You are on page 1of 11

Nghiên cứu về phươg pháp kể chuyện sang tạo theo tác phẩm văn học chung và

theo kinh nghiệm nói riêng vẫn còn chưa nhiều ở khoa Tiểu học - Mầm non. Hiện
nay tại khoa đã có một số đề tài nghiên cứu về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về phương pháp kể chuyện sáng tạo cho
trẻ 5- 6 tuổi trong giờ học và ngoài giờ học.

3) Mục đích nghiên cứu

Bước đầu tìm hiểu một số phương pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện sáng tạo.

4) Nhiệm vụ nghiên cứu:

4.1) Tìm hiểu một số cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài nghiên cứu

4.2) Xây dựng một số phương pháp kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

4.3) Tổ chức thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của các phương pháp kể
chuyện sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi mà đề tài tìm hiểu.

4.4) Xử lí kết quả nghiên cứu

5) Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Do đây là một vấn đề hết sức mới mẻ nên chúng tôi chỉ nghiên cứu và dừng lại ở
việc đề xuất một số phương pháp kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
chứ chưa có điều kiện nghiên cứu ở lứa tuổi mẫu giáo khác.

*) Khách thể và địa bàn nghiên cứu:

- Nhóm trẻ 5 – 6 tuổi của trường mầm non Quyết thắng - Thị xã Sơn la.

- Nhóm trẻ 5 – 6 tuổi của trường mầm non Hoa ban – Thành phố Điện Biên.

*) Đối tượng nghiên cứu:

Phương pháp kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi.

6) Phương pháp nghiên cứu:

6.1) Phương pháp nghiên cứu lí luận:


Nghiên cứu sách, tài liệu có liên quan đến đề tài, đọc và hệ thống các tài liệu có
liên quan đến cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu và các tài liệu có liên quan đến
cơ sở hình thành lên kỹ năng kể chuyện sáng tạo ở trẻ.

6.2) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Dùng phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn giáo viên ở các trường mầm non về
phương pháp kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi.

- Phương pháp trò chuyện cùng trẻ.

6.3) Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Sử dụng các phương pháp đã đề xuất tác động đến một nhóm trẻ khối thực nghiệm.

7) Tổ chức thực nghiệm:

STT Thời gian nghiên cứu


Giai đoạn 1 Từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 10 năm 2007 lựa chọn đề tài
nghiên cứu và hoàn thành đề cương luận văn
Giai đoạn 2 Từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 12 năm 2007 thu thập tài
liệu, nghiên cứu lí luận và thực tiễn.
Giai đoạn 3 Từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 2 năm 2008 thực nghiệm ở
trường mầm non Quyết thắng - Thị xã Sơn la
Giai đoạn 4 Từ tháng 2 năm 2008 đến tháng 4 năm 2008 thực nghiệm ở
trường mầm non Hoa ban – T.P Điện Biên
Giai đoạn 5 Từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 5 năm 2008 tổn kết kết quả
thực nghiệm, xử lí số liệu, lập bảng thống kê, hoàn thành đề
tài
8) Những đóng góp của luận văn:

Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lí luận và thực tiên, xây dựng các phương
pháp kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Sự thành công của đề tài sẽ bổ sung cho phương pháp kể chuyện sáng tạo cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong giờ học và ngoài giờ học nân cao chât lượng giáo dục
mầm non. Đồng thời đề tài hoàn thành được lưu trữ tại thư viện trường Đại học
Tây Bắc sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu việc “Trẻ vận
dụng tư duy và ngôn ngữ để kể chuyện sáng tạo ở lứa tuổi mầm non cho sinh viên
khoa Tiểu học - Mầm non nói riêng và cho những độc giả quan tâm vấn đề này nói
chung.

Bước đầu đề suất và vận dụng được 4 phương pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi kể
chuyện sáng tạo.

9) Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Trong chương này chúng tôi đề cập đến cơ sở lí luận về tác phẩm văn học nói
chung và phần kể chuyện nói riêng đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và cơ sở thực
tiễn nhằm tìm hiểu:

- Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc giúp trẻ kể chuyện sáng tạo.

