You are on page 1of 44

KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ

KHỞI NGHIỆP NUÔI TÔM...................................................................................................... 1


KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ..................................................................................................... 5
AO, GIỐNG VÀ THỨC ĂN.................................................................................................... 14
BỆNH, PHÒNG BỆNH VÀ CHỮA BỆNH ............................................................................ 20
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ (THAM KHẢO) NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP................. 28
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG CHO NTTS ............................................................... 30
KỸ THUẬT DÀNH CHO NGƯỜI SẢN XUẤT TÔM SÚ GIỒNG....................................... 33
CHỌN TÔM GIỐNG .............................................................................................................. 37
KINH NGHIỆM THẢ TÔM GIỐNG ...................................................................................... 38
KINH NGHIỆM NUÔI TÔM SÚ TRÊN AO NỔI.................................................................. 39
NUÔI TÔM SÚ – NHỮNG KHUYẾN CÁO ĐÁNG LƯU Ý ................................................ 40

KHỞI NGHIỆP NUÔI TÔM

Sơ thảo luận chứng kinh tế - kĩ thuật cho dự án nuôi tôm sú công nghiệp trên diện tích 1 ha

1. Sản phẩm và thị trường:

Sản phẩm: Tôm sú (Penaeus monodon) là một nguồn cung cấp chất đạm thực phẩm quí giá.

Thị trường: Thị trường tôm sú được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng trong nhiều năm
tới. Các chủ trương và chính sách của nhà nước ta cũng đã nhấn mạnh việc tăng trưởng ngành
nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm sú.

Hiện nay ở Việt Nam tôm sú được nuôi tại các vùng ven biển Hải Phòng, Nha Trang, Khánh
Hoà, Phú khánh, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Cà Mau...

2. Mục tiêu kinh tế - xã hội của dự án:

- Dự án này hy vọng góp phần vào việc phát triển kinh tế chung của cộng đồng, khai thác các
tiềm lực tự nhiên (đất đai, nguồn nước, khí hậu...) và nhân lực, tạo thêm công ăn việc làm cho
cư dân trong khu vực, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

- áp dụng các thông tin khoa học và kỹ thuật tiên tiến trong dự án, góp phần thay đổi cơ cấu
sản xuất từ quảng canh (phổ biến) có năng suất thấp sang nuôi thâm canh với hiệu quả kinh tế,
năng suất cao hơn, đảm bảo sản phẩn được tiêu chuẩn hoá phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng
sản phẩm của thế giới.

3. Cơ sở hạ tầng, công nghệ và trang thiết bị:

1. Cơ sở hạ tầng: 01/02/03 ha đất để xây dựng ao nuôi, ao xử lí, nhà, kho...

2. Trang thiết bị:

- Máy nổ diesel (hoặc điện lưới 2 pha, 3 pha)

- Máy bơm nước

1
- Hệ thống dẫn nuớc vào, ra

- Máy nén khí tăng cường oxy.

- Hệ thống quạt nước đối lưu trong ao.

- Hệ thống điện thắp sáng

- Các dụng cụ khác

3. An toàn sản xuất và vệ sinh môi truờng:

- An toàn điện: hệ thống điện sử dụng cho máy bơm, hệ thống quạt, thắp sáng... phải được
thiết kế đảm bảo an toàn cho người vận hành và những người xung quanh.

- An toàn hoá chất và nhiên liệu: các hoá chất sử dụng trong cải tạo, xử lý ao nuôi và trong
quá trình nuôi phải có nguồn gốc, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, môi trường sinh thái,
phải được bảo quản, sử dụng đúng qui cách. Cách ly các khu vực chứa nhiên liệu, hoá chất

- An toàn lao động và môi trường: Xây dựng qui trình chăn nuôi và vận hành sản xuất sạch và
an toàn cho môi trường, con người. Giảm thiểu khả năng xảy ra tai nạn cho người tham gia
sản xuất. đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh cho người lao động để đạt năng suất
cao. đào tạo công nhân vận hành thiết bị theo quy trình an toàn công nghiệp, PCCC. Giảm
thiểu sự cố trong sản xuất.Kiểm soát và xử lý chặt chẽ nước thải và chất thải rắn, vận hành
sản xuất đúng qiu trình, giảm thiểu thất thoát nguyên vật liệu

An toàn sản phẩm: đảm bảo độ an toàn thực phẩm cho sản phẩm, đảm bảo an toàn và bền
vững môi trường sinh thái.

4. Công nghệ:

Nuôi công nghệp (thâm canh), ao, mương được thiết kế và quy hoạch đảm bảo chất lượng
nước vào ao nuôi không bị ô nhiễm, sử dụng nguồn nước tự nhiên.

Thời gian nuôi một vụ: 4 tháng, thời gian chuẩn bị ao cho vụ kế tiếp: 1 tháng.

Nguyên liệu:

- Con giống: PL 15, đảm bảo các điều kiện: khoẻ mạnh, không nhiễm các loại bệnh.

- Thức ăn: sử dụng thức ăn công nghiệp dành cho tôm.

Nhiên liệu: Dầu DO, nhớt vận hành máy nổ

Năng lượng điện: điện thắp sáng, điện dành cho vận hành thiết bị, máy móc

Nước: Nước cung cấp cho các ao nuôi: nước tự nhiên, theo nguồn nước mặn/lợ; Nước sinh
hoạt

Công nghệ nuôi tôm sú công nghiệp

Xử lý nước và ao nuôi

2
Tôm giống được vận chuyển
Kiểm dịch
về trang trại bằng xe đông lạnh

Cân bằng môi trường của


thùng chứa tôm giống bằng
nước trong ao nuôi (nhiệt độ,
độ mặn...)

Thả vào ao nuôi

Thức ăn, thuốc, chất xử lý môi


Chăm sóc và nuôi dưỡng
trường, kiểm tra

Thu hoạch

4. Xây dựng:

+ Tổ chức và kế hoạch xây dựng:

Diện tích đất được qui hoạch và bố trí phù hợp với qui trình công nghệ nuôi công nghiệp,
đảm bảo các yêu cầu về môi trường, an toàn lao động, và tiết kiệm mặt bằng. Việc bố trí cao
ao nuôi được xem xét đến khả năng luân chuyển và xử lý khi có sự cố.

* Yêu cầu kĩ thuật xây dựng ao:

Hình dạng ao: Ao hình vuông, kích thước: 63m x 63 m = 3969m2

Bờ ao: Bờ ao cao1.5m; độ dốc mái bờ theo tỉ lệ: 1:1

Kế hoạch xây dựng khu trang trại

STT Hạng mục Thời gian thực hiện


1 Khai hoang, chuẩn bị 10 ngày
2 đào các ao + mương 45 ngày
3 Xây nhà (văn phòng), kho bãi 10 ngày
4 Hàng rào bảo vệ 3 ngày

3
5 Xử lý nước vào ao nuôi 5 ngày
6 Xử lý ao nuôi 15 ngày
Lắp đặt hệ thống cơ khí (quạt,
7 5 ngày
sục khí)
8 Lắp đặt hệ thống điện 2 ngày
Lắp đặt hệ thống cấp nước vào
9 3 ngày
các ao nuôi
10 Vận hành thử 1 ngày

5. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của dự án:

Theo quan điểm bố trí nhân sự gọn nhẹ, hiệu quả. Trong giai đoạn đầu phân công nhân sự như
sau:

- 01 quản lý kiêm kỹ thuật: điều độ công việc, kiểm tra kỹ thuật, thống kê vật tư.

- 02 công nhân trực tiếp.

6. Tài chính: (có giá trị tại thời điểm 6/2001)

Xây dựng cơ bản: 184.500.000 đồng (không kể tiền mua/ thuê đất)

STT Hạng mục Giá thành (đồng)


1 Khai hoang 1 ha 4.500.000
2 Công đào đắp (đào thủ công, đánh bùn) 80.000000
3 Xây cống cấp thoát nước 10.000.000
4 Plastic tấn bờ ao 7.000.000
5 Lưới ngăn cua quanh bờ ao 1.000.000
6 Máy nổ 10 C.V 21.000.000
7 Máy bơm nước 3.000.000
8 Nhà cửa + chòi trại 9.500.000
9 Hệ thống cánh quạt nước 30.000.000
10 Hệ thống Oxy đáy 13.500.000
11 Chi phí phát sinh và chi phí khác 5.000.000

Vốn lưu động nuôi 1 vụ (2 ao): 176,000,000 đồng

STT Hạng mục Giá thành (đồng)


1 Thuốc - hoá chất xử lý, vôi... 15,000,000
2 Con giống 15,000,000
3 Tiền nhiên liệu (xăng dầu, nhới, điện) 15,000,000
4 Tiền công (nhân công, quản lí) 20,000,000
5 Thức ăn cho tôm 90,000,000
6 Chi phí sửa chữa, và phụ tùng thiết bị dự phòng. 9,000,000
Chi phí mua ngoài: điện thoại, tư vấn, chuyên
7 12,000,000
chở, bốc dỡ, bán hàng... và các chi phí khác

7. Phân tích hiệu quả kinh tế:

4
Chi phí nguyên liệu và năng lượng cho 1 vụ nuôi (3250kg sản phẩm)

Nhiên liệu
Thuốc, hoá chất
Sản phẩm (xăng, dầu, Con giống Thức ăn
xử lí, vôi...
nhớt, điện)
Tôm sú 15.000.000 15.000.000 15.000.000 90.000.000
Bình quân cho 1 vụ: 135.000.000 đ (Bình quân cho 1 kg sản phẩm: 41.538
đồng/kg)

Năng suất thu hoạch: (Năng suất 2 ao/1 vụ:)

Mật độ: 25 con/m2 220.000 con


Tỉ lệ sống 60% 130.000 con
Trọng lượng tôm trung bình khi thu hoạch 25g/con
Tổng trọng lượng tôm thu hoạch 3250kg
Giá trung bình thị trường 80.000 đ/kg
Tổng doanh thu 260.000.000 đ

KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ

1. Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm sú:

PHÂN LOÀI

Tôm sú (Tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Prawn) được định loại là:

Ngành: Arthropoda

Lớp: Crustacea

Bộ: Decapoda

Họ chung: Penaeidea

Họ: Penaeus Fabricius

Giống: Penaeus

Loài: Monodon

Tên khoa học: Penaeus monodon Fabricius

CẤU TẠO

Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ phận sau:

5
• chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cưa. Với tôm sú, phía trên chủy có 7-8 răng
và dưới chủy có 3 răng.
• mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm
• 3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội
• 5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò
• cặp chân bụng: bơi
• đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay xuống
thấp.
• bộ phận sinh dục (nằm dưới bụng)

Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng
thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.

Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài có
cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc
háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi.

Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng
đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ
5 dưới bụng tôm.

PHÂN BỐ

Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía
Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek - 1955, Holthuis và Rosa -
1965, Motoh - 1981, 1985) Nhìn chung, tôm sú phân bố từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩ độ
35N tới 35S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines
và Việt Nam. Tôm bột (PL.), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống
gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thánh di chuyển xa bờ vì chúng thích
sống vùng nước sâu hơn.

Chu kì sống của tôm sú

Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú :

Nauplli: 6 giai đoạn: 36-51 giờ, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ 4 lần, mỗi lần
khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn

• N1: dài khoảng 0.40mm, dày 0.20mm


• N2: dài khoảng 0.45mm, dày 0.20mm
• N3: dài khoảng 0.49mm, dày 0.20mm
• N4: dài khoảng 0.55mm, dày 0.20mm
• N5: dài khoảng 0.61mm, dày 0.20mm

Zoea: 3 giai đoạn: 105-120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mỗi lần
khoảng 36 giờ, ăn thực vất phiêu sinh.

• Z1: dài khoảng 1mm, dày 0.45mm, xuất hiện hai phần dầu và bụng rõ rệt.

6
• Z2: dài khoảng 1.9mm, xuất hiện mặt và chủy.
• Z3: dài khoảng 2.7mm, xuất hiện gai trên bụng.

Mysis: 3 giai đoạn : 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau.

• M1: dài khoảng 3.4mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân
bụng, đuôi và quạt đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại.
• M2: dài khoảng 4.0mm.
• M3: dài khoảng 4.4mm, chân bụng dài hơn, phân thành đốt nhỏ, xuất hiện răng trên
chủy.

Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành

Juvenile: giai đoạn trưởng thành.

Tuổi thành thục: tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ 8 trở đi. Xác
định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ.
Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trùng ở
cuối ống dẫn tinh. Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50g trở lên.
Hormone điều khiển sự thành thục sinh dục (GIH, gonal inhibiting hormone) được sản xuất
bởi tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt, vận chuyển tới tuyến giáp sinap đưa vào
kho dự trữ và khi cần thì tiết ra. Sự thành thục sinh dục của tôm sú thông qua tác động của
tuyến nội tiết, khi cắt mắt tức là thúc đẩy chu kỳ lộ xác, đem lại sự thành thục mau chóng hơn.

Số lượng trứng đẻ của tôm cái: nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng
lượng cá thể: trọng lượng lớn cho trứng nhiều hơn. Khi con cái thành thục ngoài tự nhiên có
trọng lượng từ 100-300g cho 300.000 -1.200.000 trứng. Nếu cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi
măng, thành thục và đẻ, cho số lượng trứng từ 200.000- 600.000 trứng. Tôm cái đẻ trứng vào
ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ) trứng sau khi đẻ được 14-15 giờ, ở nhiệt độ 27-28C sẽ
nở thành ấu trùng (Nauplii). Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính:
tháng 3-4 và tháng 7-10. Tuổi thọ tôm sú con đực khoảng 1,5 năm, con cái chừng 2 năm.

TẬP TÍNH ĂN

Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay
mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều
tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật
nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát
bùn. Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều rút. Nuôi tôm sú trong ao, hoạt
động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Tôm bắt mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn
vào miệng để gặm, thời gian tiêu hoá 4-5 giờ trong dạ dày.

LỘT XÁC

Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm
phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với
việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng. Khi quan sát tôm

7
nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau: Lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần
bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ
phía sau, rút ra khỏi lớp vỏ cứng, với động tác uốn cong mình toàn cơ thể. Lớp vỏ mới mềm
sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn. Tôm sau khi mới lột xác, vỏ
còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột. Trong quá trình nuôi tôm,
thông qua hiện tượng này, có thể điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời. Hormone hạn chế sự
lột xác lột xác (MIH, molt - inhibiting hormone) được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của
cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng tích luỹ lại và chuyển vào trong máu,
nhằm kiểm tra chặt chẽ sự lột xác. Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều
này có ảnh hưởng tới tôm đang lột xác.

