4-5 lá)
- Vun cao gốc kết hợp làm cỏ lần cuối cho ngô khi bón thúc lần 2 (ngô được 8-9 lá).
- Tưới nước: độ ẩm đất thích hợp đối với ngô là 70-80%. Khi đất khô nếu không mưa
thì phải tưới nước cho ngô, nên kết hợp tưới nước cho ngô sau khi bón phân và vun
xới. Cách tốt nhất là tưới theo rãnh, theo băng để ngâm qua một đêm rồi rút cạn
nước. Không được để nước đọng gây ngập úng, rễ ngô sẽ bị thối, lá héo vàng. Những
giai đoạn ngô rất cần nước là 3-4 lá, 7-10 lá, xoáy loa kèn, tung phấn phun râu và
chín sữa.
2. Lượng phân bón và phương pháp bón phân
2.1. Lượng phân bón: - Phân chuồng: 8-10 tấn/ha; phân đạm Urê: 300-350kg/ha;
phân lân: 400kg/ha; phân Kali: 120-150kg/ha.
- Dùng phân NPK thay phân đơn thì tuỳ loại phân để bón với mức như sau:
Loại NPK Lượng NPK (kg) Lượng phân bổ sung (kg)
Urê Lânsupe Kaliclorua
5:10:3 600 240 40 80
8:10:3 600 200 40 80
8:8:3 600 200 100 80
2.2. Cách bón: Luôn bón giữa 2 cây ngô, cách xa gốc 10-15cm
- Khi dùng phân đơn:
+ Bón lót theo hàng ngô: toàn bộ phân chuồng + phân lân ( +30% Urê đối với ruộng
trồng bầu)
+ Bón thúc đợt 1 khi ngô được 3-4 lá đối với giống ngắn ngày hoặc 4-5 lá đối với
giống dài ngày, gồm: 50% urê (còn lại) + 50% kali.
+ Bón thúc đợt 2 khi ngô được 7-8 lá đối với giống ngắn ngày hoặc 9-10 lá đối với
giống dài ngày, gồm: lượng phân còn lại.
Mỗi lần bón kết hợp nhổ cỏ, vun gốc lấp phân để tăng hiệu quả phân bón.
Nên phun phân bón lá vào các giai đoạn sau (chỉ phun lúc chiều mát)
- Lúc ngô 3 lá: 1 bình+ 4-5 thìa con Komix (để bắp dài, nhiều hạt)
- Trước trổ: 4 bình + 4-5 thìa/bình Komix + 1/1000 Regent 80WP (để ngô trổ đều
cờ và râu, trừ rệp, chống hạn).
- Thâm râu: 4 bình + 4-5 thìa/bình Komix (để bắp to, hạt mẩy)
- Khi dùng phân hỗn hợp NPK:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân NPK và phân lân.
+ Bón thúc đợt 1 khi ngô 3-4lá đối với giống ngắn ngày hoặc 4-5 lá đối với giống dài
ngày: 50% đạm Urê bổ sung + 50% Kali bổ sung.
+ Bón thúc đợt 2 khi ngô có 7-8 lá đối với giống ngắn ngày hoặc 9-10 lá đối với
giống dài ngày: lượng đạm Urê và Kali còn lại.
Không trỉa hạt hoặc đặt bầu ngô lên hốc phân bón, không bón phân trực tiếp vào gốc
ngô.
3. Phòng trừ sâu bệnh
+ Bón phân cân đối NPK để hạn chế sâu bệnh phá hoại.
+ Một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ chủ yếu đối với các sâu bệnh hại thường gặp
trên cây ngô:
- Sâu xám: Vệ sinh đồng ruộng, đất vừa khô là cày bừa ngay, gieo đúng thời vụ,
gieo tập trung, khi mới xuất hiện có thể bắt bằng tay hoặc bẫy bả diệt ngài sâu xám.
Thuốc hoá học để diệt: Factact 50WP, Sumithion 75 WP…..
- Sâu đục thân, đục bắp: Để phòng chống sâu đục thân cần gieo đúng thời vụ, xử lý
đất hoặc đốt thân lá ngô của vụ trước, diệt sạch cỏ dại…có thể phun phòng trừ sâu
đục thân bằng cách rắc Furadan hoặc Basudin bột, Regent bột vào ngọn.
- Rệp cờ: Vệ sinh đồng ruộng sạch cỏ dại; trồng đúng mật độ, dùng thuốc hoá học
như Regent 800 WP pha tỷ lệ 0,1-0,2%.
- Bệnh khô vằn: (do nấm Rizoctonia Solani gây ra) Những biện pháp tốt nhất là luân
canh, tăng cường bón vôi và kali; tiêu huỷ tàn dư vụ trước; dùng giống mới chống
bệnh; phun Validacin để trừ bệnh.
- Bệnh đốm lá và bệnh phấn đen: Thực hiện chế độ luân canh, không nên trồng 2-3
vụ ngô liên tục. Vệ sinh đồng ruộng, nhặt sạch cỏ dại. Xử lý hạt giống trước khi gieo
bằng Xêrêzan (2kg/tấn hạt ngô) với bệnh đốm lá nhỏ, dùng Granozan (1 kg/tấn hạt
ngô) hoặc TMTD (2kg/tấn hạt) đối với bệnh than đen. Gieo trồng bằng các giống ít
nhiễm bệnh.
Chú ý: - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất được in trên vỏ bao, vỏ chai
thuốc để phun có hiệu quả nhất.
- Chỉ phun thuốc vào sáng sớm, hoặc chiều mát. Không phun khi trời sắp
mưa, có gió lớn.
Chương IV: Thu hoạch và bảo quản ngô
1. Xác định thời gian thu hoạch ngô
Cần phải xác định đúng thời điểm thu hoạch ngô, nếu thu hoạch ngô sớm, ngô chưa
đủ thời gian để tích luỹ chất vào hạt, trọng lượng hạt thấp, năng suất giảm, chất
lượng sản phẩm không cao, khó bảo quản. Xác định thời điểm thu hoạch căn cứ vào
các đặc điểm sau:
- Dựa vào lý lịch của giống: phải nắm được thời gian sinh trưởng của giống, khi ngô
đến gần ngày thu hoạch nên ra ruộng kiểm tra độ cứng của hạt ngô để định ngàythu
hoạch. Tuy nhiên do điều kiện thời vụ khác nhau, tốc độ chín của hạt khác nhau cần
tham khảo thêm các chỉ tiêu khác.
- Dựa vào đặc điểm hình thái của cây và bắp, độ ẩm hạt: Khi lá ngô đã chuyển từ
màu xanh sang vàng, các lá phía dưới khô, các lá bi phía ngoài khô và chuyển sang
màu vàng, tách thử một số bắp thấy các hạt trong bắp cứng, tách hạt ra khỏi lõi
không bị xây sát, phần chân hạt có các điểm đen…là thu hoạch ngô.
2. Phơi sấy bắp, hạt và bảo quản ngô thương phẩm
Sau khi thu hoạch ngô, cần phải phơi, sấy hạt đến khi thuỷ phần của hạt
<14% cho vào thùng chứa, chum vại,…phủ một lớp giấy báo rồi rải tro, vôi bột hoặc
một lớp lá xoan khô có tác dụng giữ ẩm và tránh mối mọt xâm nhập phá hại.
Nếu thu hoạch ngô trong điều kiện trời mưa, khi đem ngô về nhà cần buộc lá
bi 8-10 bắp thành túm đem treo phơi trên dây, sào ở nơi thoáng, có gió thổi để bắp
ngô khô dần, khi nào có điều kiện thuận lợi mới đem xuống tẻ hạt, phơi khô và bảo
quản./.
Định mức kinh tế kỹ thuật trồng 1 ha ngô lai

TT Hạng mục ĐVT Số lượng


I. Trồng ngô lai trên đất 2 vụ lúa
1 Vật tư
- Giống Kg 15
- Đạm U rê Kg 300-350
- Super lân Kg 400
- Kali Clorua Kg 120-150
- Phân chuồng Tấn 8
- Thuốc BVTV Kg 2
2 Công 170
- Làm đất Công 50
- Bón lót phân + Gieo trồng Công 30
- Chăm sóc + bót thúc phân 2 lần Công 40
- Phun thuốc BVTV Công 10
- Thu hoạch Công 20
- Phơi tẻ hạt Công 20

II. Trồng ngô lai trên đất màu, đất bãi


1 Vật tư
- Giống Kg 15
- Đạm U rê Kg 300-350
- Super lân Kg 400
- Kali Clorua Kg 120-150
- Phân chuồng Tấn 8
- Thuốc BVTV Kg 2
2 Công 160
- Làm đất Công 50
- Bón lót phân + Gieo trồng Công 20
- Chăm sóc + bót thúc phân 2 lần Công 40
- Phun thuốc BVTV Công 10
- Thu hoạch Công 20
- Phơi tẻ hạt Công 20

