You are on page 1of 4

Nguyễn Thanh Bình – 0601034 – Nhóm 1 – A1K61

Đề cương Seminar Kinh tế chính trị


Chủ đề 6
Những thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO? Những thành tựu và hạn
chế sau 1 năm gia nhập? Giải pháp hạn chế thách thức đó?
‡‡‡‡‡‡‡‡
1. Những thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO?
Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hoá ngày càng phát triển mạnh, để xây dựng thành
công một nền KT độc lập, tự chủ, đồng thời hội nhập sâu rộng, nhằm tranh thủ tốt nhất các
điều kiện quốc tế để phát triển, việc tham gia WTO sẽ mang lại cho đất nước nói chung và
các DN những cơ hội và điều kiện quan trọng để phát triển, đồng thời cũng đặt ra những
thách thức to lớn phải giải quyết, nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực và tận dụng tốt
nhất các cơ hội và điều kiện thuận lợi đó.
Tham gia WTO, các DN có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu HH và dịch vụ
sang các nước và trên quy mô toàn cầu, miễn là HH và DV đó có sức cạnh tranh, tiếp cận
được thị trường của các nước thành viên WTO khác. Bên cạnh đó, các DN có điều kiện
nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và DV cần thiết với chất lượng tốt và giá cả
thuận lợi để phục vụ SX.
Tham gia WTO, nước ta nói chung và các DN sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để thu
hút đầu tư nước ngoài (cả đầu tư trực tiếp và qua thị trường chứng khoán). Do mở rộng
được thị trường tiêu thụ ra quy mô thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng cường đầu
tư vào Việt Nam để tận dụng các lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, nhân công rẻ, tài
nguyên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi… để SX phục vụ xuất khẩu ra thị trường khu vực
và toàn cầu. Mặt khác, tham gia WTO với những cam kết thực hiện các luật lệ liên quan
đến thương mại và đầu tư của WTO sẽ làm tăng lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối
với môi trường đầu tư của Việt Nam.
Tham gia WTO, các DNVN có điều kiện tốt hơn để đấu tranh giải quyết các tranh
chấp trong quan hệ thương mại quốc tế một cách xây dựng và công bằng. hạn chế tối đa
các hành động đơn phương độc đoán của các đối tác thương mại, nhất là các đối tác lớn.
Nếu là thành viên WTO, Việt Nam đã có thể đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
vụ kiện bán phá giá cá tra, basa hoặc vụ kiện tôm của phía Mỹ để có một phán quyết công
bằng, giảm bớt thiệt hại cho nông dân và các DNVN.
Tuy việc tham gia WTO mang lại cho DNVN những cơ hội và điều kiện thuận lợi
như nói trên, nhất là việc mở rộng thị trường quốc tế, phát triển sản xuất, tạo việc làm, thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hóa, nâng dần sức cạnh tranh của các DN,
nhưng đó mới là điều kiện cần thiết. Trên thực tế, có đạt được những lợi ích này hay không
và đạt ở mức độ nào còn phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố chủ quan và khách quan mà cả
Nhà nước và các DN đều phải quyết tâm giải quyết một cách năng động và hiệu quả.