2. Các yếu tố vật lí, hoá học và sinh học của môi trường nước nuôi tôm:

Nhiệt độ của nước


Tôm cũng như tất cả các động vật sống dưới nước thuộc loại máu lạnh (cold -blooded,
poikilothermic) trái với loại thân nhiệt (warm-blooded, homoiothermic) như con người chúng
ta. Tôm, cá thay đổi nhiệt độ theo môi trường bên ngoài, còn chúng vẫn giữ nguyên nhiệt độ
37.5C dù môi trường bên ngoài có thể lạnh như vùng Bắc cực hoặc nóng như miền sa mạc.
Nhiệt độ ảnh hưởng tới nhiều phương diện trong đời sống của tôm: hô hấp, tiêu thụ thức ăn,
đồng hoá thức ăn, miễn nhiễm đối với bệnh tật, sự tăng trưởng... Nhiệt độ thay đổi theo khí
hậu mỗi mùa, vì thế tại miền Nam Việt Nam có thể nuôi tôm quanh năm trong khi miền Bắc
chỉ khai thác được vào mùa nóng. Nhiệt độ của mặt trời làm nóng lớp nước trên mặt nhanh
hơn lớp dưới sâu, trong khi đó chúng ta biết tỷ trọng nước giảm đi nếu nhiệt độ gia tăng, vì
vậy lớp nước trên mặt nhẹ hơn và có khuynh hướng không pha trộn với lớp nước ở dưới. Điều
này đưa tới kết quả là sự hình thành của tầng thermal stratification. Tại vùng nhiệt đới tầng
thermal stratification ảnh hưởng nhiều tới năng suất ao hồ vì đã giữ riêng nhiệt độ và oxygen
ở trên mặt trong khi chất dinh dưỡng lại đáy. ở đây việc dùng máy sục khí (Paddle
wheel/Aerator) để phá vỡ tầng thermal stratification để pha trộn lớp nước trên mặt và dưới
đáy là điều cần thiết trong việc sử dụng ao hồ một cách hiệu quả. Vì lý do nói trên mà ta cần
lấy nhiệt độ thường xuyên không những ở trên mặt ao mà còn ở lớp nước đáy ao nữa, 2 lần
mỗi ngày, sáng sớm và chiều tối. Nhiệt độ thích hợp cho tôm loại Penaeus spp. Tại các ao hồ
vùng nhiệt đới khoảng 28-30C. Tôm sú có thể chịu được nhiệt độ 28C tôm lớn tương đối
chậm, trên 30C tôm lớn nhanh hơn nhưng rất dễ mắc bệnh, nhất là bệnh MBV (Monodon
baculovirus) mà Đài Loan là nạn nhân của tình trạng này năm 1987. Các trại nuôi tôm ở Đài
Loan năm đó đã đưa nhiệt độ nước lên 33C để tôm lớn mau hơn, tuy mùa đó tôm có lớn
nhanh hơn thật nhưng ngay sau đó tôm đã bị bệnh rất trầm trọng và chết rất nhiều đến nỗi sau
đó chính phủ Đài Loan đã phải ra luật lệ cấm nuôi tôm với nhiệt độ nóng hơn 30C. Các thí
nghiệm ở Hawaii cũng cho thấy tôm P. vannamei sẽ chết nếu môi trường nước thấp hơn 15C
cao hơn 33C trong 24 giờ hoặc lâu hơn nữa. Tôm sẽ ngạt nêu nhiệt độ khoảng 15-22C và 30-
33C. Với tôm P.vannamei, nhiệt độ chấp nhận được là 23-30C, trong khoảng nhiệt độ này độ
lớn của tôm cũng tuỳ giai đoạn tăng trưởng của tôm; Thí nghiệm cho biết lúc còn nhỏ (1gr),
tôm lớn nhanh hơn trong nước ấm (30C), tới khi tôm lớn hơn (12-18gr), tôm lại lớn nhanh
nhất ở nhiệt độ nước 27C thay vì 30C như lúc còn nhỏ. Khi tôm lớn hơn nữa, mà nhiệt độ lại
cao hơn 27C thì môi trường nước này hoàn toàn bất lợi cho sự tăng trưởng.
Độ mặn Các loài giáp xác có khả năng thích nghi của chính bản thân theo sự thay đổi độ mặn
của môi trường nước.
Trong chu kỳ sống của tôm sú, trứng được đẻdọc bờ biển tiếp theo giai đoạn ấu trùng (gồm
Zoea, Mysis), tôm bột (Postlarvae), tôm giống (Juvenile) và tôm trưởng thành có tập tính sống
vùng nước có độ mặn thay đổi rộng. Bản thân nó có thể thích ứng với điều kiện môi trường
thay đổi từ từ, (Postlarvae) tôm sú có thể sống được cả trong môi trường nước ngọt.Trong tự
8
nhiên, khi tôm gần trưởng thành và trưởng thành chúng sẽ di chuyển tới vùng có điều kiện
môi trường thương đối ổn định hơn. ở nước ta, thấy rõ điều này: nước biển, độ mặn, từ Vũng
Tàu trở ra ổn định hơn, dọc bờ biển có xuất hiện tôm sú trưởng thành quanh năm, từ Gò Công
đến Minh Hải, độ mặn thay đổi theo mùa, tôm sú trưởng thành và ít phân bố. Trong tự nhiên,
tôm bột phân bố nhiều trong vùng môi trường có độ mặn thấp, chứng tỏ yếu tố di truyền của
chúng thích ứng được môi trường thay đổi độ mặn rộng. độ mặn là tổng số những nguyên tử
kết tinh, hoà tan trong nước và được tính bằng gram trong 1 lít hay là phần ngàn, trong đó các
nguyên tử chính yếu là Sodium và Chloride, còn lại là các chất với thành phần ít hơn:
magnesium, calcium, potassium, sulfate và bicarbonate. Hiển nhiên là áp suất thẩm thấu tăng
lên khi độ mặn tăng, nhu cầu về độ mặn thay đổi tuỳ theo từng loại tôm và thời điểm trong
chu trình sinh sống của mỗi loại; lúc còn nhỏ tôm dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi độ mặn
một cách đột ngột hơn là lúc tôm đã lớn. Một vài loại có khả năng chịu đựng sự thay đổi độ
mặn khá lớn (wide tolerance) và được gọi là loại euryhaline, ngược lại là loại stanohaline.
Tôm sú có thể chịu được sự biến thiên của độ mặn từ 3-45 0/00(phần ngàn), nhưng độ mặn lý
tưởng cho tôm sú là 18-200/00 (phần ngàn), tôm Penaeus vannamei có thể chịu được độ mặn
biến thiên từ 2-400/00(phần ngàn) nhưng với độ mặn 32-330/00 thì tôm lớn rất mau ở Hawaii.
Vị đậm đà (taste) của thịt tôm mà khách hàng cảm thấy được khi thưởng thức trong các bữa
ăn, có thể chịu ảnh hưởng độ mặn của nước trong khi nuôi. Khi được nuôi trong môi trường
nước có độ mặn cao thì mức amino acid tự do (free amino acid) trong các cơ thịt cũng cao
hơn, điều này làm cho tôm có vị đậm đà. Với ý thức đó, khi có nước biển sạch (vùng nước
biển xa bờ) người ta dùng nước biển này để rửa và chế biến nhưng tránh dùng nước biển tại
các bến (port) để rửa sản phẩm vì độ dơ bẩn của nước biển trong khu vực này rất cao. Tại địa
điểm này, ta chỉ nên dùng nước đã ngọt đã khử trùng (chlorinated water).
OXY Đây là yếu tố quan trọng nhất cần đặc biệt chú trọng trong kỹ nghệ nuôi tôm. Lượng
dưỡng khí thấp trong ao dễ gây cho tôm chết nhiều hơn cả. So với lượng oxygen trong không
khí là 200.000ppm, (1ppm = 1 phần triệu) thì số oxygen hoà tan trong nước rất ít, nhưng ta
chỉ cần 5ppm oxygen trong nước là đủ cho tôm hô hấp một cách an toàn. Trong ao hồ, hiện
tượng quang tổng hợp của các phiêu sinh vật là yếu tố chính tạo nên oxygen hoà tan trong
nước. Vì hiện tượng này chỉ xảy ra trong ban ngày, dưới ánh nắng mặt trời nên về ban đêm và
ngay cả về ban ngày nhưng thời tiết u ám kéo dài thì ao hồ không đủ oxygen cho tôm. Để giải
quyết vấn đề này, người ta sử dụng máy sục khí hoặc thay lớp nước mới vào ao để tạo thêm
oxygen. Tình trạng thiếu oxygen trong ao cũng xẩy ra khi thực vật thuỷ sinh bị chết quá nhiều
do việc sử dụng các hoá chất
Oxy hoàn tan (ppm) Ứng xử của tôm
0.3 tôm bị chết
1.0 tôm bị ngạt thở
2.0 tôm không lớn được
3.0 tôm chậm lớn
4.0 tôm sinh sống bình thường
5.0 - 6.0 - 7.0 tôm khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh
Các triệu chứng của tôm khi ao hồ bị thiếu oxygen: Tôm sẽ tập trung gần mặt nước,gần vị trí
dẫn nước vào ao hồ hoặc dọc theo bờ ao, tôm sẽ giảm di chuyển nhưng gia tăng tốc độ hô
hấp, có thể hôn mê và chết. Khi trong môi trường nước có quá nhiều chất khí bão hoà thặng
dư hoà tan, tôm sẽ bị bệnh hoặc chết khi các chất khí hoà tan này xâm nhập hệ thống tuần
hoàn tạo thành những hạt bong bóng (bubble) còn gọi là emboli, làm cản trở sự lưu thông máu
tạo và ra bệnh "gas bubble diseas" Chất khí thặng dư trong môi trường nước thưởng xẩy ra
trong những trường hợp sau đây:

• Quang tổng hợp của thực vật phiêu sinh quá nhiều đưa tới sự bão hoà của oxygen
trong nước, (đĩa Secchi đọc được ở mức 10cm, hoặc ngắn hơn).

9
• Nhiệt độ nước nếu gia tăng nhanh cũng gây ra gas bubble disease vì khả năng bền chặt
của các chất khí trong nước tỷ lệ nghịch với nhiệt độ nước.
• Sự pha trộn giữa các chất khí và nước dưới 1 áp suất nào đó, khi áp suất này giảm đi,
các chất khí sẽ ra khỏi dung dịch nước và tạo thành "bong bóng". Chỗ chứa nước mới
bơm vào, vị trí các đập nước... có thể dẫn tới tình trạng gas saturation.

Gas bubble disease không đáng ngại trong các ao hồ nuôi tôm nhưng cần lưu ý nếu ở trong
các dụng cụ chứa nước, tiếp nhận sự xáo trộn nước quá mạnh.

Xem thêm:

• Sự suy giảm nồng độ ôxy trong ao nuôi.

Độ đục của nước Độ đục của nước được xác định bởi đĩa Secchi, một cách đơn giản ta kết
luận là độ đục của nước ao thích hợp nếu đĩa Secchi được đọc ở trong khoảng 25-40cm. Điều
này có nghĩa là nếu độ đọc trên đĩa Secchi mà ngắn hơn 25cm thì nước ao quá đục, ngược lại
nếu độ đọc này ở mức xa hơn 40cm thì nước ao lại quá trong, đồng nghĩa với nước quá nghèo
chất dinh dưỡng.
Trong ao, độ đục thường do các phiên sinh vật phát triển quá nhiều. Độ đục trong nước sẽ bất
lợi nếu gây ra bởi chất sét hoặc các vật vô sinh vì cản trợ sự xuyên qua của ánh sáng, làm
giảm khả năng sản xuất của ao hồ. Nếu độ đục gây ra bởi các chất vô sinh mà quá cao thì tôm,
cá sẽ bị nghẹt bộ phận hô hấp. Ngoài đĩa Secchi người ta còn dùng kính hiển vi để đếm số tế
bào phiêu sinh trong 1 ml để xác định sự phát triển phiêu sinh trong ao nhiều hay ít.

Độ cứng của nước Độ cứng của nước liên quan tới tổng số nguyên tử kim loại hoá trị 2
(divalent metal ions) mà chính yếu là calcium và magnesium trong môi trường đó. Độ cứng
của nước được tính bằng mg/l của chất calcium carbonate (CaCO3) trong nước và có các tên
gọi khác nhau được ghi dưới đây:

0-75 ppm CaCO3 Mềm (soft)


75-150 ppm CaCO3 Hơi cứng (moderately hard)
150-300 ppm CaCO3 Cứng (hard)
Trên 300 ppm CaCO3 Rất cứng

Nước trong ao hồ có độ cứng 20-150 ppm thì thích hợp cho việc nuôi tôm cá. ở đây ta cũng
cần lưu ý rằng độ cứng của nước và chất kiềm tự chúng không giúp đưa năng suất ao hồ lên
cao được mà cần sự hiện diện của yếu tố phosphor và các yếu tố chính yếu khác cùng phối
hợp. Nhưng nước có độ cứng cao quá (trên 300 ppm) sẽ làm giảm sự thay vỏ (molting) và
mức tăng trưởng của tôm càng xanh, theo một thí nghiệm ở Đại học Hawaii.

Độ pH
pH là ký hiệu diễn tả mức độ chua (acid hoặc kiềm (base) của một dung dịch.
pH của một dung dịch liên hệ tới nồng độ ion H+ hiện diện trong dung dịch đó, càng nhiều
H+ thì độ acid càng cao. pH đo được biể diễn từ 1-14, nếu pH = 1 thì dung dịch đó rất chua
(strongly acidic), pH=7 dung dịch trung hoà (neutral), pH = 14, dung dịch rất kiềm (strongly
basic).

Ao hồ nuôi tôm mà có độ pH trong khoảng 7,2-8,8 thì được coi là thích hợp.

Một sự thay đổi nhỏ của pH cũng gây ảnh hưởng quan trọng cho ao hồ nuôi tôm.

10
Thí dụ: Mặt nước có pH = 5 thì có độ acid lớn gấp 10 lần mặt nước có pH = 6, vì vậy nếu môi
trường nước có độ pH thích hợp và không thay đổi là điều rất tốt cho việc nuôi tôm. pH của
mặt nước thiên nhiên chịu ảnh hưởng rất nhiều của chất CO2, chất này được sử dụng bởi các
phiêu sinh vật trong hiện tượng quang tổng hợp. Độ pH của ao hồ thường tăng về ban ngày và
giảm về ban đêm, vì vậy cần đo độ pH mỗi ngày ít nhất 2 lần để có được chu kỳ trọn vẹn. Nếu
độ pH thấp quá, ta bón thêm vôi cho ao hồ vào lúc chuẩn bị ao hoặc khi ngay khi đang nuôi
tôm.

Xem thêm:

• Điều khiển độ pH trong nước nuôi tôm

Độ pH trong môi trường nước là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển và ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp lên tôm. Sự biến động lớn của pH trong ngày, trong tuần là
nguyên nhân dẫn đến gây sốc tôm, làm tôm bỏ ăn và yếu đi.

Tôm phát triển tốt nhất trong phạm vi pH=7,5-8,5. Nếu độ pH quá thấp hoặc quá cao đều bất
lợi cho tôm: chậm tăng trưởng, còi cọc, giảm khả năng chống đỡ bệnh tật, thậm chí gây chết.
pH ảnh hưởng lớn vàâ có tác động lên môi trường, cụ thể là sự phát triển của tảo, hoạt động
của hệ sinh vật trong ao nuôi, các phản ứng hóa sinh của chu trình chuyển hóa vật chất trong
ao, trạng thái tồn tại khác nhau của một số chất trong ao.

Trong ao nuôi tôm, việc duy trì ổn định độ pH=7,5-8,5 là phù hợp nhất với sinh trưởng và
phát triển của tôm. Để điều khiển độ pH thích hợp trong ao nuôi tôm cần làm tốt những việc
sau:

- Bón vôi đúng liều lượng để tăng pH đáy ao khi cải tạo ao; sử dụng vôi sống hoặc vôi tôi.
Lượng vôi bón phụ thuộc vào pH đáy ao, nếu pH>6 bón 300-600kg/ha, nếu pH<5 bón 1.500-
2.000kg/ha.

- Trường hợp pH giảm thấp trong quá trình nuôi thì sử dụng vôi, hoặc vôi tôi, với liều lượng
0,5-10kg/1.000m2 vào thời điểm từ 21-24giờ. Rải vôi quanh bờ ao trước khi trời mưa với liều
lượng 10kg/1.000m2.

Trường hợp pH tăng cao trong quá trình nuôi, nếu pH>8,3 vào buổi sáng, có thể dùng đường
cát với liều lượng 0,3kg/1.000m2 hoặc dùng chế phẩm sinh học thích hợp xử lý để kích thích
sự phát triển của hệ vi sinh vật phân hủy, hoạt động phân hủy mùn bã hữu cơ trong ao của
chúng sẽ sản sinh CO2 và làm giảm pH trong nước ao.

Trường hợp pH tăng cao đột ngột >9,0 vào những buổi chiều nắng to, có thể sử dụng Fomol
phun xuống ao với liều lượng 3-4ml/m3 nước ao, nếu pH biến động lớn trong một ngày đêm
(>0,5) chứng tỏ độ cứng (hàm lượng CaCO3 trong nước ao thấp). Tảo phát triển và biến động
mạnh dễ gây hiện tượng nở hoa của tảo, trong ao có nhiều mùn bã hữu cơ. Trường hợp này
nên xử lý như sau: bón dolimit hoặc vôi với liều lượng 100-200kg/ha để tăng độ cứng và tăng
hệ đệm nước ao. Nếu có thể, nên tiến hành thay nước để ổn định sự phát triển của tảo.

Độ kiềm
Đó là tổng số những kết tinh của titratable bases mà chính yếu là bicarbonate và carbonate
được tính bằng mg/l calcium carbonate tương đương. Bicarbonate thường được hình thành do
tác dụng của CO2 với các chất bases trong đá và đất. Ao hồ có độ kiềm cao có thể chế ngự
được sự thay đổi pH. Ao hồ có độ kiềm trong khoảng 20-150mg/l thì thích hợp cho phiêu sinh
vật (plankton) cũng như tôm cá.

11
Chất kiềm quan trọng trong ao hồ vì vai trò chất đệm (buffer) và nguồn cung cấp CO2cho hiện
tượng quan tổng hợp.
Hydro Sulfide (H2S)
Hydro sulfide là một chất khí, được tạo thành dưới điều kiện kỵ khí (anaerobic condition).
Cũng tương tự như Amoni, Hydro sulfide nếu bị chia làm 2 nhóm: nhóm H2S (khí) và HS-
(ion)
Chỉ có dạng H2S (khí) là chất độc. pH rất có ảnh hưởng tới độ độc của Hydro sulfide, thí dụ:
Với ao hồ có pH = 5 và nhiệt độ 24C người ta thấy 99,1% Hydro sulfide dưới dạng H2S (khí),
trong khi đó ở độ pH=8 với cùng nhiệt độ 24C lại chỉ có 8% lượng Hydro sulfide dưới dạng
chất độc. Dù lượng độc sulfide rất nhỏ (0,001 ppm) mà hiện diện trong một thời gian liên tục
vẫn làm giảm sự sinh sản của tôm, cá. Tuy nhiên H2S là một chất khí dễ bay nên chúng ta dễ
dàng loại trừ chúng khỏi ao hồ bằng máy sục khí hoặc dùng potassium permenganate để oxy
hoá Hydrosulfide thành hợp chất Sulfur không độc, nhưng cũng khó xác định số lượng
potassium vì nó tácdụng với các chất khác.
Hợp chất của Nitơ
Gồm 3 chất chính: Amonia, Nitrite and Nitrate.
Amonia: Trong ao hồ, amonia xuất hiện như một sản phẩm do sự biến dưỡng của động vật
trong nước cũng như từ sự phân huỷ các chất hữu cơ với tác dụng của vi khuẩn. Trong nước
amonia được phân chia (dissociate) làm 2 nhóm: nhóm NH3 (khí hoà tan) và nhóm NH4+
(ion hoá).

Chỉ có dạng NH3 (khí hoà tan) của Amonia là gây độc cho ao hồ. Sự phân chia này chịu ảnh
hưởng của pH, nhiệt độ và độ mặn nhưng pH ảnh hưởng quan trọng hơn cả. Nếu tăng 1 đơn vị
pH thì sẽ tăng 10 lần tỷ lệ của NH3 (khí hoà tan) amonia. Độ độc của amonia gây ra không
đáng ngại lắm trong ao hồ vì thức vật phiêu sinh (phytoplankton) sẽ giữ cho độ độc này ở
mức thấp, tuy nhiên nếu ao hồ có mật độ cao quá thì mức NH3 vẫn có thể xuất hiện. Mức độ
NH3 (khí hoà tan) amonia thay đổi về ban đêm đáp ứng sự thay đổi của pH và nhiệt độ. Dưới
tác dụng của vi khuẩn, Amonia sẽ bị biến đổi thành Nitrite (NO2) (bằng Nitrosomonas
bacteria) rồi Nitrate (NO3) (bằng Nitrobacter bacteria)

Hình thức Nitrate thường vô hại, nhưng trong môi trường nước mà lượng chlorinity thấp thì
nitrite sẽ gây độc cho tôm. Nitrite gây độc chính yếu là tạo thành chất methemoglobin và
giảm sự chuyển oxygen tới tế bào. Để trị chất độc của Nitrite ta có thể áp dụng Chloride để
mang tỷ lệ Nitrite: Chloride tới 0,25.