Sắn

Chương I: Quy định chung

1. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật


- Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho các vùng trồng sắn làm nguyên liệu cho các
nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Nghệ An.
- Quy trình kỹ thuật này nhằm đảm bảo cho việc thâm canh các giống sắn mới đạt
năng suất cao, chất lượng đảm bảo cho chế biến.
2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây sắn
2.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Cây sắn là loại cây trồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Có khả năng thích ứng với
biên độ rộng của nhiệt độ từ 10-35oC.
2.2. Yêu cầu về ánh sáng
Cây sắn cũng như các cây trồng nhiệt đới khác, trong quá trình sinh trưởng và phát
triển yêu cầu ánh sáng mạnh, trồng trong điều kiện được chiếu sáng đầy đủ sắn sẽ
cho năng suất cao.
2.3. Yêu cầu về nước
Sắn là cây có khả năng chịu hạn, nhưng trong quá trình sinh trưởng và phát triển
sắn cũng có yêu cầu một lượng nước nhất định, nhất là ở giai đoạn đầu (thời kỳ mọc
mầm và cây con). Nếu thiếu nước cây sinh trưởng phát triển kém.
2.4. Yêu cầu về đất đai
Cây sắn có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để sắn đạt được năng
suất cao cần chọn loại đất có tiêu chuẩn là: tầng canh tác dày, không bị ngập úng,
tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, độ pH: 6-7, có độ dốc <15o.
Chương II: Giống sắn
1. Giống sắn địa phương
Mỗi địa phương đều có giống sắn khác nhau như: sắn quảng, sắn chuối, sắn Đồng
Nai, sắn mán vùng cao…
Đặc điểm chính của nhóm này là thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp, hàm
lượng tinh bột thấp.
2. Giống sắn mới
Thời gian qua nước ta đã du nhập nhiều giống sắn mới của Trung Quốc, Thái Lan
như: HL23, HL24, KM94, KM95, KM60, SM937-26, HN124,…Các giống này có thời
gian sinh trưởng ngắn (210-300 ngày), năng suất cao (35-40 tấn/ha, thâm canh cao
có thể đạt năng suất 80-120 tấn) và đặc biệt có hàm lượng tinh bột cao (25,5-
28,6%).
Chương III: Kỹ thuật gieo trồng sắn
1. Thời vụ: Sắn được trồng vào hai vụ trong năm:
1.1. Vụ Xuân: Cuối tháng 1 đến hết tháng 3.
1.2. Vụ Thu: Tháng 9 – tháng 10.
2. Kỹ thuật làm đất
Tuỳ thuộc vào địa hình để thiết kế lô thửa cho phù hợp:
- Độ dốc <4o: thiết kế theo băng luống dài.
- Độ dốc 5-10o: thiết kế theo đường đồng mức.
- Độ dốc 10-15o: thiết kế theo hình bậc thang.
Cày sâu bừa làm nhỏ đất, sạch cỏ dại, lên luống theo mật độ quy định thuỳ thuộc
vào từng loại đất.
3. Lượng phân bón và phương pháp bón phân
3.1. Lượng phân bón cho 1 ha: 8-10 tấn phân chuồng +120-150kg đạm urê +
200-240kg supe lân + 100-120kg kali clorua.
Khi sử dụng phân NPK thay thế các loại phân đơn thì lượng phân bón cho 1 ha là:
phân hữu cơ 8-10 tấn + 600kg NPK loại 8:8:3 + 50 kg urê + 80 kg kali clorua/ha .
3.2. Phương pháp bón:
- Bón lót theo hàng sắn: Toàn bộ phân chuồng + phân lân
- Bón thúc đợt 1: Khi cây sắn mọc mầm 40-45 ngày, gồm: 60-80kg urê + 30-40kg
kali Clorua.
- Bón thúc đợt 2: Khi cây sắn mọc 70-75 ngày, bón toàn bộ lượng phân còn lại.
Mỗi lần bón kết hợp nhổ cỏ, vun gốc lấp phân để tăng hiệu quả phân bón.
- Khi sử dụng phân NPK thay thế các loại phân đơn thì bón lót toàn bộ phân chuồng
+NPK và bón thúc một lần sau khi sắn mọc mầm 70 ngày toàn bộ đạm Urê và Kali
clorua.
4. Kỹ thuật gieo trồng
4.1. Chọn hom:
- Hom giống phải lấy ở những cây đủ già, đặc ruột, sạch sâu bệnh, nhặt mắt, cây
phát triển tốt, có đường kính cây trên 1,5cm. Cây giống phải được bảo quản ở nơi
râm mát.
- Kích thước hom: dùng dao sắc chặt lấy đoạn giữa cây, loại bỏ phần gốc già và phần
ngọn non. Chặt cây thành đoạn hom dài từ 15-20cm, đảm bảo có từ 4-5 mắt trở
lên, tránh làm tổn thương lớp vỏ.
- Bảo quản hom: Sau khi chặt hom, tốt nhất là đem trồng ngay, trong trường hợp
chưa trồng được thì có thể áp dụng một trong các biện pháp sau để bảo quản hom:
+ Chôn hom xuống đất, để nơi râm mát.
+ Dùng bẹ chuối buộc xung quanh bó hom.
+ Dựng đứng hom và phủ rơm, rạ lên trên.
4.2. Mật độ:
- Đối với đất bằng: đất tốt phải lên luống. Hàng cách hàng 1,2m, cây cách cây 0,7-
0,8m. Đảm bảo mật độ 10.500-12.000 cây/ha.
- Đối với đất đồi vệ: Hàng cách hàng 1m, cây cách cây 0,7-0,8m. Đảm bảo mật độ
12.500-14.000 cây/ha.
4.3.Phương pháp trồng:
Có thể trồng theo hai phương pháp sau :
- Đặt hom nghiêng 15-30o, lấp 3/4 độ dài của hom.
- Cắm hom thẳng đứng, phần cắm xuống đất chiếm khoảng 1/3 chiều dài của hom.
phương pháp này đang được dùng phổ biến cho các vùng trồng sắn nguyên liệu ở
Thái Lan.
Lưu ý: Cắm đúng phần gốc xuống dưới, phần ngọn lên trên.

Chương IV: Chăm sóc


1. Dặm hom
Sau khi trồng 15-20 ngày cần kiểm tra, nếu hom nào không mọc mầm thì dặm ngay.
Những hom đã mọc mầm tỉa bớt mầm, chỉ để 2-3 mầm/cây.
2. Làm cỏ, chăm sóc
- Lần 1, khi mầm sắn cao 15-20cm: làm sạch cỏ, xới tơi đất.
- Lần 2, sau khi cây sắn mọc mầm 40-45 ngày: làm sạch cỏ kết hợp với bón thúc
phân lần một.
- Lần 3, sau khi cây sắn mọc mầm 70-75 ngày: làm cỏ, vun gốc kết hợp bón thúc
phân lần hai.
3. Tưới nước
Tuy sắn là cây có khả năng chịu hạn và nhu cầu nước ít hơn các cây trồng khác,
nhưng giai đoạn đầu đất cần phải đủ ẩm, nếu gặp hạn cần phải tổ chức tưới.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ chủ yếu đối với các sâu bệnh hại thường gặp
trên cây sắn:
- Mối: Đối với vùng đất dễ nhiễm mối, cần rắc thuốc Basudin hạt khi lên luống với
lượng 1,5kg/sào.
- Rệp và sâu cuốn lá: dùng thuốc hoá học như Regent 800 WP pha tỷ lệ 0,1-0,2%,
Diptrex, Trebon để phun.
Chú ý: - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất được in trên vỏ bao, vỏ chai
thuốc để phun có hiệu quả nhất.
- Chỉ phun thuốc vào sáng sớm, hoặc chiều mát. Không phun khi trời sắp mưa, có
gió lớn.
Chương IV: Thu hoạch và bảo quản sắn
1. Xác định thời gian thu hoạch sắn
Dựa vào lý lịch của giống: phải nắm được thời gian sinh trưởng của từng giống sắn
để xác định thời điểm thu hoạch hợp lý. Tránh thu hoạch non hoặc quá già. Thu
hoạch xong chở đến nơi chế biến ngay. Thu hoạch sắn cần chú ý:
- Lúc đào sắn cẩn thận tránh để củ bị cắt hay bị trầy vỏ nhiều.
- Tránh cắt sát gần củ quá. Nên chừa lại một đoạn thân dính với chùm củ, vì như vậy
sẽ hạn chế được sư hư hỏng củ phát sinh từ vết cắt.
- Tránh thu hoạch sắn sau khi trời mới mưa xong hay lúc đất còn quá ẩm.
2. Bảo quản sắn
Bảo quản củ sắn tươi gồm những phương pháp:
- Vùi dưới đất hay vùi cát: Chọn củ sắn già, còn nguyên vẹn, còn cùi và ít bị tróc vỏ
gỗ. Cuống chặt dài hoặc để nguyên cả gốc càng tốt và sau khi thu hoạch không để
lâu quá 8 giờ. Chọn nền đất cao không đọng nước. Xếp sắn thành từng lớp xen với
những lớp đất hoặc lớp cát dày 5-7cm. Lớp trên cùng dày 10-15cm và nện chặt để
hạn chế ngấm nước. Có thể xếp sắn và đắp đất thành hình tròn với đường kính đống
khoảng 1,5-2,0m, sau khi đắp đống phải đào rãnh thoát nước xung quanh đống. Với
phương pháp này thời gian bảo quản tối đa có thể là 45 ngày.
- Chôn vùi bằng rơm: chất sắn thành đống và bao phủ bằng một lớp rơm nện đất có
thể bảo quản sắn tươi trong 1 tháng./.
Định mức kinh tế kỹ thuật trồng sắn
TT Hạng mục ĐVT Số lượng
I. Tổng chi phí trồng 1 ha sắn
1 Vật tư
- Đạm U rê Kg 150
- Super lân Kg 240
- Kali Clorua Kg 120
- Phân chuồng Tấn 10
- Thuốc BVTV
2 Công 250
- Làm đất Công 60
- Trồng Công 20
- Chăm sóc, làm cỏ + bót thúc phân Công 60
- Phun thuốc BVTV Công 10
- Thu hoạch Công 100

Lạc
Chương I: Quy định chung

1. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật


1.1. Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho các vùng trồng lạc ở Nghệ An.
1.2. Quy trình kỹ thuật này đảm bảo cho việc thâm canh lạc ở Nghệ An đạt năng
suất bình quân 20-25 tạ/ha/vụ đối với các giống lạc cũ ( sen lai, 75/23, sen Nghệ
An), năng suất 30-35 tạ/ha/vụ đối với các giống lạc mới (L02, L08, L12, L14, LVT).
2. Yêu cầu sinh thái
2.1. Điều kiện đất đai
Lạc không yêu cầu khắt khe về độ phì của đất. Do đặc điểm sinh lý của lạc, đất
trồng lạc phải đảm bảo cao ráo, thoát nước nhanh khi có mưa to. Thành phần cơ giới
của đất trồng lạc tốt nhất là loại đất thịt nhẹ, cát pha, để đất luôn tơi, xốp và có độ
pH từ 5,5-7 nhằm thoả mãn 4 yêu cầu của cây lạc:
- Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và chiều ngang.
- Đủ ôxy cho vi sinh vật nốt sần hoạt động cố định đạm.
- Tia quả đâm xuống đất dễ dàng.
Dễ thu hoạch
2.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của
lạc. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống cây lạc là khoảng 25-300C và
thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho thời
kỳ nảy mầm 25-300C, thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 20-300C, thời kỳ ra hoa 24-
330C, thời kỳ chín 25-280C. Tích ôn hữu hiệu của lạc 2.600-4.8000C thay đổi tuỳ theo
giống.
2.3. ẩm độ, lượng mưa
Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lạc. Tuy lạc được coi
là cây trồng chịu hạn, song thực ra lạc chỉ chịu hạn ở một giai đoạn nhất định. Độ ẩm
đất trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc yêu cầu khoảng 70-80% độ ẩm giới hạn
đồng ruộng. Yêu cầu này có cao hơn một chút ở thời kỳ ra hoa, kết quả (80 - 85%)
và giảm ở thời kỳ chín của hạt.
Tổng nhu cầu về nước trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lạc từ khi mọc đến
thu hoạch (không kể thời kỳ nảy mầm) là 450 - 700mm.
2.4. ánh sáng
Lạc là cây ngắn ngày song phản ứng với quang chu kỳ của lạc là rất yếu và đối với
nhiều trường hợp là phản ứng trung tính với quang chu kỳ. Số giờ nắng/ngày có ảnh
hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và phát dục của lạc. Quá trình nở hoa thuận lợi khi số
giờ nắng đạt khoảng 200 giờ/tháng.