- Thực trạng trẻ 5 – 6 tuổi với việc kể chuyện sáng tạo.

Chương 2: Một số phương pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện sáng tạo trong giờ
học và ngoài giờ học.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trong chương này chúng tôi sẽ thực hiện hoá, kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả
của các phương pháp đã đề xuất kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Xử lí kết quả thực nghiệm bằng thống kê toán học để đánh giá tính khả thi của giả
thuyết khoa học mà luận văn đã đề xuất.

PHÂN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

I) Cơ sở lí luận

I.1) Chức năng, vai trò, phân loại truyện kể

I.1.1) Chức năng của truyện kể đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Trước hết phải thấy rằng truyện kể dù là thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện
cười, truyện danh nhâ…. đều là những tác phẩm nghệ thuật. Những câu chuyện đời
thường là những tình huống xảy ra có thực tiễn được sắp xếp lại bằng một lối tư
duy, ghi nhớ qua ngôn ngữ. Truyện kể nhừm mục đích chính là đem đến cho người
nghe niêm vui, sự thích thú, thư giãn sau những giờ lao động mệt nhọc, căng
thẳng. Người kể chuyện khêu gợi lòng yêu cái đẹp: cái đẹp trong thiên nhiên, trong
xã hội của cong người, nâng câp tâm hồn, hướng cho trẻ ước mơ cao xa và trí
tưởng tượng phong phú, lối tư duy trừu tượng đạt tới sự phát triển hài hoà và toàn
diện của bản thân thông qua hình tượng nghệ thuật hay những tình huống có thật
mà trẻ được trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày.

Kể chuyện bồi dưỡng cho trẻ nhưng tri thức thông thường về tự nhiên xã hội song
chức năng cơ bản của môn kể chuyện là kích thích sự vận động linh hoạt của trí
tuệ, mở ra những chân trời mới cho trí tưởng tượng làm phong phú các hình thức,
mầu sắc của lí tưởng sống đang từng bước hình thành trong tâm hồn trẻ. Những
tiếng cười sảng khoái, không khí thư giãn thoải mái trong giờ kể chuyện tạo ra sự
gần gũi, sự cảm thông, lòng tin cậy giữa người kể chuyện và người nghe, đặc biệt
giữa cô giáo với những em rụt rè, thiếu cởi mở do bản tính hoặc do hoàn cảnh
sống.

Kể chuyện cũng là một biện pháp tôt rèn cho trẻ thói quen chú ý – là điều kiện cần
cho sự tiếp thu mọi tri thức khoa học. Qua kinh nghiệm thực tê, các cô giáo thầy
giáo nào cũng nhận thấy: khi câu chuyện mới bắt đầu thì trong lớp còn có trẻ thờ ơ,
thậm trí đùa nghịch, nhưng ít phút sau, khi kể đến những biến cố li kì, hấp dẫn
trong truyện thì sự chú ý của trẻ cũng tăng, tin thần hưng phấn thể hiện rõ trên từng
gương mặt.

I.1.2) vai trò của truyện kể:

I.1.2.1) Vai trò của truyện đối với trẻ:

Truyện có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tình cảm và thói quen của trẻ. Nếu như ở
người lớn, qua mỗi câu truyện ta suy tư ngẫm nghĩ và rút ra bài học cho mình thì
trẻ cũng vậy. Sau mỗi một câu truyện trẻ đã học tập và cư xử theo những hình
tượng đẹp trong truyện. Cháu Vũ Đức Tuấn (lớp 3) trường tiểu học Tô Hiêu khi
được hỏi:”Hôm nay tuấn nhặt được tiền à? Sao không chạy đi mua bánh kẹo hoặc
đồ chơi đẹp mà lại nộp cho cô giáo ngốc thế”. Em phản ứng lại ngay:”Em không
ngốc”, trong sách đạo đức kể chuyện, bạn Hùng cũng nhặt đựơc của rơi đem trả lại
người mất, thế mới là ngoan và Hùng được cô giáo và các bạn khen…. Một câu
trắc nghiệm tâm lý hết sức khó cho Tuấn vì tôi đã cố tình gán cho em là “ngốc”
trước một nghĩa cử cao đẹp, sự phản ứng lại mạnh mẽ của em Tuấn và sự giải thích
danh dọt đầy đủ dẫn chứng của em khiến tôi “tâm phục, khẩu phục” và càng thấy
rõ hơn vai trò của truyện đối với trẻ em.

