You are on page 1of 13

1

Nhóm X-Men: Hà Viết Hùng Dũng


Trần Duy Khang
Võ Văn Kiên
Trần Ngọc Minh
Seminar 3: No.1: Tìm hiểu về danh mục sản phẩm của các NHTM Việt Nam và
đánh mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở so sánh với danh mục
sản phẩm của các NHTM khác trên Thế giới

Khách hàng của ngân hàng có vị trí hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát
triển của ngân hàng; đó là những cá nhân và tổ chức có nhu cầu về các sản phẩm dịch
vụ tài chính. Họ sẵn lòng và có khả năng tham gia trao đổi với ngân hàng để thỏa mãn
các nhu cầu đó. Các khách hàng khác nhau với các loại hình hoạt động và đặc điểm
khác nhau sẽ có những nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác nhau. Tuy
nhiên, dù là cá nhân hay là tổ chức, họ đều tìm kiếm các dịch vụ để thỏa mãn các nhu
cầu cơ bản sau:
- Nhu cầu sinh lời
- Nhu cầu an toàn
- Nhu cầu di chuyển tiền tệ
- Nhu cầu về phương tiện thanh toán
- Nhu cầu tư vấn
- Nhu cầu về thông tin
Hiện nay tại Việt Nam các sản phẩm dịch vụ tài chính của ngân hàng Việt Nam ngày
càng đa dạng và phong phú, đã phần nào đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng
về nhiều mặt. Tuy nhiên trong giai đoạn Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập WTO thì
cơ hội và thách thức đều là rất lớn vì vậy các NH cần cố gắng làm sao thu hút được
nhiều khách hàng mới đến với mình đồng thời củng cố khách hàng truyền thống, điều
này đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng nâng cao sản phẩm, chất lượng dịch vụ để
thỏa mãn cho khách hàng một cách tốt nhất.
Và trong những nhu cầu để khách hàng mang tiền đến với NH thì có lẽ chủ yếu nhất
vẫn là nhu cầu sinh lời và nhu cầu an toàn (đây cũng chính là những nhu cầu cơ bản
dẫn đến sự ra đời của hệ thống NH trong lịch sử). Tuy nhiên, cùng với sự phát triển
của NH thì một sản phẩm NH có thể thoả mãn nhiều nhu cầu của khách hàng, nhất là
2
thoả mãn 2 nhu cầu cơ bản này, do đó ta sẽ chỉ đi sâu vào nghiên cứu những sản phẩm
mà mục tiêu đầu tiên của nó là thoả mãn nhu cầu sinh lời và an toàn mà thôi.
1. Các NHTM Việt Nam
1.1 Nhu cầu sinh lời hay nhu cầu tìm kiếm thu nhập (sinh lời các thặng dư
tài chính)
Nhu cầu sinh lời là nhu cầu của khách hàng muốn làm cho tài sản của minh lớn
hơn giá trị ban đầu.
Theo đó, thì hiện nay các NH VN đang cung cấp các sản phẩm Tiền gửi tiết
kiệm và sản phẩm đầu tư.
1.1.1.Tiền gửi tiết kiệm
Tài khoản tiền gửi tiết kiệm được lập ra để thu hút vốn của những người muốn
dành riêng một khoản tiền cho những mục tiêu hay cho một nhu cầu tài chính được dự
tính trong tương lai. Trong thời gian đó, họ trông chờ một khoản thu nhập từ việc gửi
tiết kiệm tại NH. Xuất phát từ nhu cầu của KH và sự ổn định của loại vốn này cùng
với chi phí duy trì và quản lý nói chung là thấp nên lãi suất của tài khoản tiền gửi tiết
kiệm nói chung là cao hơn nhiều so với tiền gửi thanh toán.
Các quy định chung:
- Loại tiền gửi tiết kiệm: VND hoặc ngoại tệ mạnh (hầu như chỉ có USD và EUR,
VCB thì có thêm GBP, ACB có thể dùng vàng…) KH gửi bằng loại tiền nào thì
được rút ra (cả gốc và lãi) bằng loại tiền đó. Trường hợp KH gửi bằng ngoại tệ có
nhu cầu nhận bằng tiền VNĐ sẽ được NH quy đổi, mua lại thành tiền VNĐ với tỷ
giá do NH công bố theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước VN quy định tại thời điểm
đó.