Chương II: Giống lạc

1. Một số giống lạc


1.1. Giống sen lai (75/23): Được công nhận giống Quốc gia năm 1990, là giống có
thời gian sinh trưởng trung bình, vụ Xuân 120 - 128 ngày, vụ Thu 105 - 115 ngày.
Năng suất trung bình 16 - 24 tạ/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 35 tạ/ha. Hạt to
đều, khối lượng 100 hạt 53-56 gam, phù hợp cho xuất khẩu.
Chống chịu khá trong điều kiện nóng hoặc úng nhanh cục bộ. Thời kỳ cây con chịu
rét khá hơn sen Nghệ An, mẫn cảm với bệnh đốm lá và rỉ sắt.
1.2.Giống V79: Được công nhận năm 1995. Dạng thân đứng, sinh trưởng khỏe, ra
hoa tập trung, chiều cao cây trung bình 47-50cm. Có thời gian sinh trưởng dài hơn
các giống địa phương. Vụ Xuân 128-135 ngày. Năng suất trung bình 27,9 tạ/ha,
thâm canh tốt có thể đạt 30 tạ/ha. Khối lượng 100 hạt 48-51 gam. Khả năng chịu
hạn tương đối. Trong điều kiện thâm canh cao dễ bị lốp đổ. Dễ mẫn cảm với bệnh
đốm lá và rỉ sắt.
Thích hợp trên đất bạc màu, thịt nhẹ, đất bãi không được bồi hàng năm, vùng phụ
thuộc nước trời.
1.3. Giống 1660: Được khu vực hoá tháng 1/1995, được công nhận tiến bộ kỹ thuật
tháng 1/1998. Cây cao 42-45 cm, thời gian sinh trưởng 127-133 ngày. Năng suất
trung bình 16 tạ/ha, cao nhất 20-22 tạ/ha. Khối lượng 100 hạt 50-52 gam. Chịu
nóng khá, ít bị sâu xanh gây hại.
Thích hợp với đất đồi thấp, chân đất thích hợp đất thịt nhẹ, ít đầu tư. Có thể gieo
trồng trong vụ Xuân và vụ Thu.
1.4. Giống L02: Được phép khu vực hoá năm 1998. Thời gian sinh trưởng vụ Xuân
127 ngày, vụ Thu 110 ngày. Cây cao 32 - 40cm, khối lượng 100 hạt 60-65 gam.
Năng suất 30,2 - 36,5 tạ/ha. Chống bệnh héo xanh ở mức trung bình, chịu thâm
canh. Chống chịu bệnh rỉ sắt, bệnh đốm nâu, đốm đen trung bình khá.
1.5. Giống MD7: Thời gian sinh trưởng 120 ngày trong vụ Xuân, sinh trưởng tốt.
Cây cao 49,2 cm. Khối lượng 100 quả 139gam, khối lượng 100 hạt 51 gam, chịu hạn
tốt, chịu đất ướt tốt. Năng suất 35 tạ/ha, là giống yêu cầu thâm canh.
1.6. Giống LVT: Được nhập nội từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 1992. Được công
nhận tiến bộ kỹ thuật tháng 1/1998.
Sinh trưởng khoẻ, phân cành trung bình, bộ lá xanh đậm. Cây cao 56 - 63cm. Thời
gian sinh trưởng vụ Xuân 125-133 ngày, vụ Hè thu 110-120 ngày. Năng suất trung
bình 19tạ/ha, cao nhất 23-26tạ/ha. Khối lượng 100 hạt 52-54gam. Thích hợp trên
chân đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất bãi thấp và đất đồi thấp, tránh đất thịt nặng.
1.7. Giống L14: Là giống nhập nội từ Trung Quốc được Viện KHKTNN Việt Nam bồi
dục và chọn lọc từ năm 1996, được đưa vào sản xuất tại Nghệ An từ vụ Hè thu năm
2000.
Đặc điểm của giống: Thân đứng, lá xanh đậm trong gần suốt cả quá trình
sinh trưởng, chống đổ tốt, kháng bệnh bạc lá cao (đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt), kháng
bệnh chết ẻo (héo xanh vi khuẩn). Quả to, eo nông, có gân quả nông, vỏ lụa màu
hồng.
Thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân 115-120 ngày, vụ Thu và vụ Đông 100-
105 ngày. Khối lượng 100 quả 150-155 gam, trọng lượng 100 hạt 55-58 gam. Thâm
canh tốt, đầu tư cân đối cho năng suất 40-45 tạ/ha.
1.8. Giống L12: Là giống được Viện KHKTNN Việt Nam lai tạo chọn ra từ tổ hợp lai
V79/ICGV 87157 (1992).
Đặc điểm: Ra hoa kết quả tập trung, lá xanh vàng, nhiễm bệnh đốm nâu, đốm đen,
vỏ quả mỏng, nhẵn, vỏ lụa màu hồng cánh sen, chịu hạn khá trên đất bạc màu đồi
vệ.
Thời gian sinh trưởng 110-120 ngày trong vụ Xuân, 95-105 ngày trong vụ Thu đông.
Trọng lượng 100 quả 125 - 130 gam, 100 hạt 53-55 gam. Năng suất thâm canh tốt
có thể đạt 30-35 tạ/ha.
1.9. Giống L08: Nhập nội từ Trung Quốc năm 1995, được đưa vào trồng ở Nghệ An
từ vụ Hè thu năm 2000.
Thời gian sinh trưởng của giống 115-120 ngày. Cây cao 45-50cm, năng suất quả32-
35 tạ/ha. Khối lượng 100 hạt 60 gam, khối lượng 100 quả 163,5 gam, vỏ lụa màu
hồng sáng. Giống chịu thâm canh, chống bệnh rỉ sắt, đốm lá tương đối khá.
Đối với vùng đồi núi: Được cơ cấu các loại giống lạc chủ yếu sau: L12, V79, sen
Nghệ An.
Đối với vùng thâm canh: Được cơ cấu các loại giống lạc chủ yếu sau: sen Nghệ An
đã phục tráng, sen lai 75/23, LVT, L14, L08.
2. Chọn lạc để giống
Lạc được chọn trên những thửa ruộng sinh trưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh
và có năng suất cao.
a) Phương pháp thứ nhất: Dùng lạc vụ Thu đông, sau khi thu hoạch chọn lạc củ đôi,
không nứt nẻ, phơi được nắng để làm giống vụ Xuân.
b) Phương pháp thứ hai: Dùng lạc vụ Xuân, sau khi thu hoạch chọn lạc củ đôi, hạt
mẩy, phơi được nắng, không nứt nẻ, để làm giống vụ Thu đông và vụ Xuân (khi
giống vụ Thu đông không cung ứng đủ cho vụ Xuân).
Chương III: Kỹ thuật gieo trồng
1. Thời vụ gieo lạc
Vụ Xuân: Thời gian gieo từ 20/1-25/2 hàng năm, tập trung chủ yếu từ 01-15/2.
Riêng khu vực trung du và miền núi gieo sớm hơn 7-10 ngày.
Vụ Hè - thu: Gieo tốt nhất từ 1/6-15/6 và gieo ngay sau khi thu hoạch cây trồng vụ
Xuân càng sớm càng tốt.
Vụ Thu - đông: Thời gian gieo từ 25/8-25/9
2. Xử lý giống và mật độ gieo.
2.1. Xử lý giống trước khi gieo.
+ Đất gieo lạc ẩm:
Chọn hạt lạc không quá già, không quá non, không bị sâu bệnh ngâm trong nước từ
10-12 giờ. ở vụ Xuân nếu trời rét thì dùng nước ấm 40-45OC (2 sôi +3 lạnh) ngâm
trong 12 giờ, sau đó ủ cho nứt mầm rồi đem gieo, không để mầm nhú dài.
+ Đối với đất gieo lạc khô thì không xử lý.
2.2. Mật độ gieo: Mật độ 33 cây/m2, 30cm x 10cm x 1hạt (hàng cách hàng 30cm,
cây cách cây 10cm, gieo 1hạt/lỗ) hoặc 30cm x 20cm x 2 hạt; ứng với lượng giống
200 kg lạc vỏ/ha đối với dùng lạc vụ Xuân để giống và từ 150-160kg/ha đối với lạc
vụ Hè thu để giống.
3. Làm đất, phủ nilon, gieo hạt.
* Làm đất:
- Đất được cày 2-3 lần và sâu 25-30cm, cứ mỗi lần cày là 3 lượt bừa.
- Đất phải nhỏ, tơi, xốp và sạch cỏ dại.
- Luống lạc: + Không phủ nilon: Rãnh sâu 15-20cm, luống rộng 2-2,5m.
+ Nếu che phủ nilon: Luống rộng 1m , rãnh giữa hai luống rộng
20cm, luống có hình lưng rùa, mỗi luống rạch 4 hàng.
Riêng đối với đất dốc lên luống theo đường đồng mức để chống xói mòn và rửa trôi.
* Gieo hạt:
- Đối với lạc không che phủ ni lon:
Sau khi làm đất, và bón lót phân thì tiến hành gieo hạt.
- Đối với lạc phủ nilon tiến hành theo các bước như sau:
+ Trong vụ Hè thu, vụ Thu đông.
Bước 1: Sau khi lên luống, rạch hàng sâu 8-10cm.
Bước 2: Bón toàn bộ phân chuồng và phân vô cơ vào rãnh đã rạch, sau đó lấp phân
để lại độ sâu 3-4cm.
Bước 3: Dùng thuốc diệt cỏ phun lên mặt luống.
Bước 4: Dùng cuốc gạt nhẹ đất 2 bên mép luống đã lên sẵn về phía rãnh.
Bước 5: Phủ nilon trên mặt luống sau đó vét đất ở rãnh ập nhẹ vào 2 bên mép luống
để cố định nilon.
Bước 6: Sau khi phủ nilon dùng dụng cụ đục lỗ theo kích thước như trên.
Bước 7: Hạt giống được gieo vào lỗ đã đục sẵn, mỗi lỗ 2 hạt sâu 3-4cm.
+ Trong vụ Xuân:
Bước 1: Sau khi lên luống rạch hàng sâu 8-10cm.
Bước 2: Bón toàn bộ phân chuồng và phân vô cơ vào rãnh đã rạch sau đó lấp phân
để lại độ sâu 3-4 cm.
Bước 3: Tiến hành gieo hạt theo khoảng cách như trên sau khi đã lấp phân và chú ý
phủ hạt phẳng mặt luống.
Bước 4: Phun thuốc trừ cỏ lên mặt luống.
Bước 5: Dùng cuốc gạt nhẹ đất 2 bên mép luống đã lên sẵn về phía rãnh.
Bước 6: Phủ nilon trên mặt luống sau đó vét đất ở rãnh ập nhẹ vào hai bên mép
luống để cố định nilon.
Bước 7: Đục cắt nilon ngay sau khi mầm nhú ra khỏi mặt đất để cho cây trồi ra ngoài
nilon.