I.1.2.2) Vai trò của truyện đối với trẻ mẫu giáo:

Riêng đối với trẻ mẫu giáo đang là độ tuổi học mà chơi – chơi mà học, trẻ rất hưng
phấn với những câu truyện mà trẻ tâm đắc, hàng ngày các hoạt động của trẻ là một
dòng chảy các vận động mang tính chất là những trò chơi câu truyện. Tuy nhận
thức của trẻ chưa cao thông qua các câu truyện chúng ta có thể dễ dàng giáo dục
hành vi, ý thức cho trẻ.

Nhà bé Thu Trà (3 tuổi) có bố đi xa, một mình mẹ Hoa phải tất bật. Bé đã khóc
không cho mẹ làm việc. Mẹ Hoa đã kể một câu truyện với nội dung: “Có một em
bé không ngoan …. “ Nghe câu truyện của mẹ kể, bé Trà ngừng khóc, ngoan ngoãn
chơi với các em bé búp bê, trong khi chơi bé đã kể lại câu truyện mà mình được
nghe từ mẹ cho các em bé búp bê nghe. Kể xong bé dặn các em búp bê: “không
được khóc, phải ngoan chị mới thương”. Vô hình chung những câu truyện đã tác
động trực tiếp và hết sức hiệu quả tới trẻ - một hiệu quả không thể có được ở hình
thức dăn đe, giáo huấn… Tôi nghĩ đó chính là vai trò vô cùng to lớn của truyện đối
với trẻ mẫu giáo dù đó là một tác phẩm truyện hay là một câu truyện được thêu dệt
nên từ hoàn cảnh cụ thể, tình huống sát thực….

I.1.2.3) Vai trò của truyện đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Truyện kể đóng vai trò chủ đạo chi phối đến sự hình thành và phát triển nhân cách
của trẻ: ở trẻ 5 – 6 tuổi là độ tuổi chuẩn bị đến trườn tiểu học, do thay đổi môi
trường họ tập: từ học mà chơi sang học ra học chơi ra chơi nên các em bước sang
một cuộc khủng hoảng tâm lí lần thứ hai (lần thứ nhất vào 3 tuổi). Nhưng trẻ sẽ rất
dễ khắc phục nếu như các bậc ông bà cha mẹ, các cô giáo khéo léo lồng ghép
những câu truyện văn học hoặc những câu truyện xung quanh đời sống học tập ở
trường phổ thông.
Truyện kể là thước đo của sự phát triển tư duy đối với trẻ 5 – 6 tuổi. Một đứa trẻ
thông minh, nhanh nhẹn và có vốn từ phong phú bao giờ cũng sáng tạo nên những
câu truyện khiến ta bất ngờ và cảm thấy thán phục với lối tư duy hết sức ngộ
nghĩnh đầy hồn nhiên của trẻ thơ.

Bé Lê Hoàng Dương (6 tuổi), vào một ngày mát trời được bà ngoại cho ra cánh
đồng dạo chơi. Đùa nghịch với bùn đất làm bé rất khoái chí, mải về chới với bùn
đất nên bé chẳng để ý chào hỏi ai. Thấy đứa bé ngộ nghĩnh có bác nông dân đi qua
liên đứng lại hỏi:” Cháu năm nay ba nhiêu tuổi?” , bé chưa vội trả lời mà láu cá hỏi
lại bác “thế ông bao nhiêu tuổi?”. Bác nông dân trả lời:” Ông it hơn chau 1 tuổi”.
Như một phép tính logic thật thông minh và nhanh chóng bé reo lên vui sướng:” A!
thế ông phải gọi cháu là anh, cháu năm nay 6 tuổi, vậy là ông mới 5 tuổi thôi
đấy!bà ơi! từ nay cháu có em rồi nhé nhưng mà em đó lớn và già lăm”… vậy là
bên cạnh sự vui sướng hồn nhiên của đứa bé thông minh là sự “mất mặt” của bác
nông dân và sự ngượng ngùng của bà ngoại nó. Bé Dương say sưa tiếp tục nghịch
bùn đất cùng với bao sự khám phá riêng đang nảy nở trong cái đầu bé xíu kia.