Tham gia cơ chế thương mại toàn cầu WTO sẽ đặt nền kinh tế đất nước cũng như
các DN trước những thách thức vô cùng to lớn. Sức ép cạnh tranh để giành giật thị trường
tiêu thụ HH và DV ngày càng lớn trên quy mô toàn cầu và ngay chính trên thị trường nội
địa của ta. Khi mở cửa nền KT (hạ thấp hoặc cắt giảm các hàng rào bảo hộ thuế quan và
phi thuế quan) cho 148 thành viên của WTO, trong đó có những đối tác KT rất hùng mạnh,
1
sức ép cạnh tranh đối với nền KT của ta, ở từng địa phương, từng DN sẽ không chỉ mở
rộng về phạm vi mà còn rất cụ thể đối với từng ngành CN, thậm chí từng sản phẩm, từng
ngành hàng vì mỗi thành viên trên có những ưu thế và lợi thế cạnh tranh riêng
Khi đã tham gia đầy đủ vào nền KTTT và nhất là khi tiếp cận được với thị trường
toàn cầu, quy luật lợi nhuận sẽ thúc đẩy mở rộng đầu tư tái SX để đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của thị trường. Tình hình này có thể dẫn đến những nguy cơ SX ồ ạt, không có
kế hoạch, chỉ chạy theo lợi nhuận, bất chấp những hệ quả xấu có thể phát sinh như cạn kiệt
tài nguyên, làm cho đất bạc màu, huỷ hoại môi trường sinh thái, phá rừng gây ra lụt lội, ô
nhiễm môi trường do khí và chất thải CN… Một thí dụ rõ rệt là việc nuôi tôm đại trà không
có kế hoạch ở nhiều địa phương để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vừa qua đã dẫn đến nạn phá
rừng ngập mặn, kể cả rừng phòng hộ, khoanh vùng dẫn nước mặn vào để nuôi tôm… đã
làm suy thoái môi trường sống của các loài động thực vật và người dân ở các vùng này, mà
hậu quả còn cần nhiều thời gian mới khắc phục được.
2. Những thành tựu và hạn chế sau 1 năm gia nhập WTO:
a. Thành tựu
Một năm là thành viên WTO, Việt Nam đã thực hiện tốt các cam kết khi gia nhập.
Đến nay, Việt Nam không có vi phạm nào về thực hiện cam kết WTO. Việt Nam đã tận
dụng được những cơ hội khi trở thành thành viên WTO. Trước hết là nhận thức về WTO
của người dân và DN đã nâng lên rất nhiều và từ đó chính mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức
đã có những điều chỉnh đúng đắn. Việt Nam cũng đã tranh thủ tốt vốn đầu tư nước ngoài,
chưa bao giờ cả thế giới chú ý đến Việt Nam về mặt hợp tác đầu tư như bây giờ. Các doanh
nghiệp, tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Mỹ,... đang hướng đến thị
trường Việt Nam.
Sau một năm gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh. Những
kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong năm qua là những hiệu ứng rất tốt do WTO mang
lại. Việt Nam đã gặp nhiều thuận lợi hơn khó khăn, thách thức. Cụ thể, kim ngạch xuất
khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức cao kỷ lục, sự quan tâm của giới DN nước
ngoài dành cho Việt Nam cũng lớn chưa từng có. Xuất khẩu đạt 39 tỷ USD trong 10 tháng
qua, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 được Bộ Công Thương dự kiến đạt mức 48 tỷ USD,
tăng trên 20% so với năm 2006. Thu hút vốn FDI sẽ đạt khoảng 13 tỷ USD với sự xuất
hiện ngày càng nhiều các nhà đầu tư tầm cỡ, dự án quy mô vốn lớn. Trong năm 2007, tăng
trưởng GDP 8,48%, xuất khẩu đạt 21,5%, nhập khẩu 35,5%, sản lượng công nghiệp tăng
10,6%, số vốn cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt con số kỷ lục 20,3 tỉ USD, thị
trường chứng khoán phát triển mạnh với tỉ lệ vốn hóa chiếm 40% GDP.
TTKT Việt Nam hầu như hoàn toàn từ ngành CN và DV, và sự năng động của khu
vực tư nhân được ghi nhận với mức tăng 20,5%, hơn gấp đôi tốc độ tăng trưởng của các
DNNN. Trong đó ngành SX CN tăng mạnh 12,4% nhưng khai thác mỏ lại có mức tăng
trưởng rất nhỏ vì có sự sụt giảm 7,4% trong khai thác dầu thô do sản lượng khai thác tại
mỏ dầu Bạch Hổ, mỏ dầu lớn nhất Việt Nam, giảm sút. Về DV, thương mại và tài chính
tăng 10,4% và khách sạn, nhà hàng do được lợi từ sự tăng mạnh tiêu dùng và du lịch, đã
tăng 12,7%. Năm 2008 KT Việt Nam có thể tăng trưởng đến 8,5%
Với giả định việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tiếp tục hội nhập nền kinh tế đất nước
vào các mạng lưới KD toàn cầu, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài và giúp duy trì
2
động lực cho cải cách trong nước, TTKT Việt Nam dự kiến tăng đến 8,5% trong năm 2008.