- Đối tượng tham gia tiết kiệm: TK bằng VND: mọi tầng lớp dân cư trong xã hội,
TK bằng ngoại tệ: cá nhân người cư trú.
- Lãi suất: do các NH công bố và luôn là lãi suất cạnh tranh, hấp dẫn linh hoạt theo
từng thời kì, từng loại hình tiết kiệm.
- Phương thức trả lãi: Trả lãi sau, trả lãi trước, trả lãi định kì. Theo đó, mỗi NH sẽ lại
có các hình thức trả gốc và lãi rất phong phú (Habu: lĩnh lãi hàng tháng, 3 tháng 1
lần, cuối kì, 13 tháng lĩnh lãi trước, rút gốc linh hoạt, gửi góp định kì, gửi góp linh
hoạt)
- Các hình thức TK:
+ Tiết kiệm thông thường:
3
TK đồng VN có kì hạn và không kì hạn
TK ngoại tệ có kì hạn và không kì hạn
Thời hạn mà các NH thường áp dụng gồm có: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng,
6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng một số NH có mức thấp nhất
là 7 ngày (Habu) và cao nhất là 60 tháng (Habu, VCB…)
+ Tiết kiệm dự thưởng, bậc thang… (ACB có tích góp dự thưởng, trúng xe
Mitsubishi, có lãi thưởng, Agri: vàng 3 chữ A, bậc thang thời hạn và bậc thang tiền
gửi, gửi VND đảm bảo theo giá vàng, VPBank: gửi VND đảm bảo bằng ngoại tệ,
Eximbank: TK bậc thang tam cấp, Tech: TK đa lộc, TK F@stSaving, TK đa năng …)
+ Kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…
- Có mức tiền gửi tối thiểu tuỳ theo NH (VCB: 50.000VND, 10USD hoặc tương
đương, MHB: 100.000VND, 50USD hoặc tương đương…) và không quy định mức
tối đa.
Việc sử dụng các dịch vụ này sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho KH:
- Lợi ích đầu tiên là KH được hưởng lãi từ khoản tiền nhàn rỗi mà mình gửi vào
NH.
- Việc gửi tiền của khách hàng được an toàn, bí mật mọi thông tin cá nhân, được các
ngân hàng mua bảo hiểm với Tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Thủ tục mở tài khoản đơn
giản, miễn phí.
- Có thể cầm cố sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu để vay vốn hoặc để bảo lãnh cho
người thứ ba vay vốn tại NH hoặc các tổ chức tín dụng khác (nếu được các tổ chức
tín dụng đó chấp thuận). Hoặc với số tiền nhất định trên sổ TK, KH có thể yêu cầu
phát hành thẻ tín dụng quốc tế.
- Đến hạn nếu Quý khách không đến rút tiền, NH sẽ tự động nhập tiền lãi vào số
tiền gốc và tính lãi cho kỳ hạn tiếp theo.
- KH có thể chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm, được để lại thừa kế, được ủy quyền
cho người khác lĩnh thay và gửi cho người khác được hưởng.
- Lãi suất cạnh tranh, hấp dẫn, linh hoạt theo từng thời kỳ, từng loại hình tiết kiệm.
Khách hàng có nhu cầu rút tiền từ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn trước thời hạn có
thể được hưởng lãi, mức lãi tuỳ thuộc vào thời gian đã gửi cụ thể (một số NH cho
phép hưởng lãi suất kì hạn gần nhất…).
4
- Thanh toán chuyển khoản trong hệ thống các ngân hàng được thực hiện qua mạng
vi tính với tốc độ nhanh, độ chính xác cao và được thực hiện miễn phí. KH có thể
gửi tiền một nơi và rút tiền tại bất kì chi nhánh nào trong hệ thống,
- Ngày nay, các NH đã mở thêm các tiện ích cần thiết cho sản phẩm dịch vụ của
mình: Chuyển tiền tự động, E-banking, Homebanking...
Các khoản tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong các nguồn vốn huy
động của NH. Chính vì vậy, các NH phải luôn tìm mọi cách để thu hút được nguồn
vốn này một cách hiệu quả nhất.
