You are on page 1of 1

Lên thực đơn cho người bị tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ (có nhiều trong
vỏ trái cây, gạo không giã kỹ). Chất này có tác dụng chống táo bón, giảm tăng
cường đường huyết, cholesterol và triglycerid sau bữa ăn.

Tùy theo tuổi, tình trạng công việc, cân nặng cơ thể... các chuyên gia dinh
dưỡng sẽ xác định nhu cầu năng lượng cho người bị tiểu đường. Thông
thường, bệnh nhân nội trú nam cần 26 Kcal/kg thể trọng mỗi ngày; nữ cần 24
Kcal/kg thể trọng. Những người điều trị tại giường cần mỗi ngày 20-24
Kcal/kg thể trọng.

Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn:

Lượng protein lý tưởng là 0,8 g/kg mỗi ngày đối với người lớn. Trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân
tiểu đường, protein có tỷ lệ 15-20% năng lượng của khẩu phần ăn.

Tỷ lệ lipid không nên quá 25-30% tổng số calo; trong đó chất béo bão hòa nên dưới 10%, phần còn lại là
chất béo không bão hòa. Acid béo không no một nối đôi 10-15%, acid béo không no nhiều nối đôi dưới
10% tổng năng lượng của khẩu phần. Ăn ít cholesterol, nên dưới 300 mg/ngày, việc kiểm soát chất béo
cũng giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Tỷ lệ glucid chấp nhận được là 50-60% tổng số năng lượng. Nên sử dụng các glucid phức hợp như gạo,
khoai củ, hết sức hạn chế đường đơn. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn không hạn chế (tự do) các thực
phẩm có dưới 5% glucid, hạn chế các loại thức ăn có 10-20% glucid; kiêng hay hạn chế tối đa các loại
đường hấp thu nhanh (mứt, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt), trái cây khô là các loại thức ăn có trên 20%
glucid.

Cần đảm bảo đủ các yếu tố vi lượng (sắt, iốt...), thường có trong rau quả tươi.

Bệnh nhân nên phân phối năng lượng hợp lý bằng cách chia nhỏ các bữa ăn, ít ra là 3 bữa ăn chính và
2-3 bữa phụ xen kẽ. Mục đích là tránh đường huyết tăng nhiều sau khi ăn. Người điều trị bằng insulin tác
dụng chậm sẽ dễ có xu hướng hạ đường huyết trong đêm, nên ăn bữa phụ trước khi đi ngủ.

TS Nguyễn Thị Lâm, Sức Khỏe & Đời Sống

You might also like