Vi sinh vật và tảo


Là những sinh vật nhỏ bé không thể nhìn thấy hoặc khó nhìn thấy bằng mắt thường, có thể
được chia ra thành 5 nhóm như sau: Nhóm vi khuẩn (bacteria), nhóm bào tử nấm (fungi),
nhóm tảo - thực vật phiêu sinh (algae), nhóm phiêu sinh động vật (zooplankton) và nhóm cuối
cùng là virus (viruses). Nhóm của các sinh vật nhỏ bé này có ý nghĩa quan trọng đối với hệ
sinh thái trong ao nuôi đó là nhóm vi khuẩn và vi tảo. T

hực vật phiêu sinh: Là sinh vật sử dụng chất hữu cơ trong ao nuôi làm nguồn thức ăn
(autotrophs). Ban ngày dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, tảo cần CO2để dùng làm nguyên
liệu trong quá trình quang hợp, quá trình này sản xuất ra oxy (O2). Nhưng khi không có ánh
nắng trời mưa hoặc vào ban đêm, tảo vẫn phải dùng oxy để hô hấp. Do đó hàm lượng oxy hoà
tan dao động lớn: cao vào trưa xế và thấp khi gần sáng.

Tảo được chia làm 7 nhóm nhưng những nhóm phiêu sinh thực vật mà ta thường gặp trong ao
nuôi và được biết nhiều đến, đó là: - Tảo màu xanh pha tím than (blue green algae) -
Dinoflagellate. - Diatom - Tảo màu xanh (green algae). Tảo màu xanh pha tím than là loại tảo

12
có hại cho tôm và kể cả tảo thành viên trong nhóm Filamentous như Oscillatoria sp. Và
Anabaena sp. Và loại tảo Rakhoroni gây ra váng trên mặt nước như: Microcytis sp. sẽ làm cho
tôm có mùi tanh bùn và có mùi hôi đồng thời còn là nhóm thải ra chất nhờn ở màng bọc của
tế bào, có thể gây ra sự tắc nghẽn ở mang tôm khi được phát triển cực đại sẽ làm cho nước có
độ pH cao và làm cho hàm lượng oxy giảm thấp vào sáng sớm. Có nhiều loại trong nhóm
Dinoflagellate mang độc tố như Alaxandium sp., Gonyaulax sp.. Những loại này mang độc tố
PSP và DSP khi phát triển cực đại trong ao nuôi độc tố sẽ gây cho tôm chết.

Không nên để tảo (diatom) phát triển nhiều trong ao nuôi mặc dù nó là thức ăn của hậu ấu
trùng như Chaetoceros sp., Skeletonema sp.. Phiêu sinh nhóm này thường làm màu nước dễ
thay đổi bởi vòng đời của chúng tương đối ngắn, nên việc quản lý màu nước rất khó. Màu của
nước do nhóm phiêu sinh vật màu lục hoặc loại tảo green algae như Scenedesmus sp.,
Chlorella sp. là phiêu sinh vật không có tính độc, kích cỡ nhỏ, không gây mùi cho tôm, có
vòng đời dài làm cho màu của nước ít bị mất và đặc biệt tảo Chlorella sp. có khả năng sản
sinh ra được chất ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Vibrio.

Các động vật phiêu sinh thì sống nhờ vào các phiêu sinh sống cũng như đã chết và những vật
hữu cơ lơ lửng trong môi trường.

Các vi khuẩn là sinh vật đơn bào có khả năng tăng nhanh về số lượng trong thời gian ngắn
bằng cách phân chia tế bào. Vi khuẩn có vai trò quan trọng trong ao nuôi là vi sinh vật trong
nhóm phân huỷ chất hữu cơ và sử dụng oxy để hô hấp (hetero-trophs). Kết quả của sự hô hấp
naỳ đã tạo được khí CO2 (carbon dioxide) là chất ảnh hưởng quan trọng đối với chất lượng
của nước. Chúng sử dụng tất cả các chất vô và hữu cơ trong nước để duy trì sự sống. Phiêu
sinh nắm vai trò nền tảng cho hệ thống thực phẩm trong nước, giữa năng suất tôm, cá và
phiêu sinh vật có một sự liên hệ vô cùng quan trọng. Mặt nước không có phiêu sinh vật là mặt
nước chết về phương diện sản xuất. Tuy nhiên ao hồ nhiều phiêu sinh quá cũng gây nhiều bất
lợi cho năng suất như đã đề cập ở trên. Lượng phiêu sinh vật và loại phiêu sinh vật thể hiện
bởi độ đục và màu sắc của nước.

Yếu tố chính yếu cần thiết cho sự tăng trưởng của phiêu sinh vật gồm: Carbon, Oxygen,
Hydrogen, Phosphor, Nitrogen, Sulfur, Potassium, Sodium, Calcium, Magnesium, Iron,
Manganese, Copper, Zinc, Boron, Cobalt and Chloride. Phosphors được coi là quan trọng hơn
cả về phương diện dinh dưỡng cho tôm, cá trong ao hồ và việc bón phospho sẽ có lợi nhiều
cho phiêu sinh cũng như tôm cá.

CHẤT LƯỢNG NƯỚC


Chất lượng nước tốt do xử lý đúng sẽ giúp tôm tránh được nhiễm bệnh, tăng trưởng tốt, tỉ lệ
sống cao.
Phương pháp
Yếu tố Thời gian kiểm tra
kiểm tra
độ đục đĩa Secchi 3 giờ chiều mỗi ngày
4 giờ sáng và 4 giờ
Hàm lượng oxy Máy đo D.O
chiều mỗi ngày
Máy đo hoặc pH- 4 giờ sáng và 4 giờ
pH
test kit chiều mỗi ngày
độ mặn Máy đo hàng ngày

13
độ kiềm test kit hàng tuần
Hợp chất của nitơ test kit hàng tuần
Sulfat test kit 2 tuần đo 1 lần
TCBS agar - test
Vi khuẩn Vibro hàng tuần
kit
Vi khuẩn Vibrio phát TCBS agar - test
hàng tuần
sáng kit
Tảo Kính hiển vi hàng tuần

AO, GIỐNG VÀ THỨC ĂN


CHUẨN BỊ AO NUÔI
1. Nạo vét bùn và mùn bã hữu cơ ra khỏi ao.

• Nạo vét các chất bùn hữu cơ do xác tảo và thức ăn thừa tạo nên, dùng men vi sinh để
giúp phân hủy trong trường hợp không nạo vét hết bùn dơ ra khỏi ao.
• Trường hợp không có thể nạo vét bùn trong ao ra ngoài được, nên cải thiện đáy ao với
men vi sinh như Power pack hoặc Aqua bac hoặc Super PS.

2. Vệ sinh ao nuôi và các dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi.

• Sau khi vớt tôm chết ra khỏi ao, vệ sinh các dụng cụ sử dụng (rửa sạch - ngâm), làm
khô bằng UV.

3. Diệt khuẩn đối với bệnh thân đỏ đốm trắng:

• Phơi ao
• Formaline 70ppm.
• KMnO4 10ppm trong 24 giờ sau khi diệt các vật chủ trung gian 2-3 ngày

đối với bệnh phát sáng:

• Chlorine 30ppm
• Cleaner-80 1-2ppm
• KMnO4 2-3ppm

đối với bệnh phân trắng:

• Chlorine 30ppm
• Cleaner-80 1-2ppm
• KMnO4 2-3ppm

4. Rào lưới ngăn cua Làm tấm Nilông (polyethylene hoặc PE) hoặc dùng lưới 3 lớp ngăn cua
khoảng 30-50cm. Hạn chế cua vào ao: Cá tươi 01kg trộn với Fos 500 EC 200cc. Nhét vào
hang cua ở khu vực đáy ao, quanh ao cả bên trong và bên ngoài ao, dùng đất sét bịt miệng
hang. 5. Dùng vôi để đạt pH 5-7

14
• D-100: Dolomite (CaMg (CO3)2): 500-1.500kg/hecta
• Super - Ca: Vôi CaCO3: 500-1,500kg/hecta
• Vôi Ca (OH)2: 400-1.200kg/hecta
• Vôi CaO: 300-1.000kg/hecta

6. Tôm giống

• Không nhiễm SEMBV (dùng máy PCR kiểm tra)


• Không nhiễm vi khuẩn phát sáng
• Không bị nhiễm gregarine
Chuẩn bị và xử lí nước trong quá trình nuôi Chuẩn bị
1. Ao:

• Ao chứa (Reservior)
• Ao nuôi (Grow-out pond)
• Ao xử lý (Treatment pond)

2. Máy bơm (Pump) 3. Quạt (Aeration)

• Sử dụng quạt để oxy hoà tan trong ao nuôi không nên thấp hơn 5ppm trong suốt quá
trình nuôi sẽ làm cho tôm không bị căng thẳng.
• Do đó: Với mật độ thả 1-7 con/m2 nên dùng hoặc không dùng máy quạt nước tuỳ vào
việc xử lý ao. Với mật độ thả từ 8 con trở lên trên1 m2 phải sử dụng máy quạt nước,
như sau:
• Tôm giống 3000-3500 con: dùng một cánh quạt nước, hoặc:
• Trọng lượng tôm 100kg: dùng một cánh quạt nước

4. Túi lọc nước (Screen net)

• Dùng túi lọc để ngăn các vật chủ trung gian như cá, cua, các loại tôm khác. Dùng túi
lọc bằng cotton 2 lớp, dài khoảng 8-10m. Làm một túi lọc dài và gắn với máy bom để
trong suốt quá trình nuôi có thể lọc bớt tảo ra khỏi ao.

5. Diệt vật chủ trung gian (Carrier Eliminate)

• Chlorine 30ppm.
• FOS 500 EC 2 lít/ 1600m2 (12.5 lít/hecta), Độ sâu của nước 1.2-1.5m.

6. Diệt khuẩn (Water septic):

• đối với SEMBV: KMnO4 10ppm (Sau khi diệt vật chủ trung gian 2-3 ngày)
• đối với bệnh phát sáng: Chlorine 30ppm; KMnO4 2-3ppm; B.K.C 1-2ppm
• đối với bệnh phân trắng: Chlorine 30ppm; KMnO4 2-3ppm; B.K.C 1-2ppm

7. Gây màu nước (thức ăn thiên nhiên: tảo động và thực vật):

• Dùng phân 3-5ppm: Urea 3-5kg/hecta hoặc/và NPK 16-20 3kg/hecta (tỷ lệ 1:1), chia
thành nhiều lần dùng trong 3-4 ngày.
• Dùng cám gạo 10-12kg/hecta + bột cá 1-15kg/hecta ngâm nước 24 giờ và đem
đều tạt khắp ao.
Xử lí nước trong quá trình nuôi

15
Các điều kiện của nước trong ao nuôi: 1. pH: Các mức qui định phù hợp:

• 7.5-8.5 đối với tôm


• 8.0-8.2 đối với tảo thực vật (màu nước)
• Biến động trong ngày không quá 0.3
• pH buổi sáng 7.5-7.8 và chiều chênh lệch không quá 0.3, nước trong, dùng D-100: 30-
50kg/ 1.600m2 (180-300kg/ha) vào buổi chiều trong vòng 2-3 ngày liên tiếp.
• pH buổi sáng 7.5-7.8 và buổi chiều chênh lệch nhau 0.5, màu nước bình thường, dùng
Super-Ca 180-300kg/ha vào mỗi buổi chiều cho đến khi pH trong ngày không biến
động nhiều và cao hơn chút ít.
• Nếu pH cao hơn 8.3 trở lên, giảm pH bằng cách thay bớt nước nhằm giảm bớt chất dơ
trong ao và tảo và sử dụng đường cát 10-12kg/ha.

2. Độ mặn (Salinity)

• Mức qui định phù hợp: 10-30ppt


• Biến động trong ngày không quá 5ppt. Đối với tôm và thực vật nổi (Diatom)
• Nếu độ mặn thấp hơn 5ppt nên cho vitamin, khoáng chất như Mutagen hoặc Beta-min
hoặc C-mix nhất là khi tôm trong giai đoạn tuổi 45 ngày trở lên.
• Độ mặn 15-25ppt. Tôm tăng trưởng tốt, ngăn ngừa sự phát triển của tảo thực vật đặc
biệt nhóm Dinoflagellate bằng cách sử dụng Cleaner-80.
• Độ mặn cao hơn 35ppt, tôm sẽ ăn giảm và có thể là ngưng ăn hoặc chậm lớn, màu
nước đậm khó điều chỉnh, trước khi thả tôm nên ngâm với Macroguard tối thiểu 30
phút thì sẽ chịu đựng để thích nghi tốt trong môi trường có độ mặn khác nhau.

3. Nhiệt độ (Temperature)

• Mức qui định phù hợp: 280C-330C đối với tôm và tảo thực vật thuộc nhóm rong màu
xanh, nhiệt độ không nên thay đổi đột ngột, không nên quá 20C- 300C có thể làm cho
tôm chết, nhiệt độ trong ngày nếu biến động nhiều quá sẽ làm cho tôm giảm ăn.
• Đối với tảo:
0 0
o Nếu nhiệt độ 15 C-25 C, tảo thuộc nhóm Diatom sẽ tăng trưởng tốt.
0 0
o Nếu nhiệt độ 23 C-35 C, nhóm rong màu xanh sẽ tăng trưởng tốt.
0
o Nếu nhiệt độ >35 C, nhóm rong màu xanh pha xanh nước biển sẽ tăng trưởng
tốt hơn so với các nhóm khác.
• Đối với tôm:
0
o Nếu nhiệt độ thấp hơn 25 C tôm sẽ ăn giảm hoặc ngưng ăn, tôm sẽ lớn chậm
hoặc không lớn.

4. Độ trong (Transparency) (Độ đục - Turbidity)

• Mức qui định phù hợp:


o 30-45 cm.
o < 80mg/lít tuỳ vào độ đục trong và lượng tảo trong ao
• <20cm nước rất đục, có thể là do mật độ tảo thực vật trong ao quá dày (màu nước đậm
đặc) hoặc là do xác của tảo. Nên thay nước và dùng super-Ca / D-100 150-300kg/ha
để lắng bớt bùn và tảo, nhất là vào mùa mưa; sử dụng men vi sinh Power pack hoặc
Aqua bac để phòng ngừa vấn đề này hoặc Cleaner-80 sẽ làm cho nước trong hơn. Tạt
ở khu vực cuối gió để giảm bớt mật độ tảo va thay bớt nước ra ngoài.
• 20-30cm màu nước bắt đầu đậm đặc nên cẩn thận đừng để pH vào buổi sáng cao hơn
8.0, thay bớt nước trong ao ngưng mở máy quạt nước vào buổi chiều > 60cm nước
trong, nếu tôm ở giai đoạn tuổi không quá 50 ngày nên dùng phân gà 30-

16
50kg/1,600m2, bỏ vào bao và treo trong ao hoặc phân vô cơ như Urea, Super phốtpho
1-2kg/1,600m2 cứ mỗi 2-4 tuần cho đến khi màu nước bắt đầu phù hợp. Sau đó dùng
D-100 vãi theo hướng cánh quạt nước, nếu khó gây màu nước trong ao có thể dùng
Power pack đã cấy trước 24 giờ 2.5 lít với 1kg thức ăn, thêm 5 lít nước sạch để cấy
thêm 24 giờ nữa rồi đem dùng cho 3000-5000m2 sẽ thúc cho màu nước lên nhanh và
dùng D-100 đánh xuống nước như bình thường.

5. Oxy hoà tan (D.O.)

• Mức qui định phù hợp:


o 5-6ppm. Vào buổi sáng sẽ phù hợp với tôm, dùng men vi sinh (không thấp hơn
4ppm). Oxy hoà tan sẽ giảm khi nhiệt độ và độ mặn giảm.
• Oxy hoà tan (D.O.) thấp hơn 4ppm. Phải sục khí nhiều hơn và thay nước, nếu không
tốt hơn phải điều chỉnh thức ăn, quản lý màu nước cho đều đặn, tránh dùng thức ăn
tươi, bổ sung vitamin và khoáng chất hoặc chất kháng thể.
• Oxy hoà tan buổi sáng quá thấp và buổi chiều quá cao tảo sẽ phát triển tràn lan; ngưng
dùng phân, kiểm soát thức ăn, dùng Super-Ca 10-20kg/1,600m2, xục khí vào ban đâm,
quản lý màu nước cho đều đặn.
• Oxy hoà tan quá thấp, tôm nổi đầu, nên dùng thêm máy cung cấp oxy và bổ sung
vitamin khoáng chất như Mutagen, C-mix hoặc chất kháng thể như Betamin.

6. Độ kiềm (Alkalinity)

• Mức qui định phù hợp


o Tôm mới thả: 80-100ppm (không nên thấp hơn 50ppm)
o 45 ngày tuổi trở lên: 100-130ppm.
o 90 ngày tuổi trở lên: 130-160 ppm.
• Nếu độ kiềm thấp nên dùng D-100 30-50kg/1,600m2 mỗi 2-3 ngày cho đến khi đạt
đến mức cần thiết hoặc cũng có thể dùng Super-Ca

7. Amonia (NH3) Hydrogensulfide (H2S) và việc quản lý đáy ao.

• Mức qui định phù hợp


o < 0.1 ppm
o <0.003ppm
• Sử dụng thức ăn cho phù hợp, không dùng thức ăn tươi trong quá trình nuôi, quản lý
tảo và độ pH theo các phương pháp đã giới thiệu ở trên.
• Sử dụng Power pack và Aqua bac trong ao một cách thường xuyên để giảm lượng
NH3 hoặc mùn bã hữu cơ trong ao.
• Điều chỉnh mức oxy hoà tan sao cho không thấp hơn 5ppm để vi khuẩn có thể làm
việc tốt bằng cách thêm các máy cung cấp oxy.