ACB (2005) Tech
Tổng nợ 14.710.990 7.152.354
Tiền gửi của khách hàng 12.580.744 (19.996.000) 4.600.097
Tiền gửi tiết kiệm 10.539.071 (16.360.000) 2.129.288
Số liệu của ACB và Tech năm 2004 (Đơn vị: Triệu VND)
Thêm vào đó, trong lúc giá vàng lên xuống thất thường, bất động sản đóng
băng, gửi tiết kiệm vẫn là phương án có khả năng sinh lời một cách an toàn. Người
gửi tiền cần cân nhắc lãi suất, tỷ giá và lạm phát để chọn VND hay USD. Với tình
hình hiện tại (lạm phát năm 2006 không tăng cao, tỷ giá đồng VND/USD tiếp tục ổn
định), gửi tiết kiệm bằng VND sẽ có lợi hơn, vì lãi suất tiết kiệm tiền VND hiện xấp
xỉ 9 - 9,4%/năm, và có thể tăng thêm, trong khi lãi suất USD bao giờ cũng chỉ bằng
60% so với lãi suất VND (nhưng nên gửi ngắn hạn (không quá 1 năm) để có thể được
rút gốc mà vẫn hưởng lãi khi có biến động tài chính). Ví dụ, nếu gửi khoảng 150 triệu
đồng, với mức lãi suất hiện tại, người tiêu dùng được lãi 13 - 14 triệu đồng/năm;
nhưng nếu gửi 10.000 USD, cộng cả chênh lệch tỷ giá (tính mức chênh lệch như năm
2005), người tiêu dùng cũng chỉ lãi khoảng 11 - 12 triệu đồng. Tuy nhiên, gửi bằng
USD sẽ an toàn hơn trong nhiều trường hợp, nhất là khi lạm phát tăng quá cao (trên
1%) và đồng nội tệ bị trượt giá.
Theo số liệu tại một số ngân hàng thương mại, trong năm 2005, ước tính tỷ lệ
người gửi tiền bằng VND vẫn chiếm 50%, gửi USD chỉ chiếm 35% (chủ yếu là các
doanh nghiệp), còn lại là gửi bằng vàng hoặc các ngoại tệ khác. Nhưng sau một năm
tổng kết lại lợi nhuận từ các hoạt động tiết kiệm, kinh doanh, không chỉ các doanh
nghiệp mà khá nhiều cá nhân cũng đang ngả sang xu hướng lựa chọn hình thức gửi
tiết kiệm bằng USD để an toàn vốn.
1.1.2. Sản phẩm đầu tư:
5
- Do NH cung cấp các khoản tiền gửi với lãi suất thấp, nhiều KH đã hướng tới
việc sử dụng cái gọi là sản phẩm đầu tư, đặc biệt là các tài khoản của quỹ tương hỗ và
hợp đồng trợ cấp, những loại hình cung cấp triển vọng thu nhập cao hơn tài khoản
tiền gửi những cũng kèm theo nhiều rủi ro hơn.
Tuy nhiên, hiện nay, các ngân hàng VN chủ yếu dùng tiền của khách hàng để đầu
tư cho chính bản thân NH chứ chưa phát triển các dịch vụ đầu tư theo danh mục sản
phẩm theo yêu cầu của khách hàng và ngân hàng sẽ thu phí từ việc đầu tư hộ này. Tuy
nhiên các NH cũng đã tiến hành việc quản lý vốn trong đó nếu tài khoản KH vượt quá
số dư quy định thì sẽ được NH chuyển phần dư cho đầu tư kiếm lời cao hơn. Tuy
nhiên loại hình này vẫn chưa phổ biến.
Một số NH có công ty Chứng khoán thì còn có quản lý danh mục đầu tư: Giúp
khách hàng quản lý và sử dụng có hiệu quả nhất phần vốn nhàn rỗi của khách hàng
thông qua danh mục đầu tư được thiết kế với mục đích đa dạng hoá, giảm thiểu rủi ro,
gia tăng lợi nhuận.
- Quản lý vốn: Là việc NH đảm bảo cho khách hàng duy trì số dư tối đa và (hoặc)
số dư tối thiểu cần thiểt trên các tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách
hàng. Khi số dư trên các tài khoản tiền gửi thanh toán này vượt khỏi hạn mức đã định,
thì ngân hàng sẽ tự động chuyển phần chênh lệch đó về tài khoản cần tập trung vốn.