Truyện kể có vai trò là sự dây nối giữa thế giới thực tại và thế giới ảo tưởng đang
tồn tại trong trẻ thơ. Thông qua cách kể truyện ta có thể đánh giá được trí tưởng
tượng của trẻ phong phú đến đâu, đã gắn được với hiện thực cuộc sống như thế
nào. Qua đó ta có thể đề ra phương pháp, biện pháp giúp trẻ kết hợp hài hoà giữa
hai thế giới thực và thế giới ảo.

I.1.3) Phân loại truyện

I.1.3.1) Loại truyện là những tác phẩm văn học:

a) Truyện thần tiên:


Bằng hư cấu, truyện cổ tích chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về đạo lý, những kinh
nghiệm xử thế không ngoan của con người qua các thời đại. Sự phân biệt bằng trực
cảm cái thiện – cái ác, cái cao thượng - cái thấp hèn, thấm sâu vào tâm hồn trẻ
thành tiềm thức làm phong phú đời sống nội tâm, giúp cho sự nhìn nhận phán đoán
về việc đời, lòng người thêm tinh tế, sắc bén ở tuổi trưởng thành. Mặt khác, những
truyện thần tiên cổ điển của các cây bút bậc thầy của nên văn học dân gian, của các
dân tộc trên thế giới mộc mạc mà thâm thuý, giản dị mà bay bổng, hoàn hảo về
hình thức nghệ thuật, có khả năng gợi cảm hứng, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo
của trẻ trong tương lai.
b) Truyện cười:

Là loại truyện kể về những nhân vật, những tình huống đáng cười nhằm gây cười,
có khi gây vui, có khi để phê phán hoặc đả kích. Trẻ vốn hiếu động, ham vui cho
nên những chi tiết gây cười tạo cho không khí lớp học vui tươi, vẻ phấn chấn rõ rệt
ở mỗi trẻ. Mỗi dân tộc thường có một số nhân vật truyện cười điển hình mà tính
cách chỉ cần gợi đến đã xua tan trong ta những buồn phiền trong cuộc sống hàng
ngày.

c) Truyện khoa hoc:

Kể về các hiện tượng tự nhiên, về lối sống muôn vẻ của động, thực vật. Không chỉ
có tác dụng nâng cao nhận thức, tình cảm của trẻ đối với thiên nhiên, mà bằng hư
cấu, nhân hoá còn mở rộng ở trẻ sự đồng cảm với những buồn vui, may mắn, rủi ro
của người khác, hướng trẻ tới lòng vị tha cao đẹp.

d) Truyện lịch sử:

Kể về những sự kiện, những nhân vật lịch sử thường được truyền tụng từ thế hệ
này sang thế hệ khác. HỌ truyền tụng, gọt giũa, tô điểm thêm có tác dụng nối liền
quá khứ đặc biệt là quá khứ dân tộc với hiện tại, khơi gợi ý thức về quan hệ giống
nòi,, quốc gia, giáo dục cho trẻ lòng ngưỡng mộ anh hùng, lòng tự hào chính đáng
về truyền thống vẻ vang của dân tộc, củng cố lòng yêu nước, tình đồng loại.