Chương IV: Chăm sóc

1. Bón phân cho lạc


- Lượng phân bón
+ Liều lượng phân bón tính cho 1 ha lạc là: 8-10 tấn phân chuồng + 20-30kgN + 60-
90kgP205 + 30-60K20.
+ Khi dùng phân đơn thì bón với lượng: 2,5 - 3,0 kg urê + 20 – 25 kg supe lân + 3 -
4 kg kali clorua/sào.
+ Đối với cây lạc tốt nhất là dùng dùng phân hỗn hợp NPK loại 3:9:6 bón với lượng
: 35- 50kg/sào .
Tuỳ theo độ pH của từng loại đất để bón từ 20-30 kg vôi bột/sào.
- Phương pháp bón
- Đối với lạc có che phủ nilon: Bón lót toàn bộ lượng phân bón. Riêng vôi bột để lại
50% bón khi ra hoa rộ.
- Đối với lạc không che phủ nilon:
+ Vôi bột: Bón lót 50% khi cày bừa lần cuối, 50% còn lại bón lúc lạc ra hoa rộ
+ Phân chuồng: Bón lót 100% sau khi cày bừa làm đất, sạch cỏ dại (trước khi rạch
hàng).
+ Phân NPK: Bón lót 70% sau khi cày rạch hàng và được lấp kín đất rồi mới gieo.
Bón thúc 30% lượng phân còn lại khi cây có 3-5 lá.
2. Tỉa dặm, xới xáo, làm cỏ
- Khi lạc có 2 lá thật nên tỉa dặm để đảm bảo mật độ.
- Khi lạc có 3-5 lá thật: Nhổ cỏ, xới xáo đất, kết hợp bón thúc.
- Khi lạc có 9 lá thật, lạc bắt đầu ra hoa thì cuốc cỏ xới sâu 5-6cm gần gốc.
- Khi lạc ra hoa rộ, bón 50% vôi còn lại và kết hợp vun gốc cho lạc.
3. Tưới nước
Trong thời kỳ lạc ra hoa nếu trời không mưa thì những nơi có điều kiện tưới nước có
thể tiến hành tưới theo 2 cách sau:
+ Tưới phun đều ruộng lạc, ướt thấm đất.
+ Tháo nước đầy các rãnh, ngập hết mặt luống thì tháo nước ra.
4. Phòng trừ sâu bệnh
4.1. Sâu hại
a. Sâu xám:
- Triệu chứng gây hại: Là đối tượng gây hại chính ở thời kỳ cây con, sâu thường cắn
trụi lá đến cắn đứt ngang cây lạc lúc vừa mới mọc làm đứt khoảng, giảm mật độ lạc
trên ruộng.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Bắt bằng thủ công.
+ Dùng các loại thuốc hoá học như Match 50ND, Sherpa 25 EC …theo liều khuyến
cáo.
b. Sâu khoang:
- Triệu chứng gây hại: Phát sinh gây hại trong suốt qúa trình sinh trưởng của lạc, ở
thời kỳ đầu vụ mật độ sâu cao, cắn khuyết đến trụi lá làm ảnh hưởng đến sinh
trưởng của lạc, sâu hại nặng ở giai đoạn lạc ra hoa bói trở đi, cắn trụi lá.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Luân canh cây trồng và vệ sinh đồng ruộng.
+ Dùng bả chua ngọt để diệt trừ.
+ Bắt diệt bằng thủ công khi mật độ thấp.
+ Khi mật độ cao dùng thuốc Ofatox 40EC, Fastac theo liều khuyến cáo.
c. Rệp hại lạc:
- Triệu chứng gây hại: Rệp tập trung thành đám bám vào phần lá non, đọt non của
lạc chích hút dịch cây làm lạc sinh trưởng kém, quăn queo, ra hoa đâm tia kém. Rệp
phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết có mưa phùn, ruộng lạc ẩm ướt, rậm rạp.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Vệ sinh đồng ruộng và bón phân cân đối.
+ Dùng thiên địch để diệt trừ.
+ Khi rệp phát triển nhiều thì dùng Ofatox 50EC, Trebon 10EC theo liều
khuyến cáo để diệt rệp.
d. Sâu cuốn lá:
- Triệu chứng gây hại: Sâu cuốn lá lạc gặm ăn hết biểu bì để lại lá non màu trắng,
nếu mật độ cao làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lạc.
- Biện pháp phòng trừ
+ Tổ chức bắt bằng thủ công.
+ Sử dụng thuốc hoá học như: Match 50ND, Sherpa 25 EC... Theo liều khuyến cáo.
Biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với sâu hại lạc
- Trồng lạc đúng quy trình kỹ thuật tạo điều kiện cho lạc sinh trưởng, phát triển tốt.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chú ý ngay từ lúc mới gieo, phát hiện kịp thời
sâu xám, sâu khoang… nếu có mật độ cao nên tổ chức bắt sâu vào sáng sớm hoặc
chiều tối là biện pháp quan trọng và cho hiệu quả cao.
- Xử lý bằng thuốc Basudin 10H.
- Thời kỳ lạc ra hoa bói trở đi nếu có mật độ sâu khoang, sâu xanh, cuốn lá cao (sâu
tuổi lớn) nên tổ chức bắt sâu bằng thủ công vì dùng thuốc ít hiệu quả. Trong trường
hợp dùng thuốc thì phải xử lý lúc sâu mới nở tuổi 1-3.
4.4.2. Bệnh hại lạc
a. Bệnh héo xanh vi khuẩn:
- Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Pseudomonas Solanacerum.
- Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện khi lạc có 5-6 lá đến lúc hình thành củ. Lạc
chết héo đột ngột cả cây hay một số cành trên cây, nhưng lá vẫn xanh. Chẻ dọc rễ
cây bị bệnh có màu nâu đậm hơi khô, khi bị nặng thân rũ xuống, rễ thối đen. Khi cắt
một đoạn thân cây bị bệnh nhúng vào cốc nước trong ta sẽ thấy dịch nhầy chảy ra ở
vết cắt.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Vệ sinh đồng ruộng, nhổ và tiêu huỷ cây bị bệnh.
+ Luân canh với các cây trồng như mía, bông ...
+ Dùng giống kháng bệnh.
+ Tăng cường bón phân chuồng và vôi bột.
b. Bệnh lở cổ rễ
- Nguyên nhân: Do nấm Rhizoctoniak gây hại.
- Triệu chứng: Bệnh gây hại chủ yếu ở thời kỳ cây con, khi mưa nhiều, độ ẩm cao.
Bệnh gây hại ở phần cổ rễ, rễ, gốc thân nơi tiếp giáp với mặt đất bị thâm đen, cây
héo dần và bị chết.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Xử lý đất bằng vôi bột.
+ Luân canh sau 2 vụ mới trồng lạc trở lại đối với đất trồng lạc bị nhiễm bệnh nặng.
+ Khi bị nặng dùng thuốc Rovral 50WP, Ridomil…theo liều khuyến cáo.