Tài khoản được tập trung vốn là tài khoản sinh lời, có lãi suất hấp dẫn. Quản lý vốn
tốt hơn, giảm thiểu thời gian nhàn rỗi của vốn nhờ việc tập trung tiền vể một tài khoản
(BIDV)
Ngoài những sản phẩm Dv thoả mãn nhu cầu sinh lời kể trên thì ngày nay, trong
xu thế cạnh tranh, để có thể thu hút được khách hàng thì các NH thường cung cấp
thêm tính năng sinh lời cho các sản phẩm của mình, vd như: tài khoản thanh toán, thẻ
nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán sẽ có hưởng lãi…
Cần lưu ý thêm là, hiện nay các NHTM VN đang chủ yếu cạnh tranh với nhau về
giá, tức là đem khả năng sinh lời ra làm “mồi nhử” khách hàng, đây là một xu hướng
cạnh tranh không an toàn, đòi hỏi các NH phải chuyển dần qua cạnh tranh về uy tín,
thương hiệu…
1.2. Nhu cầu quản lí rủi ro (nhu cầu an toàn)
Là nhu cầu được quản lí nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến tài sản hoặc hoạt
động của khách hàng. Rủi ro luôn luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động kinh doanh.
Chính vì vậy mà ngân hàng không ngừng phát triển các sản phẩm mới để nhằm giảm
thiếu rủi ro cho khách hàng.
1.2.1. Hợp đồng phái sinh
6
Nhằm để hạn chế rủi ro về tỷ giá, giá vàng… thì các ngân hàng VN đã sử dụng
nghiệp vụ Forward, Swap, còn nghiệp vụ Option đang trong giai thử nghiệm. Hiện
nay ở ngân hàng đã cung cấp dịch vụ :
- Quyền chọn mua, bán ngoại tệ (CURRENCY OPTION) (ACB, Eximbank…)
+ Mua Quyền chọn mua: Khách hàng có nhu cầu thanh toán ngoại tệ (chẳng
hạn như thanh toán hàng nhập khẩu, trả nợ vay bằng ngoại tệ, thanh toán học phí
v.v…) có thể có nhu cầu mua “Quyền chọn mua” để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tăng lên
vào thời điểm thanh toán ngoại tệ trong tương lai.
+ Mua Quyền chọn bán: Khách hàng có nguồn thu bằng ngoại tệ (chẳng hạn
như nhận thanh toán xuất khẩu, nhận tiền kiều hối, chuyển tiền v.v…) có thể có nhu
cầu mua “Quyền chọn bán” để phòng ngừa rủi ro tỷ giá giảm xuống vào thời điểm
nhận ngoại tệ trong tương lai
- Quyền chọn mua, bán vàng (GOLD OPTION)
+ Mua Quyền chọn mua: Khách hàng có nhu cầu thanh toán vàng (chẳng hạn
như mua nhà hoặc bất động sản, trả nợ vay bằng vàng v.v…) có thể có nhu cầu mua
Quyền chọn mua để phòng ngừa rủi ro giá vàng tăng lên vào thời điểm thanh toán
vàng trong tương lai.
+ Mua Quyền chọn bán: Khách hàng có nguồn thu bằng vàng (chẳng hạn như
nhận thanh toán tiền bán nhà hoặc bất động sản, sổ tiết kiệm bằng vàng sắp đáo hạn
v.v…) có thể có nhu cầu mua Quyền chọn bán để phòng ngừa rủi ro giá vàng giảm
xuống vào thời điểm nhận thanh toán vàng trong tương lai.
Habu thì phát triển 2 sản phẩm Forward, Swap. Trong đó: Forward tránh rủi ro
ngoại hối tại thời điểm thanh toán vì xác định được mức tỷ giá ngay tại thời điểm kí
hợp đồng, thanh toán trong vòng 7-180 ngày tuỳ theo KH. Còn Swap giúp phòng
ngừa rủi ro do biến động về tỷ giá hối đoái, giúp cân đối thu chi ngoại tệ, đảm bảo khả
năng thanh toán.