Do có sự tăng trưởng mạnh của hai trong số các ngành XD, CN dự kiến tăng 10,6% năm
2008. DV, được khích lệ bởi tiêu dùng và du lịch, cũng như việc mở cửa dần dần của một
số khu vực cho sự tham gia của nước ngoài, dự kiến sẽ tăng 8,6% vào năm sau. Lợi ích về
mậu dịch có từ việc gia nhập WTO dự kiến sẽ giữ mức tăng trưởng xuất khẩu nhanh trong
năm 2008 ở mức 22%
b. Hạn chế
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đối mặt với những vấn đề hết sức khó khăn, tỉ lệ lạm
phát 12,6%, thâm hụt thương mại tăng kỷ lục gấp 2,5 lần so với năm 2006. Năm 2008,
những khó khăn này trầm trọng hơn với nhịp biến động hằng ngày của các chỉ số kinh tế
thế giới. Lạm phát gia tăng sẽ đòi hỏi Chính phủ phải cẩn trọng.
Mặc dù đã trải qua gần 20 năm mở cửa và đổi mới, nhưng hiện nay, Việt Nam vẫn là
nước đang phát triển ở trình độ thấp. Gần 80% dân số vẫn sống dựa vào nông nghiệp, nền
KTTT đang trong giai đoạn hình thành và còn nhiều ảnh hưởng của thời kinh tế tập trung
bao cấp. Tình trạng độc quyền vẫn tồn tại khá nặng nề trong một số lĩnh vực, nhất là tài
chính, ngân hàng, điện, bưu chính viễn thông; khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn
rất thấp; hệ thống pháp luật hiện hành chưa đáp ứng các yêu cầu của hội nhập…
Chính quyền một số địa phương quá chú ý đến xây dựng khu công nghiệp trong khi
chưa chú ý đến yêu cầu canh tác của nông dân như tưới tiêu cho vụ đông, giống mới, tín
dụng để áp dụng tiến bộ kỹ thuật…
Theo Hiệp định về các khía cạnh sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs)
của WTO, các nước thành viên phải có hệ thống bảo vệ bản quyền, bằng phát minh, sáng
chế, nhãn mác hàng hóa… rất nghiêm ngặt. Thế nhưng, ở nước ta, việc SX hàng giả, hàng
nhái, ăn cắp bản quyền, mẫu mã… vẫn diễn ra tràn lan và chưa được giải quyết triệt để.
Tình hình trên làm cho các DNVN khó có thể cạnh tranh bình đẳng và đúng luật trên thị
trường thế giới.
3. Những giải pháp hạn chế thách thức
VN có nhiều cơ hội hơn khi trở thành thành viên WTO, nhưng những khó khăn mới
cũng xuất hiện ngay. Vào WTO sẽ công bằng hơn chưa vào WTO, nhưng WTO hoàn toàn
không phải đã tạo được sự bình đẳng giữa các nước giàu và nghèo. Thay vì cố gắng gia
tăng xuất khẩu về số lượng các sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp, VN phải thay đổi định
hướng đầu tư, tập trung nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng xuất khẩu.
Thay vì tiếp tục chính sách bảo hộ các ngành CN thay thế nhập khẩu (như thuế rất
cao đối với ôtô) trước đây,cần có các chính sách để nhanh chóng tạo ra sự liên kết giữa DN
trong nước với các DN đầu tư nước ngoài trong một “chuỗi giá trị” hay “chuỗi cung ứng”
toàn cầu, qua đó các DN VN có thể nhanh chóng tiếp cận với công nghệ, quản lý hiện đại,
đồng thời có thể tiếp cận thị trường một cách trực tiếp hơn. Chủ quyền quyết định của VN
về các chính sách CN phải được vận dụng một cách khôn khéo để phát huy tối đa năng lực
cạnh tranh của VN và phù hợp với WTO.