TÔM GIỐNG VÀ THẢ TÔM GIỐNG


1. Trại giống
• Vệ sinh tốt
• Quản lý môi trường nước tốt
• Tôm bố mẹ chất lượng tốt
• Sản xuất tôm giống tốt và không nhiễm SEMBV
2. Tôm giống (PL15 - 25)
• Khỏe và không nhiễm SEMBV - kiểm tra bằng máy PCR
• Xét nghiệm để cho ra tôm giống tốt và khoẻ bằng phương pháp Wanuchsoontron

17
• Tham khảo: Tài liệu đào tạo công nhân kỹ thuật sản xuất giống tôm sú (P. Monodon) -
(Trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản - Đại học Thuỷ Sản)
a. Kiểm tra bằng cách quan sát
• Đặc điểm bên ngoài và hoạt động của tôm giống
• Độ dài cơ thể của tôm giống 11-12mm
• Cỡ tôm giống tương đương với nhau
• Không dị hình
b. Kiểm tra bằng kính hiển vi
• Vi khuẩn phát sáng
• Cơ thịt đục
• Kí sinh vật bên trong và ngoài
• MBV (Monodon baculo virus)
• GMR (Gut-Muscle) >= 1:4: bằng cách so sánh bề dày của đường ruột so với thân,
khoảng ở giữa của đốt cuối cùng.
c. Kiểm tra sự căng thẳng:
• Formaline test 100-150ppm. 2giờ
• hoặc giảm độ mặn đột ngột 15ppt.
Loại A 90-100% còn sống Loại B 80-89% còn sống Loại C <79% còn sống
3. Vận chuyển và thả tôm
Sau khi đã chọn xong tôm giống cần làm theo một số yêu cầu sau trong thời gian vận chuyển
tôm giống đến chỗ mới:
• Cân bằng độ mặn trước khi vận chuyển giống để có độ mặn tương đương giữa 2 môi
trường nuôi.
0 0 0
• Thay đổi nhiệt độ nước trong bao chứa tôm đến khoảng 23 C (từ 27 C-28 C giảm
xuống 250C-260C và sau đó giảm xuống còn 230C-240C mỗi lần hạ nhiệt độ như vậy
khoảng 5 phút.)
• Đựng tôm giống PL15 khoảng 4,000 con/lít nước và cho dầu sục khí vào bao
(Macrogard 40cc./400litters)
• Thùng bên ngoài nên bỏ đá lạnh vào để giữ nhiệt.
• Tôm giống nên được đưa đến chỗ nuôi trong vòng 23 đến 24 giờ.
• Một bao tôm giống cho vào một bể cỡ 1m x 1m x1m để kiểm tra mật độ và tỷ lệ sống.

• Làm cho tôm giống thích nghi với môi trường mới trong vòng 1-3 giờ (Macrogard
80cc./400 litter): Tôm giống mới vận chuyển về nên thả túi xuống ao chừng 15-30
phút để nhiệt độ giữa nước trong túi tôm và nhiệt độ nước trong ao cân bằng. Sau đó
nên đổ các túi tôm vào thau, tránh để tôm dính lại trong túi, múc nước ao pha vào thau
dần dần, mỗi lần 1 ít. Vừa pha vừa quan sát tôm đã thích nghi được thì thả vào ao
nuôi. Tôm chưa thích nghi khi thả ra thường bơi nổi trên mặt nước, vẻ yếu ớt. Đứng ở
đầu hướng gió, thả tôm giống ra từ từ, tránh làm đục nước ao. Sau khi thả xong quan
sát khả năng phân tán của tôm trong ao nuôi, nếu tôm tụ lại từng đám thì dùng tay
hoặc thau khua nước nhè nhẹ để phân tán tôm đều trong ao Sau khi thả tôm xong, cần
theo dõi hàng ngày để tính tỉ lệ sống, xác định lượng tôm có trong ao để điều chỉnh
thức ăn khi nuôi.
4. ương và thả tôm ở độ mặn thấp
• Cho trại giống ổn định độ mặn của nước sao cho phù hợp với nước ao nuôi hoặc
chênh lệch nhau không quá 5ppt, bằng cách giảm độ mặn khoảng 2-3ppt mỗi ngày.
• Nếu trại giống không thể làm được, có thể ngăn một khoảng trong ao nuôi 100m2 (thả
800-1,000 con/m2), sau đó cho lấy nước từ ao chứa có độ mặn hoặc nước muối rất

18
mặn để làm cho nước trong khu được ngăn lại ở khoảng 10-15ppt. Cho tôm giống vào
nuôi khoảng 7-10 ngày, đồng thời thêm nước từ ao nuôi vào dần dần cho phù hợp,
cuối cùng lấy vách ngăn ra ngoài.
• Trong khu vực được ngăn ra, nên sử dụng hệ thống oxy đáy ao để cung cấp oxy.
5. Mật độ thả tôm
Mật độ thả tuỳ phương thức nuôi: quảng canh cải tiến (dưới 5 con/m2), bán thâm canh (10 -
20 con/ m2 ), thâm canh (trên 25 con/ m2) ngoài ra còn thùy thuôc vào kích cỡ tôm thả nuôi,
mùa vụ sản xuất.
6. Thời điểm thả tôm:
Nên thả tôm lúc thời tiết mát mẻ, tốt nhất là thời điểm từ 5-7 giờ sáng hoặc 4 - 6 giờ chiều.
Không nên thả tôm lúc trời sắp mưa hoặc đang mưa to.
THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT THỨC ĂN
A. Thức ăn của tôm
Sản lượng tôm trong ao nuôi là kết quả tổng hợp từ việc sử dụng thức ăn thiên nhiên, thức ăn
thiên nhiên làm từ phân và thức ăn công nghiệp (artificial feed), có thể biểu hiện như sau: Sản
lượng tôm trong ao = (Thức ăn thiên nhiên +
thức ăn thiên nhiên làm từ phân) + thức ăn công
nghiệp
Do đó có thể thấy rằng, trong ao nuôi cần phải
tạo nguồn thức ăn thiên nhiên cho tôm khi đang
còn ở giai đoạn đầu. Việc tạo nguồn thức ăn
thiên nhiên (màu nước) trong ao nuôi trước khi
thả tôm là cần thiết và quan trọng đối với tôm
khi đang còn nhỏ và việc sử dụng thức ăn công
nghiệp (artificial fedd) thêm sẽ giúp tôm có đầy
đủ chất dinh dưỡng, làm cho tôm tăng trưởng tốt và tỷ lệ sống cao. Khi so sánh với dạng nuôi
quảng canh (Extensive) mà không dùng thức ăn, tôm sẽ có tỷ lệ sống thấp và tăng trưởng
không đều. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp (thức ăn viên) phải xem xét đến giá trị dinh
dưỡng, hiệu quả của việc hấp thụ và khả năng sử dụng tốt để từ đó duy trì cuộc sống, ổn định
về sau hoặc giúp tôm tăng trưởng và để duy trì giống. Do đó, thức ăn tôm tốt cần phải xem xét
đến các thành phần chính như sau:
1. Giá trị dinh dưỡng (Nutrition): phải đảm bảo đầy đủ và phù hợp các chất như đạm
(Protein), chất béo, Hydrat cacbon (Carbohydrate), Vitamin và khoáng chất; Có thể
xem xét dựa trên tốc độ tăng trưởng hàng ngày (ADG), tỷ lệ chuyển đổi thức ăn thành
thịt trong từng giai đoạn tuổi và suốt vụ nuôi (FCR period and FCR pond) và khả năng
kháng bệnh của tôm.
2. Quy trình sản xuất thức ăn tôm (shrimp feed processing) phải tạo ra sản phẩm đạt hiệu
quả cao nhất để không ảnh hưởng đến môi trường nuôi về sau, do đó tức ăn tôm được
sản xuất ra cần phải:
3. Dây chuyển sản xuất phải có khả năng tạo ra nhiều kích cỡ thức ăn: thức ăn dạng viên
nhỏ (Crumble) và lớn (Pellet) để phù hợp với các cở tôm, để tôm dễ bắt mồi và hấp
thụ tốt (CP 4001-s, 4001, 4002, 4003, 4004-s và 4005)
4. Nhà máy có quy định trong quá trình sản xuất, có nghiên cứu, phát triển sản xuất và
sản phẩm tốt hơn, giá cả phù hợp và sản phẩm từ nhà máy phải qua kiểm nghiệm
trước khi đến người tiêu dùng.
5. Nguyên liệu để sản xuất thức ăn tôm phải đảm bảo giá trị dinh dưỡng, không có độc,
và phải được nghiền nhuyễn để tôm có thể tiêu hoá nhanh và hấp thụ tốt.
6. Giữ mùi thơm để hấp dẫn tôm ăn theo thời gian quy định (2 giờ).

19
7. Khả năng bền trong nước tốt để thức ăn không bị hư, vitamin và khoáng cất không bị
thất thoát ra bên ngoài và không làm cho đáy ao bị dơ, tuy nhiên thức ăn mà có khả
năng bền lâu trong nước sẽ làm cho tôm khó bắt mồi vì tôm không thể đánh mùi được.
B. Kiểm soát thức ăn
Tôm hấp thụ các loại thức ăn tốt sẽ tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt độn sống mà có ảnh
hưởng rất lớn đến việc tăng trưởng và làm cho tỷ lệ sống cao. Như vậy, cần phải kiểm soát kỹ
thức ăn và việc cho ăn để hiệu quả cao, không làm mất cân bằng hệ sinh thái. Kiểm soát thức
ăn có nghĩa là:
1. Thức ăn phải được tính theo phần trăm so với trọng lượng tôm vì nhu cầu thức sẽ tăng
lên khi trọng lượng tôm tăng lên; phải cân tôm đều đặn 7 ngày/lần, tính đến thức ăn
cần sử dụng, tỷ lệ sống bằng phương pháp dùng nhá kiểm tra khi mới bắt u thả tôm và
dùng chài khi tôm đã lớn; cân tôm khi tôm bắt đầu ở giai đoạn 25-30 ngày tuổi.
2. Thức ăn phải được rãi đều khắp các vị trí trong ao bằng cách vãi quanh ao hoặc dùng
thuyền để tôm dễ bắt mồi.
3. Việc kiểm tra nhá (checking tray): kiểm tra mỗi bửa, ở nhiều vị trí, dùng nhá theo cỡ
quy định 80cm x 80cm, dùng ít nhất 4 nhá trong một ao (Số lượg nhá = diện tích
ao/1,600m2) để có thể kiểm soát được tôm ăn như thế nào trong mỗi bửa, và điều cỉnh
cho phù hợp với nhu cầu của tôm phải làm như vậy vì rằng việc ăn mồi của tôm tuỳ
thuộc vào các yếu tố môi trường ví dụ như chất lượng nước...; Bắt đầu dùng nhá khi
thả tôm được 2-3 ngày để theo dõi sự phát triển và tỷ lệ sống của tôm.
C. Dạng nuôi ảnh hưởng đến việc bắt mồi của tôm
Các dạng nuôi quảng canh, bán thâm canh và
thâm canh sẽ có sự khác biệt về nhu cầu thức
ăn và cách quản lý thức ăn.

Sức khỏe của tôm Qui định phù hợp:


• Tôm sạch toàn thân và các bộ phận
khác, thức ăn đầy ruột.
• Gan bình thường không bị teo, hoặc
cứng thành cục.
• Mang sạch
Theo dõi sức khoẻ tô thường xuyên để kiểm tra thức ăn hoặc cân tôm. Theo dõi số lượng vi
khuẩn vibrio trong nước và gan tôm (trong nước không nên quá 102 tế bào/cc. Và trong gan
phải không gặp vibrio loại Grem Nagative) Nếu tôm nhiễm vibrio hoặc vi khuẩn, có thể dùng
thuốc kháng sinh sau khi đã kiểm tra xong như:
• Nhóm Quinolone (Quinolone group): Prawnox, N-300
• Nhóm Sulfa (Sulfa group): Diatrim, Gerercin.
Nếu tôm bị đóng rong hoặc bị zoothanium bám, dùng Cleaner-80, O-lan. Trường hợp tôm ở
trạng thái căng thẳng hoặc môi trường thay đổi có thể dùng chất bổ sung để tạo kháng thể như
Betamine, Zymetine hoặc chất bổ sung Vitamin, khoáng chất như C-mix, Mutagen trộn vào
thức ăn tôm sẽ có hiệu quả đối với việc gìn giữ môi trường và đối với bệnh của tôm.

BỆNH, PHÒNG BỆNH VÀ CHỮA BỆNH

1. Bệnh thân đỏ đốm trắng (WSSV, SEMBV)

Triệu chứng:

20
• Tôm yếu, ăn giảm
• Bơi lên mặt nước hoặc vào bờ.
• Bơi không định hướng
• Xuất hiện nhiều đốm trắng (đường kính cở 2-3mm) ở vùng mang (khu vực đầu) và
vùng thân (đốt cuối thân)
• Đôi khi toàn thân có màu đỏ
• Tôm chết khá nhiều trong khoảng thời gian 5-7 ngày
• Trước khi xuất hiện triệu chứng 2-3 ngày, tôm ăn nhiều một cách không bình thường.
• Tôm vào vó nhiều so với bình thường.

Nguyên nhân:

• Vi rút (Systemic Ectodermal and Mesodermal Baculovirus - SEMBV) hoặc (Vhite -


spot Syndrome Virus - WSSV)

Điều kiện:

• ADN
• Hypertrophic Nucleaus
• Độ mặn 5-40 ppt
• pH 4-10
• Nhiệt độ < 0C - 79 C

Việc lây truyền bệnh:

1. Nhiễm bệnh từ tôm bố mẹ - gọi là nhiễm bệnh theo chiều dọc (Vertical Transmission)

• Tôm bố mẹ bị nhiễm bệnh


• Thức ăn của tôm bố mẹ (cua biển, hà biển) bị nhiễm bệnh.
• Nước biển dùng cho trại giống bị nhiễm bệnh

2. Nhiễm bệnh từ tôm bị bệnh truyền sang, từ vật chủ trung gian mang mầm bệnh hoặc các
mầm bệnh sẵn có trong nước. Việc lây lan này gọi là nhiễm bệnh theo chiều ngang
(Horizontal transmissiion) do:

• Nuôi với mật độ cao


• Không có lưới ngăn
• Không dùng ao lắng, bơm nước trực tiếp từ ngoài vào
• Vật chủ trung gian: các loại cua biển, tôm đất...

Cách nhận bệnh:

• Nhuộm màu Haematoxylin và Eosin: Hypertropic nucleus (2-3 hrs)


• Paraffin Section và nhuộm màu
• PCR (polymerase chain reaction) kiểm tra ADN dùng Gel electrophoresis.

PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÍ BỆNH


1. Trại giống

• Phương tiện sản xuất giống đạt tiêu chuẩn


• Kiểm tra bằng máy PCR (PCR checking)

21
• Tôm bố mẹ tốt

2. Tôm giống

• Kiểm tra bằng máy PCR


• Chọn tôm giống theo các tiêu chuẩn qui định
• Kiểm tra sự căng thẳng của giống (Fomalin stress test)
• Mật độ thả phù hợp

3. Ao nuôi

• Cải tạo ao sạch và nạo vét các chất dơ ra khỏi ao


• Diệt khuẩn trong ao và nước, diệt các vật chủ trung gian:
o Chlorine 30ppm
o Formaline 70ppm
o B.K.C 1-2ppm (Cleaner-80)
o KMnO4 10ppm
• Hạn chế cua vào ao:
o dùng FOS 500 EC 200 trộn với cá tươi (1kg)
• Hạn chế ốc trong ao
• Tôm chết phải được vớt ra khỏi ao.
• Dùng men vi sinh để cải tạo đáy ao: Aqua bac (theo chương trình) 3kg/hecta
(7ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày. Hoặc Power pack (theo
chương trình) 20 lít/hecta (7 ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày.
• Dùng đường cát 2-3ppm hoặc 10-12kg/hecta liên tục 45 ngày, sau đó ít nhất một tuần
dùng một lần.
• Giảm bớt chất hữu cơ trong ao bằng phương pháp thay nước, xiphông, tăng thời gian
chạy máy xục khí.
• Gây màu nước: dùng phân vô cơ (N:P:K) hoặc phân xanh.

4. Quản lí ao nuôi và nước trong quá trình nuôi

• Sử dụng vi sinh vật để cải tạo nước và ao nuôi


• Men vi sinh
• Bổ sung chất tạo kháng thể (Immunostimulants) và giảm tình trạng căng thẳng của
tôm khi môi trường nước và ao thay đổi do chất lượng nước và tình trạng thời tiết của
từng mùa như C-mix, Betamin, Mutagen, Feed coat.
o Vitamin: cho ăn mỗi ngày (1 lần/ ngày)
o C và Mutagen: trong trường hợp tôm căng thẳng hoặc môi trường thay đổi.
o Feed coat: Dùng khi tình trạng môi trường biến đổi.
• Vác xin (Vaccine)
• Thức ăn bổ sung (Supplement feed)
• Dùng tảo để phòng ngừa
• Sử dụng vi sinh để phòng ngừa
• Giảm so với mức bình thường
• Thêm đường cát

22
• Kiểm tra chất lượng nước và đất để xử lý: Chất lượng nước thay đổi như độ đục trong
(do bùn đất hay do tảo), pH, độ kiềm (Alkalinity) có thể xứ lý cho phù hợp bằng cách
sử dụng D-100, Super-Ca, Sunslant WSP, Cleaner-80, Zymetine, Aqua bac, Powe
pack.
• Kiểm tra thức ăn và sức khoẻ của tôm: Kiểm tra thức ăn trong vó. Kiểm tra vibrio
trong nước và trong gan tôm (từ khi tôm được 21 ngày tuổi) 7 ngày/lần (trong nước
phải ít hơn 102 tế bào/cc và trong gan không nên có)
• Kiểm tra vi khuẩn vibrio trong thân, gan và đường ruột tôm.
• Chất lượng ao nuôi: Các ao nuôi mà có chất dơ nhiều hoặc tảo chết nhiều xử lý bằng
phương pháp hút bùn, thay nước và dùng máy cung cấp oxy và dùng D-100, Super-
CA, Zymetine, Aqua bac, Power pack.

5. Xử Lý

• Thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh như Prawnox, N-300, Daitrim, Gregacin
khi xét đoán được bệnh, nên dùng cho đúng
• Thuốc diệt khuẩn
• Xử lí bệnh thân đỏ đốm trắng:
o Giúp cho tôm có sức kháng bệnh (Tôm bắt từ trại đã miễn nhiễm SEMBV)
o Trộn Semvac-P cho tôm ăn từ giai đoạn PL trong ao/ ao ương - Phương pháp
này có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh khi đã dùng được 30-45 ngày.
ƒ Tôm trong ao ương: 10gram/1kg thức ăn (mỗi ngày một bữa)
ƒ Tôm từ 0-1 tháng tuổi: 10gram/1kg thức ăn (mỗi ngày một bữa)
ƒ Tôm từ 1-2 tháng tuổi: 10gram/1kg thức ăn (ngày cách ngày)
ƒ Tôm từ >2 tháng tuổi: 10gram/1kg thức ăn (3-5 ngày dùng 1 lần)
• Trộn Zymetin vào thức ăn từ số 4002 đến 4005: 5-10gram/1kg thức ăn hoặc trong
trường hợp bị căng thẳng trộn 10-20gram/1kg thức ăn.