Hay như Tech thì ngoài giao dịch ngoại hối phái sinh còn có Hợp đồng tương
lai hàng hoá: Techcombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên cung cấp dịch vụ Hợp
đồng tương lai trên thị trường hàng hóa với mục đích hỗ trợ khách hàng trong việc
quản trị rủi ro, hạn chế tối đa mức thua lỗ có thể có, bảo đảm được lợi nhuận cũng
như tiếp cận với các phương thức kinh doanh hiện đại của các thị trường lớn trên thế
giới. Ngân hàng có hệ thống máy tính được nối mạng với các thị trường lớn như:
7
LIFFE, SIMEX, TOCOM, NYBOT...giúp khách hàng theo dõi được diễn biến của giá
cả trên thế giới. Đội ngũ chuyên viên kinh doanh của ngân hàng được trang bị đầy đủ
kỹ năng, hiểu biết cần thiết để giúp khách hàng thực hiện các lệnh mua,bán nhanh
chóng, kịp thời. Riêng trong giao dịch ngoại hối phái sinh, ngoài Spot, Forward,
Swap, Option thì Tech còn có cung cấp Hợp đồng Hoán đổi lãi suất (IRS): là thoả
thuận theo đó mỗi bên thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo lãi suất thả nổi
hay lãi suất cố định trên cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoảng thời gian.
1.2.2. Quản lý tài sản.
- Quản lý vàng, tài sản quý, giấy tờ quan trọng…: Các NH VN đang cung cấp
sản phẩm Cho thuê két sắt, nhưng mới chỉ thực hiện tại ngay trụ sở của NH.
- Quản lý tiền mặt: Thu chi hộ tiền mặt, trả lương cho nhân viên qua tài khoản..
nó giúp tránh được những rủi ro trong việc thu chi, vận chuyển tiền mặt. Hầu hết các
NH VN đều đang quan tâm đến vấn đề này để tiến tới giảm dần lưu thông tiền mặt,
phát triển các DV phi tiền mặt của NH nhất là các loại hình thẻ.
1.2.3. Các dịch vụ bảo hiểm: (Incombank, BIDV)
+ Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
+ Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt;
+ Bảo hiểm cháy, nổ;
+ Bảo hiểm trách nhiệm chung;
+ Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh (bảo hiểm tổn thất lợi nhuận)
+ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông,
đường sắt và đường hàng không;
+ Bảo hiểm xe cơ giới;
+ Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu;
+ Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
+ Bảo hiểm con người
+ Tái bảo hiểm;
+ Các loại hình bảo hiểm khác.
Lợi ích: Chất lượng bảo hiểm cao; có khả năng đánh giá rủi ro và tư vấn tốt
nhu cầu bảo hiểm của khách hàng.
Thêm vào đó, cùng với sự phát triển của các Dv NH, của khoa học công nghệ
thì vấn đề an toàn trong sản phẩm dịch vụ của NH càng phải được đặt lên hàng đầu,
8
chính vì vậy ngoài những sản phẩm như đã nói ở trên thì hầu như các Sp thoả mãn các
nhu cầu khác cũng luôn đòi hỏi phải có tính an toàn trong đó, ví dụ như: thẻ, chuyển
tiền, tài khoản thanh toán thoả mãn nhu cầu thanh toán đồng thời giảm rủi ro do di
chuyển tiền, hay như TeleBanking, Homebanking, E-Banking trước hết là cung cấp
thông tin cho KH nhưng đồng thời cũng luôn đặt vấn đề an toàn trong giao dịch lên
hàng đầu… Do đó, các NH luôn cố gắng trang bị cho mình những công nghệ hiện đại
để đảm bảo cho KH luôn an tâm khi giao dịch với NH.
2. Các NH trên thế giới. (HSBC, ANZ, CityBank )
2.1. Nhu cầu sinh lời
2.1.1.Tiền gửi tiết kiệm
Các NH này cũng cung cấp những sản phẩm cơ bản về tiền gửi tiết kiệm như
VN như tiền gửi có kì hạn, không kì hạn, kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi (CDs
vẫn là chủ yếu), nhưng không chú trọng vào các loại hình dự thưởng, tiết kiệm đặc
biệt… kì hạn của các ngân hàng này cũng có nhiều loại ví dụ như ANZ cung cấp sản
phẩm tiền gửi là từ 1 đến 120 tháng.
