You are on page 1of 3

Chương III

Thực nghiệm sư phạm

I) Những vấn đề chung

I.1) Mục đích thực nghiệm

Hiện thực hoá, kiểm tra tính khả thi và tính hiệu qủa của phương pháp đã đề
xuất, giúp trẻ 5 – 6 tuổi kể chuyện sáng tạo.

Xử lí các kết quẩ thực nghiệm bằng thống kê toán học để đánh giá tính khả thi của
giả thuyết khoa học mà luận văn cần đề xuất.

I.2) Đối tượng thực nghiệm.

Chúng tôi chọn trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi), số lượng các cháu là 112 cháu
được chia làm hai lớp: Lớp thực nghiệm có 56 cháu, lớp đối chứng có 56 cháu.

I.3) Phạm vi thực nghiệm

Vì nhiều hạn chế về thời gian nên chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở hai
trường:

+ Trường Mầm non Quyết Thắng - Thị xã Sơn la - Tỉnh Sơn La.

+ Trường Mầm non Hoa Ban – TP. Điện Biên - Tỉnh Điện Biên.

I.4) Điều kiện thực nghiệm.

Giữa nhóm thực nghiệm và chứng không có sự khác biệt về:

* Giáo viên ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:

+ Giáo viên đều có trình độ cao đẳng và đại học

+ Giáo án lên tiết đối chứng: Giáo viên tự soạn

+ Giáo án lên lớp thực nghiệm: Giáo sinh tự soạn.

* Trẻ ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đảm bảo các điều kiện tương đương về
các mặt:
+ Có độ tuổi tương dương nhau

+ Trình độ nhận thức nói chung và số lượng vốn từ để trẻ có thể kể được
truyện sáng tạo là tương đương nhau.

I.5) Thời gian thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong 4 tháng: Tháng 11, 12 năm 2007 tại
trường Mầm non Quyết Thắng - Thị xã Sơn La. Tháng 2, 4 tại trường Mầm non
Hoa Ban – TP. Điện Biên.

I.6) Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi soạn một số giáo án theo chương trình “chăm sóc giáo dục trẻ 5 –
6 tuổi” và sử dụng các phương pháp mà chúng tôi đã nêu.

* Phương pháp kể chuyện sáng tạo trong giờ học:

1) Phương pháp tạo nên môi trường gần gũi phù hợp với tác phẩm.

2) Phương pháp cho trẻ xem tranh ảnh, vật thật.

* Phương pháp kể chuyện ngoài giờ học.

1) Phương pháp trò chơi

2) Phương pháp “ngồi ghế kể chuyện”

I.7) Tổ chức thực nghiệm.

* Chọn lớp thực nghiệm: Theo nguyên tắc đảm bảo tính đồng đều về độ tuổi.
Sự phát triển trí tuệ, khả năng nhận thức thông qua kết quả học tập trước đó của
trẻ. Bao gồm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Số lượng và chất lượng đầu vào
của các lớp đối chứng và thực nghiệm

You might also like