You are on page 1of 12

CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP TRẺ 5 – 6 TUỔI KỂ TRUYỆN

SÁNG TẠO

I) Quan điểm về kể truyện sáng tạo

Sáng tạo ở đây không được dùng theo khái niệm thông thường coi sáng tạo là hoạt
động của những thiên tài, những vĩ nhân như Dacuyn, Tonxtoi… Sáng tạo ra
những vấn đề khoa học lớn, những tác phẩm vĩ đại. Vưgôtxki trong cuốn: “Trí
tưởng tượng và sáng tạo ở tuổi thiếu nhi” (nhà xuất bản phụ nữ Hà nội dịch năm
1995) đã viết: “ sáng tạo thực ra không chỉ cs ở nơi tạo ra những sản phẩm lich sử
vĩ đại và ở khắp nơi nào con người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra một
cái gì mới dù là bé nhỏ đến đâu chăng nữa so với các sáng tạo của những bậc thầy
về thiên tài. Tuyệt đại đa số những phát minh là do những người vô danh làm ra,
như thế một quan điểm khoa học về vấn đề này buộc ta phải xem xét sự sáng tạo
như là một quy luận hơn là một ngoại lệ. Và như vậy, cơ chế sáng tạo bao hàm việc
tích luỹ tài liệu, xử lí tìa liệu, phá huỷ những mối liên hệ tự nhiên của các yếu tố đã
thu nhận được, biến đổi những yếu tố đã phân giải, thiết lập những mối quan hệ
mới. Cơ chế này cho ta hình dung quá trình tiếp nhận và sáng tạo truyện của trẻ và
ngay cả trong quá trình kể truyện của cô giáo thực hiện quy trình dạy học

Muốn kể được truyện sáng tạo chúng ta phải giải quyết nó ở hai góc độ:

- Nếu là 1 tác phẩm văn học: Chúng ta vẫn phải giữ nguyên nội dung cột
truyện, làm phong phú truyện, hay nói cách khác là sáng tạo nhưng không
làm biến dạng truyện. Nếu là 1 truyện từ ngoài thực tế đời sống chúng ta
phải gọt giũa bớt chi tiết và thổi hồn vào đó những yếu rố gần gũi hơn, thân
thuộc và có ý nghĩa hơn với thế giới trẻ thơ. Hay nói cách khác: sự vật được
nhìn qua lăng kính chủ quan của con người mới hình thành một câu truyện
sáng tạo. Vì vậy chúng ta nên hiểu một cách rõ ràng nhât: sáng tạo ở đây
không phải là sáng tạo ra một văn bản mới hoàn toàn mà căn cứ vào cấu tạo
truyện xâu tạo tùnh huống sự việc, vào những yếu tố động, biến đổi của
truyện đế sáng tạo trong hoạt động kể của cô. Ở góc độ này, cần chú ý sáng
tạo trong diễn đạt ngôn ngữ kể cho sinh động, phong phú, cho hay hon. Sáng
tạo trong việc nắm những chi tiết đặc sắc, đặc điểm thảm mĩ của truyện kết
hợp với giọng kể, nhịp điệu kể, lời kể với cử chỉ điệu bộ nét mặt, diễn xuất,
tạo ra môi trường kể truyện hấp dẫn, cuốn hút, gây ấn tượng sâu sắc cho trẻ.
Như vậy vai trò của người kể, hoạt động kể trong diễn xướng là vấn đề quan
trọng. Raxiem Ganxtot đã viết rất hay: “ Tôi còn nhớ khi tôi còn bé, nghe
những nghệ nhân râu tóc bạc phơ kể truyện, tôi tưởng tượng như không phải
họ kể mà là những núi đồi, những hang dộng cổ xưa như miệng cong quỷ, là
bản thân đất nước, mặt trời và mặt trăng….” Người kể truyện cổ tích hay
những câu truyện đời thường thực tế của cuộc sông - với tất cả tâm hồn sáng
tạo của mình đã thể hiện và để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn con
người ngay từ khi còn ấu thơ. Như vậy ở góc độ này, phải nghiên cứu và đề
xuất cho được nghệ thuật kể, viễn cảnh kể, nhịp điệu kể, lời kể, giọng điệu
kể….