I.1.3.2) Loại truyện kể không phải là những tác phẩm văn học

a) Loại truyện kể theo kinh nghiệm bản thân trẻ:

Là những câu truyện mà trẻ nhớ lại và những truyện kể đó gây ấn tượng với trẻ
khiến trẻ cảm thấy thích thú, tâm đắc. Những câu truyện kể theo kinh nghiệm bản
thân giúp trẻ củng cố lại trí nhớ còn ghi nhó có chủ định và thể hiện được hành vi
thái đọ của trẻ qua việcc trẻ kể lại truyện (tình huống) của bản thân mình đã trải
nghiệm.

b) Loại truyện kể theo tình huống “có vấn đê”

Là những câu truyện trẻ hào hứng tham gia kể khi được cô giáo khơi gợi sự hứng
thú, hấp dẫn. Loại truyện này giúp giáo viên đánh giá mức độ tư duy, óc linh hoạt
nhanh nhạy của trẻ đến mức nào và qua đó đoán biết được đặc điểm tâm lí của
từng cá nhân trẻ. Loại truyện này nên áp dụng nhiều trong tiết “Làm quen với môi
trường xung quanh” với tên mới là “Hoạt động khám phá khoa học” sẽ mang lại
hiệu quả lên trẻ rất cao vì tự được trải nghiệm vốn kiến thức mà mình biết thông
qua các tình huống “có vấn đề”.

Trong các loại truyện kể trên loại truyện thần tiên là loại truyện quan trong nhất đối
với trẻ vì luc này đời sống của trẻ đag tồn tại 2 thế giới: Thế giới thực và thế giới
ảo. Trong truyện thần tiên, thế giới ảo chứa đựng trong các yếu tố thần kì đóng vai
trò quan trọng trong kết cấu và quá trình dẫn dắt truyện, nó tạo ra sức mạnh, vẻ đẹp
độc đáo cuốn hút trẻ thơ. Yếu tố kì diệu trong truyện cổ tích là sự bịa đặt hư cấu có
ý thức, vì thế nó trở thành phương tiện nghệ thuật giúp trẻ phát triển trí tưởng
tượng, là chất men say đặc biệt hấp dẫn trẻ thơ, lứa tuổi giàu trí tưởng tượng, khát
khao nhận thức, luôn yêu thích sống với những ảo giác êm đẹp và rất giàu mơ ước.

Thế giới cổ tích thần kì - một thế giới nghệ thuật của hư cấu hoang đường rất phù
hợp với nếp tư duy của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, lứa tuổi chưa quen với những
truyện tầm phào vô vị của cuộc sống, chưa được kinh nghiệm cay đắng làm cho
khôn ngoan. Truyện cổ tích thần kì dường như cố tình đoạn tuyện với những ràng
buộc của kinh nghiệm hàng ngày để xây dựng nên những lâu đài bay bổng của trí
tưởng tượng và cảm quan lãng mạng, táo bạo của dân gian. Chính khả năng tưởng
tượng hoang đường do hư cấu chủ tâm này là sự đồng điệu với những giấc mơ đời
không thực. Đó là khát vọng thuộc về một thực tại khác, một thực tại không biết
đến bi kịch và đau đớn, không đi tìm sự lí giải của lí trí. Sống trong thế giới nghẹ
thuật của cổ tích thần kì, trẻ mẫu giáo đồng cảm với một hình thái đầu nguồn của
cuộc đời thế giới ấy là 1 thế giới vô hình về cuộc sống hồn nhiên mà càng trưởng
thành con người càng bỏ rơi dần, cam phận đứng ngoài sảnh bé nhỏ đang diễn ra
muôn vàn cuộc chơi với những quả bóng đủ mầu. Ở thế giới đó, tuổi thơ dại bỗng
nhiên được ngắm nhìn một thứ hạnh phúc mà cuộc đời càng đi đến đích cũng bỗng
lại thấy nhớ nhung và muốn tìm kiếm lại

I.2) Khả năng phát triển tâm sinh lý và ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi:

Theo quan điểm tâm sinh lý học, ngôn ngữ học và giáo dục học hiện đại cho rằng:

Trẻ 1 tuổi đã bắt đầu có hoạt động trí tuệ, đến một tuổi rưỡi trẻ bắt đầu tư duy. Trẻ
2 tuổi đã có khả năng phân biệt những sự vật hiện tượng có hình dáng khác nhau.
Qua hướng dẫn, trẻ có thể thu nhận và hiểu được những điều người lớn sai boả
trong khi chơi với trẻ. 3 – 4 tuổi trẻ đã biết nhảy múa, biết tự mình làm một số
việc bắt chước hình vẽ để vẽ hình, xếp đồ chơi… 5 – 6 tuổi trẻ bắt đầu có năng lực
phân tích, năng lực tổng hợp, biết so sanh nặng nhe, to nhỏ và phân biệt được mầu
sắc, hình khối trẻ bắt đầu biết tư duy và suy diễn trừu tượng, thích bắt chước mô
phỏng hành vi, lời nói các nhân vật mà trẻ được xem trên vô tuyến truyền hinh
hoặc do người khác kể cho nghe. Tuổi mẫu giáo lớn đã biết dùng lời nói làm
phương tiện để chuyện trò với người khác và nhận biết môi trường xung quanh.
Trẻ rất yêu thích và nghe ròi kể lại những câu truyện hấp dẫn chúng như truyện cổ
tích hay các tình huống “có vấn đề” mà trẻ gặp phải ở cuộc sống bình thường. Ở
trẻ mẫu giáo lớn đã có khả năng đó vì trẻ đã có những hiểu biết nhất định về không
gian, thời gian vật lý. Các cháu đã đạt tới trình độ phân tích, tổng hợp, suy luận
nhất định nên hay lặng lẽ suy nghĩ, có khi lẩm bẩm một mình. Đó là biểu hiện của
sự phối hợp hoạt động giữa cảm giác tri giác xúc giác và ngôn ngữ để tạo ra một
thế giới cho mình.

I.2.1) Theo quan điểm sinh lý học

Trẻ 5 – 6 tuổi đã có thể tiếp thu sự chỉ dẫn, huấn luyện và trả lời được khá rõ ràng
những vấn đề đặt ra bằng những câu hỏi thú vị hấp dẫn. Những nhà sinh lý học và
giải phẫu học cho biết bộ não của trẻ 5 – 6 tuổi không khác với bộ não người
trưởng thành là bao nhiêu. Với một tỉ rưỡi tế bào thần kinh và hàng vạn tế bào phụ
trợ khác trong đại não, trẻ đã biểu hiện năng lưc trí tuệ qua hoạt động tổng hợp của
lời nói, qua suy nghĩ, quan sát tập trung chú ý, khả năng ghi nhớ, liên tưởng, tưởng
tượng và khả năng giải quyết nhiệm vụ chơi, học, sinh hoạt của mình một cách
sáng tạo.

Sự khôn lớn, phát triển và trưởng thành của trẻ phụ thuộc vào hoạt động thích nghi
với môi trường và thế giới hiện thực theo cơ chế đồng hoá và điều ứng ở con
người. Cơ chế này có mối liên hệ với hoạt động phản xạ diễn ra ở tre; Phản xạ có
điều kiện và phản xạ không điều kiện. Có điều cân lưu ý là sưj di truyền gien đã
tạo ra sự kì diệu trong tâm linh trẻ mà người lớn không thể xem thường. Đó là cơ
sở niềm tin để giáo dục, đào tạo trẻ bằng những phương tiện văn học nghệ thuật,
bằng những tình huống ngoài thực tế.

Phản xạ không điều kiện được ổn định và có sẵn. Phản xạ có điều kiện là loại phản
xạ hình thành sau này trong quá trình sống của cá thể trẻ. Để nó lâu bền, cần sự hỗ
trợ của những điều kiện hình thành và sự củng cố. Phản xạ có điều kiện là hạot
động tín hiệu nhờ hai loại kích thích: Kích thích cụ thể như am thanh, hình ảnh,
mầu sắc. mô hình, gọi là tín hiệu thứ nhất. Còn tín hiệu thứ hai có được ở trẻ nhờ
những kích thích trừu tượng như: lời nói, chữ viết, môi trường xã hội, con người.
ĐÓ chính là điều kiện không thể thiếu ở trẻ mẫu giáo hình thành và củng cố hệ
thống tín hiệu thứ hai. Muốn mở mang trí lực cho trẻ ở độ tuổi này cần phải hướng
dẫn, dạy bảo trẻ sử dụng tiếng nói để giao tiếp. Trước 7 tuổi là thời kì then chốt để
rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ. Ren tập nói, phát âm chuẩn, dùng từ đúng, câu nói gọn
và tập kể lại truyện để phát triển năng lực liên kết các câu diễn đạt tốt hơn. Hoạt
động của tín hiệu thứ hai là cơ sở sinh lý của hoạt động tư duy và phát triển ngôn
ngữ.

