You are on page 1of 3

NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH.

I.VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ:


1.Thân thế: -Sinh ngày 19-5-1890 tại Kim Liên- Nam Đàn – Nghệ An.
_Tên thật: Nguyễn Sinh Cung. Đi học, nhà giáo: Nguyễn Tất Thành. Ở Pháp:
Nguyễn Ái Quốc. Tháng 2-1942: Hồ Chí Minh. Còn một số tên khác.
_ Song thân của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và cụ Hoàng Thị Loan.
_ Học trường Quốc học Huế; dạy học trường Dục Thanh- Phan Thiết.
2. Những mốc lớn trong quá trình hoạt động cách mạng:
_ 5-6-1911 xuất dương tìm đường cứu nước.
_Tháng 1- 1919 đưa bản Yêu sách của Nhân Dân An Nam về quyền bình đẳng , tự do
đến Hội nghị Vecxay( Pháp).
- 1920 dự đại hội Tua và là một trong những thành viên đầu tiên sáng lập ĐCS Pháp.
- Thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội 1925.; chủ tọa hội nghị
thống nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước tại Hương Cảng.
- 3-2-1930 thành lập ĐCSVN.
- Tháng 2-1941 về nước thành lập MT VM.
- 19-8-1945CMT8 thành công. 2-9-1945 đọc TN ĐL.
- Tháng 1-1946 được bầu làm Chủ Tịch nước VNDCCH đến khi mất 2-9-1969 .
- 1990 UNESCO(Liên Hiệp Quốc về VH, GD, KH) suy tôn Người là “Nhà Văn Hóa
lớn”, “Anh Hùng Giải Phóng Dân Tộc Việt Nam”.
II.QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC VĂN HỌC:
Sinh thời HCM không nhận mình là nhà văn nhà thơ mà chỉ là người yêu văn nghệ.
Nhưng hoàn cảnh thôi thúc , nhiệm vụ CM yêu cầu,môi trường xã hội và thiên nhiên gợi
cảm cộng với tài năng và tâm hồn nghệ sĩ,HCM đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị.
Là người đặt nền móng, mở đường cho văn học cách mạng.
1.Xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự
nghiệp cách mạng. Văn học là vũ khí đấu tranh cách mạng. Nhà văn phải là chiến sĩ , sử
dụng văn thơ góp phần đắc lực vào cuộc đấu trang chung của dân tộc. “ Văn hóa nghệ
thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy “( Thư gửi các họa sĩ
nhân dịp triển lãm hội họa 1951)
Văn thơ thời đại mới phải có chất thép:
“ Nay ở trong thơ nên có thép “ (Cảm tưởng đọc Thiên Gia Thi)
Chất thép: xu hướng cách mạng ,tiến bộ về tư tưởng , cảm hứng đấu tranh xã hội tích
cực của thơ ca.
2. Văn nghệ phải phục vụ quần chúng nhân dân :
Câu hỏi đầu tiên người sáng tác cần đặt ra và tự trả lời: Viết cho ai? Viết cho nhân dân
(Đối tượng thưởng thức). Viết để làm gì? (Mục đích). Viết cái gì? ( Nội dung). Cách viết
thế nào? ( Hình thức). => Các khía cạnh trên liên quan nhau trong ý thức và trách nhiệm
người cầm bút.
3. Văn nghệ phải có tính chân thật.
* Phản ánh trung thực hiện thực , nêu gương tốt, chống lại cái xấu. Viết chân thực đồng
thời phải viết cho hay, cho hùng hồn.
* Tránh lối viết cầu kì xa lạ.
=> Người đã sớm đặt những quan điểm cách mạng vô sản cho sự phát triển của văn
nghệ cách mạng. Đây là sự kế tục và nâng cao truyền thống văn học của dân tộc coi văn
chương là vũ khí “ chở đạo đâm gian”
III.SỰ NGHIỆP VĂN HỌC:
1. Văn chính luận:
@ Bản án chế độ thực dân Pháp 1925: tác phẩm văn học có ý nghĩa văn học to lớn,