Ở góc độ thứ 2, kể sáng tạo cổ tích là thay đổi nội dung cột truyện sản sinh cốt
truyện cổ tích mới. Hoặc những sự việc đời thường được kể sáng tạo và nâng lên
thành chủ đề chủ điểm cho trẻ học. Sáng tạo ở goc độ này chúng tôi dựa vào kết
luận rất khả quan của các nhà giáo dục Nga có tên tuổi như P.Iacôpsơn Daparogiet
… đã nêu ở phần cơ sở lí luận, trên cơ sở này chúng tôi vận dụng sáng tạo bằng
cách thay thế câu truyện cũ bằng một câu truyện mới với những yếu tố biến đổi:
Nhân vật, hành động, chức năng ấy là yếu tố bất biến. Cách thứ hai, có thể dựa vào
luận điểm chính của Kerobelite: con đường sáng tạo truyện kể là từ một côt truyện
giản đơn tiến tới 1 cột truyện phức tạp bằng một số phương thức. Phức tạp hoá
truyện chính là con đường phát triển của truyện. Như vậy một truyện ta ó trong tay
bao gồm một vài hoặc hàng chục cốt truỵen đơn giản. Vấn đề đặt ra cần thực hiện
là hoạt động kể truyện sáng tạo gồm haiquá trình có liên quan đến nhau: nó bắt đầu
từ quá trình thứ nhất: kể sáng tạo của cô giáo, từ đó tổ chức ho trẻ hoạt động kể
truyện sáng tạo. Quá trình thứ hai nhằm phát triển năng lực nhạy cảm thẩm mĩ, để
trở thành một chủ thể hoạt động sáng tạo thật sự trong cách kể và cách cảm truyện.
II.2) Nguyên tắc xây dựng phương pháp kể truyện sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi

II.2.1) Truyện cổ tích có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ nên khi kể sáng tạo truỵên cổ
tích phải phản ánh trung thành giá trị của cổ tích thần kì biểu hiện trên hai phương
diện: sự thật đưòi sống và chân lí nghệ thuật. Dù cổ tích thần kì có khoác áo hoang
đường kì ảo và những điều không thể tin cậy về mặt mô tả hiện thực, nhưng thật sự
đời sống vẫn được bộc lộ trong mối quan hệ xã hội lịch sử và những bài học kinh
nghiệm sống. Đặc trưng giáo huấn và bài học giáo dục đào tạo mà những thế hệ
sau này tà rút ra được từ cổ tích thần kỳ đều có gôc rễ từ đó. Vì vậy cổ tích thần kỳ
dân gian đã gấn liên với hơi thở cuộc sống và nâng cao giá trị nhận thức cho trẻ.
Chân lí nghệ thuật trong cổ tích thần kì được hiểu là chân lí mang tính xúc cảm
thẩm mĩ, do lôgic nội tại của truyện được phát sinh và phát triển trong những
phương tiện nghệ thuật của thế giới cổ tích. Chân lí nghệ thuật ấy chỉ được hiểu
trong giới hạn những đặc điểm thi pháp cổ tích thần kì dân gian. Như hư cấu chủ
tâm, trí tưởng tượng hoang đường luôn vượt giới hạn kinh nghiệm và thực tiễn tạp
ra khả năng và sức mạnh tư duy vượt cấp, siêu nhiên thể hiện trong chức năng
nhân vật. Nhân vật chức năng này mang trên mình hai báu vật luôn hỗ trợ và là
động lực để con người thực hiện sứ mệnh cao cả của mình. Hai báu vật đó là tình
cảm thẩm mĩ và tình cảm ý chí vô địch đã tạo nên mẫu hình lí tưởng, một tấm
gương đạo lí của cổ tích thần kì.

Chân lí nghệ thuật biểu hiện vẻ đẹp sáng tạo của con người trong văn học nghệ
thuật. Đưa phương pháp kể truyện sáng tạo vào dạy học ở mẫu giáo phải đảm bảo
cân đối giữa hai phương diện trên.

II.2.2) Thứ hai: Khi xây dựng phương pháp kể truyện sáng tạo phải gắn liền đặc
trưng của các loại “tiết học” cụ thể cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (nếu là
kể truyện sáng tạo trong tiết văn học) hoặc kể được những đặc trưng của các sự vật
- hiện tượng một cách lôgic và khoa học (nếu là tiết làm quen với môi trường xung
quanh) hoặc phải có mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn nếu là các câu truyện tự
gặp ngoài cuộc sống… Trẻ thể hiện niềm đam mê khi kể đó cũng chính là trẻ dang
kể sáng tạo và ngọn nguồn sáng tạo cũng xuất phát từ sự damg mê và ngôn ngữ
phong phú, lời nói mạch lạc chính là đôi cánh của sự sáng tạo câu truyện kể.