Trong đó, có một loại hình khá hấp dẫn đó là Tài khoản tiết kiệm trẻ em dành
cho người dưới 18 tuổi nhằm dạy cho trẻ em hiểu biết hơn về tiền, tiết kiệm và xem
đó giống như một trò chơi vui vẻ. Và không phải trả bất kì một khoản phí thường niên
hay phí giao dịch nào cả. ANZ còn có cả tài khoản tiết kiệm Beanstalk dành cho trẻ
dưới 12 tuổi, tài khoản tiết kiệm ANZ equip package cho trẻ 11-18 tuổi…
HSBC còn có Tài khoản CombiNations Saving (tiết kiệm kết hợp) mang lại
những lợi ích của từ sự thay đổi có lợi về tỷ giá và lãi suất cho sự kết hợp các đồng
tiền. Một tài khoản này có thể quản lý 10 loại tiền: Australian Dollar (AUD),
Canadian Dollar (CAD), Euro (EUR), Japanese Yen (JPY), New Zealand Dollar
(NZD), Pound Sterling (GBP), Singapore Dollar (SGD), Swiss Franc (CHF), Thai
Baht (THB), US Dollar (USD). Tài khoản này cũng cho phép gửi hoặc rút tiền dưới
nhiều hình thức khác nhau, và có thể yêu cầu NH lập cho mình một Overdraft dễ dàng
nhằm thay thế tiền mặt để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thì mà không ảnh hưởng đến
lợi nhuận như rút tiền trước hạn.
Như vậy, những khoản tiết kiệm của khách hàng cũng được cung cấp dưới
nhiều hình thức khác nhau và đặc biệt là các tiện ích đi kèm bao giờ cũng rất đa dạng.
2.1.2. Sản phẩm đầu tư:
9
Các NH nước ngoài đều khá phát triển loại hình này. Ví dụ như ANZ:
Nhu cầu Dịch vụ ANZ
ANZ Business Cash Managerment Account
Đầu tư với lãi suất cao với quỹ
ANZ Premium Business Cash Account
trả ngay
ANZ V2 plus
Đầu tư ngắn đến trung hạn với ANZ Term Deposit
thu nhập được đảm bảo Esanda Fixed Term Debenture Stock
Đầu tư với khối lượng lớn trong
ANZ Investment Bank Bills
ngắn hạn
ANZ còn hỗ trợ dịch vụ quản lý tiết kiệm nhằm tăng khả năng lợi nhuận cho các
tài khoản tiết kiệm bằng cách đầu tư vào các dịch vụ sinh lời cao hơn đối với các
khoản tiền lớn. Riêng ANZ Premium Business Cash Account
ANZ V2 plus còn có khả năng chấp nhận chuyển vốn qua chi nhánh của ANZ, ATMs,
EFTPOS hoặc ANZ Internet và Phone Banking.
Tất cả các loại hình đầu tư của HSBC được tổng hợp như ở hình dưới:
10
Có thể thấy khi Việt Nam gia nhập vào WTO thì dịch vụ này sẽ sớm được đưa ra
ở thị trường Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi việc thanh toán không
dùng tiền mặt đang dần trở nên quen thuộc với các cá nhân, DN thì các dịch vụ này sẽ
dễ dàng có chỗ đứng trong danh mục các sản phẩm của NH.
2.2. Nhu cầu quản lí rủi ro (nhu cầu an toàn)
2.2.1. Hợp đồng phái sinh
Các NH này cung cấp đầy đủ các dịch vụ hợp đồng phái sinh Forward, Swap,
Option và còn một sản phẩm nữa là hợp đồng Future. Và được sử dụng rất phổ biến
nhằm đảm bảo an toàn cho KH trong giao dịch liên quan đến ngoại tệ, vàng.
2.2.2. Quản lý tài sản.
- Quản lý vàng, tài sản quý, giấy tờ quan trọng…: dịch vụ này đã được sử dụng
rộng rãi ở rất nhiều nước trên thế giới; thậm chí như ở các trạm tàu điện ngầm hay sân
bay thì luôn có những chiếc tủ của NH để khách hàng giữ đồ rất an toàn. Phạm vi bảo
quản của NH trở nên rộng hơn, hàng hoá bảo quản cũng trở nên phong phú hơn
- Quản lý tiền mặt: Thu chi hộ tiền mặt, trả lương cho nhân viên qua tài khoản...