Chương V: Thu hoạch


Thu hoạch khi lạc có số củ già đạt 85-90% tổng số củ trên cây. Lạc sau khi nhổ bứt
củ hoặc cắt cách gốc 10cm để cả chùm củ phơi và bứt dần. Sau đó phơi quả dưới
nắng đến khi bóc hạt thấy tróc vỏ lụa (độ ẩm dưới 10%) là đủ tiêu chuẩn bảo quản.
Lạc che phủ nilon chín sớm hơn lạc không che phủ nilon 7-10 ngày nên cần theo dõi
để thu hoạch đúng thời vụ, tránh để lạc mọc mầm biến màu trong củ.
Đối với lạc giống phải phơi bằng các dụng cụ nong, nia… không phơi trực tiếp trên
sân gạch, xi măng, tôn dưới nắng to hoặc phơi củ lạc còn dính với cây trong bóng
râm./.
Định mức kinh tế kỹ thuật trồng 1ha lạc

Hạng mục ĐVT Khối lượng


Không phủ nilon Phủ nilon
I. Chi phí nhân công 190 185
1. Làm đất, phủ nilon, gieo 90 110
- Cày, bừa, lên luống công 50 50
- Phủ nilon 0 20
- Bón phân, gieo “ 40 40
2. Chăm sóc “ 60 35
- Bón phân, vôi “ 15 10
- Làm cỏ, chăm sóc “ 40 15
- Phun thuốc “ 5 10
3. Thu hoạch 40 40
II. Chi phí vật tư.
- Giống Kg 150-200 150-200
- Phân NPK 3:9:6 “ 660-1000 660-1000
- Vôi bột “ 300-500 300-500
- Thuốc cỏ Lít 0 1
- Nilon Kg 0 100
- Phân hữu cơ Tấn 8-10 8-10
- Thuốc bảo vệ thực vật Kg 2 2

ĐẬU TƯƠNG
QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH ĐẬU TƯƠNG
Chương I
Quy định chung
1. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật
1.1. Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho các vùng trồng đậu tương ở Nghệ An.
1.2. Quy trình kỹ thuật này đảm bảo cho việc thâm canh đậu tương ở Nghệ An đạt
năng suất 15- 20 tạ/ha/vụ.
2. Yêu cầu sinh thái
2.1. Điều kiện đất đai
Đất trồng đậu tương thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, tơi xốp, sâu màu, thoáng,
thoát nước, pH từ 6,5-7,2. Đậu tương không sống được trên đất quá chua
hoặc quá kiềm. Đất ít màu, chua vẫn có thể trồng được đậu tương nhưng cần
phải thoát nước, bón nhiều lân và vôi.
2.2. Nhiệt độ
Đậu tương có nguồn gốc ôn đới, nhưng không phải là cây trồng chịu rét. Tuỳ theo
giống chín sớm hay muộn mà có tổng tích ôn biến động từ 1.888 - 2.7000C. Từng
giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây đậu tương có yêu cầu nhiệt độ khác nhau:
Thời kỳ mọc nhiệt độ thích hợp nhất là 18-220C, phạm vi nhiệt độ tối thiểu và tối đa
cho thời kỳ mọc là 100C và 400C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng cành lá
là 20-230C, thấp nhất là 150C, cao nhất là 370C. Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến ra hoa
kết quả; nhiệt độ dưới 100C ngăn cản sự phân hoá hoa, dưới 180C đã có khả năng
làm cho quả không đậu. Nhiệt độ thích hợp nhất cho thời kỳ ra hoa là 22-250C. Nhiệt
độ thích hợp nhất cho thời kỳ hình thành quả và hạt là 21-230C, thấp nhất là 150C
cao nhất là 350C. Thời kỳ chín nhiệt độ thích hợp nhất là 19-200C. Nhiệt độ 25-270C
hoạt động của vi khuẩn nốt sần tốt nhất.
2.3. ẩm độ, lượng mưa
Hạt nảy mầm đòi hỏi độ ẩm đất 60-65%.
Nhu cầu nước của cây đậu tương thay đổi tuỳ theo điều kiện khí hậu, kỹ thuật trồng
trọt và thời gian sinh trưởng. Cần lượng mưa từ 350-600 mm3 cho cả quá trình sinh
trưởng.
2.4. ánh sáng
Đậu tương có phản ứng với độ dài ngày, các giống khác nhau phản ứng với độ dài
ngày khác nhau
Chương II
Giống đậu tương
1. Một số giống đậu tương
1.1. Giống DT84
Giống đậu tương DT84 được công nhận là giống Quốc gia năm 1995. DT84 có thời
gian sinh trưởng 85-95 ngày trong vụ Xuân hè và 86-95 ngày trong vụ Đông, cây
cao trung bình 50-60 cm, ít phân cành, khối lượng 1.000 hạt 150-160 gam. Tiềm
năng năng suất từ 15-30 tạ/ha, năng suất trung bình đạt 13-18 tạ/ha. DT84 là giống
chịu trung bình, thích hợp cả 3 vụ (Xuân, Hè, Đông).
1.2. Giống AK03
Được công nhận giống quốc gia năm 1990. AK03 có thời gian sinh trưởng 80-90
ngày, cây cao trung bình 50-55cm, khối lượng 1.000 hạt 125-135 gam, khả năng
cho năng suất từ 14-17 tạ/ha. AK03 phản ứng với nhịêt độ chịu úng và chịu rét yếu,
chịu hạn và chịu úng trung bình, nhiễm bệnh đốm vi khuẩn ở giai đoạn cuối. Thích
hợp cho vụ Đông, Xuân, có thể nhân giống trong vụ Hè. Thích ứng rộng, có thể trồng
trên các chân đất thịt trung bình và cát pha dễ thoát nước ở trung du và đồng bằng.
1.3. Giống DT95
Giống đậu tương DT95 được công nhận khu vực hoá năm 1997. Là giống có năng
suất cao ở cả 2 vụ Xuân và Đông, có phản ứng yếu với độ dài chiếu sáng, cây cao
55-80 cm. Thời gian sinh trưởng vụ Xuân 93-106 ngày, vụ Đông 90-98 ngày. Khối
lượng 1.000 hạt 150-160gam, khả năng chống đổ trung bình, khả năng chịu nhiệt,
chịu lạnh khá. Năng suất trung bình 22-27tạ/ha. Chống chịu các bệnh gỉ sắt, đốm vi
khuẩn, lở cổ rễ trung bình, chống đổ yếu, trong vụ Xuân sinh trưởng không đồng
đều. Khả năng chịu nhiệt, chịu hạn khá.
1.4. Giống VX 93
Thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, cây cao 50-55 cm, hoa trắng hạt to, vàng, rốn hạt
màu nâu. Trọng lượng 1.000 hạt 150-160 gam. Năng suất có thể đạt 15-30tạ/ha.
Chịu rét tốt, chống chịu sâu bệnh trung bình. Thích hợp vụ Thu- Đông và vụ Đông
trên đất bãi và 2 vụ lúa. Vụ Xuân trên đất chuyên màu, đất mạ có khả năng trồng
xen. Năng suất trên diện rộng đạt trung bình 13-14 tạ/ha. Được công nhận giống
quốc gia từ năm 1990.
1.5. Giống M-103
Giống M-103 được công nhận giống quốc gia năm 1994. Là giống thích hợp nhất
trong vụ Hè, nhưng cũng có thể gieo trồng trong vụ Xuân muộn và vụ Thu Đông.
Thời gian sinh trưởng 85 ngày, chiều cao cây 55-70cm. Chiều cao đóng quả 13-14
cm, quả màu vàng sẫm, hạt vàng đẹp, lá xanh thẫm, nhọn. Trọng lượng 1.000 hạt
160-180 gam, năng suất trên diện tích rộng 17-20 tạ/ha. Trên nền thâm canh đạt
30-35 tạ/ha. Khả năng chịu nóng khá. Tỷ lệ quả 3 hạt cao (20-30%), quả nhiều (³
100 quả) màu sắc đẹp, ít nứt hạt (20%).
1.6. Giống AK 05
Giống AK05 được công nhận giống quốc gia năm 1995. Cây sinh trưởng khoẻ, chiều
cao cây 50-60cm, thời gian sinh trưởng 98-105 ngày, hạt vàng sáng đẹp, khối lượng
1000 hạt 130-135 gam, năng suất trung bình 13-15 tạ/ha. Khả năng chống chịu sâu
bệnh trung bình, chịu hạn, chịu rét khá. Trồng được cả trong vụ Xuân và vụ Đông.
1.7. Một số giống đậu tương khác: DT76, DT80, DT83, DT93, DT92, DT94, TL75,
HL92, HL2, AK06, DT 2000, D 96-02, VX 92, DT 2001 cũng có tiềm năng năng suất
khá. Đặc biệt là giống DT2000 và DT2001 là những giống có tiềm năng cho năng
suất rất cao.
2. Tiêu chuẩn hạt giống
- Hạt giống phải lấy ở cây khoẻ mạnh, thuần chủng, nhiều quả có 2-3 hạt, khi chín ít
bị tách vỏ, không mang mầm bệnh.
- Hạt giống phải mẩy, không sâu bệnh, đạt tỷ lệ nảy mầm trê 90%, trọng lượng
1000 hạt phải đạt theo chỉ tiêu giống.
- Trước khi gieo trồng phơi lại hạt giống một nắng nhẹ trên nong, nia, cót, không
được phơi trên nền xi măng, sân gạch khi nắng gắt.
Chương III
Kỹ thuật gieo trồng
1. Chế độ trồng trọt
Đậu tương là cây ngắn ngày nên có thể đưa vào công thức luân canh tăng vụ hoặc
trồng xen, gối tuỳ theo đặc điểm khí hậu, thời tiết, đất đai và tập quán canh tác từng
vùng:
- Chế độ luân canh: Có thể áp dụng các công thức sau:
+ Lúa Xuân - Lúa mùa sớm - Đậu tương Đông
+ Lúa Xuân - Đậu tương Hè - Lúa mùa muộn - Cây vụ Đông.
+ Ngô Xuân - Đậu tương Hè thu - Cây vụ Đông.
(hoặc lạc Xuân) (hoặc đậu tương Hè)
+ Đậu tương Xuân - Lúa mùa sớm - Cây vụ Đông.
+ Đậu tương Xuân - Mùa chính vụ - Rau vụ Đông.
+ Đậu tương Xuân - Đậu tương Hè - Lúa mùa.
+ Lúa Xuân - Đậu tương Hè - Ngô Thu đông.
- Chế độ trồng xen: Có thể trồng xen đậu tương với các loại cây lương thực (ngô) và
cây công nghiệp như cà phê, dâu tằm, cao su hoặc cây ăn quả… ở thời kỳ kiến thiết
cơ bản.
2. Làm đất
- Cày sâu 18-20 cm, bừa kỹ đất nhỏ, sạch cỏ dại, bằng phẳng, tơi xốp. Nếu đất
đồicần làm theo đường đồng mức để tránh xói mòn.
- Lên luống rộng 1,2-1,8 m; rãnh cao 20 cm, thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc.
3. Thời vụ trồng
Vụ Xuân: 15/2-15/3
Vụ Hè thu: 15/6-15/7.
Vụ Hè 20/5-15/6.
Vụ Đông: 10/9-5/10.
4. Khoảng cách, mật độ trồng
Tuỳ thuộc vào giống, thời vụ trồng, đất đai, trình độ thâm canh mà có mật độ trồng
khác nhau.
Vụ Xuân: 30cm x 7cm (40-45 cây/m2).
Vụ Hè thu: 35-40 cm x 5-7 cm (35-40 cây/m2).
Vụ Đông: 30-35 cm x 5-7 cm (50-60 cây/m2).
Lượng giống 50-60 kg/ha.
5. Cách gieo
Gieo hạt khi đất đủ ẩm, trước khi gieo phải bón phân vào rãnh hoặc hốc, gieo hạt
xong lấp một lớp đất tơi xốp dày 2-3 cm.
Đối với đậu tương trên đất 2 vụ lúa: Trước khi gieo hạt cho nước vào để làm cho đất
đủ ẩm, sau đó rút sạch nước mặt, vạch thành hàng hay dùng que ấn thành hàng
cách nhau 25-30 cm để gieo hạt. Trên cùng một hàng gieo cách nhau 7-8 cm/1hạt,
hoặc theo khóm cách nhau 13-15cm, mỗi khóm 2-3 hạt, lấp hạt bằng đất trộn NPK
hoặc phân chuồng hoai mục.
Chương IV
Chăm sóc
1. Bón phân
- Lượng phân bón: Tuỳ theo từng loại đất, loại giống, mùa vụ,… mà có lượng phân
bón cho thích hợp.
+Đất phù sa: Lượng phân bón cho 1 ha là: 5-6 tấn phân chuồng + 20 kgN + 40-
60kg P205 + 40-60 kg K20
Cụ thể lượng phân bón cho một sào (500 m2) là 2,5-3 tạ phân chuồng + 2,2 kg đạm
urê + 15-18 kg supe lân + 4 - 5 kg kali clorua, hoặc dùng phân NPK loại 5-10-3 với
lượng 20- 30 kg + 2,5 kg kali clorua + 2,5-3 tạ phân chuồng.
+ Đất bạc màu, đất cát biển, đất feralit trên nền phù sa cổ: Lượng phân bón cho 1
ha là : 8-10 tấn phân chuồng + 30kgN + 60kg P205 + 60 kg K20.
Cụ thể lượng phân bón cho một sào là 4-5 tạ phân chuồng + 3,3 kg đạm urê + 18 kg
supe lân + 5kg kali clorua, hoặc dùng NPK loại 5-10-3 với lượng 30kg + 3,5 kg kali
clorua + 4-5 tạ phân chuồng.
Tuỳ vào độ chua của từng loại đất để bón từ 15-25 kg vôi bột/sào.
- Cách bón
+ Đối với phân đạm, lân, kali riêng rẻ: Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân, vôi, 50%
lượng đạm và 50% kali. Bón thúc 50% lượng đạm và 50% lượng kali kết hợp làm
cỏ, vun gốc khi cây có 3-5 lá.
+ Đối với phân hỗn hợp NPK: Bón lót 70% lượng phân NPK + phân chuồng + vôi,
bón thúc 30% lượng phân NPK còn lại + toàn bộ lượng kali khi cây có 3-5 lá.
2. Xới, vun, làm cỏ, tỉa cây, bón thúc.
- Làm cỏ, xới vun đợt 1 khi cây có 1-2 lá thật, tỉa dặm cây đều để cây không lấn át
nhau.
- Đợt 2 xới, xáo, bón phân thúc 50% đạm và 50% kali và vun gốc khi đậu có 3-5 lá.
3. Tưới tiêu nước
Đậu tương là cây trồng cạn nhưng kém chịu hạn. Nhu cầu nước của cây đậu tương
lớn nhất vào thời kỳ ra hoa làm quả. Đậu tương khi gieo cần độ ẩm 50% mới mọc
được, vụ Hè thu làm xong đất cần gieo ngay. Đậu tương cần được tưới khi thời kỳ
cây con, ra hoa làm quả. Nếu bị hạn ở các thời kỳ trên sẽ giảm năng suất, nếu mưa
lớn cần thăm ruộng thường xuyên để tiêu úng.
4. Phòng trừ sâu bệnh
4.1. Sâu hại
a. Sâu xám
- Triệu chứng: Thường cắn ngang thân cây. Phá hại nặng vụ Xuân, vào thời kỳ cây
con.
- Biện pháp phòng trừ: Làm đất kỹ để diệt nhộng và sâu non thường ẩn nấp cách
mặt đất 4-6 cm. Có thể dùng thuốc hoá học trừ diệt sâu non và sâu tuổi 1-3. Với sâu
tuổi 4-5, tổ chức bắt vào buổi sáng sớm.
b. Ruồi đục thân:
- Triệu chứng: Phá hoại ở các bộ phận của cây như lá hoặc thân.
- Biện pháp phòng trừ: Luân canh với các cây trồng khác như lúa… Dùng các loại
thuốc hoá học như BiAn 40EC, BiAn 50EC… theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì,
nhãn mác.
c. Sâu đục quả:
- Triệu chứng: Sâu phá hoại khi cây có quả non, hạt mới hình thành bị sâu đục
không phát triển nữa.
- Biện pháp phòng trừ sâu non: Phun thuốc sớm trừ sâu non bằng Surpacide 40ND,
Dipterex. Luân canh với các cây trồng không phải là ký chủ của sâu đục quả, chọn
thời vụ trồng thích hợp.
d. Sâu hại lá (sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá).
- Triệu chứng: Gây hại trên lá.
- Biện pháp phòng trừ: Dùng thuốc hoá học như BiAn 40EC, BiAn 50EC, Sherpa,
Polytin, Oncol… theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì nhãn mác…
e. Bọ xít xanh:
- Triệu chứng: Chích hút lá, quả làm lá sinh trưởng kém, quả lép, không chín được.
- Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc hoá học như BiAn 40EC, BiAn
50EC,Padan 95SP, Dipterex... theo liều khuyến cáo.
4.2. Bệnh hại
a. Bệnh rỉ sắt:
- Nguyên nhân: Do nấm.
- Triệu chứng: Cây bị bệnh xuất hiện đốm nâu ở mặt dưới lá. Bào tử nấm phát triển
trong vết bệnh, làm giảm diện tích quang hợp của lá làm lá vàng, mất khả năng
quang hợp, rụng sớm, làm giảm số lượng và trọng lượng hạt.
- Biện pháp phòng trừ: Có thể dùng các loại thuốc hoá học như Score 250ND, Zineb,
Boocđo... theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì nhãn mác.
b. Bệnh lở cổ rễ:
- Nguyên nhân: Do nấm.
- Triệu chứng: ở cổ rễ có một lớp sợi trắng, cây bị vàng úa và bị chết.
- Biện pháp phòng trừ : Xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm trước khi gieo.
c. Bệnh virus và vi khuẩn:
- Nguyên nhân: Do virus và vi khuẩn gây hại.
- Triệu chứng: Làm hạt mất sức nảy mầm, cây lùn thấp, đốt ngắn, lá xoăn vàng, hoa
lá rụng sớm.
- Biện pháp phòng trừ: Tốt nhất là chọn giống chống bệnh.
Tóm lại: Đối với sâu bệnh hại đậu tương cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng
hợp như dùng giống sạch bệnh, bón phân cân đối hợp lý, xử lý hạt giống trước khi
gieo, sử dụng các loại thuốc hoá học đúng đối tượng và thời điểm.
Chương V
Thu hoạch và bảo quản
1. Thu hoạch
Khi trên cây có 90% quả đã chín màu vàng xám thì bắt đầu thu hoạch, cắt cây về
phơi khô đập lấy hạt. Nên thu vào lúc nắng ráo, phơi khô, đập ngay; hoặc đập sau ủ
1-2 ngày. Phơi hạt tới khi khô giòn (cắn giòn không dính răng), khi độ ẩm còn 12%
thì đưa vào bảo quản.
Những ruộng làm giống thì cần khử lẫn, loại bỏ những cây xấu bị bệnh. Cần chọn và
thu cây đẹp, đúng chúng loại giống, không sâu bệnh, quả chín đều. Không phơi trực
tiếp xuống sân gạch mà ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống.
2. Bảo quản
Tuỳ theo cơ sở vật chất có được mà có điều kiện bảo quản khác nhau. Thường sau
khi phơi khô 2-3 giờ thì đưa vào bảo quản trong chum, vại hoặc bao tải đã được vệ
sinh sạch sẽ. Chum, vại đựng đậu giống phải đựng đầy, có biện pháp chống ẩm. Kho
giống phải khô ráo, thoáng, có chất cách ẩm, giống xếp cách trần 30-40 cm./.
Định mức kinh tế kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch 1 ha đậu tương