Nếu đó là 1 tác phẩm văn học thì phương phaps kể sáng tạo truyện phải bao quát
được các dạng thức: Đọc và kể cho trẻ nghe truỵện, dạy trẻ kể lại truyện một cách
sáng tạom hướng dẫn trẻ đóng kịch dựa theo tác phẩm đã nghe tập cho trẻ sự sáng
tạo truyện. Trong các dạng thức tiến hành trên lớp theo tiết học, cần nhấn mạnh
đến hoạt động kể truyện. Linh hồn và chất lượng của việc kể truyện này phụ thuộc
vào vai trò và đặc điểm của người kể và lời kể. Người kể và lời kể trong phương
pháp đó phải tái hiện trọn vẹn hoàn chỉnh câu truyện, tức là phải bảo toàn hệ thống
hành động trong mối quan hệ với chi tiết và tình huống truyện với yếu tố thần kỳ,
tình huống truyện và kết thúc câu truyện sẽ giúp trẻ hình dung về quá trình hành
động với những biến cố, trong dòng sự kiện. Với sự giúp đỡ ban tặng của những
yếu tố thần kỳ, nhân vật thần kỳ đã góp phần phác vẽ ra gương mặt nhân vật và
tình cảm của người nghe với nhân vật. Từ việc tái hiện câu truyện, phương pháp kể
truyện sáng tạo phải chỉ ra thật cụ thể mục đích mà nhân vật chính phải đạt được
đó cũng chính là biểu hiện của chưc năng nhân vật chủ đạo. Tất cả các nhân vật
chưc năng khác trong cấu trúc truyện chỉ là phương tiện nghệ thuật góp phần làm
rõ hành trình và phẩm chất của nhân vật chính. Có thể thấy các dạng thức tiết học
trên lớp đều nhấn mạnh những nội dung cơ bản trên. Các dạng thức ấy vừa phản
ánh mức độ khác nhau vừa hỗ trợ nhau để trẻ tiếp thu được cốt truyện những cai
hay, cái mới trong lời kể sáng tạo cảu cô, để rồi sau đó trẻ cũng có thể nhớ lại và kể
sáng tạo truyện.

Điều các giao v iên cần chú ý: Dù có nhiều khó khăn trên lớp học, tiết học, cô giáo
vẫn thể hiện được phương hcâm “học mà chơi – chơi mà học” mà không sợ khiên
cưỡng, vì giữa kể truyện sáng tạo và trò chơi có nét tương đồng:

a) Trò chơi và kể truyện sáng tạo đều là khách quan hoá hình ảnh hoặc ý tưởng
, để sáng tạo nên một thế giới mới có thể chấp nhân.

b) Trong khi xây dựng các bức tranh cuộc sống theo lí tưởng thẩm mĩ, trò chơi
và kể truyện sáng tạo đêu sao phỏng, bắt chước hiện thức. Biến đổi hiện thực
theo quy luật chơi phải được thoả thuận và chấp nhận thì trẻ chơi cũng như
việc kể truyện sáng tạo mới tồn tại và có y nghĩa

c) Thế giưới được sáng tạo trong trò chơi và trong các câu truyện sáng tạo và
dù là trò chơi hay câu truyện sáng tạo đều có tính cách hai mặt, nghĩa là
người tiếp nhận biết đó là giả tưởng mà vẫn tin, đó là sự thật đời sống được
phản ánh một cách đặc thù.

d) Trò chơi và kể truyện sáng tạo đều đạt được sự tự do tư tưởng và hoạt động
của con người.

Tất nhiên, dù có nhiều điểm tương đồng như vậy song không thể kết luận vội vàng
và đơn giản răng trò chơi là kể truyện sáng tạo, kể truyện sáng tạo là trò chơi. Vì
mục đích cuối cùng của chúng là khác nhau. Chơi để thoả thích, để khoái cam,
thiên về chức năng giải trí. Còn kể truyện sáng tạo cũng thoả mãn khoái cảm
nhưng là khoái cảm thẩm mĩ thưởng thức đánh giá cái chân, cái giả và mang tính
xã hội rõ rệt thông qua việc diễn đạt và truyền thụ cái đẹp. Chính đặc trưng diễn
đạt theo quy luật cái đẹp mà việc kể truyện sáng tạo còn có giá trị nội tại, có hình
thức nghệ thuật như một phương thức khám phá và sáng tạo ra hiện thực mới. Như
vậy phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” được quán triệt trong phương pháp
kể truyện sáng tạo có nghệ thuật nội dung với nhau, vừa thực hiện được chức năng
kép là giải trí trong trò chơi, vừa thực hiện chức năng giáo huấn và đào tạo tri thức
trong học tập.

