You are on page 1of 16

luẬt ĐẠi cƯƠng

quan hệ pháp luật

i. khái niệm :

_ qhxh để có thể trở thành qhpl thì phải được các nhà làm luật tuyên

bố, công nhận dựa vào những yếu tố kết quả, những nhu cầu kết quả tất

yếu của cuộc sống.

người – người qhxh qhpl

_ qhpl là những qhxh được điều chỉnh bằng quy phạm pháp luật . Ý

chí là dấu hiệu quan trọng qhpl (ý chí của chủ thể phải phù hợp với ý

chí của nhà nước).

_ Đặc điểm :

+ qhxh là những qhpl (quan hệ thừa kế, quan hệ lao động…) khi được

các nhà làm luật công nhận, tuyên bố. những quan hệ đã hình thành

nhưng luật pháp chưa hoặc không đề cập, cũng không phải là qhpl

(quan hệ đồng tính, quan hệ chơi hụi…).

+ Ý chí của chủ thể phải phù hợp với ý chí của nhà làm luật ( quan hệ kết

hôn, quan hệ hợp đồng…)

+ các chủ thể có quyền và nghĩa vụ hợp lý được nhà nước bảo đảm bằng

sự cưỡng chế.

ii. cấu thành qhpl :

1. chủ thể qhpl : là để chỉ các bên tham gia qhpl nhằm thực hiện các

quyền và nghĩa vụ do luật quy định.

_ mỗi chủ thể có thể là 1 người, 1 tập hợp người có tổ chức nhân danh cá

nhân mình hay cả tổ chức tham gia qhpl.

_ Điều kiện để trở thành chủ thể qhpl đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải có

năng lực chủ thể.

_ năng lực chủ thể gồm :

+ năng lực pháp luật : là khả năng của chủ thể hưởng các quyền và
nghĩa vụ do luật quy định.

+ năng lực hành vi : là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhậ

bằng chính hành vi của mình xác lập.

vd : khi xin việc các công ty yêu cầu tốt nghiệp Đh, ngành, năm kinh

nghiệm yêu cầu đó chính là đòi hỏi về nlhv.

_ phân loại :

a) pháp nhân : là tên dùng để chỉ 1 tổ chức gồm nhiều người tham gia

qhpl, tổ chức được công nhận với tư cách là chủ thể trong qhpl.

_ Điều kiện : + thành lập hợp pháp có cơ cấu bộ máy thống nhất chỉ phù

hợp với yêu cấu pháp luật , có tài sản riêng và có quyền nhân danh và

chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi của mình.

+ một cá nhân không bao giờ là các nhân.

+ không phải tổ chức nào cũng là pháp nhân.

vd : Đhkt là pháp nhân, nhưng lớp học không phải là pháp nhân.

_ phân loại :

+ cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang.

+ tổ chức chính trị – xã hội.

+ tổ chức kinh tế.

+ tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

+ quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

+ các tổ chức khác đảm bảo điều kiện luật định.

b) thể nhân : là tên dùng để chỉ 1 cá nhân, cá nhân đó được công nhận

với tư cách là chủ thể trong qhpl (công dân, người nước ngoài, người

không quốc tịch).

_ thể nhân luôn có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, giữa chúng

có 1 ranh giới rõ rệt.

_ phân loại :

+ thể nhân có đầy đủ năng lực hành vi : 18 tuổi trở lên.


+ thể nhân có năng lực hành vi không đầy đủ : 6 – dưới 18 tuổi.

+ thể nhân không có hoặc chưa có năng lực hành vi : dưới 6 tuổi, người

bị bệnh tâm thần, mất trí.

2. nội dung qhpl : là những cách xử sự do luật quy định cho phép hay

bắt buộc chủ thể tiến hành trong 1 qhpl cụ thể, những cách xử sự này

không thể hiện trong nội dung “quy định” và “chế tài” của các quy

phạm pháp luật.