một luận văn chính trị nêu ra những sự việc, những con số,những ý kiến để tố cáo sự áp
bức của bọn thực dân Pháp đối với nhân dân ta và các nước thuộc địa khác.
@ Tuyên ngôn độc lập 1945 : văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, phản ánh khát
vọng độc lập, tự do và cuộc đấu tranh kiên cường bền bỉ của dân tộc đã giành được
thắng lợi, trang trọng tuyên bố quyền độc lập của dân tộc Việt Nam trước nhân dân VN
và thế giới.
@ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 1946: áng văn chính luận hào hùng tha thiết, nói
lên vấn đề thời sự cấp bách của dân tộc, thể hiện sâu sắc tiếng gọi của non sông, đất
nước trong nhửng giờ phút thử thách đặc biệt.
 Văn chính luận giàu chất trí tuệ , sắc sảo, thuyết phục, giàu tính chính luận tấn
công kẻ thù bằng ngòi bút.
2. Truyện và kí:
_ Từ 1922-1925, NAQ viết một số truyện ngắn và kí bằng tiếng Pháp rất đặc sắc, sáng
tạo và hiện đại: Pari 1922, Lời than vãn của Bà Trưng Trăc1922, Con người biết mùi
hun khói 1922, Vi hành 1923, Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu 1925, Con rùa
1925…
=.> Truyện và kí NAQ trí tưởng tượng phong phú, giọng văn hùng hồn,hoặc châm
biếm sắc sảo, hóm hỉnh nhằm đề cao truyền thống yêu nước, những người dũng
cảm; vạch mặt TDP và lũ PK bán nước hại dân.
_ Thời Kháng chiến chống Pháp, Người viết “ Giấc ngủ mười năm” 1949 bút danh Trần
Lực, sáng tác giàu tinh thần lạc quan cách mạng và có ý nghĩa dự báo.
_ Tác phẩm kí “ Nhật kí chìm tàu”1931, Vừa đi đường vừa kể chuyện 1963.
3. Thơ ca:_Trên dưới 250 bài thơ.
• Nhật kí trong tù 134 bài sáng tác từ 1942-1943.
• Thơ HCM 86 bài (1967)
• Thơ chữ Hán HCM 36 bài (1990 xb). Trong đó NKTT tiêu biểu I.
_Một số bài làm thời kì ở Pác Bó 1942-1943; một số bài thời kì ở Việt Bắc 1947-1948
=>một phong thái ung dung tự tại của một chiến sĩ mang tâm hồn nghệ sĩ.
_ Thơ thời kì chống Pháp: bộc lộ niềm lo lắng về vận mệnh non sông đất nước, ca ngợi
sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến và niềm vui thắng lợi.
=> Thơ ca vừa mang nét cổ điển vừa giàu tinh thần hiện đại; chất thép và tình hòa
quyện.
III.PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT:
Đa dạng mà thống nhất, kết hợp nhuần nhị và sâu sắc mối quan hệ giữa chính trị và văn
chương, tư tưởng và nghệ thuật , truyền thống và hiện đại. Ở mỗi thể loại, Người đều có
phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững.
• Văn chính luận: bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa, gắn lí luận với
thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức
biểu hiện.
• Truyện và kí: ngòi bút chủ động và sáng tạo, khi kể chân thực khi châm
biếm sắc sảo, thâm thúy, tinh tế. Chất trí tuệ và tính hiện đại là nét đặc sắc.
• Thơ ca: nhiều bài cổ thi hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ
thuật. Thơ hiện đại được vận dụng qua nhiều thể thơ phục vụ có hiệu quả cho
nhiệm vụ cách mạng.
CÂU HỎI ỨNG DỤNG:
1.Quan điểm sáng tác văn học của HCM.
2. Phong cách nghệ thuật HCM.
3. Cminh rằng NAQ-HCM đã để lại một di sản văn học đồ sộ, đa dạng với nhiều
thể loại.

You might also like