II.3) Xây dựng phương pháp kể truyện sáng tạo không chỉ nhằm tái tạo đối tượng
phương pháp mà căn cứ vào phân tích cấu trúc và quá trình vận động của cấu trúc
truyện, nhận thức khám phá những điều còn tiềm ản trong truyện. Do đó nó hàm
chứa sự tái tạo hoặc mô phỏng sự cải biến và sự sáng tạo chứ không làm sơ lược và
chết cứng đối tượng. Phải dựa vào khả năng và mức độ sáng tạo truyện mới có thể
tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu, hình thành phương pháp kể truyện sáng tạo
cho cô giáo để phát huy đến trẻ.

Biểu hiện của việc kể sáng tạo truyện cho trẻ không phải là tạo ra 1 câu truyện mới
hoàn toàn. Mọi sự sáng tạo đều bị quy bởi đối tượng của mình, muốn kể được
truyện sáng tạo trước hết trẻ phảo có cảm xúc và trí tuệ. Đó là hai nhân tố cần thiết
ngang nhau đối với hành động sáng tạo. Cảm xúc và trí tuệ thúc đẩy sự sáng tạo
của trẻ nói riêng và của con người nói chung.

II.4) Một số điều giáo viên cần lưu ý khi sử dụng các phương pháp kể truyện sáng
tạo:

Kể truyện cho trẻ là một hoạt động đầy hứng thú nhưng rất khó khăn, đòi hỏi phải
dày công rèn luyện:

Như đã xác định, truyện kể là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Mỗi tác phẩm
nghệ thuật có cái chât, cái diện mạo riêng, hài hước, hay bi hùng, mua vui đơn
thuần hay có ý nghĩa giáo dục đạo lí… Bởi vậy giáo viên kể phải nắm nvững
những nét riêng biệt ây, thực sự cảm nhận được cái hay của truyện tức là phải nắm
vững chủ đề cốt truyện, nội dung truyện đến từng chi tiết nhỏ. Mọi sự ngập ngừng
lúng túng do nhớ sai, bỏ sót các tình huống chi tiết quan trong hay do lẫn lộn trình
tự biến cố, mọi sự trung lặp ý hay lời ngoài ý muốn… đều gây băn khoăn, mất
hứng thú cho trẻ, làm đứt mạch cảm thông giữa người kể và người nghe.

Muốn vậy khi chuẩn bị lên lớp giáo viên phải đọc kỹ truyện rồi tập kể đôi ba lần để
biết đoạn kể nào chưa thông suốt, hình ảnh nào còn mờ nhạt, lời kể nào còn khó
khăn thiếu cảm xúc… để tìm cách sửa chữa cho câu truyện được hấp dẫn.
Kể truyện trong lớp không nên kể to chỉ cần kể rõ, giữ cho giọng kể êm nhẹ vừa đủ
nghe. Nét mặt cử chỉ điệu bộ có tác dụng bổ trợ cho lời kể thêm diễn cảm, nhưng
cần xử lí vừa phải, tự nhiên. Nên nhớ tằng mọi sự cường điệu, giả tạo đều không
đạt được hiệu quả mong muốn.

Khi bắt đầu câu truyện, người kể nên khéo léo tạo ra không khí chờ đợi, sự chú ý
ban đầu, tuyệt đối tránh lập trạt tự bằng những lời nhận xét, những cử chỉ thiếu tế
nhị. Trong quá trình kể truyện, nên tránh dừng lại để nhắc nhở em này, phê bình
em kia thiếu tập trung chú ý, gây ra sự vướng mắc trong mối giao cảm giữa người
kể và người nghe.

Nên nhớ răng, trẻ thờ ơ, không thích nghe, chưa chắc là lỗi của chúng mà có thể là
do cách kể truyện thiếu hấp dẫ. Cách bố trí chỗ ngồi cho trẻ cũng đáng quan tâm.
Nên để các em ngồi thành hàng ngang, tôt nhất là theo hình vòng cung trong tư thế
thoải mái, cô giáo đứng ở vị trí trung tâm đảm bảo cho em nào cũng nhìn thấy và
nghe rõ cô giáo, phải có sự gần gũi trong không gian mới. Tạo ra được sự gần gũi
về tình cảm. Cứ giám sát các cháu nhỏ thích xà vào lòng bà, xúm xít quanh bà khi
nghe bà kể truỵen thì thấy rõ. Cô giáo không chỉ cần bao quát lớp mà đặc biệt cần
phải có sự giao lưu tình cảm với trẻ (qua ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, chất giọng) cùng
các em chia sẻ những vui buồn, lo lắng cho số phận các nhân vật qua từng bước
diễn biến của câu truyện.