_ phân loại :

+ quyền chủ thể : là cách xử sự nói chung của chủ thể được nhà nước cho

phép và bảo vệ ở nhiều mức độ và phạm vi khác nhau :

• tự xử sự.

• yêu cầu người khác xử sự.

• yêu cầu cơ quan nhà nước xử sự.

+ nghĩa vụ chủ thể : là cách xử sự nói chung của chủ thể mà nhà nước

bắt buộc chủ thể phải tiến hành.

_ biểu hiện :

+ tự xử sự bắt buộc.

+ nhận hậu quả bắt buộc (nếu không tiến hành )

3. khách thể qhpl : là cái mà các bên muốn đạt tới khi tham gia qhpl,

đó có thể là lợi ích về vật chất hay tinh thần.

vd : a và b thực hiện mua bán xe gắn máy. với mục đích quyền sở hữu.

iii. các căn cứ làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt qhpl :

_ Điều kiện cần : quy phạm pháp luật và chủ thể phù hợp (năng lực chủ

thể)

_ Điều kiện đủ : sự kiện pháp lý (là sự kiện thực tế xảy ra trong đời sống

mà nhà nước cho nó quyền pháp lý mà sự xuất hiện hay mất đi của nó

được gắn với việc hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt các qhpl.

_ phân loại :
+ sự biến : là những sự kiện pháp lý xảy ra ngoài ý chí của chủ thể. (vd :

con người sinh ra, tử vong….)

+ hành vi : xử sự có ý chí của con người cấu tạo thành sự kiện pháp lý.

hệ thống pháp luật việt nam

i. khái niệm :

1. khái niệm và đặc điểm chung của hệ thống pháp luật :

hệ thống pháp luật của 1 nhà nước là tổng thể các qui phạm pháp luật có

mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau và có sự phân định 1 cách khách

quan thành các ngành luật và các chế định pháp luật.

những đặc điểm cơ bản :

_ một là, sự thống nhất và nhất quán trong hệ thống. sự thống nhất và

nhất quán ấy được thể hiện giữa các qui phạm pháp luật trong các văn

bản pháp luật cũng như giữa các văn bản với nhau trong hệ thống, sự

thống nhất trong hệ thống pháp luật của nhà nước ta qui định bởi sự

thống nhất của quan hệ sản xuất tạo thành cơ sở kinh tế của xã hội , sự

thống nhất ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thể hiện

trong pháp luật.

_ hai là, sự phân chia các qui phạm pháp luật trong hệ thống tạo thành

các ngành luật và các chế định pháp luật.

+ ngành luật là tổng thể các qui phạm pháp luật điều chỉnh 1 lĩnh vực

quan hệ xã hội có những đặc điểm chung nhất định.

+ chế định pháp luật là các nhóm qui phạm pháp luật thuộc 1 ngành luật

điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nhỏ hơn, có đặc điểm giống nhau

hơn hoặc điều chỉnh từng mặt, từng khía cạnh cụ thể của lĩnh vực quan hệ

xã hội thuộc ngành luật đó.

_ ba là, hệ thống pháp luật có tính khách quan. sự thống nhất và phân

chia các qui phạm pháp luật không thể tuỳ tiện, chủ quan mà xuất phát từ

yêu cầu khách quan của việc điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xã
hội do chính các quan hệ xã hội tồn tại 1 cách khách quan trong xã hội

qui định.

2. những căn cứ để chia ngành luật :

a. Đối tượng điều chỉnh : trong hệ thống pháp luật của nhà nước ta, các

ngành luật được hình thành 1 cách khách quan do chính những đặc điểm

của các lĩnh vực quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh qui định. khoa

học pháp lý gọi các lĩnh vực quan hệ xã hội này là đối tượng điều chỉnh

của ngành luật .

b. phương pháp điều chỉnh : là cách thức, biện pháp mà nhà nước sử

dụng để tác động vào các quan hệ xã hội thông qua các qui phạm pháp

luật của ngành luật đó.

ii. các ngành luật trong hệ thống pháp luật của nhà nước ta :

_ ngành luật nhà nước.