2. Bệnh phát sáng (Luminous Bacteria Disease)

Triệu chứng bệnh:

• Tôm chết đáy tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
• Tôm bị bệnh sẽ bơi không định hướng, bơi không bình thường và vào bờ.
• Mang và thân tôm có màu xẫm, dơ, bắp thịt đục màu, gan teo lại và nhỏ dần.
• Ăn giảm, không có tức ăn trong đường ruột, phân tôm trong đường ruột, phân tôm
trong nhá ít
• Tôm phản ứng chậm đầu tôm có phát sáng do phát sáng của V. harveji trong gan nhờ
hoạt động của chất tiết ra từ men Luciferrase, nhìn trong tối sẽ thấy thân tôm phát
sáng.

Nguyên nhân

• Nhiễm vi khuẩn thuộc nhóm Luminescencet Vibrio: Vibrio harveyi.

Điều kiện:

23
• Gram âm G (Gram Nagative)
• Phân chia cơ thể rất nhanh ở độ mặn 10-40ppt (phát triển tối đa ở độ mặn 20-30ppt).
• Lây lan nhanh ở nhiệt độ cao (mùa nóng)
• Phát triển nhanh ở nơi có nhiều chất hữu cơ (organic matter) và oxy thấp
• pH 7-9

Việc lây truyền bệnh:

• Sự thay đổi của môi trường như nhiệt độ, độ mặn, pH và sự tăng thêm của chất hữu cơ
ảnh hưởng đến sự lây lan và mạnh lên của vi khuẩn.

Cách nhận bệnh:

• Thử nghiệm bằng cách dùng TCBS Agar trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÍ BỆNH

1. Trại giống

• Phương tiện sản xuất giống đạt tiêu chuẩn


• Kiểm tra bằng máy PCR (PCR checking)
• Tôm bố mẹ tốt

2. Tôm giống

• Kiểm tra bằng máy PCR


• Chọn tôm giống theo các tiêu chuẩn qui định
• Kiểm tra sự căng thẳng của giống (Fomalin stress test)
• Mật độ thả phù hợp

3. Ao nuôi

• Cải tạo ao sạch và nạo vét các chất dơ ra khỏi ao


• Diệt khuẩn trong ao và nước, diệt các vật chủ trung gian:

• Chlorine 30ppm
• B.K.C 1-2ppm (Cleaner-80)
• KMnO4 2-3ppm

• Hạn chế ốc trong ao


• Tôm chết phải được vớt ra khỏi ao.

• Dùng men vi sinh để cải tạo đáy ao, ví dụ: Aqua bac (theo chương trình) 3kg/hecta
(7ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày. Hoặc Power pack (theo
chương trình) 20 lít/hecta (7 ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày.
• Dùng đường cát 2-3ppm hoặc 10-12kg/hecta liên tục 45 ngày, sau đó ít nhất một tuần
dùng một lần.

24
• Giảm bớt chất hữu cơ trong ao bằng phương pháp thay nước, xiphông, tăng thời gian
chạy máy xục khí.
• Gây màu nước: dùng phân vô cơ (N:P:K) hoặc phân xanh.

4. Quản lí ao nuôi và nước trong quá trình nuôi

• Sử dụng vi sinh vật để cải tạo nước và ao nuôi


• Men vi sinh
• Bổ sung chất tạo kháng thể (Immunostimulants) và giảm tình trạng căng thẳng của
tôm khi môi trường nước và ao thay đổi do chất lượng nước và tình trạng thời tiết của
từng mùa như C-mix, Betamin, Mutagen, Feed coat.
o Vitamin: cho ăn mỗi ngày (1 lần/ ngày)
o C và Mutagen: trong trường hợp tôm căng thẳng hoặc môi trường thay đổi.
o Feed coat: Dùng khi tình trạng môi trường biến đổi.
• Thức ăn bổ sung (Supplement feed)
• Dùng tảo để phòng ngừa
• Sử dụng vi sinh để phòng ngừa
• Giảm so với mức bình thường
• Thêm đường cát
• Kiểm tra chất lượng nước và đất để xử lý: Chất lượng nước thay đổi như độ đục trong
(do bùn đất hay do tảo), pH, độ kiềm (Alkalinity) có thể xứ lý cho phù hợp bằng cách
sử dụng D-100, Super-Ca, Sunslant WSP, Cleaner-80, Zymetine, Aqua bac, Powe
pack.
• Kiểm tra thức ăn và sức khoẻ của tôm: Kiểm tra thức ăn trong vó. Kiểm tra vibrio
trong nước và trong gan tôm (từ khi tôm được 21 ngày tuổi) 7 ngày/lần (trong nước
phải ít hơn 102 tế bào/cc và trong gan không nên có)
• Kiểm tra vi khuẩn vibrio trong thân, gan và đường ruột tôm.
• Chất lượng ao nuôi: Các ao nuôi mà có chất dơ nhiều hoặc tảo chết nhiều xử lý bằng
phương pháp hút bùn, thay nước và dùng máy cung cấp oxy và dùng D-100, Super-
CA, Zymetine, Aqua bac, Power pack.

5. Xử Lý

• Thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh như Prawnox, N-300, Daitrim, Gregacin
khi xét đoán được bệnh, nên dùng cho đúng
• Thuốc diệt khuẩn
• Xử lí bệnh phát sáng:
o Giúp cho tôm có sức kháng bệnh
o Trộn Vibrocine 50cc./ 1kg thức ăn, cho ăn mỗi bửa, cho ăn một tuần nghỉ một
tuần (liên tục suốt vụ nuôi)
o Trộn Zymetin... vào thức ăn từ số 4002 đến 4005 5-10gram/1kg thức ăn hoặc
trong trường hợp tôm bị căng thẳng trộn 10-20gram/1kg thức ăn

3. Bệnh phân trắng (White faeces disease)

Triệu chứng bệnh:

• Thường gặp ở tôm trong giai đoạn 40-50 ngày tuổi trở lên nhưng bệnh không nặng.
• Trong giai đoạn 80-90 ngày trở lên, bệnh của tôm sẽ nặng hơn.
• Có phân trắng nổi trên mặt nước, góc ao (cuối hướng gió)
• Việc ăn của tôm sẽ bắt đầu dừng lại, có thể tôm ăn giảm hoặc không tăng.
• Ban đầu thức ăn không đầy ruột, tôm bị ốp, vỏ mỏng và nhỏ dần.

25
• Trong đường ruột có những đốm màu vàng (màu đường cát) nhất là ở phần cuối.

Nguyên nhân:

• Do vi khuẩn Vibrio bởi các nguyên nhân sau:


• Cải tạo đáy ao không phù hợp hoặc những loại bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến gan tôm
như MBV và HPV.
• Sinh ra từ Gregarine trong ống gan và đường ruột của tôm hoặc các vật trung gian bám
trên thành ruột.

Việc lây truyền bệnh:

• Không tràn lan mà chỉ thành từng vùng (sporadic)


• Gặp ở những nơi nuôi có mật độ dày với hệ thống nuôi kín.
• ít thay nước cùng với sự thay đổi của thời tiết vào mùa mưa.
• Tại trại giống: Có thể do trộn lẫn trong thức ăn tươi của tôm bố mẹ (như các loại ốc,
hến...) hay nhiễm trực tiếp từ tôm bố mẹ.
• Tại ao nuôi: Có thể gặp trường hợp này từ lúc thả tôm cho đến trước lúc thu hoạch do
tôm giống bị nhiễm bệnh hoặc do các vật chủ trung gian truyền bệnh.

PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÍ BỆNH

- Thả tôm với mật độ thích hợp (20-25 con/m2)


- Xử lý và chuẩn bị ao nuôi kỹ.
- Không nên dùng thức ăn tươi: nghêu, sò, cá...
- Chú ý quản lý môi trường. Có biện pháp thay nước định kỳ.
- Theo dõi tôm trong vó thường xuyên.

Đối với chuẩn bị ao nuôi:

• Cải tạo ao sạch và nạo vét các chất dơ ra khỏi ao


• Diệt khuẩn trong ao và nước và vật chủ trung gian:

• Chlorine 30ppm
• B.K.C 1-2ppm (Cleaner-80)
• KMnO4 2-3ppm

• Hạn chế cua vào ao:


• Hạn chế ốc trong ao
• Tôm chết phải được vớt ra khỏi ao.

Quản lí ao nuôi và nước trong quá trình nuôi

• Sử dụng vi sinh vật để cải tạo nước và ao nuôi


• Trộn men vi sinh đường ruột Zymetin... vào thức ăn

26
• Bổ sung chất tạo kháng thể (Immunostimulants) và giảm tình trạng căng thẳng của
tôm khi môi trường nước và ao thay đổi do chất lượng nước và tình trạng thời tiết của
từng mùa như C-mix, Betamin, Mutagen, Feed coat.
o Vitamin: cho ăn mỗi ngày (1 lần/ ngày)
o C và Mutagen: trong trường hợp tôm căng thẳng hoặc môi trường thay đổi.
o Feed coat: Dùng khi tình trạng môi trường biến đổi.

Xử Lý

• Thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh như Prawnox, N-300, Daitrim, Gregacin
khi xét đoán được bệnh, nên dùng cho đúng
• Thuốc diệt khuẩn
• Trộn Zymetin... vào thức ăn: 5-10gram/1kg thức ăn hoặc trong trường hợp bị căng
thẳng trộn 10-20gram/1kg thức ăn.

4. Bệnh đầu vàng (Yellow head disease)

Triệu chứng:

- Tôm ăn nhiều khác thường trong vài ngày, rồi bỏ ăn đột ngột

- Sau 1-2 ngày bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc ven bờ

- Bơi không định hướng

- Lác đác tôm chết trong vó

- Chết với mức độ tăng dần

- Phần đầu ngực, gan tụy chuyển màu vàng, gan có thể có màu trắng nhạt, vàng nhạt hoặc nâu

- Thân có màu nhạt

- Tôm chết rất nhanh trong vòng 2-3 ngày (có thể gần 100%)

- Có khi dấu hiệu đầu vàng lẫn đốm trắng.

Nguyên nhân:

- Virut YHV (yellow head virus)

Lây truyền bệnh:

- Chủ yếu lây truyền theo hàng ngang.

Chữa trị:

- Cũng giống như bệnh thân đỏ - đốm trắng (SEMBV - WSSV), bệnh đầu vàng (YHV) cũng
chưa có phương thức chữa nào hữu hiệu, chỉ có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn.

27
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ (THAM KHẢO) NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP

(Áp dụng cho các cơ sở nuôi tôm sú công nghiệp, năng suất trung bình 4 tấn/ha/vụ)

1. Chuẩn bị ao lắng

Nước mặn / lợ được đưa vào ao lắng, trữ lắng 7-10 ngày, sát trùng, diệt mầm bệnh bằng clorin
15-30ppm (theo qui trình sử dụng clorin).

2. Chuẩn bị ao nuôi

1.1 Cải tạo ao: Tháo cạn nước trong ao, cạo bỏ bùn và bã hữu cơ đáy ao sang khu vực chờ xử
lý, rửa sạch nền đáy, cầy lật rồi san bằng đáy.

1.2. Sát trùng đáy ao bằng vôi bột với liều lượng thích hợp tùy theo pH đất đáy ao, phơi khô
khoảng 1 tuần (nhưng không được phơi quá nắng đến mức nứt nẻ đất)

1.3. Kiểm tra, bảo trì hệ thống quạt nước và hệ thống cung cấp oxy.

1.3. Lấy nước đã xử lý từ ao lắng vào ao nuôi (nên qua túi lọc), chiều cao nước: 0,8-1,2m.

3. Gây màu nước (tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong ao)

Trước khi thả tôm giống 7 ngày, sử dụng phân DAP và bột dinh dưỡng (đậu nành...) hoà với
nước và bón ao hàng ngày đến khi đạt độ trong 0,3-0,4m.

4. Thả tôm giống:

Sau giai chuẩn bị, khi các chỉ tiêu pH, độ mặn, độ trong, màu nước... đạt yêu cầu, có thể thả
tôm giống. Post thả nên chọn loại Pl15-Pl20, cần thuần hoá tôm giống để thích nghi với nuớc
trong ao trong vòng 1-3 giờ . Tôm giống mới vận chuyển về nên thả túi xuống ao chừng 15-
30 phút để nhiệt độ giữa nước trong túi tôm và nhiệt độ nước trong ao cân bằng. Sau đó nên
đổ các túi tôm vào thau, tránh để tôm dính lại trong túi, múc nước ao pha vào thau dần dần,
mỗi lần 1 ít. Vừa pha vừa quan sát tôm đã thích nghi được thì thả vào ao nuôi. Tôm chưa
thích nghi khi thả ra thường bơi nổi trên mặt nước, vẻ yếu ớt.

Đứng ở đầu hướng gió, thả tôm giống ra từ từ, tránh làm đục nước ao. Sau khi thả xong quan
sát khả năng phân tán của tôm trong ao nuôi, nếu tôm tụ lại từng đám thì dùng tay hoặc thau
khua nước nhè nhẹ để phân tán tôm đều trong ao.

Sau khi thả tôm xong, cần theo dõi hàng ngày để tính tỉ lệ sống, xác định lượng tôm có trong
ao để điều chỉnh thức ăn khi nuôi.

Nên thả tôm lúc thời tiết mát mẻ, tốt nhất là thời điểm từ 5-7 giờ sáng hoặc 4 - 6 giờ chiều.
Không nên thả tôm lúc trời sắp mưa hoặc đang mưa to.

28
Mật độ thả tuỳ phương thức nuôi: quảng canh cải tiến (dưới 5 con/m2), bán thâm canh (10 -
20 con/ m2 ), thâm canh (trên 25 con/ m2) ngoài ra còn thùy thuôc vào kích cỡ tôm thả nuôi,
mùa vụ sản xuất.

5. Chăm sóc ao nuôi tôm

5.1. Cho ăn: nhà cung cấp thức ăn phải cung cấp cho bạn bảng hướng dẫn cho ăn, trong đó
gồm:

• số lần cho ăn trong ngày


• tỉ lệ thức ăn theo các bữa trong ngày
• lượng thức ăn tỉ lệ theo tuổi và trọng lượng của tôm
• tỉ lệ thức ăn cho vào vó (sàng ăn).
• thời gian kiểm tra vó sau khi cho ăn.

Có thể sử dụng thêm các thức ăn tăng cường sinh trưởng cho tôm phối trộn chung với thức
ăn.

Lưu ý cho tôm ăn tránh các khu vực dơ trong ao, khi tôm lột vỏ nhiều nên giảm lượng thức
ăn, khi tôm yếu / bệnh hoặc nước trong ao bẩn/ đục cũng nên giảm bớt lượng thức ăn.

5.2. Kiểm tra tôm:

Thường xuyên quan sát tôm, nhất là vào ban đêm, theo dõi để phát hiện những bất thường.

Quan sát màu sắc.

Kiểm tra các bộ phụ: chân, râu, ...

Kiểm tra mang

Kiểm tra thức ăn trong hệ tiêu hoá

Kiểm tra cường độ bắt mồi và các hành vi khác của tôm.

Xét nghiệm vi khuẩn, PCR định kì.

Chài tôm để kiểm tra trọng lượng trung bình của tôm, theo dõi sự tăng trọng của tôm và tính
toán lượng thức ăn phù hợp. Nên chài tôm vào lúc trời mát sáng sớm hoặc chiều 4-6g)

5.3 Kiểm tra nước:

- Kiểm tra pH: 2 lần/ngày (sáng, chiều)

- Kiểm tra độ trong của nước, Đo hàm lượng oxy hoà tan, Đo độ mặn, Đo độ kiềm: hàng ngày

- Đo Sulfat, đo Amonia, nitrat, nitrit, vi khuẩn, tảo: hàng tuần

Thay nước (một phần) hoặc xử lý (vi sinh, hoá chất) khi các chỉ tiêu đo không đạt yêu cầu
(biến động pH lớn trong ngày, độ trong giảm quá nhiều ...)

Sử dụng thêm các sản phẩm sinh học để làm sạch nước và đáy ao trong suốt quá trình nuôi.

29
5.4. Kiểm tra ao:

- Kiểm tra bờ, cống, mương, lưới ngăn cua... hàng ngày

- Vệ sinh sàng ăn (vó), vớt tảo (láp láp), bọt...

5.5. Quạt nước và sục khí:

- Thời lượng quạt nước và cấp oxy tăng theo tuổi của tôm.

+ từ 1-5 tuần đầu: quạt 1 giờ/ngày

+ từ 5-8 tuần tuổi: quạt từ 2- 4 giờ/ngày

+ từ 9-12 tuần tuổi: quạt từ 6-8 giờ/ngày

+ từ 13-15 tuần tuổi: quạt từ 9-10giờ/ngày

+ từ 15-thu hoạch: quạt 11-12 giờ/ngày

- Sục khí chạy máy sục khí thường xuyên vào ban đêm, vào những ngày có mưa hay ít nắng,
thời gian chạy sục khí cũng tăng theo tuổi tôm:

+ Tháng thứ 1: 4-8 giờ/ngày

+ Tháng thứ 2: 8-12 giờ/ngày

+ Tháng thứ 3:12-18 giờ/ngày

+ Tháng thứ 4: 18-24 giờ/ngày

6. Thu hoạch:

Tùy theo thị trường, và môi trường ao nuôi, tình hình sức khoẻ của tôm... mà quyết định thu
hoạch. Trọng lượng tôm lí tưởng khi thu hoạch là >= 25g/con.

Thu tôm bằng phương pháp xả cống hoặc kéo cào (xung điện).

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG CHO NTTS

Phân trùn mang lại hiệu qủa khá thú vị về màu nước cho các ao nuôi tôm cá.