Để rèn luyện trí nhớ, phát triển ngôn ngữ, năng lực diễn đạt cho trẻ, người kể
truyện nên động viên các em trước hết là những em bạo dạn nói năng lưu loátm kể
lại một số truyện mà các em thích thúm giúp các em dàn dựng, biểu diễn một só
hoạt cảnh do các em tự chọn vai diễn và các em diễn xuất, cô giáo luôn sẵn sàng tỏ
thái độ tán thưởng 1 cách hồn nhiên, thật lòng, uốn nắn nhẹ nhàng mà không chê
trách những động tác ngôn ngữ diễn xuất còn vụng về nhằm khuyến khích ngày
càng đông đảo số các em tham gia các hoạt động đó.

Tóm laik: Thành công của phương pháp kể truyện sáng tạo ở trẻ là sự thấu hiểu sâu
sắc cais chất độc đáo của từng truyện, sự giao cảm chân thành giữa người kể và
người nghe. Sự tái hiện đầy đủ nhiệt tình, tự nhiên 1 tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
bằng những thủ pháp sư phạm hoàn thiện.

IV) Một số phương pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi kể truyện sáng tạo trong và ngoài giờ
học:
IV.1) Một số phương pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi kể truyện sáng tạo trong giờ học:

IV.!.1) Phương pháp tạo môi trường gần gũi và phù hợp với bối cảnh tác phẩm/

Chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp “Tạo môi trường gần gũi và phù
hợp với bối cảnh tác phẩm” giành cho tiết văn học giờ kể truyện đặc biệt là truyện
cổ tích. Sở dĩ chúng tôi tạo ra phương pháp này thiên về truyện cổ tích bởi vì đối
với trẻ thơ truyện cổ tích có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống tình cảm
cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

IV.1.2.1) Ý nghĩa của phương pháp “Tạo môi trường gần gũi vói bối cảnh tác
phẩm”. Phương pháp này có thể thực hiện một cách thuận lợi dựa vào tính diễn
xướng của truyện cổ tích thần kì và năng lực tri giác truyện cổ tích, thông qua sự
nhạy cảm thính giác và “sức nghe” của trẻ. Trẻ chưa biết đọc truyện trực tiếp nên
việc tao ra môi trường gần gũi với bối cảnh tác phẩm là phương pháp nâng cao
năng lực tiếp nhân truyện cổ tích thần kì trong giờ kể truyện.

Thực hiện thành công phương pháp này nghĩa là người giáo viên đó đã thể hiện sự
tài ba của mình bằng cách đưa trẻ vào thế giới cổ tích giữa dòng thời đại mà trẻ
không hay biết, không run sợ và lạc lõng, vẫn hồn nhiên và đam mê cùng các nhân
vật cổ tích vật lộn với cái ảo tưởng hoang đường để đến một kết cục có hậu. Rồi
sau đó cũng dùng phương pháp này giáo viên lại từ từ đưa trẻ từ thế giới cổ tích về
với thực tại cuộc sống mà không cảm thấy mơ màng trước cuộc sống, trẻ lại tiếp
tục vui chơi hồn nhiên và trong bộ óc trẻ thơ lúc này đã đong đầy những xúc cảm
thẩm mĩ, giá trị nhân đạo và các nhân vật của câu truyện cổ tích trong thế giới cổ
tích mà mình vừa thâm nhập vào.

IV.1.2.2) Biện pháp thực hiện phương pháp “Tạo môi trường gần gũi với bối cảnh
tác phẩm”

Thứ nhất tạo môi trường gần gũi với bối cảnh tác phẩm bằng cách trang trí lớp với
mầu sắc cổ tích trước khi vào giờ kể truyện cổ tích: mầu sắc trong truyện cổ tích
thường là rất cũ, rất trầm: “Ngày xửa ngày xưa”, giáo viên phải trang trí sao cho
không gian giờ dạy im ắng, ánh sáng vừa phải thể hiện sự huyền ảo hư hư thực
thực của truyện cổ tích, cảnh vật trang trí trong giờ dạy là những mảng trang trí
được lấy từ tình huống truyện, nhân vật hành động …. Hay những chi tiết tưởng
chứng như hết sức nhỏ nhặt nhưng lại vô cùng đặc sắc đối với trẻ. Chính trong môi
trường cổ tích đó trẻ mẫu giáo sẽ được giải cơn khát cái huyền diệu, được ngao du,
thám hiểm trong thế giới cổ tích nguyên xưa và từ đó nhân thấy hứng thú lạc quan
đầy bất ngờ.

