You are on page 1of 2

I.

Loại câu hỏi tự luận (3 điểm)


Câu 1: Anh (chị) hãy chứng minh nhận định: “Nhà nước không phải là một
hiện tượng nảy sinh một cách tự nhiên trong xã hội, nhà nước là sản phẩm
của xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định”
Câu 2: Anh (chị) hãy bình luận quan điểm: “Trong bản chất của các nhà
nước đương đại, tính giai cấp không còn nữa và nên chăng bỏ đi tính giai
cấp trong bản chất nhà nước”
Câu 3: Anh (chị) hãy bình luận quan điểm: “Chức năng đối nội của nhà nước
có vai trò quan trọng hơn và phải được đặt lên trên chức năng đối ngoại bởi
nó quyết định trực tiếp đến những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà
nước”
Câu 4: Qua viẹc phân tích các đặc trưng của nhà nước, hay so sánh sự khác
nhau giữa nhà nước và các tổ chức xã hội khác
Câu 5: Qua việc trình bày lý luận chung về hình thức nhà nước, hãy liên hệ
hình thức nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
II. Loại câu hỏi trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Những khẳng sau đúng hay sai? Tại sao? Nêu ví dụ chứng minh
a. “Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật tiến bộ nhất”
b. “Mọi vi phạm pháp luật luôn là hành vi trái pháp luật”
c. “Để tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, chỉ cần tăng cường công
tác tổ chức và thực hiện pháp luật một cách hiệu quả là đủ”
Câu 2:Những khẳng sau đúng hay sai? Tại sao? Nêu ví dụ chứng minh
a. “Không thể tuyệt đối hoá tính giai cấp hay tính xã hội trong bản chất
của nhà nước”
b. “Mọi cá nhân hay tôt chức đều có thể tham gia một cách độc lập vào
các quan hệ pháp luật”
c. “Pháp luật và pháp chế là hai khái niệm không đồng nhất”
Câu 3: Những khẳng sau đúng hay sai? Tại sao? Nêu ví dụ chứng minh
a. “Yếu tố quyết định đến tính hiệu quả của pháp luật trong việc điều
chỉnh các quan hệ xã hội so với các quy phạm xã hội khác là do pháp
luật được nhà nước ban hành”
b. “Để áp dụng trách nhiệm pháp lý, phải căn cứ vào các dấu hiệu của vi
phạm pháp luật”
c. “Có pháp luật đương nhiên có pháp chế”
Câu 4: Những khẳng sau đúng hay sai? Tại sao? Nêu ví dụ chứng minh
a. “Nhà nước là chủ thể ban hành pháp luật nên trong mối quan hệ với
pháp luật, vai trò của nhà nước phải được đặt lên trên pháp luật”
b. “Quan hệ pháp luật cũng giống như bất kỳ quan hệ xã hội nào khác,
đều là loại quan hệ mang tính ý chí – ý chí của các bên chủ thể”
c. “Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật”
Câu 5: Những khẳng sau đúng hay sai? Tại sao? Nêu ví dụ chứng minh
a. “Tính qua phạm phổ biến là đặc trưng cơ bản của pháp luật và
các quy phạm xã hội khác”
b. “Tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật trong các hình
thức thực hiện pháp luật hoàn toàn khác nhau”
c. “Mọi hậu quả bất lợi mà nhà nước áp dụng dưới hình thức
cưỡng chế bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức đều là trách
nhiệm pháp lý”
III. Loại bài tập (1 điểm)
Câu 1: Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật sau:
“Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằn gây thiệt hại cho độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc
phòng Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung
thân hoặc tử hình”
Câu 2: Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật sau:
“Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai
năm:
a. Tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b. Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, pho tin bịa đặt gây
hoang mang trong nhân dân
c. Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung
chống Nhà nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Câu 3: Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật sau:
“Người nào sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào, đã
được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào
cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma tuý, thì
bị phạt tù từ bà tháng đến hai năm”
Câu 4: Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật sau:
“Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác
chứa chấp việc sử dụng trái phép chất mà tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến
bảy năm”
Câu 5: Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật sau:
“Người nào chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều
người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của
cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 82 của Bộ
luật này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm”

You might also like