Trong năm vừa qua, chúng tôi đã nhận được một số thông tin của bạn đọc hỏi về việc sử dụng
phân trùn cho ao nuôi tôm, đặc biệt đối với những ao hồ đã trải qua nhiều vụ nuôi.

Nhận thấy phân trùn có tác dụng bổ sung chất hữu cơ, khoáng và vi lượng cho đất; có giá trị
cải tạo đất: điều hoà P.H trong đất, tăng độ xốp, giảm độc tố trong đất...ngoài ra vi sinh vật
trong phân trùn có khả năng tiêu diệt những loại nấm khuẩn có hại trong đất.

Qua tiến hành thử nghiệm trên thực tế đã cho thấy phân trùn đem lại kết qủa khả quan.

30
Sử dụng phân trùn từ 15-20kg/1000m2 cho ao cần cải tạo và lượng tương ứng khi gây màu
cho thấy qúa trình gây màu nhanh hơn, màu nước bền hơn so với các ao đối chứng. Đặc biệt
áp dụng tốt cho các ao nuôi quảng canh cũng như ao nuôi công nghiệp khi gây màu và với giá
thành không phải là cao (giá thị trường vào khoảng 3.500đ/kg) hy vọng người nuôi tôm, cá có
thể thử nghiệm để nâng cao hiệu qủa của qúa trình nuôi.

Môi trường đơn giản sử dụng cho nuôi tảo đơn bào thu sinh khối phục vụ nuôi thủy sản

Có nhiều bạn đọc VietLinh hỏi tôi về cách giữ giống Tảo vì các bạn cứ phải mua với giá cao
hoặc không chủ động. Vì vậy tôi trình bày sau đây một phương pháp giữ giống tảo đơn giản
nhưng hiệu quả và tiết kiệm chi phí đến 80% tiền mua giống.

Các loài tảo đơn bào như: Chlorella, Tetraselmis, Isochrysis, Skeletonema costatum,
Nanochloropsis, Pavlova... thường được bà con nuôi để làm thức ăn cho ấu trùng Tôm (Zoa,
Misis) và cho Artermia....

Việc giữ giống tảo đòi hỏi phải có một cơ sở vật chất tối thiểu (một phòng thí nghiệm mini
với tổng đầu tư khoảng 5 triệu đồng) gồm:
- Nồi khử trùng (< 3 triệu đồng)
- Dụng cụ thủy tinh: 500.000đ
- Dụng cụ khác 500.000đ
- Hóa chất: 500.000đ

Bước 1:
Chuẩn bị môi trường: Lấy 1 thìa (muỗng) Phân đạm (loại thìa to cafe)+ 1 thìa NPK + 1 lít
nước thải Bò (gia súc) thêm nước biển sạch vào cho đủ 10 lít sau đó phân vào các bình (chai
thủy tinh trong suốt) lấy bông làm nút.

Khủ trùng Paster: Cho các chai vào nồi đổ nước đun cách thủy (ngập khoảng lưng chai) đun
ba lần bằng cách đun sôi 5 phút để nguội hoàn toàn sau đó lại đun lại (nhớ kiểm tra nước
trong nồi không để cạn).

Bước 2:
Cấy giống: Lấy các bình môi trường đã khử trùng để nguội ra một nơi thoáng, sạch, kín gió,
lấy giống đã mua đổ vào với tỷ lệ 1 giống / 10 dịch Môi trường. Đặt các chai này nơi có ánh
sáng nhưng đừng để sáng nóng quá (tránh ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp nhất là vào mùa hè).
Vài ngày sau là tảo lên xanh.

Bà con cũng có thể sử dụng môi trưrờng trên để sản xuất sinh khối Tảo nhưng chú ý một điều:
- Nước biển phải sạch
- Nước thải gia súc nên cho vào đun sôi trước khi dùng (nếu có điều kiện bà con nên mua bình
tam giác loại 250ml có bán tại cửa hàng dụng cụ thí nghiệm)

Kết quả nghiên cứu sử dụng rong sụn để xử lý ô nhiễm ưu dưỡng trong ao nuôi tôm

KHCN TS 9/2004

Phương pháp nuôi thâm canh cho năng suất cao, song do mật độ nuôi cao, lượng thức ăn cần
cho tôm cũng nhiều thêm vì vậy lượng thức ăn dư thừa và các chất bài tiết của tôm cũng lớn
theo làm cho môi trường trong ao nuôi mau chóng bị ô nhiễm.

31
Khoảng chục năm trở lại đây, người ta đã bước đầu thành công trong việc xử lý ô nhiễm ưu
dưỡng bằng rong biển (Chaiyakam, 1994; Noiry, 1999, v.v). Các tác giả này đưa ra mô hình
trồng rong câu kết hợp với loài hai mảnh vỏ, có thể loại bỏ hầu hết các chất dinh dưỡng nitơ,
phốt pho trong ao nuôi tôm, kể cả phần đáy.

Tại Phân viện Khoa học Vật liệu Nha Trang, bước đầu cũng thu được những kết quả ban đầu
nghiên cứu sử dụng rong câu cước, chỉ vàng để xử lý. Trong báo cáo này, chỉ đề cập đến kết
quả nghiên cứu khả năng xử lý môi trường ưu dưỡng của rong sụn trong các ao nuôi tôm sú
chuyên canh.

Nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành trong các bể kính có dung tích 50 lít. Chất đáy của ao
nuôi tôm sau khi thu hoạch được lấy về cho vào bể kính rồi cho nước biển đã lọc bỏ
phytoplankton tới 40 lít, tại 2 địa điểm Vạn Ninh Khánh Hoà và Ninh Hải (Ninh Thuận).
Rong sụn Kappaphycus alvarezii được trồng theo phương pháp giàn cố định trên đáy ao sau
khi thu hoạch tôm với mật độ ban đầu khoảng 1.600 - 2.000 g/m2.

Kết quả nghiên cứu cho thấy : rong sụn có khả năng hấp thụ một lượng muối amôn rất lớn với
tốc độ cao. Chỉ sau 24 giờ, hàm lượng amôn trong nước từ 1.070,49 mg/l giảm xuống còn
830,10 mg/l đối với mật độ rong 400 g/m2, tương ứng trên 20% Ðến ngày thứ 5 thì ở mọi mật
độ rong thí nghiệm hàm lượng amôn trong nước giảm đi hơn 80% và nó giữ ở mức đó cho tới
khi kết thúc thí nghiệm ngày thứ 10, hàm lượng amôn chỉ còn 10 % so với ngày đầu (hình 1).
Trong khi đó, ở bể đối chứng hàm lượng amôn trong nước tuy có giảm nhưng không đáng kể
tở 1.001,18 mg/l xuống 950,02 mg/l ở ngày thứ 7 và giữ ở mức đó cho tới khi kết thúc thí
nghiệm.

Ðối với phốt phát, sau 24 giờ rong sụn hấp thụ được từ 30 đến 60% .Mức độ hấp thụ phốt
phát tăng theo mật độ rong thả vào trong bể. Hiện tượng gia tăng này có lẽ là do trùng với quá
trình phân rã vật chất hữu cơ trong chất đáy tạo ra phốt phát và giải phóng vào trong môi
trường nước, cho nên tuy rong có hấp thụ đi một lượng phốt phát trong nước, song lại được
bổ sung ngay từ đáy, bởi vậy ở một số bể thí nghiệm ta thấy là lượng phốt phát giảm đi không
đáng kể

Ðối với thành phần nitrit, thì kết quả nghiên cứu cho thấy rong sụn hầu như không hấp thụ.
Còn nitrat trong nước thì rong sụn một phần với xu thế gia tăng theo mật độ rong thả trong bể.
Một điều đáng lưu ý khác là khả năng hấp thụ nitơ tổng số của rong sụn cũng khá cao. Sau hai
ngày đối với mật độ thả rong từ 500 đến 700 g/m2 hàm lượng nitơ tổng số đã giảm xuống từ
50 - 70 % .

Xét qua hàm lượng ôxy hoà tan trong nước chúng ta thấy nhờ có rong mà hàm lượng ôxy
trong nước được gia tăng một cách đáng kể. ở bể có mật độ rong 700 g/m2 thì hàm lượng ôxy
trong nước tăng từ 5,28 mgO2/l ở ngày đầu lên 7,53 g/m2 sau 3 ngày. Từ ngày thứ 5 đến ngày
thứ 7, hàm lượng ôxy hoà tan đồng loạt giảm với hàm lượng khá lớn. Nguyên nhân của sự
giảm thiểu ôxy trong nước có lẽ là do quá trình phân rã vật chất hữu cơ trong chất đáy gây
nên. Hiện tượng này rất phù hợp với nhận định trên khi phốt phát trong nước gia tăng đồng
loạt ở các bể vào thời điểm này. Việc giữ vững hàm lượng ôxy cao trong ao là điều quan
trọng, nó chính là nguồn thúc đẩy nhanh quá trình phân rã vật chất hữu cơ trong chất đáy của
ao, giải phóng nhanh các sản phẩm của quá trình phân rã trong chất đáy, góp phần rút ngắn
quá trình làm sạch môi trường ao nuôi.

Qua kết quả nghiên cứu trên cho ta thấy, rong sụn Kappaphycus alvarezii có khả năng hấp thụ
tốt các chất thải dinh dưỡng trong môi trường ưu dưỡng. Nó có thể là một tác nhân trong vấn
đề là sạch môi trường ao nuôi trồng thuỷ sản. Nó gợi cho chúng ta một hướng làm vệ sinh ao

32
nuôi thuỷ sản sau khi thu hoạch bằng việc trồng xen canh rong sụn trong ao đìa trong thời
gian chuyển vụ. Vừa tạo thu nhập phụ cho người nông dân, vừa không gây ô nhiễm môi
trường xung quanh vùng nuôi trồng thuỷ sản.

Từ những kết quả thu được có thể tóm lược như sau :

- Trồng rong sụn trong ao sau khi thu hoạch tôm giúp ta xử lý được chất đáy ao nuôi khỏi bị
nhiễm bẩn bởi các chất thải tích luỹ trong quá trình nuôi tôm có hiệu quả cao. Rong sụn có thể
giúp cho quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong chất đáy ao nhanh và hấp thụ các sản phẩm
phân huỷ với tốc độ cao góp phần tích cực vào việc xử lý, làm vệ sinh ao đìa, không gây ô
nhiễm tới vùng xung quanh.

- Trồng rong sụn trong ao nuôi tôm sau khi thu hoạch, ngoài việc giúp ta xử lý ô nhiễm đáy
ao, người nông dân còn có nguồn thu nhập phụ từ rong sụn trong thời kỳ chuyển vụ. Gọi là
nguồn thu phụ vì so với lợi nhuận thu từ nuôi tôm cao hơn. Song nguồn thu từ trồng rong sụn
hiện nay không phải là nhỏ.

KỸ THUẬT DÀNH CHO NGƯỜI SẢN XUẤT TÔM SÚ GIỒNG

Sản xuất tôm giống bằng công nghệ hoạt hoá

Anonit là một loại dung dịch được tạo ra nhờ công nghệ hoạt hoá, điện hoá nước muối loãng,
trên một thiết bị đặc biệt (gọi là ECA). Đây là công nghệ mới được Trung tâm Công nghệ cao
(Trung tâm KHTN&CNQG) tiếp nhận của Nga từ cuối 2002 và tạo ra bước đột phá trong việc
sản xuất tôm giống năng suất cao mà không dùng kháng sinh và hoàn toàn sạch bệnh. Ứng
dụng công nghệ hoạt hoá, điện hoá trong khử trùng bể trước khi thả tôm, cho thấy quá trình
khử trùng nhanh hơn, triệt để hơn khi dùng các hoá chất khác nên tiết kiệm thời gian. Sau khi
khử trùng dung dịch anonit không để lại lớp cặn hoá chất dư trên bề mặt bể, nên không tốn
nhân công cọ rửa thường xuyên như trước đây; trong khử trùng nước cũng đã tạo ra một
nguồn nước sạch, không để lại một chút hoá chất nguy hại nào tồn dư trong nước, nên hoàn
toàn thích hợp với ấu trùng tôm cũng như các động thực vật thuỷ sinh phát triển. Thay thế
hoàn toàn các chất khử trùng khác thường dùng trong các bể nuôi tôm như Clorin phormanin.
Dung dịch anonit có thể sử dụng trong hầu hết quá trình phát triển nhiều giai đoạn của tôm
giống, có tác dụng hạn chế tối đa sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh, diệt được trùng
loa kèn và các loại nấm trong nước, giúp phá huỷ một phần và làm đông tụ các chất thải, làm
cho quá trình xiphong chất thải hiệu quả hơn, cải thiện rõ môi trường. Dung dịch anonit có tác
dụng điều chỉnh pH thích hợp cho sự phát triển của tôm con, không cho phép tạo ra mảng sinh
học trên bề mặt ống sục khí (là nơi khu trú cho vi khuẩn). Ngay cả trong trường hợp tôm sú
giống bị chết không rõ nguyên nhân, việc xử lý bể nuôi bằng dung dịch này cũng có thể bảo
vệ được số tôm khoẻ, hạn chế thiệt hại cho nhà sản xuất.

Sử dụng anonit tắm cho tôm bố mẹ sẽ tiêu diệt được các mầm bệnh ký sinh trên vỏ tôm, phá
huỷ lớp nhầy nhớt thường thấy trên vỏ tôm, giảm bớt khả năng lây bệnh từ môi trường sống
của tôm bố mẹ sang tôm con. Khi sử dụng anonit khử trùng thức ăn có thể tiêu diệt các loài vi
khuẩn, vi trùng có trong thức ăn, kể cả trùng loa kèn thường ký sinh trên ấu trùng atermila, do
đó hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh qua đường thức ăn. Như vậy công nghệ ECA cho
phép tiêu diệt được đồng thời cả vi trùng, virus và nấm gây bệnh, nên nó có thể thay thế hầu
hết các chất khử trùng truyền thống khác.

Một số loại kháng sinh dùng trong trại giống

33
Co rat nhieu loai thuoc khang sinh thuong duoc su dung phong va tri benh trong SX tom
giong:

Sau day la mot so loai chinh: Oxytetracylin, Erythromycin, Bac-trim, Negram, Rifamycin,
Furazolidon, Nitrofuran, Cefalosforin, Frefuran, Neomycin, Pyostacin, Ciproflocacin,
Katonal, Cephalecin, Kanamycin, Amoxylin, Lincocin, Gentamycin, Nolicin, Doxycylin,
Vitro, Biodroxil, Curam, Clindamycin, Griseofuvil...

Ban xem them phan "Luat va cac van ban phap quy" trong web www.vietlinh.com.vn nhung
loai khang sinh bi cam su dung trong thuy san.

Một số qui trình công nghệ sản xuất giống tôm sú điển hình

Chọn địa điểm xây dựng trại:

Địa điểm xây dựng trại sản xuất giống cần phải đạt được các yêu cầu sau:

- Nguồn nước biển: Phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu và các chỉ tiêu môi trường nước
biển như: Độ mặn (ppt) > 30; PH 7,5-8,5; KH 100-120; độ đục (m) 1; kim loại nặng (ppm)<
0,01.

Tuy nhiên, đối với trại giống sử dụng qui trình lọc sinh học tuần hoàn, nguồn nước mặn có
thể chở từ nơi khác vì lượng nước sử dụng cho sản xuất giống ít hơn nhiều so với qui trình
thay nước và ta có thể tái sử dụng nguồn nước.

- Nguồn nước ngọt: Phải đảm bảo về chất lượng.

Các chỉ tiêu môi trường của nguồn nước ngọt như: PH 7,0-8,5; KH 80-120; sắt tổng (ppm) <
1;Mn (ppm) < 0,2; Hg (ppb) < 0,001

- Nguồn tôm bố mẹ: có thể chủ động theo yêu cầu sản xuất

- Năng lượng: Có sẵn (điện, máy phát)

- Thời tiết, khí hậu: Nhiệt đới

- Công nhân, kỹ thuật

- Vốn

- Thị trường tiêu thụ

Qui mô trại

Nhằm tiến hành thiết kế xây dựng trại được thuận lợi trong quá trình sản xuất như sau: Qui
mô trại sản xuất giống như sau: (xem bảng)

1. Qui trình kín (không thay nước)

Qui trình này đã được phổ biến từ thập niên 80, nhìn chung qui trình này chủ yếu sử dụng
kháng sinh để ức chế môi trường, sử dụng kháng sinh con giống được sản xuất ra kém chất
lượng do dùng thuốc kháng sinh quá liều, việc sử dụng kháng sinh làm ức chế môi trường

34
trong điều kiện khắc nghiệt dẫn đến tôm phát triển chậm so với qui trình thay nước (nửa kín,
nửa hở) và qui trình lọc sinh học.

2. Qui trình nửa kín nửa hở (thay nước)

- Giai đoạn đầu từ khi bố trí naupli cho đến lúc chuyển Postlarvae chỉ châm thêm nước (có
một số trại bố trí naupli cho nước đầy bể từ đầu).

- Sau đó từ postlarvae về sau thay nước từ 10-15%, tuỳ theo kỹ thuật chăm sóc tôm ương.

- Sử dụng các chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước ương.

- Hạn chế sử dụng kháng sinh, hoá chất.

3.Qui trình lọc sinh học:

- Sử dụng hệ thống lọc sinh học tuần hoàn để cải tạo môi trường nước bể ương nuôi.

Kết hợp sử dụng hiệu quả các chế phẩm sinh học

- Hạn chế sử dụng kháng sinh hoá chất

- Hạn chế thay nước (tiết kiệm nước ) nên môi trường nước trong bể ương được ổn định.