_ ngành luật hành chính.

_ ngành luật tài chính.

_ ngành luật đất đai.

_ ngành luật dân sự.

_ ngành luật lao động.

_ ngành luật hôn nhân và gia đình.

_ ngành luật hình sự.

_ ngành luật kinh tế.

_ ngành luật tố tụng hình sự.

_ ngành luật tố tụng dân sự.

_ ngành luật quốc tế.

ngÀnh luẬt nhÀ nƯỚc

i. khái niệm :

ngành luật nhà nước là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối

quan hệ xã hội cơ bản nhất cấu thành chế độ chính trị xã hội của nhà
nước.

ii. Đối tượng điều chỉnh :

_ là các mối quan hệ xã hội có liên quan đến việc tổ chức quyền lực nhà

nước. thông qua việc tổ chức quyền lực nhà nước này thể hiện bản chất

nhà nước ta là nhà nước của nhân dân.

_ các mối quan hệ xã hội có liên quan đến việc xác định : chế độ chính

trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hoá – xã hội, giáo dục, chính sách đối

ngoại của nhà nước, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các

nguyên tắc tổ chức hoạt động các cơ quan nhà nước từ trung ương đến

cơ sở.

iii. phương pháp điều chỉnh :

_ là phương pháp áp đặt, phương pháp định nghĩa.

_ luật nhà nứơc giữ vai trò chủ đạo do tính chất của các quan hệ mà

ngành luật này điều chỉnh.

_ ngành luật nhà nước bảo đảm cho sự thống nhất của hệ thống pháp luật,

nhiều quy phạm của nó trở thành nguyên tắc cơ bản để phát triển các

ngành luật khác.

iv. các chế định pháp luật :

_ chế độ chính trị.

_ chế độ kinh tế.

_ văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ.

_ bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

_ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

_ quốc hội.

_ chủ tịch nước.

_ chính phủ.

_ toà án dân sụ và viện kiểm sát nhân dân.

_ hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.


ngÀnh luẬt hÀnh chÍnh

i. khái niệm :

ngành luật hành chính là bao gồn các quy phạm pháp luật điều chỉnh các

quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ

quan nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa , xã hội.

ii. Đối tượng điều chỉnh :

_ là các mối quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính

nhà nước.

+ hoạt động quản lý các công tác xây dựng và phát triển kinh tế, văn

hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh chính trị trong cả nước, trong từng địa

phương hay từng ngành.

+ trực tiếp phục vụ các nhu cầu văn hóa hay đời sống vật chất của người

lao động.

+ hoạt động kiểm tra giám sát đối với các cơ quan nhà nước trong quá

trình thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước.

+ xử lý các hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước.

+ việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn

chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước.

_ là quan hệ quản lý hành chính nhà nước ( quan hệ chấp hành – điều

hành )

+ các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và cấp dưới theo hệ thống

dọc.

+ các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp dưới trực

tiếp với các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn

cùng cấp.

+ các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên

với các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp dưới

trực tiếp.
+ các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng

cấp với nhau.

+ các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực

thuộc trung ương đóng tại địa phương đó.

+ các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền với các đơn vị trực

thuộc.

+ các cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị kinh tế thuộc các

thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

+ các cơ quan hành chính nhà nước với công dân và người không có

quốc tịch, người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống tại việt nam.

iii. phương pháp điều chỉnh :

_ là phương pháp mệnh lệnh, đơn phương và được hình thành từ quan hệ

quyền lực – phục tùng, giữa 1 bên có quyền nhân danh nhà nước và sử

dụng quyền lực nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc thi hành và 1 bên

có nghĩa vụ thi hành.