I.2.2) Theo quan điểm của ngôn ngữ học

Muốn kể truyện sáng tạo trước tiên trẻ phải có vốn từ phong phú và ngôn ngữ
mạch lác. Cụ thể trong đầu trẻ có rất nhiều ý tưởng ngộ nghĩnh dễ thương nhưng
ngôn ngữ kem phát triển trẻ sẽ không thể nào diễn đạt ý hiểu của mình một cách
sáng tạo.

Ở lứa tuổi 5 – 6 tuổi trẻ rất nhạy cảm với việc hình thành ngôn ngữ. Vì vậy người
lớn phải thận trọng khi dùng từ với trẻ và những người xung quanh. Trẻ thường
xuyên sử dụng khoảng 3500 từ, trẻ đã biết mở rộng câu theo hướng số từ trong câu
tăng dần, và số câu trong khi diễn đạt giảm đi. Vốn ngôn ngữ như phương tiện
thông báo mà đã bắt đầu sử dụng nó với ý nghĩa trao đổi giao tiếp. Sự phong phú
đa dạng của câu, các hình thức độc thoại đã chuyển sang đối thoại và kể truyện:
“trẻ đã có thể phân biệt ngôn ngữ của người kể và ngôn ngữ của các nhân vật
trong truyện, như vậy cảm xúc và ngôn ngữ cùng với năng lực biểu cảm bằng ngôn
ngữ của trẻ đã phát triển khá”.

Theo óc quan sát của các nhà khoa học như I.Blamxki và Bulôman (Mỹ) thì bộ óc
con người liên tục học tập có thể chứa đựng lượng tri thức tương đương với trên
nửa triệu cuốn sách. Nếu trí lực bình thường của con người đạt được ở lứa tuổi
thanh niên là 100% thì ở lứa tuổi 4 – 7 tuổi trẻ đã đạt được khoảng 80% khối lượng
kiến thức ấy. Như vậy đủ thấy tuổi mẫu giáo lớn là độ tuổi vô cùng quan trọng giữ
vai trò then chốt nhất để phát triển trí tuệ một cách thuận lợi, để hướng trẻ dần vào
hoạt động học tập. Thông thường ở trẻ thông minh, sự phát triển ngôn ngữ thu
được những kết quả cao hơn trẻ cùng độ tuổi. Lớp trẻ này đã có thể nói năng lưu
loạt, biết lý giải, có thể phán đoán thông thao. Như (Triệu Tuệ Trân) .. Người ta đã
phát hiện ra cách tức tổ chức hoạt động của hệ thần kinh của trẻ mẫu giáo rất kỳ lạ.
Chúng phát triển theo lối cạnh tranh. Nếu ở thời kì này được hoạt động thường
xuyên tích cực, thì một số lượng dây thần kinh yếu và vô ích sẽ bị loại trừ. Trí tuệ
của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi phát triển nhanh nhất, nên môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội có ảnh hưởng rất to lớn. Từ 3 – 6 tuổi, nếu coi nhẹ ảnh hưởng môi
trường văn hoá nghệ thuật… thì những đứa trẻ này sẽ không bao giờ có cơ hội đạt
được mức độ trí tuệ như có thể chúng đã sẵn sàng đón nhận.

Như chúng ta đã biết, sự phát triển trí lực ở trẻ mẫu giáo chỉ trở thành đặc tính cá
nhân khi trẻ biết dùng ngôn ngữ để suy nghĩ với tư cách là nội dung và công cụ tư
suy. Ngôn ngữ trở thành nội dung và công cụ tư duy khi nó đã tìm được con đường
vận động hợp lí và tạo ra được một số biểu danh chỉ định sự vật (sau này là hệ
thống khái niêm) và sự phối hợp tối đa với ý tưởng về phạm vi kiến thức hoặc chủ
đề mầu sắc cá nhân trong sử dụng ngôn ngữ và nhất là sự diễn đạt

You might also like