Qui mô trung
Các chỉ tiêu Qui mô nhỏ Qui mô lớn
bình
Có hợp tác, giống Hợp tác lớn, cơ
Sở hữu và điều Các thành viên cung cấp cho các quan Nhà nước,
hành hoạt động trong gia đình thành viên hay đại giống sản xuất bán
trà đại trà
Tận dụng diện tích
Diện tích 2.000-5.000m2 5.000m2 – 1 ha
đất quanh nhà
10 –20 triệu Trên 20 triệu
Sản lượng 1-5 triệu PL/ năm
PL/năm PL/năm
Số công nhân, kỹ 1 kỹ thuật, 2 côn 3 kỹ thuật, 3-4 3-6 kỹ thuật, 6-10
thuật nhân công nhân công nhân
Tổng thể tích bể
20-100m3 100-1000m3 Trên 1000m3
ương

Nuôi vỗ tôm sú bố mẹ theo qui trình lọc sinh học

Hiện nay các cơ sở sản xuất tôm giống chủ yếu tập trung nuôi vỗ thành thục trong bể xi măng.
Tài liệu này xin đề xuất thêm phương pháp nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ trong hệ thống lọc
sinh học tuần hoàn nước như sau:

Thiết kế trại tôm mẹ

35
Trại tôm mẹ được thiết kế cần 10 - 15% diện tích mái lợp sử dụng tol nhựa mờ, xung quanh
bể che kín là đủ ánh sáng cần thiết cho quá trình nuôi vỗ

- Bể nuôi vỗ: Thường sử dụng bể nhỏ có thể tích 100 - 500 lít được nối với hệ thống lọc sinh
học bằng 15 - 20% tổng thể tích bể nuôi.

- Bể nuôi tôm đực và giao vĩ: Bể có dạng hình tròn, thể tích từ 1 - 2 m3, chiều cao 0,8 - 1 m
được nối với hệ thống lọc sinh học

- Bể đẻ: Thường có thể tích 0,5 - 1 m3, có dạng hình tròn, đáy bằng để cho quá trình sục khí
cung cấp ôxy cho trứng được phát triển đồng đều hơn.

Chọn tôm bố mẹ:

Tiêu chuẩn chọn tôm bố mẹ rất quan trọng:

- Về hình thái: Tôm khoẻ mạnh, màu sắc rực rỡ, không bị tổn thương, bị bệnh hoặc có màu đỏ
sậm, đặc biệt con cái có túi tinh ở cơ quan sinh dục, nếu tôm có xuất hiện đường trứng càng
tốt

- Về trọng lượng: Tôm đực có trọng lượng trên 80gam, tôm cái trên 160 gam.

Cách vận chuyển:

- Phương pháp vận chuyển kết hợp với sục khí (dùng sục khí chạy bằng pin) và thùng xốp
40cm x 60cm, mức nước 10 cm, mật độ 4 đến 6 con.

- Phương pháp vận chuyển bằng ô xy (dùng túi nilon 40cm x 90cm), mật độ 4 đến 6 con.
Dùng nhựa mềm đường kính 5 mm cắt thành đoạn 2 cm gắn vào chuỹ tôm trước khi đóng
bao.

- Thời gian vận chuyển không quá 48 giờ

- Nhiệt độ khi vận chuyển 20 - 220C, nên thuần hoá tôm mẹ trong 15 – 30 phút trước khi thả
vào bể nuôi vỗ nhằm giúp tôm quen dần với môi trường mới.

Chăm sóc:

- Một số trại chỉ cho tôm cái đẻ vài lần sau khi cắt mắt, khi trứng thụ tinh kém (dưới 50%),
trại sẽ không sử dụng số tôm mẹ đó nữa, một số trại nuôi vỗ tôm mẹ đòi hỏi có tôm đực với tỷ
lệ đực cái 1:1

- Nuôi vỗ thành thục tôm mẹ trong bể 100 lít - 150 lít (mỗi con tôm mẹ 1 bể) để dễ dàng chăm
sóc.

Cắt mắt: Có nhiều cách để cắt mắt (dùng kẹp để cắt mắt, buộc cuốn mắt hay bóp cầu mắt).
Khi thực hiện các phương pháp này phải chọn tôm ăn mạnh và đã lột xác ít nhất 5 ngày. Cắt
mắt nhằm thúc đẩy sự thành thục mau chóng hơn thông qua tác động của tuyến nội tiết.

Dinh dưỡng: Bao gồm ốc mượn hồn, mực, trai, hào, sò và gan heo hay gan bò, lượng cho ăn
chiếm từ 20 - 30% trọng lượng cơ thể, thời gian cho ăn chia làm 8 lần trong ngày/đêm (cứ 3
giờ cho ăn 1 lần). Chú ý không nên để thức ăn quá 2 giờ).

36
Môi trường: Cho vận hành hệ thống lọc sinh học đảm bảo thay 200 – 300% lượng nước trong
bể nuôi vỗ trong 1 ngày đêm, nhiệt độ 28 – 300C, độ mặn 30 – 33%o.

Kiểm tra sự thành thục: Sau cắt mắt 3 ngày kiểm tra khi thấy bề rộng buồng trứng trên 5 mm
thì chọn cho đẻ.

Cho tôm đẻ: Bể cho tôm đẻ có hình tròn thể tích 0,5 - 1 m3, mức nước trong bể sâu 70 cm, bể
được xử lý Formalin 150 ppm trong 30 phút, mỗi bể chứa 1 con cái, bể đẻ phải được sục khí
liên tục nhẹ đều. Trứng sẽ nở sau khi đẻ 12 - 15 giờ; định lượng ấu trùng sau khi nở để chủ
động bể ương và thuận lợi kiểm soát trong quá trình chăm sóc.

Môi trường nuôi tôm mẹ phải bảo đảm các yếu tố sau:

- Độ mặn 28 – 35%o; nhiệt độ nước 25 - 300C; pH 7,5 - 8,5; KH 100 - 120; chu kỳ chiếu sáng
tự nhiên; cường độ chiếu sáng (lux); ô xy hoà tan (ppm) >5; đạm tổng (ppm) < 0,5; nitrite
(ppm) < 0,1.

- Hàng ngày thay nước 100 - 100%, ít nhất 60 - 70% hoặc dùng lọc sinh học tuần hoàn, mực
nước trong bể nuôi vỗ 0,3 - 1m, tránh tiếng ồn hay động tôm, không làm sốc hay gây tổn
thương cho tôm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát dục thành thục tốt.

CHỌN TÔM GIỐNG


Tiêu chuẩn chọn tôm sú giống

Tôm giống tốt là yếu tố rất quan trọng để đạt năng suất cao trong khi nuôi và phòng tránh
được các loại bệnh gây ra cho tôm.

Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Con giống phải đồng đều, cùng kích cỡ, khoảng 12mm.

- Tôm sú có 6 đốt ở bụng, các đốt này càng dài càng tốt và tôm sẽ lớn nhanh. Tôm có đuôi,
râu hình dáng chữ V và góc hai râu sát nhau như góc chữ V là tôm khoẻ.

- Các chân ở phần đuôi gọi là chân đuôi hay đuôi, khi bơi xoè rộng, khoảng cách giữa 4 chân
ở phần đuôi càng xa càng tốt...

- Cơ thịt bụng tôm co đều đặn, căng bóng mới tạo được dáng vẻ đẹp cho tôm.

- Không có vật lạ như nấm, vi khuẩn, hay nguyên sinh động vật bám ở chân, bụng, đuôi, vỏ
và mang tôm. Những vật lạ này sẽ làm tôm bị ngạt và không lột xác được.

- Màu sắc tôm tươi sáng, vỏ mỏng, có màu tro đen đến đen, đầu thân cân đối là con giống tốt.

- Tôm bơi ngược dòng rất khoẻ khi đảo nước trong chậu hoặc bám chắc khi bị dòng nước
cuốn đi. Nếu có 10 trong số 200 con thả mà trôi theo dòng nước là giống tôm yếu, tôm xấu.
Tôm phàm ăn, ăn tạp, chân ngực bắt giữ mồi tốt là con giống tốt.

- Tôm có khả năng chịu đựng tốt khi dùng formol. Số tôm bị chết ít (5/150 con) khi dùng
formol 1cc/10 lít nước, đó là giống tốt.

37
Sau khi chọn lựa tôm giống theo các tiêu chuẩn trên, trước khi thả tôm vào ao, phải tắm vô
trùng cho tôm rồi thả tôm giống vào ao hoặc ương tiếp 15- 20 ngày, sau đó tuyển chọn tiếp
lần nữa mới thả nuôi sẽ đảm bảo hơn.

Tuyển chọn lại những con tôm khoẻ, xoè đuôi ra hết cỡ khi bơi. Những con thích bơi ngược
dòng nước thả vào ao là tốt nhất. Mật độ thả trung bình 5- 7 con/m2 với nuôi quảng canh và
30 - 50 con nếu nuôi thâm canh.

KINH NGHIỆM THẢ TÔM GIỐNG


Trong nuôi tôm, ít người chú ý đến kỹ thuật thả tôm vì đơn giản họ nghĩ rằng thả tôm như thế
nào cũng không ảnh hưởng đến sự sống của tôm. Thực tế không phải như vậy, kỹ thuật thả
tôm rất quan trọng đến sự thích nghi và sức khỏe của tôm sau khi được chuyển từ môi trường
này đến môi trường khác.

Mật độ nuôi:

Nếu diện tích ruộng nuôi từ 0,5-1,0ha thì thả 3-4 con/m vuông. Diện tích nhỏ hơn 0,5ha thì
thả 5-10 con/m vuông.

Phương pháp thả giống:

Thả giống đúng kỹ thuật sẽ góp phần tăng tỷ lệ sống của đàn tôm. Nên thả tôm vào lúc sáng
sớm hay chiều mát. Không nên thả tôm vào lúc trời mưa hay trong điều kiện môi trường ao
nuôi chưa thích hợp. Thả tôm vào đầu hướng gió để tôm dễ phân tán khắp ao. Có 2 cách thả
tôm tốt như sau:

Cách 1: Các bọc tôm mới chuyển về được thả trên mặt ao trong khoảng 10-15 phút để cân
bằng nhiệt độ trong và ngoài bọc, sau đó mở bọc cho tôm bơi ra từ từ. Phương pháp này áp
dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong và ngoài bọc tôm chênh lệch nhau không quá 5
phần ngàn. Cần làm cầu gần mặt nước để có thể mở bọc thả tôm dễ dàng, tránh lội xuống làm
đục nước ao.

Cách 2: Thường áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong bọc tôm và độ mặn của nước
ao chênh lệch quá 5 phần ngàn. Tôm mới chuyển về cần một thời gian thuần hóa ngay tại ao
để tôm thích nghi dần với độ mặn của nước ao và các yếu tố môi trường khác. Cần chuẩn bị
một số thau lớn dung tích khoảng 20 lít và máy sục khí. Đổ các bọc tôm vào thau, khoảng
10.000 con/thau và sục khí. Cho thêm nước ao vào thau từ từ để tôm thích nghi dần. Sau 10-
15 phút nghiêng thau cho tôm bơi ra từ từ. Có thể ước lượng tỷ lệ sống của đàn tôm bằng cách
dùng lưới vào diện tích 2-3 m vuông và sâu 1m đặt ngay trong ao, thả vào lưới 1.000 - 2.000
tôm bột, cho tôm ăn bình thường. Sau 3-5 ngày kéo lưới vèo lên đếm và xác định ỷ lệ tôm còn
lại.

Một số dấu hiệu cho thấy tôm khỏe và thích nghi với môi trường ao nuôi là không có tôm chết
khi thuần trong thau, tôm bơi lội linh hoạt, bám thành thau. Tôm sau khi thả xuống ao thì bơi
chìm xuống đáy ao, không bám theo mí nước, không nổi trên mặt nước.

38
KINH NGHIỆM NUÔI TÔM SÚ TRÊN AO NỔI

Thạc sỹ Trần Hoàng Phúc-Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đã đầu tư xây
dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh trong ao nổi, vụ nuôi đầu tiên đạt được hiệu quả rất tốt,
xin giới thiệu để bà con tham khảo.

1.Quy mô công trình

+ Tổng diện tích khu nuôi là 3,6 ha, được chia làm 8 ao gồm 1 ao láng diện tích 1 ha, 6 ao
nuôi diện tích 2ha, 1 ao xử lí nước thải 0,6 ha. Ngoài ra có cống cấp, thoát nước riêng biệt để
thuận lợi trong quá trình nuôi.

+ Các ao lắng, ao nuôi được trải bạt nilon xung quanh để chống sạt lở bờ, chống rò rỉ nước từ
bên trong ra ngoài, ngăn cách lớp phèn từ bên ngoài thấm vào bên trong ao nuôi. Ngoài ra ao
lắng có sử dụng thả nuôi cá rô phi để cải thiện môi trường nước.

+ Trang bị đầy đủ như máy bơm nước, hệ thống cung cấp oxy (quạt nước), các loại máy đo
pH, độ kiềm, độ mặn, độ trong...và các dụng cụ khác phục vụ cho nuôi tôm. Sử dụng các loại
hóa chất trong quá trình nuôi như: Chất khoáng, Dolomite, chế phẩm sinh học, vitamin, men
vi sinh...

2. Cải tạo, lấy nước và xử lí nước

Thực hiện cải tạo nuôi theo mô hình chung

Cải tạo ao: Bơm cạn nước, sên vét bùn đáy và cán cho nền đáy bằng phẳng có độ dốc
nghiêng về cống thoát, có rào lưới xung quanh bờ chống cua, rẹm, còng và các vi sinh vật
khác vào ao nuôi. Sau đó tiến hành bón vôi với liều lượng 1 tấn/ha để ổn định pH đáy ao, bón
Dolomite khoảng 300kg/ha giúp tăng độ kiềm và ổn định pH cho ao nuôi.

Lấy nước và xử lí nước: Lấy nước vào ao nuôi qua túi lọc bằng vải katê nhằm ngăn chặn
không cho trứng và ấu trùng và các loài giáp xác, cá con và các địch hại khác vào ao. Bón
phân gây màu nước sử dụng từ 10-15kg DAP/1.000m2 để gây màu nước đến khi thấy nước có
màu xanh vỏ đậu tiến hành thả giống.

3.Chọn và thả giống

Tôm giống phải sạch bệnh, chất lượng tốt, cỡ đồng đều, phản ứng nhanh nhẹn, mắt mở, đuôi
xòe, không có chất bẩn bám trên tôm, kích cỡ từ 1,2-1,5cm. Mật độ thả 30con/m2, độ mặn
nước ao từ 8-15 phần nghìn. Tổng số giống thả 600.000 con.

4. Chăm sóc và quản lí ao nuôi.

a.Quản lí môi trường: Thực hiện đo pH 2 lần/ngày (6giờ sáng và 2 giờ chiều) để kiểm soát
pH thích hợp 7-8,5.

b.Quản lí phiêu sinh vật trong ao: Thường xuyên quan sát màu nước để duy trì sự phát triển
của phiêu sinh vật, độ trong thích hợp từ 30-40cm. Khi có dấu hiệu nước bị bẩn (tảo tàn) bổ
sung thêm DAP với liều lượng từ 3-4kg/ha, ngoài ra còn sử dụng Dolomite theo định kỳ 7
ngày/lần với liều lượng 50kg/ha để ổn định môi trường ao nuôi.

39
5. Cho ăn và quản lí sức khỏe của tôm

+ Sử dụng thức ăn công nghiệp cao cấp có hệ số chuyển đổi thức ăn 1:1,5 (1 kg tôm thương
phẩm tiêu tốn 1,5kg thức ăn).

+ Hàng ngày thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm, kiểm tra mức độ thức ăn của tôm để
điều chỉnh phù hợp và hạn chế để thức ăn dư thừa

+ Trong quá trình nuôi đến khi thu hoạch, tỷ lệ sống đạt hơn 80%, chỉ bị hao hụt ở giai đoạn
mới thả.

6. Năng suất và hiệu quả kinh tế

Đây là vụ nuôi đầu tiên trên vùng đất chuyển đổi từ hoang hóa và trồng lúa kém hiệu quả
chuyển sang phát triển nuôi trong năm 2003. Sau thời gian nuôi 4 tháng cho thu hoạch, kích
cỡ tôm trung bình 40 con/kg. Năng suất bình quân đạt 6 tấn/ha, sau khi trừ chi phí thực lãi
hơn 200 triệu đồng.

Kinh nghiệm thạc sỹ Trần Hoàng Phúc rút ra:

Nuôi tôm sú trong ao nổi tiết kiệm được hơn 40% diện tích đất nạo vét so với ao chìm. Mặt
nước hữu hiệu lớn, thuận lợi cho công tác cải tạo ao hồ cũng như thu hoạch dễ dàng. Với loại
hình ao nuôi này còn làm giảm việc đào xới trong quá trình thi công, lượng phèn tiềm tàng
không phát triển được sẽ hạn chế tối đa tác động xấu cho môi trường khu vực nuôi. Xung
quanh bờ ao có trải bạt nilon, có trang bị máy quạt nước (cung cấp thêm oxy) nên khi gặp
trời mưa giảm được lớp phèn độc trôi xuống ao. Nhờ phát triển mô hình nuôi tôm sú thâm
canh trên ao nổi có nhiều ưu điểm hơn ao chìm truyền thống, nên đến nay cánh đồng ấp Mỹ
Quý, xã Hiệp Mỹ, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) đã hình thành được hơn 20 trang trại nuôi
đều cho kết quả tốt.

NUÔI TÔM SÚ – NHỮNG KHUYẾN CÁO ĐÁNG LƯU Ý


VỚI SỰ THAM GIA:

* TS. Nguyễn Thanh Phương – Phó trưởng Khoa Thủy sản - ĐHCT.

* ThS. Trần Thị Thanh Hiền – Trưởng Bộ môn Sinh học nghề cá Khoa Thủy sản – ĐHCT.

* ThS. Trần Công Bình – Giảng viên Bộ môn Thủy Sinh học ứng dụng Khoa Thủy sản –
ĐHCT.

* KS. Tiêu Minh Tâm – Trưởng phòng Chuyển giao Kỹ thuật Cty DV.BVTV. An Giang đại
diện cho đơn vị phối hợp thực hiện chương trình.

Đối với bà con ở các vùng ven biển thuộc ĐBSCL, nghề nuôi tôm sú đã trở thành một nghề
rất hấp dẫn vì mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng trong thực tế sản xuất cũng gặp không ít
cái rủi ro. Nhiều bà con phải thất bại trắng tay vì tôm bệnh, con giống chất lượng không cao.
Do đó việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong việc kiểm tra chất lượng con giống là hết
sức quan trọng. Góp phần quyết định rất lớn đến sự thành công của bà con.