_ là quan hệ không bình đẳng giữa các bên tham gia quản lý hành chính

nhà nước.

iv. nguồn gốc luật hành chính :

nguồn của luật hành chính là những văn bản qui phạm pháp luật do cơ

quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới những hình

thức nhất định, có nội dung là các qui phạm pháp luật hành chính, có hiệu

lực thi hành đối với các đối tượng có liên quan và được đảm bảo thực

hiện bằng các cưỡng chế nhà nước. nếu căn cứ vào cơ quan ban hành,

nguồn của luật hành chính được chia thành 4 loại :

_ văn bản qui phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước.

_ văn bản qui phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước.

_ văn bản qui phạm pháp luật liên tịch hoặc liên ngành.

_ văn bản qui phạm pháp luật của thủ trưởng các cơ quan kiểm át, xét
xử, hành chính nhà nước, của thủ trưởng các đơn vị cơ sở của bộ máy

hành chính nhà nước.

v. qui phạm pháp luật hành chính :

_ qui phạm pháp luật hành chính là qui tắc xử sự chung do cơ quan và

cán bộ nhà nước có thẩm quyền ban hành, chủ yếu điều chỉnh những

quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính – nhà nước.

có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với những đối tượng có liên quan và

được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước. các qui phạm pháp

luật hành chính có những nội dung cơ bản sau :

+ qui định địa vị pháp lý cho các bên tham gia quan hệ quản lý hành

chính nhà nước tức là xác định quyền và nghĩa vụ, mối quan hệ công tác

của các bên trong quan hệ đó.

+ xác định những thủ tục, trình tự hành chính cần thiết cho việc thực hiện

quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào 1 số loại quan hệ pháp luật

như : đất đai, kinh tế, tài chính – ngân hàng….

+ xác định các biện pháp khen thưởng và các biện pháp cưỡng chế hành

chính đối với các đối tượng quản lý.

_ các qui phạm pháp luật hành chính được phân loại căn cứ vào thẩm

quyền ban hành qui phạm và các phạm vi hiệu lực pháp lý của qui phạm.

_ các qui phạm pháp luật hành chính phải được đưa vào thực tiễn quản lý

hành chính nhà nước, phải được dùng để tác động vào những quan hệ

chấp hành – điều hành để duy trì chúng trong 1 trật tự nhất định mà nhà

nước đã đặt ra. tác động đó của các bên tham gia quan hệ chấp hành –

điều hành là việc thực hiện qui phạm pháp luật hành chính. có 2 hình

thức thực hiện qui phạm pháp luật hành chính là : chấp hành và áp dụng.

+ chấp hành qui phạm pháp luật hành chính là việc cơ quan nhà nước ,

tổ chức xã hội và cá nhân làm theo đúng những yêu cầu của qui phạm

pháp luật hành chính.


+ Áp dụng qui phạm pháp luật hành chính là việc cơ quan có thẩm quyền

của nhà nước căn cứ vào pháp luật hiện hình của nhà nước để giải quyết

các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà

nước. việc áp dụng các qui phạm pháp luật hành chính sẽ trực tiếp làm

phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ

thể, trực tiếp liên quan tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên

tham gia vào quan hệ quản lý hành chính nhà nước.

ngÀnh luẬt tÀi chÍnh

i. khái niệm :

_ngành luật tài chính là tổng thể các qui phạm pháp luật điều chỉnh các

quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động tài chính của nhà nước

nhằm hình thành, phân phối, sử dụng ngân sách nhà nước, chế độ thuế,

luật ngân sách, chế độ cấp phát tài chính, kỷ luật tài chính…

ii. Đối tượng điều chỉnh :

_ quan hệ tài chính là quan hệ xã hội mà quyền và nghĩa vụ các chủ thể

tham gia quan hệ được luật tài chính ghi nhận và đảm bảo thực hiện bằng

sự cưỡng chế của nhà nước.

_ quan hệ tài chính luôn luôn có sự tham gia của nhà nước với 2 tư cách :

trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các cơ quan chức năng của nhà nước.

_ quan hệ tài chính luôn luôn liên quan đến hoạt động tài chính của nhà

nước tức là liên quan quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền

tệ.

iii. nội dung cơ bản :

_ luật ngân sách nhà nước.

