You are on page 1of 1

CHIỀU TỐI (MỘ)

HỒ CHÍ MINH

I. Thời điểm sáng tác:


“Chiều tối” được viết sau ngày bị bắt không lâu, ghi lại cảm xúc của HCM trên quãng
đường bị giải đi từ nhà lao Tĩnh Tây – Thiên Bảo, lúc trời sắp tối, giữa một vùng miền
núi.
II. Chủ đề:
Tâm hồn khoáng đạt, cao rộng và lòng thương người mến cảnh tha thiết của tác giả
III. Phân tích
A. Hình tượng thơ
1. Hai câu đầu: cảnh thiên nhiên
- Câu 1: hình ảnh ngày sắp hết. Chim sau một ngày kiếm ăn đã cảm thấy mệt mỏi, cần
nghỉ ngơi
+ Chim mỏi: gây cảm tưởng buồn bã
+ về rừng tìm chốn ngủ: cảm tưởng buồn bã tiêu tan, chim bay về tổ chứ không
lạc loài
Hình ảnh cách chim bay về rừng gợi chất cổ thi:
 Chim hôm thoi thót về rừng (TK – ND)
 Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi (CHNN – BHTQ)
- Câu 2: đám mây đơn độc gây cảm tưởng buồn bã
+ Trôi nhẹ: ung dung, thanh thản ở trên không gây cảm tưởng phóng khoáng.
Chiều bình thường, trời tĩnh lặng, gió nhẹ, đám mây trôi chầm chậm, thanh thản, tự do,
không có gì giục giã, câu thúc.
Cảnh đẹp như bức tranh thủy mặc. Tác giả lấy chuyển động để nói sự ngừng nghỉ. Lấy
không gian để diễn tả thời gian

You might also like