* TS. Nguyễn Thanh Phương: Những khuyến cáo đáng lưu ý về kỹ thuật kiểm tra PCR: Đây
là một kỹ thuật tương đối hiện đại, có độ chính xác cao giúp bà con biết được các bệnh xuất

40
hiện trên tôm ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên kỹ thuật này có thể cho một số kết quả khác nhau từ
các phòng thí nghiệm khác nhau với nhiều lý do như: sai số trong quá trình phân tích, loại hóa
chất mà từng phòng thí nghiệm sử dụng, tay nghề của người thực hiện, cách bà con thu mẫu
để gởi đến phòng thí nghiệm,... Đối với việc thu mẫu để kiểm tra, bà con nên lấy ở nhiều vị trí
khác nhau rồi trộn lại cuối cùng thu một mẫu khoảng 200 - 300 con, gởi lên các phòng thí
nghiệm thì các kết quả kiểm tra sẽ chính xác hơn.

Hiện nay, các tỉnh ở ĐBSCL đã đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm kiểm tra PCR nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho bà con kiểm tra chất lượng con giống trước khi mua thả nuôi.
Nhưng do kinh phí kiểm tra bằng PCR còn rất cao, nên một số bà con còn e ngại. Để tiết kiệm
chi phí, trước khi lấy mẫu gởi đi kiểm tra, xác định tôm có nhiễm bệnh đốm trắng hay đầu
vàng không? Bà con nên dùng phương pháp cảm quan để xem bể tôm mà mình dự định mua
có tốt hay không? Sau đó có thể sử dụng Formol để gây sốc, nếu như con tôm có chất lượng
tốt thì mới lấy cái mẫu đó gởi đi phân tích. Những mô hình thâm canh và bán thâm canh, bà
con nên sử dụng phương pháp PCR để xét nghiệm con giống để an toàn hơn. Đối với các mô
hình quảng canh cải tiến, mô hình luân canh lúa tôm thì không nhất thiết phải kiểm tra PCR
mà có thể dùng các biện pháp xét nghiệm gây sốc hoặc là cảm quan để chọn con giống tốt.

* Hỏi: Có thể dùng các thức ăn cho tôm ăn được chế biến từ các cơ sở sản xuất thức ăn gia
súc hay không. Thức ăn chính của tôm sú ngoài môi trường tự nhiên là gì?

Đáp (ThS. Trần Thị Thanh Hiền): Các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc lớn khi chuyển sang sản
xuất thức ăn cho tôm có đủ vốn đầu tư, thiết bị thì họ có thể chế biến được thức ăn cho tôm
đạt chất lượng. Nhưng các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc nhỏ thì hiện nay vẫn chưa đạt theo
tiêu chuẩn với hai lý do:

+ Về giá trị dinh dưỡng của thức ăn: con tôm có nhu cầu dinh dưỡng rất cao nhất là đạm phải
trên 35%. Nguồn nguyên liệu phải có chất lượng cao ví dụ như bột cá phải có hàm lượng đạm
trên 60% và độ mặn nhạt hơn 5%. Các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật không thích hợp để
chế biến thức ăn cho tôm.

+ Về công nghệ chế biến: phải đảm bảo viên thức ăn chế biến đạt tiêu chuẩn, có độ kết dính
tốt, có mùi đặc trưng, kích cỡ phù hợp. Do đó các thiết bị phải có công nghệ cao từ khâu
nghiền tới khâu ép viên. Nếu sử dụng các thiết bị không đạt tiêu chuẩn, viên thức ăn khi sản
xuất ra cho tôm ăn sẽ tan rất nhanh, hiệu quả bắt mồi của tôm giảm và làm ảnh hưởng môi
trường nuôi.

Tôm ở giai đoạn nhỏ (giai đoạn ấu trùng) thường ăn tảo hoặc các phiêu sinh vật trôi nổi trong
môi trường nước. Khi trưởng thành nó sẽ di chuyển xuống ăn các động vật dưới đáy như giáp
xác, tôm cua nhỏ, giun... và xác của các động vật thối rữa là thức ăn rất ưa thích của tôm sú
ngoài tự nhiên.

* Hỏi: Khi đi mua tôm giống làm thế nào để nhận biết được là giống tốt hay xấu? Để đảm bảo
chất lượng của tôm giống nên đến nơi nào mua là tốt nhất? Nếu vận chuyển đường xa nên làm
thế nào để không ảnh hưởng đến con giống. Những con giống ở nơi khác mang đến thì nên
làm thế nào để có thể phù hợp với môi trường nước trong ao nuôi ở địa phương?

Đáp (ThS. Trần Công Bình): Để đánh giá chất lượng tôm giống ta có thể tiến hành các bước
như sau:

1. Đánh giá bằng cảm quan: quan sát bầy tôm giống để xem tôm có khỏe hay không. Vì sức
khỏe của con tôm có thể biểu hiện bên ngoài qua hoạt động, hình dạng, màu sắc. Một bầy tôm

41
giống khỏe thì phải đồng màu, đồng cỡ, không dị dạng. Đầu tôm không bị cụt, hoặc là quẹo
cong qua một bên (thường gọi là bị “te đầu”). Con tôm giống tốt phải có râu khép, đuôi xòe
(giai đoạn P12, P13). Để kiểm tra hoạt động của tôm, bà con có thể bỏ tôm vào trong thau khi
tôm phân bố đều, bà con gõ nhẹ vào thành thau, nếu thấy tôm búng lên rất nhanh và khi quay
nhẹ dòng nước tôm có khuynh hướng bơi ngược dòng hoặc quay đầu lại tức là tôm khỏe. Bà
con có thể quan sát khả năng bắt mồi của con tôm bằng cách dùng một cái ly thủy tinh, múc
tôm lên quan sát ra phía ngoài ánh sáng, nếu thấy ruột của tôm có thức ăn liên tục thì đó là
tôm khỏe, nếu ruột tôm trống rỗng hoặc bị đứt khúc tức là tôm đã bắt mồi kém hoặc thiếu
thức ăn và như thế tôm giống không được tốt.

2. Đánh giá sức khỏe bên trong: chúng ta có thể đánh giá gián tiếp sức khỏe của tôm giống
thông qua kỹ thuật gây sốc bằng hóa chất thông thường là formalin (hay formol) nồng độ
200ppm (200 phần triệu) trong vòng nửa giờ. Để tiến hành, bà con dùng một cái xô đựng 10
lít nước pha vào 2cc formol, sau đó thả vào khoảng 100-200 con tôm giống. Nửa giờ sau đếm
số tôm chết lắng ở dưới đáy xô, nếu số tôm chết không quá 5% số tôm thả vào thì bầy tôm đó
đạt yêu cầu.

Nếu thực hiện được 2 khâu nêu trên thì bà con có thể yên tâm về chất lượng tôm giống mang
đi thả nuôi. Tuy nhiên, để cho chính xác hơn trong một số mô hình nuôi có đầu tư cao như mô
hình nuôi bán thâm canh và thâm canh thì bà con nên tiến hành thêm một bước kiểm tra theo
kỹ thuật PCR.

Khi vận chuyển tôm giống đi xa bà con cần chú ý: mật độ tôm giống vừa phải, thường khoảng
1.000 con tôm/1 lít nước. Không nên vận chuyển lúc trời nóng vì sẽ làm tôm bị hao hụt, yếu
đi và chúng ăn nhau rất nhiều (tốt nhất là khoảng 20 –220 C). Thời gian vận chuyển tốt nhất
trong vòng 5 tiếng đồng hồ, nếu vận chuyển đi xa có xe bảo ôn bảo đảm được nhiệt độ thì thời
gian vận chuyển tối đa khoảng18 tiếng đồng hồ.

Trước khi thả tôm xuống ao nuôi, chúng ta cần kiểm tra độ mặn và nhiệt độ của nước mà
chúng ta vận chuyển tôm giống và nước ao nuôi. Nếu độ mặn chênh lệch không quá 3%0
(phần ngàn) thì bà con có thể tiến hành thả tôm và phải cân bằng nhiệt độ. Nếu độ mặn hơn
3%0, chúng ta phải làm cân bằng cách lấy nước ở dưới ao nuôi tôm cho chảy từ từ vào cái xô
hay cái thau đựng tôm giống với tốc độ làm sao hạ độ mặn xuống khoảng 1 -2%0 trong vòng
1 tiếng đồng hồ. Sau khi trung hòa được độ mặn giữa bên trong xô và bên ngoài ao chúng ta
có thể tiến hành thả tôm. Để cho tôm quen với môi trường nước ao, nên đặt thau dưới ao cho
nước vào từ từ để cân bằng nhiệt. Nếu tôm ở trong bao thì nên để bao tôm trên mặt nước
khoảng 15 phút cho nhiệt độ nước bên trong và bên ngoài bằng nhau sau đó chúng ta sẽ thả.

Ngoài chất lượng tôm giống tốt và vận chuyển thuần hóa đúng kỹ thuật, để có tỷ lệ tôm sống
cao đòi hỏi ao nuôi phải được cải tạo thật kỹ, sạch và nước ao phải được gây màu đầy đủ
khoảng 30-35 phân.

* Hỏi: Có thể thả tôm sú xuống ruộng với mật độ thưa để tự kiếm thức ăn, để không gây ô
nhiễm nguồn nước và ít mầm bệnh có được hay không?

Đáp (TS. Nguyễn Thanh Phương): Khi áp dụng mô hình luân canh tôm sú - lúa, bà con nên
thả ở mật độ không quá 3 con tôm bột/m2 . Nếu ruộng có khả năng bơm nước, có bờ giữ nước
tốt thì mật độ thả có thể lên 4-5 con/m2. Với mật độ 3 con/m2 bà con có thể bổ sung thức ăn
định kỳ bằng lượng thức ăn tự chế hoặc từ các cơ sở sản xuất. Khi mật độ nuôi thấp môi
trường sẽ ít bị ô nhiễm, tôm sống thoải mái hơn, ít bệnh hơn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý mực
nước trong ruộng phải đảm bảo ở mức 30-40 cm để tôm có điều kiện sinh sống tốt. Khi thật
cần thiết bà con có thể thay nước nhưng cần chú ý đến hệ thống kinh rạch bên ngoài vì có

42
nhiều mầm bệnh. Nếu thay nước nhiều quá mầm bệnh ở bên ngoài kinh có thể vào ruộng nuôi
và sẽ ảnh hưởng đến con tôm nuôi.

* Hỏi: Cách khắc phục khi tôm bị mềm vỏ? Khi tôm được nuôi ở nước ngọt dễ bị mềm vỏ
hơn tôm nuôi ở nước mặn có đúng không? Cách bảo quản tôm sau khi thu hoạch để không bị
giảm giá trị sản phẩm?

Đáp (ThS. Trần Thị Thanh Hiền): Có 2 nguyên nhân gây bệnh mềm vỏ trên tôm: Môi trường
nuôi: những vùng nước lợ nhạt hoặc vùng nước ngọt có lượng Canxi và độ kiềm thấp ảnh
hưởng đến sự hình thành vỏ của tôm. Các ao nuôi trong vùng nước thải công nghiệp, thuốc
trừ sâu cũng là nguyên nhân gây bệnh mềm vỏ. Thức ăn: Tôm cần có một lượng khoáng đặc
biệt là Canxi và Phospho để hình thành vỏ. Và vitamin D giúp cho quá trình hấp thu khoáng
của con tôm được tốt hơn.

Để khắc phục bệnh mềm vỏ bà con nên chú ý:

+ Đảm bảo độ pH từ 7,5-8,5 và duy trì độ kiềm trong ao. Bà con nên bón vôi với liều lượng
10-15kg/1000m 3mặt nước.

+ Chọn thức ăn đủ dinh dưỡng, đủ lượng Canxi và Phospho theo tỷ lệ 1:1 tức là 1 canxi 1
phospho. Không nên bổ sung nhiều canxi vào trong thức vì nếu lượng canxi trên 2,3% thức ăn
thì sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu các chất khoáng của tôm.

Để đảm bảo chất lượng tôm tốt khi thu hoạch phải đảm bảo 3 vấn đề: “nhanh, sạch và lạnh”,
tuyệt đối không đổ tôm xuống đất. Phải giết tôm ngay để tránh tôm bị hư hỏng và xây xát. Bà
con có thể dùng một thùng sạch để trong đó 10 lít nước và 10 kg nước đá vụn, khi nước đá
vừa tan nhiệt độ khoảng 00C, thả vào 20kg tôm để trong vòng 30 phút. Sau đó vớt tôm ra và
để trong thùng “mốp” cứ một lớp đá mịn rồi tới một lớp tôm, độ dày của mỗi 1 lớp nước đá 1
lớp tôm không quá 1 tấc. Để bảo quản lạnh 10 kg tôm thì cần khoảng 15-20 kg nước đá tùy
theo thời gian bảo quản. Thời gian từ lúc thu hoạch xong chở tới nhà máy chế biến không quá
24 giờ. Tuyệt đối không sử dụng muối hay hóa chất bảo quản.

* Hỏi: Nguyên nhân tôm bị bệnh đốm trắng và đầu vàng, cách khắc phục?

Đáp (ThS. Trần Công Bình): Bệnh đốm trắng và đầu vàng trên tôm do virus gây ra và không
có thuốc trị.Virus có trong nguồn con giống và qua các ký chủ trung gian như tôm tép, cua
còng sống trong nước. Tôm bị bệnh đốm trắng thường xuất hiện những đốm trắng nhỏ trên vỏ
tôm, đặc biệt trên vỏ đầu và vỏ đốt thứ 6 (đốt cuối cùng), bệnh thường xảy ra trong vòng 30-
90 ngày sau khi thả, tập trung nhất từ 30-60 ngày. Tôm bị bệnh đầu vàng trên đầu chỉ ửng
vàng lên một chút xíu, xuất hiện trong khoảng 20-70 ngày sau khi thả. Hai bệnh này có khả
năng gây chết rất nhanh và thiệt hại đến 100% trong vòng 2-7 ngày sau khi thấy tôm tấp vào
bờ. Thường trước khi tôm chết khoảng 1-2 tuần, tôm tự nhiên ăn lên rất là nhiều. Khi gặp tình
trạng này, bà con cần tìm cách cải thiện môi trường sớm để hạn chế mầm bệnh và tỷ lệ chết sẽ
ít hơn. Để phòng bệnh do virus cần hạn chế sự xâm nhập của virus vào trong ao nuôi tôm,
quản lý môi trường ao nuôi tôm ổn định, tránh gây sốc cho tôm. Nguồn nước khi lấy vô phải
qua lưới lọc không cho ký chủ mang mầm bệnh vào ao. Dùng hóa chất để diệt những virus lơ
lửng trong nước ao đối với mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh. Hoặc có thể qua ao
lắng trên 5 ngày để mầm virus này chết đi trước khi đưa vào ao nuôi tôm đối với mô hình
nuôi quảng canh. Bà con có thể dùng chlorin xử lý nước 2 tuần trước khi thả tôm để diệt tôm
tép tạp hay cua còng mang mầm bệnh và cũng để an toàn cho tôm. Khi tôm được 1 tháng tuổi
định kỳ 10 ngày/lần để xử lý nước ao bằng thuốc hay hóa chất khử trùng.

43
Ngoài ra trong quá trình nuôi, tôm còn có một số bệnh khác như bệnh đốm rong hay bệnh đen
men, bệnh ăn mòn phụ bộ. Đây là những bệnh thông thường, rất dễ khắc phục gây ra chủ yếu
do mội trường nước ao xấu đi. Có thể cải thiện bằng các loại thuốc (hóa chất) bán trên thị
trường.

TS (Nguyễn Thanh Phương) trao đổi một số vấn đề về nuôi tôm sạch: Sản phẩm sạch đòi hỏi
rất nhiều tiêu chuẩn đặc biệt là không ô nhiễm, không nhiễm các hóa chất hoặc những thuốc
cấm sử dụng, không nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Để có sản phẩm sạch cần phải có một qui
trình từ khâu nuôi đến khâu thu hoạch, chế biến và sau đó bán ra.

+ Thứ nhứt phải có khâu chuẩn bị ao, sên vét ao, sử dụng các loại hóa chất gì để đảm bảo
được tiêu chuẩn vệ sinh.

+ Thứ hai là chất lượng con giống tốt không nhiễm mầm bệnh.

+ Thứ ba là vấn đề sử dụng thức ăn và phân bón trong ao nuôi. Thức ăn không được chứa các
chất kháng sinh hoặc hóa chất ảnh hưởng đến sản phẩm. Việc quản lý môi trường ao nuôi cần
phải đặt lên hàng đầu nhất là nuôi thâm canh và bán thâm canh. Việc sử dụng thuốc hạn chế
bệnh cần phải chú ý đến dư lượng trong con tôm, nên dùng các biện pháp sinh học. Đặc biệt
khâu thu hoạch có tính chất quyết định đối với sản phẩm của chúng ta.

* Hỏi: Tại sao tôm chậm lột xác và lột xác không đều? Nguyên nhân? Nên dùng thuốc lột xác
cho tôm hay không. Biện pháp nào cho tôm lột xác đồng đều và hiệu quả nhất?

Đáp (ThS.Trần Thị Thanh Hiền): Tôm chậm lột xác chủ yếu do: thiếu dinh dưỡng, không đủ
chất để làm đầy trong vỏ của nó nên nó không nứt vỏ ra để lột xác, môi trường không tốt hoặc
trong quá trình nuôi tôm bị bệnh đốm rong. Để cho con tôm lột xác đều và phát triển tốt ngoài
việc quản lý môi trường tốt, bà con cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng cho tôm. Cần cho
con tôm ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng , cung cấp đầy đủ các lượng khoáng cần thiết để nó
hình thành vỏ mới hoàn chỉnh và cơ thể của nó sinh trưởng tốt.

Nếu tôm nuôi lâu lột xác bà con cũng có thể thay nước, việc thay nước sẽ kích thích tôm lột
xác vì tôm thường lột xác khi con nước rong. Bà con không nên nóng vội sử dụng các loại
thuốc lột xác cho tôm vì khi vỏ mới chưa hình thành mà tôm lột xác sẽ dễ làm tôm chết, chỉ
sử dụng khi nào tôm bị bệnh đốm rong không thể lột xác được.

44

You might also like