You are on page 1of 6

Mã số: HD/TBQT

HƯỚNG DẪN
Ban hành: 01 - 20/03/06
TRÌNH BÀY QUY TRÌNH Số trang: 1/6

HƯỚNG DẪN
TRÌNH BÀY QUY TRÌNH
(Ban hành theo Quyết định số: 848/2006/QĐ-CS ngày 20/03/2006 của Tổng giám đốc về việc
ban hàn Hướng dẫn trình bày quy trình)

MỤC LỤC
I. MỤC ĐÍCH: .........................................................................................................................2

II. PHẠM VI ÁP DỤNG:...........................................................................................................2

III. ĐỊNH NGHĨA:......................................................................................................................2

IV. NỘI DUNG: .........................................................................................................................3

1. Kết cấu của một quy trình...................................................................................................3


2. Lưu đồ quá trình .................................................................................................................3
a) Dạng tổng quát:............................................................................................................4
b) Dạng chi tiết: ................................................................................................................4
3. Phần diễn giải quá trình......................................................................................................5
4. Trình bày quy trình..............................................................................................................5
a) Tiêu đề đầu trang (header): .........................................................................................5
b) Trình bày biểu mẫu: .....................................................................................................6
5. Font chữ và kích thước font ................................................................................................6
Mã số: HD/TBQT
HƯỚNG DẪN
Ban hành: 01 - 20/03/06
TRÌNH BÀY QUY TRÌNH Số trang: 2/6

I. MỤC ĐÍCH:

Quá trình tái cơ cấu yêu cầu các đơn vị phải văn bản hóa các quá trình quản lý và nghiệp vụ
thành các quy trình để làm chuẩn mực cho việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện.

Hướng dẫn này quy định các đơn vị thuộc Ngân hàng khi viết quy trình nghiệp vụ cho đơn vị
mình hoặc quy trình liên đơn vị phải viết đúng theo chuẩn ban hành của Hướng dẫn này. Điều
này nhằm đảm bảo tính thống nhất hệ thống trong cách trình bày quy trình, góp phần dễ dàng
trong việc kiểm soát việc áp dụng, thực hiện quy trình sau ban hành.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG:

Hướng dẫn Trình bày quy trình sẽ áp dụng cho tất cả các đơn vị trong việc biên soạn quy trình
quản lý hay nghiệp vụ cho đơn vị mình.

Các quy trình quản lý tác nghiệp trong nội bộ một đơn vị sẽ do Trưởng đơn vị phê duyệt.

Các quy trình quản lý tác nghiệp có từ 02 đơn vị tham gia trở lên phải trình cho Tổng giám đốc
hoặc người được ủy quyền phê duyệt trên cơ sở có sự tham gia thẩm định của Phòng Chính
sách. Đơn vị soạn thảo là người chủ quy trình.

Các đơn vị phải phân loại, đóng tập và tổ chức lưu trữ tất cả các quy trình do mình biên soạn để
phục vụ cho công tác đào tạo, thực hiện, kiểm tra, đánh giá chất lượng công việc tại đơn vị.

Các hướng dẫn nghiệp vụ được khuyến khích trình bày theo dạng quy trình, nhưng không bắt
buộc.

III. ĐỊNH NGHĨA:


Quy trình: là dạng văn bản hóa của một quá trình quản lý hay nghiệp vụ.
Chủ quy trình: là người/đơn soạn thảo và chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến thực hiện, báo cáo
kết quả thực hiện của một quy trình.
Đơn vị: là các phòng nghiệp vụ hội sở, sở giao dịch, chi nhánh các cấp thuộc Ngân hàng.
Mã số: HD/TBQT
HƯỚNG DẪN
Ban hành: 01 - 20/03/06
TRÌNH BÀY QUY TRÌNH Số trang: 3/6

IV. NỘI DUNG:

1. Kết cấu của một quy trình

Kết cấu một quy trình được quy chuẩn gồm:

– Trang bìa

– Mục đích

– Phạm vi áp dụng

– Định nghĩa (giải thích từ ngữ, khái niệm)

– Nội dung

- Phần lưu đồ quá trình

- Phần diễn giải quá trình (nếu có)

- Các nội dung khác cần đề cập thêm (nếu có)

– Mẫu biểu sử dụng trong quy trình (nếu có)

– Hướng dẫn lưu hồ sơ (nếu có)

– Các phụ lục khác (nếu có)

2. Lưu đồ quá trình


Lưu đồ: Khái quát hóa các bước của quá trình thực hiện bằng các ý nghĩa hình học (xem Quy
ước hình học trong vẽ lưu đồ), ý nghĩa của lưu đồ là tóm tắt hướng dẫn các bước thực hiện cho
dễ nhớ, dễ thực hiện.