Biện pháp thứ hai: Tạo môi trường gần gũi phù hợp với tác phẩm bằng cách lấy
một hành động trong truyện để vào bài: Ví dụ trong truyện cổ tích “Tấm Cám”,
chúng ta đã lấy hình ảnh “thứ hai” để vào truyện. Giáo viên chính là người dẫn dắt
trẻ bước vào môi trường cổ tích, giáo viên phụ đóng vai người sứ giả đi loa tìm cho
nhân dân đi “ướm hài” truyện “cóc kiện trời” chúng tôi đã tạo ra tình tiết ngọc
hoàng xuống hạ giới thăm khắp nhân gian và thăm lớp học rồi nhờ cô giáo kể về
“Sai lầm của mình năm đó” cho các trẻ nghe sau đó Ngọc hoàng tạm biệt các trẻ và
bay về trời…. Lúc này giáo viên chính phải thật sự tài bao sử dụng các thủ thuật:
Giọng kể, nhịp kể, ánh mắt, cử chỉ điệu bô… thật là thu hút để lôi cuốn trẻ vào câu
truyện chứ không phải là để trẻ mãi nuối tiếc ngản ngơ với hình ảnh Ngọc hoàng
đã bay về trời. Lám được điều đó nghĩa là giáo viên đã tạo ra được một môi trường
cổ tích gần gũi với bối cảnh tác phẩm và cuốn hút tư liên hoàn từ sự kiện này đến
sự kiện khác lúc tực lúc ảo đan xen trong cảm xuc và nhận thức của trẻ.

IV.1.2.3) Hình thức tổ chức phương pháp tạo môi trường gần gũi vói bối cảnh tác
phẩm:

Thế giới cổ tích mông lung bao la. Vì vậy người giáo viên cần tạo ra những môi
trường cổ tích phong phú phù hợp với tác phẩm có thể là trong lớp học với việc bài
trí những cảnh vật cổ tích trong truyện, có thể trên một bãi cỏ vườn trường với sự
bao quát và trang trí hết sức sinh động tinh tế của giáo viên.

Có thể kết hợp tạo ra môi trường đó tỏng một buổi dã ngoại ở quả đồi lấy khu rừng
làm cỏ tích; bên một con suối chảy róc rách êm đềm không quá ồn ào để làm bản
nhạc đệm cho giọng kể của cô; bên một dong song với cái nắng nhè nhẹ, cái gió
hiu hiu hoà quyện trên bãi phù xa cổ tích của cô và trò. Tất cả những hình thức đó
đều có thể diễn ra với sự bao quát tốt của cô và phải chọn thời tiết thích hợp và
đièu quan trọng là ngôi trường mầm non đó phải gần những môi trường kể trên vì
ta không thể cho trẻ đi hàng canh giờ mới đến được “Môi trường cổ tích gần gũi”
mà cô đã kì công tạo dựng cho phù hợp với tác phẩm. Chúng tôi may mắn được
thực tập ở trường Mầm non Hoa Ban – T.P ĐIện Biên một ngôi trường nằm ngay
bên quả đồi lịch sử A1 nên đã có điều kiện nghiên cứu về hình thức tổ chức ngoài
trời và thấy hiệu quả hơn với điều kiện giáo viên chính phải thật sự đưaq trẻ hoàn
toàn sống trong thế giới cổ tích và giáo viên phụ phải đảm nhiệm vụ hoá thân hết
sức tài ba khi hiền, khi ác, khi xinh đẹp tuyệt trần, khi lại xấu xa đến phát sợ…
Điều chúng tôi muốn nói trong phương pháp này là: Hãy vẫn dụng tối đa các hình
thức tổ chức để tạo nên thế giới cổ tích phong phú và sinh động không nham chán
với trẻ vì bất cứ sự nhàm chán nào trên trẻ cung x có thể phá vỡ sự thành công của
phương pháp này.

IV.1.2) Phương pháp xem tranh ảnh, vật thật

Thường thì khi đề cập đến việc trẻ kể truyện sáng tạo, đa phần chúng ta liên tưởng
đến ngay môn “Làm quen với tác phẩm văn học” qua giờ kể truyện sáng tạo.
Thường thì khi nhắc đến phương pháp xem tranh ảnh, vật thật đa phần chúng ta lên
tưởng đến môn “Làm quen với môi trường xung quanh” qua đó giúp trẻ nhận thức
được các đặc điểm thuộc tính của sự vật hiện tượng xung quanh qua lời nói của
giáo viên kết hợp tranh ảnh vật thật. Điều chúng tôi muốn nói ở đây là “trương liên
tưởng của chúng ta đúng nhưng chưa đủ. Chính việc nhận thức chưa đủ này đã dẫn
đến một tiết dạy bó hẹp, căng thăng, kết quả nhận thức trên trẻ chưa cao không đáp
ứng được mức đọ nhận thức và gia tốc phát triển trí tuệ ở lứa tuổi này.