Đây cũng là một nghiệp vụ rất quen thuộc của các NH lớn trên thế giới và là bộ phận
quan trọng của dịch vụ bán lẻ các DN, nó thường có sự kết nối giữa Dvụ quản lý vốn,
tài sản của các DN với nhau, với tài khoản cá nhân của nhân viên và tài khoản của các
đơn vị dịch vụ thu phí khác (điện, nước…), các dịch vụ uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi
không còn xa lạ với KH của các NH trên.
2.2.3. Các dịch vụ bảo hiểm:
Các ngân hàng nước ngoài lớn như thế này thường hình thành theo dạng tập
đoàn nên trong các ngân hàng luôn có các thành viên cung cấp các sản phẩm phi ngân
hàng.
Các Dvụ bảo hiểm của các NH này có thể bao trùm hầu hết những rủi ro mà một
cá nhân, doanh nghiệp có thể gặp phải từ rủi ro tài sản, du lịch, khả năng trả nợ, bảo
vệ doanh nghiệp, nông trại, bảo hiểm sức khoẻ… Theo đó, các NH này sẽ thường
cung cấp rất nhiều loại bảo hiểm khác nhau cho khách hàng của mình bao gồm cả cá
nhân và các DN, trong đó, thậm chí có cả bảo hiểm cho rủi ro người điều hành, rủi ro
đạo đức nhân viên… là những lĩnh vực đòi hỏi trình độ kĩ thuật, nghiệp vụ rất cao của
NH mà có lẽ trong tương lai gần chưa thể áp dụng tại VN
11
Ví dụ như của CitiBank cung cấp bảo hiểm cho các DN: Tài sản và mất cắp, Gián
đoạn trong kinh doanh, Tiền, Kính, Trách nhiệm công cộng, Đạo đức người lao động,
Máy móc, trang thiết bị, hàng hoá trong phòng lạnh, Hệ thống máy tính và trang thiết
bị điện tử, Sở hữu chung, Nghiên cứu các khoản thuế
3. Nhận xét
Mặc dù dịch vụ NH của các NHTM VN đã phát triển rất nhanh trong thời gian qua
nhưng thực tế cho thấy so với các nước trên thế giới, danh mục sản phẩm cũng như
mức độ thoả mãn KH của các NH còn nhiều yếu kém hơn, các dịch vụ của NHTM
VN kém đa dạng hơn các NHTM nước ngoài rất nhiều, đặc biệt là đa dạng theo đặc
tính sản phẩm (sản phẩm hoàn chỉnh).
3.1. Mặc dù hiện nay, các NHTMVN đã đưa ra nhiều loại tiền gửi tiết kiệm và gần
như phục vụ được những nhu cầu cơ bản của KH như đã nói ở trên… nhưng thực tế
thì còn tồn tại các vấn đề:
- Loại tiền gửi sử dụng cho tài khoản còn bị hạn chế và thường chỉ là VND, USD,
EUR. Đối tượng tham gia mặc dù đã có nới lỏng nhưng vẫn chưa có khả năng đáp
ứng hết nhu cầu của mọi tầng lớp (ví dụ như cho trẻ vị thành niên)
- Kì hạn do các NH cung cấp là không giống nhau, trong đó, hầu như các NH chỉ tính
kì hạn từ 1 tháng đến 2 năm, ít hơn và nhiều hơn thì rất hiếm.
- Loại hình tiết kiệm khá đa dạng, nhưng rất hạn chế trong các tiện ích đi kèm ví dụ
như cách thức trả lãi và gốc hầu như vẫn thực hiện theo các phương pháp truyền
thống, rất hạn chế trong việc tạo ra tiện ích cho KH khi cần một khoản tiền nhỏ trước
hạn.
- Trong thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin rất nhiều về
những nỗi lo của KH và NH về vấn đề đánh thuế thu nhập trên các khoản tiền gửi, bởi
không ít thì nhiều, nó sẽ tạo ra tâm lý không muôn gửi TK của KH, từ đó có thể gây
khó khăn cho khả năng huy động nguồn vốn rất lớn này.