Khối lượng
Hạng mục ĐVT Đất bạc màu, cát
Đất phù sa
biển, feralít
I. Chi phí nhân công 200 200
1. Làm đất, gieo 70 70
- Cày, bừa công 40 40
- Lên luống, bỏ phân, gieo “ 30 30
2. Chăm sóc “ 60 60
- Phun thuốc “ 10 10
- Làm cỏ, bón thúc “ 50 50
3. Thu hoạch 30 30
4. Đập lấy hạt, phơi “ 40 40
II. Chi phí vật tư.
- Giống kg 50-60 50-60
- Đạm urê “ 44 66
- Supe lân “ 300-360 360
- Kali clorua “ 80-100 100
- Phân chuồng tấn 5-6 8-10
- Thuốc bảo vệ thực vật kg 2 2
- Vôi bột kg 300-500 300-500
Chú ý: Nếu dùng phân hỗn hợp NPK loại 5:10:3 thay thế phân đơn thì lượng bón là:
400-600 kg NPK + 50 kg kali clorua + 5-6 tấn phân chuồng đối với đất phù sa. Nếu
dùng phân hỗn hợp NPK loại 5:10:3 thay thế phân đơn thì lượng bón là: 600 kg NPK
+ 70 kg kali clorua + 8-10 tấn phân chuồng đối với đất bạc màu, cát biển, feralít
trên nền phù sa cổ.