Chúng tôi đưa ra phương pháp xem tranh ảnh, vật thật chủ yếu áp dụng vào tiết
“Môi trường xung quanh” với mục đích không chỉ dừng lại ở việc giúp trẻ nhận
thức thế giới xung quanh một cách rập khuôn mà qua đó giúp trẻ kể truyện sáng
tạo về thế giới xung quanh. Trẻ kể được những câu truyện sáng tạo về thế giới
xung quanh dựa trên đặc điểm của các sự vật hiện tượng đó mới là cái chính là cái
đích mà nhóm nghiên cứu chúng tôi cần đạt được trên trẻ. Đạt được điều này
chúng tôi đã đạt một trong những nguyên tắc trong giáo dục: Giáo dục phải mang
tính phát triển.

IV.1.2.1) Ý nghĩa của phương pháp xem tranh ảnh vật thật đối với việc trẻ 5 – 6
tuổi kể truyện sáng tạo

Giúp trẻ hứng thú, chủ động tiếp thu các kiến thức mà giáo viên truyền tải. Trẻ sẽ
tiếp thu một cách gián tiếp thông qua câu truyện sáng tạo giữa cô và trẻ chứ không
phải là những lời truyền đạt cứng nhắc của cô nên trẻ nhớ lâu và nhớ được lôgic
các kiến thức về các sự vật hiện tượng xung quanh.Ví dụ: Trong giờ “Làm quen
với một số loại rau” thao tác đầu tiên để trẻ nhện ra một loại rau là cô giáo kể ngắn
gọn 1 câu truyện sáng tạo về loài rau đó (cụ thể rau muống): “xin chao các ban!
Tôi là một loại rau rất gần fũi với các bạn trong mùa hè này, mgời ta có thể luộc tôi
hoặc xào tôi, nếu luộc thì khi ăn nước các bạn đừng quên vắt chanh vào nhé và tôi
luôn có mặt với hai người bạn thân của của tôi trong bữa ăn đó là anh cà muối và
chị tương đấy các bạn, các bạn đoán ra rôi là ai chưa?”. Tiếp theo các loại rau
khác. Cô sẽ cho trẻ lên kể để các bạn mình đoán ra… cứ như vậy trẻ được tiếp thu
kiến thức một cách hào hứng sinh động tưởng như là các loại rau nói chuyện và
làm quen với các trẻ chứ không phải là cô giáo chủ động cứng nhắc đưa trẻ đến với
các loại rau.

IV.1.2.2) Biện pháp thực hiện phương pháp xem tranh ảnh vật thật

Nên sử dụng kết hợp việc xem tranh và vật thật. Khi xem tranh cô nên để trẻ quan
sát và cảm nhận sau đó cô hướng trẻ vào các chi tiết quan trọng hấp dẫn. Nhiệm vụ
của người giáo viên là dạy trẻ hiểu được ý nghĩa của tranh, chuyển từ quan sát
mông lung sang quan sát có thứ tự. Và điều cần đạt ờ trẻ là phải được keer truyện
sáng tạo khi nói về bức tranh. Muốn làm được như vậy, bản thân giáo viên phải có
sự tìm hiêu, hiểu nội dung bức tranh một cách đúng đắn và sâu sắc. Có thể sử dụng
nhiều dạng câu gợi ý khác nhau để giúp trẻ sau tiết học có thể kể được một câu
truyện sáng tạo với môi trường xung quanh qua bức tranh mà trẻ đã được quan sát.
Ví dụ: “Bức tranh nói về cái gì (sự vật - hiện tượng gì)? Chúng ta có thể đặt tên
cho bức tranh này là gì?” (câu hỏi nhằm làm sáng tỏ ý của bức tranh). “Bức tranh
có những đặc điểm gì?” (câu hoi nhằm giúp trẻ sáng tỏ chi tiết của bức tranhh)…
“Bức tranh vẽ về cái gì?” Vẽ như thế nào? Tại sao lại vẽ như vậy? (Câu hỏi giúp
trẻ làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các phần với nhau). “Các cháu hãy thử kể một
câu truyện về bức tranh “… “các cháu thử nghĩ xem trong cuộc sông của chúng ta
có những gì giống với bức tranh”. Điều này sẽ giúp trẻ không sa đà vào việc kể
sáng tạo trong thế giới ảo mà vẫn liên tưởng được với thế giới hiện thực của cuộc
sống môi trường xung quanh.