_ luật tài chính các doanh nghiệp.

_ luật thuế và các khoản thu ngân sách nhà nước.

_ chế độ cấp phát tài chính cho các ngành kinh tế quốc doanh.

_ kỷ luật tài chính.


iv. các qui phạm pháp luật :

_ quy phạm bắt buộc quy định bắt buộc các chủ thể phải làm những việc

nhất định nếu không thực hiện là vi phạm pháp luật tài chính.

_ quy phạm cấm chỉ cấm các chủ thể luật tài chính thực hiện các quan

hệ tài chính nhất định và nếu thực hiện những hành vi bị cấm thì coi như

trái pháp luật .

_ quy phạm trao quyền là quy phạm cho phép những việc nhất định trong

phạm vi nhất định.

ngÀnh luẬt ĐẤt Đai

i. khái niệm :

ngành luật đất đai là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh

trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.

ii. Đối tượng điều chỉnh :

_ là những quan hệ xã hội liên quan đến việc sở hữu, quản lý và sử dụng

đất, các quan hệ phát sinh trong quá trình bảo vệ, quản lý, khai thác các

nguồn tài nguyên khác do các quy phạm pháp luật của luật tương ứng

điều chỉnh.

_ là các quan hệ thuộc lĩnh vực kinh tế nhưng không thuộc phạm vi điều

chỉnh của các quy phạm pháp luật kinh tế.

_ là quan hệ tài sản, nhưng không nằm trong sự điều chỉnh của các quy

phạm pháp luật dân sự.

_ các quan hệ đất đai vận động không ngừng trong cơ chế thị trường, có

giá trị và là tài sản đặc biệt.

iii. phương pháp điều chỉnh :

_ phương pháp hành chính – mệnh lệnh : được sử dụng

+ quyết định giao đất, cho thuê đất.+ bắt buộc làm các thủ tục chuyển

quyền sử dụng đất.+ quyết định thu hồi đất.+ quyết định giải quyết tranh

chấp đất đai.+ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
_ phương pháp bình đẳng :

+ Được sử dụng khi nhà nước cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài

nước thuê đất để sử dụng.+ thể hiện mối quan hệ hợp tác, giao kết với

nhau trong quan hệ sử dụng giữa các chủ nhân sử dụng đất.

iv. các nguyên tắc cơ bản :

_ nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu đặc biệt của nhà nước.

_ nguyên tắc nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật.

_ nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm.

_ nguyên tắc đặc ưu đối với đất nông nghiệp.

_ nguyên tắc cải tạo và bồi bổ đất đai.

v. mối quan hệ giữa các ngành luật khác :

_ luật hành chính.

_ luật dân sự.

_ luật kinh tế tập thể.

_ pháp luật về rừng mỏ, nước và bảo vệ môi trường.

ngÀnh luẬt dÂn sỰ

i. khái niệm:

là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ nhân thân và

tài sản trên cơ sở bình đẳng, độc lập quyền tự định đoạt của các chủ thể

tham gia trong xã hội.

ii. Đối tượng điều chỉnh :

_ quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua 1 tài sản

dưới dạng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng hoặc dịch vụ.

_ quan hệ nhân thân phi tài sản là những quan hệ gắn liền với 1 chủ thể

nhất định phát sinh từ 1 giá trị tinh thần.

+ quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản.

+ quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản.

iii. phương pháp điều chỉnh :


_ là phương pháp thoả thuận.

_ là những cách thức biện pháp mà nhà nước tác động lên các quan hệ

xã hội làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí

của nhà nước.

iv. những nguyên tắc cơ bản :

_ nhiệm vụ và nguyên tắc điều chỉnh của bộ luật dân sự :

+ bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá

nhân, tổ chức, lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, bảo đảm sự bình

đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện

đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát

triển kinh tế xã hội.

+ bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân và các

chủ thể khác quyền, nghĩa vụ các chủ thể trong quan hệ tài sản, quan hệ

nhân thân trong giao lưu dân sự, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách

ứng xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự.

_ tôn trọng lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp

pháp của người khác.

_ tuân thủ pháp luật.

_ tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp.

_ tôn trọng, bảo vệ quyền nhân thân.

_ tôn trọng, bảo vệ quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản.

_ tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận.

_ bình đẳng.

_ thiện chí, trung thực.

_ chịu trách nhiệm dân sự.

_ hòa giải.

_ bảo vệ quyền dân sự.

_ căn cứ xác lập quyền dân sự.


_ Áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật.

_ hiệu lệnh của bộ luật dân sự :

+ bộ luật dân sự áp dụng đối với các quan hệ dân sự.

+ bộ luật dân sự được áp dụng trên toàn lãnh thổ nước chxhcn việt

nam.

+ bộ luật dân sự được áp dụng đối với các quan hệ dân sự có người vn

định cư ở nước ngoài tham gia tại vn, trừ 1 số quan hệ mà pháp luật có

quy định riêng.

+ bộ luật dân sự cũng được áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố

nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước chxhcn việt

nam ký kết hoặc tham gia, có quy định khác.

ngÀnh luẬt lao ĐỘng

i. khái niệm :

ngành luật lao động bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các

quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động và các

quan hệ giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động, quan hệ về

bảo hiểm xã hội cho người lao động, quan hệ về giải quyết tranh chấp lao

động…

ii. Đối tượng điều chỉnh :

_ là quan hệ giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng

lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động :

+ nhóm quan hệ chủ yếu phát sinh trong quá trình sử dụng sức lao động

của người sử dụng lao động với người lao động làm công ăn lương.+

nhóm quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động : quan hệ

việc làm, học nghề, quan hệ tổ chức công đoàn của người sử dụng lao

động.

iii. phương pháp điều chỉnh :


_ phương pháp thỏa thuận, bình đẳng._ phương pháp mệnh lệnh.

_ phương pháp tác động của tổ chức công đoàn vào các quan hệ phát

sinh trong quá trình lao động.

iv. các chế định cơ bản :

_ hợp đồng lao động._ thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.

_ bảo hộ lao động._ tiền lương._ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật

chất._ bảo hiểm xã hội._ giải quyết các tranh chấp lao động.

v. nhiệm vụ :

_ luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của

người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử

dụng lao động.

_ tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp

phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao

động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất

lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất dịch vụ, hiệu quả trong

sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, văn minh.

ngÀnh luẬt hÔn nhÂn vÀ gia ĐÌnh

i. khái niệm :

ngành luật hôn nhân và gia đình là tổng thể qui phạm pháp luật điều

chỉnh các quan hệ xã hội về hôn nhân và gia đình.

ii. Đối tượng điều chỉnh :

_ là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể là

quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ –

con cái, giữa những người thân thích ruột thịt khác. hay nói cách khác,

đối tượng điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình là các quan hệ xã

hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về những lợi ích nhân

thân và về tài sản. do đó, đối tượng điều chỉnh của luật hôn nhân và gia
đình gồm 2 nhóm :

+ quan hệ nhân thân là những quan hệ phát sinh giữa các thành viên

trong gia đình về những lợi ích nhân thân. Đó là những quan hệ như :

quan hệ giữa vợ và chồng về sự yêu thương chăm sóc giúp đỡ nhau, về

việc xác định chế độ pháp lý nhân thân của con vị thành niên…

+ quan hệ tài sản là những quan hệ phát sinh giữa các thành viên trong

gia đình về những lợi ích tài sản. Đó là những quan hệ như : quan hệ cấp

dưỡng lẫn nhau giữa vợ chồng, giữa cha mẹ – các con, giữa các thành

viên khác trong gia đình, quan hệ về sở hữu giữa vợ – chồng, giữa các

thành viên khác trong gia đình.

You might also like