KHOAI TÂY

QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH KHOAI TÂY

Chương I: Qui định chung

1. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật


1.1. Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho các vùng trồng khoai tây ở Nghệ An.
1.2. Quy trình kỹ thuật này nhằm đảm bảo cho việc thâm canh các giống khoai tây
đạt năng suất trung bình từ 15 - 22 tấn/ha/vụ.
2. Yêu cầu sinh thái
2.1.Điều kiện đất đai, địa hình
Trồng khoai tây nên chọn đất thịt nhẹ, cát pha, đất bãi bồi, không quá chua (độ pH
từ 5,6-6,7), mùn 1,5%, chủ động tưới tiêu.
2.2. Lượng mưa
Mưa kéo dài gây nhiều bệnh hại cho khoai tây, do vậy chỉ nên trồng khoai tây trong
mùa khô và thường xuyên tưới đủ ẩm.
2.3. ánh sáng
Hầu hết các giống khoai tây đều có phản ứng với độ dài của ngày. Ngày dài sẽ kéo
dài giai đoạn sinh trưởng thân lá. Cường độ ánh sáng mạnh thích hợp cho sự tạo củ
do tích luỹ được nhiều sản phẩm quang hợp. Các giống khoai tây hiện nay thường
tạo củ trong điều kiện ngày tương đối ngắn.
2.4. Nhiệt độ
Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến quá trình hình thành phát triển củ. Trong giai đoạn đầu
của quá trình sinh trưởng, khoai tây yêu cầu nhiệt độ thích hợp là 220C, giai đoạn
sau là 180C. Nhiệt độ tối thích để hình thành củ là 160C - 200C. ở nhiệt độ 300C, củ
không hình thành.

Chương II: Giống khoai tây


1. Một số giống khoai tây
1.1. Giống khoai tây Mariella
Giống Mariella được nhập từ Đức năm 1974, được công nhận là giống mới năm 1980.
Đặc điểm thân to, mập, lá to màu xanh nhạt, tia củ ngắn, củ trong hơi dẹt. Vỏ củ
dày, số củ /bụi trung bình. Mầm to, mập, thân mầm màu nâu, mầm dễ bị rụng rời
khỏi củ. Số mầm/củ rất ít, thường mỗi củ chỉ có 1 mầm. Thời gian mầm ngủ trung
bình 3,5 đến 4 tháng.
Màu vỏ củ nâu nhạt, ruột củ vàng rất nhạt. Khẩu vị ăn ngon trung bình. Năng suất
củ trung bình 16-18 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 23-25 tấn/ha.
Thời gian sinh trưởng vụ Xuân 100-110 ngày, vụ Đông 95-105 ngày.
Chịu hạn và nóng trung bình, chịu rét khá. Chống chịu mốc sương khá, chống chịu
virus tốt, chống chịu vi khuẩn tương đối khá.
1.2. Giống khoai tây Lipsi
Lipsi là giống nhập từ Đức. Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương bắt
đầu khảo nghiệm từ năm 1985 và đề nghị mở rộng ra sản xuất đại trà. Được công
nhận giống mới tháng 10 năm 1990.
Đặc điểm thân cao, lá nhỏ màu xanh đậm, lá ngọn hơi chùn xoăn màu xanh nhạt. Củ
tròn đều, tia củ hơi dài, số củ/bụi tương đối nhiều, mắt củ nâu. Số mầm/củ trung
bình, thân mầm màu hồng. Thời gian mầm ngủ trung bình (hơn 3 tháng rưỡi).
Màu vỏ củ nâu nhạt, màu ruột củ vàng nhạt. Khẩu vị ăn ngon, đậm, bở trung bình.
Năng suất củ trung bình 18-20 tấn/ha, thâm canh tốt đạt 25-28 tấn/ha.
Thời gian sinh trưởng vụ Xuân 110-120 ngày, vụ Đông 100-110 ngày.
Chịu hạn và chịu rét khá. Chống chịu mốc sương và virus tương đối tốt. Chống chịu
vi khuẩn yếu.
1.3. Giống khoai tây VC38-6
VC 38-6 là giống lai được nhập nội từ Trung tâm khoai tây quốc tế vùng Đông Nam
châu á (CIP). Được thuần hoá ở nước ta từ năm 1983, được khảo nghiệm giống quốc
gia năm 1989.
Thân cao to, lá xanh đậm, sinh trưởng, phát triển khoẻ, ra hoa đậu quả ở cả miền
núi và đồng bằng, độ đồng đều cao. Tia củ dài, dạng củ thuôn, mắt củ nông có màu
hồng nhạt, số củ/bụi nhiều, mầm phát triển nhanh. Thời gian mầm ngủ rất ngắn
(nảy mầm sau thu hoạch 55-60 ngày). Sau bảo quản củ giống bị mất nước nhiều.
Thời gian sinh trưởng vụ Đông 105-115 ngày. Năng suất củ trung bình 18-20 tấn/ha;
thâm canh tốt có thể đạt 23-25 tấn/ha. Màu vỏ và ruột củ trắng sữa. Phẩm chất khá,
khẩu vị ăn tương đối ngon.
Chống chịu điều kiện bất lợi (hạn, nóng, rét...) tương đối tốt. Chống chịu mốc sương
tốt, chống chịu virus khá, chống chịu vi khuẩn trung bình yếu (nhạy cảm với vi
khuẩn héo xanh).
1.4. Giống khoai tây KT3
Giống khoai tây KT3 do Trung tâm cây có củ Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp
Việt Nam chọn tạo.
Sinh trưởng, phát triển khá, năng suất khá cao (20,5 tấn/ha), mắt hơi sâu. Thời gian
ngủ nghỉ 160 ngày, tỷ lệ hao hụt số củ sau một chu kỳ bảo quản ở kho tán xạ là
10% và hao hụt khối lượng là 28,6%.
Ngoài các giống trên, hiện nay trong sản xuất ở Nghệ An còn sử dụng một số giống
khoai tây Trung Quốc có năng suất cao.
2. Tiêu chuẩn củ giống
Củ giống phải lấy ở cây khoẻ mạnh, thuần chủng, không mang mầm bệnh, củ giống
phải cân đối, có nhiều mắt.