Khi sử dụng vật thật: cô không nên đưa ngay ra như xem tranh mà phải dùng một
số câu hỏi gợi ý thông qua một truyện sáng tạo của cô giáo. Trẻ đoán được và lúc
đó vật thật mới được đưa ra trước mặt trẻ. Sau đó bằng vốn hiểu biết của trẻ cuộc
sống khi tiếp xúc với vật thật này và bằng sự tiếp nhận các kiến thức do cô cung
cấp, bản thân trẻ phải kể được những đoạn truyện sáng tạo về vật thật. Trẻ thơ lúc
nào cũng nảy sinh hứng thú kể truyện sáng tạo vì xung quanh cuộc sống của trẻ là
hàng loạt sự vật hiện tượng.

IV.1.2.3) Hình thức tổ chức:


Tuỳ theo bài học và hứng thú của trẻ mà có thể tổ chức trong lớp học hoặc ngoài
trời nhưng dù là ở hình thức nào cũng phải luôn đảm bảo tính chủ động phát huy ở
trẻ, luôn gần gũi và rút ngắn khoảng cách giữa tranh ảnh, vật thật đến trẻ. Phải làm
sao để mỗi bức tranh, vật thạt là những người bạn đang trò truyện cùng trẻ để hiểu
nhau và làm bạn với nhau.

Cần chú ý: Để cho việc kể truyện sáng tạo của trẻ đạt hiệu quả hơn thì xuyên suốt
tiết học giáo viên chính và giáo viên phụ phải luôn trò truỵên với nhau bằng những
câu truyện ngắng hết sức sáng tạo mỗi khi chuyển đối tượng quan sát hoặc xử lí
tình huống sư phạm trong lớp học cũng phải đảm bảo nguyên tắc: Luân chuyển
trong dòng chảy là những câu truyện sáng tạo.

Cuối giờ giáo viên nên kết hợp khéo léo làm sao để tất cả những đối tượng mà trẻ
quan sát trong buổi học tạo thành một mô hình để trẻ có thể tham quan mô hình đó
và kể lại mô hình đó một cách sáng tạo. Mô hình đó sẽ đựoc trưng bày ở một góc
lớp để kích thích việc kể truyện của trẻ một cách thường xuyên, liên tục cho đến
hết buổi học. Các vật thật để làm nên mô hình thiên về các cây cỏ, hoa, rau… còn
các con vật thì thiên về quan sát tranh. Trong giờ quan sát chủ điểm về động vật
nên có vật thật để quan sát và có tranh ảnh để tạo nên mô hình. Như vậy ngẫu hứng
sáng tạo truyện của trẻ sẽ tăng.

IV.2) Một số phương pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi kể truyện sáng tạo ngoài giờ học

IV.2.1) Phương pháp trò chơi

Ở trường mầm non mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo,
trẻ học bằng chơi. Thông qua các hoạt động, các trò chơi, dưới sự hướng dẫn của
giáo viên, trẻ tiếp tuh tri thức một cách chủ động, tự giác không bắt buộc. Thời
gian của một tiết học thường là ngắn nên chúng tôi muốn áp dụng các trò chơi vào
việc kể truyện sáng tạo của trẻ ở ngoài giờ học. Chơi là hoạt động rất tự nhiên
trong cuộc sống của mọi người, nó thật đặc biệt quan trong với sự phát triển của
trẻ. Không chơi trẻ không thể phát triển, không chơi đứa trẻ như chỉ tồn tại chứ
không phải đang sống. Đó là một thực tế mang tính quy luật.
Trò chơi làm nảy sinh trí tưởng tượng và đó thật sự là những giây phút hạnh phúc
nhất của tuổi thơ và đó cũng là điều cần thiết cho mỗi người lớn sau này.

Những trò chơi hấp dẫn và tích cực có tác dụng nâng cao hoạt động sống của cơ
thể, vui chơi còn có tác dụng phát triển tính chủ định trong hoạt động tâm lí giúp
các quá trình tâm lí đạt kết quả cao. Giúp cho việc kể truyện sáng tạo đi vào kỹ
năng thực hành trong cuộc sông.

Thông qua trò chơi trẻ có thể tạo nên một thế giới mới với những câu truyện sáng
tạo hết sức sinh động. Chơi để thoả thích, để khoái cảm và chủ đề cho ra đời những
đoạn truyện sáng tạo thoả mãn khoái cảm của trẻ và đánh dấu sự phát triển trí tuệ,
thẩm mĩ của trẻ

IV.2.1) Phương pháp “ngồi ghế kể truyện”

Là phương pháp trẻ ngồi

You might also like