3.2. Sản phẩm đầu tư
Đây thực sự là lĩnh vực rất yếu của VN, như đã nói ở trên, các NH VN chưa mở rộng
các dịch vụ đầu tư theo yêu cầu của khách hàng mà mới chỉ là các hoạt động đầu tư tự
thân.
12
Các hoạt động quản lý danh mục đầu tư, quản lý vốn thì mới chỉ áp dụng tại một số
NH lớn, nhưng mới chỉ là những bước đầu tiên trong quá trình phát triển.
3.3. Hợp đồng phái sinh.
Các loại hình hợp đồng phái sinh cơ bản đã được các NH đưa vào cung cấp, nhưng
thực ra cũng mới chỉ có những NH lớn làm được điều này.
Sản phẩm cung cấp rất manh mún, tức là mỗi NH một kiểu nhưng vẫn không bao
trùm được hết vì số lượng Sp chưa phải là nhiều. Hđ Future vẫn chưa có hành lang
pháp lý cũng như TTCk chưa phát triển đến mức để nó có thể đi vào thực tiễn.
3.4. Quản lý tài sản.
Do khả năng quản lý chưa cao, những tiện ích của việc quản lý tài sản chưa rõ ràng,
sự liên kết với cơ quan an ninh chưa được mở rộng… do đó, những hoạt động này của
VN mới chỉ dừng lại tại địa điểm là trụ sở của NH, với lượng khách hàng cũng tương
đối khiêm tốn.
Quản lý tiền mặt đã dần được triển khai, nhưng do sự e ngại về công khai thông tin,
cũng như chưa có văn bản cụ thể nào về sự liên kết giữa các bên DN – nhân viên –
bên thu phí – NH dó đó, hoạt động này vẫn gặp không ít khó khăn, và hầu như hiện
nay ngoài việc trả lương cho Công nhân viên qua NH ngày càng phổ biến thì các hoạt
động khác lại tương đối trì trệ .
3.5. Các dịch vụ bảo hiểm.
Do quy mô, cơ cấu tổ chức nên những sản phẩm phi NH thế này vẫn chưa thực sự phổ
biến tại VN, những gì nêu ở phần 1 chỉ là những sản phẩm của một số ít các NHTM
VN, hoạt động liên kết giữa NH- Cty Bảo hiểm vẫn còn rất hạn chế.
Những sản phẩm đã cung cấp thì vẫn chưa có khả năng bao trùm những rủi ro có thể
gặp phải của KH là cá nhân và DN.

Trong chiến lược phát triển DV NH đến năm 2010 của NHNN VN đặt ra: Phát triển
hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của
nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng
truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại có hàm lượng
công nghệ cao. Tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa các TCTD, giữa các TCTD với
13
các tổ chức không phải là TCTD trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm,
chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ ngân hàng mới theo nhu cầu thị trường.
Từng bước nâng cao uy tín và thương hiệu của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị
trường tài chính quốc tế. Đến năm 2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam phấn đấu phát
triển được hệ thống dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nước trong khu vực
ASEAN về chủng loại, chất lượng.
Theo đó, những nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu trong lộ
trình phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006-2010 là:
1. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng truyền thống: hoàn thiện và
triển khai rộng rãi từ 2006
2. Triển khai rộng rãi các dịch vụ ngân hàng mới/mở rộng:
- Sản phẩm phái sinh tiền tệ, lãi suất và tỷ giá: Triển khai rộng rãi từ 2007.
- Quản lý tài sản, tiền mặt: Triển khai rộng rãi từ 2008.
- Dịch vụ bảo hiểm rủi ro hàng hoá (kim loại, dầu lửa,…): Triển khai rộng rãi từ 2008.
- Dịch vụ bảo hiểm: Triển khai rộng rãi từ 2007.
- Dịch vụ chứng khoán trong nước: Triển khai rộng rãi từ 2007.
- Đầu cơ chứng khoán quốc tế: Triển khai rộng rãi từ 2008.
- Dịch vụ ngân hàng hiện đại khác: Phát triển dần từ 2008
Như vậy có thể thấy, trong tương lai không xa, các NH VN sẽ nhanh chóng hoàn thiện
những Sp Dv trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm mô hình của các NH trên thế giới để đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đang ngày một lớn của các cá nhân, doanh nghiệp…
phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế VN.

You might also like