Chương III: Kỹ thuật trồng


1. Làm đất, lên luống
Đất cày bừa kỹ, tơi, nhỏ, sạch cỏ dại mới lên luống.
Luống đơn rộng 55-60cm, cao 25-30cm, trồng 1 hàng.
Luống kép rộng 1,1-1,2m, cao 25-30cm, trồng 2 hàng.
2. Thời vụ trồng
Khoai tây hiện nay có thể trồng 2 vụ là vụ Đông và vụ Xuân nhưng ở Nghệ An trồng
chủ yếu vào vụ Đông. Trong đó:
+ Vụ sớm trồng 20-30 tháng 10.
+ Chính vụ trồng 1-15 tháng 11.
+ Vụ muộn trồng 15-30 tháng 11.
Chủ yếu tập trung trồng vào tháng 11 là tốt nhất.
3. Phương pháp tách củ
- Nên trồng nguyên củ, nếu củ to từ 50 gam trở lên ta dùng dao sắc khử trùng trước
khi cắt.
+ Phương pháp cắt: Cắt dọc theo củ đảm bảo mỗi miếng có tối thiểu là 1 mầm đã
nhú. Không nên cắt miếng quá nhỏ, cây sẽ yếu và phát triển kém.
+ Cắt xong, chấm mặt vết cắt vào tro bếp hoặc bột xi măng, để se mặt rồi đem
trồng. Cắt khi các mầm mới nhú vì nếu để quá khi trồng mầm mọc sẽ yếu. Chú ý,
không để vết cắt tiếp xúc trực tiếp với phân bón, các mầm phải ở phía trên.
4. Mật độ trồng
Khoảng cách trồng 25-30cm x 65-70cm, đảm bảo mật độ 50.000-55.000 khóm/ha.
Sau khi đặt củ, lấp 1 lớp đất nhỏ lên trên mầm 4-5 cm. Đảm bảo đất đủ ẩm để cây
nhanh mọc. Lượng giống 800 - 1.000kg/ha.
Chương IV: Chăm sóc
1. Bón phân
- Lượng phân bón cho 1 ha là: 16-20 tấn phân chuồng + 120-150 kg N + 50-60kg
P205 + 120-150 kg K20.
+ Khi dùng phân đạm, lân, kali đơn lẻ thì bón với lượng 8 -10 tạ phân chuồng + 15-
17 kg urê +15 - 18 kg supe lân + 12-15 kg kali sunfát/sào.
+ Khi dùng phân hỗn hợp NPK loại 5:10:3 thì bón với lượng 8 - 10 tạ phân chuồng +
28-30kg NPK + 8-11 kg đạm urê + 10-12 kg kali sunfát/sào; Hoặc phân NKP loại
8:10:3 bón với lượng 8 – 10 tạ phân chuồng + 28-30 kg NPK + 6-8 kg đạm urê +
10-12 kg kali sunfát /sào.
Tuỳ theo độ chua của đất để bón từ 20 - 25 kg vôi bột/sào.
- Cách bón:
+ Phân đơn: bón lót toàn bộ lượng phân chuồng + lân + vôi + 70% lượng đạm +
70% lượng kali. Bón thúc toàn bộ lượng đạm và kali còn lại khi vun xới lần hai.
+ Phân NPK: bón lót toàn bộ phân phân chuồng + phân NPK + vôi. Bón thúc toàn
lượng đạm và kali vào thời kỳ vun xới lần hai.
Chú ý: Khi bón phân cần bón xa gốc khoai tây.
2. Vun xới
Lần 1: Sau trồng 7-10 ngày vun xới nhẹ lấp củ khoai kết hợp với tỉa mầm (chỉ để lại
3-5 thân/khóm).
Lần 2: Sau trồng 20-25 ngày, xới sâu, vun cao, bón thúc.
Lần 3: Sau trồng 35-40 ngày, xới nhẹ, vét rãnh luống, vun cao gốc.
3. Tưới nước
- Sau khi trồng giữ đất ẩm thường xuyên, nếu khô phải kịp thời tưới nước.
- Tưới nước cho khoai tây nên tập trung vào các thời gian sau:
Tưới lần1: Sau khi mọc 15 -20 ngày, tưới ngập rãnh.
Tưới lần 2: Sau lần 1 từ 15-20 ngày.
Tưới lần 3: Sau khi trồng 60-65 ngày.
- Phương pháp tưới: Cho nước vào ngập 2/3 rãnh và tưới ướt lên luống khi nào thấy
đất ở giữa luống ngã màu sẫm là được, sau đó tháo nước ra. Nếu nguồn nước ở xa ta
có thể tưới bằng thùng ô doa hoặc phun.
4. Phòng trừ sâu bệnh
4.1. Sâu hại
a. Rệp sáp hại khoai tây:
- Đặc điểm hình thái: Rệp non mới nở có hình bầu dục hơi thót lại ở phía trước, màu
vàng hồng, vài ngày sau trên mình xuất hiện lớp bột sáng mỏng và có một đôi tua
sáp ở sau đuôi. Rệp trưởng thành cơ thể hình bầu dục, trên mình phủ một lớp bột
sáp trắng, quanh mình có 18 đôi tua trắng.
- Triệu chứng gây hại: Rệp sáp bám trên mầm cây khoai tây giống hút dinh dưỡng ở
mầm, khi phát triển nhiều rệp bám hút cả mầm làm thành một lớp dày đặc trắng
như bông. Ngoài ruộng rệp thường nằm ở mặt dưới của lá, trên thân, ngọn và có khi
cả bộ phận dưới mặt đất của cây khoai tây.
- Biện pháp phòng trừ: Không dùng củ khoai tây có rệp làm giống, bón phân cân đối
hợp lý, dùng một trong các loại thuốc hoá học sau đây để phòng trừ: Penbis,
Supracid, Oncol, Bi 58 50EC,…. theo liều khuyến cáo.
b. Sâu khoang: Nếu bị sâu khoang phá hoại dùng Sherpa 5EC, Trebon 10EC, hoặc
Pegasus 500SC... theo liều khuyến cáo ghi trên nhãn mác.
4.2. Bệnh hại
a. Bệnh sương mai
- Triệu chứng gây hại: Bệnh xuất hiện đầu tiên ở mép chóp lá tạo vết xanh xám nhạt
sau đó lan rộng vào phiến lá, phần giữa vết bệnh có lớp cành bào tử trắng xốp bao
phủ như một lớp mốc trắng (như sương muối) làm cho lá chết lụi nhanh chóng. Bệnh
ở cuống lá, cành lúc đầu là vết nâu thâm đen, sau đó lan rộng ra làm cho lá cành
thối mềm, dễ gạy gục. Vết bệnh ở củ khi cắt ngang chỗ bị bệnh sẽ có vết nâu xám ở
phần vỏ củ, đôi khi còn xen kẽ các vết nâu ăn sâu vào ruột củ.
- Nguyên nhân: Do nấm Phytophthora inpestans.
- Biện pháp phòng trừ: áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như chọn giống
tốt, kháng bệnh, trồng đúng thời vụ, đúng mật độ, bón phân cân đối hợp lý… Dùng
một trong các loại thuốc sau để phòng trừ Boocđo 1%, Zinep 0,2-0,3%, Ridomil...
b. Bệnh héo xanh vi khuẩn:
- Triệu chứng gây hại: Bệnh thường phát sinh trên rễ, thân. Cây bị bệnh gây hiện
tượng héo đột ngột của thân và lá, cây bị chết nhưng bộ lá vẫn giữ màu xanh, những
cành riêng rẽ có thể héo và chết hoặc toàn bộ cây chết. Bộ rễ của cây bị biến màu và
thối. Nếu rửa sạch rễ chính, cắt ngang và nhúng mặt cắt vào nước, sau khoảng 30
giây thấy rõ dòng dịch màu trắng chảy ra.
- Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây hại.
- Biện pháp phòng trừ: Luân canh với các loại cây trồng như mía, ngô, bông; Dùng
giống kháng bệnh; Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư, cỏ dại trên ruộng mang đốt
trước khi gieo trồng. Tăng cường bón vôi, phân chuồng; Xử lý đất trước khi trồng
bằng thuốc Chloropierin với lượng 300kg/ha (trước khi trồng 10 ngày).
c. Nếu bị bệnh thối thân, xoăn lá... tốt nhất là ta dùng Zinep 80WG, RidomilMZ
72WP, Anvil 5SC… theo liều khuyến cáo ghi trên nhãn mác.
Chương V: Thu hoạch và bảo quản
1. Thu hoạch: Khi 80% số lá trên thân chuyển vàng thì thu hoạch. Trước khi thu
hoạch ta ngừng tưới nước từ 15-20 ngày, thu hoạch vào những ngày nắng ráo. Đối
với ruộng giống cần cắt toàn bộ thân lá trước thu hoạch khoảng 1 tuần.
2. Bảo quản: Xếp 1 lớp khoai xong ta lại cho một lớp cát khô phủ lên và tiếp tục
như trên ta có thể xếp 5-6 lớp khoai tây.
Chú ý để khoai tây ở nơi thoáng mát. Làm như vậy ta có thể để được 3-4 tháng./.
Định mức kinh tế kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch1 ha khoai tây
Hạng mục ĐVT Khối lượng
I. Chi phí nhân công công 185
1. Làm đất, trồng 85
- Cày, bừa công 40
- Tách củ “ 5
-Lên luống, bỏ phân, trồng “ 40
2. Chăm sóc “ 35
- Bón phân “ 5
- Phun thuốc “ 10
- Làm cỏ, tưới nước “ 20
3. Thu hoạch 60
II. Chi phí vật tư.
- Đạm urê kg 300-340
- Supe lân kg 300-360
- Kali sunfát kg 240-300
- Phân hữu cơ tấn 16-20
- Vôi bột kg 400-500
- Giống kg 800-1.000
- Thuốc bảo vệ thực vật kg 2
Chú ý: Nếu dùng phân hỗn hợp NPK loại 5:10:3 thì bón với lượng 560-600 kg NPK +
160-220 kg đạm urê + 200-240 kg kali sunfát + 16-20 tấn phân chuồng/ha. Dùng
phân hỗn hợp NPK loại 8:10:3 thì bón với lượng 560-600 kg NPK + 120-16
CHÈ CÔNG NGHIệP
Định mức ktkt chăm sóc 3 năm kiến thiết cơ bản 1 ha giống chè ldp1 + ldp2

TT Hạng mục ĐVT Khối lượng


Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba
Chi phí nhân công Công 186 188 173
I
1 Dặm bầu chè “ 10 7
2 Làm cỏ lần một “ 30 30 30
3 Làm cỏ lần hai “ 30 30 30
4 Cuốc cỏ trắng 2 lần “ 80 80 80
5 Bón phân vô cơ “ 15 15 15
6 Phun thuốc trừ sâu “ 11 13 13
7 Đốn ép cây phân xanh “ 10 8
8 Đốn tạo hình “ 5 5
II Chi phí vật tư
1 Đạm urê Kg 60 80 100
2 Kali clorua “ 60 80 100
3 Supe lân “ 300
4 Phân hữu cơ Tấn 10-15
5 Thuốc BVTV Kg 2 2 2,7
6 Bầu chè dặm Bầu 2.400 1.800
Định mức ktkt chăm sóc hàng năm đối với 1 ha chè kinh doanh
TT Hạng mục ĐVT Năng suất ( tạ/ ha) Ghi chú
Dưới 60 Từ 60 đến Trên 100
100
Chi phí nhân Công
I
công
1 Làm cỏ “ 60 60 60
2 Bón phân “ 20 25 25
3 Thu hái “
4 Phun thuốc trừ “ 20 20 20
sâu
II Chi phí vật tư
1 Đạm urê Kg 200 – 250 – 300 300 – 400
250
2 Kali clorua “ 100 – 130 – 160 160 - 200
130
3 Supe lân “ 500 600 600 2 – 3 năm
bón một lần
4 Phân hữu cơ Tấn 15 15 - 18 18 - 20 2 – 3 năm
bón một lần
5 Thuốc BVTV Kg 3 3 3-4
Định mức ktkt trồng 1ha giống chè LDP1 + LDP2
Hạng mục ĐVT Khối lượng
I. Khai hoang Công 180
1. Phát dọn rừng loại 3 - 50
2.Đào gốc cây - 100
3.Chuyển gốc cây ra lô+đốt - 30
II. Xâydựng vườn đồi và trồng mới 465
1. Làm đường bờ lô - 50
2. Chia lô cắm hàng - 20
3. Đào rãnh chè - 100
4. Chuyển rải phân hữu cơ vào hàng . - 50
5. Xả thành lấp rãnh. - 50
6. Đảo phân cuốc hố trồng chè. - 30
7. Vận chuyển bầu chè rải vào hàng - 50
8. Trồng chè và rải thuốc mối. - 60
9. Gieo hạt cây phân xanh - 5
10. Trồng cây che bóng - 10
11. Đào hào bảo vệ - 40
III. Đầu tư vật tư
1. Đạm Sunfát kg 160
2. Lân - 500
3. Kali - 100
4. Phân hữu cơ tấn 20
5. Thuốc BVTV kg 4
6. Bầu chè giống bầu 16.000
7.Hạt cây phân xanh kg 5
8. Cây bóng mát cây 200
IV. Chi phí quản lý
1. Khảo sát, thiết kế Đồng 40.000
2. Phê duyệt thiết kế Đồng 20.000
3. Nghiệm thu, kiểm tra Đồng 20.000

Dứa Cayen
Định mức ktkt trồng, chăm sóc và thu hoạch 1 ha dứa Cayen

TT Chỉ tiêu Khối lượng Ghi chú


A Vụ 1
I Làm đất
1 Khai hoang, dọn mặt bằng 1,5-2 ca Tuỳ địa hình và thực bì
2 Cày + bừa đất 2 ca
3 Rạch hàng 1 ca
II Vật tư + giống
1 Giống 42-50 ngàn chồi Tuỳ loại đất và giá giống
2 Phân vi sinh hoặc khoáng hữu cơ 1.000 kg (Hoặc 10 tấn phân hữu cơ)
3 Vôi bột 700 kg
4 Phân NPK loại 8:4:8 6.000 kg
5 Kali Clorua 300 kg
6 Thuốc kích thích ra hoa, BVTV 1,5-2 triệu đồng
III Lao động 407 công
B Vụ 2
1 Phân vi sinh hoặc khoáng hữu cơ 1.000kg (Hoặc 10 tấn phân hữu cơ)
2 Phân NPK 8:4:8 4.500kg
3 Kaliclorua 200 kg
4 Thuốc kích thích ra hoa, BVTV 1,5-2 triệu đồng
5 Công lao động 327 công

You might also like