Bước BẮT ĐẦU hay KẾT THÚC một quá trình

Bước Xem xét, phê duyệt, đánh giá, lựa chọn

Bước Thực hiện

Lưu ý: không sử dụng các ý nghĩa hình học khác trong trình bày lưu đồ quy trình
Chứng từ: liệt kê thật đầy đủ toàn bộ tên và mã số chứng từ, biểu mẫu các loại (nếu có) cho
từng bước của quá trình.
Mã số: HD/TBQT
HƯỚNG DẪN
Ban hành: 01 - 20/03/06
TRÌNH BÀY QUY TRÌNH Số trang: 4/6

Tùy theo mức độ phức tạp, quá trình có thể được lưu đồ hóa theo các dạng sau đây:

a) Dạng tổng quát:


<Tên của lưu đồ >

Lưu đồ Trách nhiệm Chứng từ


Bước 1

Bắt đầu <Người thực hiện> <Mẫu biểu số:…>


Bước …..

Thực hiện
Bước …..

Điều kiện
Bước n

Kết thúc

b) Dạng chi tiết:


<Tên của lưu đồ >

Đơn vị A Đơn vị …. Đơn vị …. Đơn vị n Chứng từ


Bước 1

Bắt đầu <Mẫu biểu


số:…>
Bước …..

Thực hiện Điều kiện


Bước …..

Thực hiện
Bước n

Kết thúc
Mã số: HD/TBQT
HƯỚNG DẪN
Ban hành: 01 - 20/03/06
TRÌNH BÀY QUY TRÌNH Số trang: 5/6

3. Phần diễn giải quá trình


Được trình bày dạng bảng
Bước Các bước thực hiện Nội dung thực hiện

<ghi bước thực hiện> <ghi rõ nội dung thực hiện từng bước của quá trình và
viện dẫn chứng từ, biểu mẫu cần hiết liên quan>

Các bước thực hiện: Tóm tắt các bước thực hiện đúng theo lưu đồ

Nội dung thực hiện: Giải thích cụ thể từng bước thực hiện của quá trình, cách hành văn theo
dạng câu mệnh lệnh cách. Việc giải thích ở đây không còn mang ý nghĩa tóm tắt hay khái quát
như trong phần lưu đồ mà yêu cầu nội dung diễn giải phải thật cụ thể và rõ ràng, sẵn sàng cho
việc tranh luận câu chữ (ý nghĩa pháp lý).

Trong trường hợp cần diễn giải chi tiết hơn có thể viết thành các Phụ lục đính kèm.

4. Trình bày quy trình


c) Tiêu đề đầu trang (header):

Mã số: ABC/QT - yy

<TÊN QUY TRÌNH> Ban hành: xx – dd/mm/yy


Số trang: 5/6

Trong đó

Bên trái: logo Ngân hàng

Ở giữa: tên quy trình

Bên phải: Mã số: ABC/QT - yy ABC: tên đơn vị soạn thảo

QT: tên viết tắt của quy trình

yy số thứ tự của quy trình (nếu có)

Ban hành: xx - dd/mm/yy: xx là số ban hành (lần thứ), ngày ban hành

Trang số: . . . ./ . . . .: là số thứ tự/ tổng số trang, dạng số


Mã số: HD/TBQT
HƯỚNG DẪN
Ban hành: 01 - 20/03/06
TRÌNH BÀY QUY TRÌNH Số trang: 6/6

d) Trình bày biểu mẫu:


Các biểu mẫu của 01 quy trình được thiết kế là nhằm mục đích thể hiện được “bằng chứng thực
hiện” của các bên tham gia trong quy trình do vậy biểu mẫu không thể tách rời khỏi quy trình.

Việc không áp dụng các biểu mẫu cũng như áp dụng không đầy đủ theo hướng dẫn của thiết kế
biểu mẫu xem như là hành vi tác nghiệp không phù hợp và khi phát hiện phải được ghi nhận để
khắc phục.

Các biểu mẫu được khuyến khích trình bày theo dạng bảng, có chia thành từng ô cụ thể cho
từng nội dung để ghi điền vào.

Mã số: QT/BM.nn

Ban hành:xx - dd/mm/yy

PHIẾU ĐỀ NGHỊ MUA TÀI SẢN

Bên trái: logo Sacombank

Ở giữa: Tên biểu mẫu


Bên phải:
Mã số: QT/BM.nn QT: tên viết tắt của quy trình
BM: tên viết tắt của biểu mẫu
nn: số thứ tự của biểu mẫu thuộc quy trình

Ban hành: xx - dd/mm/yy: xx là số ban hành (lần thứ) và ngày ban hành

5. Font chữ và kích thước font

Thống nhất toàn Ngân hàng áp dụng ARIAL UNICODE MS, kích thước font chữ là 10 đến 11,
font chữ trong bảng, trong lưu đồ có thể nhỏ hơn font chữ ngoài bảng 1-3 size.

Các văn bản soạn từ 02 trang trở lên phải đánh số trang.

___________________________________________________________________________________

You might also like