Có giải pháp đồng bộ và cách tiếp cận mới cho những người “nghèo đô thị” mới
xuất hiện (đó là những nông dân mất ruộng vì đô thị hóa và thanh niên nông thôn thiếu
việc làm đổ vào thành thị) thay vì áp dụng chính sách xóa đói giảm nghèo đối với nông

3
thôn trước đây. Ưu tiên số một của nông dân VN là phải tiếp cận với thị trường trong nước
và thế giới, có các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và đủ sức cạnh tranh chứ không
thể dừng lại ở những chính sách động viên, hô hào chung chung. Vốn của quĩ tín dụng phải
được sử dụng đúng đối tượng và mục đích.
Thay đổi cơ cấu SX theo hướng SX ra các SP theo nhu cầu thị trường quốc tế cả về
thị hiếu, chất lượng và tiêu chuẩn. Từ trước đến nay, các DNVN hầu như chỉ tập trung SX
những mặt hàng mà chúng ta có khả năng SX, chứ không chú ý SX những mặt hàng mà thị
trường thế giới cần. Nay, tham gia vào hệ thống thương mại đa phương với quy mô toàn
cầu, cần chú ý nâng cao năng lực SX các mặt hàng để phục vụ người tiêu dùng thế giới.
Mặt khác, cơ cấu sản phẩm tiêu dùng của thế giới hiện nay thay đổi rất nhanh, làm cho
công nghệ cũng phải thay đổi rất nhanh mới đáp ứng được việc sản xuất ra sản phẩm đa
dạng, với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, hợp thị hiếu.
Ngoài ra, các DNVN cần chuẩn bị tốt các vấn đề sau:
- Xây dựng và tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong toàn DN nhận thức đầy đủ và đúng
đắn về vấn đề hội nhập quốc tế và tham gia WTO, thấy rõ cả cơ hội và những thách thức để
chủ động chuẩn bị.
- Các DN cần chủ động nghiên cứu xác định những lĩnh vực, ngành hàng, mặt hàng mình
có thế mạnh hoặc điều kiện thuận lợi để phát triển, trên cơ sở đó chủ động điều chỉnh và
thu hút các nguồn lực để tập trung phát triển các mặt hàng có hiệu quả và có sức cạnh tranh
quốc tế.
- Các DN cần quan hệ chặt chẽ với các bộ ngành ở TW và các Cty hoạt động KD quốc tế
để nắm bắt tình hình và xu hướng thị trường quốc tế, trên cơ sở đó quyết định các kế hoạch
SXKD của DN cho phù hợp và có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới.
- Các DN tích cực chuẩn bị tốt cho việc cùng cả nước tham gia hội nhập quốc tế, trong đó
có việc tham gia WTO, tăng cường năng lực lãnh đạo và quản lý, tăng cường đào tạo cán
bộ đủ sức đáp ứng yêu cầu của quá trình tham gia vào các hoạt động KD quốc tế.
- Trên cơ sở nắm bắt đúng nhu cầu của thị trường thế giới, cần đa dạng hóa các ngành hàng
SX và sản phẩm, tránh phụ thuộc quá mức vào một vài sản phẩm để có khả năng điều
chỉnh linh hoạt khi thị trường thế giới có biến động, đồng thời tạo điều kiện giải quyết lực
lượng lao động dôi dư trong quá trình chuyển dịch cơ cấu.
- Nhanh chóng ứng dụng CNTT trong SX & KD cập nhật thông tin về thị trường và kịp
thời tiến hành những quan hệ thương mại trực tiếp với các đối tác nước ngoài, hạn chế phụ
thuộc vào các khâu trung gian.
- Tăng cường cử cán bộ đi nghiên cứu thị trường ở nước ngoài, tham gia một số cuộc hội
chợ, triển lãm cần thiết về ngành hàng mà DN có thế mạnh, qua đó tìm hiểu được nhu cầu
của thị trường, tìm kiếm đối tác. Cần giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan đại diện
của VN ở nước ngoài để yêu cầu cung cấp thông tin về thị trường và thẩm định đối tác.

You might also like